PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ là sản phẩm tinh thần đỉnh cao của văn hóa nhân loại, chỉ có xã hội văn minh thật sự được điều hành bởi hệ thống pháp luật chặt chẽ và nhân văn mới có dân chủ Trong xã hội có giai cấp, dân chủ trở thành mục tiêu đấu tranh của các tầng lớp bị áp bức và là một trong những động lực của lịch sử Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi mở ra một thời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chính thức được xác lập, là dân chủ của nhân dân lao động được hình thành và phát triển bằng toàn bộ những giá trị văn hóa chân thực của nhân loại Đó là kết quả đấu tranh không ngừng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ngay từ khi giai cấp công nhân được hình thành, và chỉ có thể thực hiện được dưới vai trò sứ mệnh của đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, không xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị trong đó có Nhà nước xã hội chủ nghĩa thì không thể thực hiện quyền lực, quyền dân chủ, quyền làm chủ và mọi lợi ích của nhân dân lao động trên các lĩnh vực thực tế của đời sống xã hội Ở nước ta từ năm 1986 đến nay, bằng việc khởi xướng và lãnh đạo các công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục thể hiện năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm của mình trước những vấn đề hệ trọng của nhân dân, của đất nước Việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trở thành mối quan tâm hàng đầu trong những chiến lược, hành động của Đảng Theo đó, dân chủ hóa các lĩnh vực đời sống xã hội luôn được Đảng ta khẳng định là một trong những mục 3 tiêu, nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của công cuộc đổi mới, trong đó không thể bỏ qua phát triển dân chủ trong lĩnh vực giáo dục, nhất là giáo dục ở bậc đại học Sinh viên là lực lượng chiếm tỷ lệ đáng kể của xã hội, là những tri thức tương lai, có sức khỏe, trình độ học vấn, tiềm năng sáng tạo, là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học chuyên ngành kỹ thuật lớn ở Việt Nam, thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam Tiền thân là Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia thành lập vào năm 1957, chính thức mang tên Đại học Bách Khoa vào năm 1976 và trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996 Từ đó đến nay, ngoài việc đào tạo ra các thế hệ kỹ sư, chuyên gia và nhà nghiên cứu theo các chuẩn mực quốc tế, Trường còn được Chính phủ trao tặng các danh hiệu và huân chương và còn là đơn vị có số lượng chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế nhiều nhất trên toàn quốc Tuy nhiên để có được một kết quả đánh giá khách quan ngoài việc dựa vào các tiêu chuẩn giáo dục, thì không thể bỏ qua vai trò của sinh viên trong việc tham gia tích cực vào việc xây dựng trường, trường có thể phát triển tốt và bền vững hay không đều phụ thuộc phần lớn vào thái độ và ý thức phát huy vai trò của sinh viên. Đặc trưng của trường Đại học Bách Khoa là các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học và tinh thần xung kích tình nguyện trên các mặt trận của sinh viên Bách Khoa, mà ở đó mỗi cá nhân sinh viên đều phát huy tối đa năng lực chuyên môn, tinh thần nhiệt huyết, tính tiên phong, sáng tạo, … Trường luôn tạo điều kiện tổ chức các sân chơi học thuật cho sinh viên vận dụng được hết kỹ năng và kiến thức đã được học của mình. Bên cạnh đó, sinh viên còn có thể tham gia đóng góp ý kiến trong các khảo sát về chất lượng giảng dạy, chất lượng của cơ sở vật chất để giúp nhà trường hoàn thiện, khắc phục điểm yếu và phát huy các mặt tốt Các bạn sinh viên Bách Khoa luôn chủ động thực hiện các đề tài nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau và đạt được nhiều giải thưởng, thành tích có giá trị đồng thời có các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí uy tín của thế giới Tinh thần học tập và tình nguyện của sinh viên Bách Khoa cũng được đánh giá cao thông qua những thành tựu đạt được trong quá trình hình thành và phát triển của trường, góp phần xây dựng và phát triển một Đại học Bách khoa vững mạnh Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực thì cũng có mặt hạn chế khi sinh viên chưa chủ động trong việc học tập và tham gia phong trào, trong việc đóng góp ý kiến xây dựng về môi trường học tập gây ra các khó khăn trong việc liên kết giữa công tác quản lý của nhà trường với vai trò của sinh viên Ngoài ra, một bộ phận nhỏ sinh viên vẫn chưa hoàn thiện phẩm chất đạo đức, kỷ cương, nề nếp trong quá trình học tập tại trường.
Nhóm cần bổ sung và nhấn mạnh thêm một số nội dung trong phần đánh giá vai trò ở trên (mặt đạt được và hạn chế của SV trong: học tập; NCKH; phục vụ cộng đồng; tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; giáo dục chính trị, tư tưởng; tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể).
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chọn đề tài: “Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh vững mạnh hiện nay” để nghiên cứu.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chọn đề tài: “Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển” để nghiên cứu.
Thứ nhất, dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển.
3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa; Khái quát về trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, đánh giá thực trạng phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển thời gian qua.
Thứ ba, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển thời gian tới.
5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử - logic;…
6 Kế t cấu của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển.
PHẦN NỘI DUNG
1.1.1 Quan niệm về dân chủ
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỉ VII – VI trước Công Nguyên Các nhà tư tưởng Lạp cổ đại đã dừng cụm từ “demoskratos” để nói đến dân chủ, trong đó,
“demos” là nhân dân và “kratos” là cai trị Theo đó, dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị và sau này được các nhà chính trị gọi giản lược là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân.
Việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà thành lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ củanhân loại, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội.
Tựu chung lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ có một số nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của đất nước Quyền nhân dân được hiểu theo nghĩa rộng.
Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ.
Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc
- nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội.
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng dân chủ trước hết là một giá trị nhân loại chung Và khi coi dân chủ là một giá trị mang tính xã hội mang tính toàn nhân loại, Người đã khẳng định: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ Người nói:
DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ
1.1.1 Quan niệm về dân chủ
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỉ VII – VI trước Công Nguyên Các nhà tư tưởng Lạp cổ đại đã dừng cụm từ “demoskratos” để nói đến dân chủ, trong đó,
“demos” là nhân dân và “kratos” là cai trị Theo đó, dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị và sau này được các nhà chính trị gọi giản lược là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân.
Việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà thành lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ củanhân loại, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội.
Tựu chung lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ có một số nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của đất nước Quyền nhân dân được hiểu theo nghĩa rộng.
Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ.
Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc
- nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội.
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng dân chủ trước hết là một giá trị nhân loại chung Và khi coi dân chủ là một giá trị mang tính xã hội mang tính toàn nhân loại, Người đã khẳng định: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ Người nói:
“Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ” 1 Khi coi dân chủ là một chế chính trị, một chế độ xã hội, Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân” 2 Rằng, “chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ”; và một khi nước ta đã trở thành một nước dân chủ, “chúng ta là dân chủ” thì dân chủ là “dân làm chủ” và “dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm đầy tớ Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải quan cách mạng” 3
Từ những cách tiếp cận trên, dân chủ có thể hiểu: Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một hình thức tổ chức nhà nước của gia cấp cầm quyền; có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại.
1.1.2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ
Nhu cầu về dân chủ xuất hiện từ rất sớm trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủ mà Ph Ăngghen gọi là “dân chủ nguyên thủy” hay còn gọi là “dân chủ quân sự”.
Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu và sau đó là giai cấp đã làm cho hình thức “dân chủ nguyên thủy” tan rã, nền dân chủ chủ nô ra đời Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước với đặc trưng là dân tham gia bầu ra Nhà nước.
Cùng với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, lịch sử xã hội loài người bước vào thời kỳ đen tối với chế độ độc tài chuyên chế phong kiến Khi đó, ý thức về dân chủ và đấu tranh để thực hiện quyền làm chủ của người dân đã không có bước tiến đáng kể nào.
Cuối thế kỷ XIV – XV, giai cấp tư sản với những tư tưởng tiến bộ về tự do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản.
1 Hồ Chí Minh Toàn tập Nxb CTQG H.1996, tập 6, trang 515.
2 Hồ Chí Minh Toàn tập Nxb CTQG H.1996, tập 7, trang 499.
3 Hồ Chí Minh Toàn tập Nxb CTQG H.1996, tập 6, trang 365; tập 8, trang 375.
Chú thích footnote chưa đúng quy định (Xem lại ph ần hướng dẫn chú thích trong video hướng dẫn thực hiện BTL) Đồng thời sửa lại tất cả các chú thích footnote ở phía sau cho thống nhất.
Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917), một thời đại mới mở ra – thời đại quá độ từ tư bản lên chủ nghĩa xã hội, thiết lập Nhà nước công – nông (nhà nước xã hội chủ nghĩa), thiết lập nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) để thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền lực của nhân dân – tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và công xã Paris năm 1871, tuy nhiên chỉ tới khi Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập Sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ.
Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp tới cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước đó, trước hết là nền dân chủ tư sản Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội Tuy nhiên, khi xã hội đã đạt tới trình độ phát triển rất cao, xã hội không còn có sự phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, khi đó dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ tự tiêu vong.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
1.2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Như mọi loại hình dân chủ khác, dân chủ vô sản, theo V.I Lênin, không phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người; nó chỉ là dân chủ đối với quần chúng lao động và bóc lột; dân chủ vô sản là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số Rằng, dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt cảu đời sống xã hội, trong đó, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở; dân chủ đó càng hoàn thiện bao nhiêu, càng nhanh đến ngày tiêu vong bấy nhiêu.
Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất cơ bản sau:
Bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp công nhân (đảng Mác – Lênin) mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thõa mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là những người làm chủ những quan hệ chính trị trong xã hội Quyền được tham gai rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước của nhân dân chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị. V.I Lênin còn nhấn mạnh rằng: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ của đại đa số dân cư, của những người lao động bị bốc lột, là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc Nhà nước Với ý nghĩa đó, V.I Lênin đã diễn đạt một cách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa rằng: đó là nền dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tư sản” 4
Xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc Do vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa khác về chất so với nền dân chủ tư sản ở bản chất giai cấp (giai cấp côngnhân và giai cấp tư sản), ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đa nguyên, một đảng
4 V.I, Lênin Toàn tập Nxb Tiến bộ Matxcơva 1980, tập 35, trang 39.
Chú thích footnote phải lặp lại theo từng trang Nhóm điều chỉnh lại các chú thích ở phía sau tương tự như vậy.
11 hay nhiều đảng, ở bản chất nhà nước (nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư bản).
Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học – công nghệ hiện đại nhằm thõa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất tinh thần của toàn thể nhân dân lao động. Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.
Bản chất tư tưởng, văn hóa xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng
Mác – Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới Đồng thời nó kế thừa, phát huy nhứng tinh thần văn hóa truyền thống của dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng – văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ giá trị văn hóa tinh thần; được nâng cao trình đô văn hóa, có điều kiện để phát triển cá nhân Dưới góc độ này dân chủ là một thành tựu văn hóa, một quá trình sáng tạo văn hóa, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển con người.
Với những bản chất nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có được với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Với ý nghĩa như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên chính trị, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản không loại trừ nhau mà ngược lại, chính sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cho dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời, tồn tại và phát triển.
Hình thức: canh đều lại mục 1.1 và 1.2
Dân chủ là một khái niệm đã có từ xa xưa trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc, là khát vọng của con người vươn lên thoát khỏi áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội nơi người lao động được nắm quyền điều hành nhà nước Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước; là hình thái nhà nước, chế độ và là một nguyên tắc tồn tại với tư cách là một giá trị nhân loại chung Cho đến nay, xã hội loài người đã trải qua ba chế độ dân chủ và nền dân chủ được đánh giá gần như hoàn thiện nhất là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Sự ra đời của dân chủ xã hội chủ nghĩa là kết quả của thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa, đưa giai cấp công nhân từ thân phận bị áp bức bóc lột lên làm chủ nhà nước.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa mang những bản chất chính trị, bản chất kinh tế và bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội với hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là chủ đạo. Quá trình phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa đi từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, có sự kế thừa một cách chọn lọc các giá trị của nền dân chủ trước đó Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với các nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Bách Khoa (Ho Chi Minh City University of Technology) là trường đại học chuyên ngành kỹ thuật lớn của Việt Nam, thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Lịch sử trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua 64 năm Tiền thân của trường là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật được thành lập vào ngày 29/6/1957 với nhiệm vụ “đào tạo thanh niên các ngành học Cao đẳng Kỹ thuật cần thiết cho nền Kinh Tế và Kỹ Nghệ Quốc Gia” Đến năm 1972, Trung tâm Quốc gia kỹ thuật được đổi tên thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật, là cơ sở duy nhất đào tạo kỹ sư và cán sự tại miền Nam lúc bấy giờ Năm 1974 Học viện Quốc gia kỹ thuật được sát nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức và đổi tên thành Trường Đại học Kỹ thuật Sau ngày thống nhất đất nước, Trường được mang tên Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Là một trong ba Trường Đại học Bách Khoa trên cả nước, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đào tạo các kỹ sư thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, công nghiệp, thăm dò khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ yếu phục vụ vùng phía Nam của đất nước Trường có 10 trung tâm nghiên cứu,
11 xưởng thực tập, 180 phòng thí nghiệm, 8 phòng máy tính chuyên đề, Trung tâm hỗ trợ sinh viên Bách Khoa trực thuộc Phòng Đào tạo và 240 phòng học bao gồm các khoa: Khoa Cơ khí, Khoa Công nghệ Vật liệu, Khoa Điện - Điện tử, KhoaKhoa học Ứng dụng, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí, Khoa Kỹ thuật Giao thông, Khoa Kỹ thuật Hóa học, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Khoa Môi trường và Tài nguyên, Khoa
Quản lý Công nghiệp, Trung tâm Đào tạo Bảo dưỡng Công nghiệp với gần 26.000 sinh viên đang theo học Tính đến năm 2020, trường có trên 930 giảng viên Trong đó có 11 giáo sư, 130 phó giáo sư, gần 400 tiến sĩ, trên 443 thạc sĩ và 99 giảng viên có trình độ đại học.
Trường Đại học Bách khoa đã nhận được Huân chương Lao động hạng Nhất (1998), Huân chương Độc lập hạng Ba (2002), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2005), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2007) và Huân chương Độc lập hạng Nhất (2012) cùng với nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban ngành, đoàn thể.
Bên cạnh đó, trường còn đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước Trong
10 năm gần đây đã đạt 208 giải Olympic trong đó có 31 giải nhất, 29 giải nhì, 72 giải ba Đặc biệt sinh viên trường Đại học Bách khoa đã ba lần đạt chức vô địch Robocon châu Á - Thái Bình Dương năm 2002 (Nhật Bản, năm đầu tiên tổ chức), 2004 (Hàn Quốc) và 2006 (Malaysia).
Năm 2014, trường đạt tiêu chuẩn kiểm định ABET ở 2 ngành Khoa học Máy tính và Kỹ thuật Máy tính Trở thành trường đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET Năm 2017, trường đạt tiêu chuẩn AUN-QA do Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) đánh giá Bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp trường của AUN-QA được các chuyên gia hàng đầu trong ASEAN xây dựng gồm 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí, bao quát tất cả các lĩnh vực của một trường đại học như quản lý chiến lược, hệ thống, chức năng và kết quả hoạt động Bộ tiêu chuẩn này tương thích với bộ tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và châu Âu Đây là trường đại học thành viên đầu tiên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và là trường thứ hai trong cả nước được đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA, trường thứ tư được đánh giá trong toàn khu vực Đông Nam Á Ngoài ra, trường còn là đơn vị có số lượng chương trình đạt chuẩn kiểm định
15 quốc tế nhiều nhất trên phạm vi toàn quốc với 29 chương trình đạt chuẩn quốc tế (HCERES, ABET, CTI, FIBAA, ).
Trường Đại học Bách Khoa đã thực hiện hiệu quả nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nước, cấp tỉnh và nhiều dự án phối hợp với các doanh nghiệp và các đối tác quốc tế Cán bộ nhà trường không chỉ đạt thành tích học thuật với hơn 200 công bố quốc tế trên các tạp chí uy tín mỗi năm mà còn hoàn thành nhiều dự án chuyển giao công nghệ với các địa phương và các doanh nghiệp Nhà trường cũng là đối tác có uy tín không chỉ trong khu vực châu Á mà cả châu Âu, châu Mỹ, là một thành viên tích cực của các dự án quốc tế nổi bật như AUN/SEED-Net, ERAMUS, JICA, BUILD-IT,… Ngoài ra, trường Đại học Bách Khoa là đơn vị đi đầu trong hệ thống các trường đại học Việt Nam trong việc hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm tạo môi trường sáng tạo, hỗ trợ các hoạt động Khởi nghiệp – Đổi mới sáng tạo không những trong cộng đồng sinh viên và cán bộ của nhà trường mà cho cả sinh viên và thanh niên của TP.
Hình thức: chỉnh lại size chữ cho đúng quy định (size 13)
Thực trạng phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia thành phố HCM vững mạnh thời gian qua
Đối với các mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân, nhóm chia rõ ra thành từng mục để làm rõ các mặt sau (không gộp lại): học tập; NCKH; phục vụ cộng đồng; tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; giáo dục chính trị, tư tưởng; tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể).
2.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân
Bên cạnh những điều kiện, tác nhân bên ngoài, vai trò của sinh viên muốn được phát huy một cách hoàn chỉnh nhất thì phụ thuộc rất lớn vào sự tham gia tích cực của toàn thể sinh viên Sinh viên nhận thức được quyền lợi, cũng như vai trò của mình, chủ động nắm bắt cơ hội trong những hoạt động của trường để trau dồi bản thân, phát huy điểm mạnh, đồng thời khắc phục điểm yếu, từ đó hoàn thiện bản thân hơn.
Thứ nhất, sinh viên luôn tự nhận thức rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình khi là một sinh viên Bách Khoa Sinh viên nỗ lực học hỏi, không ngừng trau dồi kiến thức từ thầy cô, bạn bè, biết vận dụng cả kỹ năng cứng lẫn mềm trong việc giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống Tỷ lệ sinh viên nhận được học bổng khuyến khích từ trường, từ các đơn vị tài trợ ngoài trường là rất nhiều Nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, xuất sắc toàn diện, được nhiều doanh nghiệp săn đón.
Hình 1: Lễ vinh danh sinh viên tiêu biểu năm 2020 5
Sinh viên tích cực tham gia các cuộc thi học thuật, hoạt động giao lưu, nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường Đặc biệt, Ngày hội Kỹ thuật thu hút đông đảo sinh viên của trường tham dự Đây là sự kiện giúp sinh viên năm nhất có cái nhìn toàn diện về ngành nghề mà mình đang theo học cũng như sinh viên khóa trước cùng trải nghiệm thực tế Hoạt động này tạo một không gian mở mang tính học thuật và sáng tạo, giúp cán bộ giảng dạy cũng như sinh viên có cơ hội được trau dồi thêm những bài học bổ ích.
5 Truy cập từ: http://khoahoctre.com.vn/vinh-danh-sinh-vien-bach-khoa-nam-2020/
Hình 2: Lễ tổng kết và trao giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2019 6
Hình 3: Ngày hội kỹ thuật ở khoa Cơ Khí 7
6 Truy cập từ: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/khoa-hoc-va-cong-nghe/Pages/Default.aspx?ItemIDc83
Hình 4: Cuộc thi Thiết kế Robot được tổ chức trong Ngày hội Kỹ thuật 2019
Ngoài ra, trường còn tạo cơ hội mở ra sân chơi không thiên quá nhiều về học thuật như cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Bach Khoa Innovation 2021 (BKI2021) với mục tiêu “ Hội nhập - Sáng tạo - Khởi nghiệp” Đây là sân chơi giúp các bạn sinh viên thỏa thích đưa ra các ý tưởng, cải tiến sáng tạo của mình, cùng phát triển khoa học công nghệ, thức đẩy sự đổi mới sáng tạo từ các đối tác trong nước.
7 Truy cập từ: https://www.hcmut.edu.vn/vi/student/view/tin-tuc/5805-tung- bung-ngay-hoi-ky-thuat-tai-truong-dai-hoc-bach-khoa
Hình 5: Dự án Air Mask 8 Thứ hai, sinh viên không ngần ngại thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân liên quan đến môn học, cũng như hoạt động đào tạo của trường Thông qua những câu hỏi khảo sát chất lượng giảng dạy trên BKE vào cuối mỗi kỳ, sinh viên đưa lên ý kiến của mình, từ đó giúp cải thiện việc giảng dạy sao cho phù hợp với mong muốn của sinh viên. Không những vậy, sinh viên còn đưa ra những câu hỏi mang tính góp ý trực tiếp với giảng viên trong quá trình giảng dạy Những ý kiến ấy giúp giảng viên nói riêng và nhà trường nói chung có được những hướng giải quyết tốt và phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích cho sinh viên.
Sinh viên tích cực tham gia các chương trình hội nghị sinh viên do trường tổ chức, đây là nơi giúp trường lắng nghe ý kiến và tháo gỡ băn khoăn từ sinh viên Các sinh viên đóng góp ý kiến của mình xoay quanh nhiều vấn đề như cơ sở vật chất, học vụ,…Cụ thể, sinh viên tham gia vào việc ra quyết định có liên quan đến hoạt động giảng dạy, thay đổi chương trình đánh giá, …
Thứ ba, với tinh thần tình nguyện năng nổ, nhiệt huyết, sinh viên Bách Khoa luôn có mặt trong các hoạt động tình nguyện vì lợi ích cộng đồng Các hoạt động như Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện được đông đảo các bạn sinh viên đăng ký tham gia.
8 Truy cập từ: https://oisp.hcmut.edu.vn/bk-innovation/ 20
Cụ thể, số lượng sinh viên tham gia Chiến dịch Xuân tình nguyện giai đoạn 2015 –
2019 là 8.922 sinh viên, số lượng tham gia Chiến dịch Mùa hè xanh giai đoạn 2015 –
2019 là 6.763 sinh viên Với mục đích là xây dựng tình cảm gắn bó giữa sinh viên tình nguyện và người dân các tỉnh nơi được hỗ trợ Chủ đề đa dạng, hoạt động bổ ích, từ những việc như xây cầu, sửa đường, dạy học cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn Sinh viên Bách Khoa tham gia hoạt động tình nguyện, lấy chuyên môn làm tình nguyện, phục vụ cộng đồng, hướng đến sự phát triển toàn diện của sinh viên.
Hình 6: Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh trường Đại học Bách Khoa 2019 Cuối cùng, sinh viên Bách Khoa luôn không ngừng trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức theo chuẩn mực của xã hội, tuân thủ đúng nội quy của nhà trường, chuẩn mực trong lời nói và cách ứng xử với thầy cô, bạn bè và những người khác trong và ngoài trường Luôn giữ tinh thần tích cực, trách nhiệm, góp phần tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh.
Trong phần này, một số đoạn nhóm trình bày nguyên nhân đạt được chứ chưa phải là kết quả Kết quả (mặt đạt được): đạt được thành tích gì? Nguyên nhân đạt được: do đâu, lý do gì mà đạt được thành tích đó.
Hình ảnh đưa vào với kích thước vừa phải, không quá to.
Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong các trường đại học Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, trường Đại học Bách Khoa TPHCM luôn nỗ lực đổi mới, tìm ra các phương pháp đổi mới nhằm tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của sinh viên, xây dựng trường học thân thiện, lớn mạnh, mang danh tiếng của trường vươn ra tầm quốc tế.
Trong phần nguyên nhân đạt được, nhóm cần nhấn mạnh nguyên nhân đạt được từ phía SV là chính và trình bày theo các mục: học tập; NCKH; phục vụ cộng đồng; tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; giáo dục chính trị, tư tưởng; tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể).
Thứ nhất, nhà trường luôn không ngừng đổi mới chương trình đào tạo, cải thiện chất lượng sinh viên từng năm Điều này, giúp khẳng định được giá trị sinh viên Bách Khoa Đại học Bách Khoa là nơi cung cấp đội ngũ kỹ sư, nhà quản lý tâm huyết và có năng lực.
Thứ hai, nhà trường luông quan tâm, lắng nghe ý kiến từ sinh viên, tạo mọi điều kiện để sinh viên được tiếp cận, trao đổi trực tiếp với đội ngủ quản lý Nhờ đó, nhà trường nắm bắt được tâm tư của sinh viên, biết được những bất cập đang gặp phải, phát huy những điểm mạnh, hạn chế và khắc phục những điểm yếu, giúp các bạn sinh viên có được một môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất.
Giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển thời gian tới
2.3.1 Giải pháp về phía sinh viên
Bản thân sinh viên phải nỗ lực học tập tích lũy, phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn kiến thức khoa học cơ bản, phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đó vào giải quyết vấn đề hiệu quả trong học tập và trong cuộc sống, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để vững vàng về tư duy khoa học, phát triển tư duy cá nhân của bản thân.Khi còn ngồi trên ghế nhà trường sinh viên phải nhận thức rõ nhiệm vụ, chức năng của mình để trở thành người có đầy đủ trình độ tri thức khoa học, tri thức chuyên ngành, có lí tưởng chính trị xã hội và mmotj phẩm chất, lối sống trong sang đúng mực.
Trong đào tạo sinh viên, nỗ lực của bản thân sinh viên là điều kiện quan trọng để phát triển năng lực tư duy cá nhân mỗi em Chỉ khi sinh viên tự giác, chủ động tìm tòi, đam mê khám phá, lĩnh hội tri thức, vốn sống, tư duy logic và năng lực giải quyết hiệu quả tình huống nghề nghiệp trong thực tiễn thì sinh viên mới thực sự nâng cao trình độ và năng lực tư duy. Để phát huy năng lực tư duy, sinh viên phải nghiên cứu nắm vững các cơ sở lí thuyết, phải không ngừng rèn luyện thực tiễn, phải tích cực tự học tập rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân để từng bước hoàn thành và phát triển hoàn thành nhân cách nghề nghiệp tương lai Ngoài ra sinh viên phải đổi mới phương pháp tự học, tự tìm tòi khám phá đạt hiệu quả.
Sinh viên cần nhận thức rằng không ai khác, chính mình là những chủ nhân tương lai của đất nước, đất nước đang trông chờ rất nhiều ở việc học tập và rèn luyện
25 của sinh viên Việc học tập các môn chuyên ngành là điều cần thiết, song nếu chỉ có kiến thức chuyên ngành sinh viên sẽ bị lạc hậu về mặt lý luận, vì việc học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp họ nắm bắt được những kiến thức cơ bản, kết hợp với việc liên hệ thực tiễn, từ đó có tư duy độc lập, đúng đắn, hành động phù hợp trong cuộc sống, qua đó sinh viên có được phương pháp tiếp cận, nắm bắt thông tin, kiến thức một cách hiệu quả nhất Học lý luận chính trị là học phương pháp luận tiên tiến, là trang bị nền tảng tư tưởng cách mạng, tư duy đúng về thế giới, biết hành động có ích cho xã hội.
Sinh viên cần tự giác học tập, nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, nhất là pháp luật về tư tưởng chính trị; không tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện ma tuý, nghiện rượu, đua xe trái phép) Chấp hành nghiêm những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy, kỷ luật của nhà trường Sinh viên nên tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, phong trào bảo vệ an ninh trật tự trong trường học và nơi cư t
Ngoài việc trau dồi về kiến thức sinh viên cũng cần tham gia các hoạt động phong trào, các hoạt động xa hội để rèn luyện thêm khả năng giao tiếp, kĩ năng mềm, sự tự tin trước đám đông Hơn nữa việc tham gia các hoạt động còn giúp sinh viên giao lưu kết bạn từ đó có them những mối quan hệ và những người bạn tin cậy trên ngôi trường đại học và cả tương lai sau này.
Nhóm trình bày theo các nội dung đã gợi ý, tách ra thành từng mục, không viết chung, nội dung cần phân tích sâu thêm Giải pháp: có những biện pháp gì để làm tốt hơn các nội dung của từng mục.
2.3.2 Giải pháp về phía nhà trường
Cơ sở vật chất ảnh hưởng trược tiếp đến chất lượng giảng dạy vì vậy nhà trường cần nâng cao cơ sở vật chất tạo điều kiện tốt nhất cho công cuộc dạy và học Thông qua điều kiện vật chất, giảng viên có thể đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học Đồng thời, nhà trường cần xây dựng và phát triển duy trì các câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ rèn luyện nghiệp vụ chuyên mộn, nghề nghiệp, câu lạc bộ kỹ năng sống, … Cần phát huy dân chủ và tạo điều kiện để sinh viên tự hoàn thiện mình Ngoài ra, nhà trường phải định kỳ cập nhật, điều chỉnh các chương trình đào tạo và xây dựng ngành đào tạo mũi nhọn tạo nét riêng cho trường; phát triển, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên phù hợp với định hướng phát triển của trường.
2.3.3 Giải pháp về phía các tổ chức đoàn thể Đoàn thnah niên- Hội sinh viên cần xây dựng và phát triển rộng rãi loại hình hoạt động Câu lạc bộ – Đội – Nhóm học thuật và Đôi bạn học tập giúp nhau cùng tiến bộ trong mỗi cấp bộ Đoàn Mỗi Chi Đoàn đều phải thực hiện Công trình thanh niên Câu lạc bộ – Đội – Nhóm học thuật, hình thành nên đôi bạn học tập Tuy nhiên cần phải chú trọng đến chất lượng hoạt động tránh chạy theo hình thức.
Tô chưc cac buôi noi chuyên chuyên đê vê vân đê nghiên cứu khoa học trong sinh viên, cân đinh hương ngay ban đâu cho cac tân sinh viên vai tro cua viêc NCKH trong sinh viên nhăm kich thich cho sinh viên tinh tim hiêu khoa hoc thông qua thây cô, tư tim hiêu qua cac phương tiên thông tin.
Phối hợp với các Trung tâm tư vấn nghề nghiệp và việc làm sinh viên tổ chức các hoạt động giới thiệu việc làm, nơi thực tập cho sinh viên Tổ chức cho sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp Tổ chức các hoạt động thực tế, các đợt tham quan nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế và giúp cho sinh viên có những thông tin hỗ trợ cho việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường Đồng thời trang bị cho Sinh viên các kỹ năng mềm, các kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên nhằm giúp sinh viên tự tin, có được các kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp sau khi ra trường.
Tích cực khai thác các nguồn lực xã hội trong việc xây dựng quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học Tổ chức tuyên dương sinh viên tiêu biểu trong học tập và nghiên cứu khoa học nhằm động viên, khuyến khích và tạo động lực cho sinh viên phấn đấu rèn luyện.
Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường đại học chuyên ngành kỹ thuật hang đầu của cả nước, nơi đào tạo ra nguồn nhân lực kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt nền kinh tế Việt Nam Để đạt được điều đó, trường đã không ngừng đổi mới tạo ra rất nhiều điều kiện để sinh viên được tự do nghiên cứu và sang tạo Sinh viên phát huy hết khả năng tri thức và thực hành qua các cuộc thi học thuật, hội thao, các hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo, tham gia các hoạt động tình nguyện Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có các phương thức dạy học và tiếp cận với sinh viên đa dạng, giúp sinh viên thoải mái trong quá trình học hỏi và nghiên cứu Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế về cơ sở hạ tầng đạt chuẩn đến sinh viên do thiếu hụt nguồn tài chính, ảnh hưởng đến trải nghiệm học tập của sinh viên tại trường Hơn nữa trong bối cảnh dịch covid-19 đang hoành hành thì việc kết nối giữ giảng viên và sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn dẫn đến sự thụ động thiếu hiệu quả trong học tập Trước những thực trạng đó, nhà trường cần phải có các biện pháp để nâng cấp cơ sở giáo dục hoàn thiện hơn, xây dựng một môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả Đồng thời, mỗi cá nhân sinh viên cũng cần cố gắng cải cách bản thân, góp phần nâng cao vai trò của sinh viên trong việc xây dựng trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia thành phố HồChí Minh vững mạnh trong thời gian tới
Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ đã được xác lập ở các nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ và bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, được đánh giá là đỉnh cao của lịch sử tiến hóa của nhân loại. Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kế thừa các giá trị tinh hoa từ các nền dân chủ trước đó, nhất là nền dân chủ tư sản Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động, thu hút họ tự giác tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Bản chất cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa bao gồm bản chất chính trị, kinh tế, tư tưởng – văn hóa – xã hội Về chính trị, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên cơ sở lợi ích quyền lợi của giai cấp công nhân nhưng chủ yếu là phục vụ lợi ích của toàn xã hội, mang tính nhân dân rộng rãi, nhân dân được tham gia vào các hoạt động nhà nước Về kinh tế, không có tư hữu về tư liệu sản xuất, thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Về tư tưởng – văn hóa – xã hội, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm kim chỉ nam, kế thừa các thành tựu của nhân loại Qua những tính chất trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mà ở đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng, được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Việc phát huy cao độ dân chủ trong giáo dục ở nhà trường luôn là tiền đề cần thiết