1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).

116 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Kho Bãi Tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hoá Hàng Không Việt Nam (ACSV)
Tác giả Đoàn Thị Chi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bình
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh Doanh Thương Mại
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 4,95 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS KHO BÃI HÀNG KHÔNG (21)
    • 1.1 Một số vấn đề cơ bản về logistics (21)
      • 1.1.1. Khái niệm về logistics (21)
      • 1.1.2. Vai trò của logistics (22)
      • 1.1.3. Phân loại logistics (23)
    • 1.2. Tổng quan về dịch vụ logistics kho bãi hàng không (26)
      • 1.2.1. Khái niệm (26)
      • 1.2.2. Nội dung chính của dịch vụ logistics kho bãi hàng không (27)
    • 1.3. Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không (32)
      • 1.3.1. Khái niệm về phát triển hoạt động kinh doanh (32)
      • 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ (33)
      • 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không (36)
    • 1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không tại một số doanh nghiệp và bài học cho Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt (38)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không tại một số doanh nghiệp (38)
      • 1.4.2. Bài học cho Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV) (39)
    • 2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Hàng không Việt Nam (ACSV) (42)
      • 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam (ACSV) (42)
      • 2.1.2. Ngành nghề, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy (43)
      • 2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi (45)
      • 2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh và các dịch vụ cung cấp (45)
      • 2.1.5. Về thị trường và thị phần phục vụ (48)
    • 2.2. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại ACSV (49)
      • 2.2.1. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh theo mô hình 3 yếu tố cốt lõi (3C) (49)
      • 2.2.2. Phân tích thực trạng hoạt động phát triển kinh doanh dựa theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh (5F) (53)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics (58)
      • 2.3.1. Chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ (58)
      • 2.3.2. Chỉ tiêu về tăng trưởng mở rộng, liên kết khách hàng sử dụng dịch vụ (61)
      • 2.3.3. Chỉ tiêu về tăng trưởng doanh thu, hiệu quả sử dụng vốn (63)
    • 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics (65)
      • 2.4.1. Về môi trường kinh doanh (65)
      • 2.4.2. Về năng lực kho bãi (66)
      • 2.4.3. Về trang thiết bị (67)
      • 2.4.4. Về năng lực hạ tầng công nghệ thông tin (69)
      • 2.4.5. Về nguồn nhân lực (70)
    • 2.5. Đánh giá chung về hoạt động kinh dịch vụ logistics kho bãi tại ACSV (73)
      • 2.5.1. Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh (73)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH (77)
    • 3.1. Định hướng phát triển ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm 2025 (77)
    • 3.2. Định hướng phát triển của ACSV đến năm 2025 (79)
      • 3.2.1. Định hướng kinh doanh (79)
      • 3.2.2. Một số quan điểm cơ bản định hướng cho các giải pháp (79)
    • 3.3. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (81)
      • 3.3.1. Giải pháp cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kho bãi, công nghệ và hiện đại hoá trang thiết bị phương tiện (81)
      • 3.3.2. Giải pháp cải tiến các quy trình khai thác cung cấp dịch vụ logistics (83)
      • 3.3.3. Giải pháp về xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (84)
      • 3.3.4. Giải pháp làm giảm chi phí của doanh nghiệp (85)
      • 3.3.5. Giải pháp phát triển thị trường (86)
    • 3.4. Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Cảng HKQT Nội Bài (87)
      • 3.4.1. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước (88)
      • 3.4.2. Một số kiến nghị với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (89)
  • KẾT LUẬN (90)

Nội dung

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS KHO BÃI HÀNG KHÔNG

Một số vấn đề cơ bản về logistics

Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất từ tiếng Anh sang tiếng Việt hay thậm chí là sang ngôn ngữ khác Ý nghĩa của nó quá rộng mà không một đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết nội dung

Trên thế giới thuật ngữ này đã xuất hiện từ lâu Logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên trong hai cuộc Đại chiến thế giới nhằm mục đích di chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến Napoleon đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics”vì ông cho rằng “Logistics là một chuỗi hoạt động để duy trì lực lượng quân đội”

Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, logistics trong quân sự được áp dụng vào các hoạt động kinh doanh thương mại để tái thiết lại nền kinh tế thời hậu chiến Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về logistics và khó có thể khẳng định, định nghĩa nào là đúng nhất Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển và dưới góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học mà đưa ra khái niệm về logistics như sau:

- Theo từ điển “ Oxford Advances Learner Dictionary of Current English,US Fifth Edition, Hornby, Oxford University Press,1995”

“Logisticscó nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức tạp nào đó (Logistics – the organization of suppies and service for any complex opertation)”

- Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM – The Council of Logistics Management):

“ Logisticslà một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”

- Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2006)“ Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”

Mặc dù có nhiều từ ngữ sử dụng, cách diễn đạt và trình bày khác nhau nhưng tất cả các tác giả đều cho rằng logistics chính là hoạt động kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hoá, dịch vụ và những thông tin từ điểm suất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng.Mục đích là làm giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh khoảng thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời (Just-in-Time), hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng Logistics còn liên quan đến các tổ chức bao gồm: chính phủ, bệnh viện, ngân hàng, người bán buôn, người bán lẻ

- Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế

Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp

Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao gồm 3 khu vực địa lý: Nhật, Mỹ-Canada và EU

- Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng

Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển

Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu Và với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này

- Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm, … Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian- địa điểm (just in time)

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất Kết quả là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu

Tổng quan về dịch vụ logistics kho bãi hàng không

Theo quan điểm của WTO, dịch vụ logistics truyền thống bao gồm các dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận và các dịch vụ gia tăng của bên thứ ba

Trong luật Thương mại năm 2005 tại mục 4, điều 233, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hoá Luật quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân là tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi làm thủ tục hải quan, các giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”

Với nhiều khái niệm, dịch vụ logistics được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:

- Theo nghĩa hẹp, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hoá và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng

- Theo nghĩa rộng, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ

Logistics kho bãi hàng không là dịch vụ mặt đất tại các cảng hàng không bao gồm các hoạt động của con người phục vụ, vận hành máy móc, phương tiện vận chuyển, xử lý hàng hoá, lưu kho bãi, công nghệ thông tin… để cung cấp dịch vụ hàng hoá dưới mặt đất Quá trình phục vụ này phải tuân thủ theo tiêu chuẩn chung quốc tế, yêu cầu của các hãng hàng không và khách hàng

1.2.2 Nội dung chính của dịch vụ logistics kho bãi hàng không

1.2.2.1 Vai trò của logistics hàng không

Logistics hàng không ngày càng khẳng định sự quan trọng của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế, văn hoá, xã hội …hiện đại

- Đối với nền kinh tế

Hàng không kết nối mạng lưới giao thông vận tải trên toàn thế giới Nó đóng một vai trò quan trọng trong trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Hàng không tạo ra khoảng 60 triệu việc làm và đóng góp hơn 2,2 nghìn tỷ đô la Mỹ trong tổng các hoạt động kinh tế Sự phát triển của ngành vận tải hàng không đồng thời thúc đẩy thị trường hàng hoá toàn cầu bao gồm: các sản phẩm điện tử, dược phẩm, hoa tươi, trái cây và các linh kiện công nghiệp khác Khoảng 35% tổng giá trị lưu thông hàng hoá trên thế giới là hàng hoá được vận chuyển qua đường hàng không Phần lớn hàng hoá qua đường hàng không được vận chuyển bằng máy bay chở khách, như Boeing 777 hay Airbus A330/340 với sức chứa 25 tấn bao gồm cả hành khách và hành lý Máy bay chở hàng cỡ trung như B737, A300-600, B767, B787 và máy bay chở hàng cỡ lớn như B747-400 và B747-

800 chuyên chở tất cả các loại hàng hoá, trong đó có cả hoa tươi, điện thoại di động, dược phẩm, động vật sống Theo ông Tony Tyler, Giám đốc điều hành của IATA, đến năm 2030, số lượng hàng khách đi máy bay có thể sẽ gấp đôi và lưu lượng hàng hoá có thể đạt 150 triệu tấn mỗi năm, đáp ứng khoảng 80 triệu việc làm và 6,9 triệu USD trên tổng GDP toàn cầu

- Đối với lợi ích xã hội

Vận tải hàng không giúp cải thiện chất lượng cuộc sống Nó cung cấp một phương tiện với giá cả phải chăng để viếng thăm bạn bè, người thân ở xa, đi du lịch khắp nơi trên thế giới Vận tải hàng không được xem như phương tiện duy nhất có thể cung cấp hàng hoá đến những vùng sâu vùng xa, xoá đói giảm nghèo từ đó thúc đẩy việc hoà nhập xã hội Mạng lưới vận tải hàng không tạo điều kiện cho việc cứu trợ khẩn cấp và phân phối nguồn viện trợ nhân đạo đến bất cứ nơi đâu trên thế giới, đảm bảo mang đến các thiết bị y tế hay các bộ phận cấy ghép một cách nhanh chóng Vận tải hàng không góp phần vào sự phát triển bền vững

Ngành hàng không đã đặt ra cho mình các mục tiêu khí hậu: từ năm 2009 đến năm 2020 cải thiện hiệu suất nhiên liệu của đội tàu bay trung bình 1,5% mỗi năm, từ năm 2020 ổn định lượng phát thải carbon ròng từ năm 2020 bằng cách giới hạn chúng thông qua tăng cường trung hoà carbon, và đến năm 2050, lượng khí thải ròng sẽ chỉ bằng nửa so với năm 2005 Bên cạnh đó, việc đưa vào sử dụng những dòng máy bay mới đã làm giảm thiểu tiếng ồn khó chịu đến 75% Máy bay thế hệ

2020 được kì vọng giảm thiểu hơn 50% tiếng ồn trong quá trình cất và hạ cánh Các động cơ hiện đại tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với trước đây Nhiên liệu sinh học và các nhiên liệu bền vững khác đã được thử nghiệm thành công và việc khai thác công nghiệp sẽ được thực hiện sau khi các thử nghiệm chứng minh được hiệu quả về mặt kinh tế Việc tái chế các bộ phận hoặc toàn bộ máy bay cũ cũng trở nên phổ biến

Hình 1.1: Minh hoạ mạng lưới các đường bay đến các nước và châu lục

(Nguồn: Theo World’s Busiest Airport, 2000, Worldmapsatlas.com) 1.2.2.2 Đặc điểm của logistics kho bãi hàng không

Kho bãi hàng không là một thành phần trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics Logistics kho bãi hàng không có một số đặc điểm như sau:

- Thời gian phục vụ gấp, chính xác, đúng giờ, đây là đặc điểm rất lớn của ngành dịch vụ logistics kho bãi hàng không Ví dụ việc cung cấp phụ tùng thay thế nhanh chóng để duy trì quy trình công nghiệp… Thời gian ngừng hoạt động có thể tạo ra tổn thất lớn

- Phục vụ nhiều loại hàng hóa vận chuyển đặc thù như các hàng có giá trị cao và dễ bị mất cắp, làm giả và nhạy cảm với nhiệt độ hoặc hàng hoá dễ hư hỏng và dược phẩm cần có môi trường kiểm soát nhiệt độ và thời gian vận chuyển nhanh chóng

- Tính an ninh, an toàn và mức độ tin cậy cao so với các ngành khác

- Khả năng phục vụ bị giới hạn về loại hàng hoá, trọng lượng và kích thước hàng hóa, kích cỡ container chứa hàng phụ thuộc vào các dòng máy bay mà các hãng sử dụng khai thác

- Do những qui định về đảm bảo an toàn, an ninh và qui định riêng của mỗi quốc gia nên quá trình phục vụ sẽ đòi hỏi thủ tục về giấy tờ phức tạp hơn

- Khách hàng là các tổ chức ( các hãng hãng hàng không, các đại lý giao nhận) hoặc là cá nhân có nhu cầu gửi, nhận hàng hoá

1.2.2.3 Cơ sở hạ tầng logistics kho bãi hàng không

Kho bãi hàng hoá là địa điểm tập kết, khai thác hàng hoá từ máy bay đến kho hàng hoá và ngược lại Nhà ga hàng hoá phải được thiết kế xây dựng theo đúng tiêu chuẩn quy định, không ảnh hưởng đến hoạt động khác của máy bay tại cảng hàng không Kho hàng hoá phải đảm bảo cho an toàn hàng hoá, thiết bị và con người, phải kết nối thuận lợi với hệ thống giao thông nội cảng hàng không và các kho vệ tinh Tuỳ theo từng điều kiện của cảng hàng không, yêu cầu về hàng hoá của các cảng hàng không, khách hàng và điều kiện kinh tế tại địa phương hoặc đơn vị quản lý Theo đó mà kho hàng hoá có thể trang bị các hệ thống như giá kệ lưu giữ hàng hoá, phương tiện nâng hạ hàng hoá, kho lạnh chứa hàng, kho chứa hàng giá trị, hàng nguy hiểm, hệ thống camera giám sát, hệ thống băng chuyền vận chuyển hàng hoá, các máy soi tia X-Quang, các hệ thống phần mềm quản lý khai thác, phân phối hàng hoá luân chuyển

Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không

1.3.1 Khái niệm về phát triển hoạt động kinh doanh

Phát triển hoạt động kinh doanh là quá trình quảng bá, bán hàng và đưa ra chiến lược phát triển cho doanh nghiệp Phát triển hoạt động kinh doanh là mốt quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và tất cả các doanh nghiệp cần tập trung chú ý vào việc tạo ra các hoạt động quảng bá và mở rộng kinh doanh Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh có thể kết hợp nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp

Phát triển hoạt động kinh doanh là quá trình phát triển theo chiều rộng (số lượng, khối lượng) và theo chiều sâu (chất lượng) của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều rộng là đề cập đến số lượng, khối lượng kinh doanh Phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều rộng là sự tăng trưởng doanh thu nhờ vào việc tăng các yếu tố đầu vào như vốn, cơ sở vật chất, lao động…

- Phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều sâu là tập trung vào chất lượng dịch vụ, tổ chức kênh cung ứng dịch vụ và lực lượng cung ứng dịch vụ sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, cung cấp giá trị khác biệt có ích nhất cho khách hàng Phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều sâu là thực hiện tăng trưởng doanh thu dựa trên việc nâng cao hiệu qủa sử dụng các yếu tố kinh doanh Ý nghĩa của việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Phát triển hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là yêu cầu quan trọng và là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, phát triển hoạt động kinh doanh chính là việc phát triển tất cả các hoạt động trong quản trị doanh nghiệp

- Đối với nền kinh tế, xã hội: doanh ngiệp kinh doanh tốt góp phần tăng GDP cho quốc gia, tạo công văn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống dân cư, thúc đẩy nền kinh tế

- Đối với doanh nghiệp: phát triển hoạt động kinh doanh là nhân tố thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh và tự hoàn thiện bản thân doanh nghiệp

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không v Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp:

Chỉ tiêu này đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian và đó là căn cứ để các nhà đầu tư xem xét đưa ra các quyết định trong tương lai Chỉ tiêu cũng cho biết mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi sử dụng các yếu tố đầu vào

Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Lợi nhuậnlà khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo nguồn tài chính cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách ổn định Đây là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh chất lượng của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận, các nhà quản lý phải có những biện pháp như là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm hoặc là tăng doanh thu của hoạt động kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = - x 100

Tổng doanh thu (doanh thu thuần)

Doanh thu thuần chính là tổng doanh thu thuần của toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần của hoạt động tài chính

Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chi phí được sử dụng càng tốt, điều này giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các mục tiêu mở rộng thị trường, tăng doanh thu, xem xét các yếu tố chi phí ở bộ phận để tiết kiệm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp v Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của sử dụng vốn

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu = - x 100

Vốn chủ sở hữu bình quân

Trong đó vốn chủ sở hữu (VCSH) được tính theo công thức:

VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có hiệu quả vốn chủ sở hữu, sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư, qua đó cũng cho thấy trong một kỳ báo cáo, 1 đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đây là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh Tuy vậy, khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp bởi vì khi tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu càng nhỏ, nợ phải trả càng lớn trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng thì mức độ mạo hiểm càng cao, càng dễ gặp rủi ro

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = -

Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu cho thấy trung bình một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định là có hiệu quả Đây là chỉ tiêu quan trọng, vốn lưu động bình quân đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư cũng như chất lượng sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động bình quân

Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = -

Chỉ tiêu cho biết để có một đồng vốn luân chuyển cần bao nhiêu đồng vốn cố định Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều v Chỉ tiêu về chất lượng

Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không tại một số doanh nghiệp và bài học cho Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không tại một số doanh nghiệp

1.4.1.1 Kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không tại trung tâm Changi Airfreight (Singapore)

Trung tâm Changi Airfreight hoạt động 24/24 phục vụ cho các hãng hàng không, các đại lý vận chuyển hàng hoá và người nhận hàng Với cơ sở hạ tầng hiện đại, hàng hoá được xử lý hiệu quả và nhanh chóng

Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không tại trung tâm Changi Airfreight có các điểm chính:

- Thứ nhất: Đơn vị thực hiện vận chuyển hàng hoá thuộc cảng hàng không Singapore được áp dụng đồng bộ mô hình quản lý hiện đại, đồng bộ về trang thiết bị, phương tiện với hệ thống công nghệ thông tin làm tăng hiệu quả khai thác

- Thứ hai: Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, trình độ và kỹ năng chuyên môn cao Hệ thống quy trình tiếp nhận xử lý hàng hoá được xây dựng và áp dụng khoa học, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin tin học, tự động hoá vào các khâu trong tiếp nhận, xử lý hàng hoá làm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả trong việc vận hành hệ thống

- Thứ ba: Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào cụ thể từng khâu trong xử lý hàng hoá thông qua website, các phần mềm hệ thống, phầm mềm hàng hoá hiện đại như Air Cargo EDI System (ACES), hệ thống thanh toán nâng cao đối với hàng hoá chuyển phát nhanh (ACCESS) và thanh toán điện tử, lập danh sách đơn hàng (EPIC) để quản lý khách hàng Ứng dụng hệ thống Trade Net cho phép khách hàng thực hiện các thủ tục tờ khai hải quan qua Internet và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ hải quan Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ điện tử vào các khâu trong quá trình xử lý hàng hoá, thông quan đã đạt được nhiều kết quả vượt trội

1.4.1.2 Kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không tại THAI Cargo (Thái Lan)

Thai Cargo là một trong những công ty phục vụ hàng hoá hàng đầu trong khu vực với diện tích khoảng 90.000m2 phục vụ từ các loại hàng hoá thông thường đến hàng hoá chuyên dụng với công suất hơn một triệu tấn mỗi năm và là đối tác của nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới

Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không tại Thai Cargo là:

- Thứ nhất: Hệ thống quy trình được xây dựng, theo dõi và thử nghiệm một cách kỹ lưỡng nhằm điều chỉnh để đảm bảo vận hành thông suốt khi đưa vào vận hành Mặc dù công nghệ đưa vào chưa bằng so với Changi Airfreight – Singapore, tuy nhiên là đáp ứng được các tiêu chuẩn thông dụng của quốc tế

- Thứ hai: Khu vực tiếp nhận hàng hoá được đầu tư trang thiết bị để thực hiện các bước tiếp nhận hàng theo đúng quy trình Hàng hoá được phân loại và tiếp nhận một cách kỹ lưỡng bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

- Thứ ba: Công nghệ và xử lý hàng hoá của Thai Cargo đó là việc đầu tư đồng bộ về số lượng, chất lượng của các trang thiết bị mặt đấy như máy soi hiện đại nguyên cả ULD, thiết bị chất xếp hàng hoá nguyên ULD, các hệ thống giá kệ lưu trữ và thiết bị xếp dỡ hàng hoá Với lợi thế về mặt bằng, cùng với đồng bộ hệ thống công nghệ xử lý hàng hoá nên chất lượng dịch vụ được đánh giá cao

- Thứ tư: Phân chia khu vực khai thác

Tại khu vực hàng quốc tế được phân tách các khu vực riêng biệt như: khu vực hàng nhanh, hàng hoá nhạy cảm, hoặc khu vực Freezone Các kho lưu hàng hoá của từng khu vực được thiết lập để quá trình giao nhận được thực hiện riêng biệt đảm bảo sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức và khai thác Đối với khu vực Freezone, hàng hoá được thực hiện kiểm soát chặt chẽ, công nghệ thông tin hỗ trợ trong quá trình thực hiện xử lý hàng hoá

1.4.2 Bài học cho Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV)

- Đối với công tác quy hoạch mặt bằng

Cơ quan nhà nước phải thực hiện quy hoạch mang tầm vĩ mô đối với các cảng hàng không, đặc biệt đối với mặt bằng phục vụ hàng hoá Công ty bố trí các vị trí lưu hàng theo từng tính chất loại hàng hoá qua đường hàng không, theo đặc thù thương mại của các nhóm hàng Mặt bằng các kho bãi phải được kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ hiện đại, thuận tiện trong việc vận chuyển khai thác, phát triển dịch vụ logistics hàng không

- Đối với quy trình và công nghệ khai thác

Công ty cần áp dụng quy trình khai thác tiên tiến đảm bảo tiết kiệm thời gian, nhân lực, hiệu quả quản lý đối với hàng hoá thông qua cảng hàng không Công nghệ khai thác phải được ứng dụng mạnh mẽ, khoa học

- Đối với đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực phải thường xuyên được đào tạo theo các tiêu chuẩn phục vụ hàng hoá của IATA Chủ động xây dựng các trung tâm đào tạo tại chỗ theo chuẩn quốc tế và đẩy nhanh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt kịp với hoạt động khai thác logistics của các nước phát triển

- Thiết bị và công nghệ thông tin tin học

Cùng với các yếu tố nêu trên, cần phải thực hiện đầu tư thiết bị phục vụ hàng hoá hàng không hiện đại đồng bộ Ứng dụng công nghệ thông tin về giảm thiểu nhân lực, nâng cao hiệu quả khai thác, giảm chi phí dịch vụ logistics tại các cảng hàng không

Website chính là nền tảng giúp doanh nghiệp hoạt động bán hàng trên Internet và thu hút khách hàng ACSV cần xây dựng website có giao diện đẹp mắt, thân thiện, bố cục hợp lý, tính năng đầy đủ, thân thiện với người dùng Bên cạnh đó, website còn phải cung cấp thông tin cụ thể và đầy đủ, tốc độ tải nhanh, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm và hiển thiện tốt trên mọi màn hình thiết bị, đặc biệt là các thông tin tìm kiếm hành trình của hàng hoá và các loại phí dịch vụ của doanh nghiệp… Nhờ đó, khi khách hàng truy cập vào website nhận được nhiều thiện cảm, thoả mãn tối đa nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng làm tăng sự tin tưởng và khả năng thu hút khách hàng ngày càng nâng cao

Qua Chương 1, Luận văn đã làm rõ khái niệm, phân loại, vai trò và những nội dung cơ bản về dịch vụ logistics kho bãi hàng không Đây là cơ sở lý luận quan trọng làm cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không cũng như đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS KHO BÃI TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HOÁ HÀNG KHÔNG VIỆT

Giới thiệu về Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Hàng không Việt Nam (ACSV)

2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam (ACSV)

Lịch sử phát triển của công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam (ACSV):

Thành lập tháng 04 năm 2009, Công ty Dịch vụ hàng hóa hàng không (ACS) là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty cảng hàng không Miền Bắc (NAC) với chức năng chính cung cấp các dịch vụ liên quan tới dịch vụ hàng hóa cho các hãng hàng không đi và đến tại Cảng HKQT Nội Bài Trải qua giai đoạn đầu thành lập với nhiều khó khăn, công ty đã không ngừng nỗ lực vươn lên với tiêu chí luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, luôn lắng nghe và hỗ trợ khách hàng Trải qua thời gian, danh tiếng và chất lượng dịch vụ của ACS dần được khách hàng đánh giá cao, khẳng định vị thế tại thị trường Nội Bài Đến cuối năm 2012, tổng số khách hàng do công ty phục vụ đã lên tới 14 khách hàng, sản lượng tăng từ 7.600 tấn lên tới 37.700 tấn

Năm 2012, Công ty chuyển đổi mô hình thành Trung tâm dịch vụ nhà ga hàng hoá Nội Bài (ACS) trực thuộc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài – Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam Kế thừa những thành quả mà đơn vị tiền thân đã đạt được, ACS tiếp tục phát huy củng cố vị thế vững chắc trên thị trường Đến cuối năm 2014, ACS đã phục vụ 19 hãng hàng không, trong đó có một số hãng hàng không hàng đầu thế giới như: Fedex Express, Cargolux, All Nippon Airways, HongKong Airlines, DHL,… sản lượng đạt xấp xỉ 80.000 tấn

Năm 2015, theo chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam,Trung tâm dịch vụ ga hàng hóa Nội Bài là đại diện tiên phong của Cảng HKQT Nội Bài thực hiện chuyển đổi vốn chủ sở hữu từ nhà nước sang tư nhân thông qua quá trình cổ phần hóa Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam (ACSV) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/06/2015

Từ đó đến nay, ACSV không ngừng phấn đấu đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, nâng cao hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ và đã đạt được các chứng chỉ phục vụ hàng hóa tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001-2015, ISAGO, chứng nhận thành viên TAPA Năm 2016, ACSV đầu tư xây dựng dự án nhà ga hàng hóa mở rộng – CT2, với kỳ vọng khi nhà ga đi vào hoạt động sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường phục vụ hàng hóa hàng không tại Cảng HKQT Nội Bài đang ngày càng phát triển

2.1.2 Ngành nghề, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy

2.1.2.1 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

Vận tải hàng hoá bằng đường bộ

Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá

Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hoá

Giao nhận hàng hoá, đại lý làm thủ tục hải quan

Cho thuê kho bãi, bãi đỗ xe;

Cho thuê xe động cơ, máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

Dịch vụ đóng gói hàng hoá

Cho thuê kios, văn phòng phục vụ mục đích kinh doanh;

Dịch vụ vận chuyển mặt đất

- Địa bàn kinh doanh: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, xã Phú Cường, huyện

Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội

- Tình hình hoạt động: ACSV là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hàng hoá và các dịch vụ khác có liên quan đến dịch vụ phục vụ hàng hoá bằng đường hàng không, đường bộ Trong những năm vừa qua, công ty luôn giữ vững và đảm bảo duy trì phát triển tốc độ cao, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người lao động, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước nâng cao uy tín và hình ảnh của ACSV trên thị trường

2.1.2.2 Nhiệm vụ phát triển trung và dài hạn

Thứ nhất: Các mục tiêu phát triển bền vững: Phấn đấu trở thành công ty phục vụ hàng đầu khu vực, theo tiêu chuẩn chất lượng cam kết với khách hàng, phù hợp với tiêu chuẩn và sự phát triển của ngành hàng không

Thứ hai: Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng với mục tiêu giữ chân các khách hàng hiện có và tìm kiếm khách hàng mới trong những năm tới

Thứ ba: Rà soát năng lực của các đơn vị, xây dựng các mô hình mang tính chuyên môn hoá cao; xây dựng chính sách lao động tiền lương để khuyến kích phát triển nguồn nhân lực hiện có và thu hút nhân lực chất lượng cao

Thứ tư: Mở rộng đầu tư thêm một số dịch vụ gia tăng và các dự án liên danh liên kết trong chuỗi phục vụ hàng hoá

Thứ năm: Mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội, cộng đồng): Công ty cam kết và nỗ lực bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khoẻ, an toàn lao động và đóng góp lợi ích cho cộng đồng bằng việc sử dụng hợp lý nguyên vật liệu sản xuất, tuân thủ các quy định về môi trường, đầu tư công tác đào tạo nhằm phát triển con người và tham gia các hoạt động xã hội ý nghĩa

2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức và quản lý: Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các Luật khác và Điều lệ công ty được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không

(Nguồn: ACSV) 2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

“To become a professional cargo terminal operator in Vietnam with international-standard services” (Tạm dịch: ACSV hướng tới trở thành cảng hàng không vận chuyển hàng hóa với các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế) Với định hướng trở thành đơn vị chuyên nghiệp trong vận tải hàng hóa hàng không

We dedicate our resource to provide high-quality air cargo services and facilities in the most cost-efficiency (Tạm dịch: Chúng tôi luôn sử dụng tất cả các nguồn lực để mang tới dịch vụ và cơ sở vật chất vận chuyển hàng hóa hàng không đạt tiêu chuẩn cao với chi phí hợp lý và hiệu quả nhất)

Commitment; Transparency; Integrity; Efficiency; Cooperation (Tạm dịch:

Cam kết, Minh bạch, Toàn vẹn, Hiệu quả, Hợp tác)

2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh và các dịch vụ cung cấp

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành phục vụ hàng hóa hàng không, cùng với đội ngũ cán bộ - công nhân viên dày dạn kinh nghiệm gắn bó từ những ngày đầu thành lập, dịch vụ phục vụ hàng hóa của ACSV đang không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng các dịch vụ hiện có đồng thời cung cấp các dịch vụ mới để hướng tới nhiều đối tượng khách hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ Các dịch vụ chính mà ACSV cung cấp bao gồm:

- Vận chuyển hàng hóa hàng không

ACSV đã phục vụ hàng hóa các hãng hàng không thường lệ và rất nhiều các chuyến bay thuê chuyến với rất nhiều các loại hàng hóa đặc biệt: Hàng động vật sống, hàng giá trị cao, hàng nặng, hàng siêu nặng, hàng thiết bị, máy móc với kích thước lớn… Dịch vụ phục vụ hàng hóa của Công ty đáp ứng yêu cầu phục vụ của Hãng hàng không đối với hầu hết các loại hàng hóa bao gồm: Hàng thông thường, thư tín, Hàng điện tử, hàng công nghệ cao, Hàng chuyển phát nhanh, Hàng nguy hiểm, Hàng tươi sống, Hàng động vật sống, Hàng quá khổ, Hàng giá trị cao

ACSV đang phục vụ các Hãng hàng không với tiêu chuẩn phục vụ cao, và nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng như: Hãng hàng không Cargolux, AirBridge Cargo; Turkish Airline chuyên phục vụ các loại hàng công nghệ cao, hàng điện thoại và các loại máy móc, thiết bị với kích thước lớn từ Châu Âu Hãng hàng không All Nippon Airways với yêu cầu rất cao về chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính đúng giờ; Hãng K-Mile chuyên chở hàng hóa chuyển phát nhanh của DHL với thời gian phục vụ ngắn…

Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại ACSV

2.2.1 Phân tích thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh theo mô hình 3 yếu tố cốt lõi (3C)

Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Với mục tiêu trở thành trung tâm điều hành dịch vụ hàng hóa hàng không chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn quốc tế ACSV xác định tập khách hàng chính bao gồm 2 nhóm: các hãng hàng không và khách hàng thông thường (các khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước, tương ứng với các dịch vụ mà công ty đã và đang cung cấp)

- Khách hàng là các hãng hàng không:

+ Hãng hàng không chuyên chở hàng

+ Hãng hàng không chở hành khách

Tính đến thời điểm hiện tại, ACSV đã phục vụ 26 hãng hàng không trong đó có cả các hãng tàu chuyên chở hàng (như Cargolux, Turkish Airlines, HongKong

Airlines, K-mile, Air Bridge Cargo, Fedex, DHL….) và các hãng chuyển chở hành khách (như All Nippon Airways, Jeju Air, Vietjet Air, …)

Hình 2.5: Một số khách hàng là các hãng hàng không

Bao gồm những cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam cung cấp các dịch vụ đa dạng, vận chuyển các mặt hàng từ giá trị thấp đến giá trị cao, từ hàng thông thường đến hàng hóa đặc biệt

Hoạt động trong lĩnh vực phục vụ hàng hóa, ACSV đã có mối quan hệ đối tác khăng khít với nhiều forwarders trong đó có rất nhiều tên tuổi nổi bật như: DHL, Kuehne + Nagel, DB Schenker Logistics, Panalpina, Nippon Express, Expeditors, SDV, DSV, Ceva… Lực lượng khách hàng này luôn được ACSV đánh giá là đối tác chiến lược trong dài hạn và ACSV sẽ nỗ lực hết mình nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu từ các đối tác trên

Hình 2.6: Một số khách hàng đại lý

Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng mà ACSV hướng tới còn là những tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thuê mặt bằng tại càng hàng không để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

Tuy nhiên, với quy mô và các dịch vụ cung ứng tại thời điểm hiện tại, có thể nhận thấy rằng nhóm khách hàng mà ACSV hướng tới chủ yếu là khách hàng lớn (các hãng hàng không và các doanh nghiệp)

ACSV sở hữu nhà ga hàng hoá Nội Bài là cửa ngõ giao nhận hàng hoá quốc tế và nội địa tại khu vực miền Bắc.Nhà ga hàng hoá có vị trí rất thuận lợi, phía bắc giáp sẫn đỗ dành riêng cho tàu bay chở hàng với chiều dài 300m và diện tích 86.000m2, có thể đỗ được 04 tàu bay Freighter Boeing 747 cùng lúc, phía nam giáp đường Võ Văn Kiệt, phía tây giáp nhà ga hành khách nội địa, phía đông giáp với đường nội Cảng vào khu bay Đây là địa điểm lý tưởng của một trung tâm trung chuyển hàng hoá quốc tế, nội địa của khu vực phía Bắc

Hình 2.7 Mặt bằng tổng thể nhà ga hàng hoá Nội Bài

Nhà ga hàng hoá Nội Bài có tổng diện tích xây dựng là 60.000m2 bao gồm 44.500m2 diện tích nhà ga hàng hoá ACSV-CT1 và 14.500m2 diện tích xây dựng nhà ga hàng hoá ACSV-CT2 Hiện nay, ACSV cung cấp các dịch vụ khai thác, xử lý hàng hoá tại nhà ga CT1, với tổng diện tích 20.000m2 bao gồm diện tích nhà ga và sân đỗ phương tiện

Bảng 2.1: Chi tiết diện tích mặt bằng khai thác hàng hoá ACSV

Nhà ga hàng hoá ACSV – CT2 là dự án mở rộng nhà ga hàng hoá tại Cảng HKQT Nội Bài, được sự cho phép xây dựng của Bộ Giao thông vận tải & Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV), dự án này do ACSV làm chủ đầu tư Nhà ga được thiết kế đáp ứng sản lượng 200.000 tấn/năm, khi công trình đi vào hoạt động sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ và giải quyết hiện tượng ùn tắc, quá tải đang nhức nhối nhiều năm tại các nhà ga trên thị trường

2.2.1.3 Về đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh của ACSV tại thị trường Nội Bài:

- Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá Nội Bài (NCTS) là đơn vị phục vụ hàng hoá hàng không đầu tiên tại Nội Bài, mặc dù mặt bằng khai thác đang đi thuê nhưng NCTS đã khẳng định vị thế và uy tín của mình trong lĩnh vực phục vụ hàng hóa hàng không bằng chất lượng dịch vụ và các giá trị gia tăng NCTS là đối tác tin cậy hàng đầu của các công ty giao nhận vận tải, các hãng hàng không trong và ngoài nước

- Công ty cổ phần nhà ga hàng hoá ALS (ALSC) là đơn vị thành lập sau với diện tích nhà ga hàng hoá đạt 15.000m2, hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại Các công đoạn khai thác được cải tiến, phát triển tự động hoá đảm bảo công tác khai thác hàng hoá luôn nhanh và chính xác

Sau khi phân tích đối thủ cạnh tranh và thị trường, ACSV hiểu được rằng chiến lược về giá không phải là một giải pháp lâu dài, sản phẩm cũng không thực sự khác biệt với đối thủ, ACSV đã xây dựng một lợi thế cạnh tranh riêng, đó là dịch vụ khách hàng với phương châm “ Lấy khách hàng làm trung tâm” Thời gian phục vụ nhanh chóng, chính xác, chăm sóc khách hàng hoàn hảo, đáp ứng những kỳ vọng của khách hàng…làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái và hài lòng nhất khi sử dụng dịch vụ Điều này đã giúp ACSV thành công định vị được thương hiệu về dịch vụ khách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường

2.2.2 Phân tích thực trạng hoạt động phát triển kinh doanh dựa theo mô hình

2.2.2.1 Sự cạnh tranh trong ngành v Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá Nội Bài (NCTS):

- NCTS là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ hàng hoá, kho bãi đầu tiên tại sân bay Nội Bài Trước đó kinh nghiệm quản lý, điều hành và mạng lưới khách hàng được kế thừa từ Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS)

- NCTS được hỗ trợ từ công ty mẹ là Vietnam Airlines về nguồn hàng Theo đó hàng hoá trên các chuyến bay của Vietnam Airlines và Pacific Airlines đảm nhận bởi NCTS Sản lượng hàng hoá chiến khoảng 55% tổng sản lượng hàng hoá NCTS phục vụ năm 2019 VNA chiếm 29,2% thị phần vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Việt Nam năm 2019 Ngoài ra, Vietnam Airlines hỗ trợ trong quan hệ với các hãng hàng không trên thế giới

- NCTS hiện cung cấp dịch vụ cho 09 hãng hàng không lớn (thuộc Top 25 hãng hàng không lớn năm 2018 – dựa trên sản lượng hàng hoá chuyên chở do IATA xếp hạng), chuyên vận chuyển hàng hoá trên các đường bay giữa Việt Nam đến/đi Trung Quốc, Hàn Quốc, Qatar Đây là 03 tuyến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không chủ yếu của Việt Nam ( chiếm tổng khoảng 83% sản lượng hàng hoá trên các đường bay của Việt Nam năm 2019) Với lợi thế là công ty con của Vietnam Airlines (VNA) NCTS phục vụ toàn bộ lượng hàng hoá của VNA tại CHKQT Nội Bài Chính vì vậy, sản lượng hàng hoá NCTS phục vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất tại thị trường Nội Bài v Công ty cổ phần nhà ga hàng hoá ALS (ALSC):

Nhà ga hàng hoá ALSC là mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics hàng không của hệ thống ALS ALSC hiện cung cấp dịch vụ ga hàng không kéo dài cho Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên Hàng hoá của Samsung chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng trọng lượng hàng hoá ACSV phục vụ Chính vì vậy sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và doanh thu bị giảm nếu hàng hoá của Samsung chuyển sang ALSC phục vụ

ALS sở hữu 04 kho hàng không kéo dài tại ICD Mỹ Đình, Bắc Ninh và Thái Nguyên

Bảng 2.2: Hệ thống kho hàng không kéo dài của ALS

Hình 2.8: Quy trình hoạt động mô hình kho hàng không kéo dài

Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics

2.3.1 Chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ thể hiện sự thoả mãn của khách hàng đối với dịch vụ mà nhà quản lý, đơn vị cung cấp cho khách hàng Để có kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ, tác giả sẽ đưa ra các đánh giá dựa trên kết quả tổng hợp các mẫu khảo từ khách hàng là các đại lý, hãng hàng không thông qua các mẫu khảo sát từ khách hàng bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại, qua email Việc đánh giá dịch vụ logistics tại ACSV được thực hiện dựa trên 26 mẫu khảo sát đối với các hãng hàng không và 40 mẫu đối với đại lý, khách lẻ… tại ACSV với các tiêu chí đánh giá theo mẫu thiết kế (mẫu câu hỏi và danh sách khách hàng được khảo sát có phụ lục đính kèm) gồm:

Kết quả đánh giá qua tổng hợp phân tích kết quả từ các mẫu của 26 khách thể được hỏi như sau:

Nhóm 1: Dịch vụ phục vụ hàng hoá cho các hãng hàng không: đối tượng được khảo sát điều tra là các hãng hàng không

Hình 2.9: Đánh giá của các hãng hàng không về chất lượng dịch vụ logistics tại

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong tổng số các mẫu khảo sát từ các hãng hàng không, kết quả cho thấy chỉ có 4% hãng hàng không đánh giá là rất hài lòng, 27% hãng hàng không hài lòng, có 46% hãng hàng không tương đối hài lòng, có 19% hãng hàng không không hài lòng và 4% hãng hàng không rất không hài lòng

Nhóm 2: Dịch vụ xử lý hàng hoá, lưu kho

Với 40 mẫu phiếu được hỏi từ các đại lý giao nhận được ACSV cung cấp dịch vụ thường xuyên Kết quả khi tổng hợp phân tích gồm có 3% khách hàng rất hài lòng, 20% khách hàng được hỏi cho biết hài lòng, 45% khách hàng cho biết tương đối hài lòng, có 25% khách hàng không hài lòng và 8% khách hàng rất không hài lòng Kết quả trên cho thấy thực sự 33% khách hàng được hỏi chưa hài lòng hoặc rất không hài lòng với cung cấp dịch vụ xử lý hàng hoá và lưu kho của ACSV

Hình 2.10: Khảo sát đánh giá dịch vụ xử lý hàng hoá, lưu kho đối với khách hàng là đại lý tại ACSV

( Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Bên cạnh đó, khi thực hiện khảo sát về vấn đề làm thủ tục nhận hàng tại ACSV đối với các đại lý và công ty giao nhận tác giả đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát đại lý, công ty giao nhận

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Nội dung đánh giá Số phiếu các nội dung đánh giá

Cần cố gắng Đạt yêu cầu

- Xét duyệt hồ sơ làm thủ tục nhận hàng

Nguyên nhân xét duyệt hồ sơ và tìm trả đúng hàng có tỷ lệ không đạt và cần cố gắng vẫn còn cao là do hiện nay ACSV chưa xây dựng quy trình hướng dẫn khi phần mềm quản lý hàng hoá gặp sự cố Lúc đó, phân loại, kiểm đếm và lưu hàng hoàn toàn thực hiện bằng phương pháp thủ công, cộng thêm hàng hoá bị ùn ứ làm cho việc xử lý hồ sơ và tìm hàng trả cho khách mất nhiều thời gian

Bên cạnh đó, có nhiều bước thực hiện kèm với khách hàng phải hoàn chỉnh nhiều loại giấy tờ liên quan đến lô hàng, đối với các chủ hàng/đại lý/ tài xế đến gửi hàng nhiều lần nhưng các thông tin cá nhân vẫn phải kê khai nhiều lần và các thông tin này không được lưu lại trên hệ thống để có thể tiết kiệm thời gian cho chủ hàng Tóm lại, qua kết quả khảo sát cho thấy ACSV đang từng bước cố gắng hoàn thiện nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên mức độ rất hài lòng vẫn còn ở mức thấp, cần phải đưa ra các biện pháp để nâng cao mức độ đánh giá và thu hút nhiều khách hàng

2.3.2 Chỉ tiêu về tăng trưởng mở rộng, liên kết khách hàng sử dụng dịch vụ

Trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của sản lượng hàng hoá qua cảng HKQT Nội Bài, yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng đối với dịch vụ hiện có và dịch vụ gia tăng thêm là rất lớn nhưng các dịch vụ liên kết để gia tăng năng lực và doanh thu chưa xứng với tiềm năng của cảng HKQT Nội Bài Ở một số trường hợp do tính liên kết yếu, các công ty khác tự hạ giá dịch vụ logistics hoặc phá giá thị trường đồng thời vô hình trung mang lại nguồn lợi cho các hãng hàng không, công ty nước ngoài Việc tăng cường liên kết sẽ hạn chế được chi phí các công đoạn phục vụ do việc phân chia công đoạn khai thác hoàn thành dịch vụ Ví dụ: hiện nay giữa ACSV và ALSC đã có sự hợp tác chia sẻ đối với công đoạn phục vụ hàng nhập và xuất tại cảng HKQT Nội Bài Theo đó, đối với hàng xuất công ty ALS sẽ tiến hành làm các thủ tục nhận hàng từ nhà máy Samsung và được vận chuyển đến Nội Bài bàn giao cho công ty ACSV chất xếp hàng lên ULD đến máy bay Quá trình hợp tác đối với hàng nhập cũng thực hiện tương tự và ngược lại ACSV sẽ nhận hàng từ máy bay và bàn giao cho ALS vận chuyển về kho khai thác và giao cho người nhận (nhà máy, khách hàng)

Bảng 2.5: Sản lượng hàng hoá kho hàng không kéo dài qua ACSV năm 2019-2021

( Nguồn: Phòng Kinh doanh – ACSV) Đơn vị tính: nghìn tấn

Tóm lại, mặc dù có một vài công đoạn đã có sự liên kết giữa các công ty phục vụ, tuy nhiên việc nhân rộng mô hình ra để tận dụng lợi thế tương đối giữa công ty cung cấp dịch vụ logistics và đại lý giao nhận khác chưa được đầu tư phát triển tương xứng với nhu cầu của thị trường Trong điều kiện mặt bằng khai thác tại cảng HKQT Nội Bài là quá chật hẹp, thì việc mở rộng các kho kéo dài thông qua liên doanh liên kết trong chuỗi logistics sẽ giải phóng đáng kể nhu cầu về mặt bằng Hơn nữa, việc các công ty liên kết với nhau trong công đoạn phục vụ sẽ hạn chế được việc cạnh tranh giá cả, điều này làm cho ngành kinh doanh dịch vụ logistics tại Nội Bài không thể phát triển được mà kết quả là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ tự làm yếu mình và dẫn đến yếu tố có lợi cho các đối thủ là doanh nghiệp nước ngoài hoặc các hãng hãng không chèn ép về giá dịch vụ, ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí

2.3.3 Chỉ tiêu về tăng trưởng doanh thu, hiệu quả sử dụng vốn v Chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, với bất kỳ một công ty hay một doanh nghiệp nào thì lợi nhuận vẫn luôn là mục đích mà họ hướng tới.Việc phấn đấu để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận là điều mà các doanh nghiệp và các nhà đầu tư luôn quan tâm bởi đây là chỉ tiêu thể hiện tình hình tài chính doanh nghiệp được ổn định vững chắc, là cơ sở cho việc điều chỉnh và đưa ra các quyết định kinh doanh tiếp theo Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ACSV, ta sử dụng chỉ tiêu phản ánh là lợi nhuận

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019-2021

(Nguồn: Phòng TCKT ACSV) Đơn vị tính: tỷ đồng

Qua bảng tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên từ năm 2019 đến năm 2021 có thể nhận thấy rằng năm 2021 lợi nhuận cao hơn những năm khác Một số lý do dẫn đến việc doanh thu tăng là do mặt bằng khai thác được mở rộng, ký kết hợp đồng thêm được một số lượng các hãng hàng không,… Mặc dù, tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biễn phức tạp nhưng với tầm nhìn và hướng đi đúng của ban lãnh đạo, công ty đang áp dụng những chiến lược kinh doanh phù hợp với biện pháp tăng doanh thu và giảm chi phí ở một tỷ lệ hợp ý nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất và với sự góp sức của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty cùng vượt qua khó khăn của đại dịch đã đem lại kết quả kinh doanh năm 2021 vượt bậc so với các năm trước

Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021

(Nguồn: Phòng TCKT ACSV) ĐVT: tỷ đồng

1 Sản lượng ( nghìn tấn hàng) 193,88 213,41 110,1 131,0

2 Tổng doanh thu và thu nhập khác 567,45 718,99 126,7 147,4

6 Tỷ suất LNST/VĐL 100,7 137,9 137,0 154,1 v Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn

Bảng 2.8: Bảng các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn công ty từ năm 2019 –

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, báo cáo tài chính của công ty năm 2019, 2020,

STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2022 Năm 2021

1 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 33,7% 41,7% 63,8%

2 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định 47,8% 62,5% 98,0%

3 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động 0,7 0,6 0,4

“ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu phản ánh khái quát hiệu quả nhất sử dụng vốn của doanh nghiệp Sử dụng vốn hiệu quả sẽ đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn, bảng trên cho ta thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty tương đối cao và ổn định Trong các năm đều tăng lên đáng kể cũng đồng nghĩa với việc sử dụng vốn của doanh nghiệp là khá tốt điều này nhờ vào việc giữ chân và mở rộng được số lượng khách của mình

Bảng 2.9: Các khoản chi phí của công ty từ năm 2019-2021

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2019, 2020,2021) ĐVT: tỷ đồng

Số tiền % Số tiền % Chi phí nhân công 76,435 80,550 107,889 4,115 5,4 27,339 33,9 Chi phí nguyên, nhiên liệu

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí khác 1,539 3,717 2,300 2,178 141,5 -1,417 -38,1 Chi phí khấu hao tài sản

Qua bảng trên ta thấy được tình hình thực hiện chi phí của ACSV trong 3 năm 2019,2020 và 2021 Chi phí của công ty năm 2021 tăng 161,7% ( tương đương 58,200 tỷ đồng) so với năm 2020, năm 2020 tăng 48,2% ( tương đương 13,871 tỷ đồng) so với năm 2019 Sở dĩ, chi phí năm 2021 tăng do giai đoạn này công ty đầu tư xây dựng kho bãi ( chi phí xây dựng và giải phóng mặt bằng) Tuy nhiên, chi phí nhân công năm 2021 cao hơn hẳn so với 2 năm 2019, 2020 Điều này có thể lý giải là do năm 2021 sản lượng tăng đột biến, lượng nhân viên công ty tăng lên và công ty cũng điều chỉnh mức lương cho cán bộ công nhân viên dẫn đến chi phí nhân công tăng cao Bên cạnh đó chi phí nguyên nhiên liệu cũng tăng là do sắp xếp vị trí lưu hàng trong kho chưa tối ưu các phương tiện phục vụ khai thác phải di chuyển nhiều để nhận và trả hàng cho khách.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics

2.4.1 Về môi trường kinh doanh

Các quy hoạch phát triển, xây dựng hạ tầng cảng HKQT Nội Bài chưa đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trưởng hàng hoá qua đường hàng không tại cảng nói chung và ACSV nói riêng Bên cạnh đó quy định về thuế, hải quan hoặc quy trình thủ tục rườm rà, tiêu cực cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của công ty

Hơn nữa, các doanh nghiệp giao nhận và khách hàng chưa nắm bắt tập quán, luật lệ quốc tế trong lĩnh vực hoạt động logistics hàng không Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá qua cảng HKQT Nội Bài chưa sử dụng hiệu quả các điều kiện thương mại quốc tế Xuất “FCA” nhập “CIP” là phổ biến, theo đó vô hình chung cản trở, hạn chế dịch vụ vận tải trong logistics Mặt khác, từ trước đến nay phần lớn các doanh nghiệp đã quen với việc tự làm khâu giao nhận do bộ phận xuất nhập khẩu phụ trách, việc này sẽ không khuyến khích được sự phát triển dịch vụ chuyên nghiệp

2.4.2 Về năng lực kho bãi

Với mức chuẩn thiết kế thông thường, để phục vụ 1 tấn hàng hoá qua đường hàng không cần tối thiểu 30m2/tấn/ngày (lưu kho, chất xếp, tháo dỡ…) Theo bảng thống kê và tính toán dưới đây, ta thấy diện tích mặt bằng kho tại các kho hàng nội địa và quốc tế phần lớn là thiếu

Bảng 2.10: Thống kê mặt bằng kho phục vụ hàng hoá nội địa và quốc tế của

STT Mặt bằng kho bãi Diện tích (m2)

SL phục vụ năm 2021 (nghìn tấn)

Nhu cầu diện tích kho (m2) đảm bảo 30m2/tấn/ngà y

Nhu cầu diện tích cần thêm (m2) a b c D e f=e-c

Ta thấy, nhu cầu thiếu hụt mặt bằng kho là xấp gỉ 4,300m2 đối với mức sản lượng năm 2021 Theo khảo sát thực tế mặt bằng các kho tại ACSV ngoài cách thức thiết kế và thực tế đưa vào khai thác chưa đảm bảo được đúng công suất cũng như yêu cầu sản lượng hàng hoá thực tế tại ACSV Hơn nữa, các kho hàng hoá chưa đủ về mặt diện tích, khu vực phục vụ riêng cho các đối tượng hàng hoá theo tính chất hoặc theo yêu cầu dịch vụ của khác hàng như khu vực kho đối với hàng hoá chuyển tiếp, hàng hoá đặc biệt, hàng nhạy cảm, hàng động vật sống Như vậy, hậu quả là hàng hoá quá tải có thể dẫn đến khi khai thác bị móp, méo, va quệt, hư hỏng… làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ logistics của ACSV

Bên cạnh đó, dựa vào bảng kết quả khảo sát các đại lý, công ty giao nhận nội dung đánh giá điều xe ra vào kho xuất, nhập có số phiếu không đạt và cần cố gắng còn nhiều do trong những ngày cao điểm sản lượng tăng mặt bằng kho chật, các xe phải chờ để được điều vào các vị trí giao nhận hàng hoá

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát đại lý, công ty giao nhận

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Nội dung đánh giá Số phiếu các nội dung đánh giá

Cần cố gắng Đạt yêu cầu

- Điều xe ra – vào kho 11 15 14 0 0 0 40

- Thời gian chờ tiếp nhận hàng

- Điều xe ra – vào kho 4 15 14 5 1 0 40

Trong thời gian tới, công trình nhà ga hàng hoá ACSV-CT2 được cấp phép đi vào hoạt động công ty sẽ chủ động được việc đầu tư mở rộng so với nhu cầu tăng trưởng của thị trường và nhu cầu khách hàng ACSV phấn đấu đảm bảo chất lượng dịch vụ và giảm chi phí sản xuất

Nhà ga còn được đầu tư hệ thống thiết bị quản lý và kiểm soát hàng hóa hiện đại từ Châu Âu Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tư trang thiết bị phục vụ khai thác hiện đại và thân thiện với môi trường như các loại xe nâng xúc hàng hóa với nhiều chủng loại và tải trọng khác nhau, xe đầu kéo, dolly để kéo hàng ra tàu bay Công ty đã đầu tư hệ thống máy soi chiếu an ninh gồm nhiều máy soi hàng rời/hàng kiện nhỏ và máy soi con-ten-nơ Hàng hóa xuất nhập khẩu được kiểm soát bằng hệ thống mã số (barcode) giúp nhận biết nhanh và rút ngắn thời gian phục vụ

Hình 2.11: Hệ thống thiết bị phục vụ khai thác tại nhà ga

Hình 2.12: Các loại mâm, thùng chất xếp hàng hoá tại nhà ga

Tuy vậy, với tốc độ tăng trưởng của hàng hoá và giới hạn về diện tích kho, các trang thiết bị phục vụ cũng không đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác Sự thiếu hụt các thiết bị hỗ trợ khai thác kéo theo trình độ cơ giới hoá trong bốc dỡ hàng hoá vẫn còn kém, chủ yếu sử dụng lao động thủ công dẫn đến năng suất lao động thấp Các nguyên nhân như sau:

Thứ nhất: Công ty chưa đánh giá đúng, đủ, kịp thời nhu cầu sử dụng thiết bị khai thác so với nhu cầu tăng trưởng sản lượng hàng hoá trong các năm

Thứ hai: Mặt bằng hạn chế, dẫn đến không thể đầu tư đồng bộ

Thứ ba: Chưa nắm bắt, đánh giá hết tầm quan trọng của việc đầu tư các thiết bị hỗ trợ khai thác hàng hoá

Bảng 2.12: Tổng hợp một số trang thiết bị khai thác tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam năm 2021

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả dựa trên khảo sát thực tế và nhu cầu của

Số lượng đang khai thác

1 Dolly chuyên chở ULD 443 cái 543cái 100 cái

2 Xe đầu kéo kéo hàng từ các kho ra máy bay và ngược lại

3 Xe xúc nâng hàng trong kho 60 xe 66 xe 06

4 Hệ thống giá kệ, rack chứa hàng 02 hệ thống 03 hệ thống 01 hệ thống

5 Kho lạnh lưu trữ hàng hoá 600m3 710m3 110m3

2.4.4 Về năng lực hạ tầng công nghệ thông tin

Dịch vụ logistics có thể thực hiện được hiệu quả là nhờ có những tiến bộ trong công nghệ tin học (để tập hợp thông tin), hiện đại hoá (đảm bảo tính linh hoạt cho sản xuất) Việc sử dụng hệ thống EDI (Electronic Data Interchange- trao đổi dữ liệu bằng hệ thống máy tính) đóng vai trò quan trọng, hạ tầng cơ sở thông tin của doanh nghiệp đã được đầu tư khá nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết yêu cầu của khách hàng, các sân bay quốc tế Đặc biệt phần mềm quản lý hàng hoá, công nghệ phụ trợ bổ sung như: quản lý vật tư, quản lý doanh thu lưu kho của các hãng hàng không chưa được phát triển kịp thời Trong khi đó yêu cầu của các hãng hàng không yêu cầu ngày càng cao trong việc đơn giản hoá và tối ưu khả năng tiếp cận các giao thức qua EDI trên Sitatex, email…là bài toán thách thức đối với yêu cầu nâng cấp phần mềm hiện có

Dựa trên khảo sát thực tế tại ACSV, mặc dù công ty đã xây dựng cho mình đội ngũ quản lý khai thác công nghệ thông tin của doanh nghiệp Nhưng với số lượng chưa đầy 10 người nhưng chỉ có 7 người là chuyên gia phần mềm và công nghệ, còn lại là duy trì bảo dưỡng hệ thống là lực lượng quá mỏng so với yêu cầu công nghệ thông tin hiện nay của công ty Nhìn chung, các tồn tại đối với công nghệ thông tin ảnh hưởng đến dịch vụ logistics của ACSV đó là:

Một là việc quản lý khai thác chỉ dừng lại ở mức độ kiểm soát, duy trì hệ thống hiện có và bảo dưỡng phần cứng các thiết bị công nghệ thông tin Thực tế, các phần mềm ứng dụng vào cung cấp dịch vụ gia tăng cho khách hàng chưa được phát triển tại các doanh nghiệp Mạng thông tin trao đổi và chia sẻ dữ liệu EDI giữa doanh nghiệp và khách hàng hoặc hệ thống còn nhỏ lẻ Việc liên hệ giữa các công ty giao nhận logistics với khách hàng hiện nay được thực hiện qua email, điện thoại nhưng tính tự động ko cao chủ yếu là thực qua giấy tờ thủ công Trong khi các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan…đã áp dụng thương mại điện tử cho phép các bên liên quan như hãng hàng không, người gửi hàng, người nhận hàng liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến thông qua các thiết bị điện tử

Hai là: Công nghệ thông tin tại ACSV hiện nay liên lạc với khách hàng là thông qua email, website Tuy nhiên, website chỉ trình bày sơ lược giới thiệu về công ty, cập nhật các loại phí dịch vụ mà chưa chú trọng đến các chức năng theo dõi thông tin hành trình của của lô hàng, phương thức thanh toán… Website xây dựng mang tính chất cung cấp thông tin một chiều chưa có sự đối thoại giữa nhà cung cấp dịch vụ logistics và khách hàng thường xuyên liên tục, chưa thấy hết được những lợi ích của thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp

- Với số lượng và trình độ nhân lực: Con người là yếu tố quyết định sự sống còn đối với mọi lĩnh vực

Bảng 2.13: Số lượng và cơ cấu nhân viên ACSV năm 2021

(Nguồn: Phòng nhân sự - ACSV)

STT Các phòng ban Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

2 Phòng Kế hoạch tổng hợp 15 3,59

4 Phòng Tài chính kế toán 7 1,67

6 Phòng Kỹ thuật công nghệ 26 6,22

8 Đội Khai thác chất xếp 136 32,54

9 Đội Hàng hoá nhập quốc tế 47 11,24

10 Đội Hàng hoá xuất quốc tế 52 12,44

12 Đội Hàng hoá Nội Địa 58 13,88

- Về chất lượng lao động: trình độ đào tạo của người lao động tại ACSV ( tính đến hết năm 2021 như sau:

Bảng 2.14: Cơ cấu theo trình độ lao động năm 2021

( Nguồn: Phòng Nhân Sự - ACSV)

STT Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

3 Cao đẳng và trung cấp 135 32,30

Tổng cộng 418 100 Đối với ngành dịch vụ logistics hàng không không những đòi hỏi am hiểu kiến thức về ngoại thương, pháp luật và quy định quốc tế về Ngành mà còn phải thông thạo về ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu công việc Xác định mục tiêu như trên, ACSV đã thực hiện đầu tư phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo cán bộ công nhân viên trong và ngoài nước bằng các khoá học về nghiệp vụ vận tải hàng hoá của IATA, quy định của ICAO…để phát triển bền vững dịch vụ logistics Đối với nguồn nhân lực có trình độ được tuyển dụng qua các kỳ thi và được đào tạo và phải được tích luỹ ít nhất 02 năm kinh nghiệm thì mới đủ kiến thức và kinh nghiệm trong thực hiện các bước nghiệp vụ logistics của công ty Điều này làm cho thiếu người quản lý có năng lực chuyên môn, kỹ năng quản trị rủi ro và xử lý bất thường trong quá trình phục vụ Thực tế hiện nay, công ty đang thiếu một đội ngũ chuyên gia giỏi hoạch định chính sách, chiến lược, định hướng phát triển lâu dài

- Về đội ngũ nhân viên nghiệp vụ:phần lớn nhân viên nghiệp vụ tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, lực lượng nhân viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm làm việc, họ thường không có kỹ năng quản lý sắp xếp thời gian và ưu tiên công việc và khá lúng túng đối với công việc bị áp lực về thời gian phục vụ đặc biệt là chưa nắm vững tập quán thương mại, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia có hoạt động logistics liên quan, do vậy khi gặp sự cố trong công việc sẽ khiến họ gặp khó khăn, không biết cách xử lý làm giảm hiệu quả công việc, làm mất thời gian của khách hàng

Đánh giá chung về hoạt động kinh dịch vụ logistics kho bãi tại ACSV

Qua phân tích đánh giá thực trạng về kinh doanh dịch vụ logisitcs tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam cho thấy công ty có nhiều lợi thế trước mắt về thị trường, thị phần, nguồn nhân lực và có nhiều cơ hội phát triển kinh doanh dịch vụ logistics Tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm yếu, hạn chế, đó là căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi của công ty trong thời gian tới

2.5.1 Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh

- Theo dự báo sản lượng hàng hoá qua cảng HKQT Nội Bài dự kiến đạt khoảng 1,2 triệu tấn năm 2025, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cho các doanh nghiệp tại Nội Bài nói chung và ACSV nói riêng

- Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại CPTPP hay EVFTA… theo đó thuế suất các mặt hàng sẽ giảm, thúc đẩy xuất khẩu Bên cạnh đó, hiện nay, các hãng hàng không trên thế giới đang tìm hiểu và mở đường bay đến Hà Nội để khai thác thị trường đầy tiềm năng này làm cho ACSV ngày càng mở rộng phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng trên cơ sở dịch vụ cốt lõi của công ty

- Logistics là lĩnh vực dịch vụ do vậy trong điều kiện hội nhập với khu vực và quốc tế, ACSV có thể học hỏi được các mô hình hoạt động logistics tiên tiến của các tập đoàn, cảng hàng không của các quốc gia phát triển trên thế giới

- Có mặt bằng khai thác lớn cùng đội ngũ lao động trẻ, nhiệt huyết là lợi thế mà ACSV cần phải sử dụng và phát huy tốt trong thời gian tới

2.5.2 Một số khó khăn và nguyên nhân về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại ACSV

- Đối với điều kiện kho bãi và mặt bằng là hiện tại đang thiếu về cả số lượng và chất lượng Quy hoạch và xây dựng chưa đáp ứng được nhu cầu hoặc chưa tương xứng với thực tế phát triển của hàng hoá đi qua ACSV Các vị trí lưu hàng trong kho chưa được bố trí hợp lý gây mất thời gian và nhiên liệu cho các phương tiện nhận và trả hàng cho khách hàng

- Đối với phương tiện và trang thiết bị: Chưa đảm bảo đủ số lượng và chất lượng so với nhu cầu phục vụ sản lượng hàng hoá hiện nay của công ty Các thiết bị chưa tự động, hiện đại hoá cao mà chủ yếu sử dụng lao động thủ công để vận hành

- Đối với công nghệ thông tin: Đã thực hiện áp dụng các phần mềm vào khai thác tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu Phần mềm phục vụ khai thác hàng hoá đôi khi còn xảy ra các sự cố gây khó khăn cho nhân viên xử lý công việc Cần phải thực hiện ứng dụng mạnh mẽ hơn đối với công nghệ thông tin vào việc quản lý kho bãi nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ

- Về nguồn nhân lực: Chất lượng nhân lực chưa cao và chủ yếu là lao động giản đơn, thiếu đội ngũ chuyên gia Bên cạnh sự năng động, nhạy bén, ham học hỏi của đội ngũ nhân lực trẻ thì đó là sự thiếu kinh nghiệm Thêm nữa, biến động về nhân sự cũng gây ra nhiều khó khăn cho ACSV

- Về chất lượng dịch vụ: Qua khảo sát chất lượng dịch vụ của khách hàng, kết quả cho thấy sự nỗ lực rất lớn về chất lượng dịch vụ của công ty Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thu hút khách hàng và nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi có sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ khi các đối thủ trong và ngoài nước tham gia cung cấp dịch vụ logistics kho bãi tại cảng HKQT Nội Bài v Những khó khăn của công ty trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân khác nhau Đặc biệt có một số nguyên nhân là:

- Nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng tăng, diện tích mặt bằng được phép khai thác bị quá tải so với sản lượng, phương tiện và trang thiết bị cũng bị thiếu và việc tận dụng các phương tiện thiết bị cũ không đồng bộ làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của công ty

- Các phần mềm công nghệ quản lý hoạt động khai thác chủ yếu của nước ngoài, chi phí vận hành và bảo trì cao và các tính năng của phần mềm chưa được áp dụng triệt để vào việc khai thác hàng hoá

- Hiện nay các trường đại học đào tạo đúng chuyên ngành logistics còn thiếu, thêm việc chảy máu chất xám dẫn đến tình trạng thiếu các chuyên gia và đội ngũ nhân lực chất lượng được đào tạo bài bản.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH

Định hướng phát triển ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm 2025

Trong thời gian tới, nhu cầu về sử dụng dịch vụ logistics chất lượng cao trên phạm vi toàn cầu sẽ ngày càng tăng Chính vì thế, Nhà nước đã đưa ra một số biện pháp phát triển bền vững đến năm 2025 Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 220/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017, về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đề ra 61 nhiệm vụ nhằm phát triển bền vững ngành dịch vụ logistics với 6 mục tiêu cụ thể Theo đó “ Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% - 60%,chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên” Với tinh thần “ đổi mới, sáng tạo” ngành dịch vụ logistics nước ta cần có những biện pháp đột phá chiến lược vượt qua đại dịch COVID-19 để phát triển bền vững đến năm 2025, phục vụ việc phục hồi và phát triển bền vững chuỗi cung ứng, góp phần vào việc phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam

Có thể nói, đại dịch COVID-19 là thách thức to lớn đối với ngành dịch vụ logistics Việt Nam Nhưng qua đại dịch đã khẳng định vai trò của ngành logistics là ngành dịch vụ trọng yếu của nền kinh tế và đời sống xã hội thông qua các hoạt động dịch vụ logistics, đóng góp thiết thực vào việc khôi phục và phát triển chuỗi cung ứng, trong đó nổi bật là kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 vượt mốc 650 tỷ USD và xuất siêu

Chính phủ sẽ tập trung thu hút các nhà đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng logistics, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo đi đôi với việc phát triển nguồn nhân lực logistics chất lượng cao Phấn đấu đến năm

2025, có 60% doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công Chuyển đổi số sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động của ngành dịch vụ logistics khoảng 30% - 35% Năng suất lao động Việt Nam còn thấp hơn các nước trong khu vực ASEAN, chỉ bằng 7,6% Singapore Đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ logistics đang đòi hỏi ngày càng cao, đáp ứng phục vụ hoạt động logistics ở các thị trường mới và hoạt động logistics tạo bởi các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do:

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

+ Khư vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKTIG)

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân (AANZCERFTA)

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ (AICECA)

+ Khu vực thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

+ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong việc phát triển các xây dựng các trung tâm logistics, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Mê Kông, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước trên thế giới Chính phủ, thành phố Hà Nội đã quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng từ Cảng HKQT Nội Bài về trung tâm Hà Nội và các tỉnh lân cận Nhiều dự án thu hút đầu tư bằng ODA, BOT để xây dựng hoàn thiện hạ tầng từ sân bay Nội Bài kết nối với trung tâm Hà Nội và các tỉnh thành khu vực phía Bắc

Tốc độ tăng trưởng hàng hoá xuất nhập khẩu được dự báo là ổn định trong thời gian tới, là điều kiện cho kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi phát triển Bên cạnh đó, yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam dự báo là tốt trong những năm tới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển

Như vâỵ, việc Nhà nước và thành phố Hà Nội đang dành quan tâm đặc biệt đến ngành logistics, đây vừa là cơ hội cũng chính là thách thức với doanh nghiệp logistics nói chung và ACSV nói riêng.

Định hướng phát triển của ACSV đến năm 2025

Qua tìm hiểu và để hoàn thiện hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới, tác giả đã đề ra một số mục tiêu và phương hướng như sau:

- Căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng chiến lược kinh doanh mới cho phù hợp và đặc biệt chú trọng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ logistics đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, trên cơ sở khai thác những thế mạnh, tiềm năng sẵn có trong kinh doanh Đẩy mạnh công tác marketing, tập trung đến các hãng hàng không lớn hàng đầu thế giới có sản lượng hàng hoá cao

- Xây dựng cơ chế chính sách mới về giá cả, tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh doanh phát triển Tăng cường công tác kiểm tra giám sát tiết kiệm chi phí,nâng cao chất lượng dịch vụ và đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút các khách hàng mới, giữ vững khách hàng hiện tại của công ty

- Xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa các phòng ban trong công ty và giữa công ty với khách hàng là các hãng hàng không, các đại lý giao nhận Việc duy trì mối quan hệ lâu dài và hiệu quả sẽ giúp ích cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, tạo niềm tin trên thị trường và thu hút thêm các khách hàng mới

- Luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực bằng việc xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp,khoa học Coi nhân lực là tài sản quý báu của công ty, mang lại thành công cho doanh nghiệp Tuyển dụng nhân viên có trình độ và chuyên môn cao Bên cạnh đó cũng cần phải cung cấp môi trường làm việc tốt cho nhân viên, chế độ phúc lợi, khen thưởng khuyến khích người lao động làm việc và phát huy tối đa năng lực của bản thân từng cá nhân

- Duy trì cơ cấu tài chính bền vững, phù hợp là yếu tố quan trọng để giảm rủi ro tài chính cho công ty cũng như đảm bảo được đủ vốn cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics Ngoài ra, nguồn vốn sử dụng để tái đầu tư phải mang lại hiệu quả kinh tế cao

3.2.2 Một số quan điểm cơ bản định hướng cho các giải pháp

Nhìn chung, theo các quan điểm muốn phát triển hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không những cần những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh để đạt được thành công

Hầu hết các quan điểm đưa ra một số biện pháp để phát triển hoạt động kinh doanh như sau:

Một là, cần nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp Phát triển hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trình độ quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quyết định Việc thực hiện bốn chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra là điều kiện tiên quyết, để phát triển kinh doanh Xác định được mục tiêu, xây dựng chiến lược, tổ chức các nguồn lực doanh nghiệp, xây dựng bộ máy quản lý, sử dụng nhân sự có hiệu quả, các biện pháp đôn đốc, thúc đẩy, động viên, kiểm soát

Hai là, xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp Mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra và dự đoán sẽ đạt được trong một thời gian xác định Mục tiêu này có thể được đặt chung cho toàn doanh nghiệp hoặc có thể đặt cho các nhân viên, các phòng ban, hay những khách hàng cụ thể Bên cạnh đó, việc đưa ra chiến lược và mục tiêu cho từng giai đoạn từng thời kỳ sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra cũng như tránh được những rủi ro, thất bại nếu như doanh nghiệp nắm bắt tình hình thực trạng hiện tại của công ty cũng như bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và khu vực

Ba là, yếu tố nhân sự trong doanh nghiệp Để phát triển hoạt động kinh doanh không thể không quan tâm đến yếu tố này, đây chính là thách thức lớn nhất đối với nhà quản lý Bài toán đặt ra là làm sao có được đội ngũ lao động lành nghề, luôn biết học hỏi, có nỗ lực, nhiệt tình và đam mê trong công việc,… đó chính là điều kiện đảm bảo cho sự thành công của một doanh nghiệp Muốn vậy, phải nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố con người, phải tạo niềm tin cho nhân viên từ đó tinh thần trách nhiệm trong công việc được nâng cao và hiệu suất làm việc sẽ vượt xa mong đợi, làm cho người lao động muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Bốn là, trình độ kỹ thuật và công nghệ Muốn khẳng định được vị trí trên thị trường, sản phẩm có chất lượng tốt với chi phí thấp đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong kinh doanh, phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, đầu tư công nghệ

Năm là, tập trung đến yếu tố môi trường kinh doanh Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu tác động của môi trường kinh doanh, những tác động này có thể thuận lợi hoặc gây bất lợi Ngày nay, môi trường kinh doanh không chỉ được giới hạn trong một quốc gia mà nó hình thành trên phạm vi toàn cầu, mang tính quốc tế.Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế trong và ngoài nước tạo nên sự cạnh tranh gay gắt Do đó, muốn phát triển hoạt động kinh doanh doanh nghiệp phải liên tục cập nhật, nắm bắt thông tin để đưa ra những dự đoán thay đổi của thị trường, lường trước tổn thất sẽ phải gánh chịu hoặc tận dụng những thay đổi đó thành cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp mình.

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam

Từ quá trình phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty, dựa vào những hạn chế mà công ty đang gặp phải và thông qua phân tích SWOT mà tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau cho Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam theo từng cặp, tương ứng với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức như sau:

3.3.1 Giải pháp cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kho bãi, công nghệ và hiện đại hoá trang thiết bị phương tiện

Như đã phân tích ở phần đầu của chương với thế mạnh nắm giữ 30% thị phần, có kinh nghiệm phục vụ các loại tàu bay và hãng hàng không lớn trên thế giới, thêm đó, ngày càng nhiều hãng hàng không trên đang tìm kiếm có mong muốn hợp tác tại Việt Nam Để nắm bắt được cơ hội thu hút khách hàng mới và đáp ứng được yêu cầu phục vụ khi sản lượng hàng hoá tăng, ACSV cẩn phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kho bãi, công nghệ và hiện đại hoá trang thiết bị, phương tiện v Đầu tư xây dựng hạ tầng kho bãi

Trong những năm tới, tiến trình hội nhập kinh tế đất nước và thế giới ngày càng sâu rộng, các điều kiện cho phát triển kinh tế sản xuất tại các tỉnh khu vực phía Bắc sẽ thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp qua cảng HKQT Nội Bài Dự báo đến năm 2025, với sản lượng đạt khoảng 1,2 triệu tấn hàng hoá đi qua cảng HKQT Nội Bài, thì bài toán về quá tải hạ tầng mặt bằng hiện nay càng khó khăn hơn Một số giải pháp như sau:

- Công ty cần đẩy mạnh việc hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép đi vào hoạt động tại nhà ga hàng hoá CT2 để giải quyết vấn đề quá tải kho bãi nhất là các tháng cao điểm

- Công ty cần chú trọng nâng cấp phối hợp với công tác bảo dưỡng kho hiện có để tăng tuổi thọ của công trình

- Nâng cao ý thức nhân viên trong việc giữ gìn vệ sinh trong kho và cảnh quan xung quanh kho thật thoáng đãng, như vậy vừa tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng, đồng thời cũng là nâng cao môi trường làm việc của nhân viên tại kho

- Thay đổi hình ảnh từ một hệ thống nhà kho cũ, xuống cấp thành kho bãi mới hiện đại, sạch sẽ và chuyên nghiệp v Giải pháp đầu tư hạ tầng công nghệ

- Về công nghệ thông tin tin học: Để thúc đẩy hiện đại hoá công nghệ thông tin vào khai thác dịch vụ logistics, công ty phải chủ động hướng đến:

Thứ nhất: Tuyển dụng nguồn nhân lực công nghệ thông tin có chất lượng về chuyên môn, am hiểu về các hoạt động khai thác logistics trong nước cũng như thông lệ của quốc tế, đáp ứng đủ về số lượng để đảm bảo vận hành hệ thống theo hướng hiện đại, kết nối hội nhập tốt với quốc tế

Thứ hai: Các kỹ sư công nghệ thông tin không dừng lại ở việc duy trì hệ thống các phần mềm có sẵn mà phải thiết lập được các phần mềm mới đảm bảo được thông lệ quốc tế về logistics hàng không và phù hợp với tập quán kinh doanh hay pháp luật Việt Nam quy định

Thứ ba: Đầu tư hệ thống các phần cứng như máy chủ lưu trữ dữ liệu, máy tính và hệ thống đường truyển đảm bảo kết nối thông suốt liên tục giữa hệ thống nội bộ và quốc tế

- Ứng dụng các công nghệ vào khai thác logistics

Công ty cần nhanh chóng đầu tư các quy trình hệ thống hiện đại thì mới bắt kịp trình độ chuyên nghiệp của các hãng hàng không Công nghệ đó bao gồm:

Công nghệ SCM – Supply Chain Management: Đây là hệ thống phần mềm nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, sau đó lựa chọn nhà cung cấp và đưa ra các quy trình mà nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ thực hiện Lập kế hoạch cho quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng… Ứng dụng rộng rãi công nghệ EDI trong khai thác logistics hàng không- Electric Data Interchange: EDI là việc trao đổi dữ liệu theo cấu trúc các thông báo xác định trước và được chuẩn hoá từ máy tính tới máy tính, từ ứng dụng đến ứng dụng trong một môi trường không đồng nhất Mục đích làm giảm thiểu tối đa giấy tờ, vận đơn, thông tin người gửi/người nhận… để tăng sức cạnh tranh Ứng dụng công nghệ JIT – Just In Time: Đây là quy trình công nghệ mà trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá và sản phẩm lưu hành trong quá trình khai thác được lập kế hoạch chi tiết hoá từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay sau khi quy trình hiện thời chấm dứt, không để công đoạn nào rơi vào trình trạng để không, chờ xử lý… Ứng dụng các quy trình phân nguồn và theo dõi luồng hàng, tình trạng hàng, kho chứa… v Hiện đại hoá phương tiện và thiết bị Để nâng cao năng suất lao động, tự động hoá các hoạt động khai thác Cùng với việc đưa kho bãi mới vào hoạt động, công ty phải thực hiện đầu tư mua sắm các phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không đủ về số lượng, đồng bộ về hệ thống để từng bước hiện đại hoá dây chuyền sản xuất trong khai thác logistics

3.3.2 Giải pháp cải tiến các quy trình khai thác cung cấp dịch vụ logistics

Theo mô hình SWOT đã phân tích ở đầu chương, ACSV có điểm mạnh là kinh nghiệm phục vụ các hãng hàng không lớn nhưng đi liền với đó là thách thức khi đòi hỏi của các hãng này đặt ra ngày càng cao về chất lượng dịch vụ, các chuẩn mực quốc tế Vì vậy ACSV cần phải cải tiến quy trình thoả mãn được yêu cầu khắt khe của khách hàng v Cải tiến quy trình khai thác

Sự phát triển của công nghệ, trình độ sản xuất sẽ kéo theo việc cải tiến quy trình khai thác Do vậy, việc cải tiến thay đổi để phù hợp với yêu cầu thực tế như tính pháp lý quốc tế, luật pháp Nhà nước, thực tiễn trong từng giai đoạn phát triển là yếu tố khách quan Theo đó cải tiến quy trình phỉa hướng tới các điểm sau:

Thứ nhất: Hướng đến sự đơn giản, phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các hãng hàng không, tiết kiệm thời gian cho quá trình làm thủ tục giao nhận hàng của chủ hàng/ đại lý Thứ hai: Thử nghiệm đánh giá kỹ trước lúc đưa vào khai thác, vận hành và sử dụng Các phát hiện lỗi khi triển khai quy trình mới cần chỉnh sửa kịp thời để đảm bảo hoạt động của các công đoạn khai thác v Ứng dụng các quy trình khai thác tiên tiến

Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Cảng HKQT Nội Bài

Để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Cảng HKQT Nội Bài nói chung và công ty ACSV nói riêng ngày càng phát triển trên thị trường trong nước và quốc tế, tác giả có một số kiện nghị sau đối với cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics:

3.4.1 Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

- Cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động logistics nói chung và ngành hàng không nói riêng kết hợp với cải cách hành chính sâu rộng, điều hành theo hướng tập trung giám sát quản lý nhà nước Đơn giản hoá các thủ tục quản lý nhà nước như thủ tục hải quan, thủ tục nộp thuế, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu tại Cảng HKQT Nội Bài

- Điều chỉnh quy hoạch mặt bằng cảng HKQT Nội Bài theo hướng phát triển thêm nhà ga hàng hoá tương xứng với tiềm năng trong 10 năm tới Quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kho bãi đồng bộ tập trung để phát triển cảng thành một trong những điểm trung chuyển hàng hoá lớn của khu vực và thế giới

- Định hướng về chính sách đào tạo ngành logistics mang tầm quốc gia trong các trường đại học, cao đẳng Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt vấn đề ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vực logistics nói chung và hàng không nói riêng hiện nay là đào tạo một cách chuyên nghiệp và xây dựng kế hoạch đào tạo lâu dài Trong các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kinh tế phải phát triển theo hướng chính quy bằng cách đưa môn học Logistics trở thành một môn học độc lập, tách ra khỏi các bộ môn chuyên ngành ngoại thương khác, tiến tới xây dựng thành một ngành học như các nước phát triển

- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư vào hạ tầng cơ sở logistics tại cảng HKQT

Nội Bài Kiến nghị cơ quan quản lý cho phép các hiệp hội, tổ chức đứng ra nghiên cứu, đầu tư xây dựng khu vực dành riêng cho các đại lý gom hàng Tham khảo cách làm của một số quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan…về việc xây dựng các kho bãi theo tính chất ưu tiên của hàng hoá Ví dụ Singapore và Thái Lan đều xây dựng các kho Freezone để phục vụ riêng cho hàng hoá miễn thuế

- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng logistics do hệ thống hạ tầng hiện nay chưa đồng bộ và hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu dịch vụ logistics Có các chính sách và quy định phù hợp để phát triển các trung tâm dịch vụ logistics ở các vùng kinh tế trọng điểm

3.4.2 Một số kiến nghị với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam Để các thành viên ngày càng phát triển tốt và hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics thì Hiệp hội cần:

- Tạo mối liên hệ gắn kết giữa Hiệp hội và thành viên, hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao tính chuyên nghiệp, đạo đức trong cạnh tranh

- Khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên trong Hiệp hội trên cơ sở sử dụng lợi thế mỗi doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin…) để thực hiện các dịch vụ, mở rộng hoạt động trong nước và quốc tế; tính toán hợp tác với các công ty lớn để có thể thích ứng linh hoạt, tận dụng được lợi thế và cơ hội phát triển

- Tập trung phát triển hội viên tiềm năng; tăng cường các hoạt động kết nối, quảng bá cho hội viên; tăng cường hợp tác quốc tế

- Hiệp hội là cầu nối giữa các doanh nghiệp với Nhà nước, và các quan hệ đối ngoại để hội nhập khu vực và quốc tế, đồng thời là nơi nghiên cứu hoàn thiện tài liệu, mẫu biểu, thống kê, tiêu chí đánh giá…, quản lý các chuẩn mực của ngành.

Ngày đăng: 06/12/2022, 17:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1:Các bước nghiên cứu của luận văn 6. Nội dung nghiên cứu  - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Hình 1 Các bước nghiên cứu của luận văn 6. Nội dung nghiên cứu (Trang 20)
Hình 1.1: Minh hoạ mạng lưới các đường bay đến các nước và châu lục - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Hình 1.1 Minh hoạ mạng lưới các đường bay đến các nước và châu lục (Trang 29)
Hình 2.1: Mơ hình tổ chức của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng khơng Việt Nam  - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Hình 2.1 Mơ hình tổ chức của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng khơng Việt Nam (Trang 45)
Hình 2.2: Lưu đồ luân chuyển hàng hoá nhập - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Hình 2.2 Lưu đồ luân chuyển hàng hoá nhập (Trang 47)
Hình 2.4: Thị phần sản lượng các cơng ty cung cấp dịch vụ logistics tại Cảng HKQT Nội Bài năm 2021  - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Hình 2.4 Thị phần sản lượng các cơng ty cung cấp dịch vụ logistics tại Cảng HKQT Nội Bài năm 2021 (Trang 49)
Hình 2.5: Một số khách hàng là các hãng hàng không - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Hình 2.5 Một số khách hàng là các hãng hàng không (Trang 50)
Hình 2.6: Một số khách hàng đại lý - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Hình 2.6 Một số khách hàng đại lý (Trang 51)
Bảng 2.1: Chi tiết diện tích mặt bằng khai thác hàng hố ACSV - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Bảng 2.1 Chi tiết diện tích mặt bằng khai thác hàng hố ACSV (Trang 52)
Hình 2.7. Mặt bằng tổng thể nhà ga hàng hoá Nội Bài - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Hình 2.7. Mặt bằng tổng thể nhà ga hàng hoá Nội Bài (Trang 52)
Bảng 2.2: Hệ thống kho hàng không kéo dài của ALS - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Bảng 2.2 Hệ thống kho hàng không kéo dài của ALS (Trang 55)
Bảng 2.3: Lao động thuê ngoài tại ACSV - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Bảng 2.3 Lao động thuê ngoài tại ACSV (Trang 57)
Hình 2.9: Đánh giá của các hãng hàng không về chất lượng dịch vụ logistics tại ACSV   - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Hình 2.9 Đánh giá của các hãng hàng không về chất lượng dịch vụ logistics tại ACSV (Trang 59)
Hình 2.10: Khảo sát đánh giá dịch vụ xử lý hàng hoá, lưu kho đối với khách hàng là đại lý tại ACSV  - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Hình 2.10 Khảo sát đánh giá dịch vụ xử lý hàng hoá, lưu kho đối với khách hàng là đại lý tại ACSV (Trang 60)
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát đại lý, công ty giao nhận - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát đại lý, công ty giao nhận (Trang 61)
hạ giá dịch vụ logistics hoặc phá giá thị trường đồng thời vơ hình trung mang lại nguồn lợi cho các hãng hàng khơng, cơng ty nước ngồi - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
h ạ giá dịch vụ logistics hoặc phá giá thị trường đồng thời vơ hình trung mang lại nguồn lợi cho các hãng hàng khơng, cơng ty nước ngồi (Trang 62)
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019-2021 - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Bảng 2.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019-2021 (Trang 63)
Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Bảng 2.7 Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 (Trang 64)
Qua bảng trên ta thấy được tình hình thực hiện chi phí của ACSV trong 3 năm 2019,2020  và  2021 - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
ua bảng trên ta thấy được tình hình thực hiện chi phí của ACSV trong 3 năm 2019,2020 và 2021 (Trang 65)
Bảng 2.10: Thống kê mặt bằng kho phục vụ hàng hoá nội địa và quốc tế của ACSV năm 2021   - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Bảng 2.10 Thống kê mặt bằng kho phục vụ hàng hoá nội địa và quốc tế của ACSV năm 2021 (Trang 66)
Bên cạnh đó, dựa vào bảng kết quả khảo sát các đại lý, công ty giao nhận nội dung đánh giá điều xe ra vào kho xuất, nhập có số phiếu khơng đạt và cần cố gắng còn  nhiều do trong những ngày cao điểm sản lượng tăng mặt bằng kho chật, các xe phải  chờ để đượ - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
n cạnh đó, dựa vào bảng kết quả khảo sát các đại lý, công ty giao nhận nội dung đánh giá điều xe ra vào kho xuất, nhập có số phiếu khơng đạt và cần cố gắng còn nhiều do trong những ngày cao điểm sản lượng tăng mặt bằng kho chật, các xe phải chờ để đượ (Trang 67)
Hình 2.11: Hệ thống thiết bị phục vụ khai thác tại nhà ga - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Hình 2.11 Hệ thống thiết bị phục vụ khai thác tại nhà ga (Trang 68)
Hình 2.12: Các loại mâm, thùng chất xếp hàng hoá tại nhà ga - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Hình 2.12 Các loại mâm, thùng chất xếp hàng hoá tại nhà ga (Trang 68)
Bảng 2.12: Tổng hợp một số trang thiết bị khai thác tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng khơng Việt Nam năm 2021  - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Bảng 2.12 Tổng hợp một số trang thiết bị khai thác tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng khơng Việt Nam năm 2021 (Trang 69)
Bảng 2.14: Cơ cấu theo trình độ lao động năm 2021 - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
Bảng 2.14 Cơ cấu theo trình độ lao động năm 2021 (Trang 71)
I. NGUỒN LỰC 3. Khu vực quầy, kho  - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
3. Khu vực quầy, kho (Trang 101)
STT Tên hãng hàng không Code Điểm khảo sát Hình thức - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
n hãng hàng không Code Điểm khảo sát Hình thức (Trang 105)
1. Khu vực quầy, kho - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
1. Khu vực quầy, kho (Trang 114)
- Bảng điện tử thông tin cho khách  - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá hàng không Việt Nam (ACSV).
ng điện tử thông tin cho khách (Trang 114)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w