6
Giới thiệu chung
1.1 Lý do chọn đề tài
Các quốc gia trên thế giới đều mong muốn theo đuổi các mục tiêu về ổn định tỷ giá, độc lập tiền tệ cũng như hội nhập tài chính Dù vậy, theo lý thuyết bộ ba bất khả thi cho thấy chỉ có hai trong ba mục tiêu trên có thể thực hiện đồng thời Căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm riêng của mình mà mỗi quốc gia có thể lựa chọn các cách kết hợp chính sách khác nhau Như tại Hoa Kỳ, nước này ưu tiên chính sách độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính, từ đó cho phép tỷ giá biến động tự do theo cung cầu của thị trường Tuy nhiên tại các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu lại theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính và để Ngân hàng Trung ương Châu Âu đưa ra quyết định chính sách tiền tệ chung cho toàn khối Trong khi đó, Trung Quốc tập trung vào mục tiêu ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ, do đó phải hi sinh một phần chính sách tự do hội nhập tài chính. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu vận dụng lý thuyết bộ ba bất khả thi để phân tích sự lựa chọn chính sách hoặc đánh giá ảnh hưởng của các mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập, hội nhập tài chính và ổn định tỷ giá đến các yếu tố vĩ mô Qua quá trình học tập môn “Tài chính quốc tế” với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Hoàng Chung, tôi đã thực hiện tiểu luận “Ảnh hưởng của bộ ba bất khả thi đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và hiểu đúng về bộ ba bất khả thi tại Việt Nam” nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của các kết hợp chính sách đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc áp dụng bộ ba bất khả thi tại Việt Nam hiện nay.
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bộ ba bất khả thi tại các quốc gia,xem xét chính sách kết hợp các chỉ tiêu trong bộ ba của mỗi quốc gia và kinh nghiệm của các quốc gia này sau thời gian áp dụng các chính sách.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về lý luận và thực tiễn của bộ ba bất khả thi liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc kết hợp bộ ba bất khả thi tại Việt Nam.
Về nội dung: Đề tài này tập trung nghiên cứu về các cơ sở lý luận cơ bản về bộ ba bất khả thi, kinh nghiệm tại các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam và ảnh hưởng của bộ ba bất khả thi đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Về không gian: tại Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam.
Thu thâ ˆp dữ liê ˆu: từ các tạp chí kinh tế, sách, báo, Internet…
Tổng quan bộ ba bất khả thi và bài học từ các nước trên thế giới
Tự do lưu chuyển vốn là việc các tổ chức kinh tế bao gồm cả trong và ngoài nước được tự do lưu chuyển dòng vốn đầu từ của mình từ nước vào trong nước và từ trong nước ra nước ngoài, được mở tài khoản và đầu tư ra nước ngoài nhằm thu được những lợi nhuận cao nhất, lưu chuyển dòn vốn từ nơi sinh lời ít sang nơi có mức sinh lời cao hơn.
Tỷ giá cố định là tỷ giá do ngân hàng nhà nước quyết định, công bố và niêm yết cố định trong một thời gian tương đối dài, không có biến động hoặc có biến động cũng rất ít Nguyên nhân tỷ giá được cố định là nhờ vào sự can thiệp của ngân hàng nhà nước trong việc mua bán nội tệ để ổn định tỷ giá Tỷ giá cố định có ưu điểm là ổn định ít biến động làm ổn định kinh tế vĩ mô, kích thích đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế, hạn chế lạm phát, kích cầu… Tuy nhiên, tỷ giá này cũng có nhược điểm là cần phải có sự tham gia của ngân hàng nhà nước và khó có thể duy trì trong thời gian dài.
Chính sách tiền tệ độc lập là chính sách không quan tâm đến việc biến động của tỷ giá Nhà nước dùng chính sách này để điều tiết và ổn định sự tăng trưởng cho nền kinh tế Tuy nhiên, nếu chính sách tiền tệ độc lập quá lớn lại dễ gây ra lạm phát, mất ổn định trong tăng trưởng kinh tế, tiềm ẩn nguy cơ phát hành tiền để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước.
Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách giảm thuế, tăng chi tiêu của chính phủ, tăng chi tiêu đầu tư công.
Chính sách nới lỏng định lượng là chính sách mà ngân hàng nhà nước mua trái phiếu chính phủ hoặc các chứng khoán khác trong thị trường để tăng lượng cung tiền, hạ lãi suất với mục đích khuyến khích cho vay và đầu tư.
Can thiệp vô hiệu hóa là chính sách được ngân hàng nhà nước sử dụng khi cần can thiệp vào thị trường ngoại hối để ồn định tỷ giá Hạn chế bớt các tác động của dòng vốn vào và dòng vốn ra đối với cung tiền trên thị trường. Ổn định tài chính là việc định nghĩa được ổn định tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các công cụ phân tích thích hợp cũng như các chính sách điều hành an toàn vĩ mô Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới, có rất nhiều định nghĩa về ổn định tài chính như:
- Ổn định hệ thống tài chính nghĩa là một hệ thống tài chính mà trong đó các chủ thể - trung gian tài chính, thị trường tài chính và hạ tầng tài chính thực hiện tốt các chức năng của mình và có khả năng chống đỡ được các cú sốc tiềm ẩn (Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ).
- Ổn định tài chính là khả năng vận hành tốt các chức năng chính của hệ thống tài chính, kể cả trong thời kỳ kinh tế căng thẳng và thời kỳ điều chỉnh cơ cấu nhằm giúp phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn lực và rủi ro tài chính cũng như tạo nền tảng hạ tầng tài chính hiệu quả (Ngân hàng Trung ương Đức).
- Ổn định hệ thống tài chính là 1 trạng thái mà trong đó các trung gian tài chính, thị trường và hạ tầng tài chính phân bổ tốt các luồng vốn giữa tiết kiệm và đầu tư, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Ngân hàng Trung ương Úc).
- Ổn định tài chính hàm ý việc xác định rủi ro trong hệ thống tài chính và hành động để giảm thiểu chúng (Ngân hàng Trung ương Anh).
- Ổn định tài chính là một trạng thái trong đó hệ thống tài chính gồm các trung gian tài chính, thị trường và hạ tầng tài chính có khả năng chống đỡ được các cú sốc và những rủi ro do sự mất cân đối tài chính gây ra từ đó làm giảm bớt khả năng sụp đổ của các trung gian tài chính vốn có tác động tiêu cực đối với việc phân bổ tiết kiệm và đầu tư (Ngân hàng Trung ương Châu Âu).
Qua tổng kết quan điểm của một số NHTW trên thế giới, có thể thấy rằng mặc dù hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức cho thuật ngữ “Ổn định tài chính”, tuy nhiên thuật ngữ này có thể bao gồm nội hàm sau:
- Thứ nhất, các yếu tố chính của hệ thống tài chính (thị trường tài chính, các định chế tài chính, hạ tầng tài chính) thực hiện các chức năng của nó “thông suốt” góp phần phân bổ có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế.
- Thứ hai, rủi ro cấp độ hệ thống cần được đánh giá chính xác và quản lý hiệu quả để tránh khả năng sụp đổ hệ thống tài chính.
- Thứ ba, để đảm bảo mục tiêu duy trì ổn định của cả hệ thống tài chính đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong hệ thống giám sát tài chính quốc gia; và trong phần lớn các mô hình tổ chức hệ thống giám sát tài chính, NHTW là cơ quan có chức năng chủ đạo trong việc thực hiện chức năng ổn định tài chính.
Thắt chặt tiền tệ là việc giảm cung ứng tiền khiến lãi suất trên thị trường tăng lên nhằm hạn chế đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế là hạn chế lạm phát.
Kiềm chế lạm phát: lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định Như vậy, kiềm chế lạm phát là việc kiểm soát lạm phát tiến tới mức giá chung, không tăng vượt quá một giới hạn nhất định.
2.1.2 Chính sách áp dụng và hệ số đo lường bộ ba bất khả thi
Theo lý thuyết kinh tế học, Bộ ba bất khả thi (Triangle of Impossibility) là một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô gồm: ổn định tỷ giá; tự do hóa dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập Điều này có nghĩa là một quốc gia chỉ có thể thực hiện một mục tiêu hoặc tối đa là kết hợp hai mục tiêu lại với nhau còn khi kết hợp cả ba cùng nhau thì là việc không thể nào thực hiện được.
Mặc dù tại các quốc gia khác bộ ba bất khả thi được thể hiện ở các dạng khác nhau nhưng về bản chất thì giống như nhau:
- Ổn định lãi suất được thể hiện ở dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh toán
- Tự do hóa dòng vốn thể hiện ở việc tăng trưởng GDP, đầu tư nước ngoài, nợ nước ngoài