1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) đề án tìm hiểu về văn hóa giao tiếp trong du lịch của người pháp

39 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,24 MB

Cấu trúc

  • I. Sơ lược về địa lý - văn hóa - lịch sử (6)
    • 1. Địa lý 1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (6)
      • 1.2. Dân cư xã hội và chế độ chính trị (8)
      • 1.3. Kinh tế nước Pháp (9)
    • 2. Văn hóa Pháp (11)
      • 2.1. Trung tâm văn học – nghệ thuật của Châu Âu (11)
      • 2.2. Tôn giáo Pháp (12)
      • 2.3. Kiến trúc Pháp (12)
      • 2.4. Văn hóa gia đình đặc trưng của người Pháp (13)
      • 2.5. Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp (13)
      • 2.6. Văn hóa giao tiếp đặc trưng của người Pháp (13)
      • 2.7. Văn hóa trên bàn ăn của người Pháp (14)
      • 2.8. Ẩm thực Pháp (15)
      • 2.9. Thời trang Pháp (16)
      • 2.10. Ngôn ngữ (17)
    • 3. Lịch sử Pháp (18)
  • II. Tổng quan về thị trường khách (19)
  • B, Đặc điểm tâm lý của khách du lịch là người Pháp (25)
    • 1. Sở thích tiêu dùng của người du lịch là người Pháp (25)
    • 2. Hành vi người tiêu dùng (26)
  • C, Văn hóa giao tiếp của khách du lịch Pháp (29)

Nội dung

Sơ lược về địa lý - văn hóa - lịch sử

Địa lý 1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

Nước Pháp nằm ở phía Tây Châu Âu (543940 km2) - Cụ thể là phía Tây của khu vực Trung Âu nên có một phần lãnh thổ ở Bắc Âu và một phần lãnh thổ thuộc khu vực Nam Âu Vì vậy Pháp là một quốc gia duy nhất được coi là một phần của cả hai khu vực này Điều đó giúp pháp dễ dàng điều hướng các hoạt động kinh tế cũng như an ninh xã hội.

Tọa độ địa lý từ 42030’ – 520 VT Bắc; 4030’ KTT, 8000’; KTĐ Pháp có vị trí là trung tâm giao thông của châu Âu, tiếp giáp với nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển như Đức, Tây Ba Nha, Italia, Bỉ,…

Nước Pháp có tỷ lệ diện tích núi và đồng bằng tương đương:

+ Hai vùng đồng bằng là Pari và Akitanh năm ở phía Tây Nam.

+ Miền Tây là khu vực đồng bằng, các dãy núi thoải Ví dụ như các dãyVosges, dãy Jura, dãy Anpơ (dãy Anpơ là dãy núi cao có phong cảnh đẹp nhấtChâu Âu).

+ Phía Đông Nam thì địa hình đồi núi cao hơn một chút.

+ Trung tâm nước Pháp là vùng núi cổ, thấp dưới 1000m.

+ Phía Tây Nam là dãy núi trẻ Pêrênê chạy dọc dọc biên giới Tây Ba Nha. Nước pháp có khí hậu ôn hòa:

+ Miền Tây và Bắc có khí hậu ôn đới hải dương.

+ Miền Nam có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.

+ Vùng trung tâm và phía Đông có khí hậu Ôn đới lục địa.

Khí hậu của Pháp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, du lịch và cư trú Pháp là đất nước có nhiều sông và phân bố rộng khắp với một số hệ thống sông lớn như sông Xen- Seine (dài 776 km), sông Rôn-Rhône (phần chảy qua Pháp dài 552km), song Loa-Loire (dài 1020 km), sông Garôn-Garonne (650km) Bên cạnh đó còn có hệ thống kênh đào dày đặc có giá trị lớn về giao thông vận tải giúp nước Pháp tăng cường sức mạnh trong các hoạt động kinh tế- xã hội khu vực Tây Âu, giúp Pháp có nhiều đất để trồng trọt và nguồn nước tưới dồi dào cho phát triển nông nghiệp.

Rừng ở Pháp chiếm 1/3 diện tích đất tự nhiên và tập trung chủ yếu ở phía Đông (Theo UNFAO-United Nations Food and Agriculture Organisation, khoảng 29%, tương đương gần 16 triệu ha diện tích nước Pháp là rừng).

Nước Pháp có nhiều loại khoáng sản như: than, quặng sắt, bôxit, kali,… thuận lợi cho giai đoạn đầu phát triển công nghiệp.

1.2 Dân cư xã hội và chế độ chính trị

Là một trong những nước có dân số đông nhất Châu Âu: 1976 (53 triệu người), 1995 (56.3 triệu người), 2004 (60.56 triệu người) nhưng mức tăng dân số thấp (gia tăng tự nhiên 0.39%), dân cư tương đối thuần nhất.

Có tỷ lệ người nhập cư nước ngoài cao nhất Châu Âu (trên 10% dân số), và chủ yếu đến từ các nước Châu Phi Pháp là nước có dân số già chiếm trên 15% dân số Tuổi thọ trung bình cao (78 tuổi).

Tỷ lệ người Pháp sống ngoài hôn nhân ngày càng cao Tỷ lệ thất nghiệp cao (năm 1997 là 12.6%, con số này ở EU là 10.6%, Anh 5.8%, Đức 11.3%) do tỷ lệ người nhập cư lớn Tỷ lệ dân thành thị cao (năm 2004 là 82%)

Nguồn lao động dồi dào, lao động có tay nghề chiếm tỷ lệ cao, chủ yếu làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ Dân cư có mức sống cao.

Pháp là một trong bốn quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất thế giới với nhiều trường đại học nối tiếng như: đại học Paris, Strasbourg Mức đầu tư của chính phủ cho giáo dục cao (6% GDP).

Là quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa, cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Nước pháp có 18 di sản văn hóa thế giới, thuận lợi phát triển du lịch.

Năm 2018, du lịch trong nước phổ biến hơn du lịch nước ngoài đối với du khách ở Pháp ở tất cả các nhóm tuổi Loại hình du lịch này được du khách từ 35 đến 44 tuổi đặc biệt ưa chuộng Ngược lại, các chuyến đi nước ngoài phổ biến nhất ở những du khách từ 15 đến 24 tuổi.

Là nước cộng hòa tư sản đứng đầu là tổng thống với nhiệm kỳ 7 năm bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu.

Là nước có nhiều đảng phái chính trị với các đảng lớn như: Đảng Tập hợp vì nền Cộng hòa, Đảng Cộng hòa Bình dân, Đảng Cấp tiến, Đảng Xã hội, ĐảngCộng sản…

1.3.1 Tổng quan kinh tế Pháp

Là một trong những nước đầu tiên trên thế giới phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, từ sau 1975 đến nay, do cuộc khủng hoảng dầu lửa, biến động tài chính, biến động thị trường, nền kinh tế Pháp có phần chững lại so với các nước phát triển Mặc dù vậy Pháp vẫn luôn là quốc gia cường thịnh về kinh tế và là một trong bốn trụ cột của EU Năm 2004, Pháp đứng thứ bảy trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư trên 2 tỷ USD.

Bên cạnh vẻ đẹp thơ mộng, Pháp còn được biết đến là một cường quốc nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ hàng đầu của Châu Âu Đặc biệt, ngành du lịch hết sức phát triển, mang lại nguồn ngoại tệ lớn bởi nơi đây có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, người dân lịch sự, thân thiện, điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Văn hóa Pháp

Nói đến Pháp là nói đến một đất nước với văn hóa vĩ đại, truyền thống lâu đời Văn hóa truyền thống của Pháp thể hiện qua rất nhiều khía cạnh từ nghệ thuật đến con người như các công trình kiến trúc tinh tế, các viện bảo tàng, nhà hát, nhà thờ (đặc biệt nổi tiếng thế giới nhà thờ Notre Dame), những cây cầu, những tòa tháp hay đơn giản những con phố, những quán cafe… hay những thói quen lịch sự, trang trọng của người Pháp như văn hóa ăn mặc, trang trí, giao tiếp… Tất cả đều thể hiện rõ nét, đặc trưng của nền văn hóa Pháp lâu đời.

2.1 Trung tâm văn học – nghệ thuật của Châu Âu

Thừa hưởng nhiều tinh hoa từ nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại, nền văn học – nghệ thuật Pháp thật sự phát triển và mang dấu ấn riêng từ khoảng thế kỉ XIX và phát triển rực rỡ nhất vào đầu thế kỉ XIX Những tác phẩm văn học Pháp phản ánh tâm tư, hiện thực xã hội Pháp trong từng giai đoạn, từ đó vẽ nên bức tranh toàn cảnh của xã hội châu Âu, như: Thằng gù nhà thờ Đức Bà, Ba

6 chàng lính ngự lâm, Đỏ và đen, tấn trò đời Ngoài ra, nghệ thuật Pháp còn phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc, âm nhạc: chỉ trong thời kì Khai sáng, ở Pháp đã có hơn 200 tên tuổi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, tiêu biểu như Victor Hugo, Balzac, Claude Debussy, Bartholdi,…

Hầu hết người Pháp theo đuổi công giáo, điều đó thể hiện rõ qua các lễ hội lớn và kiến trúc nhà thờ nơi đây.

Pháp là một trong những cái nôi vừa góp phần bảo lưu, gìn giữ các phong cách kiến trúc cổ điển, lại vừa góp phần sáng tạo ra những phong cách kiến trúc mới hết sức độc đáo và ấn tượng Kiến trúc Pháp kế thừa những nét đẹp của kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã, cái nôi chung của kiến trúc châu Âu.

2.4.Văn hóa gia đình đặc trưng của người Pháp

Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình, đây cũng là nét văn hóa đặc trưng của người Pháp Họ coi trọng vai trò của gia đình và luôn đối xử với nhau bằng sự tôn trọng, thấu hiểu.

2.5 Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp

Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp là sự thanh lịch, tử tế Họ dành sự quan tâm và tôn trọng cho người già, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em Ở nơi công cộng, người Pháp ăn mặc vô cùng chỉn chu và coi đó là một cách để tôn trọng mọi người xung quanh.

Trong rạp chiếu phim hay rạp hát, sự đúng giờ là điều lưu ý trước tiên. Người Pháp không thích sự bàn tán trong khi đang thưởng thức các ca khúc hay các vở kịch, bởi sẽ ảnh hưởng tới người khác Người ta vỗ tay tán thưởng khi kết thúc phần biểu diễn.

Xếp hàng cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Pháp, mọi lúc mọi nơi người Pháp đều rất tôn trọng trật tự khi xếp hàng.

2.6 Văn hóa giao tiếp đặc trưng của người Pháp

Nụ hôn má chính là nét văn hóa đặc trưng thú vị của người Pháp, họ thường ôm và hôn vào má nhau khi gặp và chia tay nhau, hay khi cảm ơn mỗi khi nhận được quà Nụ hôn này được người Pháp gọi là “Faire la bise” Điều này thường xuất hiện với những người trong gia đình, bạn bè thân thiết còn những người chưa thân hoặc đồng nghiệp cơ quan, đối tác thì bắt tay lịch sự Và ở mỗi thành phố, mỗi vùng thì số lượng nụ hôn và má cũng khác nhau, thường thì là 1 cái vào má phải, 1 vào má trái, tuy nhiên cũng có nơi họ hôn 3 cái, hoặc 4 cái. Nếu người Pháp chủ động hôn bạn thì đừng ngại nhé, điều đó thể hiện họ rất thiện cảm và muốn gần gũi hơn với bạn. Được mệnh danh là thành phố tình yêu nhưng Pháp có những quy định rất kì lạ Nếu cặp đôi nào muốn sang Pháp du lịch, đừng hôn nhau trên đường ray tàu hỏa vì điều này được coi là bất hợp pháp ở đây.

Cách phân biệt người Pháp: Cách đếm ngón tay “Dân Mỹ và Anh”, lúc đếm từ 1-5, sẽ mở ngón tay theo thứ tự: 1 (ngón trỏ) - 2 (ngón giữa) - 3 (ngón áp út) - 4 (ngón út) - 5 (ngón cái) Còn “dân Pháp”, lúc đếm, sẽ bung ngón tay lần lượt theo thứ tự: 1 (ngón cái) - 2 (ngón trỏ) - 3 (ngón giữa) - 4 (ngón áp út) - 5 (ngón út) Thậm chí, hội Pháp còn chế hẳn ra một từ là “dactylonomie” để chỉ cái trò đếm số bằng ngón tay này

2.7 Văn hóa trên bàn ăn của người Pháp

Văn hóa trên bàn ăn là một nét thú vị của nước Pháp Với họ, bữa ăn là nơi để cả gia đình gặp gỡ và trò chuyện sau một ngày dài, bởi vậy bữa ăn thường kéo dài với những câu chuyện 4 đến 5 tiếng Các quy tắc trên bàn ăn cũng khá khắt khe và có thể gây khó dễ cho những kẻ “ngoại đạo”.

Từ thời Trung cổ đến ngày nay, ẩm thực Pháp đã nổi tiếng khắp thế giới với những bữa tiệc xa hoa, cầu kì và các món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng. Ẩm thực Pháp cũng vô cùng đa dạng khi mỗi vùng lại có những nét riêng hòa chung với nền ẩm thực truyền thống lâu đời từ đó làm nền ẩm thực nói chung càng phong phú.

Món ăn sáng của người Pháp rất nhanh gọn và đơn giản, thường bao gồm:bánh sừng bò, bánh mì hoa cúc, bánh mì baguette, 1 quả trứng hay vài lát thịt ba rọi xông khói cùng với một cốc cà phê hay socola nóng. Ở Pháp bữa trưa và tối rất được chú trọng, mọi người thường dành 2-3 tiếng để thưởng thức một bữa ăn Bữa ăn trưa của Pháp thường bao gồm 4 phần: khai vị, món chính, món phô mai và món tráng miệng Bữa tối đôi khi thực đơn lên tới 5-6 món khác nhau Người Pháp không phải ăn vì đói bụng mà họ xem bữa ăn như một việc để thưởng thức và dịp để mọi người trò chuyện Ở Pháp, phô mai, rượu vang đỏ, ốc sên và chân ếch là những món xuất hiện trong mọi bữa ăn Các quy tắc về món ăn cũng vô cùng phức tạp, chẳng hạn như quy tắc dùng dao nĩa, cắt phô mai, Và nếu bạn cầm chiếc bánh mì, chấm vào sữa rồi cắn ăn, bạn sẽ bị người Pháp nhìn với ánh mắt “kì thị” vì ở đây người ta xé bánh mì thành những miếng vừa ăn, chấm sữa rồi mới thưởng thức.

Không phải tự nhiên Pháp được mệnh danh là kinh đô của thời trang của thế giới với nhiều nhà mốt xa xỉ lớn nhất thế giới như Chanel, LV hay YSL, Đây là nơi khởi nguồn cho các xu hướng thời trang tiêu biểu, là cái nôi của nhiều xu hướng thời trang, bởi vậy các thuật ngữ thời trang cũng thường bằng tiếng Pháp Khác với vẻ đẹp nóng bỏng, hiện đại của Mỹ, vẻ cổ điển của Anh, thời trang Pháp mang lại vẻ đẹp dịu ngọt, nhẹ nhàng, thanh lịch, đề cao vẻ đẹp tự nhiên của con người “Less is more”, người Pháp coi trọng sự tối giản trong trang phục và hay mặc đồ có màu sắc trung tính Nếu bạn phát hiện ra một

Tuy nhiên, người Pháp có mùi cơ thể khá nặng, đó là lí do nước hoa ở đây là một phần không thể thiếu.

Lâu nay, người Pháp vẫn được biết đến về vẻ vụng về, lúng túng, thậm chí kháng cự mỗi khi cần phải nói tiếng Anh Khi lần đầu tiên gặp mặt một người Pháp, chúng ta không nên ngay lập tức nói tiếng Anh mà nên nói một số câu tiếng Pháp để bắt đầu câu chuyện Khi nói tiếng Anh, người Pháp phần lớn sẽ không trả lời Không phải do họ không lịch sự mà là họ không tự tin vào khả năng tiếng Anh của mình Họ sợ họ nói không tốt Cho nên chúng ta nên bắt đầu bằng câu chào và hỏi họ có thể nói tiếng Anh không bằng ngôn ngữ Pháp Rồi sau đó mới bắt đầu câu chuyện.

Tiếng Pháp là một trong những loại ngôn ngữ lãng mạn mạn nhất trên thế giới, nhưng cũng gây đau đầu bởi hàng ngàn quy tắc khó hiểu, chẳng hạn như cách đếm số, cách chia giới tính cho các danh từ Người ta sẽ chẳng thể hiểu tại sao Trung Quốc lại có giới tính cái và Việt Nam lại mang giới tính đực.

Lịch sử Pháp

Nước Pháp hình thành vào cuối thế kỷ IX và đến cuối thế kỷ XIV trở rực rỡ ở châu Âu Năm 1789, cách mạng tư sản Pháp nổ ra, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

Năm 1791, nền Cộng hòa thứ nhất được thành lập Nhưng ngay sau đó, Na-pô-lê-ông Bô-na-pác lại thiết lập đế chế và tiến hành xâm lược các nước châu Âu Năm 1815, đế chế Na-pô-lê-ông I sụp đổ, dòng họ Buốc-bông trở lại trị vì nước Pháp Năm 1848, triều đại Buốc-bông lại bị lật đổ, nền Cộng hòa thứ ba được thiết lập Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp bị Đức chiếm đóng.Sau chiến tranh, Pháp lập ra nền cộng hòa thứ tư và thứ năm, mà đặc điểm chủ yếu là quyền lực tập trung vào tay Tổng thống.

Tổng quan về thị trường khách

1 Số lượng khách Pháp tới Việt Nam du lịch:

Lượng khách Châu Âu tới Việt Nam du lịch các năm

(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)

Có thể thấy, so với nhiều nước Châu Âu khác, Pháp có lượng khách du lịch tới Việt Nam tương đối cao.

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2017, lượng khách Pháp đến Việt Nam là 255.369 lượt khách trong tổng số gần 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016 Chỉ tính trong 5 tháng đầu năm 2018, lượng khách từ quốc gia này đến Việt Nam đã đạt 139.834 lượt khách, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2017 và năm 2019 với 287.655 lượt khách, tăng 2,9%

(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)

Trong năm 2019, lượng khách Pháp du lịch Việt Nam các tháng quý I cao hơn so với những tháng sau đó:

Tháng có lượng khách Pháp ghé tới cao nhất là tháng 3 với 32.185 lượt khách, chiếm khoảng 2,3% lượng khách quốc tế ghé tới nước ta vào tháng này.

Tháng có lượng khách pháp ghé tới thấp nhất là tháng 6 với 13.179 lượt khách, chiếm khoảng 1,0% lượng khách quốc tế du lịch nước ta vào tháng này.

Nhìn chung người Pháp thích tới Việt Nam vào các tháng mùa xuân bởi lẽ vào mùa này khí hậu ấm áp, không bị lạnh và có tuyết như ở Pháp Những tháng giữa năm có lượng khách thấp, có thể là vì so với khí hậu ở Pháp, mùa hè Việt Nam nóng ẩm và khó để thích ứng Tuy nhiên tháng 8 lại có lượt khách cao vượt trội so với những tháng gần đó, lý do là vì tháng 8 không còn quá nóng nhưng vẫn phù hợp để đi du lịch biển tại Việt Nam.

Tơ bao Figaro cua Phap đa đưa ra môt danh sach 10 điêu hâp dân nhât Viêt Nam bao gôm nên văn hoa dân tôc thiêu sô va 9 đia điêm du lich cu thê, đưng đâu danh sach la vinh Ha Long:

2 Chùa Trấn Quốc - Hà Nội

3 Nhà thờ Đức Bà - Sài Gòn

4 Nền văn hóa dân tộc thiểu số

6 Chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang

8 Làng rau Trà Quế - Hội An

9 Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình

10 Bãi biển Mũi Né - Phan Thiết.

(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)

Lượt khách Pháp tới Việt Nam nhìn chung là không có sự biến động lớn qua các năm, và lượng khách Pháp tới nước ta còn đang có xu hướng tăng lên. Nhìn lại thời kỳ sụt giảm khách quốc tế khá dài trước đó là do ảnh hưởng của sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 khiến ngành du lịch Việt Nam đã sụt giảm sâu lượng khách quốc tế đến trong suốt 13 tháng liên tiếp, phải đến tháng 7/2015 mới phục hồi.

(Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ trong báo Hanoimoi)

2 Đặc điểm của thị trường khách du lịch Pháp ở Việt Nam

Mục đích của chuyến đi: Mục đích đi du lịch của người Pháp là nghỉ ngơi và mở mang tri thức cho bản thân Họ thích khám phá những danh lam thắng cảnh, nét văn hoá của các dân tộc, phong tục tập quán và con người Bản thân du khách Pháp là những người yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật, vì vậy họ thường chọn những điểm đến có sự kết hợp của yếu tố thiên nhiên và yếu tố con người hoặc các thành phố nổi tiếng về nghệ thuật và bảo tàng Việt Nam là một trong những điểm đến khá thu hút du khách Pháp bởi có nhiều tinh hoa văn hoá đặc sắc và giá trị lịch sử hào hùng Đối với khách du lịch Pháp, Việt Nam là một điểm đến khá thu hút du khách Pháp bởi Việt Nam có phong cảnh đẹp, yên bình trong vẻ đẹp hùng vĩ, một dân tộc có nền văn hóa đặc sắc,phong phú; giá trị lịch sử lâu đời, hào hùng; an ninh và chính trị ổn định, người dân thân thiện và dịch vụ hấp dẫn.

Về thời điểm du lịch: Khách du lịch Pháp đến nước ta thường tập trung từ tháng 7-8, là khoảng thời gian thích hợp để có những trải nghiệm tuyệt vời trên những bờ biển với những bãi cát trải dài vô tận.

Về giới tính và độ tuổi: Kết quả điều tra chỉ ra rằng, trong tổng số du khách được điều tra có 55% số du khách đến Việt Nam là nam giới và chỉ có 45% du khách Pháp là nữ chọn lựa tới Việt Nam Về độ tuổi, số khách có độ tuổi lớn hơn 55 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ 40%, xếp thứ hai với 26% là những du khách có độ tuổi từ 18-35 tuổi, độ tuổi từ 36-55 tuổi chiếm 24% và áp chót là những du khách dưới 18 tuổi với chỉ 10% Như vậy có thể thấy cơ cấu theo độ tuổi của khách du lịch Pháp đến Việt Nam chủ yếu là những người lớn, có xu hướng đi để nghỉ ngơi.

Về tỷ lệ khách thường xuyên: Số khách đến Việt Nam lần đầu tiên là đông nhất, chiếm đến 58,2% tổng số khách, trong khi đó số khách đến lần hai là 27,7%, và lần thứ ba chỉ chiếm 14,2% Kết quả điều tra đã chỉ ra rằng khách du lịch Pháp đến Việt Nam rất đông nhưng tỷ lệ người quay trở lại lần thứ hai, thứ ba lại rất thấp, giảm đi một cách rõ rệt, từ đó cần phải có một sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, khách quan hơn để có thể tạo sức hút đưa du khách quay trở lại Việt Nam lần thứ hai, ba và nhiều lần hơn nữa.

Về hình thức tổ chức đi du lịch: Kết quả điều tra năm 2013 cho thấy, trong tổng số du khách Pháp đến Việt Nam được điều tra có khoảng 50,6% du khách đi theo tour do các cơ sở kinh doanh du lịch lữ hành tổ chức và 49,4% du khách tự sắp xếp đi Có thể nói tỷ lệ về cơ cấu tổ chức đi du lịch của du khách Pháp là khá đồng đều nhau, có sự chênh lệch không đáng kể bởi mỗi hình thức lại có những nét đặc sắc, phù hợp riêng với từng kiểu khách: hình thức đi du lịch theo tour phù hợp cho những khách đi với mục đích thuần túy là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí Còn du khách tự sắp xếp đi là hình thức du lịch mang tính chủ động,linh hoạt,có thể thỏa mãn được nhiều mục đích riêng kết hợp trong chuyến đi của khách, đồng thời cũng có thể tiết kiệm hơn về một số khoản chi phí.

Về thời gian lưu trú: Người Pháp có thời gian lưu trú dài ngày, thường trên 2 tuần Thời gian lưu trú của du khách cũng khá đa dạng; dưới 7 ngày chiếm 14%, 1 tuần là 16%, đông nhất là 2 tuần với 45% và những du khách lựa chọn ở lại nước ta trên 2 tuần chiếm 25%.

Về khả năng chi tiêu: Khách quốc tế đến từ Pháp chiếm tỉ trọng cao trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam nên đây là thị trường quan trọng có chi tiêu cao: Bình quân 1.443,28 USD cho 12,76 ngày, chi tiêu bình quân 1 ngày: 113,10 USD/ 1 ngày

(Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam)

Về cơ sở lưu trú: Kết quả điều tra năm 2011 cho thấy có khoảng 18% khách nghỉ ở các cơ sở lưu trú cao cấp nhất – khách sạn 5 sao, 17% nghỉ ở khách sạn 4 sao Trong khi đó số du khách chọn lựa nghỉ ngơi tại khách sạn 3 sao chiếm tới 41%, khách sạn 2 sao là 12%, một sao là 3% và 9% là nghỉ tại những cơ sử lưu trú khác Như vậy tỷ lệ du khách quốc tế nghỉ ở khách sạn 3 sao là loại khách sạn trung bình chiếm tỷ trọng lớn nhất với 41% tổng số du khách Pháp đến Việt Nam.

Cũng theo kết quả điều tra, có rất nhiều nguồn thông tin có thể giúp cho du khách Pháp tiếp cận cũng như tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam trong đó thông tin từ bạn bè chiếm 42%, thông tin từ các đại lý du lịch chiếm 19%, tìm hiểu trên internet, quảng cáo trên truyền hình và các nguồn khác lần lượt là 18%, 16% và 15% còn thông tin trên sách, báo, tạp chí chỉ chiếm con số rất nhỏ khoảng 10% Có thể dễ dàng nhận thấy những phản hồi tích cực từ những du khách đã từng tới Việt Nam là điều kiện quan trọng nhất để thu hút du khách. Đối với khách du lịch Pháp, Việt Nam là nơi có phong cảnh đẹp, yên bình trong vẻ đẹp hùng vĩ, một dân tộc có nền văn hóa phong phú lâu đời lịch sử lâu đời, an ninh và chính trị ổn định, người dân thân thiện và dịch vụ hấp dẫn Do đó, Pháp là một trong 10 thị trường nguồn hàng đầu của du lịch Việt Nam;người Pháp có thời gian lưu trú dài ngày, thường trên 2 tuần.

Đặc điểm tâm lý của khách du lịch là người Pháp

Sở thích tiêu dùng của người du lịch là người Pháp

Địa điểm tham quan: Họ thích khám phá những danh lam thắng cảnh, nét văn hoá của các dân tộc, phong tục tập quán và con người Bản thân du khách Pháp là những người yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật Vì vậy, họ thường chọn những điểm đến có sự kết hợp của yếu tố thiên nhiên và yếu tố con người hoặc các thành phố nổi tiếng về nghệ thuật, bảo tàng hay chứa đựng những tinh hoa, bản sắc văn hoá dân tộc và giá trị lịch sử.

Vận chuyển: Người Pháp thường sử dụng các phương tiện vận chuyển như: ôtô, xe đạp trong các chuyến du lịch của mình để có thể dễ dàng tiếp cận được với cảnh vật và con người xung quanh Có rất nhiều khách du lịch Pháp khi đến Việt Nam đã thuê những chiếc xe đạp hoặc đi bằng xích lô, tự mình khám phá các con phố cổ của thủ đô Hà Nội.

Lưu trú: Họ thường chọn những khách sạn từ 3-4 sao trở lên hoặc các kiểu nhà nghỉ giải trí để lưu trú, bởi chỉ có ở đây họ mới có cảm giác an toàn.

Họ cũng luôn đòi hỏi phải được phục vụ tận tình, chu đáo với thái độ mến khách và thân thiện. Ăn uống: Khách Pháp là những thực khách vô cùng lịch sự, thích bàn ăn với đầy đủ sự tiện nghi, hiện đại, sạch sẽ và được bài trí đẹp với không khí ấm cúng Người Pháp yêu thích chính những món ăn của đất nước mình, nhưng đối với họ, các món ăn của dân tộc khác cũng mang một vẻ cuốn hút rất riêng Họ đề cao sự cầu kỳ trong chế biến, chất lượng món ăn cũng như quy cách phục vụ – thích ăn các loại súp trong, món nướng, chiên còn tái từ thịt bò, thích món pate có tỏi, bánh mỳ trắng với bơ và pho mát, thích ăn rau tươi và salad tổng hợp, thích uống rượu vang đỏ và Cognac… Đặc biệt, khách Pháp rất thích nói chuyện với bếp trưởng hoặc quản lý nhà hàng về món ăn họ đang thưởng thức.

Khách du lịch Pháp thích dùng bữa cùng gia đình, người thân; không thích ăn cùng với người lạ vì cảm thấy khó tiếp xúc, không tự nhiên khi ăn và nói chuyện, vì vậy họ thường thích phục vụ ăn uống ngay tại phòng.

Vui chơi giải trí: Người Pháp thích có nhiều thời gian tự do, thoải mái như mua sắm, uống cà phê,

Họ coi giây phút uống cà phê buổi sáng là một khoảnh khắc đẹp, riêng tư và có vai trò rất quan trọng trong ngày Sau thời gian này họ thường muốn được thông báo hoặc những cập nhật tin tức trong lúc ngồi ăn tại bàn.

Mua sắm, tặng quà: Người Pháp thích mua những chậu cây, tranh sơn mài của Việt Nam hoặc lụa Việt Nam, để kỉ niệm hoặc đem về tặng cho bạn bè,người thân và gia đình.

Hành vi người tiêu dùng

Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ quá trình diễn biến, cân nhắc và hành động của khách hàng từ khi nhận biết nhu cầu cho đến khi lựa chọn mua, sử dụng và đưa ra các ý kiến sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ Hành vi khách hàng thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ, hành động của khách hàng trong quá trình mua, tiêu dùng và sau tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ Hành vi của khách hàng có bản chất năng động và chịu sự tương tác của các yếu tố xung quanh.

Cũng giống như những khách du lịch các nước châu Âu khác, người Pháp là những người yêu thích độc lập, tự chủ nên khi đi du lịch họ không muốn bị hướng dẫn viên quan tâm quá mức mà để họ có nhiều thời gian tự do, thoải mái. Thông thường, người Pháp có thời gian nghỉ ngơi khoảng 5 tuần mỗi năm. Trong đó có 3 tuần nghỉ rơi vào tháng 8, 1 tuần nghỉ vào tháng 2 và 1 tuần vào tháng 4 Vào những khoảng thời gian này, họ thường đi du lịch Tuy nhiên, họ lại chỉ dành 11% trong tổng số thời gian nghỉ của mình để đi du lịch nước ngoài. Khảo sát năm 2018 cho thấy chi tiêu cho du lịch trong nước của người dân Pháp lên đến 115 tỷ Euros Điều này có thể bởi Pháp là một trong điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của châu Âu với nhiều sự hấp dẫn từ những bờ biển đến ẩm thực.

Khi đi du lịch tại Pháp, du khách có thể nhận thấy rõ ràng phong cách chuyên nghiệp và tận tình của nhân viên phục vụ tại đây Hơn nữa, những người Pháp rất thông minh, lịch sự Họ ưa thích sự kiểu cách và xem trọng hình thức.

Do vậy, khi đi du lịch, người Pháp cũng luôn đòi hỏi phải được phục vụ tận tình,chu đáo và họ cũng rất coi trọng sự riêng tư.

(https://www.statista.com/statistics/1119677/accommodation-favorite- tourists-france/, không ngày tháng)

Chính vì vậy, lựa chọn hàng đầu về nơi ở cư trú của họ là những căn hộ hay biệt thự nghỉ dưỡng Khách sạn hay ở với gia đình đứng lần lượt thứ 2 và thứ 3 Những loại hình lưu trú như nhà nghỉ giá rẻ, lều cắm trại và những loại hình khác xếp ở vị trí thấp do tính riêng tư và an toàn thấp của chúng.

Mục đích đi du lịch của người Pháp là nghỉ ngơi và mở mang tri thức cho bản thân Họ thích khám phá những danh lam thắng cảnh, nét văn hoá của các dân tộc, phong tục tập quán và con người Bản thân du khách Pháp là những người yêu thiên nhiên vì vậy họ thường chọn những điểm đến có sự kết hợp của yếu tố thiên nhiên và yếu tố con người Một cuộc khảo sát vào năm 2021 của Interface Tourism Insights với 20,000 người tham gia trên 13 đất nước thuộc Châu Âu, bao gồm 3000 người ở Pháp cho thấy yếu tố được quan tâm hàng đầu là Thiên nhiên và những hoạt động ngoài trời đạt tới 51%, 18% lựa chọn điểm đến là các bãi biển, 17% ưa thích các hoạt động vui chơi với gia đình như đến công viên giải trí. Đối với phương tiện di chuyển, xe hơi vẫn là phương tiện được ưa chuộng nhất Khảo sát năm 2019 cho thấy, 270.9 triệu chuyến đi được thực hiện bằng ô tô, chiếm 72,4%; tàu hoả được sử dụng cho 51,7 triệu chuyến, chiếm 13,8%;35,1 triệu chuyến đi bằng máy bay, tăng 14,6 triệu so với năm 2008 chiếm9,4%; xe khách có thị phần ổn định ở mức 2,5% tổng số chuyến đi với 9,2 triệu chuyến đi.

Sự gia tăng đi lại bằng đường hàng không là bởi ngày càng có nhiều du khách Pháp lựa chọn đi du lịch nước ngoài hay du lịch xa nhà với khoảng cách hơn 900km Qua bảng khảo sát ta có thể thấy, 23.4 triệu chuyến đi từ 900 km trở lên đã được thực hiện bằng đường hàng không trong năm 2019 (chiếm đến 78,7% số chuyến đi cho những khoảng cách này), đã tăng đáng kể so với 12,6 triệu chuyến vào năm 2008 Tàu hoả và những phương thức khác vẫn ở mức ổn định.

Trên đây là bảng số liệu phương thức vận chuyển cho du lịch cá nhân thay đổi tùy theo nhóm tuổi:

Nhóm tuổi từ 19 đến 24 tuổi sử dụng ô tô nhiều nhất (59% số chuyến đi) và đi tàu hỏa ít nhất (25,5%) bởi nhóm tuổi này ưa thích kiểu du lịch tự do, không bị giới hạn thời gian và điểm đến.

Nhóm tuổi 25-34 là những người sử dụng máy bay nhiều nhất (14,1% số chuyến đi của họ), tương đương với tỷ lệ đi tàu hỏa (14,9%). Đối với những người ở nhóm tuổi 35-54, ô tô vẫn là lựa chọn hàng đầu, tiếp theo đó là máy bay và sau đó mới đến tàu hỏa

=> Hai nhóm tuổi 19-24 và 25-35 là độ tuổi mà con người bắt đầu chú ý tính ổn định, an toàn của chuyến đi và hơn hết, những người ở độ tuổi này cũng đã tự chủ được tài chính để chi trả cho vé máy bay, tàu hoả Chính vì vậy dù ô tô vẫn chiếm vị trí đầu trong thứ tự ưu tiên nhưng máy bay và tàu hoả cũng trở thành những lựa chọn hợp lý không kém. Ở độ tuổi 55 trở lên, hứng thú với việc đi chơi quá xa nhà cũng sụt giảm và quan trọng hơn là những vấn đề về sức khoẻ ở độ tuổi này cũng không thể đáp ứng được những chuyến đi quá xa và quá đai ngày nữa Vậy nên ô tô vẫn chiếm vị trí cao nhất (được sử dụng cho 77,5% số hành trình), tàu hỏa và máy bay lần lượt xếp sau là 9,4% và 8,1%. Đối với người dân Pháp, ẩm thực cũng là một yếu tố quan trọng và còn có thể là mục đích khi tham quan một địa điểm mới Một nghiên cứu của Eurostar đã chỉ ra rằng hơn 72% người dân Pháp cho biết họ thích khám phá những văn hoá ẩm thực mới khi đến thăm một vùng hay một đất nước khác Khi thưởng thức một món ăn nào đó, họ muốn tận hưởng và khám phá hết hương vị của nó.Mỗi bữa ăn của người Pháp có thể kéo dài đến 3-4 tiếng Ăn hết thức ăn được coi là lời cảm ơn chân thành nhất và cũng là lời khen ngợi tài năng của người đầu bếp, có nghĩa là sự tôn trọng đối với người nấu.

Văn hóa giao tiếp của khách du lịch Pháp

1 Các nghi thức cơ bản trong giao tiếp 1.1 Chào hỏi

Hôn má, bắt tay: Khi gặp nhau, người Pháp có thói quen hôn má của bạn bè và người thân, nói câu “bonne journée” (chúc một ngày tốt lành), bắt tay mọi người là những cử chỉ mà người Pháp dành cho nhau trong giao tiếp hàng ngày.

Xưng hô họ thay vì tên: Sử dụng họ (thay vì tên) với màn giới thiệu lịch sự, ngồi theo thứ bậc (có tôn ti trật tự).

Không tự ý đến nhà người khác: Khi đến nhà ai đó chơi hoặc có công việc cần có hẹn trước và được sự đồng ý của chủ nhà Bên cạnh đó, tự đẩy cửa bước vào nhà bị coi là không lịch sự; chỉ bước vào nhà khi được chủ nhà ra mở cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa.

Thích trao đổi về văn hóa – xã hội, ghét chính trị: Trong những cuộc trò chuyện với người Pháp, nên trao đổi về chủ đề văn hóa- xã hội (ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, thể thao,…), tránh các chủ đề chính trị và nhạy cảm (đặc biệt không nên nói xấu Napoleon – vị tướng có vị trí thiêng liêng trong tâm hồn mỗi công dân Pháp) Hãy nhớ chăm chú lắng nghe họ nói và đừng lên mặt với họ.

Tôn trọng lẫn nhau: Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình. Để tôn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau làm những công việc nhà như làm cơm, rửa bát, giặt đồ…

Tôn trọng giờ giấc các bữa ăn: Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần được báo trước.

Mọi người đều có không gian riêng: Ai cũng có quyền có không gian riêng Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con cái không được phép vào. Không xử lý những xung đột trước mặt con cái Phải gõ cửa trước khi vào phòng Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái Khi cha mẹ tiếp bạn bè hay đến nhà họ, không nhất thiết con cái phải đi theo nếu không cần thiết.

Như đã nói ở trên, người Pháp coi trọng sự bình yên, vì vậy ứng xử với những người hàng xóm sao cho phù hợp là điều vô cùng quan trọng Sảnh lớn của khu chung cư là nơi người ta chào hỏi nhau, hỏi thăm công việc, gia đình, bàn về trận bóng sắp tới hay tư vấn xem nên mua đồ dùng gì cho gia đình…

Phải để ý không gian riêng của mình không được làm ảnh hưởng tới những người xung quanh Hạn chế đi giày gót nhọn vào những giờ nhạy cảm, mở cửa nhà ken két, hút thuốc trong thang máy hay vứt rác của nhà mình sang nhà người khác Bởi vậy khi có bất kỳ sự tụ tập hay cuộc vui nào, bạn nên xin lỗi trước vì sự ồn ào từ bữa tiệc của bạn gây ra Mọi xung đột đa phần được giải quyết từ 2 phía, rất ít có sự can thiệp bởi bên thứ ba Cũng như những nơi khác, ở đô thị lớn thường thì mối quan hệ hàng xóm sẽ không được mật thiết như ở những thành phố nhỏ, hoặc nông thôn.

1.4 Khi giao tiếp bằng điện thoại

Thường không để chuông reo quá 8 lần, không gọi lại ngay khi vừa cúp máy.

Tránh gọi trước 9h và sau 21h30 Trường hợp khẩn cấp người ta mới gọi đột xuất Người Pháp luôn từ tốn, nhã nhặn ngay cả khi bị làm phiền, bởi khi nghe điện, tất cả con người ta được thể hiện qua lời nói.

Người nào gọi trước nên dập máy trước, đó là thông lệ Người Pháp có thói quen sử dụng hộp thư thoại, khi để lại tin nhắn thoại lưu ý nói ngắn gọn và lịch thiệp.

Xin trước các cuộc hẹn quan trọng ít nhất 2 tuần Bắt buộc đến cuộc hẹn đúnggiờ (nếu trễ thì phải gọi điện ngay lập tức hoặc đưa ra lời giải thích).

Thời gian đàm phán thích hợp là 11h hoặc 15h Tránh sắp xếp các cuộc hẹn vào tháng 7-8 (vì đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi phổ biến ở Pháp).

Trang phục và nước hoa: người Pháp thường đánh giá cái nhìn đầu tiên qua 2 điều này Trang phục nên ăn mặc trang trọng tới buổi hẹn, duy trì phongthái trang trọng và nhã nhặn suốt cuộc đàm phán.

Người Pháp hiếm khi đưa ra các quyết định quan trọng ngay trong buổi gặp mặt Họ luôn kéo dài cuộc thảo luận, vì họ cho rằng đây là một cách để làm quen dần cũng như để phát hiện ra điểm yếu của đối tác.

Mọi người ngồi ngay ngắn và những hành động như chống khủy tay hay đặt mạnh tay lên bàn là những hành động của kẻ thiếu văn hóa Khăn ăn được trải dọc trên 2 đầu gối Ăn uống từ tốn và sau vài ba miếng, người Pháp lại lấy khăn lau miệng bằng 2 tay.

Không nhai ngấu nghiến, ngậm miệng khi nhai, ăn theo tiến độ chung của bàn ăn Không xoay đĩa thức ăn về phía mình hay múc đến thìa cuối cùng. Đặc biệt không nên rời bàn ăn khi rượu của bạn còn trên nửa ly.

Ngày đăng: 07/12/2022, 09:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w