1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.

131 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong
Tác giả Tạ Minh Tú
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Vân Hà
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 5,75 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
  • 2. Mục tiêu của luận văn (15)
  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (15)
  • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (15)
  • 5. Câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 7. Đóng góp mới của luận văn (16)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG (18)
    • 1.1. Khái niệm chuyển đổi số (18)
      • 1.1.1. Định nghĩa chuyển đổi số (Digital Transformation) 5 1.1.2. Đặc điểm của chuyển đổi số 6 1.1.3. Các bước để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số 7 1.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng ........................................... 16 1.2.1. Khái niệm về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng 16 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng (18)
    • 1.3. Kinh nghiệm chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng (51)
      • 1.3.1. Chuyển đổi số tại một số ngân hàng trên thế giới 38 1.3.2. Chuyển đổi số tại một số ngân hàng tại Việt Nam 39 1.3.3. Bài học cho ngân hàng TPBank 46 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG (TPBANK) (51)
    • 2.1. Khái quát về NHTMCP Tiên Phong (61)
    • 2.2. Thực trạng chuyển đổi số tại NHTMCP Tiên Phong (66)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng chuyển đổi số đạt được tại NTHMCP Tiên (84)
      • 2.3.1. Các kết quả đạt được 71 2.3.2. Các hạn chế và nguyên nhân 73 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NHTMCP TIÊN (84)
    • 3.1. Định hướng phát triển chuyển đổi số tại NHTMCP Tiên Phong (90)
    • 3.2. Các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số của NHTMCP Tiên Phong . 84 1. Giải pháp cho vấn đề trách nhiệm của sự mới mẻ 84 2. Giải pháp cho mối đe dọa của chủ nghĩa cơ hội tạo ra bởi sự bất cân xứng thông tin 86 3. Giải pháp cho việc làm sao để giảm được chi phí chuyển đổi số khi hạn chế về nền tảng tài chính 89 4. Giải pháp cho việc chuyển đổi số tại TPBank đã tạo ra những tình huống thay thế sức lao động của con người bằng công nghệ. 94 3.4. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy chuyển đổi số (0)
    • 3.5. Giới hạn của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (112)
  • KẾT LUẬN (113)
    • đến 4.0 (0)

Nội dung

Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây chúng ta đã nghe rất nhiều về chuyển đổi số (digital transformation), công nghệ 4.0 trên báo chí, truyền thông Xu hướng công nghệ - cách mạng 4.0 & kinh doanh trên nền tảng số bắt buộc các ngân hàng phải thay đổi để thích ứng, và chuyển đổi số chính là công cụ để thực hiện mục tiêu kinh doanh Đặc biệt, sức ép từ các đối thủ cạnh tranh đang triển khai mãnh liệt về Ngân hàng số khiến chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn nữa mà tất yếu phải làm để các ngân hàng có thể giữ vững vị thế, vươn tầm tương lai

Chuyển đổi số giúp tăng năng suất lao động, tăng trải nghiệm khách hàng và người dùng nội bộ, giúp quản lý rủi ro tốt hơn, từ đó mang lại doanh thu trên cả mô hình hiện tại và từ các mô hình kinh doanh mới Điều này sẽ giúp tăng vị thế và sức mạnh cạnh tranh Trong thời bình thường mới với Covid19, chuyển đổi số sẽ giúp ngân hàng từ bị động ảnh hưởng sang chủ động đổi mới, sáng tạo và linh hoạt trong phát triển kinh doanh

Hiện nay có khá nhiều bài viết, các nghiên cứu đã được chia sẻ về chuyển đổi số trong ngân hàng nhưng đều chỉ ở khía cạnh nào đó và chưa chi tiết, đi sâu nghiên cứu vào từng trường hợp ngân hàng cụ thể để có thể áp dụng và nhân rộng bài học cho các ngân hàng khác triển khai Các thông tin cụ thể về cách thức hay nghiên cứu về chuyển đổi số áp dụng tại từng ngân hàng vẫn là những bí kíp riêng của từng ngân hàng, và mỗi ngân hàng đều có cách chuyển đổi số riêng

TPBank được biết đến là một trong các ngân hàng chuyển đổi số hàng đầu xuất sắc tại Việt Nam trong những năm qua TPBank là ngân hàng đã theo đuổi chiến lược số hóa từ rất sớm với sự đầu tư công nghệ bài bản Hiện tại, nhiều ứng dụng công nghệ, sản phẩm dịch vụ của TPBank sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ hiện đại khác như: máy học (Machine Learning), học sâu (Deep Learning) hay nhận dạng ký tự quang học (OCR) Điều này giúp ngân hàng thay đổi toàn diện sản phẩm và trải nghiệm khách hàng, trở thành ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam (Hải My

Với mong muốn tìm hiểu một trường hợp chuyển đổi số điển hình trong lĩnh vực ngân hàng để từ đó có những đánh giá toàn diện về những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quá trình chuyển đổi số, tác giả chọn đề tài “ Chuyển Đổi

Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong” làm đề tài luận văn của mình Hơn nữa, với vai trò là một thành viên trong nhóm phụ trách chuyển đổi số tại TPBank, tác giả có cơ hội tham gia trực tiếp vào công việc chuyển đổi số, được tiếp cận với các chiến lược chuyển đổi số và tính lũy kinh nghiệm, các bài học qua việc làm hàng ngày Kinh nghiệm thực tế của người trong cuộc giúp tác giả phân tích thấu đáo và có đánh giá toàn diện về thực tiễn chuyển đổi số tại TPBank.

Mục tiêu của luận văn

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm trình bày về quá trình chuyển đổi số của một ngân hàng điển hình tại Việt Nam là ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), từ đó có thể đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng chuyển đổi số tại ngân hàng TPBank.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống được những lý luận chung về chuyển đổi số tại doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng

Phân tích thực trạng chuyển đổi số tại TPBank, từ đó, tác giả đánh giá kết quả đạt được, hạn chế tồn tại cũng như nguyên nhân Đề xuất được các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế để thúc đẩy chuyển đổi số tại ngân hàng TPBank.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu xu hướng chuyển đổi số của các NTHMCP Việt Nam và quá trình chuyển đổi số của NHTMCP Tiên Phong (TPBank)

+ Phạm vi về không gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu về ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong và 1 số ví dụ ở 1 số NHTMCP khác tại Việt Nam

+ Phạm vi về thời gian: Từ 2019 – 2022

Dựa trên mối quan hệ tương quan giữa các yếu tốc tác động đến chuyển đổi số như văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp, mục tiêu thực hiện, công nghệ mới, phương pháp chuyển đổi, mô hình vận hành.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ trả lời các câu hỏi sau:

* Cơ sở nào làm lý luận về chuyển đổi số trong doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng, các chỉ tiêu gì để đánh giá về chuyển đổi số doanh nghiệp, ngân hàng?

* Thực trạng, tính hiệu quả cũng như những mặt hạn chế về quá trình chuyển đổi số tại TPBank đang như thế nào?

* Các giải pháp, kiến nghị nào được đề xuất nhằm khắc phục hạn chế và thúc đẩy chuyển đổi số tại ngân hàng TPBank?

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và thực hiện phỏng vấn Phương pháp nghiên cứu tại bàn giúp tác giả thu thập thông tin để nghiên cứu so sánh chuyển đổi số tại TBBank so với các đối thủ tại Việt Nam và xu thế trên thế giới Hơn nữa, để có các thông tin sâu hơn về quá trình chuyển đổi số tại TPBank, tác giả cũng sử dụng phương pháp thu thập thông tin thông qua phỏng vấn những người có liên quan.

Đóng góp mới của luận văn

Thứ nhất, luận văn trình bày tổng thể các vấn đề lý luận về chuyển đổi số doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng

Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng quá trình chuyển đổi số tại TPBank, từ đó có những đánh giá khách quan về kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình thực hiện chuyển đổi số tại TPBank

Thứ ba, luận văn đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại ngân hàng TPBank.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Khái niệm chuyển đổi số

1.1.1 Định nghĩa chuyển đổi số (Digital Transformation)

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới

Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp (Bộ kế hoạch và đầu tư, Cục phát triển doanh nghiệp n.d.)

Chuyển đổi số mô tả việc ứng dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng (Hoàng Nam 2019)

Một số tổ chức cũng đưa ra cách giải thích riêng về chuyển đổi số Chẳng hạn như, tổ chức PwC cho rằng chuyển đổi số được thực hiện trên cả bộ phận tuyến đầu và tuyến giữa (Front/Middle) và bộ phận phía sau (Back Office) (pwc.com n.d.), xu hướng ngân hàng trở thành công ty phần mềm và Phân tích để cung cấp dịch vụ ngân hàng, số hóa là giải quyết vấn đề, tạo giá trị mới và thúc đẩy kinh doanh Tổ chức Everest Group cho rằng ngân hàng sẽ chuyển dần sang mô hình ngân hàng theo phong cách sống sau khi trải qua giai đoạn ngân hàng như nhà cung cấp dịch vụ (Group

2019) Vấn đề chính thường không phải là tập trung vào việc bán một món hàng mà là chiến thắng một khách hàng Nền kinh tế nền tảng (platform) chính là nơi để khai thác giá trị khách hàng trọn đời Bất cứ nền tảng nào có được khách hàng thì các công ty khác sẽ mong muốn tham gia vào nền tảng đó để khai thác

Phương pháp triển khai chuyển đổi số tại các tổ chức hướng theo cách tiếp cận qua việc đánh giá nhu cầu, phân tích điểm yếu, điểm mạnh, khả năng về tài chính, cơ sở hạ tầng hiện có, từ đó đưa ra các yêu cầu, phương án kinh doanh và giải pháp triển khai hợp lý Việc chọn các đối tác để triển khai, cần tự đánh giá năng lực của chính mình một cách kỹ lưỡng rồi mới đến khả năng của nhà cung cấp

Luận văn này sẽ xoay quanh việc nghiên cứu chiến lược phát triển ngân hàng số là chiến lược kinh doanh chứ không đơn thuần là các dự án công nghệ, các ngân hàng cần phân tích lợi ích – chi phí trong quá trình đầu tư công nghệ mà ở đó các kế hoạch cụ thể như: lộ trình xây dựng sản phẩm dịch vụ, hoạt động hợp tác với các đối tác trung gian, kế hoạch kích hoạt nguồn khách hàng tiềm năng… sẽ được các đơn vị phân tích kỹ lưỡng và đưa vào các chương trình dài hạn, chủ động hơn trong việc hợp tác với các doanh nghiệp fintech và các tập đoàn kinh tế chia sẻ Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán số hóa là công việc làm thật, ăn thật chứ không phải chỉ là chạy theo những công nghệ thời thượng hào nhoáng

1.1.2 Đặc điểm của chuyển đổi số Đặc điểm của chuyển đổi số là dùng công nghệ để thay thế con người từ hành động tới tư duy Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp chúng ta điều này rất dễ dàng Đối với doanh nghiệp, trước đây chúng ta cho rằng tiếp cận với khách hàng, chúng ta phải tiếp cận với họ trực tiếp, nhưng bây giờ, mọi lúc mọi nơi khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm của chúng ta, biết được thông tin của chúng ta chỉ qua một cú nhấp chuột

Chuyển đổi số là sự thay đổi hội tụ cả ba yếu tố con người, xkinh doanh và con công nghệ:

Một là, doanh nghiệp cần có mục tiêu và tầm nhìn chiến lược; cần xây dựng đồng bộ hệ thống nhân lực; có kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện với lộ trình cụ thể, trong đó, yếu tố quan trọng nhất là con người

Hai là, doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc loại bỏ tất cả những khó khăn mà khách hàng gặp phải khi tương tác với doanh nghiệp; bảo đảm tương tác với khách hàng thuận tiện, hiệu quả hơn Đồng thời, về mặt nhận thức cần tập trung giúp toàn thể cán bộ nhân viên hiểu rõ họ có thể ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa hoạt động như thế nào Làm thế nào để sử dụng các nền tảng công nghệ để tất cả các bộ phận nghiệp vụ loại bỏ khó khăn và phối hợp với nhau để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động

Ba là, các doanh nghiệp cũng nên tập trung đầu tư vào công nghệ số để tăng năng suất và tốc độ tăng trưởng Công nghệ ngày càng nhanh và rẻ hơn đưa doanh nghiệp lên cấp độ cao hơn với các mô hình kinh doanh số tận dụng dữ liệu làm tài sản chiến lược

Bên cạnh đó, trong chuyển đổi số, điều doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý là phải bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu Thông tin, dữ liệu khi chuyển đổi số về bản chất là nguồn lực vô cùng quan trọng, xứng đáng được bảo vệ cao nhất trong doanh nghiệp; tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt chưa xác định được tầm quan trọng và xác định ngân sách phù hợp cho hoạt động bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu

1.1.3 Các bước để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số

Doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược chuyển đổi số theo cách tiếp cận 3 bước chính và được chia thành 10 hướng dẫn được đề xuất bởi công ty tư vấn McKinsey (Tanguy Catlin, Johannes-Tobias Lorenz, Bob Sternfels, and Paul Willmott 2017) như sau:

Giai đoạn 1 là xác định giá trị, để có thể chuyển đổi số theo đúng lộ trình, công ty phải đưa chuyển đổi số vào cốt lõi của chương trình nghị sự của mình và hiểu được tầm quan trọng của cam kết đó Các CEO cần nắm bắt được tầm quan trọng của việc cam kết với trách nhiệm quản lý nặng nề, sẵn sàng đầu tư đáng kể và đặt ra các mục tiêu rõ ràng, đầy tham vọng:

1) Đảm bảo cam kết quản lý cấp cao:

Mọi chuyển đổi sẽ thất bại nếu không có sự cam kết của CEO và đội ngũ lãnh đạo CEO phải truyền đạt tầm nhìn về những gì cần đạt được và tại sao, để chứng minh rằng chuyển đổi số là một ưu tiên không thể nghi ngờ, thuyết phục các nhà lãnh đạo Do đó, vào năm 2015, Allianz đã đề ra sáng kiến tăng trưởng chiến lược quan trọng đó là “chuyển đổi số là mặc định” (“digital by default”) - cho biết mức độ của những thay đổi phía trước Tương tự, ING đặt nhãn hiệu cho sự chuyển đổi của mình là “Chuyển động nhanh về phía trước” (“Fast Forward”)

Kinh nghiệm chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng

1.3.1 Chuyển đổi số tại một số ngân hàng trên thế giới

Trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển, chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh đã trở thành yếu tố tiên quyết đối với sự sống còn của ngành ngân hàng

Có nhiều ví dụ tiêu biểu về ngân hàng số, mà số hóa toàn bộ đang là một xu hướng mới như DBS (Singapore), Kakao Bank(Hàn Quốc) Ngân hàng UOB (Singapore) thì lại thực hiện số hóa ngân hàng hiện tại, tích hợp kênh truyền thống với kênh số, xây dựng hệ sinh thái cho phép khách hàng giao dịch nhiều dịch vụ khác nhau trên ứng dụng (Việt Dũng 2019) Rabobank (Hà Lan) với sự hỗ trợ từ đối tác tư vấn đã thực hiện việc tái thiết kế và chuyển đổi đầy đủ quy trình đầu cuối (end to end) của toàn bộ hệ thống bán lẻ cốt lõi, đồng thời cải tiến dịch vụ khách hàng, tăng hiệu quả quy trình và tuân thủ với các quy định mới Sau 2 năm triển khai thiết kế lại hoàn toàn hơn 200 quy trình ngân hàng cốt lõi để phục vụ cho việc số hóa, ngân hàng đã cải thiện đáng kể dịch vụ khách hàng với chi phí hoạt động trực tiếp giảm từ 30-35%

Bảng 5 Kết quả chuyển đổi số thành công của các ngân hàng trên thế giới

Nguồn: Phạm Thị Bích Liên và Trần Thị Bình Nguyên theo tạp chí ngân hàng

Tại Mỹ, Bank of America đã triển khai thành công ngân hàng số, tự động hóa hoàn toàn với Chatbot Eric để hỗ trợ khách hàng trên ứng dụng di động, thành lập các chi nhánh Robot (Robo-branches), lắp đặt hàng loạt máy tính bảng tại các chi nhánh để khách hàng có thể chủ động tự thực hiện các giao dịch cơ bản mà không cần tới giao dịch viên (ThS Lê Cẩm Tú 2021)

Cũng tại quốc gia này, Citizens Bank đã triển khai thành công nhân viên bảo vệ Knightscope K5 là Robot với những chức năng như quay video 360 độ, nhận diện biển số xe, hoạt động 24/7 và tự sạc pin, nhận diện được những người không được phép tiếp cận vào khu vực cấm, nhận diện được các tín hiệu lạ truyền tới ngân hàng

Tại Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã triển khai thành công ngân hàng tự động hóa hoàn toàn cùng với Robot Tiểu Long (Xiao Long) để phục vụ khách hàng, ATM có khả năng mở tài khoản mới cho khách hàng và giao dịch ngoại hối.1.3.2 Chuyển đổi số tại một số ngân hàng tại Việt Nam

1.3.2 Chuyển đổi số tại một số ngân hàng tại Việt Nam

Theo khảo sát của NHNN, Để hợp lý hóa quy trình, giảm thời gian cung cấp dịch vụ, hỗ trợ đánh giá và phân loại khách hàng, 95% tổ chức tín dụng Việt Nam đã và đang xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi số Các chiến lược này kết hợp các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML), dữ liệu lớn, v.v (Phạm Linh Anh (NHNN) 2021)

Nhiều quy trình đã được số hóa hoàn toàn (như: Gửi tiết kiệm, có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, quản lý nhân sự, kế toán - tài chính )

Tại Việt Nam, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cuối năm 2019 cho thấy, đã có 94% ngân hàng tại Việt Nam bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 35% ngân hàng đang quyết liệt triển khai thực hiện chiến lược chuyển đổi số

Mức độ số hóa của các ngân hàng, phần lớn đang ở cấp độ Phi tập trung (Decentralized) và Chia sẻ dịch vụ (Shared Services), triển khai NHS ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp, chỉ có một số ít ngân hàng chuyển đổi số hóa ở nền tảng dữ liệu, đầu tư sâu hơn cho các nền tảng dữ liệu, bao gồm xây dựng kho dữ liệu lớn, phân tích hành vi khách hàng, xây dựng sản phẩm và ra quyết định… Hầu hết các ngân hàng hàng đầu và trung bình đã hoàn thiện hệ thống giao dịch tự chủ sử dụng một số dữ liệu lớn, bao gồm BIDV, Techcombank, Vietcombank, VPBank, Một số ngân hàng đã triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo để cung cấp dịch vụ tư vấn tự động 24/7 qua hộp trò chuyện (chat) các ô tự động xuất hiện trên trang web của ngân hàng hoặc các kênh mạng xã hội (MB, Techcombank, ) Các ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng số cho khách hàng, bao gồm giao diện người dùng dễ sử dụng để kiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền và đặt chuyến bay Sử dụng và nâng cấp thường xuyên (iFast của Techcombank, iPay của VietinBank ) Chỉ một số ngân hàng cung cấp một số dịch vụ bổ sung như đầu tư (Agribank, Techcombank), mua sắm trực tuyến (Agribank, Vietinbank), chuyển khoản qua mạng xã hội (Techcombank, VIB) (PGS TS Phạm Tiến Đạt 2019) Đầu tư vào nền tảng số: Các ngân hàng đầu tư khá nhiều cho các nền tảng số (Digital Platform) như ngân hàng DBS của Singapore đầu tư vào giải pháp mFino cho bán lẻ (Retail), HSBC hợp tác với nền tảng ngân hàng mở Bud để kết hợp các dịch vụ ngân hàng vào ứng dụng, cung cấp giải pháp tài chính số toàn diện cho người dùng ASB Bank (New Zealand) đầu tư cho startup fintech để giúp nhà băng này phát triển ngân hàng mở Ngoài Retail, họ cung đầu tư vào các giải pháp của Intellect, Finastra, Oracle, Temenos, Inforsys… cho các giải pháp Front/Middle End cho khách hàng Doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ ngân hàng, đầu tư… Tại Việt Nam có OCB (Asseco), VPBank (mFino), TechcomBank/VCB/BIDV cũng đang tìm giải pháp cho ngân hàng bán lẻ Với các nghiệp vụ khác như nguồn vốn (Treasury) và tài trợ thương mại, TechcomBank/MSB/BIDV/VCB/ACB đã mua giải pháp của Finastra (Kondor+), VTB mua Murex (Treasury) và Premium Technology (tài chính chuỗi cung ứng - SCF), China System (tài trợ thương mại)… Về ngân hàng giao dịch - Transaction Banking (Trade Finance, SCF và quản lý dòng tiền - Cash

Management), có TechcomBank, VCB mua giải pháp Intellect, bắt đầu triển khai từ

2019 MSB và MB/VPBank đang trong quá trình lựa chọn đối tác MB đầu tư Wealth Management Banking, hợp tác với Bordier Singapore trong việc nâng cấp dịch vụ cho phân khúc khách hàng VIP

Tư vấn và Hỗ trợ: Năm 2019 BIDV thành lập Trung tâm Ngân hàng số (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2019) - có EY tư vấn Chuyển đổi số, VCB thuê PwC và thành lập Ban chuyển đổi số toàn hàng cho Chủ tịch HĐQT đứng đầu (Trần Thị Thu Huyền 2019), MB/TechcomBank/VPBank/MSB đều dùng tư vấn McKinsey, EY TechcomBank có Văn phòng Chuyển đổi (iPMO) quản lý chung cả chương trình Chuyển đổi toàn hàng từ 2005, thực hiện Chuyển đổi số toàn diện từ

2018, VIB thuê BSG với hỗ trợ của Commonwealth Bank, ACB cũng thuê Tư vấn nước ngoài, có GĐ Sáng tạo là người nước ngoài… Các ngân hàng cũng thuê tư vấn cho các công việc/dự án Trải nghiệm Khách hàng (MSB với EY - Dự án định vị giá trị khách hàng (Customer Value Proposition - CVP)), Phân tích Dữ liệu (MB/TechcomBank với Experion, SAS)… để hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh, sáng tạo các sản phẩm mới … Các NH cũng đầu tư giải pháp hỗ trợ như quản lý khách hàng - CRM/khởi tạo khoản vay - LOS/quản lý nội dung cho doanh nghiệp – ECM/ quản lý quy trình nghiệp vụ - BPM…, cải thiện năng suất lao động qua Công nghệ, phương pháp luận đặc thù như RPA, Bigdata, tinh gọn - Lean/Six Sigma, Cải tiến liên tục (CIP)

Ngân hàng đang hợp tác với các đối tác công nghệ tài chính (Fintech), công ty cung cấp giải pháp quản lý doanh nghiệp (ERP) để mở rộng nền tảng ngân hàng mở, gia tăng sản phẩm, dịch vụ đột phá Điển hình cho trào lưu này là VietinBank (hợp tác Opportunity Network trong kết nối kinh doanh, MISA/Five9 cho bán chéo ERP, FPT khai thác thanh toán viện phí), MBBank (Ngân hàng Cộng đồng) kết nối đối tác phi tài chính, MSB kết hợp đối tác Fintech AI là Trusting Social và Five9… cho phê duyệt tín dụng, phối hợp Fintech (chatbot, paykey, autoform, vymo, gobear, base.vn) cho cả khách hàng nội bộ và bên ngoài, các lĩnh vực cần hợp tác Fintech: cho vay doanh nghiệp (SME loans), thanh toán và thẻ tín dụng (sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi các NH và các tổ chức ngoài ngành, liên kết và cung cấp sản phẩm cộng thêm để gia tăng lợi ích cho khách hàng) Hợp tác thương mại điện tử cũng được đẩy mạnh như ngân hàng SHB hợp tác với Amazon Global Selling về đào tạo nhân lực 4.0 và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trên nền tảng thương mại điện tử thông qua hệ thống ngân hàng, ngân hàng VIB hợp tác Tiki & Sendo để hỗ trợ kinh doanh qua chiết khấu và ưu đãi Thẻ, HSBC hợp tác Lazada… Xu hướng này đã bắt đầu từ nhiều năm trước trên thế giới Từ 2016, Alibaba hợp tác với BNP Paribas, Barclays, UniCredit và SIX Payment Services để chuyển đổi nhóm khách hàng chung của hai bên sang sử dụng phương tiện thanh toán điện tử AliPay Qua đó giúp nền tảng thanh toán này thâm nhập sâu thị trường châu Âu Còn đại gia Mỹ, Amazon năm

2018 phối hợp ICICI Bank phát hành thẻ tín dụng đồng thương hiệu đi kèm danh sách hơn 10 ưu đãi dành cho chủ thẻ này khi mua sắm trên Amazon, nhất là nhóm khách hàng đặc quyền Amazon Prime

Phát triển mạnh mẽ mô hình kinh doanh theo chuỗi liên kết, phát triển và ứng dụng giải pháp ngân hàng tài chính tổng thể cho khách hàng/nhóm khách hàng trong đó chú trọng ứng dụng số hóa VietinBank phát triển giải pháp về chuỗi thấu chi tự động cho nhà phân phối, bao thanh toán cho bên mua trong chuỗi cung ứng, Dịch vụ ngân hàng trực tuyến đa kênh, kết nối trực tiếp giữa NH với hệ thống của doanh nghiệp Đẩy mạnh phát triển mở rộng các giải pháp thanh toán trên Cổng DV công Quốc gia, Cổng dịch vụ công các tỉnh, thành phố Ứng dụng số hoá để tăng cường trải nghiệm cho khách hàng cá nhân, nâng cấp giải pháp NH số VietinBank iPay mobile phiên bản 5.0 với tiện ích mới cùng với hệ sinh thái đa dạng, giúp hoàn thiện

NH số của VietinBank TechcomBank với Chiến lược khai thác theo chuỗi giá trị với các nhóm khách hàng mục tiêu…

Khái quát về NHTMCP Tiên Phong

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (hay TPBank) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được thành lập ngày 05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng Ngân hàng được thành lập bởi các cổ đông chủ chốt gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty cổ phần FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và SBI Ven Holding Pte Ltd.,Singapore

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là TPBank) được thành lập từ ngày 05/05/2008

Quá trình hình thành và phát triển:

Tháng 12/2013: TPBank ra mắt nhận diện thương hiệu mới[1] và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu

Tháng 12/2014: TPBank khai trương trụ sở mới: Trụ sở được đặt tại 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội[2]

Tháng 2/2017: TPBank chính thức ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7 LiveBank

Tháng 10/2017: TPBank ra mắt ứng dụng thanh toán bằng mã QR

Các sản phẩm, dịch vụ tại ngân hàng TPBank

Mặc dù sinh sau để muộn, thế nhưng TPBank có tốc độ phát triển không thua kém các ngân hàng lâu đời Không chỉ cải thiện vấn đề kinh doanh, TPBank còn liên tục cho ra mắt các sản phẩm/dịch vụ ứng dụng công nghệ số nhằm mang tới sự hài lòng cho khách hàng

Theo Cafef, tổng kết báo cáo kinh doanh cuối năm 2021, đi đầu trong chuyển đổi số giúp TPBank có nhiều khách hàng cá nhân gần đạt tới như của ACB và

VPBank Ngoài ra, điều này giải quyết vấn đề tăng trưởng mạng lưới chi nhánh, kênh bán trong khi vẫn đảm bảo chi phí hoạt động thấp hơn Theo báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh từ TPBank, ngân hàng đã liên tục tăng vốn điều lệ để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và phát triển ngân hàng Kết quả 6 tháng đầu năm 2022, sự bứt phá mạnh mẽ về lợi nhuận quý II đạt gần 2.200 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 34% so với quý I đã đưa lợi nhuận lũy kế đến 30/6/2022 của TPBank đạt 3.788 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước Kết thúc 30/6/2022, tổng tài sản của TPBank đạt hơn 310 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành gần 89% kế hoạch mục tiêu Mức tăng trưởng này cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng trong kỳ của ngân hàng cho thấy TPBank không tập trung quá nhiều vào tín dụng mà có sự gia tăng lợi nhuận ở hoạt động dịch vụ và phi tín dụng

Hình 4 Diễn biến tăng vốn điều lệ TPB qua các năm (đơn vị Nghìn Tỷ

Hình 5 Diễn biến tổng tài sản TPB tăng lên nhanh chóng qua các năm một phần nhờ áp dụng hiệu quả chiến lược chuyển đổi số (đơn vị Nghìn Tỷ

Nguồn: Báo cáo tài chính TPBank các năm

Sau đây là một số sản phẩm và dịch vụ mà TPBank cung cấp cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp:

1) Các sản phẩm cho vay bao gồm khoản vay thấu chi không có thế chấp, khoản thấu chi thế chấp, khoản vay mua ô tô, khoản vay thế chấp tiêu dùng, khoản vay kinh doanh, khoản vay khởi nghiệp và khoản vay mua nhà

2) Cung cấp một số loại tiết kiệm, bao gồm tiết kiệm truyền thống với lãi suất lặp lại, lãi suất đầu kỳ / cuối kỳ, tiết kiệm điện tử, tiết kiệm có kỳ hạn hàng ngày và tiết kiệm tài sản

3) Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có sẵn như các sản phẩm thẻ TPBank

4) Tpbank cung cấp nhiều tùy chọn ngân hàng số, bao gồm LiveBank, hệ thống ngân hàng tự động 24/7, Savy, một ứng dụng tiết kiệm đa năng, QuickPay, tùy chọn thanh toán bằng mã QR và Ebank, một chương trình ngân hàng điện tử

Theo thông cáo báo chí trước đó, TPBank đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế hơn 4.393 tỷ đồng, tăng 45,3% so với cùng kỳ và hoàn thành 76% kế hoạch cả năm Với con số này, TPBank là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ổn định và nhanh nhất trong ngành Đi sâu vào kết quả kinh doanh TPBank, hiệu quả mà lợi thế của một ngân hàng số mang lại được thể hiện một cách rõ nét Trong khi doanh thu của TPBank tăng tới 39,6% thì chi phí hoạt động chỉ tăng 9,5% qua đó kéo tỷ lệ chỉ số chi phí trên thu nhập (Cost to Income ratio – CIR) xuống chỉ còn 31,9% từ mức 40,7% của cùng kỳ

2020 Riêng quý III, tỷ lệ CIR của TPBank đạt 25,6% mức thấp nhất từ trước đến nay

Nhìn vào hoạt động tài chính của TPBank, có thể thấy rõ hiệu quả mà một ngân hàng số mang lại Trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 9,5%, doanh thu của TPBank đã tăng 39,6%, hạ tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) từ 40,7% trong cùng kỳ năm 2020 xuống chỉ còn 31,9% Đặc biệt, tỷ lệ CIR của TPBank đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 25,6% trong quý III CIR càng thấp cho thấy ngân hàng/doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

Hình 6 Xu hướng chi phí hoạt động và CIR của TPB

Nguồn: dữ liệu ngân hàng BVSC

Về xếp hạng chuyển đổi số tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có báo cáo xếp hạng về chỉ số sẵn sàng cho pháp triển và ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm (Vietnam ICT Index) Cách đánh giá của ICT Index cũng dựa trên nhiều khía cạnh trong công nghệ thông tin của ngân hàng

Cụ thể, theo ICT Index cuối năm 2021, về xếp hạng hạ tầng kỹ thuật, những ngân hàng dẫn đầu đang là TPBank, NamABank, BIDV, Teccombank, MB, Vietcombank,…Trong khi đó, xét về hạ tầng nhân lực (cán bộ chuyên trách CNTT, ATTT), 5 ngân hàng top đầu lần lượt là TPBank, Techcombank, NamABank, VietABank, MB (Thu Thuỷ Cafef, Doanh nghiệp và Tiếp thị 2021)

Xếp hạng ứng dụng CNTT nội bộ (gồm Core banking, ứng dụng, thanh toán điện tử), BIDV, VIB, SCB, NamAbank, TPBank là những ngân hàng có thứ hạng cao nhất Đối với xếp hạng dịch vụ trực tuyến, BIDV đang là nhà băng có điểm số cao nhất, đứng top 1 trong hệ thống theo ICT Index Tiếp theo lần lượt là VPBank, Vietcombank, VietinBank, Techcombank

Trên thực tế, cảng xếp hạng của ICT Index có sự xáo trộn đáng kể giữa cách năm bởi cuộc đua số hóa diễn ra rất nhanh Trong bối cảnh cuộc đua này vẫn đang diễn ra rầm rộ, nhiều ngân hàng vẫn đang tích cực đầu tư tiền tài, nhân lực cho số hóa thì thời gian tới, cuộc cạnh tranh này sẽ còn nhiều điều bất ngờ

Theo ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank, ba máy Live Bank có thể đảm đương vị trí của một chi nhánh ngân hàng Để tăng cường mạng lưới của Ngân hàng Nhà nước trong khi vẫn tiết kiệm chi phí và tuân thủ các quy tắc, Live Bank có thể xử lý khoảng 80% các giao dịch thông thường, ngoại trừ các khoản cho vay (do các hạn chế về quy định)

Thực trạng chuyển đổi số tại NHTMCP Tiên Phong

Trong gần mười năm, TPBank đã phát triển và tích cực đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số của mình Ngân hàng đang trải qua quá trình chuyển đổi số sâu rộng và triệt để trên tất cả các lĩnh vực chức năng, từ công nghệ nền tảng đến quản lý rủi ro, từ quy trình vận hành nội bộ đến các kênh giao tiếp với khách hàng Các yếu tố tác động đến chuyển đổi số được thảo luận về cơ sở lý luận và thực tiễn đang diễn ra tại TPBank sẽ được tác giả sử dụng để thảo luận về thực trạng chuyển đổi số tại TPBank trong phần này:

Một là, Về hướng phục vụ người tiêu dùng số, TPBank đã nâng cấp nền tảng ngân hàng số eBank-X với tính năng nhận diện khách hàng điện tử (eKYC) nhằm tối ưu hóa các chi nhánh ngân hàng và phát triển các kênh số Kết quả của hành trình số này bao gồm eKYC đầu tiên tại Việt Nam, chuỗi lớn nhất của 330 ngân hàng LiveBank trên thế giới, ngân hàng Open API và một số tính năng ngân hàng số (TPBank 2020) Năm 2017, ngân hàng đạt được một mốc phát triển quan trọng với việc chính thức giới thiệu TPBank LiveBank, hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7 Quy định chỉ cho phép các ngân hàng tại Việt Nam thành lập tối đa 5 chi nhánh mới hàng năm, điều này đã hạn chế nghiêm trọng khả năng mở rộng đối tượng khách hàng của TPBank Tuy nhiên, LiveBank đã phát triển mạng lưới giao dịch trên toàn quốc nhờ khả năng tự động cung cấp gần như tất cả các dịch vụ ngân hàng bất cứ khi nào cần Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu LiveBank, TPBank cũng cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch 24/7 bằng sinh trắc học tại các điểm giao dịch tự động của TPBank LiveBank Khách hàng không cần nhớ mật khẩu, mang theo giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng khi giao dịch LiveBank có thể xác định chính xác từng người trong số hàng triệu người dùng của mình chỉ trong ba giây và phát hành thẻ trong vòng năm phút sau khi đăng ký nhờ ứng dụng AI Với công nghệ eKYC, khách hàng có thể dễ dàng chọn một số tài khoản biệt hiệu đặc biệt hoặc thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói trực tiếp trong ứng dụng TPBank Mobile TPBank hiện đang trong giai đoạn đổi mới số của dự án chuyển đổi số giai đoạn thứ hai Ngày nay, toàn bộ hệ thống suy nghĩ và hoạt động phù hợp với các nguyên tắc và mục tiêu của sáng tạo số Ngân hàng vẫn đang đẩy mạnh công nghệ để tăng tốc và hợp lý hóa các quy trình kinh doanh, cải thiện nhất quán trải nghiệm giao dịch đa điểm cho khách hàng và chuyển đổi sang mô hình tổ chức quản trị theo tổ chức dựa trên dữ liệu

TPB đã làm chủ công nghệ để tăng chất lượng dịch vụ, cung cấp trải nghiệm liền mạch và đảm bảo hỗ trợ khách hàng liên tục để thiết lập các kênh số này Theo TPBank, phần lớn chi phí hoạt động cho lực lượng này sẽ được giảm bớt nhờ vào việc sử dụng AI và trợ lý ảo để giảm các tác vụ dễ dàng cho các nhân viên Tuân thủ các quy tắc về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML / CFT), quy trình biết khách hàng của bạn (KYC) bao gồm việc xác định và xác thực thông tin khách hàng do các tổ chức tài chính nắm giữ Cùng với những tiến bộ về công nghệ, các ngân hàng và các tổ chức tài chính được sự chấp thuận của cơ quan quản lý đang nghiên cứu cách áp dụng công nghệ trong quy trình KYC để chuyển từ việc xác định những khách hàng yêu cầu gặp mặt trực tiếp trên giấy tờ và hướng tới xác định khách hàng trực tuyến, từ xa, bằng phương tiện điện tử , để tiết kiệm thời gian và tiền bạc giảm chi phí và cải thiện sự hài lòng của khách hàng Do đó, nhận dạng điện tử khách hàng (eKYC) là quá trình xác định và nhận dạng khách hàng từ xa bằng các phương tiện điện tử mà không cần gặp mặt trực tiếp, dựa trên các công nghệ như:

1) Face Matching – So sánh khuôn mặt: kỹ thuật nhận dạng khuôn mặt trong ảnh tĩnh, ảnh chuyển động và trong thời gian thực Đối sánh khuôn mặt số hóa khuôn mặt của một người bằng cách trích xuất các đặc điểm và thông tin nhất định từ khuôn mặt của họ, chẳng hạn như đường cong của cằm, khoảng trống giữa hai mắt, v.v., sử dụng các thuật toán khác nhau Bằng cách sử dụng công nghệ này, có thể xác minh rằng người thực hiện giao dịch là chủ sở hữu hợp pháp của tài liệu nhận dạng và mỗi người và mỗi khuôn mặt chỉ có một hồ sơ được lưu trữ trên hệ thống

2) OCR – nhận dạng ký tự quang học: Khi người dùng tạo tài khoản trực tuyến trên Ứng dụng TPBank, người dùng phải tải lên bản chụp chứng minh nhân dân để hệ thống trích xuất thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, nơi cư trú Hệ thống sử dụng dữ liệu này để tạo bản ghi số cho mỗi người dùng bằng cách xử lý, phân tích và lưu trữ nó

3) Liveness Detection - Nhận dạng người thực: Sử dụng công nghệ xác thực sinh trắc học thời gian thực, dịch vụ này giúp các ngân hàng chống lại các cuộc tấn công, giả mạo hoặc đánh cắp thông tin khách hàng Các phương pháp công nghệ cao được sử dụng để giảm thiểu các mối nguy hiểm bao gồm sử dụng hình ảnh và phim từ các thiết bị điện tử, ngụy trang, đánh cắp video, v.v

Một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai eKYC là TPBank: eBankX của TPBank là chương trình giải quyết vấn đề cho phép người tiêu dùng mở tài khoản trực tuyến và hoàn tất thủ tục gia nhập hoàn toàn trực tuyến cung cấp giải pháp nhận diện khách hàng điện tử eKYC thông qua ngân hàng di động tại Việt Nam

Khách hàng sẽ có thể đăng ký mở tài khoản hoàn toàn trực tuyến bắt đầu từ tháng 7 năm 2020 thông qua Ứng dụng eBankX, chỉ trong 5 giây Để đảm bảo việc xác minh thông tin qua ứng dụng hiệu quả như gặp mặt trực tiếp, TPBank đã triển khai thành công công nghệ gọi điện trực tuyến (Video Call) Giờ đây, khách hàng có thể truy cập hạn mức giao dịch tối đa của ngân hàng trực tiếp từ ứng dụng mà không cần đến quầy giao dịch hoặc nói chuyện với một người ở đó Khi được phát hiện và phân luồng đúng cách, eKYC sẽ giúp tăng tốc dịch vụ để người dùng có thể sử dụng dịch vụ tại TPBank mà không cần phải xếp hàng hay hoàn thành nhiều biểu mẫu và giấy tờ Giải pháp sáng tạo do LiveBank cung cấp không chỉ tạo ra tiềm năng kinh doanh mới mà còn giảm chi phí cho ngân hàng Nhờ việc triển khai nhiều công nghệ mới, bao gồm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học trong nhận dạng và nhận dạng, LiveBank mang đến trải nghiệm độc đáo so với các quầy giao dịch thông thường xác thực khách hàng, hệ thống hỗ trợ xác định chính xác từng khách hàng trong số hàng triệu khách hàng của ngân hàng Chi phí hoạt động của LiveBank chỉ bằng 28% so với chi nhánh thông thường và chi phí giao dịch có thể giảm tới 75% Hiện tại, hệ thống Livebank có thể cung cấp tất cả các khía cạnh của dịch vụ tự phục vụ có sẵn tại quầy, bao gồm mở tài khoản, phát hành thẻ nhanh, gửi / rút tiền (không cần thẻ), chuyển khoản, gửi tiết kiệm và thanh toán hóa đơn Ngoài ra, hệ thống sử dụng các công nghệ hiện đại như nhận dạng khuôn mặt / vân tay và mã QR Các kế hoạch trong tương lai của TPB bao gồm triển khai hàng trăm VTM mới, sử dụng công nghệ tiên tiến như VoiceBot / AI trong các giao dịch VTM và phát triển các tính năng cải tiến bổ sung để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số Tăng số lượng các kênh tự phục vụ, bao gồm e-KYC tại quầy giao dịch, ATM, VTM, Internet và ngân hàng di động Giao diện người dùng / UX có thể được cải thiện và đơn giản hơn để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, đồng nhất các sản phẩm / dịch vụ đa kênh và điều chỉnh các mặt hàng trên mỗi kênh để giành được khách hàng Ngoài việc mở rộng các kênh hiện tại, TPBank còn hợp tác với các đối tác để tạo ra một hệ sinh thái phong cách sống cho khách hàng bằng cách kết nối ngành ngân hàng với các dịch vụ khác như điện, nước, internet và truyền hình du lịch, vé máy bay, các tổ chức học cao hơn và bệnh viện

Từ những chiến lược chuyển đổi số cụ thể, đã có những thành quả nhất định về sự tăng trưởng trong toàn ngân hàng tính từ năm 2018 đến 2021 như bảng sau:

Bảng 6 Các chỉ số thống kê tăng trưởng của TPBank do áp dụng chuyển đổi số từ 2018 đến 2020

2 Tiết kiệm thời gian giải ngân khoản vay 60%

3 Lượng người dùng Tăng gấp đôi

4 Số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số / tổng giao dịch Tăng gấp 3 lần

Bên cạnh đó, khối NHCN là khối được đánh giá mạnh mẽ và tích cực nhất toàn ngân hàng về chuyển đổi số với chiến lược xoay quanh ngân hàng số với lượng khách hàng chiếm tới 65% đã đem đến kết quả tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra, theo báo cáo của khối NHCN chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022 các chỉ số kinh doanh đều cho tăng trưởng dương chủ yếu đạt mức 114 - 150%:

Bảng 7 Thống kê khách hàng trên nền tảng số (digital banking) 6 tháng đầu năm và cơ hội kinh doanh khối NHCN

Các sản phẩm Thống kê Đánh giá và chiến lược

Ngân hàng số eBank cho

Gần 65% khách hàng cá nhân của ngân hàng sử dụng ngân hàng số với tỷ lệ gần 90% đang hoạt động

Khách hàng sử dụng kênh

Khách hàng trẻ chiếm đa số với (36% Gen Z và 50% Gen Y)

Kênh tiết kiệm gửi góp

Khách hàng tiềm năng để bán chéo các sản phẩm khác (chưa có thẻ, vay, bảo hiểm) là từ 70% - 80%

Kênh dịch vụ thanh toán nhanh

Tập trung xây dựng lòng trung thành (Farming theo thuật ngữ kinh doanh) bằng cách triển khai hệ thống khách hàng thân thiết (loyalty) với các chiến dịch cộng điểm thưởng, quà tặng, thử thách và trò chơi hấp dẫn trên nền tảng số thông qua việc phân tích dữ liệu lớn (big data) từ những sở thích đến thói quen sử dụng, tiêu dùng của khách hàng

Bảng 8 Kết quả kinh doanh khởi sắc 6 tháng đầu năm 2022 riêng khối

NHCN nhờ áp dụng chiến lược chuyển đổi số

Kế hoạch lũy kế (tỷ hoặc %)

Tăng so với kế hoạch

1 Lợi nhuận sau phân bổ chi phí 800

Tỷ lệ nợ nhóm 3 - 5 (nợ xấu tiêu chuẩn

4 Huy động CASA bình quân

6 Doanh thu thuần phí bảo hiểm nhân thọ

Thu nhập thuần từ phí dịch vụ và kinh doanh nhân thọ (không gồm bảo hiểm nhân thọ)

8 Số lượng thẻ tín dụng quốc tế mở mới

9 Số lượng tài khoản CIF mở mới

10 Số lượng tài khoản tích lũy mới lũy kế

Số lượng điểm chấp nhận thanh toán mới

Hai là, tạo môi trường làm việc số, cụ thể trong công tác vận hành nội bộ, TPBank ứng dụng trí tuệ nhân tạo, máy học, tự động hóa xuyên suốt để giảm thiểu thời gian và chi phí vận hành Ngân hàng đã số hóa toàn bộ các quy trình vận hành, triển khai 90% ngân hàng không giấy tờ (paperless) và ứng dụng RPA với gần 300 robot xử lý tự động hóa quy trình, thu thập dữ liệu, sẵn sàng cho vận hành ngân hàng theo mô hình Data-Driven Dự án chữ ký điện tử TPBank (do TPBank phát triển) được xây dựng tương tự chữ ký số thông thường, khác biệt là chữ ký điện tử nội bộ chỉ được sử dụng và có hiệu lực trong các quy trình nội bộ TPBank mà các quy trình này cho phép sử dụng Chữ ký điện tử để ký khi thực hiện giao dịch Về hiệu lực của chữ ký điện tử nội bộ do TPBank phát triển đã được ban hành theo quy định số QD02/PC: Quy định về chữ ký điện tử do TPBank phát triển Hiện nay, trong quy trình thẩm định tín dụng, đối với các hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp phê duyệt Nhóm Chuyên gia phê duyệt trở lên bao gồm: Nhóm chuyên gia phê duyệt (CGPD), Hội đồng tín dụng (HĐTD), Hội đồng tín dụng và đầu tư cấp cao (HĐTDĐTCC)) thì sẽ được trình duyệt qua hệ thống phê duyệt tín dụng Trong đấy, với cấp phê duyệt: Nhóm CGPD, HĐTD sẽ được trình qua hệ thống CAS (Credit Approval System), đối với HĐTDĐTCC sẽ được trình qua hệ thống CAM (Credit Approval Management) Các hồ sơ khi được phê duyệt, bao gồm hồ sơ phê duyệt trong cuộc họp trực tiếp hay trình qua hệ thống phê duyệt đều phải được in ra và thực hiện trình ký bản cứng tới các thành viên phê duyệt Việc trình ký phê duyệt lần lượt qua nhiều thành viên phê duyệt ở cả miền Nam và miền Bắc, gây bất lợi mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí in ấn, chi phí chuyển phát, có rủi ro thất lạc, rủi ro bảo mật nội dung Khi áp dụng chữ ký điện tử nội bộ cho việc ký duyệt các hồ sơ phê duyệt tín dụng sẽ được thực hiện nhanh chóng, loại bỏ hoàn toàn các bất cập của việc trình ký bản cứng như hiện tại, đồng thời, thông tin phê duyệt được số hóa Hiện tại Chữ ký điện tử nội bộ đang được triển khai tích hợp trên hệ thống phê duyệt tín dụng CAM và CAS phục vụ cho

2 chức năng: Với hồ sơ trình qua hệ thống phê duyệt tín dụng CAM/CAS, khi cấp phê duyệt phê duyệt sẽ hồ sơ sẽ đồng thời duyệt ký biên bản họp Với các hồ sơ họp trực tiếp, với cấp hội đồng tín dụng được trình duyệt ký điện tử qua hệ thống CAM, với cấp nhóm chuyên gia phê duyệt (CGPD), hội đồng tín dụng (HĐTD) được trình duyệt ký điện tử qua hệ thống CAS Ngoài ra các hồ sơ thẩm quyền CGPD các cũng sẽ được trình ký điện tử qua hệ thống CAS TPBank cũng tự phát triển bộ công cụ OCR, tìm kiếm thông minh - Smart search và Chatbot ứng dụng AI để tăng năng suất vận hành Bên cạnh đó, ứng dụng AI cho phép chống gian lận, tăng cường bảo mật do vậy nhiều hành vi lừa đảo được phát hiện gần như ngay lập tức và thông tin cảnh báo sẽ được gửi đi kịp thời

Về nguồn nhân lực phát triển công nghệ số, TPBank đã sớm có kế hoạch tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo cho hệ thống của mình với các nhân sự chuyên trách, tập trung nguồn lực triển khai nhanh, đồng bộ và quyết liệt các dự án công nghệ số, triển khai dự án theo mô hình linh hoạt (Agile), phát triển vận hành (DevOps) phối hợp với đối tác công nghệ và giải pháp hàng đầu để triển khai quyết liệt chuyển đổi số, tiến tới Sáng tạo số trên cấp độ toàn hàng, theo định hướng chiến lược của TPBank, cụ thể:

1) Tuyển dụng tuyển dụng và đào tạo nhân sự chuyển đổi số đưa về các Khối nghiêp vụ, có đội ngũ chuyên trách về chuyển đổi số tại các đơn vị nghiệp vụ và tổ chức các chương trình đào tạo các công nghệ mới

Đánh giá thực trạng chuyển đổi số đạt được tại NTHMCP Tiên

2.3.1 Các kết quả đạt được

Sau khi phân tích thực trạng ở phần trước, tác giả đúc kết lại TPBank đã đạt được các thành tựu như sau, đặc biệt là đã xây dựng và triển khai được kế hoạch, chiến lược chuyển đổi số trong ngắn hạn cũng như dài hạn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, để đảm bảo được bốn yếu tố then chốt mang lại thành công của một ngân hàng số bao gồm 1) phục vụ khách hàng số, 2) tạo môi trường làm việc số, 3) phát triển hệ thống ngân hàng lõi, tích cực ứng dụng công nghệ mới 4) phát triển hệ thống ngân hàng lõi và hạ tầng phần cứng tiêu chuẩn với việc quản lý thông qua các chiến lược kế hoạch hóa tài sản, ban lãnh đạo TPBank đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số với tầm nhìn cho các giai đoạn ngắn, trung và dài hạn đến năm 2030, triển khai việc truyền thông rộng rãi đến các cấp trong toàn ngân hàng, thành lập hội đồng số hóa (hội đồng Digital) phê duyệt và định hướng số hóa toàn hàng Thành lập Ban chuyển đổi số và các Tiểu Ban trực thuộc, chịu trách nhiệm triển khai, hỗ trợ hội đồng số hóa cập nhật chiến lược, quản lý và thúc đẩy, triển khai chiến lược chuyển đổi số một cách đồng bộ, quyết liệt trên cấp độ toàn hàng Mục tiêu đạt 80% Ngân hàng số 3.0 trong năm 2025, nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình chi nhánh cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tự động, tự phục vụ (self-service) trên cơ sở ứng dụng công nghệ số như cải tiến các tính năng và chất lượng phục vụ của Livebank,

Mở rộng kênh các kênh tự phục vụ: ATM, VTM, Internet Banking, Mobile Banking, e-KYC tại quầy giao dịch Tối ưu và đơn giản hoá UI/UX để nâng trải nghiệm khách hàng, đồng nhất sản phẩm/dịch vụ đa kênh và cá nhân hóa sản phẩm theo khách hàng, theo kênh

Thứ hai, đã có những thành tựu nổi bật, đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I) và các công nghệ số trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Triển khai BigData từ năm

2020 và đã áp dụng tìm kiếm thông minh ứng dụng công nghệ AI/Big Data (Smart Search) cho ứng dụng ngân hàng cá nhân ebankX Tăng cường ứng dụng giải pháp

RPA tích hợp thêm công nghệ AI để gia tăng hiệu quả tự động hóa, Ứng dụng công nghệ chatbot có ứng dụng AI, Áp dụng Voicebot/chatbot trên nền tảng FPT.AI

Thứ ba, bằng việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số từ trong ra ngoài, TPBank đã thành công trong việc nâng cao hiệu quả, tối ưu hóa chi tiêu hoạt động và mở ra cơ hội kinh doanh Bên cạnh đó, với mục tiêu dẫn đầu là ngân hàng số, TPBank cũng đã tạo ra nhiều sản phẩm đột phá như Savy - ứng dụng tiết kiệm đa năng, QuickPay

- thanh toán bằng mã QR, sử dụng Ebank TPBank đã ứng dụng thành công trợ lý ảo T’Aio với trí tuệ nhân tạo AI và công nghệ máy học, hệ thống nhận dạng khách hàng bằng giọng nói và vân tay, triển khai nhận dạng ký tự quang học (OCR), Quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM), Quản lý nội dung doanh nghiệp (ECM) Những điều này đã giúp TPBank trở thành ngân hàng đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số đa dạng và nổi bật tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại

Thứ tư, đã thành công và có kết quả cao trong việc xây dựng và triển khai khung quản lý rủi ro tổng thể bao gồm tối thiểu các rủi ro hoạt động, nghiệp vụ, công nghệ thông tin và pháp lý, ví dụ triển khai nhiều dự án như IFRS9, Basel II phương pháp nâng cao, Basel III, ILAAP của ECB cho tất cả các loại rủi ro, sử dụng Big data trong tìm kiếm phát hiện hoạt động bất thường (trong nội bộ), giao dịch bất thường (từ bên ngoài), phân luồng giám sát và tìm kiếm xe ô tô là tài sản bảo đảm của ngân hàng, tự động hóa các quy trình (RPA) ứng dụng công nghệ phân tích chuyên sâu (ML) để hướng tới mục tiêu là hoàn thành IFRS9 và Basel III Nhờ phân tích hàng tỷ dữ liệu mỗi năm với AI, ngân hàng có góc nhìn 360 độ về khách hàng để chào sản phẩm - dịch vụ tiếp theo (Next Best Offer) dựa trên hiểu biết chuyên sâu về lịch sử giao dịch và dự báo hành vi người dùng AI và Big Data được áp dụng để dự báo xem khách hàng nào sắp rời bỏ ngân hàng để tìm cách chăm sóc và giữ chân phù hợp nhất; đánh giá chất lượng tín dụng để quyết định việc cung cấp hạn mức tín dụng đến đâu

Qua quá trình chuyển đổi số, nghiên cứu và đánh giá các ngân hàng khác trên thị trường, cũng như căn cứ theo cơ sở lý thuyết đã nêu ra ở chương 1, TPBank đang tự đánh giá việc chuyển đổi số hiện đang ở giai đoạn cuối của ngân hàng số 2.0, cụ thể trong bảng sau:

Hình 7 Đánh giá vị trí và tương Lai ngân hàng số TPBank

2.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân

Từ thực trạng, các kết quả đạt được tại ngân hàng TPBank, chúng ta có thể thấy được sự chuyển đổi số mạnh mẽ trong một ngân hàng đi tiên phong và trong top đầu về chuyển đổi số, tuy nhiên, mặc dù đã nỗ lực và cố gắng nhưng cũng khó có thể tránh được những hạn chế chủ quan cũng như khách quan, nhưng hầu hết là các nguyên nhân khách quan nằm ngoài khả năng kiểm soát hiện tại của TPBank Như tác giả đã phân tích trong phần vai trò của chuyển đổi số, ngoài mặt lợi ích CĐS cũng kéo theo những thách thức và có những hạn chế cụ thể như sau:

Thứ nhất, để giải quyết vấn đề về về trách nhiệm của sự mới mẻ, trong quá trình chuyển đổi số, đầu tư cho công nghệ mới Nguyên nhân đã được khái lược trong cơ sở lý thuyết khi bất cứ doanh nghiệp nào theo đuổi chiến lược chuyển đổi số sẽ gặp nhiều thách thức ngoài khả năng kiểm soát, công nghệ mới, cách thức phối hợp mới, xung đột phát sinh khi thay đổi về quy trình, công nghệ, văn hóa mới và cả nhân sự mới Mỗi doanh nghiệp đều phải tự tìm cho tổ chức của mình chiến lược và cách thức chuyển đổi số sao cho hợp lý với quy trình, con người và khả năng đáp ứng hiện tại của doanh nghiệp TPBank đã không tránh khỏi việc gặp các rủi ro mới về an ninh mạng khi kinh doanh trên các nền tảng mới như internet banking, hệ thống Livebank… những rủi ro này phát sinh từ các hành vi gian lận, lừa đảo khách hàng, tấn công mạng; tốn nhiều chi phí đầu tư và thời gian chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình số; mức độ sẵn sàng hợp tác của đối tác và bên cạnh đó phải kết hợp những chi phí cho các chiến dịch truyền thông lớn và liên tục, mức độ hợp tác – cạnh tranh với các công ty công nghệ tài chính (FinTech)

Ngoài ra, không phải cách làm nào của TPBank khi triển khai cũng đem lại thành công về mặt kinh tế, có những dự án sau khi đầu tư vào công nghệ nhưng mô hình tổ chức chưa thể đáp ứng được, đã đem lại mức tăng chi phí so với thông thường, ví dụ việc triển khai công nghệ Robot tự động hóa (RPA) tại khối Quản trị rủi ro (RM) theo tính toán tuy có thể giảm nhân sự vận hành nhưng lại tăng chi phí mua bản quyền công nghệ, cụ thể năm đầu -102 triệu VNĐ, năm thứ ba -1,449 tỷ VNĐ, năm thứ năm âm 2,741 tỷ VNĐ

Hình 8 Bảng tính chi phí tại khối quản trị rủi ro cho các xử lý nghiệp vụ nếu áp dụng công nghệ Robot tự động hóa (RPA) so với khi chưa đầu tư

Trong chiến lược và quá trình triển khai ngân hàng số tại TPBank, ngân hàng đã gặp những rủi ro về mức độ tiếp nhận của khách hàng Tính chính xác trong công tác dự báo của ngân hàng quyết định sự phù hợp của ứng dụng ngân hàng số đối với thị trường Công nghệ đang thay đổi rất nhanh và quyết định thị hiếu của người dùng, trong khi quá trình triển khai, chuyển đổi ngân hàng số tốn nhiều thời gian Một sự chậm trễ trong chiến lược để bắt kịp xu thế tiêu dùng có thể khiến ngân hàng trở nên lạc hậu Ngược lại, nếu ngân hàng đi tắt, đón đầu nhu cầu của người dùng (dựa trên kinh nghiệm tại các nước phát triển) nhưng người dùng chưa sẵn sàng thì cũng không đem lại hiệu quả như mong đợi

Định hướng phát triển chuyển đổi số tại NHTMCP Tiên Phong

TPBank lựa chọn thực hiện 3 định hướng chiến lược (tham khảo theo mô hình của tư vấn McKinsey), áp dụng cụ thể vào thực tế TPBank, chia thành 3 nhóm công việc như sau:

Một là, Số hóa Ngân hàng hiện tại gồm các chiến lược cụ thể cho các khối như sau:

1) Khối CNTT Xây dựng hướng dữ liệu (data-driven)

2) Khối vận hành OP Đổi mới Giao dịch tại quầy

3) Khối vận hành OP và Khối tín dụng (CR) triển khai quản lý tinh gọn (Lean Management)

4) Khối NHCN Nâng cấp/Khai thác nền tảng đa kênh (omni-channel) của đối tác Backbase, Dịch vụ nền tảng ngân hàng (banking platform)

5) Khối bán trực tiếp DS, Khối khách hàng lớn IB và Khối FM Công cụ hỗ trợ kinh doanh

6) Khối QTRR xem xét đầu tư giải pháp áp dụng công nghệ cho kiểm soát tuân thủ - Regulation (RegTech)

Hai là, tập trung vào mảng kinh doanh với Hệ sinh thái số:

1) Khối NHCN xem xét giải pháp mô hình hóa (Modelling), phân tích trải nghiệm người dùng (Customer Journey), tăng cường phát triển SPDV mới, hệ sinh thái (ecosystem)

2) Khối NHDN Phát triển hệ sinh thái ngân hàng giao dịch (ecosystem)

Ba là, xây dựng Mô hình Ngân hàng số mới cho các khối và khách hàng tương ứng từng phân khúc mà khối đang quản lý:

1) Khối NHDN Lập nhóm nghiên cứu sản phẩm/trải nghiệm khách hàng doanh nghiệp nhỏ (SME), hỗ trợ toàn diện mảng NHDN-ĐVKD, đầu tư giải pháp nền tảng số

2) Khối khách hàng lớn IB, Khối nguồn vốn và thị trường tài chính - FM xem xét đầu tư giải pháp nền tảng số

Trên cơ sở các lựa chọn mục trên, ban chiến lược đưa ra các phân tích sâu hơn về các công việc cần thực hiện bao gồm 6 hạng mục lớn:

1) Số hóa đến cốt lõi các Dịch vụ và Nghiệp vụ Ngân hàng hiện tại

2) Nghiên cứu các giải pháp Ngân hàng số (Digital Banking) cho NHDN

3) Nghiên cứu giải pháp/đối tác hỗ trợ SMEs (chăm sóc, hỗ trợ & kết nối, cung cấp giải pháp đáp ứng toàn diện các nhu cầu tài chính và phi tài chính)

4) Nghiên cứu các giải pháp Ngân hàng số (Digital Banking) cho khối FM/IB, phần mềm Treasury, ngân hàng đầu tư (Investment Banking)

5) Tăng cường trải nghiệm khách hàng, tính năng mới, đẩy mạnh kinh doanh với hệ thống ngân hàng cá nhân eBankX (marketing số (Digital Marketing), thanh toán cộng đồng (social payment), cải tiến/nâng cấp người máy T'Aio, tăng cường Cá nhân hóa - tin nhắn quản lý khách hàng CRM, khách hàng thân thiết Loyalty, VoiceAPI…), chuyển dịch kênh số, Ngân hàng Tư vấn

6) Nghiên cứu giải pháp, đối tác hỗ trợ khách hàng cao cấp (Premier Banking), giải pháp Quản lý tài sản cho khách hàng thượng lưu (Wealth Management Banking) TPBank cũng xác định được 6 trụ cột trong việc triển khai Phát triển Ngân hàng số, đó là:

1) Kết nối: sẵn sàng để kết nối thật nhanh chóng và kịp thời cả về thời gian kết nối và hạ tầng kĩ thuật (bao gồm kết nối chủ động: chủ động đi kiếm đối tác hoặc kết nối bị động: đối tác yêu cầu TPBank cung cấp dịch vụ kết nối), nhằm đảm bảo: Luôn phải xuất hiện ở vị trí đẹp (đầu tiên) trong TOP các Ngân hàng lớn trong kết nối với Đối tác; Luôn chủ động kết nối với các Đối tác lớn; An toàn, an ninh bảo mật Bất kì đối tác kết nối nào cũng được đánh giá cẩn trọng và chủ động kiểm soát truy cập, dùng AI để tầm soát bất thường; Hỗ trợ TPBank khai thác được data khách hàng từ đối tác

2) Data: yêu cầu đầy đủ, dễ truy cập, tiện lợi cho phân tích, ứng dụng AI, ML trên đó để phân tích Ngoài việc kết nối với các cơ sở dữ liệu bên ngoài (liên kết, kết nối, tự tạo lập các cơ sở dữ liệu nội bộ), TPBank sẽ nhanh chóng triển khai Project MetaData của TT Data.OP và các cấu phần đi kèm

3) An ninh bảo mật: Phòng chống được Cyber Risk (Securityscorecard 2021), trong khi vẫn dân chủ hoá trong việc cung cấp data một cách đầy đủ, chính xác để đưa ra quyết định đảm bảo tính an toàn bảo mật

4) Chuyển đổi Số hóa: Triển khai thần tốc các kế hoạch số hóa, cung cấp dịch vụ thuận tiện cho các khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài, các đối tác; Nâng cao năng lực vận hành, kết nối nội bộ, liên thông giữa nội bộ và các nền tảng số như eBankX, DigitalCB… tự động thu thập, chia sẻ và khai thác data cho khách hàng nội bộ; Tăng cường ứng dụng giải pháp RPA, kết nối API, để khai thác dữ liệu trên các hệ thống nội tại và các hệ thống liên kết, ứng dụng ML, AI để phân tích với kho dữ liệu phong phú, dân chủ hoá dữ liệu nhưng đảm bảo an ninh bảo mật; Đưa dần AI vào dự báo hành vi trong hoạt động ( dự báo số tiền cần có tại các điểm VTM, ATM, CN) trong các thời điểm) , dự báo thời điểm đông khách, giờ giấc đóng mở tốt nhất theo thời gian thực cho từng đơn vị, điểm giao dịch etc; Tăng cường triển khai, phát triển các giải pháp phần mềm cần thiết cho phát triển kinh doanh, kết nối để lấy dữ liệu tra cứu khách hàng

5) Kinh doanh trên nền tảng Số: Thanh toán cần đảm bảo dễ dàng, tiện lợi Đối với các khoản tiền giá trị nhỏ thực hiện qua ví, kênh số Đối với các khoản Tiền giá trị lớn / Đầu tư / Bán các sản phẩm đầu tư, tài chính, Bảo hiểm thực hiện qua ngân hàng; Cho vay thực hiện qua kênh số; Dựa trên phân tích data để biết hành vi, hệ thống đưa ra các đề xuất tốt nhất dựa trên AI/Big Data (Next Best Offer), từ chối hoặc đóng tài khoản với khách hàng có vấn đề đưa ra Quyết định dựa trên phân tích data

6) Văn hóa Đổi mới và Sáng tạo: Tăng cường chất lượng Dịch vụ nhân viên: phát triển năng lực / trải nghiệm số hóa, công cụ hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh và vận hành trên nền tảng số, chia sẻ tri thức (mọi lúc, mọi nơi và mọi thiết bị); Xây dựng chính sách đãi ngộ, tuyển dụng, khen thưởng kịp thời, thực hiện lan tỏa và thúc đẩy Văn hóa liên tục Đổi mới và Sáng tạo trên toàn hàng

Ngoài việc thay đổi cơ bản cách sống của chúng ta, dịch COVID-19 cũng đang thúc đẩy cuộc cách mạng số và mở ra một thế hệ kinh doanh và mô hình tiêu dùng mới TPBank sẽ có cơ hội tiến xa trong hành trình hướng tới đổi mới số Đối với năm

2021, năm then chốt của Kế hoạch Chiến lược Phát triển Ngân hàng 2021-2025 và 2025-2030, Ngân hàng tiếp tục thiết lập các mục tiêu và mục tiêu kinh doanh đầy thách thức hơn Do đó, TPBank sẽ cần dẫn đầu thị trường trong việc chuyển đổi số, hoàn thiện trải nghiệm khách hàng đa kênh (omni-channel), tăng quy mô kinh doanh trên hệ thống điểm giao dịch, mạng LiveBank và các nền tảng số, đồng thời tiếp tục nâng cao hệ thống quản lý rủi ro phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu, chẳng hạn như Basel III và ICAAP

Chiến lược Chuyển đổi số của TPBank được cụ thể thành 3 mảng chính: Hệ sinh thái, Số hoá ngân hàng hiện có và Ngân hàng số mới

Mục tiêu 2025: đạt mức 80% ngân hàng số 3.0 gồm có: ban đầu cung cấp nền tảng cho dịch vụ ngân hàng theo phong cách sống, tiếp theo xây dựng hoặc tích hợp

Giới hạn của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Tác giả nhận thấy có một số hạn chế trong nghiên cứu của mình Đầu tiên, do nhiều nguồn tài liệu về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng còn hạn chế, đặc biệt các tài liệu từ các tổ chức tư vấn lớn như Mc Kinsey, Gartner rất khó tiếp cận do chi phí tư vấn lớn Thứ hai, mỗi ngân hàng đều đang có dự định chiến lược chuyển đổi số riêng, những thông tin chia sẻ trên internet chỉ là một phần của thông tin được công bố đó, với những ngân hàng lớn như Techcombank hay MBBank có điều kiện thuê các nhà tư vấn lớn Mc Kinsey hay Gartner, từ đó có những chiến lược tương ứng nên những tài liệu này vẫn là tài sản riêng của công ty và người ngoài khó có thể tiếp cận

Các nghiên cứu trong tương lai về chuyển đổi số tại các ngân hàng, nếu có điều kiện tác giả sẽ chuyển sang công tác tại các ngân hàng khác thuộc nhiều phân khúc ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ trong nước để tham gia và đánh giá chuyển đổi số tại các ngân hàng này Ngoài ra tác giả cũng sẽ nghiên cứu về những xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng trên thế giới, từ đó kết hợp để có được giải pháp hoàn chỉnh và tổng quan nhất giúp cho các ngân hàng có thể nhanh chóng hoàn thành giai đoạn chuyển đổi số để chuyển sang giai đoạn mới đó là sáng tạo số.

Ngày đăng: 06/12/2022, 18:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phịng Cơng cụ định lượng và Mơ hình rủi ro – Khối QTRR tại TPBank  - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
h ịng Cơng cụ định lượng và Mơ hình rủi ro – Khối QTRR tại TPBank (Trang 12)
Bảng 1. Phân biệt ngân hàng số với ngân hàng trực tuyến và ngân hàng - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Bảng 1. Phân biệt ngân hàng số với ngân hàng trực tuyến và ngân hàng (Trang 31)
Hình 1 .Những đặc điểm của ngân hàng số qua từng giai đoạn từ ngân hàng số 1.0 đến 4.0  - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Hình 1 Những đặc điểm của ngân hàng số qua từng giai đoạn từ ngân hàng số 1.0 đến 4.0 (Trang 34)
Hình 2. Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Hình 2. Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn (Trang 40)
Bảng 2. Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Bảng 2. Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn (Trang 47)
Hình 3. Cấu trúc thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn  - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Hình 3. Cấu trúc thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn (Trang 48)
Bảng 3. Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột của doanh nghiệp lớn  - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Bảng 3. Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột của doanh nghiệp lớn (Trang 49)
- Mức 3– Hình thành: Điểm tối đa trên điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 3 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 3;  - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
c 3– Hình thành: Điểm tối đa trên điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 3 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 3; (Trang 50)
Hình 4. Diễn biến tăng vốn điều lệ TPB qua các năm (đơn vị Nghìn Tỷ VNĐ).   - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Hình 4. Diễn biến tăng vốn điều lệ TPB qua các năm (đơn vị Nghìn Tỷ VNĐ). (Trang 62)
Hình 5. Diễn biến tổng tài sản TPB tăng lên nhanh chóng qua các năm một phần nhờ áp dụng hiệu quả chiến lược chuyển đổi số (đơn vị Nghìn Tỷ  - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Hình 5. Diễn biến tổng tài sản TPB tăng lên nhanh chóng qua các năm một phần nhờ áp dụng hiệu quả chiến lược chuyển đổi số (đơn vị Nghìn Tỷ (Trang 63)
Hình 6. Xu hướng chi phí hoạt động và CIR của TPB - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Hình 6. Xu hướng chi phí hoạt động và CIR của TPB (Trang 64)
Bảng 7. Thống kê khách hàng trên nền tảng số (digital banking) 6 tháng đầu năm và cơ hội kinh doanh khối NHCN  - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Bảng 7. Thống kê khách hàng trên nền tảng số (digital banking) 6 tháng đầu năm và cơ hội kinh doanh khối NHCN (Trang 70)
Bảng 6. Các chỉ số thống kê tăng trưởng của TPBank do áp dụng chuyển đổi số từ 2018 đến 2020  - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Bảng 6. Các chỉ số thống kê tăng trưởng của TPBank do áp dụng chuyển đổi số từ 2018 đến 2020 (Trang 70)
Bảng 8. Kết quả kinh doanh khởi sắc 6 tháng đầu năm 2022 riêng khối NHCN nhờ áp dụng chiến lược chuyển đổi số  - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Bảng 8. Kết quả kinh doanh khởi sắc 6 tháng đầu năm 2022 riêng khối NHCN nhờ áp dụng chiến lược chuyển đổi số (Trang 71)
Hình 7. Đánh giá vị trí và tương Lai ngân hàng số TPBank - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Hình 7. Đánh giá vị trí và tương Lai ngân hàng số TPBank (Trang 86)
Bảng 9. So sánh mục tiêu chuyển đổi số đến 2025 của TPBank hiện tại còn 2 tiêu chí 4, 5 chưa đạt so với yêu cầu của NHNN - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Bảng 9. So sánh mục tiêu chuyển đổi số đến 2025 của TPBank hiện tại còn 2 tiêu chí 4, 5 chưa đạt so với yêu cầu của NHNN (Trang 94)
Bảng 10. So sánh mục tiêu chuyển đổi số đến 2025 của TPBank vượt so với yêu cầu của NHNN - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Bảng 10. So sánh mục tiêu chuyển đổi số đến 2025 của TPBank vượt so với yêu cầu của NHNN (Trang 94)
Bảng 11. So sánh mục tiêu chuyển đổi số đến 2030 của TPBank vượt so với yêu cầu của NHNN - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Bảng 11. So sánh mục tiêu chuyển đổi số đến 2030 của TPBank vượt so với yêu cầu của NHNN (Trang 95)
Hình 9 Lợi ích về chất lượng của BPM theo nghiên cứu của BeringPoint. - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Hình 9 Lợi ích về chất lượng của BPM theo nghiên cứu của BeringPoint (Trang 101)
Bảng 12. Loại tài sản và hệ thống triển khai quản lý tại TPBank. - Chuyển Đổi Số Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong.
Bảng 12. Loại tài sản và hệ thống triển khai quản lý tại TPBank (Trang 107)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w