Công nghệ DNA tái tổ hợp được ra đời trên cơ sở các thành tựu của sinh học phân tử và hiện nay đang đóng vai trò cách mạng đối với sự phát triển của sinh học cũng như cải tạo sinh giới..
Trang 11 Mở đầu
1.1 Công nghệ DNA tái tổ hợp là gì?
Công nghệ DNA tái tổ hợp (còn gọi là kỹ thuật di truyền hay kỹ thuật gen) là một bộ phận quan trọng và là công nghệ chìa khóa (key technology) của lĩnh vực công nghệ sinh học
Công nghệ DNA tái tổ hợp được ra đời trên cơ sở các thành tựu của sinh học phân tử và hiện nay đang đóng vai trò cách mạng đối với sự phát triển của sinh học cũng như cải tạo sinh giới
Các kỹ thuật tái tổ hợp DNA đã cho phép các nhà công nghệ sinh học phân lập và khuếch đại một gen đơn
từ genome của một sinh vật để có thể nghiên cứu, biến đổi và chuyển nó vào trong một cơ thể sinh vật khác Các
kỹ thuật này còn được gọi là tạo dòng gen do nó có thể sản xuất ra một số lượng lớn các gen xác định
Trang 21 Mở đầu
Sự khám phá ra các enzyme hạn chế trong những năm đầu của thập kỷ 70, thế kỷ XX là sự phát triển then chốt, không chỉ cho việc phân tích DNA hiệu quả hơn, mà còn cung cấp khả năng cắt phân tử DNA
để tạo ra các đoạn DNA tái tổ hợp mới, mà ngày nay gọi là tạo dòng gen Phương pháp tạo dòng này đã báo hiệu một kỹ năng mới trong thao tác phân tích và khai thác các phân tử nucleic acid.
Trang 31.2 Mục đích tạo DNA tái tổ hợp
DNA tái tổ hợp được chế tác với mục đích là để thực hiện một quá trình gọi là sự tách dòng Tách dòng là sự tách lập và thu nhận nhiều bản sao đồng nhất của một gen hay của một mảnh đoạn DNA Tách dòng có thể được đi kèm hoặc không được đi kèm với sự biểu hiện protein Những áp dụng này của DNA tái tổ hợp dùng để thiết lập các ngân hàng bộ gen, cDNA hoặc tổng hợp protein, enzyme, hormone,
Hình 1.1 Cấu tạo phân tử DNA tái tổ hợp
Trang 41.3 Quy trình tạo DNA tái tổ hợp
Quy trình công
nghệ tạo DNA tái tổ
hợp gồm 4 bước:
- Tách đoạn gen
- Ghép đoạn gen với
vector
- Nhân dòng phân tử
trong tế bào vi
khuẩn
- Sàng lọc dòng vi
khuẩn mang gen
mong muốn Hình 1.2 Quy trình tạo DNA tái tổ hợp
Trang 51.4 Một vài công trình nghiên cứu về công
nghệ DNA tái tổ hợp
- Năm 1972, phân tử DNA tái tổ hợp đầu tiên được tạo ra tại trường Đại học Stanford ( Mỹ ) do nhà khoa học Paul Berg và các cộng sự thực hiện bằng cách sử dụng đặc tính cắt của enzym giới hạn (Restriction enzym) và khả năng nối các mạch DNA với nhau của enzym nối ligase
- Năm 1973, Staley Cohen và Boyer đã tạo ra những phân tử DNA tái tổ hợp từ các loài khác nhau, có nhiều ưu điểm và đã được biến nạp vào tế bào chủ Và từ đây, công nghệ DNA tái tổ hợp ra đời
- Hoormone sinh trưởng người (hGH-human growth hoocmon) là thành tựu đầu tiên của công nghệ DNA tái tổ hợp
Trang 6- Vào những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ XX, người ta đã sản xuất interferol, sản xuất protein chống đông máu v.v… nhờ kỹ thuật ADN tái tổ hợp
- Năm 1979, đã sản xuất và thương mại hóa hoormone insulin người bằng công nghệ DNA tái tổ hợp bằng cách chèn gen mã hóa hoormone insulin của người vào plasmid và chuyển vào vi khuẩn để sản xuất insulin người
Trang 72 Công nghệ DNA tái tổ hợp và những thành tựu đã đạt được
2.1 Khái niệm
DNA tái tổ hợp là một
phân tử DNA nhỏ, được
lắp ráp từ các đoạn DNA
lấy từ thể truyền và gen
cần chuyển.
Năm 1973, Staley Cohen
và Annie Chang đã tạo ra
những phân tử DNA tái tổ
hợp từ các loài khác nhau,
có nhiều ưu điểm và đã
được biến nạp trong tế bào
chủ Và từ đây, công nghệ
DNA tái tổ hợp ra đời Hình 2.1 Quy trình tạo
phân tử DNA tái tổ hợp
Trang 82 Công nghệ DNA tái tổ hợp và những thành
tựu đã đạt được
2.2 Một số thành tựu đã đạt được:
- Vaccine DNA: đây là loại nucleic acid vaccine,
dựa trên nguyên lý một gen mã hóa cho protein kháng nguyên đặc hiệu được tiêm vào vật chủ (tế bào động vật hoặc vi sinh vật) để sản xuất các kháng nguyên này
và khởi động một phản ứng miễn dịch Nhiều vaccine phòng virus hiện nay (sởi, bại liệt, dại…) đều được sản xuất từ nuôi cấy tế bào động vật mà không phải là tế bào vi sinh vật
Trang 9Phân lập một hoặc nhiều gen
từ tác nhân gây bệnh
(pathogen), đưa các gen này
vào trong vòng DNA của
plasmid và đóng lại (a) Các
vòng DNA sau đó được đưa
vào trong các nhóm tế bào
nhỏ, thường bằng cách tiêm
vào tế bào cơ (b) hoặc đẩy
vào da nhờ súng bắn gen (c)
Các gen được chọn lựa mã
hóa cho các kháng nguyên,
các chất có thể gây ra một
đáp ứng miễn dịch, thường
được sản xuất bởi tác nhân
gây bệnh
Hình 2.2 Mô hình sản xuất DNA vaccine
Trang 10Có tính an toàn cao, nhất là tránh được độc tính của virus
Một số vaccine DNA tái tổ hợp đã được ứng dụng rộng rãi như: viêm gan B, viêm não Nhật Bản, dịch tả, sởi, bại liệt, dại, sốt rét, lỡ mồm long móng
- Vaccine thực phẩm
Giá thành rẻ
Ổn định
Dễ dàng sản xuất trên quy mô lớn
Dễ quản lý
Không cần tinh sạch
Bảo quản lâu
Dễ vận chuyển
Trang 11Hình 2.3 Mô hình sản xuất vaccine thực phẩm
Trang 12Ứng dụng của vaccine thực phẩm kháng bệnh IBDV trên gàHình 2.4 Ứng dụng của vaccine thực phẩm
kháng bệnh IBDV trên gà
Trang 13- Sản xuất insullin bằng kĩ thuật plasmit
Phân lập gen sản xuất insulin ở người, chuyển vào tế bào vi khuẩn E.Coli thông qua plasmit.
Tổng hợp nhân tạo các gen mã hóa chuỗi A và B của insulin người và đưa vào E.Coli thông qua kĩ thuật tạo plasmit tái tổ hợp.
- Sản xuất xomatostatin bằng công nghệ plasmit tái tổ hợp
Xomatostatin là loại hormon được tổng hợp ở não người và động vật với lượng cực nhỏ, có vai trò điều hòa hormon sinh trưởng và insulin đi vào máu và kiểm tra xự tổng hợp 2 hormon trên.
Gen mã hóa xomatostatin được tổng hợp invitro, sau đó gắn vào plasmit Plasmit tái tổ hợp được biến nạp vào tế bào E.Coli và xomatostatin được tổng hợp
Trang 14- Sản xuất interferon bằng công nghệ plasmit tái tổ hợp
Interferon là loại prrotein đặc biệt, có vai trò bảo vệ cơ thể động vật khi bị nhiễm virut Người ta đã tách gen mã hóa interferon từ cơ thể sống và ghép vào plasmit, đưa vào E.Coli để sản xuất interferon
- Ứng dụng công nghệ ADN tái tổ hợp trong sản xuất nông nghiệp
Công nghệ AND tái tổ hợp đã tạo nên trên 40 giống cây trồng mới có năng suất cao, mang gen chống chịu sâu bệnh Thành công trong việc tách dòng gen Nif là gen tổng hợp enzyme xúc tác cho quá trình cố định nitơ phân tử, có trong plasmit của vi khuẩn nốt sần cây họ Đậu chuyển vào các cây không phải họ Đậu, tạo ra giống mới cho năng suất cao
mà không cần đến phân đạm
Tạo ra giống thuốc lá mới mang gen kháng virut TMV ( tobaco mosaic virus)
Trang 15Hình 2.5 Tạo dòng vi khuẩn mang DNA tái tổ hợp
có chứa gen insulin người
Trang 16Hình 2.6 Tạo vaccine virus H5N1,
cơ chế loại độc tính ở gen HA của virus H5N1
Trang 17Hình 2.7 Vaccine tái tổ hợp HBsAg
Trang 18- Sản xuất các protein tái tổ hợp
+ Hormone sinh trưởng người (N tabacum) + Albumin huyết thanh người (N tabacum và
S tuberosum)
+ Nhân tố sinh trưởng biểu mô ở người (N tabacum)
+ α-interferon người (O sativa) + Hirudin (chống đông máu) (N tabacum) + Erythorpoetin (N tabacum)
+ α and β haemoglobin người (N tabacum) + Interleukin-2 và Interleukin-4 (N tabacum) + α1-antitrypsin người (O sativa)
+ mGM-CSF (N tabacum), hGM-CSF + Kháng thể đơn dòng IgG1 của chuột (N tabacum)
Trang 193 Kết luận
Khi những thí nghiệm khởi đầu dẫn đến sự ra đời của kỹ thuật DNA tái tổ hợp được thực hiện và sự xuất hiện insulin-sản phẩm đầu tiên vào năm 1982, và thí nghiệm chuyển gen vào cây trồng năm 1982 thành công thì đến nay công nghệ DNA tái tổ hợp đã có những bước tiến khổng lồ trong các lĩnhvực nông nghiệp (cải thiện giống cây trồng ), y dược (liệu pháp gen, liệu pháp protein, chẩn đoán bệnh ), công nghiệp thực phẩm (cải thiện các chủng vi sinh vật, vaccine thực phẩm )
Với những kỹ thuật hiện đại, công nghệ DNA chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai với nhiều thành tựu quan trọng mà hiện nay vẫn còn đang được nghiên cứu