Khái quát lịch sử hình thành
Nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn (Forward Operation)
• Có nhiều dẫn chứng ý kiến khác nhau cho rằng nguồn gốc giao dịch kỳ hạn bắt nguồn từ thị trường gạo Nhật Bản từ thế kỷ XVII và nguồn khác cho răng xuất hiện ở thời Trung cổ Châu Âu tuy nhiên dù ý kiến nào thì chúng đều có đặc điểm chung là xuất hiện trong mối quan hệ thương mại giữa nông dân với thương lái ở thị trường nông sản Xét về bối cảnh nền kinh tế thời đại này chỉ là nền kinh tế nông nghiệp với kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu và kết quả mùa vụ thường chịu ảnh hưởng rất lớn từ thiên nhiên (thiên tai, dịch bệnh,…) từ đó dẫn đến hệ quả những năm mất mùa nông dân giữ hàng làm giá cả tăng cao và ngược lại khi bội thu bị giới thương lái ép dìm giá xuống gây khó khăn cho người nông dân Để tránh tình trạng đó, thương nhân và người nông dân đã gặp nhau trước mỗi vụ mùa để thỏa thuận trước giá cả Đây chính là tiền đề ra đời giao dịch kỳ hạn nhằm giải quyết rủi ro về biến động giá cả của mặt hàng giao dịch trong tương lai.
• Theo giai đoạn phát triển kinh tế, hàng hóa được sản xuất ra nhiều hơn thúc đẩy nhu cầu thương mại trao đổi đã hình thành những trung tâm giao dịch, một trong số đó là The Chicago Board of Trade(CBOT) được thành lập năm 1848 tại Mỹ Trong quá trình phát triển củaCBOT đã xuất hiện một hình thức giao dịch các bên cùng ký kết thỏa thuận mua bán với nhau một lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương lai Nhờ đó, người nông dân biết mình sẽ nhận được bao nhiêu cho vụ mùa của mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến.Hai bên ký kết với nhau một hợp đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”.Quan hệ mua bán này chính là hình thức của một hợp đồng kỳ hạn (forward contract).
• Về sau với sự trỗi dậy của các trung tâm tài chính tiền tệ trong xu hướng toàn cầu hóa đã dẫn đến các nhu cầu mua bán trao đổi tiền đi kèm với nhu cầu đề phòng rủi ro hay đầu cơ tỷ giá đã đẩy các hợp đồng kỳ hạn mở rộng ra các hàng hóa có giá khác chứ không còn đơn thuần là nông sản như khi mới ra đời Năm 1972, tại Mỹ thành lập TheInternational Monetary Market (IMM) để thực hiện các loại giao dịch kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa ngày càng hoàn thiện với độ lỏng cao và ngày càng đa dạng các công cụ như các hợp đồng giao sau ngoại tệ, tỉ lệ lãi suất, chỉ số chứng khoán,…
Nghiệp vụ giao dịch hoán đổi (Swap operation)
• Hợp đồng hoán đổi được áp dụng từ những năm 1960 ở dạng hợp đồng hoán đổi tiền tệ, cũng như nhiều công cụ khác ra đời trong thời kì này nhằm để tránh các ràng buộc pháp lý nhất là trong nhu cầu tài trợ vốn giữa những công ty đa quốc gia Với dạng công cụ mới này, chẳng hạn một công ty đa quốc gia trụ sở tại Anh đang dư thừa vốn tại Anh và muốn sử dụng đầu tư vào một chi nhánh tại Mỹ nhưng bị hạn chế bởi luật về chuyển đổi tiền tệ tại Anh và ở Mỹ cũng tương tự có một công ty thừa vốn và muốn đầu tư tại Anh Do bấy giờ luật hạn chế chuyển đổi tiền tại Anh và người nước ngoài không được phép vay vốn tại thị trường Mỹ nên hợp đồng hoán đổi tiền tệ chính là công cụ để công ty Anh có được đồng USD mong muốn và tương tự đối với công ty Mỹ để phục vụ nhu cầu tài trợ vốn của mình.
• Đến cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, từ kết quả của việc nới lỏng thị trường vốn các nước cùng với sự biến động mạnh của lãi suất và tỷ giá khiến cho các công cụ về hoán đổi phát triển và hoàn thiện mạnh mẽ để phục vụ cho hoạt động tài trợ vốn và nhất là phòng ngừa rủi ro kèm theo cũng như là đầu cơ Hợp đồng hoán đổi trở thành một công cụ chủ chốt trong kỹ thuật quản lý rủi ro của các công ty đa quốc gia hoạt động trên thị trường vốn quốc tế
• Ngày nay, nghiệp vụ hoán đổi dựa trên các loại tài sản có giá đã phát triển đa dạng và thường được kí kết trên thị trường OTC Các hợp đồng hoán đổi có thể là hoán đổi lãi suất , hoán đổi tiền tệ, hoán đổi chứng khoán , mà mỗi loại hoán đổi có những đặc điểm riêng và cần đến những kỹ thuật xử lý, tính toán riêng.
Cơ sở lý thuyết hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ
Hợp đồng kỳ hạn
• Một hợp đồng kỳ hạn mua hay bán một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai (vào lúc đó người mua sẽ trả tiền và người bán sẽ giao tài sản cơ sở) với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng gồm có những yếu tố:
Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn;
Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng;
Giá xác định từ trước và sẽ áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.
• Trong hợp đồng kì hạn, chênh lệch giữa giá kì hạn và giá giao ngay gọi là khoản thặng dư (forward premium) nếu giá kì hạn cao hơn, hoặc khoản khấu trừ (forward discount) nếu giá kì hạn thấp hơn.
• Đặc biệt, hợp đồng kì hạn được tiêu chuẩn hoá, giao dịch trên các thị trường tập trung gọi là hợp đồng tương lai (futures contract).Hợp đồng tương lai cũng là một loại hợp đồng kì hạn nhưng nó có những đặc trưng rất riêng. b Một số loại hợp đồng kỳ hạn phân theo tài sản cơ sở:
Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa (nông sản, kim loại, nhiên liệu).
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (liên ngân hàng, tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương).
Hợp đồng kỳ hạn chỉ số cổ phiếu.
Hợp đồng kỳ hạn ngoại hối. c Hợp đồng kỳ hạn ngoại hối
• Hợp đồng kỳ hạn ngoại hối là hợp đồng mua bán ngoại hối trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ nhất định theo một mức tỷ giá được xác định vào ngày hôm nay và việc thanh toán tại mức tỷ giá đó sẽ được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai (ngày này phải một cách ngày ký hợp đồng từ 3 ngày làm việc trở lên).
• Ngày nay, giao dịch kỳ hạn đã phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối.Giao dịch kỳ hạn rất hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đối với công ty khi tham gia xuất nhập khẩu, vay nợ nước ngoài hay thực hiện đầu tư nước ngoài.Thị trường kỳ hạn còn là nơi hoạt động tích cực của các nhà đầu cơ để kiếm lời.
- Giao dịch ngoại hối kỳ hạn được thực hiện trên thị trường ngoại hối phi tập trung (OTC).
- Các bên tham gia phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
- Tỷ giá kỳ hạn được xây dựng dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay.
- Kỳ hạn hợp đồng ngoại hối kỳ hạn thường là bội số của 30 ngày: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 9; 12 tháng Tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận các kỳ hạn lẻ hay kỳ hạn nhiều hơn 1 năm Tại Việt Nam, thông thường kỳ hạn tối thiểu của hợp đồng kỳ hạn đối với các cá nhân và doanh nghiệp (khách hàng bán lẻ) là 1 tháng, và từ 7 đến 15 ngày đối với thị trường liên ngân hàng Ngoài ra cũng có một số ít hợp đồng với thời hạn không phải là bội số của 30 ngày nhưng loại hợp đồng này thường khó thỏa thuận hơn loại hợp đồng có thời hạn là bội số của 30 ngày.
- Giá kỳ hạn có thể bằng giá giao ngay nhưng thông thường nó cao hơn (đánh giá cao) hoặc thấp hơn (giảm giá) so với giá giao ngay.
• Ưu điểm của giao dịch kỳ hạn
• Ưu điểm của hợp đồng kỳ hạn là đáp ứng được yêu cầu của cả hai bên mua và bán về quy mô giao dịch, ngày tiến hành giao dịch Do đó, hợp đồng kỳ hạn có thể được thiết kế linh hoạt tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.
• Nhược điểm của giao dịch kỳ hạn
- Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thỏa mãn nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện trong tương lai.Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng.
- Hợp đồng kỳ hạn không được thanh lý, chuyển nhượng trước hạn để hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp Các giao dịch trong hợp đồng kỳ hạn hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan giữa hai bên mà không chịu sự chi phối của bất kỳ một quy chuẩn nào nên không có nhiều điều kiện pháp lý để ràng buộc người mua hoặc người bán phải thực hiện hợp đồng.
- Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ.Đôi khi trên thực tế khách hàng vừa có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ở tương lai.
• Các ứng dụng của giao dịch ngoại hối kỳ hạn
- Bảo hiểm rủi ro tỷ giá:
• Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng phổ biến để bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong kinh doanh quốc tế Nếu doanh nghiệp có một khoản phải thu, một tài sản hay một thu nhập trong tương lai định giá bằng ngoại tệ (gọi tắt là tài sản định giá bằng ngoại tệ), giá ngoại tệ đang có xu hướng giảm xuống, doanh nghiệp có thể bảo hiểm rủi ro này bằng cách tạo ra một tình trạng đóng (offsetting) cho tài sản này thông qua thị trường kỳ hạn Cụ thể là doanh nghiệp sẽ bán kỳ hạn tài sản này Do tỷ giá trên hợp đồng kỳ hạn được xác định vào ngày ký kết hợp đồng nên dù tỷ giá hối đoái trên thị trường giao ngay thay đổi như thế nào, giá trị của tài sản tính bằng đồng bản tệ vẫn không thay đổi Ngược lại, nếu doanh nghiệp có một khoản nợ định giá bằng ngoại tệ, doanh nghiệp sẽ mua kỳ hạn ngoại tệ để tạo ra một trạng thái đóng bằng đòng bản tệ cho khoản nợ của mình.Nếu sự biến động của tỷ giá giao ngay đúng như dự đoán của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã bảo hiểm được cho tài sản (nợ) của mình.Nếu ngược lại, sự thiệt hại trên hợp đồng kỳ hạn được xem như là chi phí bảo hiểm.
- Đầu cơ: là hành động kiếm lợi nhuận dựa trên sự biến động của tỷ giá Tuy nhiên, nếu không dự đoán đúng xu hướng biến động của tỷ giá thì sẽ bị thua lỗ.
- Đầu cơ chênh lệch tỷ giá (abitrage)
• Phân loại hợp đồng ngoại hối kỳ hạn
Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ
• Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ là hợp đồng thỏa thuận việc mua bán cùng một lượng ngoại tệ nhưng thời hạn thanh toán là ở hai thời điểm khác nhau và tỷ giá giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
• Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ được giao dịch trên thị trường phi tập trung OTC.
• Thành phần tham gia gồm: Khách hàng – Ngân hàng hoặc Ngân hàng – Ngân hàng d Đặc điểm hợp đồng hoán đổi
- Gồm hai vế, mua vào và bán ra được ý kết ngày hôm nay nhưng có ngày giá trị khác nhau.
- Nếu không có thỏa thuận khác thì khi nói mua (hoặc bán) một đồng tiền yết giá có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào (hoặc bán ra) đồng tiền yết giá.
- Số lượng mua vào và bán ra một đồng tiền là bằng nhau trong cả hai vế của hợp đồng hoán đổi. e Các loại hợp đồng hoán đổi
• Là hợp đồng mua(bán) giao ngay ngoại tệ và bán(mua) có kỳ hạn cùng lượng ngoại tệ đó cho cùng một ngân hàng
• Là hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ và bán cùng một lượng ngoại tệ ở một kỳ hạn khác.
• Là hợp đồng mua và bán ngoại tệ trong cùng một ngày. f Ưu điểm của hợp đồng hoán đổi
• Hợp đồng hoán đổi có ưu điểm là thỏa mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng trong tương lai và cả ở thời điểm hiện tại. g Nhược điểm của hợp đồng hoán đổi
• - Khi đáo hạn, hợp đồng bắt buộc phải thực hiện, không kể đến tỷ giá giao ngay ở thời điểm đó như thế nào Điểm này có lợi là bảo hiểm rủi ro cho khách hàng, nhưng lại đánh mất cơ hội kinh doanh nếu tỷ giá biến động trái với dự tính của khách hàng.
• - Hợp đồng hoán đổi chỉ quan tâm đển tỷ giá ở 2 thời điểm: hiệu lực và đáo hạn mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quãng thời gian giữa hai thời điểm đó.
Chính những hạn chế này đã khiến cho hợp đồng hoán đổi thích hợp với vai trò là công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá hơn, so với vai trò đáp ứng nhu cầu kinh doanh và đầu cơ kiếm lời dựa vào sự biến động tỷ giá. h Mục đích sử dụng swap:
• Thông thường, swap được sử dụng để giảm rủi ro tỷ giá Cụ thể:
Đáp ứng như cầu về ngoại tệ và phòng ngừa tủi ro tỷ giá.
Giảm chi phí vốn vay.
Cân đối thu chi ngoại tệ.
Có thể hưởng lợi từ sự chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền.
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động lãi suất.
Tăng thu nhập từ chênh lệch mua – bán ngoại tệ.
Cân đối thu chi ngoại tệ.
Thực tiễn hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ ở một vài ngân hàng
Quá trình hình thành
• Thị trường kỳ hạn chính thức đi vào hoạt động ở Việt Nam từ năm
1999 trên cơ sở pháp lý là quyết định số 17/1998/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN về “Quy chế giao dịch ngoại hối” Ngày 01/07/2002, Thống đốc NHNN ra quyết định số 679/2002 – NHNN cho phép các NHTM bắt đầu được cung cấp các hợp đồng kỳ hạn giữa USD và VND cho khách hàng.
• Theo quy định của NHNH Việt Nam, trước ngày 28/05/2004, tỷ giá kỳ hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng với một biên độ dao động thùy theo kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn được ký kết Biên độ này không giống như cách tính forward point theo thông lệ quốc tế Điều này dẫn đến khi diễn biến thị trường có biến động lớn thì việc biên độ tỷ giá của NHNN giữ cố định làm cho việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn không còn phát huy được công dụng của mình Bên cạnh đó, thời hạn tối đa lúc này của NHNN quy định chỉ là 6 tháng không đáp ứng được nhu cầu phòng chống rủi ro trong tương lai của các đối tượng thị trường
Vì vậy, ngày 28/05/2004, thống đốc NHNH ra quyết định số 648/2004 điều chỉnh thời hạn của hợp đồng là từ 3 ngày đến 365 ngày và thay đổi nguyên tắc xác định tỷ giá kỳ hạn đó là biên độ tỷ giá hay forward point được xác định dựa trên nguyên tắc ngang bằng lãi suất, cụ thể dựa trên:
- Tỷ giá giao ngay của mỗi NHTM.
- Mức lãi suất hiện hành của VND là lãi suất cơ bản (tính theo năm) do NHNN công bố.
- Mức lãi suất hiện hành của USD là mức lãi suất mục tiêu áp dụng cho USD do FED công bố.
- Kỳ hạn của hợp đồng.
• Quyết định này đã đưa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi trở nên phù hợp và linh hoạt đối với sự biến động của thị trường quốc tế
• Tuy nhiên, việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn hay hoán đổi vào mục đích đầu cơ tại Việt Nam bị siết chặt rất mạnh Theo quyết định số
1452/2004/QĐ – NHNN thì khi mua ngoại tệ kỳ hạn hay giao ngay đều bắt buộc phải trình các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng và tỷ giá giao ngay luôn khống chế trong biên độ so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày.
2 So sánh hợp đồng ngoại tệ giữa một số ngân hàng trong nước: a Giống nhau:
• Nhìn chung, về cơ bản các điều khoản trong hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi ngoại tệ của các ngân hàng là tương tự nhau do khung chính sách của Nhà nước và tính cạnh tranh trên thị trường.
Hợp đồng kỳ hạn: cá nhân và tổ chức kinh tế.
Hợp đồng hoán đổi: tổ chức kinh tế.
Đối với giao dịch VND-USD: từ 3 đến 365 ngày.
Đối với giao dịch VND và ngoại tệ khác ngoài USD, giữa các ngoại tệ với nhau do chi nhánh và khách hàng tự thỏa thuận.
- Điều khoản bồi thường được quy định rõ trong hợp đồng Nếu như phát sinh tranh chấp, hai bên sẽ thương lượng giải quyết, nếu không thể tự giải quyết sẽ nhờ đến sự can thiệp của Tòa án có thẩm quyển giải quyết. i Một số điểm khác nhau:
Mức ký quỹ: Dựa trên mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, Giám đốc chi nhánh quyết định mức đặt cọc, thời hạn hoàn trả và lãi suất mức đặt cọc.
Hợp đồng kỳ hạn: phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo Quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và cam kết sử dụng số ngoại tệ đã mua đúng mục đích theo quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Mức ký quỹ: 3% giá trị hợp đồng cho các giao dịch USD-VND và 7%-10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch có loại ngoại tệ khác với giao dịch USD- VND nêu trên.
Hợp đồng kỳ hạn: Tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân dùngVND để mua ngoại tệ của Eximbank thông qua giao dịch kỳ hạn phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Hợp đồng hoán đổi: Khách hàng không cần xuất trình giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.
4 Thực tế giao dịch kỳ hạn và hoán đổi tại Việt Nam:
• Doanh số thực hiện hoạt động phái sinh tiền tệ tại một số ngân hàng thương mại:
• Nguồn : Bảng BCTC của các ngân hàng
• Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của 2 ngân hàng ACB và Eximbank : Đvt : Triệu VND
• Nguồn : Bảng BCTC của 2 ngân hàng
H p đồồng kỳ h n, hoán đ i và quyềồn ch n tềồn t t i Ngân hàng ACB qua các ợ ạ ổ ọ ệ ạ
Kỳ h n tềồn t ạ ệ Hoán Đ i tềồn t ổ ệ Quyềồn Ch n ọ
Giá tr h p đồồng kỳ h n, hoán đ i và quyềồn ch n tềồn t ị ợ ạ ổ ọ ệ t i Ngân hàng ACB qua các nămạ
Kỳ h n tềồn t ạ ệ Hoán Đ i tềồn t ổ ệ Quyềồn Ch n ọ
T tr ng h p đồồng kỳ h n và hoán đ i tềồn t t i ngân hàng Exim Bankỷ ọ ợ ạ ổ ệ ạ
Giá tr h p đồồng kỳ h n và hoán đ i tềồn t ị ợ ạ ổ ệ t i ngân hàng Exim Bankạ
Kỳ h n tềồn t ạ ệ Hoán đ i tềồn t ổ ệ a Nhận xét:
- Với ngân hàng ACB, tỷ trọng khối lượng giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiền tệ giảm dần theo các năm từ 2008-2013 Tỷ trọng khối lượng giao dịch hợp đồng hoán đổi biến đổi không đều theo các năm nhưng hiện đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong giao dịch ngoại hối bên cạnh đó khối lượng giao dịch hợp đồng hoán đổi ổn định từ 2008-2013
• Khối lượng giao dịch hợp đồng kỳ hạn tăng mạnh bắt đầu từ 2009 – 2011 Tăng từ 1600673-53445556 Nhưng giảm xuống thấp nhất vào năm 2012 chỉ còn 253000.
- Với ngân hàng Eximbank, khối lượng giao dịch kỳ hạn tiền tệ tăng từ 2344288
Khối lượng giao dịch tăng nhẹ năm đến 2621518 (2009) rồi giảm nhẹ
1491926 (2010) rồi tăng đột ngột đến 20662606 (2011) sau đó giảm đều đến năm 2013.
Khối lượng giao dịch hợp đồng hoán đổi tiền tệ của ngân hàng Eximbank tăng từ 1243002 (2008) đến 11847527 (2013) Trong đó giống như giao dịch kỳ hạn tiền tệ tăng nhẹ năm 2009 – 2062703 rồi giảm nhẹ năm 2010 –
535016 Sau đó tăng đột ngột đến 8322189 (2011) và giảm mạnh vào năm
2012 – 2566631 Nhưng sau đó tăng vào năm 2013 lên đến 4697206
• Nhìn chung xu hướng tăng giảm trong khối lượng giao dịch của cả 2 hợp đồng giống nhau qua các năm từ 2008-2012 Đến năm 2013 khối lượng giao dịch hợp đồng hoán đổi tăng trong khi hợp đồng kỳ hạn giảm dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng trong tổng giao dịch ngoại hối của ngân hàng Eximbank.
• Cả hai ngân hàng đều có điểm chung là có khối lượng giao dịch ngoại hối của 2 hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi tăng mạnh và đạt đỉnh vào năm 2011 sau đó đều giảm mạnh vào năm 2012
• Ví dụ : Thống kê của 1 chi nhánh ngân hàng về giao dịch ngoại hối