1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MA XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

89 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu cơ hội và thách thức của M&A xuyên biên giới đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Lê Thị Phượng, Phạm Thị Hiền, Cao Diễm Quỳnh
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Thanh
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,2 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
    • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới cơ hội và thách thức của M&A xuyên biên giới (12)
    • 1.3. Những khoảng trống nghiên cứu (14)
    • 1.4. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.4.1. Mục tiêu chung (15)
      • 1.4.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (16)
      • 1.6.1. Nguồn thông tin và số liệu (16)
      • 1.6.2. Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu (16)
    • 1.7. Kết cấu bài nghiên cứu (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA M&A XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ (18)
    • 2.1. Tổng quan về M&A xuyên biên giới (18)
      • 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm (18)
      • 2.1.2. Phân loại M&A xuyên biên giới (20)
      • 2.1.3. Các phương thức thực hiện M&A xuyên quốc gia (22)
    • 2.2 Cơ hội và thách thức của M&A xuyên biên giới đối với nước nhận đầu tư (24)
      • 2.2.1 Cơ hội (24)
      • 2.2.2 Thách thức (27)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động M&A xuyên biên giới (28)
      • 2.3.1. Các yếu tố vĩ mô (28)
      • 2.3.2. Các yếu tố vi mô (30)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA M&A XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (31)
    • 3.1. Tình hình M&A xuyên biên giới tại Việt Nam giai đoạn 2018- 2021 (31)
      • 3.1.1 Tình hình chung về M&A xuyên biên giới tại VN giai đoạn 2018- 2021 (31)
      • 3.1.2 Các thương vụ tiêu biểu từ năm 2018 đến 2021 (32)
    • 3.2. Cơ hội mà M&A xuyên biên giới có thể mang lại cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (44)
      • 3.2.1. M&A xuyên biên giới giúp tăng cường nguồn lực tài chính cho nền kinh tế Việt Nam (44)
      • 3.2.2. M&A xuyên biên giới đóng góp vào sự hình thành nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam (45)
      • 3.2.3 M&A xuyên biên giới có thể tạo ra việc làm cho Việt Nam (47)
      • 3.2.4 M&A xuyên biên giới có thể chuyển giao công nghệ cho Việt Nam (49)
      • 3.2.5 M&A xuyên biên giới có thể tái cấu trúc thị trường và gia tăng cạnh tranh (50)
      • 3.2.6 M&A xuyên biên giới góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam (52)
    • 3.3. Các thách thức mà M&A xuyên biên giới có thể gây ra cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (54)
      • 3.3.1. M&A xuyên biên giới có thể làm cho các doanh nghiệp của Việt Nam dễ bị thâu tóm với giá thấp (54)
      • 3.3.2. M&A xuyên biên giới có thể làm giảm cạnh tranh cho các doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam (58)
      • 3.3.3. M&A xuyên biên giới có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Việt Nam (60)
    • 3.4 Đánh giá chung về M&A xuyên biên giới tại Việt Nam (63)
      • 3.4.1 Kết quả đạt được (63)
      • 3.4.2 Hạn chế (65)
      • 3.4.3 Nguyên nhân (67)
    • 4.1 Bối cảnh hoạt động M&A xuyên biên giới trong giai đoạn hiện nay (70)
    • 4.2. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy M&A xuyên biên giới tại VN nhằm tận dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức (72)
      • 4.2.1. Về phía doanh nghiệp (72)
      • 4.2.2. Về phía nhà nước (74)
  • KẾT LUẬN (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)
  • PHỤ LỤC (80)

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MA XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HI.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

M&A xuyên biên giới là những giao dịch liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của các doanh nghiệp giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau Hiện nay hoạt động M&A xuyên biên giới đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới Tại thị trường Châu Á, tổng giá trị M&A xuyên biên giới năm

2019, 2020 đạt giá trị lần lượt là 197 triệu đô và 417 triệu đô Trong đó những ngành chiếm tỷ lệ lớn là tài chính (32%), hàng tiêu dùng (18%), công nghệ cao (9%), chăm sóc sức khỏe (8%) và viễn thông (6%) Hai quốc gia dẫn đầu trên thị trường M&A xuyên biên giới là Mỹ và Anh với tỷ trọng giá trị các thương vụ là 24% và 13% Các quốc gia tiếp theo có thể kể đến như Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Canada, Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Trung Quốc (Theo Báo cáo của UNCTAD)

Tại Việt Nam, hoạt động M&A xuyên biên giới bắt đầu sôi động trong 10 năm trở lại đây Từ sau năm 2018 cho đến nay, Việt Nam được xem là một trong những nước thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua hoạt động M&A xuyên biên giới đứng đầu thế giới Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức M&A xuyên biên giới luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn FDI từ 20% đến 40% (Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Các ngành được tiếp nhận đầu tư thông qua hoạt động M&A xuyên biên giới cũng ngày một tăng và có sự thay đổi giữa tỷ trọng của các ngành trên thị trường M&A xuyên biên giới Hiện nay đã có 18 ngành trong tổng số

21 ngành kinh tế quốc dân được tiếp nhận đầu tư dưới hình thức M&A xuyên biên giới Ở giai đoạn 2018-2021, bất động sản và ngân hàng là hai ngành chiếm tỷ trọng lớn về M&A xuyên biên giới tại Việt Nam Một số ngành khác như bán lẻ, công nghệ, công nghiệp cũng đang dần được quan tâm và phát triển hơn về tỷ trọng trong giai đoạn này (Theo các báo cáo từ CMAC) Là hoạt động đang diễn ra sôi nổi và rất được quan tâm phát triển ở cả phái doanh nghiệp, nhà đầu tư và chính phủ, M&A xuyên biên giới đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cần tháo gỡ Với nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam thường đóng vai trò là nước tiếp nhận đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài trong các hoạt động M&A xuyên biên giới Do đó, một số cơ hội mà M&A xuyên biên giới đem lại cho Việt Nam có thể kể đến như tạo ra việc làm cho lao động Việt, giúp hình thành vốn trong nền kinh tế, mang lại nguồn lực tài chính và gia tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường Mặt khác, M&A xuyên biên giới cũng đặt ra những thách thức khi các doanh nghiệp Việt có thể bị thâu tóm bởi nhà đầu tư ngoại với mức giá thấp hay đe dọa tới an ninh quốc gia

Với bối cảnh thực trạng như trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài “Cơ hội và thách thức của M&A xuyên biên giới đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” nhằm đánh giá những cơ hội và thách thức mà Việt Nam cần đối mặt khi quy mô thị trường M&A xuyên biên giới được phát triển, mở rộng ngày một nhanh, từ đó có thể đưa ra một số giải pháp giúp cả chính phủ lẫn doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa những cơ hội mà M&A xuyên biên giới mang lại cũng như hạn chế, khắc phục những thách thức M&A xuyên biên giới đặt ra.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới cơ hội và thách thức của M&A xuyên biên giới

Bài nghiên cứu “A Review of Cross-border Mergers & Acquisitions in APEC” (Đánh giá về hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới trong APEC) của Chunlai Chen và Christopher Findlay (2002) về tình hình M&A xuyên biên giới trong nền kinh tế APEC, xu hướng phát triển của M&A xuyên biên giới trong APEC qua từng thời kỳ và thực trạng ở một số quốc gia Qua phương pháp nghiên cứu tình huống và nghiên cứu lý thuyết, tác giả đã đưa ra lý luận và phân tích tác động của M&A xuyên biên giới đối với nền kinh tế nước chủ nhà Với mỗi khía cạnh tác động, tác giả đã chỉ ra được tác động ở cả hai chiều tích cực và hạn chế đối với nền kinh tế nước chủ nhà

Bài nghiên cứu Cross-border Mergers and Acquisitions “Theory and Empirical

Evidence” (Mua lại và sáp nhập xuyên biên giới “Lý thuyết và Bằng chứng thực nghiệm”) của tác giả Ottorino Morresi và Alberto Pezzi (2014) Đây là cuốn sách đã cung cấp đầy đủ các khái niệm, lý thuyết chính và kết quả thực nghiệm của hoạt động M&A xuyên biên giới kể từ đầu thế kỷ XX Qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được những điểm khác biệt của M&A xuyên biên giới so với các hoạt động trong nước và sự khác biệt của M&A xuyên biên giới khi được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), một điểm mà các nghiên cứu thực nghiệm thường bỏ qua Tuy nhiên cuốn sách này chủ yếu tập trung các lý thuyết về M&A xuyên biên giới và các quốc gia đi đầu tư mà không đi sâu vào cơ hội và thách thức của M&A đem lại cho quốc gia hay là nước nhận đầu tư

Bài nghiên cứu Mergers and Acquisitions (M&A) activity in VietNam during

2013 - 2018 “Current challenges and future trends when doing deals in Vietnam”

(Hoạt động mua bán và sáp nhập ở Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2018 “Những thách thức hiện tại và xu hướng tương lai khi thực hiện các thương vụ tại Việt Nam”) của tác giả Y Xuan Nhu Nguyen - Cử nhân Quản trị kinh doanh (2018) Đây là một luận văn nghiên cứu về thực trạng M&A tại Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2018 nhằm xác định nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại của M&A và quan điểm của các nhà kinh doanh về những thách thức đối với tăng trưởng M&A tại Việt Nam Bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã chỉ ra rằng định giá là yếu tố chi phối dẫn đến thành công hay thất bại của các thương vụ M&A tại Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản trong hoạt động M&A tại Việt Nam và những lưu ý cho người mua để tối đa hóa tỷ lệ thành công trong các thương vụ Tuy nhiên bài nghiên cứu này chỉ tập trung đưa ra những thách thức khó khăn với vị trí là những người mua trong các thương vụ M&A tại Việt Nam mà chưa đưa ra được những thách thức ở vị trí là người bán Và tác giả vẫn chưa đánh giá về những cái cơ hội và thách thức mà M&A sẽ đem lại cho nền kinh tế Việt Nam

Bài nghiên cứu “Cross-border acquisitions and host country competitiveness” (Mua lại xuyên biên giới và năng lực cạnh tranh của nước chủ nhà) của tác giả Isaac Otchere và Erin Oldford (2010) Tài liệu thực hiện nghiên cứu về sự tác động của hoạt động mua lại xuyên biên giới đối với năng lực cạnh tranh của công ty được mua lại trong nội ngành công ty mà công ty hoạt động và đối thủ của họ Kết quả cho thấy, khả năng cạnh tranh của công ty được cải thiện sau mua lại Tuy nhiên, với các đối thủ trong ngành thì hoạt động này có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực Họ cho rằng việc một công ty trong ngành được mua lại xuyên biên giới sẽ tạo cho họ lợi thế khi cạnh tranh dài hạn vì công ty đó cần thời gian cho việc tái cấu trúc bên trong, nhưng đồng thời, thị phần và sự tăng trưởng của họ cũng có thể chịu ảnh hưởng từ việc mua lại này Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hoạt động mua lại xuyên biên giới sẽ giúp phát triển thị trường tài chính của nước sở tại Tuy nhiên nghiên cứu thực hiện trong phạm vi đất nước Canada với những số liệu dẫn chứng từ năm 1985 đến

2010 Sau gần 10 năm thay đổi, phát triển của hoạt động M&A, một số thông tin, số liệu được sử dụng trong bài không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay Những kết quả từ nghiên cứu là tham khảo có giá trị nhưng không thực sự tương thích đối với Việt Nam do những khác biệt về điều kiện kinh tế giữa Việt Nam và Canada Ngoài ra, bài nghiên cứu chỉ thực hiện nghiên cứu hoạt động mua lại xuyên biên giới mà chưa thực hiện nghiên cứu hoạt động sáp nhập xuyên biên giới

Bài nghiên cứu “The Impact of FDI, Cross Border Mergers and Acquisitions and Greenfield Investments on Economic Growth” (Tác động của FDI, M&A xuyên biên giới và đầu tư mới trong phát triển kinh tế) của nhóm tác giả Paula Neto; António Brandão; António Cerqueira (2006) Bài nghiên cứu thực hiện điều tra ảnh hưởng của tổng số vốn FDI, M&A xuyên biên giới và đầu tư mới đến sự phát triển của 53 quốc gia trong giai đoạn 1996-2006 Kết quả sau khi sử dụng bài kiểm tra quan hệ nhân quả và các phương trình tăng trưởng đơn cho thấy có mối quan hệ hai chiều giữa FDI, M&A xuyên biên giới và đầu tư mới Tăng trưởng kinh tế Granger tạo ra đầu tư mới nhưng điều ngược lại không đúng FDI thông qua đầu tư mới có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở cả quốc gia phát triển và đang phát triển Thay vào đó M&A xuyên biên giới lại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển, nhưng không đáng kể so với các nước phát triển Bài nghiên cứu đã đem lại nhiều kết quả có giá trị bởi phương thức đầu tư mới hiện đang được các nhà đầu tư ưa chuộng Tuy nhiên, bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng số liệu thống kê sơ cấp để rút ra các kết luận Với thời gian nghiên cứu là từ năm 1996 đến 2006, những kết quả thu được từ bài nghiên cứu cần được phát triển hơn nữa để phù hợp với thực trạng hiện nay

Bài nghiên cứu Challenges of cross border mergers and acquisition: a case study of Tiger Brands Limited (Haco Industries Limited) của tác giả Gladys Millicent

Njambi Muchae (2010) Mục đích của bài nghiên cứu này là để xác định những thách thức của hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới tại Tiger Brands Limited (Haco Industries Limited) và đề ra giải pháp để đối phó với những thách thức của hoạt động M&A xuyên biên giới Bằng phương pháp nghiên cứu định tính nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin và chỉ ra rằng lý do mà Tiger Brands mua lại Haco Industries là bởi Tiger Brands đang muốn tìm kiếm thị trường mới, muốn mở rộng quy mô thị trường Sau khi mua lại, do cách điều hành cũng như khác biệt về văn hóa doanh nghiệp mà các nhân viên cũ cảm thấy công việc không còn được ổn định và công suất làm việc kém hiệu quả Chính điều này đã tạo ra thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc thị trường Bài nghiên cứu sau đó đã đề xuất một số giải pháp để ứng phó, tuy nhiên vẫn chưa chỉ rõ ra được biện pháp để khắc phục được thách thức mà M&A xuyên biên giới đã đặt ra

Luận văn Kinh nghiệm từ M&A của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam của tác giả Thiếu Thị Hồng Vân (2009) Nội dung bài viết tập trung nghiên cứu tình hình M&A tại Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1985 (giai đoạn đầu xuất hiện M&A) tới năm 2008 (giai đoạn hội nhập toàn cầu của Trung Quốc) Trong đó có đánh giá thành công mà Trung Quốc đã đạt được, những hạn chế và đồng thời chỉ ra nguyên nhân của hạn chế Từ đó, tác giả đã thực hiện rút ra những bài học cho M&A tại Việt Nam Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu nói chung và hoạt động M&A nói riêng đặt ra yêu cầu về những nghiên cứu mới với phạm vi thời gian gần với hiện tại hơn để có thể đánh giá được cơ hội và thách thức trong giai đoạn hiện nay Mặt khác, với những khác biệt về nguồn lực, lợi thế và sự phát triển, những bài học rút ra được từ Trung Quốc không hoàn toàn phù hợp với Việt Nam.

Những khoảng trống nghiên cứu

Về thời gian: Tổng quan nghiên cứu cho thấy các thương vụ M&A xuyên biên giới trên toàn cầu đã sôi nổi từ rất lâu nhưng tại Việt Nam hoạt động M&A xuyên biên giới chỉ mới sôi động trong khoảng thời gian từ năm 1997 trở lại đây Từ thời điểm đó đến nay hoạt động M&A xuyên biên giới tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mới về công nghệ, hình thức kinh doanh, thị hiếu, nhu cầu… Nhưng những nghiên cứu về M&A xuyên biên giới tại Việt Nam vẫn còn rất ít Vì vậy, đòi hỏi những những bài nghiên cứu về thông tin mới và giải pháp phù hợp hơn đối với M&A xuyên quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết

Về nội dung: Tổng quan nghiên cứu cho thấy, hầu hết các nghiên cứu về M&A xuyên biên giới chỉ mới tập trung ở các nước trên thế giới còn tại Việt Nam các nghiên cứu về M&A xuyên biên giới còn rất hạn chế mà hầu như chỉ tập trung nghiên cứu về M&A nói chung Các nghiên cứu có chỉ ra một số ít những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải khi tham gia vào hoạt động M&A xuyên biên giới Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được các giải pháp mà các doanh nghiệp đó đã áp dụng để khắc phục những khó khăn và thách thức mà M&A xuyên biên giới tại Việt Nam Trong 3 năm gần đây, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn cầu nhưng tại Việt Nam cũng chưa có bài nghiên cứu nào chỉ ra được ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với hoạt động M&A xuyên biên giới tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thực hiện M&A nói riêng

Về phương pháp nghiên cứu: Các bài nghiên cứu đa số thực hiện bằng phương pháp thống kê và thực hiện phân tích với số liệu đã có, đồng thời sử dụng những số liệu thu được từ các nguồn tài liệu liên quan Với bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp khác với những bài nghiên cứu đã được thực hiện: phương pháp phân tích số liệu và tình huống thực tế (case study) để chỉ ra được những thành công, hạn chế của các thương vụ M&A xuyên biên giới tại Việt Nam và từ đó đánh giá thời cơ, thách thức đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Mục tiêu nghiên cứu

Nhận diện các cơ hội và thách thức của M&A xuyên biên giới đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp để hạn chế thách thức và tận dụng tối đa cơ hội M&A xuyên biên giới

Hệ thống hoá khuôn khổ lý thuyết cơ bản về hoạt động M&A xuyên biên giới bao gồm các khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò của M&A xuyên biên giới

Phân tích thực trạng hoạt động M&A xuyên biên giới tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để có thể thấy được những cơ hội và thách thức mà M&A xuyên biên giới mang lại cho Việt Nam Đề xuất các giải pháp từ phía doanh nghiệp và nhà nước để thúc đẩy hoạt động M&A xuyên biên giới tại Việt Nam trong những năm tới

1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động M&A xuyên biên giới tại Việt Nam giai đoạn từ 2018 đến 2021

Về thời gian: Bài nghiên cứu thực hiện tổng hợp và phân tích những thương vụ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2021 và phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê về tình hình trong thời gian này

Về không gian: Bài nghiên cứu thực hiện đối với các thương vụ M&A xuyên biên giới tại Việt Nam

1.6.1 Nguồn thông tin và số liệu

Nhóm sử dụng những nguồn thông tin chính thống, đem lại số liệu và kết quả xác thực, bao gồm: Các nghiên cứu, số liệu ở các trang web chính thức của Tổng cục thống kê, Euromonitor và thông tin từ báo cáo của MAF, CMAC Ngoài ra, những thông tin khác có thể được lấy từ sách tham khảo và những bài báo được chọn lọc (Xem cụ thể ở Tài liệu tham khảo)

Số liệu được nhóm nghiên cứu sử dụng chủ yếu là số liệu thống kê thứ cấp, được tổng hợp từ các nguồn tài liệu đã nêu trên

1.6.2 Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu

Phương pháp được nhóm nghiên cứu sử dụng chính trong đề tài này là Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê Trong bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng các kết quả phân tích, mô tả số liệu thống kê thông thường từ các số liệu về hoạt động M&A xuyên biên giới đã được công bố chính xác ở các nguồn tài liệu chính thống và uy tín Từ đó, rút ra được những đánh giá, nhận xét về trình trạng M&A xuyên biên giới tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phục vụ cho đề tài nghiên cứu của nhóm Bên cạnh đó, các phương pháp được áp dụng song song bao gồm Phương pháp nghiên cứu tình huống và thực hiện tham khảo những tài liệu liên quan Nhằm mang lại những ý nghĩa thực tiễn cho đề tài, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu trên các thương vụ M&A xuyên biên giới trên thực tế tại Việt Nam, những hiệu quả đã đạt được và những hạn chế từ các thương vụ này để đưa ra được đánh giá tổng quan với ngành M&A xuyên biên giới Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tham khảo và nghiên cứu trên các tài liệu có sẵn về M&A xuyên biên giới, những bài đánh giá, nghiên cứu khác đã thực hiện trước đó và được kiểm duyệt, công khai trên các kênh chính thống để có được cái nhìn đa chiều và đầy đủ nhất, từ đó đánh giá đúng đắn và đầy đủ về cơ hội và thách thức đối với M&A xuyên biên giới tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1.7 Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài Lời mở đầu, lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục và các phụ lục khác, nội dung chính của bài nghiên cứu được chia thành 4 chương chính như sau:

Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương II: Cơ sở lý luận về cơ hội và thách thức của M&A xuyên biên giới đối với nước nhận đầu tư

Chương III: Đánh giá cơ hội và thách thức của M&A xuyên biên giới đối với Việt Nam trong giai đoạn 2018-2021

Chương IV: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy M&A xuyên biên giới tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Nguồn thông tin và số liệu

Nhóm sử dụng những nguồn thông tin chính thống, đem lại số liệu và kết quả xác thực, bao gồm: Các nghiên cứu, số liệu ở các trang web chính thức của Tổng cục thống kê, Euromonitor và thông tin từ báo cáo của MAF, CMAC Ngoài ra, những thông tin khác có thể được lấy từ sách tham khảo và những bài báo được chọn lọc (Xem cụ thể ở Tài liệu tham khảo)

Số liệu được nhóm nghiên cứu sử dụng chủ yếu là số liệu thống kê thứ cấp, được tổng hợp từ các nguồn tài liệu đã nêu trên

1.6.2 Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu

Phương pháp được nhóm nghiên cứu sử dụng chính trong đề tài này là Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê Trong bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng các kết quả phân tích, mô tả số liệu thống kê thông thường từ các số liệu về hoạt động M&A xuyên biên giới đã được công bố chính xác ở các nguồn tài liệu chính thống và uy tín Từ đó, rút ra được những đánh giá, nhận xét về trình trạng M&A xuyên biên giới tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phục vụ cho đề tài nghiên cứu của nhóm Bên cạnh đó, các phương pháp được áp dụng song song bao gồm Phương pháp nghiên cứu tình huống và thực hiện tham khảo những tài liệu liên quan Nhằm mang lại những ý nghĩa thực tiễn cho đề tài, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu trên các thương vụ M&A xuyên biên giới trên thực tế tại Việt Nam, những hiệu quả đã đạt được và những hạn chế từ các thương vụ này để đưa ra được đánh giá tổng quan với ngành M&A xuyên biên giới Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tham khảo và nghiên cứu trên các tài liệu có sẵn về M&A xuyên biên giới, những bài đánh giá, nghiên cứu khác đã thực hiện trước đó và được kiểm duyệt, công khai trên các kênh chính thống để có được cái nhìn đa chiều và đầy đủ nhất, từ đó đánh giá đúng đắn và đầy đủ về cơ hội và thách thức đối với M&A xuyên biên giới tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài Lời mở đầu, lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục và các phụ lục khác, nội dung chính của bài nghiên cứu được chia thành 4 chương chính như sau:

Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương II: Cơ sở lý luận về cơ hội và thách thức của M&A xuyên biên giới đối với nước nhận đầu tư

Chương III: Đánh giá cơ hội và thách thức của M&A xuyên biên giới đối với Việt Nam trong giai đoạn 2018-2021

Chương IV: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy M&A xuyên biên giới tại Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA M&A XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ

Tổng quan về M&A xuyên biên giới

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm a) Khái niệm

- Khái niệm về Mua bán và sáp nhập (M&A)

Mua bán và sáp nhập (M&A) là thuật ngữ viết tắt của 2 cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại) Hoạt động M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hay mua lại một phần (số cổ phần) hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác Trong đó:

+ Sáp nhập (Merger) được hiểu là sự kết hợp giữa hay hay nhiều công ty để tạo thành một công ty mới có quy mô lớn hơn Kết quả tạo ra là một công ty sống sót được giữ tên và đặc thù còn công ty còn lại sẽ ngưng tồn tại như một tổ chức riêng biệt Nếu cả hai công ty sáp nhập ngưng hoạt động và một công ty khác ra đời thì được gọi là hợp nhất và là trường hợp đặc biệt của sáp nhập

+ Mua lại (Acquisition) là việc mua lại cổ phiếu hay tài sản của một công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty đó Công ty mua lại được gọi là công ty đi mua và công ty bị mua lại được gọi là công ty mục tiêu Thông qua việc mua lại, công ty mục tiêu trở thành tài sản thuộc sở hữu của công ty mua lại

Như vậy, ta có thể rút ra được cốt lõi của M&A chính là sự chuyển giao quyền kiểm soát và quyền sở hữu có chủ ý của một doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua bán giữa hai hay nhiều doanh nghiệp Tuy nhiên, một thương vụ mua bán cũng có thể được gọi là sáp nhập khi cả hai bên đồng thuận liên kết cùng nhau vì lợi ích chung Nhưng khi bên bị mua không muốn bị thâu tóm thì sẽ được coi là một thương vụ mua bán Một thương vụ được coi là mua bán hay sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào việc, thương vụ đó có được diễn ra một cách thân thiện giữa hai bên hay bị ép buộc thâu tóm nhau

- Khái niệm về M&A xuyên biên giới

M&A xuyên biên giới (cross-border M&A) là hoạt động mua lại và sáp nhập được tiến hành giữa các chủ thể ở ít nhất hai quốc gia khác nhau Về cơ bản, nó chỉ khác với M&A nội địa về sự di chuyển vốn qua khỏi biên giới quốc gia, còn bản chất là như nhau

Trên thực tế, hoạt động M&A xuyên biên giới được nhìn nhận là một trong hai hình thức chủ yếu của đầu tư nước ngoài bên cạnh hình thức đầu tư mới Thông qua hoạt động M&A, các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn trong việc vượt qua những rào cản gia nhập ngành, hay chính sách pháp luật của các quốc gia khi tham gia đầu tư tại một thị trường mới b) Đặc điểm

M&A có một số đặc điểm cơ bản sau:

Một là, Đối tượng của hoạt động mua bán, sáp nhập là tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp doanh nghiệp mục tiêu

Hai là, Chủ thể có quyền bán, sáp nhập doanh nghiệp phải là chủ sở hữu doanh nghiệp Chủ thể mua lại và nhận sáp nhập doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua, nhận sáp nhập doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện được mua, được nhận sáp nhập doanh nghiệp

Ba là, Mục đích của mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là bên mua, bên nhận sáp nhập phải kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu Bên mua, bên nhận sáp nhập doanh giành quyền sở hữu toàn bộ hoặc phần vốn chi phối của chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu, do đó kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu

Bốn là, Hệ quả pháp lý sau các thương vụ sáp nhập và mua bán doanh nghiệp là sự chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập; có thể chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị mua lại tùy thuộc vào quyết định của bên mua/bên nhận sáp nhập Năm là, Hình thức pháp lý ghi nhận các quan hệ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo hình thức M&A tự nguyện là hợp đồng mua bán, hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp (hợp đồng M&A)

Sáu là, Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp phải được thực hiện theo các điều kiện và thủ tục pháp lý nhất định M&A doanh nghiệp có thể là hành vi tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh trên thị trường nên cần sự kiểm soát chặt chẽ

Ngoài những đặc điểm chung của hoạt động M&A, M&A xuyên biên giới có những đặc điểm riêng nhằm phân biệt với M&A nội địa ở các đặc điểm sau:

Một là, giao dịch M&A xuyên biên giới thường có sự tham gia của ít nhất một bên là thương nhân nước ngoài đối với các bên còn lại, khác với giao dịch M&A nội địa hoàn toàn diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước

Hai là, sự chuyển giao về quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài từ bên bán doanh nghiệp/bên bị sáp nhập sang bên mua doanh nghiệp/bên nhận sáp nhập Theo đó, các doanh nghiệp không đơn thuần thực hiện hành vi mua bán một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp mục tiêu; mua bán, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu Sự ảnh hưởng của các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này được đặt ra ở mức độ cao hơn, nhiều ràng buộc hơn như các vấn đề giấy phép con, vấn đề lao động, thuế…

Ba là, M&A xuyên biên giới thường hướng tới bảo vệ và tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia

Bốn là, pháp luật điều chỉnh quan hệ M&A xuyên biên giới không chỉ gói gọn trong một hệ thống pháp luật quốc gia, mà có thể chịu sự điều chỉnh hay ảnh hưởng bởi các hệ thống pháp luật của quốc gia khác và pháp luật quốc tế liên quan Một thương vụ M&A xuyên biên giới ngoài việc được xem xét dựa trên các điều kiện như chủ thể, giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp, tỷ lệ sở hữu thị phần… như M&A nội địa thì còn phải lưu ý các vấn đề về tiếp cận thị trường theo cam kết giữa các quốc gia, về bảo đảm môi trường đầu tư, bảo vệ các giá trị an ninh quốc gia, cộng đồng

Năm là, hợp đồng phát sinh từ quan hệ M&A xuyên biên giới giữa các bên như hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của thành viên công ty… là những hợp đồng có yếu tố nước ngoài, có tính chất và nội dung phức tạp hơn so với các hợp đồng phát sinh từ quan hệ M&A nội địa

2.1.2 Phân loại M&A xuyên biên giới a) Theo chiều dịch chuyển của dòng vốn nước ngoài

M&A xuyên biên giới hướng nội (Inward cross border M&A) hay từ nước ngoài: liên quan đến sự luân chuyển vốn vào bên trong do việc bán một công ty trong nước cho nhà đầu tư nước ngoài

M&A xuyên biên giới hướng ngoại (Outward cross border M&A) hay từ nội địa: liên quan đến việc di chuyển vốn ra bên ngoài để mua một công ty nước ngoài

Cơ hội và thách thức của M&A xuyên biên giới đối với nước nhận đầu tư

* Định nghĩa : Cơ hội của M&A xuyên biên giới đối với nước nhận đầu tư được hiểu là những lợi ích mà thông qua các hoạt động M&A xuyên biên giới đem lại cho nền kinh tế nước nhận đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận vốn như tài sản, công nghệ, hay trí tuệ, lao động Tất cả những lợi ích đó đều nhằm giúp nước nhận đầu tư phát triển kinh tế lớn mạnh hơn

* Một số cơ hội mà M&A xuyên biên giới mang lại cho nước nhận đầu tư

- M&A xuyên biên giới có thể mang lại nguồn lực tài chính nước ngoài cho nền kinh tế nước nhận đầu tư (foreign financial resources)

Nguồn lực tài chính có thể hiểu là khối lượng giá trị biểu hiện bằng tiền và được hình thành thông qua quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn vốn khác nhau nhằm hình thánh các mối quan hệ kinh tế xã hội, phân phối tương ứng với trình độ phát triển nhất định của một nền kinh tế và quan tâm đến nhu cầu chi tiêu bằng tiền của các chủ thể trong quá trình sản xuất Nguồn lực tài chính nước ngoài là nguồn lực tài chính từ những nhà đầu tư nước ngoài, được biểu hiện dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu, bổ sung vào khối lượng giá trị hiện có của doanh nghiệp được mua lại, sáp nhập

Một trong những hình thức thực hiện M&A được các nhà đầu tư ưa chuộng là góp vốn, mua cổ phần, vì vậy M&A xuyên biên giới có thể mang lại nguồn lực tài chính nước ngoài cho nền kinh tế nước nhận đầu tư Ở chiều ngược lại, khi các doanh nghiệp của một quốc gia thực hiện mua lại, sáp nhập với một doanh nghiệp khác, thương vụ cũng có thể sinh ra lợi nhuận ròng cho nền kinh tế, bổ sung vào nguồn lực tài chính nước ngoài cho quốc gia Đối với những quốc gia đang phát triển, nhà đầu tư tham gia hoạt động M&A xuyên biên giới thường là những nhà đầu tư đến từ những quốc gia phát triển hơn, với đồng tiền mạnh hơn Việc tiếp nhận đầu tư bằng những đồng tiền mạnh hơn sẽ thúc đẩy phát triển thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung của quốc gia đó

- M&A xuyên biên giới có thể đóng góp vào sự hình thành vốn (capital formation) của nền kinh tế nước nhận đầu tư

Sự hình thành vốn được hiểu theo nghĩa hẹp cũng như theo nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp, sự hình thành vốn đề cập đến nguồn vốn vật chất bao gồm máy móc, thiết bị Theo nghĩa rộng, nó bao gồm vốn phi vật chất hoặc nguồn nhân lực bao gồm sức khỏe cộng đồng, hiệu quả, thủ công, vốn hữu hình và vô hình Về lâu dài, bên mua có thể tiến hành hiện đại hóa và mở rộng năng lực hoặc đầu tư liên quan khác Sau đó, sự hình thành vốn gia tăng hoặc bổ sung mới có thể xảy ra dưới hình thức đầu tư tuần tự và đầu tư liên kết, đôi khi lớn hơn số tiền mua ban đầu, đặc biệt là trong trường hợp tư nhân hóa

Ngoài ra, nếu công ty bị mua lại có thể phá sản dẫn đến làm giảm nguồn vốn liên quan, thì M&A xuyên biên giới có thể đóng một vai trò trong việc duy trì hoặc hồi sinh nguồn vốn của nền kinh tế nước nhận đầu tư Như vậy, về lâu về dài M&A xuyên biên giới có thể đóng góp vào sự hình thành vốn của nền kinh tế nước nhận đầu tư

- M&A xuyên biên giới có thể tạo ra việc làm cho nước nhận đầu tư (employment) Tác động đến việc làm của M&A xuyên biên giới rất đa dạng Mặc dù không có năng lực sản xuất mới nào được tạo ra khi sáp nhập hoặc mua lại nhưng M&A xuyên biên giới có thể tạo ra việc làm nếu MNC biến một công ty bị mua lại thành một đơn vị thành công như một phần của mạng lưới công ty của mình và nếu các hoạt động đầu tư tuần tự diễn ra và nếu mối liên kết của các công ty bị mua lại được duy trì hoặc tăng cường Các quyết định của công ty sau khi mua lại cũng có thể dẫn đến việc mở rộng năng lực ngay lập tức Hơn nữa, các quỹ giải phóng có thể được tái đầu tư để tạo cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp khác Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong các nền kinh tế đang khủng hoảng hoặc đang chuyển đổi, tác động bảo tồn việc làm của M&A xuyên biên giới có thể khá mạnh

Qua M&A xuyên biên giới thì các lao động của nước nhận đầu tư sẽ được làm việc chung với các lao động của nước đi đầu tư, mà thông thường các doanh nghiệp của nước đầu tư đều là những doanh nghiệp có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm quản lí vô cùng tốt, qua đó các công ty bị mua lại có nhiều khả năng được hưởng lợi từ luồng kỹ năng mới khi các công nghệ và hệ thống quản lý được tích hợp vào các MNC mẹ dẫn đến kỹ năng và năng suất lao động của nước nhận đầu tư tăng Bên cạnh đó, việc M&A xuyên biên giới gia tăng sẽ làm cho nền kinh tế của nước nhận đầu tư tăng, dẫn đến lương lao động được tăng theo

- M&A xuyên biên giới có thể chuyển giao/lan tỏa công nghệ cho nước nhận đầu tư (Technology transfer)

Các tập đoàn xuyên quốc gia là những nhà đổi mới hàng đầu và cũng là những nhà cung cấp công nghệ hàng đầu cho các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi thông qua FDI (UNCTAD, 2000a) Chúng cũng có thể kích thích sự phát triển năng lực đổi mới của các nền kinh nước nhận đầu tư Do đó, M&A xuyên biên giới có thể dẫn đến việc chuyển giao và nâng cấp công nghệ tương tự ở các chi nhánh được thành lập ở các nền kinh tế nước nhận đầu tư Tuy nhiên, nội dung của việc chuyển giao phụ thuộc vào tình hình của các công ty bị mua lại trong bối cảnh cụ thể của các yếu tố địa phương, điều kiện thị trường và định hướng của các công ty liên kết

Tốc độ chuyển giao công nghệ thông qua M&A xuyên biên giới phụ thuộc vào hiệu quả thực hiện các giao dịch M&A xuyên biên giới và năng lực hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước Quá trình M&A xuyên biên giới được quản lý càng tốt đồng thời sức mạnh công nghệ và năng lực của các công ty bị mua lại càng lớn, thì khả năng M&A xuyên biên giới sẽ góp phần xây dựng nhanh chóng năng lực và hoạt động công nghệ càng mạnh

M&A xuyên biên giới có thể được theo sau bằng việc chuyển giao công nghệ sản xuất mới hoặc tốt hơn, các phương thức tổ chức và quản lý, đặc biệt khi các doanh nghiệp bị mua lại được tái cấu trúc để tăng hiệu quả hoạt động của họ Các công ty liên kết nước ngoài được thành lập thông qua M&A xuyên biên giới có thể tiếp thu công nghệ nhanh hơn do các công ty bị mua lại đã có sẵn các năng lực Hơn nữa, M&A xuyên biên giới có thể khuếch tán công nghệ nhanh hơn vì mối liên kết của chúng có khả năng mạnh hơn

- M&A xuyên biên giới có thể tái cấu trúc thị trường và gia tăng cạnh tranh trong nền kinh tế nước nhận đầu tư (market structure and competition)

Sau các thương vụ M&A xuyên biên giới, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thường được cải thiện đáng kể Hoạt động M&A xuyên biên giới giúp đem lại những nguồn lực mới cho doanh nghiệp được mua lại, sáp nhập, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp đó, do vậy sẽ tạo ra sức ép cho những doanh nghiệp đối thủ, khiến các doanh nghiệp phải tận dụng nguồn lực đang có để nâng cao khả năng cạnh tranh Một cách tổng quát, M&A xuyên biên giới sẽ giúp gia tăng cạnh tranh trong nền kinh tế nước nhận đầu tư Đặc biệt trong các ngành độc quyền, sự xâm nhập của một doanh nghiệp nước ngoài sẽ phá vỡ sự độc quyền, mang lại tính cạnh tranh trong lĩnh vực đó, giúp gia tăng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng Áp lực cạnh tranh từ M&A xuyên biên giới cũng khiến cho thị phần của các doanh nghiệp thay đổi so với trước đó Những doanh nghiệp được mua lại, sáp nhập thường cải thiện thị phần sau thương vụ Những doanh nghiệp có nguồn lực yếu kém hơn sẽ để mất thị phần vào tay đối thủ Các doanh nghiệp không thể đáp ứng được sức ép cạnh tranh từ thị trường sẽ phải ngừng hoạt động, thay vào đó là sự xuất hiện mới của các doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về nguồn lực gia nhập vào thị trường

Cấu trúc thị trường của nước nhận đầu tư có thể có sự thay đổi sau M&A xuyên biên giới

* Định nghĩa: Thách thức của M&A xuyên biên giới đối với nước nhận đầu tư, đó là thông qua hoạt động M&A xuyên biên giới sẽ đem lại cho nước nhận đầu tư những khó khăn, những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế cũng như mọi mặt của đời sống - xã hội Những điều này làm hạn chế phát triển kinh tế cho nước nhận đầu tư

* Một số thách thức mà M&A xuyên biên giới mang lại cho nước nhận đầu tư:

- M&A xuyên biên giới có thể làm cho các doanh nghiệp của nước nhận đầu tư dễ bị thâu tóm với giá thấp

Khi M&A xuyên biên giới diễn ra ngày càng lớn mạnh thì có thể gây ra tác động tiêu cực đó là nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc vào M&A thay vì những hoạt động khác, mà nếu để điều này diễn ra nhiều thì các doanh nghiệp nước nhận đầu tư thường sẽ bị mất quyền lợi kiểm soát doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp dễ bị nước đầu tư thâu tóm

Có thể thấy đại dịch Covid đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Khiến cho các doanh nghiệp phải bán mình với giá rẻ hơn trước đây để các giao dịch, thương lượng diễn ra nhanh hơn trước khi mà doanh nghiệp bị thua lỗ thêm Điều này dẫn tới các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội để mua lại các doanh nghiệp với giá rẻ hơn so với trước đây, đồng thời nó gây ra làn sóng thâu tóm các doanh nghiệp Việt, gây thiệt hại đến kinh tế Việt Nam

- M&A xuyên biên giới có thể làm giảm việc làm tại nước nhận đầu tư

Về ảnh hưởng đối với kỹ năng việc làm, có thể có nguy cơ mất kỹ năng nếu một công ty mua lại chuyển ra nước ngoài những công việc tốt nhất hoặc những nhân viên có trình độ cao nhất của một công ty bị mua lại Hay việc sáp nhập và mua lại trong trường hợp mua lại và giải thể thì sẽ làm mất nhiều việc làm hoặc có xu hướng dẫn đến cắt giảm việc làm cho nhân viên ở những khu vực dư thừa trong công ty khi kết hợp lại Hay tái cấu trúc doanh nghiệp sau mua bán và sáp nhập kém hiệu quả, tổ chức cồng kềnh dẫn đến không sắp xếp đúng vị trí, công việc phù hợp cho nhân lực

- M&A xuyên biên giới có thể làm giảm cạnh tranh trong nền kinh tế nước nhận đầu tư

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động M&A xuyên biên giới

2.3.1 Các yếu tố vĩ mô

2.3.1.1.Pháp luật, quy định và các chính sách của Chính phủ Để thu hút hay hạn chế các dòng M&A xuyên biên giới vào quốc gia mình, các quy định và chính sách của Chính phủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới xu hướng dịch chuyển của các dòng vốn này Chính phủ có thể thu hút dòng vốn vào quốc gia bằng những chính sách ưu đãi hoặc ngược gây khó khăn bằng những quy định khắt khe để hạn chế dòng vốn đổ vào quốc gia trong một số trường hợp Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể tác động đến xu hướng dịch chuyển đầu tư giữa các ngành, dịch chuyển tỷ lệ vốn giữa các quốc gia tham gia đầu tư hay hình thức thực hiện M&A

Tại Việt Nam, hoạt động M&A xuyên biên giới được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Cạnh tranh 2018; Luật Doanh nghiệp 2014; Luật đầu tư 2020 Một số điều luật trong các Bộ luật khác có ảnh hưởng tới M&A xuyên biên giới gồm có Luật chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Thương mại và Luật Dân sự

2.3.1.2.Những quy định và cam kết quốc tế, khu vực mà quốc gia tham gia

Ngoài quy định, pháp luật của quốc gia hoạt động M&A xuyên biên giới cũng chịu ảnh hưởng từ các quy định, chính sách quốc tế chung mà quốc gia cần tuân thủ Tại Việt Nam, hoạt động M&A chịu ảnh hưởng của những yếu tố sau:

Cam kết trong ATS/ TO: Việt Nam đã gia nhập WTO với cam kết mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình Kể từ năm 2009, nhiều lĩnh vực dịch vụ đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia cung cấp như kiến trúc, nghiên cứu thị trường, giáo dục, phân phối hàng hóa và quảng cáo Sự mở rộng này đã và đang cơ hội cho hoạt động đầu tư thông qua

Cam kết trong khu vực ASEAN: Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong khu vực ASEAN về M&A chủ yếu được thể hiện ở Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN Theo đó, các quốc gia thành viên cam kết thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo đảm tính rõ ràng và nhất quán trong việc áp dụng và giải thích các luật, quy định và thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư của nước mình, nhằm tạo ra và duy trì một chế độ đầu tư có thể dự đoán trước trong ASEAN

Bên cạnh đó, một số quy định quốc tế và cam kết khác có ảnh hưởng đến hoạt động M&A như FTA có cam kết về đầu tư, các hiệp định khuyến khích và bảo vệ đầu tư, cam kết về đầu tư song phương có liên quan đến M&A…

Tất cả những hoạt động thương mại xuyên biên giới đều chịu ảnh hưởng của văn hóa quốc gia và đối mặt với rủi ro đa văn hóa Hoạt động M&A xuyên biên giới cũng không ngoại lệ Với chủ thể tham gia đến từ những nền văn hóa khác nhau, hoạt động M&A phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sự khác biệt văn hóa như: suy nghĩ, cách nhìn… của nhà đầu tư; tầm nhìn, chiến lược, văn hóa doanh nghiệp… của đối tác hay thị hiếu, sở thích… của người tiêu dùng trong lĩnh vực tương ứng

Với đặc điểm riêng biệt của mỗi ngành, hoạt động M&A trong ngành đó cũng diễn ra theo những chiều hướng khác nhau và có những diễn biến khác nhau Theo kết quả của các nghiên cứu, các đặc điểm của ngành như: quy mô, tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến những giá trị mà thương vụ đem lại cho cả hai bên

2.3.1.5 Cơ chế của thị trường

Tương tự như các hoạt động thương mại khác, các thương vụ M&A cũng chịu ảnh hưởng của cơ chế vận hành của thị trường M&A tại thời điểm thực hiện giao dịch Các thương vụ đã có trên thị trường và xu hướng dịch chuyển của thị trường sẽ ảnh hưởng tới việc định giá doanh nghiệp, các quyết định trong thực hiện hoạt động mua lại hay sáp nhập, chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là giá trị mà thương vụ sẽ đem lại cho cả hai bên

Sự chênh lệch giá trị đồng tiền tại những quốc gia mà chủ thể của hoạt động M&A đang hoạt động sẽ ảnh hưởng lớn tới các quyết định của chủ thể hoạt động, đặc biệt trong định giá doanh nghiệp Theo đó, doanh nghiệp tại những quốc gia có đồng tiền mạnh như Mỹ, EU… thường được định giá cao hơn những doanh nghiệp tại những quốc gia sử dụng những đồng tiền yếu hơn và thường là chủ thể tham gia mua thay vì tham gia bán trên thị trường M&A xuyên biên giới

2.3.2 Các yếu tố vi mô

2.3.2.1 Chủ thể tham gia hoạt động

Chủ thể trực tiếp tham gia điều chỉnh hoạt động M&A đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả mà thương vụ M&A đem lại Chủ thể trong hoạt động M&A xuyên biên giới bao gồm các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà môi giới, tư vấn Nguồn lực, quy mô doanh nghiệp, công nghệ, những giá trị có thể đem lại trong tương lai… của chủ thể tham gia hoạt động chính là những yếu tố quyết định đến kết quả mà thương vụ đem lại và những giá trị cộng hưởng mà hai bên có thể nhận được sau giao dịch Ngoài ra, đối với doanh nghiệp bị mua lại hay sát nhập, những yếu tố đó còn góp phần định giá doanh nghiệp, quyết định mua của nhà đầu tư 2.3.2.2 Mức độ tập trung sở hữu của doanh nghiệp

Mức độ tập trung hay phân bố sở hữu của các cổ đông đối với doanh nghiệp ảnh hưởng lớn tới quyết định mua của nhà đầu tư Khả năng thương lượng của doanh nghiệp bị mua lại hay sát nhập sẽ giảm xuống khi mức độ tập trung sở hữu tăng lên (Ferguson, 1994) Nghĩa là, với các doanh nghiệp có nhiều cổ đông tham gia sở hữu sẽ dễ dàng hơn trong chào bán các cổ phần đàm phán hay bán được cổ phần doanh nghiệp ở mức giá cao, tăng mức định giá của doanh nghiệp

2.3.2.3 Quản lý trong doanh nghiệp

Mức độ tập trung sở hữu trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến phân quyền quản lý và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Quản lý trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới thiện chí (thù nghịch hay thân thiện) khi thực hiện M&A và hiệu quả hoạt động của doanh doanh nghiệp sau thương vụ bởi thực hiện M&A sẽ dẫn đến chuyển giao quyền sở hữu và quyền quản lý, sự tái cơ cấu tổ chức bên trong công ty.

ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA M&A XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Tình hình M&A xuyên biên giới tại Việt Nam giai đoạn 2018- 2021

3.1.1 Tình hình chung về M&A xuyên biên giới tại VN giai đoạn 2018- 2021

M&A xuyên biên giới tại Việt Nam giai đoạn 2018-2021 có những chuyển biến rõ rệt và sôi động hơn rất nhiều so với những năm trước đó Sự thay đổi thể hiện ở cả giá trị đầu tư, lĩnh vực đầu tư và những quốc gia mà Việt Nam tiếp nhận đầu tư

Trong các hình thức M&A xuyên biên giới, đa số các nhà đầu tư lựa chọn hình thức góp vốn, mua cổ phần để xâm nhập thị trường Việt Nam cho tính linh hoạt, hiệu quả mà hình thức này đem lại Do vậy, giá trị vốn góp, mua cổ phần có thể phản ánh tương đối đúng về giá trị M&A xuyên biên giới tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-

2021 Từ 2018 đến 2021, giá trị vốn góp, mua cổ phần đạt lần lượt là 9,9 triệu USD; 15,5 triệu USD; 7,5 triệu USD; 6,9 triệu USD Giai đoạn 2020-2021, giá trị vốn góp, mua cổ phần có sự sụt giảm so với giai đoạn 2018-2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh covid đến sản xuất và nền kinh tế Tuy nhiên, lượng vốn góp, mua cổ phần luôn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn FDI thể hiện sự phát triển và dần trở thành xu thế của hoạt động M&A xuyên biên giới Giai đoạn, 2018-2021, tỷ trọng này đạt 27,5% mỗi năm, cao nhất lên đến 40,7% vào năm 2019 (Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tổng số lượng giao dịch M&A xuyên biên giới tại Việt Nam cũng tăng đều qua các năm Năm 2021 là năm đạt số thương vụ lớn nhất trong toàn giai đoạn với 51 thương vụ, chiếm 52% số giao dịch M&A trên thị trường việt Nam Các năm trước đó tuy số lượng vẫn còn thấp nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số giao dịch M&A tại Việt Nam với tỷ lệ các năm từ 2018 đến 2020 lần lượt là 33,9%; 70,7% và 63,6%

Bảng 3.1: M&A tại thị trường Việt Nam theo dự báo của Baker Mckenzie

Tổng giao dịch M&A (Tỷ USD) 1,9 2,6 1,7 2,8 3,4

Tỷ trọng tổng giao dịch M&A toàn cầu (%)

Tổng số lƣợng giao dịch M&A 122 58 55 98 119

Tổng giao dịch nội địa 84 17 19 47 62

Số lƣợng giao dịch xuyên biên giới

Các lĩnh vực được tiếp nhận đầu tư cũng có nhiều thay đổi so với những năm trước Theo các báo cáo từ CAMC, lĩnh vực chế biến, chế tạo là các lĩnh vực dẫn đầu trong M&A xuyên biên giới giai đoạn 2018-2021 với tổng số vốn đầu tư 18,1 triệu USD Tiếp theo là các lĩnh vực bất động sản và tài chính- ngân hàng Các lĩnh vực bán lẻ, công nghệ chưa có nhiều thương vụ và giá trị vẫn còn thấp nhưng là những lĩnh vực tiềm năng trong tương lai Hiện nay, đã có 18 trong số 21 ngành kinh tế quốc dân được tiếp nhận đầu tư thông qua M&A xuyên biên giới

Trong các giao dịch M&A xuyên biên giới, Việt Nam thường đóng vai trò là nước tiếp nhận đầu tư Đến nay, đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện đầu tư vào Việt Nam thông qua M&A xuyên biên giới Theo báo cáo tổng hợp được của CMAC, nguồn đầu tư chủ yếu đến từ 4 quốc gia là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore Giai đoạn năm 2018-2019, những quốc gia đầu tư vào Việt Nam có sự thay đổi lớn so với thời gian trước đó Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm vị trí số một nhưng chỉ trong một thời gian ngắn Trong cả giai đoạn thì Singapore là quốc gia đứng đầu về giá trị đầu tư với những thương vụ đầu tư lớn của GIC Tiếp theo là Nhật Bản và Hàn Quốc Trong khoảng từ 2019 đến nay, thị trường ghi nhận thêm nhiều thương vụ M&A, nhiều nhất tới từ các nhà đầu tư Nhật Bản ở các lĩnh vực bất động sản, xây dựng, tài chính – ngân hàng và dược phẩm – y tế Tiếp theo là các nhà đầu tư Hàn Quốc Các nhà đầu tư Thái Lan đứng thứ ba về giá trị M&A, các doanh nghiệp Việt Nam được doanh nghiệp Thái Lan mua lại chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và năng lượng Trong năm 2021, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 19,1% so với cùng kỳ 2020; Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 5 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư, tăng 25,4% so với cùng kỳ Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư, tăng 64,6% so với cùng kỳ

3.1.2 Các thương vụ tiêu biểu từ năm 2018 đến 2021

Nhìn chung, thị trường M&A xuyên biên giới tại Việt Nam rất sôi động với số lượng và giá trị lớn các thương vụ trên cả các quy mô lớn, vừa và nhỏ trong các ngành nghề khác nhau với nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên, đa số các thương vụ diễn ra theo một số xu hướng nhất định, có thể nắm bắt và dự đoán trong tương lai gần Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thống kê một số thương vụ tiêu biểu từ quy mô vừa và lớn dưới bảng sau:

Bảng 3.2: Các thương vụ đáng chú ý giai đoạn 2018- 2021 Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu

Thời gian Bên mua Bên bán

Ngành Giá trị đầu tƣ

Chiều dịch chuyển dòng vốn nước ngoài

Tài chính- ngân hàng 70 Triệu

USD Hướng nội 100% Mua lại toàn bộ Chiều

Tài chính- ngân hàng 151 Triệu

USD Hướng nội 100% Mua lại toàn bộ Chiều

USD Hướng nội 97% Mua lại đa số Chiều dọc Thân thiện

1300 Triệu USD Hướng nội 5,74% Đầu tư gián tiếp Hỗn hợp Thân thiện

Nawaplastic Industries (SCG) (Thái Lan)

CTCP Nhựa Bình Minh (Việt Nam)

103,6 Triệu USD Hướng nội 21,38% Mua lại thiểu số

CTCP Giấy Sài Gòn (Saigon Paper) (Việt Nam)

91,2 Triệu USD Hướng nội 92% Mua lại đa số

PAN (Việt Nam) Thực phẩm 35 Triệu

USD Hướng nội 10.00% Mua lại thiểu số Hỗn hợp Thân thiện

Hướng ngoại 90% Mua lại đa số Hỗn hợp Thân thiện

Thủy sản Việt Úc (Việt Nam)

USD Hướng nội 35.00% Mua lại thiểu số Hỗn hợp Thân thiện

Tổ hợp giáo dục Topica (Việt Nam)

USD Hướng nội 10.00% Mua lại thiểu số Hỗn hợp Thân thiện

Công ty thép Việt Ý (Việt Nam)

51 Triệu USD Hướng nội 53.81% Mua lại đa số

USD Hướng nội 35.00% Mua lại thiểu số Chiều dọc Thân thiện

Vinatex (Việt Nam) Công nghiệp 47 Triệu

USD Hướng nội 10% Mua lại thiểu số Chiều dọc Thân thiện

Hướng nội 9,50% Đầu tư gián tiếp Hỗn hợp Thân thiện

NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Việt Nam)

Tài chính - Ngân hàng 882 triệu

USD Hướng nội 15% Mua lại thiểu số Chiều

(Việt Nam) Bán lẻ 1 tỷ

USD Hướng nội 6.15% Đầu tư gián tiếp Ngang Thân thiện

CTCP Dược Hậu Giang (Việt Nam)

VND Hướng nội 25.84% Mua lại thiểu số Ngang Thân thiện

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Việt Nam)

USD Hướng nội 35.1% Mua lại thiểu số Ngang Thân thiện

Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Việt Nam)

VND Hướng nội 25% Mua lại thiểu số Dọc Thân thiện

Nhà máy nước mặt Sông Đuống (Việt Nam)

USD Hướng nội 34% Mua lại thiểu số Dọc Thân thiện

Bán lẻ Không công bố Hướng ngoại Không công bố Không công bố Ngang Thân thiện

Logistics 34.78 triệu USD Hướng nội 10% Mua lại thiểu số Dọc Thân thiện

Vietcombank (Việt Nam) Tài chính

400 triệu USD Hướng nội 100% Mua lại toàn bộ Dọc Thân thiện

Chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim (Việt Nam)

Bán lẻ 113.04 triệu USD Hướng nội 51% Mua lại đa số Ngang Thân thiện

CT cổ phần Posco SS Vina (Việt Nam)

USD Hướng nội 49% Mua lại thiểu số Ngang Thân thiện

Công ty cổ phần Halcom (Việt Nam) Điện- Năng lượng

45 triệu USD Hướng nội Không công bố

Không công bố Ngang Thân thiện

Công ty chứng khoán Morgan Stanley Hướng Việt (Việt Nam)

16.5 triệu USD Hướng nội 100% Mua lại toàn bộ Dọc Thân thiện

USD Hướng nội Không công bố Không công bố Dọc Thân thiện

Tổ hợp giáo dục Yola (Việt Nam)

USD Hướng nội Không công bố Không công bố Dọc Thân thiện

Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa (Việt Nam)

1000 tỷ VNĐ Hướng nội 94,11% Mua lại đa số Ngang Thù nghịch

Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát Công ty cổ phần Kim loại màu và Nhựa Đồng Việt (Dovina)

(2 công ty trên cùng 1 người sáng lập) (Việt Nam) Điện- Năng lượng

240 triệu USD (cả 2 thương vụ) Hướng nội 100% Mua lại toàn bộ Ngang Thù nghịch

Dự án điện Lộc Ninh 1 (Bình Phước) (Việt Nam) Điện- Năng lượng

USD Hướng nội 70% Mua lại đa số Ngang Thù nghịch

Dự án điện Lộc Ninh 2 (Bình Phước) (Việt Nam) Điện- Năng lượng

140 triệu USD Hướng nội 100% Mua lại toàn bộ Ngang Thù nghịch

Dự án điện Lộc Ninh 3 (Bình Phước) (Việt Nam) Điện- Năng lượng

USD Hướng nội 100% Mua lại toàn bộ Ngang Thù nghịch

Dự án điện Lộc Ninh 4 (Bình Phước) (Việt Nam) Điện- Năng lượng

USD Hướng nội 100% Mua lại toàn bộ Ngang Thù nghịch

Transimex (Việt Nam) Logistic Không công bố Hướng nội 23,70% Mua lại thiểu số Ngang Thân thiện

Vision Fund và Quỹ GIC

(Việt Nam) Công nghệ 300 triệu

USD Hướng nội 32,86% Mua lại thiểu số Dọc Thân thiện

Ngân hàng TMCP Phương Đông (Việt Nam)

Không công bố Hướng nội 15% Mua lại thiểu số Ngang Thân thiện

Dự án Grand Park (VinGruop) (Việt Nam)

Không công bố Hướng nội 80% Mua lại đa số Ngang Thân thiện

Công ty xây dựng Ecoba (Việt Nam)

Không công bố Hướng nội 36% Mua lại thiểu số Ngang Thân thiện

ASKA Pharmaceut ical (Nhật Bản)

Dược 370 tỷ VNĐ Hướng nội 24,90% Mua lại thiểu số Ngang Thân thiện

Không công bố Hướng nội Không công bố

Không công bố Dọc Thân thiện

SK Investment III (Hàn Quốc)

Inmexpharm Coporation (Việt Nam) Dược Không công bố Hướng nội 25% Mua lại thiểu số Hỗn hợp Thân thiện

VI Automotive Service (Việt Nam)

Bán lẻ 39 tỷ VNĐ Hướng nội 16,70% Mua lại thiểu số Dọc Thân thiện

Tập đoàn SCG (Thái Lan)

Nhựa Duy Tân (Việt Nam)

334 triệu USD Hướng nội 70% Mua lại đa số Dọc Thân thiện

Sumitomo Mitsui Financial Group (Nhật Bản)

Công ty tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) (Việt Nam) tài chính

1,4 tỷ USD Hướng nội 49% Mua lại thiểu số Ngang Thân thiện

VinCommerce (Việt Nam) bán lẻ 410 triệu

USD Hướng nội 16,26% Mua lại thiểu số Ngang Thân thiện

Trường Hải ( thaco) (Việt Nam)

(Hàn Quốc) bán lẻ Không công bố Hướng ngoại 100 % Mua lại toàn bộ Hỗn hợp Thân thiện

The CrownX (Việt Nam) bán lẻ 400 triệu

USD Hướng nội 5,50% Đầu tư gián tiếp Ngang Thân thiện

Dược phẩm Imexpharm (Việt Nam) dược 12,3 triệu cổ phiếu Hướng nội 24,90% Mua lại thiểu số Ngang Thân thiện

Công ty CP Công nghiệp Logistics KTG

& Boustead (Việt Nam) bất động sản - logistics

USD Hướng nội 49% Mua lại thiểu số Ngang Thân thiện

Từ thống kê trên, ta có thể thấy một số xu hướng diễn biến của các thương vụ M&A xuyên biên giới như sau:

Thứ nhất, phần lớn M&A xuyên biên giới tại Việt Nam đều là hướng nội, nghĩa là Việt Nam đóng vai trò là nước tiếp nhận đầu tư và các doanh nghiệp Việt được mua lại bởi những nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn so với các nhà đầu tư Việt mua lại, đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài Một số nguyên nhân có thể được chỉ ra như sau:

- Việt Nam là một nước đang phát triển, đa số các doanh nghiệp trong nước vẫn còn non trẻ, chưa đủ tiềm lực, nguồn lực để thực hiện mua lại đối với các doanh nghiệp nước ngoài

- Với sự chênh lệch tỷ giá, các nhà đầu tư ở những nước có đồng tiền mạnh thường có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp ở nước có đồng tiền yếu hơn thay vì chiều ngược lại Do vậy, Việt Nam thường đóng vai trò là nước tiếp nhận đầu tư từ các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển hơn trong các thương vụ M&A xuyên biên giới

- Để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút những nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư trong hoạt động M&A xuyên biên giới nói riêng

Thứ hai, phần lớn M&A xuyên biên giới tại Việt Nam là thân thiện, các thương vụ được thực hiện giữa những doanh nghiệp đối tác thay vì các doanh nghiệp đối thủ Đã có nhiều nghiên cứu chỉ rằng các thương vụ M&A có thể đem lại những giá trị cộng hưởng cho các bên tham gia Do vậy, những thương vụ M&A xuyên biên giới tại Việt Nam đa số diễn ra theo xu hướng thân thiện, các bên tham gia đều tiếp cận thương vụ với thái độ win- win, hướng tới những lợi ích cho cả hai sau giao dịch

Thứ ba, phần lớn M&A xuyên biên giới tại Việt Nam là liên kết theo chiều ngang, các thương vụ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực và hoạt động

Xu hướng này có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân sau:

- Dịch bệnh khiến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong kinh doanh, sản xuất Vì thế, các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào những doanh nghiệp cùng ngành nghề và lĩnh vực để cùng chia sẻ khó khăn, tận dụng những lợi thế vốn có của nhau, tạo nên quan hệ cộng sinh đôi bên cùng có lợi Ở sự liên kết theo chiều dọc, dù là M&A tiến hay lùi, một trong hai bên đều phải đối mặt với vấn đề bên còn lại không tìm kiếm được thị trường, đầu ra, hay đầu vào trong tình hình dịch bệnh, và thương vụ có thể chỉ đem lại lợi ích cho một bên Ví dụ, liên kết giữa một nhà cung cấp và một công ty sản xuất, công ty sản xuất có thể đối mặt với tình trạng công ty cung cấp không tìm kiếm được thị trường tiêu thụ trong thời kì dịch bệnh Mặt khác, dịch bệnh cũng khiến các nhà đầu tư thay đổi chiến lược, muốn trụ vững trên thị trường và lĩnh vực đã có nhiều hơn là mở rộng sang một lĩnh vực, thị trường mới, điều mà chiều liên kết hỗn hợp có thể đáp ứng được Những doanh nghiệp gặp khó khăn trong dịch bệnh và không thể trụ vững được có thể bị mua lại hay sát nhập với công ty đối thủ có tiềm lực mạnh hơn Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có xu hướng mua lại, hay sát nhập những doanh nghiệp đối thủ yếu hơn để chiếm lấy thị phần, mở rộng quy mô doanh nghiệp và tận dụng những gì đối thủ đã có để cạnh tranh với những doanh nghiệp đối thủ khác trên thị trường Việc kinh doanh giảm sút trong dịch bệnh có thể khiến giá trị của doanh nghiệp giảm sút, do vậy, đây là thời cơ để các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế vững chắc thực hiện đánh gục các đối thủ cạnh tranh trong ngành

- Các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực sẽ có nhiều lợi ích chung và nguồn lực tương đồng có thể chia sẻ với nhau hơn là những doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau Do vậy, các nhà đầu tư có xu hướng mua lại hoặc sáp nhập với những doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động để tối đa hóa lợi ích từ thương vụ

Cơ hội mà M&A xuyên biên giới có thể mang lại cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

3.2.1 M&A xuyên biên giới giúp tăng cường nguồn lực tài chính cho nền kinh tế Việt Nam

Ngoài những nguồn lực như khoa học công nghệ, kỹ thuật, nhân lực…, nguồn lực chủ yếu được các nhà đầu tư đem đến cho doanh nghiệp là nguồn lực tài chính Với chủ thể tham gia là nhà đầu tư nước ngoài, M&A xuyên biên giới có thể mang lại nguồn lực tài chính nước ngoài cho nền kinh tế Việt Nam Do sự chênh lệch giá trị đồng tiền với các nước phát triển, việc tiếp thu dòng vốn tài chính từ nước ngoài, đặc biệt là những nước phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung Không chỉ vậy, các doanh nghiệp sau khi được tiếp nhận đầu tư vốn tài chính nước ngoài còn có thể tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn (cả trong nước lẫn ngoài nước), phân tán rủi ro trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh

Theo Thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2018 đến nay, số vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần đạt mức lớn nhất vào năm 2019 Vào các năm tiếp theo là 2020 và 2021, tình hình dịch bệnh ảnh hưởng tới nền kinh tế và doanh nghiệp khiến cho những giao dịch góp vốn, mua cổ phần cũng sụt giảm về giá trị Tuy nhiên, chỉ trong tháng 1 năm 2022, số vốn cho hoạt động góp vốn, mua cổ phần đã đạt hơn 440 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021 cho thấy sự phát triển của thị trường trong thời gian tới

Bảng 3.3: Số vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần qua các năm

Năm Giá trị góp vốn, mua cổ phần (triệu USD)

3.2.2 M&A xuyên biên giới đóng góp vào sự hình thành nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam

Khi các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện mua lại, sáp nhập với các doanh nghiệp Việt, họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều nguồn lực có thể kể đến như nguồn tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, công nghệ, bộ máy quản lý… giúp doanh nghiệp không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất mà còn nâng cao chất lượng bộ máy doanh nghiệp

Một ví dụ điển hình là BIDV sau khi được đầu tư bởi Hana và KEB, không chỉ được chuyển giao nguồn lực tài chính mà còn được tiếp nhận cả chương trình hỗ trợ kỹ thuật dài hạn từ hai đối tác, bao gồm nhưng không giới hạn trên 6 lĩnh vực: Quản trị chiến lược phát triển ngân hàng; Quản lý hệ thống công nghệ và ngân hàng số; tăng cường phát triển ngân hàng bán lẻ; đa dạng hóa danh mục tài sản sinh lời; quản trị rủi ro; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Sau thương vụ, BIDV đã nâng cao cả chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh lẫn khả năng quản lý bên trong doanh nghiệp

Hộp 1: M&A xuyên biên giới đóng góp vào sự hình thành vốn của Việt Nam

KEB Hana Bank (Hàn Quốc) và BIDV (Việt Nam)

Ngày 11/11/2019 tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của ông Vương Đình Huệ, Ủy viên BỘ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ, ngành của Việt Nam, Đại sứ Hàn Quốc và các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và KEB Hana Bank chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và công bố KEB Hana Bank là cổ đông chiến lược nước ngoài sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV Theo đó, BIDV phát hành riêng lẻ cho đối tác KEB Hana Bank 603 triệu cổ phần, tương ứng với tỷ lệ 15% vốn điều lệ của BIDV sau đầu tư Tổng giá trị của giao dịch là 20.295 tỷ đồng

Thương vụ bán cổ phần hơn 20.000 tỷ sẽ khiến cho mọi nhức nhối của BIDV được tháo gỡ, trước mắt là giải quyết vấn đề tăng vốn cấp bách của BIDV, từ đó gỡ nút thắt tăng trưởng tín dụng và giúp ngân hàng này có nhiều lợi thế cạnh tranh Lượng vốn tăng thêm đã giúp tình hình tài chính và các chỉ số an toàn vốn của BIDV được cải thiện tích cực Theo ước tính của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), hệ số CAR theo Basel I của ngân hàng tăng lên 10,5% và CAR theo Basel II tăng lên trên 9% nhờ lượng tiền thu về từ thương vụ bán vốn này Sau khi giao dịch thành công, vốn Nhà nước tại BIDV sẽ giảm từ 95,28% xuống còn trên 80% vốn điều lệ Đồng thời, BIDV nhận được chương trình hỗ trợ kỹ thuật dài hạn từ Tập đoàn Tài chính Hana và KEB Hana Bank, bao gồm nhưng không giới hạn trên 6 lĩnh vực: Quản trị chiến lược phát triển ngân hàng; Quản lý hệ thống công nghệ và ngân hàng số; tăng cường phát triển ngân hàng bán lẻ; đa dạng hóa danh mục tài sản sinh lời; quản trị rủi ro; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Mặt khác, năng lực cạnh tranh của BIDV trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, SME, FDI, ngân hàng số và quản lý chất lượng tài sản cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện nhờ vào sự tham gia quản lí của KEB Hana

Sumitomo Life (Nhật Bản) và Tập đoàn Bảo Việt (Việt Nam)

Thương vụ này được hoàn tất vào cuối năm 2019 khi Tập đoàn Bảo Việt đã bán 41,4 triệu cổ phần cho đối tác hiện tại là Sumitomo Life (Nhật Bản) với giá 96.817 đồng/cp, cao hơn gần 31% so với giá cổ phiếu giao dịch thời điểm đó (giá đóng cửa ngày 18/12 là 74.000 đồng/cp)

Theo đó, nhà đầu tư ngoại này đã bỏ ra 4.012 tỉ đồng (tương đương 173 triệu USD) để nâng tỉ lệ nắm giữ số cổ phần tại Bảo Việt lên 22,09% Sau lần phát hành thêm này, Tập đoàn Bảo Việt đã nâng tổng số vốn điều lệ lên mức 7.423 tỷ đồng Với số tiền thu được từ thương vụ phát hành riêng lẻ lần này, Bảo Việt đã hoàn thành chiến lược vốn, nâng cao năng lực tài chính cho Tập đoàn Bảo Việt; đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng hoạt động kinh doanh Nhờ những nền tảng xây dựng trong dài hạn, cũng như chính sách ứng phó linh hoạt, trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, Bảo Việt đã đạt được kết quả đáng khích lệ

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu

3.2.3 M&A xuyên biên giới có thể tạo ra việc làm cho Việt Nam

Thông qua M&A xuyên biên giới mà trong những năm gần đây số lao động có việc làm ở Việt Nam ngày càng tăng cao Sau khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng M&A thì các nhà đầu tư nước ngoài dần mở rộng quy mô, thành lập nên nhiều nhà máy, xí nghiệp giúp cho người lao động có công ăn việc làm, tạo ra thu nhập cao, giải quyết được bài toán an sinh xã hội tại một số địa phương

Các doanh nghiệp có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua M&A xuyên biên giới đã tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp, từ đó, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận không nhỏ người lao động Người lao động được bồi dưỡng, đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước thay thế được các vị trí quan trọng, chủ chốt của doanh nghiệp

Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài , một đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, từng bước được hình thành và dần tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến

Hộp 2: M&A xuyên biên giới giúp gia tăng việc làm tại Việt Nam

Công ty Cổ phần Halcom (Việt Nam) và Tập đoàn Shizen Energy (Nhật Bản)

Ngày 17 tháng 10 năm 2019 tại thành phố Tokyo – Nhật Bản, Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam đã ký kết Hợp đồng Mua bán Cổ phần (SPA) với Tập đoàn Shizen Energy Theo đó, Shizen Energy chính thức trở thành cổ đông và đối tác kỹ thuật, đánh dấu mối quan hệ hợp tác quốc tế trong việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Ngày 12-3, tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), Công ty cổ phần Halcom Việt Nam và Tập đoàn Shizen Energy (Nhật Bản) tổ chức khánh thành Nhà máy Điện mặt trời Hậu Giang

Nhà máy điện mặt trời Hậu Giang có công suất 35 MWp, vốn đầu tư là 700 tỷ đồng, sản lượng điện dự kiến khoảng 50.800 MWh/năm Dự án có diện tích 33ha, gồm 79.000 tấm pin năng lượng mặt trời, nhà điều hành, trạm biến áp, 6,83 km tuyến đường dây mạch kép 110kv Vị Thanh - Long Mỹ đi qua địa bàn 2 xã Hòa An, Long Bình (thuộc huyện Phụng Hiệp) và phường Vĩnh Tường (thuộc thị xã Long Mỹ)

Các thách thức mà M&A xuyên biên giới có thể gây ra cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

3.3.1 M&A xuyên biên giới có thể làm cho các doanh nghiệp của Việt Nam dễ bị thâu tóm với giá thấp

Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã chi 2,99 tỷ USD để thực hiện các hoạt động góp vốn, mua cổ phần ở Việt Nam chỉ bằng 39,1% so với cùng kỳ năm 2019 Tuy nhiên, số lượt góp vốn, mua cổ phần lại tăng 11,6%, chứng tỏ tuy không có thương vụ lớn nhưng số lượng dự án, công ty được nhà đầu tư "nhòm ngó" lại rất nhiều

Chỉ tính riêng trong tháng 3/2020, tháng bị ảnh hưởng của dịch bệnh do Covid-19, cũng là khoảng thời gian có lượng nhà đầu tư ngoại rót vốn đầu tư, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam tăng cao Cụ thể theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 3 cả nước có đến 940 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp là hơn 1,172 tỉ đô la Mỹ So với cùng kỳ năm ngoái, số lượt doanh nghiệp ngoại thâu tóm hoặc đầu tư vào doanh nghiệp trong nước tăng đến 324 lượt (tăng gần 35%) và hơn 662 triệu đô la (tức tăng hơn 56%) Và nếu so với hai tháng liền kề trước đó thì số vốn góp và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 3 rồi cũng vượt xa

Hình 3.2 : Tổng lƣợt góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài qua các tháng

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch đã tác động lớn đến sự chuyển dịch chuỗi sản xuất và dòng vốn đầu tư toàn cầu, đồng thời cho biết thêm:

“Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không tránh khỏi khó khăn và không thể tiếp tục hoạt động Vì vậy, họ sẽ tìm mọi cách để bán doanh nghiệp của mình thậm chí với giá thấp hơn” Chủ tịch VCCI cũng nhận định: “Dòng vốn vào M&A có thể lớn, tạo ra làn sóng mạnh nhưng giá trị các thương vụ có thể không lớn như kỳ vọng”

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 rất lớn khiến nhiều công ty phá sản dẫn đến xu thế M&A xuyên biên giới tăng bởi vì một số nhà đầu tư ngoại tích trữ tiền mặt, hoạt động vẫn tốt và sẵn sàng mua lại các công ty khác khi có cơ hội Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát khá nổi tiếng trên thị trường Việt Nam và là một công ty tham gia khá nhiều dự án đầu tư công Hậu COVID, Chính phủ Việt Nam tăng tốc đầu tư công nên việc người Thái mua cả Thịnh Phát lúc này đạt được cả lợi ích kép Nhìn sâu hơn, Tập đoàn Stark cũng rất mạnh trong lĩnh vực cáp điện nên với việc mua công ty Việt Nam cùng lĩnh vực là cơ hội để người Thái mở rộng quy mô tăng trưởng Tuy nhiên đây là một trong những công ty tiềm năng của Việt Nam, nếu do Việt Nam đầu tư thì đem lại nhiều lợi thế kinh tế cho Việt Nam trong khi việc người Thái mua lại công ty này cho thấy họ muốn thâu tóm các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam

Việc M&A xuyên biên giới diễn ra nhiều ở các lĩnh vực tiềm năng lớn trong tương lai như Tập đoàn Super Energy của Thái mua lại dự án điện mặt trời, hay công ty SK Lubricants của Hàn Quốc mua 49% cổ phần Công ty cổ phần Hóa dầu Mekong, hay tập đoàn điện lực khổng lồ của Philippine mua một nhà máy điện gió Việt Nam điện gió thì Việt Nam và hầu như các nhà đầu tư ngoại này đều mua với tỉ lệ rất là cao để có thể nắm giữ quyền lực điều hành quản lý Như vậy khi bị thâu tóm nhiều ngành, lĩnh vực Việt Nam sẽ dần vắng bóng các thương hiệu tên tuổi của chính người Việt Khi không có hệ thống doanh nghiệp nội địa mạnh, kinh tế khó có động lực tăng trưởng bền vững Đặc biệt, việc các nhà đầu tư Trung Quốc rót vốn thông qua góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh không chỉ dẫn đến nguy cơ công ty Việt bị loại ra khỏi thị trường mà còn có thể ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt trên thị trường quốc tế Ví dụ thực tế đã có không ít vụ họ nhập hàng Trung Quốc về gắn mác hàng Việt để xuất khẩu sang các nước để né thuế Hệ quả là hàng Việt Nam bị các nước áp thuế trừng phạt (thép, gỗ là những ví dụ điển hình)

Thách thức thâu tóm ngành dược của nhà đầu tư ngoại:

Thị trường dược phẩm Việt Nam có quy mô khoảng 7,4 tỷ USD Fitch Solution dự báo tăng trưởng ngành dược Việt Nam trong năm 2021 sẽ đạt mức 8,7%; theo nghiên cứu thị trường IBM thậm chí đạt mức 11% trong giai đoạn 2021-2026, độ lớn thị trường dự tăng lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026 Chính vì vậy các doanh nghiệp dược Việt Nam trở thành đích ngắm thâu tóm của các nhà đầu tư ngoại Với sự tăng trưởng mạnh thì dược là một lĩnh vực tiềm năng hiện tại và tương lai mà đất nước cần phải chú trọng phát triển Tuy nhiên như tình hình hiện nay hầu như các công ty dược hàng đầu của Việt Nam đều có sự tham gia của nhà đầu tư ngoại với phần trăm nắm giữ khá cao Đặc biệt sau Nghị định 60/2015/NĐ-CP cho phép các doanh nghiệp đại chúng có thể nới room ngoại lên 100% thay vì con số 49% như trước đó điều này làm gia tăng sự sở hữu nhà đầu tư ngoại lên, như Pymepharco là ví dụ điển hình, và tình hình này nếu cứ tiếp diễn thì trong tương lai không xa ngành dược sẽ rơi hết vào tay nhà đầu tư nước ngoài

Hộp 6: M&A xuyên biên giới có thể làm cho các doanh nghiệp của Việt Nam dễ bị thâu tóm Thương vụ giữa tập đoàn Stark (Thái Lan) và Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh

Phát( Việt Nam) Vào tháng 4/2020 Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát chính thức sáp nhập vào

Tập đoàn Stark của Thái Lan Điều này có thể hiểu lịch sử 33 năm hình thành của công ty cáp điện lớn thứ hai trên thị trường Việt Nam đã bước sang một trang mới, trở thành công ty con của người Thái

Trong thương vụ này, Tập đoàn Stark đã bỏ 240 triệu USD để mua cả Cáp điện Thịnh Phát lẫn Công ty cổ phần Kim loại màu và nhựa Đồng Việt (Dovina) Dù là hai công ty nhưng đều cùng một chủ, đó là ông Võ Tấn Thịnh, nhà sáng lập Cáp điện Thịnh Phát cũng là cổ đông lớn sáng lập và đóng vai trò chi phối Dovina

Theo Công ty tư vấn BDA Partners, cả hai công ty trên đều nằm trong nhóm

100 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam Trả lời báo chí, ban lãnh đạo Tập đoàn Stark cho biết thương vụ này là giao dịch lớn nhất của công ty trong ba năm qua Việc mua được DN Việt có nội lực mạnh mẽ sẽ là bàn đạp để tăng lợi thế cạnh tranh cho Stark tại thị trường trong nước lẫn quốc tế

Thương vụ Tập đoàn Super Energy ( Thái Lan) mua lại bốn dự án điện mặt trời tại Bình Phước ( Việt Nam) và làn sóng thâu tóm từ các nhà đầu tư Thái

Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc

Vào tháng 3/2020, lúc đỉnh điểm dịch COVID-19, Tập đoàn Super Energy của Thái thông báo mua lại bốn dự án điện mặt trời tại Việt Nam với tổng công suất 750MW Đây là các dự án điện mặt trời nằm ở tỉnh Bình Phước, đang được ngành điện lực mua điện với giá 7,09 USD/KWh trong vòng 20 năm Tổng số tiền bỏ ra để mua lại các dự án này là 457 triệu USD

Không chỉ có các ông lớn Thái Lan nhìn thấy sự hấp dẫn từ các DN Việt giữa bối cảnh họ đang lao đao vì đại dịch Công ty SK Lubricants của Hàn Quốc đã mua 49% cổ phần Công ty cổ phần Hóa dầu Mekong với giá 42,1 triệu USD Một tập đoàn điện lực khổng lồ của Philippines là Aboitiz Power cũng đã mua một nhà máy điện gió Việt Nam với giá 46 triệu USD Đáng chú ý, riêng trong tháng 4/2020 có đến hơn 100 lượt nhà đầu tư Trung Quốc rót vốn vào nước ta thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần DN trong nước Còn nếu tính từ đầu năm đến nay, lượng nhà đầu tư từ Trung Quốc thực hiện giao dịch rót vốn đầu tư qua hình thức mua bán, sáp nhập công ty Việt lên đến 557 lượt với tổng vốn góp là hơn 230 triệu USD Bên cạnh đó, thời gian qua các nhà đầu tư Trung Quốc thâu tóm thêm nhiều dự án lĩnh vực năng lượng, tài nguyên, thương mại điện tử…, đặc biệt bán lẻ là một trong những lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng thâu tóm trong năm nay

Stada Service Holding B.V (Đức) “ẵm trọn” Pymepharco (Việt Nam) và làn sóng thâu tóm các công ty dƣợc

Năm 2021 Stada Service Holding B.V (Stada) - một công ty con của Tập đoàn dược phẩm Đức Stada Arzneimittel AG, tiếp tục chào mua nốt 0.47% cổ phiếu PME (CTCP Pymepharco) còn lại trôi nổi trên thị trường với giá 85.000 đồng/cp để nâng mức sở hữu tại Pymepharco lên 100% Đây là mức giá lịch sử của cổ phiếu này sau

5 năm niêm yết trên HoSE

Đánh giá chung về M&A xuyên biên giới tại Việt Nam

- Sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng của các thương vụ M&A xuyên biên giới

Trong giai đoạn 2018 đến nay, M&A xuyên biên giới đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần đa dạng hóa các kênh thu hút vốn cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp

Thị trường M&A xuyên biên giới tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng ngàn thương vụ được thực hiện thành công, tổng giá trị hơn 50 tỷ USD Năm 2021, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhưng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hoạt động M&A xuyên biên giới vẫn tăng trưởng mạnh mẽ

Theo báo cáo của KPMG, trong 10 tháng đầu năm 2021, số lượng các thương vụ M&A xuyên biên giới đã tăng gấp đôi và tổng giá trị giao dịch của các thương vụ này đã tăng gấp 3 lần so với năm 2020 Tổng giá trị được ghi nhận ở mức 8,8 tỷ USD, tăng trường 17,9% so với cả năm 2020 Trong đó ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, tài chính và bất động sản đóng góp khoảng 60% tổng giá trị

Sự thu hút M&A xuyên biên giới ngày càng tăng tại Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét không chỉ qua sự tăng trưởng của tổng giá trị giao dịch mà còn qua giá trị bình quân trong mỗi giao dịch, khi ngày càng nhiều thương vụ có giá trị trên

100 triệu USD được ghi nhận

- Các doanh nghiệp trong nước hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài

Thống kê giai đoạn 2018-2021, thị trường M&A xuyên biên giới tại Việt Nam vẫn tiếp tục được dẫn dắt bởi nhà đầu tư nước ngoài, trong đó tập trung vào 4 quốc gia là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore

Các thương vụ của các nhà đầu tư này chủ yếu tập trung vào ngành bất động sản, tài chính- ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ, logistics, nông nghiệp, dược phẩm – y tế, công nghệ, xây dựng…

Thị trường ghi nhận nhiều thương vụ M&A của nhà đầu tư Nhật Bản Lĩnh vực doanh nghiệp Nhật Bản tham gia là bất động sản, xây dựng, tài chính- ngân chính và dược phẩm- y tế Đáng chú ý là Mitsubishi Corporation và Nomura Real Estate mua lại 80% trong giai đoạn 2 Dự án Grand Park của Vingroup; Ngân hàng Aozora mua 15% cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông; Tập đoàn bất động sản Haseko mua 36% cổ phần của Công ty Xây dựng Ecoba…

Tương tự, nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc thời gian gần đây cũng tích cực tham gia thị trường M&A xuyên biên giới tại Việt Nam với nhiều hoạt động sôi nổi Cụ thể, một số thương vụ đáng chú ý như SK Investment III (công ty con của SK Group) đã nhận được hơn 12 triệu cổ phiếu, tương đương gần 25% cổ phiếu của Imexpharm Corporation; Lotte Chemical (thuộc Tập đoàn Lotte) đã mua lại Công ty VinaPolytech; GS Caltex đã chi 39 tỷ đồng (gần 1,7 triệu USD) để mua 16,7% cổ phần của VI Automotive Service (công ty mẹ của VietWash)

Trong khi đó, nhà đầu tư Thái Lan tiếp tục có những thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất Điển hình, Thương vụ Tập đoàn Stark mua lại Công ty cáp điện Thịnh Phát và Dovina, Tập đoàn SCG mua lại Công ty Bao bì Biên Hòa

- Sự trỗi dậy và phát triển trong lĩnh vực công nghệ

Trong 2 năm gần đây, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, đó động lực lớn thúc đẩy hoạt động M&A ngành công nghệ thông tin bùng nổ

Lĩnh vực công nghệ ngày càng nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư với số thương vụ tăng gần gấp đôi, từ con số 22 năm 2020 lên 42 vụ vào năm 2021 và tổng giá trị giao dịch tăng gấp hơn 33 lần lên 1 tỷ USD

Hàng loạt giao dịch bom tấn gây sự chú ý của thị trường đã được thực hiện, như Momo (vòng gọi vốn 100 triệu USD do Warburg Pincus dẫn dắt đầu năm 2021 và

200 triệu USD vòng gọi vốn được dẫn dắt bởi Mizuho vào tháng 12/2021), , Sky Mavis (vòng gọi vốn 152 triệu USD do Andreessen Horowitz dẫn dắt), Equest (gọi thành công 100 triệu USD)… Đáng chú ý là, các start-up như Loship, Citics, Sky Mavis đã công bố gọi vốn thành công đến 2 lần trong năm qua

Giai đoạn 2019 - 2021, đã xuất hiện hàng loạt thương vụ lớn, như VNPay nhận đầu tư 300 triệu USD từ SoftBank Vision Fund và Quỹ GIC; thương vụ Temasek đầu tư 100 triệu USD vào nền tảng thương mại điện tử Scommerce; Affirma Capital đầu tư 34 triệu USD vào Siêu Việt Group…

Nhờ các thương vụ từ các nhà đầu tư nước ngoài có nền công nghệ tiên tiến và phát triển như Hàn Quốc và Nhật Bản khi góp vốn mua cổ phần tại Việt Nam thông qua M&A xuyên biên giới là môi trường rất tốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ cũng như gia tăng vốn và qua đó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh

- Nhà đầu tư nước ngoài dần mất ưu thế trong các thương vụ M&A quy mô vừa và lớn so với nhà đầu tư trong nước

Bối cảnh hoạt động M&A xuyên biên giới trong giai đoạn hiện nay

Trong những năm gần đây, hoạt động M&A xuyên biên giới trên toàn cầu đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong từng ngành nghề Cụ thể, từ năm 2019 đến năm

2020, tỷ trọng của M&A xuyên biên giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giảm từ 16% xuống 11%, trong lĩnh vực năng lượng và điện từ 11% xuống 10%, trong lĩnh vực tài chính từ 9% xuống 8%, trong bất động sản từ 10% xuống 7%, vật liệu từ 13% đến 6%, truyền thông và giải trí từ 8% đến 4%, và sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng từ 5% đến 4% Tỷ trọng của M&A xuyên biên giới tăng trong các mặt hàng chủ lực tiêu dùng từ 4% lên 16%, công nghệ cao tăng từ 10% lên 15%, trong lĩnh vực công nghiệp từ 10% lên 11% và viễn thông từ 1% lên 6% Tỷ trọng của M&A xuyên biên giới trong lĩnh vực bán lẻ vẫn giữ nguyên (3%) Nhìn chung, các ngành mục tiêu hàng đầu cho M&A xuyên biên giới vào năm 2020 là mặt hàng tiêu dùng (110 tỷ USD; 16%).Ngành tài chính chiếm 39% trong M&A xuyên biên giới vào năm 2019 và 32% trong M&A xuyên biên giới vào năm 2020, chi phối hoạt động M&A Nhìn chung, các ngành thu hút hàng đầu cho M&A xuyên biên giới vào năm 2020 là: tài chính

(213 tỷ USD; 32%), hàng tiêu dùng (118 tỷ USD; 18%), công nghệ cao (58 tỷ USD; 9%), chăm sóc sức khỏe (52 tỷ USD); 8%), và viễn thông (41 tỷ USD; 6%)

Các quốc gia có hoạt động M&A xuyên biên giới nhiều nhất vào năm 2020, theo số lượng hoạt động, là: (1) Hoa Kỳ, (2) Anh, (3) Hà Lan, (4) Đức, (5) Nhật Bản,

(6) Canada, (7) Thụy Sĩ, (8) Úc, (9) Pháp, và (10) Trung Quốc Năm quốc gia hàng đầu chiếm 59% hoạt động M&A xuyên biên giới Hai quốc gia hàng đầu - Hoa Kỳ và Anh - lần lượt chiếm 24% và 13% hoạt động M&A xuyên biên giới Năm quốc gia mục tiêu hàng đầu cho M&A xuyên biên giới vào năm 2020 theo số lượng hoạt động là: (1)Hoa Kỳ (25%), (2)Hà Lan (16%), (3)Anh (9%) , (4)Đức (8%), và (5)Úc (4%) Năm quốc gia mua lại hàng đầu cho M&A xuyên biên giới vào năm 2020, theo thứ tự khối lượng hoạt động, là: (1)Hoa Kỳ (23%), (2)Anh (17%), (3)Đức (10%) , (4)Nhật Bản (7%), và (5)Canada (5%)

Theo báo cáo của UNCTAD, tổng giá trị thương vụ M&A xuyên biên giới trên toàn cầu từ năm 2020 đến hết năm 2021 tăng 49%, cụ thể năm 2020 tổng giá trị toàn cầu đạy 475 tỷ USD, đến năm 2021 đạt 710 tỷ USD

Hoạt động M&A trong năm vừa qua được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhu cầu tăng cao đối với công nghệ, các tài sản kỹ thuật số và dữ liệu, cũng như sức cầu bùng nổ đã bị dồn nén bấy lâu trong năm 2020 Giao dịch thương vụ đã ghi nhận kết quả kỷ lục trong năm 2021 tại mọi khu vực trên thế giới, một lần nữa khẳng định sự vực dậy của nền kinh tế toàn cầu Trong đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã ghi nhận tổng khối lượng giao dịch tăng 17% so với cùng kỳ năm trước Tổng giá trị thương vụ M&A xuyên biên giới tại Mỹ tăng gấp đôi năm ngoái, lên 2.610 tỷ USD vào năm nay Con số này tại Châu Âu tăng 47% lên 1.260 tỷ USD, còn tại Châu Á – Thái Bình Dương tăng 37% lên 1.270 tỷ USD Đáng chú ý là ngành công nghệ đã dẫn dắt thị trường M&A toàn cầu trong năm qua cả về số lượng và giá trị giao dịch Chỉ trong cuối năm 2020, số thương vụ công nghệ tăng 34% và tăng 118% về giá trị Số lượng thương vụ viễn thông tăng 15% với giá trị tăng đáng kể gần 300% nhờ có 3 thương vụ quy mô lớn Theo phân tích của PwC, sở dĩ có sự trỗi dậy của ngành công nghệ trong thị trường M&A toàn cầu là do trong bối cảnh và thách thức mới của dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra những nhu cầu và cơ hội đặc thù dành cho các dịch vụ công nghệ và kỹ thuật số, giúp hỗ trợ cho xã hội và doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sau đại dịch Cùng với đó, trong sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, việc liên tục đẩy nhanh tiến trình số hóa đã trở nên cấp thiết đối với các ngành kinh tế

Thị trường M&A toàn cầu vẫn tiếp tục sôi động do lãi suất thấp, cổ phiếu tăng cao và nhiều công ty tập trung vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh giữa bối cảnh các nền kinh tế lớn trên thế giới đang phục hồi sau khi triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 Các công ty đổ xô gây huy động vốn từ cổ phiếu đến trái phiếu, tận dụng thị trường chứng khoán bùng nổ Bên cạnh đó, lợi nhuận doanh nghiệp tốt và triển vọng kinh tế sáng sủa giúp các lãnh đạo thêm tự tin theo đuổi các thương vụ lớn, bất chấp những thách thức như áp lực lạm phát

Quỹ đầu tư tư nhận tiếp tục ghi nhận tần suất và giá trị giao dịch cao Gần 40% các giao dịch trong năm 2021 có liên quan đến các quỹ này, tăng mạnh so với 5 năm về trước Ngoài ra, các quỹ đầu tư tư nhân cũng đã tham gia vào các thương vụ mang tính giá trị cao hơn, chiếm 45% trong tổng giá trị giao dịch năm 2021, so với chỉ 30% trong 5 năm qua

Tổng nguồn vốn của các quỹ tư nhân toàn cầu đạt 2.3 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2021, cao hơn 14% so với đầu năm – mang lại nguồn động lực lớn thúc đẩy các hoạt động M&A xuyên biên giới trong năm 2022 Đối với Việt Nam, hiện nay đã ký kết hàng loạt các hiệp định như Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu ( EVFTA); Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa các thành viên ASEAN và 5 nền kinh tế lớn bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua M&A xuyên biên giới

Những hiệp định thương mại và sự dịch chuyển sản xuất của nhiều tập đoàn đa quốc gia là các lực đỡ tích cực, đóng vai trò quan trọng với thị trường mua bán sáp nhập năm 2021 Đơn cử, việc Apple mới đây chọn Việt Nam là nơi sản xuất Ipad và Macbook đầu tiên ngoài Trung Quốc Diễn biến này cho thấy vốn chất lượng cao đang ngày càng đổ vào Việt Nam nhiều hơn, có thể kéo theo các cơ hội mua bán và sáp nhập cho bất động sản công nghiệp, hậu cần, kho bãi và dịch vụ phụ trợ đi kèm.

Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy M&A xuyên biên giới tại VN nhằm tận dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức

Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam chủ động nâng cao kiến thức về M&A nói chung và M&A xuyên biên giới nói riêng

Trước tiên, các doanh nghiệp cần cập nhật kiến thức và hiểu biết về hoạt động M&A nói chung và M&A xuyên biên giới nói riêng Bản thân các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phải tự xác định được vị thế của mình trong ngành để có giải pháp phát triển phù hợp Đồng thời nhận thức được về ý nghĩa thực sự của hoạt động M&A xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp Trước những đề nghị mua lại, sáp nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cần phân tích kỹ tình hình thực tế của công ty, hay lý do đối tác đề nghị mua lại, sáp nhập để tránh tình huống bị nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm Quan trọng hơn là đọc kĩ các điều khoản trong lộ trình thực hiện để tránh bị thua thiệt hoặc vào thế bị động sau sáp nhập

Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ quy định về hoạt động M&A xuyên biên giới trong các văn bản pháp luật của Việt Nam

Tại Việt Nam các quy định về hoạt động M&A xuyên biên giới thì chưa có riêng một luật cụ thể mà được quy định rải rác và xen kẽ ở các bộ luật khác nhau cùng với M&A nói chung cho nên các doanh nghiệp nên cần tự tìm hiểu và cập nhật các quy định về hoạt động M&A xuyên biên giới hoặc nếu doanh nghiệp không đủ khả năng và thời gian tìm hiểu thì có thể thuê một bên thứ ba giúp tư vấn luật để chắc chắn rằng doanh nghiệp mình phải hiểu rõ và làm đúng luật trong quá trình M&A xuyên biên giới Đồng thời có thể giúp các nhà đầu tư ngoại hiểu biết thủ tục, pháp lý của Việt Nam để quá trình giao dịch giữa hai bên diễn ra nhanh hơn

Thứ ba, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp của Việt Nam

Các thương vụ M&A xuyên biên giới để thành công không chỉ đối mặt với các vấn đề về tài chính, kế toán, thuế, môi trường văn hóa doanh nghiệp… mà còn phụ thuộc vào năng lực chuyên sâu của tầng lớp nhân lực về đa dạng các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, thương hiệu, tài chính cũng như cần có nhân lực giỏi để thực hiện tốt các thương vụ Do đó, doanh nghiệp cần có những chương trình đào tạo để xây dựng đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua và bên bán; đồng thời là người cung cấp thông tin minh bạch nhất về thị trường Đối với các chuyên gia, các nhà làm luật có thể cho họ đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài nư

Mỹ và các nước Châu Âu, nơi có thị trường M&A sôi động và phát triển mạnh mẽ

Thứ tư, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ cần tái cấu trúc lại doanh nghiệp và mở rộng thị trường

Trong những năm gần đây, Thị trường M&A xuyên biên giới Việt Nam có nhiều thương vụ nhưng chủ yếu với quy mô nhỏ Lý do chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động chưa năng suất và đem lại hiệu quả cao, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho các doanh nghiệp dễ phá sản buộc bán mình giá rẻ Do với trong những thời gian tới để có những vụ quy mô cao hơn thì các doanh nghiệp phải xác định lại điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp rồi từ đó đưa ra kế hoạch tái cấu trúc nội bộ hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển của công ty Đồng thời đầu tư hợp lý để mở rộng cạnh tranh ra thị trường để có thể hợp tác được với những công ty lớn hơn

Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động tìm kiếm và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng trong M&A xuyên biên giới Đối với doanh nghiệp muốn M&A xuyên biên giới đạt được hiệu quả và nhiều lợi ích thì các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm và nhắm vào các đối tác tiềm năng mà mình mong muốn Để làm điều đó doanh nghiệp cần có những nhân lực ngoại giao tốt, khả ngôn ngữ và đàm phán giỏi để giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường đồng thời có thể sẽ đem lại được những thương vụ tốt và kết quả của thương vụ sẽ đạt được hiệu quả hơn khi mối quan hệ hai bên tốt đẹp

Thứ sáu, để các thương vụ M&A xuyên biên giới đạt được thành công tốt nhất thì các doanh nghiệp Việt Nam cần lên kế hoạch chi tiết

- Doanh nghiệp cần xác định mục đích M&A xuyên biên giới của mình và của đối tác

- Doanh nghiệp lựa chọn đối tác phù hợp: Các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn đối tác tiến hành thương vụ trên cơ sở xem xét đầy đủ tới các yếu tố liên quan tới vốn, tài sản, nhân lực và phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp

- Doanh nghiệp chuẩn bị về mặt tinh thần và nhân lực giỏi cho quá trình đàm phán

- Doanh nghiệp chủ động liên lạc trước với nhà đầu tư để tạo dựng mối quan hệ

- Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, pháp lí đầy đủ để giao dịch diễn ra nhanh chóng và hiệu quả

Thứ nhất, mở rộng hành lang pháp lý cho hoạt động M&A xuyên biên giới

Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy và thu hút M&A Tuy nhiên, đối với hoạt động M&A xuyên biên giới, dòng vốn đầu tư dịch chuyển xuyên quốc gia chịu sự tác động mạnh của tỷ giá, hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế, sự biến động của thị trường tài chính thì việc làm các thủ tục chuyển giao, đầu tư vẫn còn gặp nhiều vướng mắc Đặc biệt, hiện nay, ngành ngân hàng là một trong những lĩnh vực dẫn đầu về thu hút đầu tư ở Việt Nam nhưng vẫn gặp khó khăn về pháp lý trong vấn đề nợ xấu Trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đồng ý mua nợ xấu đang là tài sản thế chấp của ngân hàng ít hơn rất nhiều so với nhà đầu tư trong nước Điều này cho thấy, trong hoạt động M&A xuyên biên giới, vấn đề nợ xấu đang là một rào cản lớn đối với ngành ngân hàng Vậy nên, ngoài Nghị quyết 42/2017/QH14 chính phủ cũng cần đưa ra những quy định khác để hỗ trợ các ngân hàng về vấn đề này

Thứ hai, nên thống nhất các quy định về M&A xuyên biên giới trong một bộ luật hoặc quy định riêng

Mặc dù hiện nay đã có nhiều điều luật, bộ luật điều chỉnh hoạt động M&A nói chung và M&A xuyên biên giới nói riêng, tuy nhiên, những điều luật, quy định này vẫn nằm rải rác ở nhiều bộ luật khác nhau gây khó khăn cho nhà đầu tư và những người thực hiện khi muốn tìm hiểu Đặc biệt, với hoạt động M&A xuyên biên giới, những nhà đầu tư là những người đến từ quốc gia khác, sẽ càng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và nắm bắt luật pháp Việt Nam Vì vậy, nhà nước cần có một bộ luật tập hợp những quy định về M&A đầy đủ và rõ ràng nhất, giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và thực hiện

Thứ ba, nghiên cứu và cụ thể hóa thêm những quy định mới thành văn bản cụ thể để theo kịp sự phát triển của hoạt động M&A hiện nay

Với sự phát triển của khoa học công nghệ và tốc độ toàn cầu hóa hiện nay, nhiều mô hình kinh doanh mới đã xuất hiện và việc thực hiện hoạt động M&A cũng dần được số hóa Do khoảng cách địa lý của các chủ thể tham gia, việc áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt động M&A xuyên biên giới sẽ ngày càng được mở rộng và áp dụng nhiều trong tương lai Tuy vậy, những quy định hiện nay vẫn là quy định cho hoạt động M&A nói chung và chưa có quy định, điều luật cụ thể nào đối với trường hợp đặc biệt về M&A trong lĩnh vực công nghệ hoặc hoạt động M&A có áp dụng công nghệ Do vậy, trong giai đoạn tới, chính phủ cần có những nghiên cứu và cụ thể hóa những quy định, điều luật về hoạt động M&A có liên quan hoặc áp dụng yếu tố công nghệ để bắt kịp sự phát triển trên thực tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia và cũng là nền tảng để điều chỉnh hoạt động M&A trong thời đại mới

Thứ tư, tạo dựng một môi trường chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển bền vững

Môi trường chính trị là yếu tố được những nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi tìm hiểu trước khi đầu tư Một đất nước có nền chính trị bình ổn sẽ được các nhà đầu tư ưu tiên hơn và thu hút được nhiều đầu tư Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư Nền kinh tế phát triển bền vững sẽ tạo cơ hội và động lực phát triển cho các doanh nghiệp trong nước và nhận được nhiều sự quan tâm của những nhà đầu tư quốc tế Do vậy, việc tạo dựng môi trường chính trị ổn định cùng với một nền kinh tế phát triển bền vững chính là tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp trong nước và thu hút những nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư M&A xuyên biên giới nói riêng.

Ngày đăng: 06/12/2022, 08:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hộp 1 M&A xuyên biên giới đóng góp vào sự hình thành vốn của Việt Nam. Hộp 2 M&A xuyên biên giới giúp gia tăng việc làm tại Việt Nam - NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MA XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
p 1 M&A xuyên biên giới đóng góp vào sự hình thành vốn của Việt Nam. Hộp 2 M&A xuyên biên giới giúp gia tăng việc làm tại Việt Nam (Trang 9)
Trong các hình thức M&A xuyên biên giới, đa số các nhà đầu tư lựa chọn hình - NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MA XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
rong các hình thức M&A xuyên biên giới, đa số các nhà đầu tư lựa chọn hình (Trang 31)
Bảng 3.1: M&A tại thị trƣờng Việt Nam theo dự báo của Baker Mckenzie 2018  2019  2020 2021 2022  - NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MA XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 3.1 M&A tại thị trƣờng Việt Nam theo dự báo của Baker Mckenzie 2018 2019 2020 2021 2022 (Trang 31)
Bảng 3.2: Các thƣơng vụ đáng chú ý giai đoạn 2018-2021 Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu - NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MA XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 3.2 Các thƣơng vụ đáng chú ý giai đoạn 2018-2021 Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu (Trang 33)
Bảng 3.3: Số vốn đầu tƣ nƣớc ngồi dƣới hình thức góp vốn, mua cổ phần qua - NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MA XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Bảng 3.3 Số vốn đầu tƣ nƣớc ngồi dƣới hình thức góp vốn, mua cổ phần qua (Trang 45)
Hình 3.1: Lợi nhuận của một số ví điện tử giai đoạn 2016 đến 2019 (đơn vị: tỷ đồng) - NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MA XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Hình 3.1 Lợi nhuận của một số ví điện tử giai đoạn 2016 đến 2019 (đơn vị: tỷ đồng) (Trang 51)
Hình 3.2: Tổng lƣợt góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài qua các tháng - NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MA XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Hình 3.2 Tổng lƣợt góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài qua các tháng (Trang 55)
Hình 3.3: Tỷ lệ sở hữu nhà đầu tƣ nƣớc ngồi ở các cơng ty dƣợc - NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MA XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Hình 3.3 Tỷ lệ sở hữu nhà đầu tƣ nƣớc ngồi ở các cơng ty dƣợc (Trang 61)
Hình 3.4: Tỷ trọng giá trị M&A nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (%)  - NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MA XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Hình 3.4 Tỷ trọng giá trị M&A nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (%) (Trang 65)
Hình 3.5: Tỷ trọng đóng góp theo quy mơ thƣơng vụ giai đoạn 2018- 2020 (%) Nguồn : Tổng hợp MAF, CMAC  - NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MA XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Hình 3.5 Tỷ trọng đóng góp theo quy mơ thƣơng vụ giai đoạn 2018- 2020 (%) Nguồn : Tổng hợp MAF, CMAC (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w