1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu

43 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 7,3 MB

Cấu trúc

  • I. TIỀM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY VARD VŨNG TÀU VÀ PHÒNG ỐNG (6)
    • 1. Đào tạo an toàn khi làm việc tại nhà máy (6)
    • 2. Tìm hiểu chung về công ty Vard Vũng Tàu (8)
  • II. LÝ THUYẾT VỀ VẬT LIỆU ỐNG (11)
    • 1. Đọc hiểu bản vẽ ISO (11)
    • 2. Tìm hiểu về các fitting , vật tư của ISO (0)
      • 2.1 Vật liệu (13)
      • 2.2 Tiêu chuẩn (17)
      • 2.3 Hệ thống làm hàng (19)
      • 2.4 Hệ thống phục vụ máy chính và các hệ thống khác (20)
      • 2.5 Các thiết bị của đường ống (22)
  • III. HỆ THỐNG ỐNG TRÊN TÀU (28)
    • 3.1 Chế tạo ống PT (28)
    • 3.2 Chế tạo ống thép (30)
  • IV. LẮP ĐẶT ỐNG TRÊN BLOOK (37)
    • 4.1 Trình tự lắp đặt các Spool (37)
    • 4.2 Các phương pháp lắp ghép giữa các Spool với nhau (40)
    • 4.3 Tiêu chuẩn các Supports (41)

Nội dung

TIỀM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY VARD VŨNG TÀU VÀ PHÒNG ỐNG

Đào tạo an toàn khi làm việc tại nhà máy

Ưu tiên hàng đầu của Vard là quan tâm đến an toàn – sức khỏe – môi trường, vì thế đảm bảo an toàn, sức khỏe, và môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân. a Tầm nhìn về không:

Tầm nhìn về không là cách chúng ta đảm bảo rằng: Không tai nạn tử vong.

Không thương tật cho con người.

Không có sự cố bất ngờ.

Không tổn hại đến môi trường. b Huấn luyện an toàn – sức khỏe – môi trường.

Huấn luyện an toàn – sức khỏe – môi trường được tiến hành mỗi sáng thứ 2 từ lúc 08:00. Đối với khách họ sẽ nhận được tờ rơi hướng dẫn AT – SK – MT tại khu vực lễ tân. Đối với nhân viên và nhân lực thuộc nhà thầu phụ sẽ được huấn luyện trong vòng tuần đầu tiên, và sẽ được huấn luyện định kì hằng năm, công tác kiểm tra sát hạch cũng sẽ được tiến hành ngay sau khi kết thúc huấn luyện. c Bảo hộ lao động cá nhân.

Hình 1: Trang bị bảo hộ lao động bắt buộc Đảm bảo luôn sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân cơ bản như nón cứng, kính an tòa, giầy ủng bảo hộ, quần áo dài tay khi có mặt tại khu vực sản xuất, ngoại trừ khu vực văn phòng, lối đi bộ từ cổng chính đến tòa nhà văn phòng, và tại các lối đi bộ được công bố. d An toàn không gian hạn chế: Nguyên tắc vàng:

Không vào tank một mình, phải có máy dò khí.

Thu hồi dụng cụ dùng khí công nghiệp khỏi tank khi dời đi Giấy phép vào tank phải được điền đầy đủ. e Bình chữa cháy:

Ba bước dùng bình chữa cháy:

Hình 2: ba bước dùng bình chữa cháy 1 Kéo chốt an toàn.

2 Hướng vòi về phía ngọn lửa.

3 Bóp cần. f An toàn giao thông.

Sử dụng nón bảo hiểm xe gắn máy đạt chất lượng khi lái xe Tốc độ xe lưu thông trong nhà máy tối đa là 20km/h. Đeo dây an toàn khi ngồi trên xe công ty Không dùng điện thoại khi đang lái xe Không lái xe khi đa uống rựu bia.

Hàng hóa phải được cố định chắc chắn trên xe. g Làm việc trên cao Nguyên tắc vàng:

Chỉ làm trên sàn giàn giáo đạt chuẩn hoặc đeo dây an toàn Khồn tự chỉnh sửa tháo giàn giáo.

Cố định vật tư, dụng cụ dễ rơi. h Hoạt động nâng cẩu.

Bố trí người chỉ cẩu.

Kiểm tra trước khi sử dụng thiết bị (căng dây nơi mà hàng đi qua, cân bằng tải…) Họp an toàn trước mỗi lấn nâng cẩu hàng. i Bảo vệ môi trường.

“ tất cả mọi người có trách nhiệm thu gom, phân loại chất thải và giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp”.

Dọn vệ sinh sau khi làm việc xong và trước khi dời qua vị trí khác mỗi ngày. Thông thoáng lối thoát hiểm, lối di chuyển.

Phân loại và bỏ rác vào đúng thùng. j Công việc nóng và khí công nghiệp.

Xin giấy phép tại nơi có yêu cầu.

Kiểm tra không gian đối diện, bố trí người trực khi cần Di dời, che chắn vật tư dễ cháy, tia lửa. k Chính sách sử dụng thức uống có cồn, thuốc gây nghiện.

Không thể chấp nhận hành động đi làm việc trong trạng thái bị ảnh hưởng bởi chất có cồn hay thuốc cấm. l An toàn điện.

Tôn trọng bảng cảnh báo, khóa cô lập. Để dụng cụ điện tránh xa nguồn nước.

Không tự sửa chữa, hoán cải dụng cụ điệ, m Thẻ vàng.

Thẻ vàng là hình thức phạt nhắc nhở bằng miệng đối với người vi phạm các nội quy an toàn vệ sinh lao động, được phát hành bởi người có thẩm quyền.

Tìm hiểu chung về công ty Vard Vũng Tàu

a Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

Vard, là một trong những nhà thiết kế và đóng các loại tàu chuyên dụng hàng đầu thế giới Có trụ sở chính tại Na Uy với hơn 9000 nhân viên, Vard vận hành 9 nhà máy đóng tàu, bao gồm năm nhà máy tại Na Uy, hai tại Romania, một tại Brazil và một tại Việt Nam Thông qua các công ty con, Vard phát triển các hệ thống năng lượng và tự động hóa, thiết bị làm hàng trên boong, và các giải pháp cho nội thất tàu, cung cấp các dịch vụ thiết kế và kỹ thuật đến thị trường công nghiệp hàng hải toàn cầu.

Vard Vũng tàu tọa lạc tại một vị trí thuận tiện ở thành phố Vũng Tàu, miền Nam đất nước Vard Vũng Tàu tích hợp đầy đủ có khả năng thực hiện toàn bộ quá trình đóng tàu từ đóng và trang bị thân tàu đến khi giao hàng.

Vard Vũng Tàu được khoier công xây dựng từ năm 2006, bắt đầu hoạt động sản xuất vào năm 2008 và chính thức khai trương vào năm 2010 Kể từ đó, chúng tôi đã cung caaos nhiều loại tàu xa bờ và chuyên dụng như: tàu đánh cá, tàu du lịch thám hiểm, và nhiều loại tàu có các chức năng khác nhau… Vard vũng tàu đặc biệt tự hào về tất cả các dự án trên đều đã hoàn thành đúng tiến độ và bàn giao cho khách hàng đúng thời gian. b Giá trị cốt lõi của công ty. Được xây dụng trên 4 giá trị cốt lõi:

Craftsmanship: tinh thông nghề nghiệp

Fellowship: tinh thần đồng đội

Salemanship: hướng về khách hàng

Ownership: tự động tự chủ trong công việc. c Tìm hiểu chung về các chủng loại tàu công ty đang đóng mới: Các dự án tàu đang đóng mới tại nhà máy Vard Vũng tàu:

Vard 920: thuộc loại tàu đánh cá dự kiến sẽ được ban giao cho Luntos Co.Ltd vào quý 3 năm 2022 Với chiều dài 87 mét chiều rộng 18 mét, được thiết kế đặc biệt cho Luntos Thiết kế của tàu đánh cá kết hợp môi trường sống và làm việc an toàn, thoải mái và hiện đại cho các thuyền viên, với các cơ sở xử lí và chế biến đánh bắt hiệu quả cao đối với cá được đóng gói, làm lạnh và đông lạnh.

Hình 3: Tàu Vard 920 đang đậu ngoài cầu cảng.

Series 8 con tàu Marine Robotic Vard 934 – Vard 941: Được đóng cho công ty tiên phong về robot hàng hải Ocean Infinity Với việc phát thải thấp, trang bị cảm biến hiện đại và công nghệ điều hướng tiên phong, hạm đội Armada tạo ra cuộc cách mạng trong việc thu thập dữ liệu đại dương.

Hình 4: Tàu Vard 934 thuộc series 8 con tàu Marine Robotic đang đậu ngoài cầu cảng

Tàu Vard 942 – 943: hợp đồng với North Start giúp hỗ trợ bảo dưỡng và lắp đặt các thiết điện gió ở Dogger Bank C.

Hình 5: Tàu Vard 942 đang tiếp tục được hoàn thiện.

LÝ THUYẾT VỀ VẬT LIỆU ỐNG

Đọc hiểu bản vẽ ISO

Isometric là phương pháp mô tả hình ảnh của các đối tượng 3D trong không gian hai chiều Đây là thao tác cơ bản dành cho những người mới học vẽ tranh 3D Bản vẽ ISO mô tả chi tiết ống sẽ được chế tạo như thế nào và lắp tọa độ ngoài tàu ra sao Thường sử dụng cho sản xuất.

Trên bản vẽ ISO thể hiện các thông số cơ bản như là:

- Vật liệu và số lượng của ống , fittings, flanges

- Số kí hiệu của spool, số lượng spool

- Độ dài của các đoạn ống

- Gasket và thông tin van

- Cơ sở chế tạo ống

Ví dụ bản vẽ sau

Tìm hiểu về các fitting , vật tư của ISO

(kích thước (độ) (kích thước Miêu tả danh nghĩa) thực)

1 100 114,3×4,5 Seamless boler 1,22 101MM tube, EN10216-2

2 100 90 DN100 Butterly , lug, 4,9 1 ego, lever

2 Tìm hiểu về các Fiting, vật tư của ISO

Thông số kích thước và vật liệu ống phụ thuộc vào tiêu chuẩn của các hệ thống khác nhau:

Thép, St.37, thép đúc Mạ kẽm hoạc không mạ kẽm: hệ thống làm hàng chính, hệ thống nước ngọt làm mát, hệ thống hút khô…

Hình 2.1 Ống thép đang được gia công trong xưởng

Inox, Blucher: hệ thống xả bẩn.

Inox 316: hệ thống methanol, hệ đo mức két từ xa…

Dùng để cố định các đường ống thành một thể thống nhất , làm cho bố cục đi ống trở nên gọn gàng.

Có hai loại ốc : ốc thường và ốc dành cho khí nén

- ốc thường thì được dùng cho các loại ống như nước sinh hoạt , dầu ví dụ : NUT DIN 18L, M18L ( có đuôi L)

- ốc khí nén dùng cho các hệ thống khí nén và dầu thủy lực trên tàu có hậu tố S ví dụ : NUT DIN 20S,M20S

Hình 2.3 các loại co, bích

Hình 2.4: ống inox đang được gia công trong xưởng.Hợp kim đồng – niken: hệ thống nước biển làm mát.

Hình 2.5: elbow hợp kim đồng trong xưởng.Ống PT, DIN 2391: khí nén, hệ dầu đốt FO, hệ dầu nhờn LO,…

Hình 2.6: ống PT với kích thước khác nhau trong kho.

Tiêu chuẩn của ống là những thông số kỹ thuật cố định cho ống, gồm đường kính ống, chiều dày, độ bền, đặc điểm vật liệu, phương pháp gia công… a Phân cấp hệ thống ống theo đăng kiểm DNV.

Nhằm mục đích kiểm tra, các kiểu nối ống, xử lý nhiệt và quy trình hàn, DNV phân ống thành 3 cấp I, II, III tùy theo áp suất, nhiệt độ và loại công chất sử dụng. b Bản vẽ hệ thống ống.

Tất cả ống thép trên tàu đều được mô phỏng 3D giúp kiểm soát tốt tình hình và có cái nhìn bao quát toàn hệ thống.

Hình 10: bản vẽ 3d của hệ thống ống trên tàu.

Bản vẽ ISO được xuất trực tiếp từ chương trình 3D Bản vẽ ISO mô tả chi tiết ống sẽ được chế tạo như thế nào và tọa độ lắp ngoài tàu ra sao, được sử dụng cho sản xuất.

Bản vẽ bố trí hệ thống là bản vẽ dạng 2D của một khu vực thể hiện thể hiện tất cả ống ở khu vực này với những thông số tham khảo cho mỗi ống Sử dụng cho sản xuất. c Hệ thống số SFI

Hệ thống SFI là 1 hệ thống quốc tế nhằm kiểm soát các thông tin được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hàng hải Các hoạt động chính theo SFI

Kế hoạch sản xuất Xác định thành phần Tài liệu

Ví dụ về số SFI được sử dụng trong bản vẽ: N934-3002-518-090-P-117-006

 N943: bản vẽ lắp trên tàu Vard 943.

 581 – 090: tên hệ thống (581 là hệ thống rửa kính lầu lái, 090 là số thứ tự bản vẽ 60).

 P – 117 – 006: số ISO của bản vẽ

2.3.1 Hệ Bulk Handling – BHS (ximang khô)(SFI:326)

BHS bao gồm các bồn ximang, máy nén khí, bầu làm mát, máy xấy khí và ejector.

Chứa ximang khô hoặc Barit.

2.3.2 Hệ thống Fresh Water Cargo (nước ngọt làm hàng) (SFI: 352)

Hệ thống FW Cargo bao gồm két chứa nước ngọt và hai bơm, được bố trí để vận chuyển nước ngọt giữa các két và cấp hàng trên boong.

Hệ này cũng cung cấp nước ngọt cho giàn khoan, tàu hay các công trình nổi khác.

2.3.3 Hệ thống Fuel Oil Cargo (dầu hàng) (SFI:351)

Hệ thống FO cargo bao gồm các két chứa dầu, bơm và bơm dự phòng Bơm dự phòng có thể dùng cho Base Oil Hệ này có thiết bị đo lượng dầu để kiểm soát được lượng dầu nhận và cấp đi.

Hệ này cung cấp dầu cho giàn hay các công trình nổi khác Đôi khi dầu đốt cũng lấy từ đây.

2.3.4 Hệ thống Base oil: (SFI:359)

Hệ này bao gồm các két chứa BO, bơm và bơm dự phòng Bơm dự phòng có thể dùng cho cả FO Cargo.

Hệ này dùng để cấp Base Oil cho giàn khoan.

Base Oil dùng làm thành phần trong hỗn hợp khoan – nhũ tương của dầu và nước điều này làm giảm tác động đến môi trường.

Mineral base oil là kết quả của một quá trình chưng cất lâu dài và phưc tạp.

2.3.5 Hệ thống Ballast/Drillwater (nước dằn tàu và khoan): (SFI:801)

Hệ này gồm các bơm và bơm dự phòng, cá két chứa WB/DW

Hệ Balast dung để cân bằng tàu khi xếp dỡ hàng hóa.

Nước dằn tàu là nước biển.

Drillwater dùng để bôi trơn cho quá trình khoan hoặc vận chuyển từ các tầng địa chất tới giàn Drillwater và nước biển có thể lẫn vào nhau.

Luật mới đang được áp dụng là phải có thiết bị xử ly nươc dằn tàu đặt trên tàu nhằm diệt các loại vi khuẩn, vi sinh vật được nước dằn mang từ nơi này đến nơi khác Các vi khuẩn, vi sinh vật này gây hại cho các vi shinh vật địa phương Xử lí bằng tia UV (tia cực tím có thể tới 100% vi khuẩn.

2.3.6 Hệ Brine (nước muối) (SFI:358)

Hệ này bao gồm các két chứa, bơm và bơm dự phòng Hệ này dùng để cung cấp nước muối cho dàn.

Brine là nước muối hòa tan nhiều chất vô cơ hơn nước biển thông thường.

Brine dùng để kiểm soát giếng khoan giai đoạn hoàn thiện Bởi vì mật độ của nó cao hơn nước ngọt và không chứa các hạt rắn nên không phá hủy các cấu trúc. Brine có tính ăn mòn rất cao nên cần tránh làm tràn ra tàu.

2.3.7 Hệ Liquid Mud (bùn lỏng) (SFI:357)

Bao gồm két chứa, bơm , bơm dự phòng, thiết bị khuấy bùn.

2.3.8 Hệ thống ORO (thu hồi dầu tràn) (SFI:489)

Dùng để thu hồi dầu tràn trên biển Sử dụng trong sự cố tràn dầu gây ô nhiễm.

Hệ này có bơm riêng cho mỗi két chứa, các két chứa metanol, khu vực cách ly các két chứa metanol và hệ thống khí trơ để đảm bảo an toàn.

2.3.10 Hệ thống rửa két (Tank Washing) (SFI:382)

Hệ này gồm các bơm, máy rửa két, bầu lọc két , bồn nhỏ chứa xà phòng hoặc hóa chất, bơm định lượng hóa chất và két nước nóng.

Mục đích vệ sinh két bùn hay nước muối.

2.4 Hệ thống phục vụ máy chính và các hệ thống khác.

2.4.1 Hệ thống AHT Winch Servo: (SFI:437)

- Hệ thống kéo/ tời neo.

- Hệ thống servo áp lực cao (lên tới 300bar)

2.4.2 Hệ thống dầu thủy lực áp lực thấp cho tời neo chính (AHT winches)

- Bao gồm tời neo chính, tời neo phụ, két chứa dầu thủy lực, két giãn nở dầu thủy lực và bơm.

2.4.3 Hệ thống nước ngọt sinh hoạt (SFI: 581)

Hệ thống cấp nước ngọt sinh hoạt và nhiều thứ khác.

Gồm bơm chính, bơm dự phòng, máy chưng cất nước ngọt, bầu hâm, các bơm tuần hoàn nước nóng cho nà vệ sinh.

2.4.4 Hệ thống nước nóng (Hot Water Boiler) (SFI:648)

Phục vụ nước nóng cho sinh hoạt, sấy không khí cho máy điều hòa, thiết bị rửa áp lực cao.

2.4.5 Hệ thống hơi nước (Steam) (SFI:641)

Bao gồm nồi hơi, két nước nóng, bơm cao áp, bơm nước, thiết bị gom hơi nước, bầu ngưng,…

2.4.6 Hệ thống rửa kính lầu lái (WH Widowns Washing System) (SFI: 581)

Hệ này cấp nước để vệ sinh kính lầu lái.

Hệ này có vòi phun nước để rửa kính.

2.4.7 Hệ nước thải sinh hoạt (Sanitary Water Discharge System): (SFI: 582)

Hệ thống này xả nước sinh hoạt từ bồn cầu bồn rửa, nước sinh hoạt và hộp hứng dầu mỡ trên tàu.

Hệ thống bao gồm két chứa nước thải, máy xử lý nước thải và bơm vận chuyển.

2.4.8 Hệ thống dầu đốt (Fuel Oil System) (SFI:703)

Hệ thống này cung cấp dầu cho máy chính và các thiết bị chạy bằng dầu trên tàu

Hệ này gồm két trực nhật, két lắng, bơm vận chuyển ( bơm chính và bơm dự phòng), bầu lọc, máy phân ly dầu, bơm cấp cho máy phân ly, bơm cấp FO.

2.4.9 Hệ thống dầu nhờn (Lub Oil System) (SFI:711)

Bôi trơn cho máy chính và máy phân ly, hộp số bánh răng, động cơ hai chân vịt, chân vịt mũi, xích neo, bánh lái…

Bao gồm két chứa dầu nhờn, máy lọc, bơm vận chuyển.

2.4.10 Hệ thống nước biển làm mát (SW cooling System): (SFI: 721)

Hệ thống này lấy nhiệt từ máy chính thông qua sinh hàn chính rồi sau đó xả ra biển.

2.4.11 Hệ thống làm mát nước ngọt (FW Cooling System) (SFI: 722)

Hệ thống này tuần hoàn nước ngọt khắp các bề mặt cần làm mát của máy chính rồi trở về sinh hàn làm mát chính.

2.4.12 Hệ thống khí nén (Hệ thống khí nén để khởi động và điều khiển) – compressed air: (SFI: 731)

Hệ thống này nén khí đến 30 bar và phân phối đến các thiết bị.

2.4.13 Hệ thống khí nén phục vụ (Working Air System): (SFI: 731)

Hệ khí nén 7 bar và cung cấp đến cho các thiết bị.

2.4.14 Hệ ống xả (Exhaust Pipe System): (SFI:740)

Hệ thống này dẫn khói xả từ động cơ lên ống khói phía trên.

2.4.15 Hệ thống thông gió (HVAC System): (SFI: 570)

Hệ thống này dùng để điều hòa thông gió ( như xấy không khí, thông gió và điều hòa không khí) tất cả các phồng trên tàu hoặc các khu vực cụ thể nào đó.

2.4.16 Hệ thống URE (UREA System) : (SFI: 746)

Dùng để làm sạch khí xả, làm giảm nồng độ NOx

2.4.17 Hệ thống hút khô (bao gồm hệ phân ly nước đáy tàu và hệ dầu bẩn) –

Hệ thống này bơm nước đáy tàu từ các giếng hút khô ra biển.

2.4.18 Hệ thống chữa cháy nước (Fire System) (SFI:813)

Bao gồm bơm chữa cháy, bơm dự phòng, bơm sự cố, van và phun chữa cháy.

Nước chữa cháy được lấy từ phía trước và phía sau sea shest.

2.4.19 Hệ thống chữa cháy CO2 (CO2 System) (SFI:815)

Cần có hệ thống chữa cháy cố định cho buồng máy và 1 số khu vực quan trọng khác như buồng bảng điện chính, ống khói…

2.4.20 Hệ thống cứu hỏa phun sương (Water miss system) (SFI:815)

Hệ thống phun sương làm giảm nhiệt độ của đám cháy cho tơi khi đám cháy bị dập tắt.

2.4.21 Hệ thống chữa cháy ngoài tàu (Fifi System): (SFI: 814)

Hệ thống Fifi có 2 bơm cứu hỏa công suất lớn và súng phun thường đặt trên nóc lầu lái và hệ thống điều khiển.

2.4.22 Hệ thống xả nước (Drain Pipe System) (SFI: 804)

Xả nước phía bên ngoài và bên trong của tàu.

2.4.23 Hệ ống thông hơi (Vent Pipe system) (SFI: 821)

Các két đều có van thông khí, hơi ra không gian ngoài.

Các két có dầu đốt có hệ thống thông gió riêng của nó.

2.4.24 Hệ thống dầu tràn (FO Overflow System): (SFI: 821)

Việc thông hơi cho các két FO gặp 1 số hạn chế nên hay dùng hệ dầu tràn cho các két này Do đó có ít van thông hơi trên boong chính.

2.4.25 Hệ ống đo két (Tank Sounding System) (SFI: 821) Đo mực chất lỏng bên trong két.

Có nhiều kiểu thiết bị cho hệ này, đo tại két hoặc đo từ xa.

Hệ này giúp khử dầu tràn ra biển.

2.5 Các thiết bị của đường ống: a Bơm:

Bơm điều khiển bằng điện

Hình 4.1: máy bơm điều khiển bằng điện.

Bơm điều khiển bằng thủy lực Bơm ly tâm.

Bơm trục vít, b Bầu lọc.

Bầu lọc dùng mặt bích cho đường kính ND50 trở lên bằng ren cho đường kính dưới ND50

Hình 4.2: Bầu lọc được lắp đặt trên tàu. c Van:

Van bi (van đóng mở): chủ yếu dùng cho ND40 trở xuống Kiểu ren.

Hình 4.3: van bi Van bướm (van đóng mở): chủ yếu dùng cho ND40 trở lên Kiểu bích.

Hình 4.4: van bướmVan 1 chiều (NR valve): chỉ cho công chất chảy theo 1 chiều và ngăn không cho chảy ngược lại.

Hình 4.5: van 1 chiều được lắp đặt trên tàu. Van cầu: sử dụng tại một số vị trí cần điều tiết dòng chảy Mặt côn trong được dùng để điều tiết.

Không phù hợp khi dùng tại các vị trí cần mở hết dòng chảy

Hình 4.6: van cầu được lắp đặt trên tàu. d Thiết bị đo đạc và kiểm soát:

Nhiệt kế: sẽ chỉ báo nhiệt độ tại vị trí lắp nó.

Thường lắp trước và sau bầu sinh hàn và bộ phận trao nhiệt

Hình 4.7: nhiệt kế được lắp đặt trên tàu.

Manometer: thiết bị đo áp suất tại vị trí lắp thường lắp trước và sau bơm nên lắp một van bi nhỏ trước manometer để tháo lắp dễ dàng hon

Hình 19: thiết bị đo áp suất được lắp đặt trên tàu.

Hình 4.8: hệ các đồng hồ đo áp suất được lắp đặt trên tàu Dùng để đo áp suất của một hệ thống bơm nào đó. e Đầu ren (Socket/muff):

Thiết bị lắp trên đường ống như đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ… cần gắn vào 1 đầu ren (socket/muff) gắn trên đường ống chính.

Hình 4.9: socket được đính vào ống trước khi được hàn

HỆ THỐNG ỐNG TRÊN TÀU

Chế tạo ống PT

Ống PT được đo đạc trực tiếp tại tàu và phụ thuộc vào kinh nghiệm người đi ống Sau khi có bản vẽ sơ bộ từng spool ống, công nhân tiến hành bẻ đường đi ống bằng que hàn.

Hình 3.1: bẻ trước đường đi ống bằng que hàn.

Sau đó đưa ống vào máy uốn:

Với công thức : L = L 1 – R ( đôi với góc 45 độ)

L = L 1 * sin (α) – 2R ( đối với góc khác 45 độ) ) – 2R ( đối với góc khác 45 độ)

L = L 1 – 2R ( đối với góc 90 độ) Với R là đường kính ống.

Hình 3.2: bẻ ống bằng máy uốn. Để kết nối giữa các đoạn ống người ta không dùng mối nối hàn mà dùng mối nối ren, để tạo mối nối, ống được đùn lại khoảng 7mm, theo hiệu ứng poisson thì ống sẽ biến dạng theo phương bán kính, tạo thành rãnh để lắp đai ốc nối ống.

Hình 3.3: ống trước khi đưa vào máy walform để chôn.

Hình 3.4: ống sau khi đã chôn.

Hình 3.5: Hai ống được nối với nhau bằng hệ ren Nut – Unnion - NutSau khi hoàn thành, ống được vệ sinh và bịt kín rồi lắp trực tiếp lên tàu.

Hình 3.6: ống sau khi làm xong được bịt kín đầu và đưa lên tàu để lắp.

Chế tạo ống thép

Sau khi bản vẽ ISO được gửi xuống xưởng, công nhân sẽ phân tích bản vẽ ISO và đưa ra các phương án chế tạo.

Không bao giờ để hở đầu ống

Luôn xiết chặt bu lông / giá đỡ ống ngay sau khi lắp Đánh dấu bulong cần xiết chặt

Kiểm tra lại công việc

Luôn vệ sinh khu vực làm việc khi kết thúc công việc

Ví dụ về cách phân tích bản vẽ ISO dùng cho chế tạo ống:

Bản vẽ trên được dùng để chế tạo cho ống có số SFI là:

 N943: bản vẽ lắp trên tàu Vard 943.

 3003-U105D: Zone (khu vực lắp) , Unit 105 down

 803 – 010: tên hệ thống (803 hệ thống hút khô), 010 số thứ tự trong các bản vẽ.

 P – 012 – 015: số ISO của bản vẽ

Nhìn vào bản vẽ ta xác định 1vật tư cần chuẩn bị như sau như sau:

 Cắt ống: cần cắt cắt 2 đoạn ống đường kính 114,3mm dày 4,5 mm có chiều dài:

 Các Flange mối nối với các ống khác: 6 mặt bích DN100 slip-on.

 Các gasket: 2 gasket DN100, 1 van bướm DN 100, sử dụng van đóng mở tự động (electric actuator).

Sau khi đã phân tích bản vẽ ta tiến hành cắt ống theo đúng kích thước, doa, định vị, hàn đính và gắn template cho ống.

Theo như bản vẽ trên ta có 2 spool

Hệ thống số SFI của bản vẽ: N942-3003-U105D-803-010-P-012-015

N943: bản vẽ lắp trên tàu Vard 942.

Hình 3.7: cắt ống dựa trên bản vẽ ISO.

Hình 3.8: ống được doa, xử lí bề mặt.

Hình 3.9: ống được định vị.

Hình 3.10 : ống được hàn đính với ít nhất 3 mối hàn.

Hình 3.11: ống được gắn Template.

Sau khi có template, bộ phận QC sẽ tiến hành kiểm tra từng spool ống và sau khi đạt yêu cầu sẽ chuyển qua hàn chính thức và mang đi xử lý bề mặt.

Hình 3.12: ống được hàn và mài.

Hình 3.13: ống được đưa đến nơi xử lý bề mặt.

Cuối cùng ống được làm sạch bên trong và bịt kín rồi được mang đến bãi tập kết ống.

Hình 3.14: ống được đưa đến nơi tập kết ổng để đưa lên tàu lắp

LẮP ĐẶT ỐNG TRÊN BLOOK

Trình tự lắp đặt các Spool

- Chuẩn bị tất cả các bản vẽ ISO của unit / block cần lắp đặt và lập kế hoạch lắp đặt

- Tìm hiểu vị trí lắp tại unit/block và liệt kê các thiết bị, vật tư có trong bản vẽ.

- Vận chuyển ống đến vị trí.

- Kiểm tra các thông số kĩ thuật theo tiêu chuẩn sau khi lắp đặt.

- Phải đảm bảo rằng Spool đã được lắp đúng hướng và vị trí như trong iso.

- Phải đảm bảo rằng các ống không chạm nhau.

- Đảm bảo rằng bu lông bắt mỗi bích có lực xiết vừa đủ, trước khi bạn đi lắp spool khác.

- Đối với tay van có thể thao tác thuận tiện, không cho phép chạm vào các thiết bị khác.

- Sau khi lắp van xong phải vận hành thử van, phải đảm bảo van có độ đóng mở 100%.

Hình 4.1 lắp ráp ống công nghệ trên Blook

Sau khi xác định được tên bản vẽ thuộc tàu nào, khu vực lắp đặt, loại ống và hệ thống cần lắp Thì ta bắt đầu vào công việc lắp đặt:

- Dựa vào hệ thống số trên ta có thể tìm được ống cần lắp bằng số Template cũng được đính trên ống.

- Khi lắp ta cần chú ý đến hệ tọa độ của tàu:

- Chiều Z+ : chiều dương trục Z hướng lên của tàu

- Chiều FR là chiều dương dương trục X hướng về phía mũi.

- Chiều PS là chiều dương trục Y hướng về mạn trái của tàu. Đầu này của spool sẽ nối với ống có số SFI là tank 54

FR 91+170 : cách sườn 90 theo về phía mũi 170mm

Cl-3909: cách đường Center Line 3909 mm về phí mạn phải tàu Top (900) +808 cách sàn top (900) 808 mm hướng lên tùa

Các phương pháp lắp ghép giữa các Spool với nhau

Dùng mặt bích ( Flange) : hàn ống vào mặt bích trượt, ống được hàn trong và ngoài với bích, khoảng cách từ đầu ống tới mặt gương của bích khoảng 10mm.

- Dùng welding neck flange: sử dụng cho hệ thống ống chịu áp lực cao.

- Dùng bích hàn collar kết hợp với 1 bích trượt để nối ống.

- Dùng khớp nối Victaulic để liên kết 2 đầu spool với nhau : tháo lắp đơn giản nhanh chóng, dùng cho cả thép đen và thép mạ kẽm mà không làm hỏng lớp mạ kẽm, cách làm linh hoạt.

Victaulic để lắp các spool Flange để lắp các spool

Tiêu chuẩn các Supports

Khi tàu hoạt động sẽ bị rung lắc nên cần phải có giá đỡ cho ống Nếu công việc này làn không đúng sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao bị gãy ống trong hệ thống, khi ống rung động mạnh còn gây ra tiếng ồn quá mức.

Tất cả các ống cần phải được xem xét để bố trí giá đỡ, kẹp ống cho hợp lý Ống dày và ngắn thì không cần giá đỡ , nhưng hầu hết các ống trên tàu đều cần.

Hình 4.3.1 Supports lắp đúng tiêu chuẩn

Ngày đăng: 06/12/2022, 06:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3: Tàu Vard 920 đang đậu ngoài cầu cảng. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 3 Tàu Vard 920 đang đậu ngoài cầu cảng (Trang 9)
Hình 4: Tàu Vard 934 thuộc series 8 con tàu Marine Robotic đang đậu ngoài cầu cảng - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 4 Tàu Vard 934 thuộc series 8 con tàu Marine Robotic đang đậu ngoài cầu cảng (Trang 10)
Hình 5: Tàu Vard 942 đang tiếp tục được hoàn thiện. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 5 Tàu Vard 942 đang tiếp tục được hoàn thiện (Trang 10)
Hình 2.3 các loại ốc Có hai loại ốc : ốc thường và ốc dành cho khí nén - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 2.3 các loại ốc Có hai loại ốc : ốc thường và ốc dành cho khí nén (Trang 14)
Hình 2.2 clamp nhựa - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 2.2 clamp nhựa (Trang 14)
Hình 2.4: ống inox đang được gia công trong xưởng. Hợp kim đồng – niken: hệ thống nước biển làm mát. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 2.4 ống inox đang được gia công trong xưởng. Hợp kim đồng – niken: hệ thống nước biển làm mát (Trang 15)
Hình 2.3 các loại co, bích - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 2.3 các loại co, bích (Trang 15)
Hình 2.5: elbow hợp kim đồng trong xưởng. Ống PT, DIN 2391: khí nén, hệ dầu đốt FO, hệ dầu nhờn LO,… - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 2.5 elbow hợp kim đồng trong xưởng. Ống PT, DIN 2391: khí nén, hệ dầu đốt FO, hệ dầu nhờn LO,… (Trang 16)
Hình 2.6: ống PT với kích thước khác nhau trong kho. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 2.6 ống PT với kích thước khác nhau trong kho (Trang 17)
Hình 10: bản vẽ 3d của hệ thống ống trên tàu. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 10 bản vẽ 3d của hệ thống ống trên tàu (Trang 18)
Hình 4.1: máy bơm điều khiển bằng điện. Bơm điều khiển bằng thủy  - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 4.1 máy bơm điều khiển bằng điện. Bơm điều khiển bằng thủy (Trang 23)
Hình 4.4: van bướm - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 4.4 van bướm (Trang 24)
Hình 4.3: van bi - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 4.3 van bi (Trang 24)
Hình 4.5: van 1 chiều được lắp đặt trên tàu. Van cầu: sử dụng tại một số vị trí cần điều tiết dịng chảy Mặt cơn trong được dùng để điều tiết. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 4.5 van 1 chiều được lắp đặt trên tàu. Van cầu: sử dụng tại một số vị trí cần điều tiết dịng chảy Mặt cơn trong được dùng để điều tiết (Trang 25)
Hình 4.6: van cầu được lắp đặt trên tàu. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 4.6 van cầu được lắp đặt trên tàu (Trang 25)
Hình 4.7: nhiệt kế được lắp đặt trên tàu. Manometer: - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 4.7 nhiệt kế được lắp đặt trên tàu. Manometer: (Trang 26)
Hình 19: thiết bị đo áp suất được lắp đặt trên tàu. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 19 thiết bị đo áp suất được lắp đặt trên tàu (Trang 26)
Hình 4.8: hệ các đồng hồ đo áp suất được lắp đặt trên tàu. Dùng để đo áp suất của một hệ thống bơm nào đó. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 4.8 hệ các đồng hồ đo áp suất được lắp đặt trên tàu. Dùng để đo áp suất của một hệ thống bơm nào đó (Trang 27)
Hình 4.9: socket được đính vào ống trước khi được hàn - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 4.9 socket được đính vào ống trước khi được hàn (Trang 27)
Hình 3.2: bẻ ống bằng máy uốn. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 3.2 bẻ ống bằng máy uốn (Trang 28)
Hình 3.1: bẻ trước đường đi ống bằng que hàn. Sau đó đưa ống vào máy uốn: - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 3.1 bẻ trước đường đi ống bằng que hàn. Sau đó đưa ống vào máy uốn: (Trang 28)
Hình 3.6: ống sau khi làm xong được bịt kín đầu và đưa lên tàu để lắp. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 3.6 ống sau khi làm xong được bịt kín đầu và đưa lên tàu để lắp (Trang 30)
Hình 3.7: cắt ống dựa trên bản vẽ ISO. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 3.7 cắt ống dựa trên bản vẽ ISO (Trang 33)
Hình 3.9: ống được định vị. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 3.9 ống được định vị (Trang 34)
Hình 3.11: ống được gắn Template. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 3.11 ống được gắn Template (Trang 35)
Hình 3.12: ống được hàn và mài. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 3.12 ống được hàn và mài (Trang 35)
Hình 3.14: ống được đưa đến nơi tập kết ổng để đưa lên tàu lắp - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 3.14 ống được đưa đến nơi tập kết ổng để đưa lên tàu lắp (Trang 36)
Hình 3.13: ống được đưa đến nơi xử lý bề mặt. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 3.13 ống được đưa đến nơi xử lý bề mặt (Trang 36)
Hình 4.1 lắp ráp ống cơng nghệ trên Blook - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 4.1 lắp ráp ống cơng nghệ trên Blook (Trang 38)
Hình 4.3.1 Supports lắp đúng tiêu chuẩn - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP đề tài các TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CHẾ tạo và lắp đặt hệ THỐNG ỐNG TRẾN tàu
Hình 4.3.1 Supports lắp đúng tiêu chuẩn (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w