MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC CÔNG
Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công5 1 Khái niệm
Để hiểu rõ hơn về PNTN trong khu vực công, trước hết cần làm rõ một số khái niệm sau:
Khái niệm khu vực công
Theo giáo trình Hành chính công của Học viện Hành chính Quốc gia thì khu vực công là môt thuật ngữ được sử dung phổ biến trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Khu vực công khái quát một khu vực kinh tế - xã hội rộng tồn tại ở mọi quốc gia Theo Joseph E Stiglitz (nhà Kinh tế học người Mỹ, giáo sư Trường Đại học Columbia), một cơ quan hay đơn vị được xếp vào khu vực công khi có hai đặc điểm:
Một là, về phương diện lãnh đạo, trong một chế độ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan công lập đều được công chúng bầu ra hoặc được chỉ định (trực tiếp hoặc gián tiếp), hoạt động của các cơ quan này phải phục vụ cho đại đa số lợi ích của cộng đồng tức là khu vực công là khu vực phi lợi nhuận
Hai là, về quyền lực hoạt động, các đơn vị trong khu vực công được giao một số quyền hạn nhất định có tính chất bắt buộc, cưỡng chế mà các cơ quan tư nhân không thể có được Giáo sư Lionel Ouellet thuộc Trường Hành chính Quốc gia Québec - Canada định nghĩa: “Khu vực công là toàn bộ các cơ quan, các viên chức của cơ quan đó và các hoạt động của họ mà mục tiêu và mục đích đã được xã hội hóa tổng thể Sự tồn tại và hoạt động của khu vực công đều phụ thuộc vào hệ thống chính trị” 1
Tóm lại , có thể hiểu khu vực công hay khu vực nhà nước là khu vực hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội mà Nhà nước là người quyết định
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự hình thành giai cấp, sự ra đời, tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước Với mức độ tác động và hậu quả nguy hại mà tham nhũng gây ra cho nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một quốc gia và còn có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một thể chế thì tham nhũng được xem là một căn bệnh nguy hiểm cho bất kỳ quốc gia nào
1 Đinh Lương Minh Anh (2019), So sánh Thanh tra, kiểm tra khu vực công và khu vực tư, trang thông tin điện tử Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, http://www.issi.gov.vn/so-sanh-thanh-tra-kiem-tra-khu-vuc-cong-va-khu-vuc- tu_t164c2714n2821tn.aspx?currentpage=1 (truy cập ngày 14/5/2022)
Từ điển Black Law - cuốn từ điển pháp luật nổi tiếng thế giới đã định nghĩa:
“Tham nhũng là hành vi cố ý làm trái, lợi dụng công vụ nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó mà trái với quyền lợi của những người khác” Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) - một tổ chức phi chính phủ đi đầu trong nỗ lực chống tham nhũng thì “Tham nhũng là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn để phục vụ cho lợi ích cá nhân”
Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm tham nhũng Tuy vậy, không nhiều học giả có thể đưa ra định nghĩa đầy đủ về tham nhũng, có thể đứng ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác mà thôi, qua đó có thể thấy tham nhũng phức tạp hơn những gì mà người ta biết và phổ biến đến mức khó có một định nghĩa đúng vào đủ để làm hài lòng những ai biết về nó 2
Theo từ điển tiếng Việt thì “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của” 3 Theo quan niệm này tham nhũng gồm hai hành vi phối hợp với nhau là hành vi nhũng nhiễu của người có quyền và hành vi thu lợi bất chính từ việc lạm dụng quyền đó Đối với pháp luật Việt Nam, tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Luật PCTN 2018) quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”, quy định này hoàn toàn giống với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, năm 2012) (Luật PCTN 2005) Khái niệm người có chức vụ, quyền hạn được giải thích ngay tại khoản 2 Điều 3 của Luật này bằng phương pháp liệt kê
Tóm lại , tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn đó thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm vụ lợi, nhằm đạt được những lợi ích vật chất, tinh thần hay những lợi ích khác, cho bản thân hay cho người khác, “hay nói một cách khác tham nhũng là việc sử dụng hoặc chiếm đoạt bất hợp pháp công quyền hay nguồn lực tập thể” 4
Khái niệm phòng ngừa tham nhũng
PCTN là bao gồm các hoạt động của hệ thống cơ quan Đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân, căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi tham nhũng nhằm bảo vệ lợi ích
2 Nguyễn Cảnh Hợp, Nguyễn Thi Nhàn, Nguyễn Thị Thiện Trí (2012), Chính sách PCTN ở Việt Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Đề tài Nghiên cứu khoa học các trường, tr.10
3 Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.1523
4 Đinh Văn Minh (2019), Một số vấn đề về tham nhũng và nhũng nội dung cơ bản của Luật PCTN năm 2018, Nhà xuất bản Lao động, tr.8 hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và công dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị - xã hội, bảo vệ chế độ và bảo đảm cho kinh tế - xã hội đất nước phát triển bền vững 5
“PNTN theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng là việc quốc gia thành viên xây dựng, thực hiện, duy trì các biện pháp được quy định trong Chương
II của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng nhằm chủ động khắc phục, ngăn chặn, loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh, dung dưỡng hành vi tham nhũng; loại trừ hành vi tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội và hoạt động của bộ máy nhà nước” 6
Tóm lại , PNTN chính là việc ngăn chặn không để các hành vi tham nhũng xảy ra
Khái niệm phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công
Cơ sở hình thành và tồn tại hoạt động phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về phòng ngừa tham nhũng
Ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng chính quyền Xô Viết và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, V.I.Lênin đã nhận diện rõ nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ nảy sinh trong cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền và cảnh báo tham nhũng là căn bệnh cố hữu, len lỏi, phát triển thành ung nhọt, làm nhức nhối xã hội, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ 13
Theo V.I.Lênin, gắn với quyền lực và quyền lực bị tha hóa nên tham nhũng là người bạn đồng hành, là cơ sở, tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển trong bộ máy nhà nước Bản chất là lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để tư lợi cá nhân, sống ích kỷ, “ăn bám”, trên sức lao động của người khác
Tham nhũng bắt nguồn từ tư tưởng thích chức quyền, ham giàu sang phú quý, “ăn trên ngồi trốc”, vốn là tàn dư của chế độ cũ còn rớt lại Để khắc phục tệ tham nhũng, nhất thiết phải giảm bớt sự cồng kềnh, chồng chéo trong tổ chức bộ máy; phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; phải gắn chặt trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi của người lao động Điều quan trọng là cần phải xây dựng cơ chế phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng và những thói hư, tật xấu của bộ máy công quyền, cụ thể là: “Cần thiết và cấp bách phải tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu” 14 ; cần phải có thái độ dứt khoát, kiên quyết trong cuộc chiến này: “Bất cứ biểu hiện nào của thái độ quan liêu dù nhỏ đến đâu cũng sẽ bị trừng phạt” 15 Đồng thời, phải kiên quyết đưa ra khỏi Đảng, khỏi bộ máy nhà nước những kẻ quan liêu, tham nhũng: “Tôi rất mong chúng ta có thể đuổi ra khỏi đảng từ 10 vạn đến 20 vạn người đã len lỏi vào
13 Nguyễn Thị Hà (2018), Quan điểm của V.I.Lê nin về phòng chống tham nhũng - Gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nguồn: https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/quan-diem-cua-v-i-le-nin-ve-phong-chong- tham-nhung-goi-y-cho-viet-nam-111201 (truy cập ngày 25/6/2022)
14 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.38, tr.115
15 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.39, tr 350 đảng và đã không những không biết đấu tranh chống bệnh giấy tờ cùng nạn hối lộ, mà còn cản trở cuộc đấu tranh này” 16 Đối với những kẻ tham nhũng, V.I Lênin yêu cầu phải “lay động các tòa án nhân dân và dạy cho họ biết trừng trị một cách không thương xót, kể cả việc đem bắn, và nhanh chóng những kẻ lạm dụng chính sách kinh tế mới”; đồng thời, biến mỗi vụ án thành một sự kiện chính trị Đặc biệt, đối với đối tượng tham nhũng là những cán bộ Đảng và Nhà nước phải trừng phạt nghiêm khắc để làm gương: “Đối với người cộng sản phải trừng phạt nặng hơn gấp ba lần so với những người ngoài đảng” Nhấn mạnh sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao phẩm chất, năng lực cán bộ, đảng viên đối với việc ngăn ngừa tệ quan liêu, tham nhũng, V.I.Lênin chỉ rõ, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là “lựa chọn người; thiết lập chế độ trách nhiệm cá nhân đối với việc đang làm; kiểm tra công việc thực tế” 17
Việt Nam theo hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin nên hoạt động PNTN trong khu vực công là liên quan đến việc kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước nên thực hiện PNTN phải gắn với hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng ngừa tham nhũng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về PCTN không chỉ “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá” của Đảng và dân tộc ta mà còn cung cấp những cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc trong đấu tranh PCTN ở nhiều quốc gia trên thế giới Người không chỉ bắt đúng bệnh, đưa ra đúng phác đồ điều trị, mà còn kê các phương thuốc đặc trị chứng bệnh tham nhũng của cán bộ, đảng viên
Bệnh tham nhũng trong cán bộ, đảng viên được Hồ Chí Minh diễn đạt trong một thuật ngữ chung nhất là tham ô Người chỉ rõ bản chất của tham ô là hành vi “lấy của công làm của tư Là gian lận, tham lam”, “tham ô là trộm cướp” “Của công” chính là tài sản của nhân dân, do nhân dân đóng góp, phục vụ mục đích chung là giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước Bất cứ hành vi nào lấy “của công” làm “của tư” cũng đều là hành vi tham ô Trong “Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Người đã chỉ ra 6 “lầm lỗi rất nặng nề” của cán bộ cần phải ra sức sửa chữa đó là: Trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, kiêu ngạo Trong đó, Người đặc biệt cảnh báo và lên án hành vi “lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức ” 18
4 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.39, tr 214.
17 Nguyễn Thị Hà (2018), Quan điểm của V.I.Lê nin về phòng chống tham nhũng - Gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nguồn: https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/quan-diem-cua-v-i-le-nin-ve-phong-chong- tham-nhung-goi-y-cho-viet-nam-111201 (truy cập ngày 25/6/2022)
18 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2011, t.4, tr 65
Thực tiễn cho thấy, Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nước ta giành được độc lập một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta là phải đối phó với giặc nội xâm, nguy hại hơn đó là chủ nghĩa cá nhân Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, “miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy” 19 Người khẳng định, chủ nghĩa cá nhân là bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh con nguy hiểm, trong số những căn bệnh do chủ nghĩa cá nhân gây ra, tham nhũng là căn bệnh nguy hiểm nhất, là “hành động xấu xa nhất, tội lỗi, đê tiện nhất” 20 Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trộm cắp tiền bạc của Nhân dân, tổn hại kinh tế của Chính phủ, cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hơn nữa” 21 Việc chỉ ra đích danh tham ô là hành vi
“trộm cướp”, “là mật thám, phản quốc” đủ để quần chúng thấy rõ quan điểm, thái độ của Đảng ta không chấp nhận sự tồn tại của những hành vi ấy trong đời sống chính trị của Đảng và toàn dân Đồng thời là sự khởi đầu cho việc hình thành một lối sống văn hóa trong Đảng, một tập quán chính trị tiến bộ và là tiêu chí quan trọng của một đảng “là đạo đức, là văn minh” - đã là cán bộ, đảng viên phải trong sạch, phải nói không với tham nhũng Để đấu tranh chống tham nhũng theo Hồ Chí Minh phải hết sức thận trọng, bình tĩnh, tỉnh táo và mưu lược để không gây ra hoang mang cho những cán bộ dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm Nghĩa là, phải có chiến lược phòng chống tham nhũng cụ thể, xác định rõ quyết tâm, kiện toàn tổ chức, bố trí lực lượng, định ra phương pháp, phương tiện đấu tranh, tuyệt nhiên không phải là hành động tự phát, nhất thời Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ắt phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên” 22 Trên cơ sở nhận diện đúng nguyên nhân nảy sinh tham nhũng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra đúng “phác đồ điều trị” để PCTN
Thứ nhất, tự phê bình và phê bình - “thang thuốc hay nhất” 23 , “thang thuốc thánh” 24 để PCTN
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng là to lớn nhưng Đảng cũng có những sai lầm, khuyết điểm Tự phê bình và phê bình là cách để Đảng khắc phục, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm của mình Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định mục đích tự phê bình và phê bình là để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, giữ gìn đoàn kết và thống nhất trong nội bộ Hồ Chí Minh khẳng định, tự phê bình và phê bình chính là “thang thuốc hay nhất”, “thang thuốc thánh” để
19 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr 90, 421
20 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr 141
21 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 7, tr 368
22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 7, tr 358,
23 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 5, tr 302
24 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 5, tr 633
PCTN Tự phê bình và phê bình là một vấn đề rất nhạy cảm, đụng chạm đến từng cá nhân và tổ chức Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng muốn tự phê bình và phê bình căn bệnh tham ô đòi hỏi phải có hai yếu tố đặc biệt quan trọng đó là thái độ và phương pháp đúng
Việc tự phê bình và phê bình hành vi tham ô phải gắn liền với những điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của từng cá nhân trên từng cương vị công tác Và chỉ phê bình thôi là chưa đủ mà cần kết hợp với các biện pháp khác, nhất là việc kiểm soát quyền lực
Thứ hai, kiểm soát quyền lực - “thanh bảo kiếm nhiệm màu” PCTN
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm vấn đề kiểm soát quyền lực khi trao cho cán bộ, đảng viên Theo Hồ Chí Minh, muốn kiểm soát quyền lực phải có hai điều: “Một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường xuyên làm Hai là, người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín” 25 Để kiểm soát quyền lực thì việc lựa chọn cán bộ phụ trách kiểm tra, giám sát, kiểm soát là yêu cầu quan trọng Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải chú trọng lựa chọn những người biết đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước hết, phải có tinh thần
Kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công
Tham nhũng là vấn đề của mọi nền chính trị trong mọi giai đoạn Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), hằng năm, trên thế giới có khoảng 1.000 tỷ USD bị tham nhũng dưới dạng đưa hối lộ Chỉ riêng ở châu Phi, hằng năm có khoảng 148 tỷ USD bị mất hay thất thoát do tệ tham nhũng gây ra 38
Các nước Bắc Âu được đánh giá là có chỉ số tham nhũng thấp nhất thế giới, trong đó phải kể tới Hà Lan, Iceland, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sĩ Những nước châu Á với các nỗ lực phòng chống tham nhũng được coi là hiệu quả gồm Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc
Công khai minh bạch là một chìa khóa then chốt trong công tác PNTN và được nhiều nước áp dụng thành công Ở Phần Lan , thành công trong công tác PCTN là kết quả của một sự kết hợp có hiệu quả giữa văn hóa chống tham nhũng của công dân với thể chế chính trị có mô hình quản trị tốt Các đảng chính trị ở Phần Lan hoạt động minh bạch và công khai các khoản được tài trợ Nhờ đó, người dân luôn tin tưởng và đặt lòng tin ở Chính phủ và các quyết sách của Nhà nước Ở Australia , theo pháp luật nước này, Chính phủ có trách nhiệm phải công khai các quy trình, thủ tục, công khai rút thăm làm thủ tục hành chính thông qua máy móc, mọi người đều biết thứ tự của nhau và ngăn ngừa tham nhũng do chạy chỗ, coi trọng tính công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, mua sắm tài sản công Các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán, Ủy ban liêm chính cảnh sát được quyền yêu cầu
38 Dương Thái (2018), Kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng, Trang thông tin điện tử Thanh tra Việt Nam, Nguồn: https://thanhtravietnam.vn/quoc-te/kinh-nghiem-quoc-te-ve-phong-chong-tham-nhung-182447.html (truy cập ngày 10/6/2022) bắt buộc đối tượng điều tra phải cung cấp thông tin, giải trình, nếu phát hiện cung cấp sai thì có thể bị khép vào tội hình sự Ở Anh, Cộng hòa liên bang Đức, Thụy Điển, tất cả các tài liệu của Chính phủ và các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương (trừ tài liệu thuộc bí mật quốc gia) đều phải được đăng tải công khai trên báo chí và trên mạng Internet, kể cả mức lương của Thủ tướng và các Bộ trưởng Mọi công chức nhà nước đều có quyền và trách nhiệm cung cấp các thông tin về tổ chức và hoạt động của cơ quan mình cho phóng viên báo chí và không ai được phép điều tra, tìm hiểu để xác định nguồn của các thông tin đã được đăng tải trên báo chí
Cũng tại Đức, để phòng ngừa và hạn chế hành vi tham nhũng, chính phủ nước này quy định rất rõ ràng rằng công chức nhà nước hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hành động và hành vi của họ khi thực hiện các chức trách công vụ Công chức nhà nước không được phép hoạt động kinh doanh tư nhân hoặc hoạt động kinh doanh thông qua những người được ủy quyền, cũng như người thân trong gia đình Việc thành lập tổ chức chống tham nhũng độc lập với các cơ quan nhà nước, trực thuộc người đứng đầu Chính phủ cũng là một giải pháp của các nước trên thế giới về PNTN
Tại Anh, Mỹ, Đức, Singapore, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc , các quốc gia này đã thành lập các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống hoặc Thủ tướng, có vị trí độc lập với cơ quan hành pháp và các cơ quan khác
Ví dụ như: Cơ quan điều tra tham nhũng Singapore (CPIB), Ủy ban chống tham nhũng quốc gia Indonesia (KPK), Cục PNTN Quốc gia Trung Quốc… Thực tế đã chứng minh những nước, lãnh thổ khác có cơ quan PCTN độc lập đều có thành tích chống tham nhũng cao như Iceland, Đan Mạch, Phần Lan, Hồng Kông… 39 Để cho công cuộc phòng chống tham nhũng thành công thì bên cạnh nỗ lực của các cơ quan nhà nước còn cần có được sự tham gia, ủng hộ tích cực của toàn xã hội Cần tạo ra cơ chế dân chủ để nhân dân tố giác, phát hiện tham nhũng Có quy định và biện pháp bảo vệ người tố cáo về hành vi tham nhũng, có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời thích đáng đối với những người có công trong việc phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng
Tại Trung Quốc , có tới 80% vụ án tham nhũng khám phá được là do nhân dân, báo chí tố giác và hơn 90% là do nhân dân, báo chí cung cấp đầu mối Nếu tội tham nhũng được phát hiện và xử lý thì người tố giác, tố cáo tội phạm được hưởng một tỷ
39 Trần Thị Hợi (2014), “Những kinh nghiệm của Singapore trong việc thực hiện chính sách và các biện pháp phòng chống tham nhũng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Khoa học Huế, tập 1 (số 2), tr.102 lệ phần trăm nhất định trên tổng số giá trị tài sản mà cơ quan đấu tranh chống tham nhũng thu giữ được 40
Tại Singapore , Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng khẳng định, lãnh đạo tối cao của Chính phủ phải làm gương, không ai được vượt quá luật pháp, nếu không mọi người sẽ cảm thấy hoài nghi và cười nhạo đối với ý nghĩa và sự công bằng của luật pháp Chính nhờ quyết tâm mạnh mẽ chống tham nhũng này mà nhiều năm nay, Singapore luôn là một trong những nước có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới Một phần quan trọng trong chiến lược của Chính phủ Singapore là giải quyết nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng: cải thiện liên tục tiền lương và điều kiện làm việc Từ đó, Singapre đã tạo dựng được một nền văn hóa “phi tham nhũng,” mà ở đó công chức “không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không muốn tham nhũng Đảng Cộng sản Trung Quốc , cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng
Cộng sản Trung Quốc trước hết bắt đầu từ trong nội bộ Đảng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay đã phát động chiến dịch chống tham nhũng rất rộng lớn và cứng rắn, nổi bật với tên gọi “đả hổ, diệt ruồi” Theo đó, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một khung chiến lược chống tham nhũng chặt chẽ và toàn diện Đồng thời, Trung Quốc cũng đề ra những biện pháp như: Một là, giáo dục tư tưởng chính trị và tác phong liêm chính trong toàn Đảng; hai là, kiện toàn hệ thống pháp quy về xây dựng tác phong liêm chính trong các cấp Đảng, chính quyền; ba là, xây dựng chế độ giám sát quyền lực; bốn là, chống tham nhũng phải được tiến hành một cách kiên quyết, đúng pháp luật và có trọng điểm 41 Ở Đan Mạch và Trung Quốc, báo chí có quyền lực rất lớn, là lực lượng xung kích trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng Báo chí vừa tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về chống tham nhũng vừa là tác nhân, thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng phát triển sâu, rộng
Hà Lan , tổ chức nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý những lĩnh vực có thể phát sinh hành vi tham nhũng và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của những công chức làm việc trong các lĩnh vực đó; đồng thời tổ chức các cuộc tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc công chức vào những chức vụ có điều kiện dẫn đến hành vi tham nhũng Ngoài ra, quốc gia này cũng xây dựng hệ thống chuyên trách để giáo dục và
40 Lê Anh, Ban Mai, Văn Phong, Ngọc Chung, Phòng, chống tham nhũng – kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt
Nam, Báo Quân đội nhân dân Việt Nam, Nguồn: https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc- song/y-kien-tam-huyet-voi-dang/bai-4-phong-chong-tham-nhung-kinh-nghiem-quoc-te-va-goi-mo-cho-viet-nam-tiep- theo-va-het-663130 (truy cập ngày 10/6/2022)
41 Lê Anh, Ban Mai, Văn Phong, Ngọc Chung, Phòng, chống tham nhũng – kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân Việt Nam, Nguồn: https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/y- kien-tam-huyet-voi-dang/bai-4-phong-chong-tham-nhung-kinh-nghiem-quoc-te-va-goi-mo-cho-viet-nam-tiep-theo-va- het-663130 (truy cập ngày 10/6/2022) tập huấn công chức nhằm giúp họ nhận thức rõ tác hại của các hành vi tham nhũng đối với lợi ích quốc gia; thực hiện chế độ thường xuyên báo cáo và công khai hóa các vụ việc trong quá trình phát hiện tham nhũng và trừng phạt các hành vi tham nhũng
Malaysia , cũng được coi là một trong những quốc gia đang nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng Thủ tướng Mahathir Mohamad đã yêu cầu các thành viên nội các công khai tài sản với Ủy ban chống tham nhũng Malayssia (MACC) và không được nhận quà, trừ trường hợp quà là thực phẩm và hoa Yêu cầu trên được áp dụng với toàn bộ chính phủ, bao gồm cả bản thân thủ tướng và các nghị sỹ Ở Hàn Quốc, Australia , nội dung PCTN được đưa vào giảng dạy trong hệ thống trường học để giúp học sinh ý thức được nguyên nhân, hậu quả, tác hại của việc tham nhũng và giáo dục ý thức lên án tham nhũng ngay từ khi còn nhỏ Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền PCTN trên các phương tiện thông tin đại chúng, thành lập trung tâm thông tin về tham nhũng và lập quỹ chống tham nhũng…
THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT
Thực tiễn quy định pháp luật về phòng ngừa tham những trong khu vực công ở Việt Nam
Để PNTN trong khu vực công ở Việt Nam có hiệu quả, bên cạnh sự các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo thì không thể thiếu các biện pháp PNTN Hiện nay, Luật PCTN 2018 đã dành cả Chương II với 46 điều luật để quy định về các biện pháp PNTN và có các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:
2.1.1 Quy định chung đối với cơ quan, đơn vị về phòng ngừa tham nhũng
Quy định chung đối với cơ quan, đơn vị về phòng ngừa tham nhũng có biện pháp công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và biện pháp Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt
Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng
“Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công khai, minh bạch là yêu cầu trọng tâm trong quản lý hành chính công, kể cả về tổ chức, quá trình thực hiện và ra quyết định” 42
Luật PCTN 2018 đã có quy định liên quan về vấn đề công khai minh bạch theo hướng bao quát hơn Luật PCTN 2005 Luật PCTN trước đây quy định theo hướng liệt kê từng lĩnh vực, tuy nhiên cách quy định này đã dẫn đến sự tránh trùng lập với quy định về nội dung công khai, minh bạch trong các luật chuyên ngành Luật PCTN 2018 đã bỏ 18 điều (từ Điều 13 đến Điều 30) trong Luật PCTN 2005 và tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về nguyên tắc công khai, nội dung công khai, hình thức công khai và đặc biệt xác định rõ trách nhiệm công khai thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, chế độ họp báo, phát ngôn, quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và gắn với việc thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi có yêu cầu Đồng thời, xác định việc đánh giá, đo lường về thực trạng tham nhũng và công tác PCTN là đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả đấu tranh PCTN
42 Ngô Mạnh Hùng (2018), Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng và yêu cầu hoàn thiện pháp luật của Việt Nam, Trang thông tin điện tử Thanh tra Việt Nam, Nguồn: https://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/cac-bien-phap-phong-ngua-tham-nhung-theo-cong-uoc-cua-lien-hop- quoc-ve-chong-tham-nhung-va-yeu-cau-hoan-thien-phap-luat-cua-viet-nam-182095.html (truy cập ngày 03/5/2022)
Khoản 4 Điều 3 của Luật PCTN 2018 giải thích khái niệm công khai minh bạch như sau: “Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.”
So với quy định của Luật PCTN 2005 thì quy định về công khai, minh bạch trong Luật PCTN năm 2018 đã có sự thay đổi, cụ thể:
Thứ nhất , nếu Luật PCTN 2005 tại khoản 2 Điều 2 chỉ có khái niệm về công khai “Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định.” thì Luật PCTN 2018 đã nêu ra khái niệm cả công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
Thứ hai , theo khái niệm cũng như trong phần quy định nội dung thì Luật
PCTN 2005 chỉ quy định công khai trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì trong Luật PCTN 2018 đã bổ sung thêm công khai, minh bạch là bao gồm cả công khai về tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị Đây là sự bổ sung rất quan trọng xuất phát từ thực tế là trong quá trình tổ chức bộ máy, vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển đã xảy ra nhiều tiêu cực, tham nhũng, vì vậy các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy phải được công khai, minh bạch góp phần ngăn chặn tham nhũng trong các lĩnh vực này 43 Điều 9 Luật PCTN 2018 xác định nguyên tắc công khai, minh bạch như sau:
“1 Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật.”
Với quy định này có thể hiểu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai mọi thông tin về tổ chức và hoạt động công quyền chỉ trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và các nội dung khác Tuy nhiên nhưng những bí mật này phải theo quy định của pháp luật, tức phải nằm trong danh mục bí mật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Việc công khai minh bạch cũng phải được thực hiện theo các yêu cầu của pháp luật bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật Các yêu cầu này sẽ trở thành tiêu chí khi để các cơ quan có thẩm quyền đánh giá việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các giải pháp PNTN
43 Đinh Văn Minh (2019), Một số vấn đề về tham nhũng và nhũng nội dung cơ bản của Luật PCTN năm 2018, Nhà xuất bản Lao động, tr.135 Điều 10 của Luật PCTN 2018 quy định nội dung công khai minh bạch, cụ thể tại khoản 1 quy định các nội dung mà cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch là:
“a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân; b) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; c) Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; d) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.”
Có thể thấy các nội dung trên đã bao quát mọi mặt về tổ chức và hoạt động của cơ quan công quyền, trong đó có nội dung quan trọng về việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản không và con người, những lĩnh vực hiện nay dễ xảy ra tham nhũng
Ngoài ra Luật PCTN 2018 cũng quy định riêng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai, minh bạch theo quy định nói trên còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân khác chủ yếu là các cơ quan hành chính cũng như một số đơn vị sự nghiệp công lập như bệnh viện, trường học, là những nơi mà người dân, doanh nghiệp cũng như cơ quan, tổ chức khác thường đến để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật Việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính là rất quan trọng, một mặt giúp những chủ thể có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính có thể chủ động những điều kiện cần thiết khi đến làm thủ tục mà không phải nhờ vả, xin xỏ, quà cáp vốn từ lâu đã trở thành thói quen của nền hành chính Mặt khác thủ tục hành chính được công khai cũng tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể giám sát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các cán bộ, công chức hành chính, kịp thời phản ánh, kiến nghị về những việc làm không đúng, thái độ hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu gây phiền hà cho người dân, chính là những biểu hiện của tệ tham nhũng và hiện nay Để đảm bảo công khai được thực hiện một cách nghiêm túc, nề nếp và có hiệu quả, Điều 11 của Luật PCTN 2018 quy định hình thức công khai bao gồm:
Thực tiễn thực hiện pháp luật về PNTN trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay
Thực tiễn thực hiện pháp luật về PNTN trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay có những điểm nổi bật sau:
Về công khai minh bạch
Trong giai đoạn thực hiện chương trình cải cách hành chính (2011 - 2020), việc chủ động công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận
Thứ nhất , trong quan hệ nội bộ, nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, kết quả hoạt động theo các hình thức công khai đã được quy định Trong đó có công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử để cán bộ, công chức, nhân dân có thể giám sát
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị bước đầu thực hiện trách nhiệm giải trình trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như:
Tất cả các cơ quan đều tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ, hàng tháng, hành quý và 06 tháng để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của cơ quan, đơn vị
Việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác vào cơ quan, tổ chức, đơn vị được công khai về số lượng, tiêu chuẩn, hình thức và kết quả tuyển dụng
Việc quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, chuyển ngạch, luân chuyển, điều động, khen thưởng, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác cũng phần nào được công khai, minh bạch trong nội bộ cơ quan, đơn vị
Một số cơ quan tiến hành báo cáo công khai công tác tổ chức cán bộ tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, tiếp nhận các thắc mắc của cán bộ, công chức, viên chức liên quan tới vấn đề này, giải trình trước hội nghị hoặc giải trình bằng văn bản với người có kiến nghị
Việc công khai quy trình quản lý tài chính, công khai dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách, công khai kết quả kiểm toán tài chính hằng năm cũng được đầy mạnh Mọi chủ thể trong xã hội đều có thể dễ dàng tiếp cận được những thông tin, nội dung tài chính công trên những trang thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng
Theo kết quả thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” năm 2019 đối với 1.090 đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các bộ, ban, ngành và địa phương cho thấy, phần lớn cán bộ, công chức, viên chức cho rằng các nội dung tài chính công đều được công khai, minh bạch Trong đó, 69,7% người được hỏi cho biết cơ quan nhà nước nơi họ công tác có công khai nguồn thu, giá trị thu, lĩnh vực thu của ngân sách nhà nước; 53,9% người được hỏi cho biết cơ quan nhà nước nơi họ công tác có công khai các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước; 43,5% người được hỏi cho biết cơ quan nhà nước nơi họ công tác có công khai các khoản đầu tư, danh mục các dự án phát triển hạ tầng, xây dựng, cơ bản và các gói đấu thầu mua sắm công; 58,2% người được hỏi cho biết cơ quan nhà nước nơi họ công tác có công khai báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các kế hoạch, chương trình dự án; kế hoạch phân bổ vốn đầu tư; và chỉ 28,5% người được hỏi cho biết cơ quan nhà nước nơi họ công tác có công khai báo cáo kiểm toán, quyết toán các công trình đầu tư Kết quả khảo sát của đề tài đối với 1.810 đối tượng là người dân về việc thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý chính công của cơ quan quản lý nhà nước cho thấy, tỷ lệ người dân cho rằng chính quyền địa phương có công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công là 49.6% 51
51 Mai Anh (2021), Công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay, Tạp chí Tri thức Xanh - Số 66
- 21, Nguồn: https://trithucxanh.vn/post/cong-khai-minh-bach-trong-quan-ly-ta%CC%80i-chi%CC%81nh-cong-o-nuoc- ta-hien-nay (truy cập ngày 25/6/2022)
Các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị ngày càng thực hiện tốt hơn các nội dung liên quan trách nhiệm giải trình trong nội bộ cơ quan thông qua việc thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp trên
Chế độ báo cáo hiện nay đang được áp dụng thường xuyên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị Chất lượng các báo cáo này cũng phần nào được bảo đảm hơn, cán bộ công chức một số cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu báo cáo chi tiết từng nhiệm vụ được đảm bảo trong năm, tiến độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ được giao Cán bộ, công chức còn thực hiện thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm túc, phát huy ưu điểm, có giải pháp sửa chữa khuyết điểm; thẳng thắn đóng góp ý kiến để xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh
Việc giải trình trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính thông qua thiết chế thanh tra, kiểm tra cũng được thực hiện thường xuyên Thông qua hoạt động thanh tra trách nhiệm, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước thực thi trách nhiệm giải trình với cơ quan thanh tra
Năm 2018, qua kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch tại 3.739 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã phát hiện 39 đơn vị có vi phạm Số người đã kê khai tài sản, thu nhập 1.113.422 người; Số bản kê khai đã công khai là 1.111.818 bản; có 78 người được xác minh tài sản, thu nhập; qua việc xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện và xử lý 05 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập
Năm 2019, qua kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch tại 3.797 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã phát hiện 106 đơn vị có vi phạm Số người đã kê khai tài sản, thu nhập 1.081.235 người; Số bản kê khai đã công khai là 1.075.310 bản; có 46 người được xác minh tài sản, thu nhập; qua việc xác minh, phát hiện 10 trường hợp vi phạm và đã xử lý kỷ luật 08 trường hợp, đang xem xét xử lý kỷ luật 02 trường hợp 52
Thứ hai , trong giải quyết công việc của công dân, các thủ tục hành chính đã được niêm yết công khai tại nhiều trụ sở cơ quan Nhà nước
Theo đánh giá chung, các tỉnh, thành phố đều có hệ thống website để đăng tải thông tin, quy trình thủ tục về các lĩnh vực hoạt động liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp Theo Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và thực thi giai đoạn 3 của Đề án 30, các bộ, ngành, địa phương