1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lao động trẻ em ở Việt Nam và thực tế lao động trẻ em tại xã Quảng Châu

97 2,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 768,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Lao động trẻ em ở Việt Nam và thực tế lao động trẻ em tại xã Quảng Châu

Trang 1

MỞ ĐẦU

Theo thống kê của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1997, trên thếgiới có khoảng 73 triệu trẻ em lao động làm thuê Trong đó một nửa số laođộng này tập trung tại các nước châu Á Tham gia hoạt động làm thuê rất dễdẫn đến việc sức lao động của trẻ em bị lạm dụng Vì vậy, vấn đề lao động trẻ

em cần được quan tâm hơn nữa nhằm tránh những tổn hại đến sự phát triểntoàn diện của trẻ em Tháng 5 - 2002, tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồngLiên hợp quốc về trẻ em đã đưa ra một cam kết: “ Xoá nghèo, đầu tư vào trẻem: chúng ta khẳng định quyết tâm phá vỡ vòng luẩn quẩn của nghèo đóitrong một thế hệ cùng liên kết khẳng định rằng đầu tư vào trẻ em và thực hiệnquyền trẻ em là những cách hữu hiệu nhất để xoá nghèo” (Báo cáo phát triểnViệt Nam 2004: tr.34) Từ tuyên bố này chúng ta có thể thấy vai trò quantrọng của việc quan tâm tới sự phát triển toàn diện của trẻ em Tương lai củatrẻ em cũng chính là tương lai của đất nước Đó là lý do vì sao vấn đề laođộng trẻ em hiện nay đang là vấn đề được bàn luận trong nhiều diễn đàn quốcgia, khu vực, và quốc tế

Việt Nam là một nước nông nghiệp, có hai phần ba dân số sống ở nôngthôn trong điều kiện khoa học kỹ thuật kém phát triển nên mọi hoạt độngnông nghiệp thường phải sử dụng bằng sức người; luôn đòi hỏi nguồn laođộng cao Vì vậy, trẻ em cũng là một nguồn lao động chính trong gia đình,

“80% - 90% trẻ em vị thành niên nông thôn đã từng tham gia lao động sảnxuất”(1)

Với những đặc thù kinh tế - xã hội của Việt Nam, trẻ em đóng góp mộtphần không nhỏ vào nguồn lao động của gia đình dưới sự giám sát của cha

mẹ Nhưng trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, việc đấutranh chống lại sự khắc nghiệt của nghèo đói càng làm tăng thêm nguồn lao

Trang 2

động trẻ em Với diện tích đất nông nghiệp có hạn trong khi dân số và mứcchi cho các nhu cầu tối thiểu của người dân ngày càng lớn khiến người nôngdân không thể chỉ trông chờ vào sản xuất nông nghiệp Theo số liệu điều tranăm 2002, Việt Nam có khoảng 28,9% số hộ nghèo và 35,6% số hộ nghèo tạikhu vực nông thôn(2) Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của các ngànhnghề dịch vụ kéo theo nhu cầu về lao động ngày càng gia tăng Nhưng thực

tế, đối với một số ngành nghề thì nguồn lao động trẻ em lại thu hút các chủthuê lao động bởi một số lý do như tiền công thấp, dễ quản lý…

Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt lại càng làm tăng thêm sốlượng lao động trẻ em tại các thành phố lớn Theo số liệu điều tra năm 2002,

tỷ lệ giàu nhất/ nghèo nhất là 6,03% (so với năm 1993 là 4,97%, năm 1998 là5,49%) cho thấy sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt (3) Sự phân hoá nàyhoàn toàn phù hợp với quá trình phân hoá thành thị - nông thôn hiện nay ởViệt Nam, do vẫn có gần 80% dân số Việt Nam sống ở nông thôn Điều kiệnkinh tế khó khăn, cộng thêm tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thiếu việc là

do diện tích đất nông nghiệp không tăng trưởng theo dân số nên dẫn đến tìnhtrạng một số trẻ em nông thôn phải nghỉ học để lao động kiếm tiền và bị thuhút bởi nhu cầu lao động tại các thành phố lớn(4)

Trong khoá luận tốt nghiệp này, tôi sẽ tập trung tìm hiểu tác động củaviệc tham gia lao động giúp việc tới những trải nghiệm cá nhân và các mốiquan hệ xã hội của trẻ tại quê nhà Đối tượng mà nghiên cứu này hướng tới lànhững em gái đã từng giúp việc gia đình tại Hà Nội vào dịp Tết Cụ thể lànhững em có độ tuổi dưới 16 tuổi đang còn đi học tại thời điểm diễn ra hoạtđộng giúp việc

Tôi áp dụng cách tiếp cận nghiên cứu trường hợp, tập trung vào một số

em gái đã từng tham gia lao động giúp việc thời vụ trong dịp Tết từ năm2003- 2005 Bên cạnh đó, người thân trong gia đình, bạn bè (bạn học ở

Trang 3

trường, bạn chơi ngoài trường), hàng xóm và cả gia đình người chủ thuê laođộng cũng là những đối tượng cung cấp thông tin chính.

Địa điểm nghiên cứu tại hai làng (làng Hạ và làng Vân)(5) thuộc xãQuảng Châu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá dựa trên hai lý do chính.Thứ nhất là từ mối quan hệ cá nhân người nghiên cứu với một số người dântại đây Thứ hai là có sự quen biết với một người đang sinh sống ở xã QuảngChâu và hiện làm môi giới lao động cho một trung tâm giới thiệu việc làm ở

Hà Nội Những đối tượng nghiên cứu trong khoá luận này đã tham gia laođộng giúp việc thông qua sự giới thiệu của người này

Khoá luận được kết cấu với 04 chương chính sau:

Chương 1: “Tổng quan tình hình nghiên cứu lao động trẻ em ở ViệtNam và thực tế lao động trẻ em tại xã Quảng Châu” đưa ra một cái nhìn tổngquan về vấn đề lao động trẻ em ở nước ta, lao động trẻ em giúp việc gia đình

và cụ thể tình hình lao động trẻ em giúp việc của Quảng Châu

Chương 2: “ Nghiên cứu lao động trẻ em - Từ góc độ phương pháp” tậptrung làm rõ các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khoá luận này

Chương3: “Tác động của lao động trẻ em - Cảm nhận của TRẺ” tìmhiểu những ảnh hưởng của việc tham gia lao động giúp việc tới những trảinghiệm cá nhân được thể hiện qua những quan niệm về cuộc sống của trẻ

Chương 4: “Lao động trẻ em - qua lăng kính gia đình - xã hội” cho thấyquan niệm, thái độ của người dân địa phương về vấn đề lao động trẻ em giúpviệc gia đình

Trang 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TẾ LAO ĐỘNG TRẺ EM TẠI QUẢNG CHÂU

Trước khi tiến hành một nghiên cứu về vấn đề lao động trẻ em, cầnkhái quát những công trình nghiên cứu trước đó để có cái nhìn tổng quan,thực tế về quá trình nghiên cứu của vấn đề và từ đó có thể đưa ra một mụctiêu nghiên cứu mới có tính chất bổ xung cho những nghiên cứu trước đó Vìvậy, việc tìm hiểu về vấn đề lao động trẻ ở Việt Nam và thực tế lao động trẻ

em tại Quảng Châu là một việc cần thiết, không thể thiếu

1.1 Khái niệm

Khi nghiên cứu về lao động trẻ em, khái niệm đầu tiên chúng ta cầnphải làm rõ là khái niệm “trẻ em” và “ lao động trẻ em” Tuỳ thuộc vào hệthống pháp luật ở mỗi quốc gia, độ tuổi quy định của “trẻ em” có khác nhau:

- Theo Công ước quốc tế quyền trẻ em của Liên hiệp quốc(20/11/1989) thì “trẻ em” được xác định “là người dưới 18 tuổi trừ khi luậtpháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn” (6)

- Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức khoa học, giáo dục vàvăn hoá (UNESCO) thì xếp “trẻ em là những người dưới 15 tuổi”(7)

- Trong một số văn bản pháp luật Việt Nam cũng quy định: “Nhữngngười dưới 18 tuổi là người chưa thành niên” (Luật dân sự Việt Nam -1995);

“Trẻ em là những người dưới 16 tuổi” (Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em - 1991)

- Dựa trên những khái niệm về trẻ em, người ta cũng có thể đưa ra kháiniệm về “lao động trẻ em”: đây là thuật ngữ chỉ trẻ em dưới tuổi lao độngđang giành nhiều thời gian làm việc, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất,giáo dục và tâm lý của trẻ(8)

Trang 5

Theo bộ Luật Lao động Việt Nam - 1995, lao động trẻ em là người laođộng chưa đủ 16 tuổi Tuổi tối thiểu để trẻ em được phép học nghề là 13 tuổi.Tuy nhiên, trẻ em dưới 13 tuổi cũng được phép học nghề trong một số trườngdạy nghề do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định.

- Công ước tuổi tối thiểu của ILO năm 1973 (số138) : hạ tuổi tối thiểuchung là 14 và hạ tuổi vào làm công việc nhẹ là 12 Cho phép làm việc từ tuổi

16 trong công việc độc hại nếu có những bảo vệ thích hợp (Điều 7: …chophép sử dụng lao động của người từ 13- 15 tuổi trong những công việc nhẹnhàng mà không có hại cho sức khoẻ hoặc sự phát triển, học tập…)

- Lao động trẻ em giúp việc gia đình là loại lao động thuê mướn có tính

chất thoả thuận giữa người chủ nhà (người sử dụng lao động) và trẻ em(người dưới 18 tuổi hoặc dưới 16 tuổi) (9)

Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm trẻ em (người lao độngchưa đủ tuổi 16) theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam (1995) Cũngnhư Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (trẻ em là những người dưới 16tuổi) đã cho thấy đây là giai đoạn quan trọng đầu tiên hình thành và phát triểnnhân cách, trí tuệ của trẻ Vì vậy, giai đoạn này trẻ em cần được chăm sóc vàbảo vệ đặc biệt Lao động là một trong những yếu tố cơ bản để trẻ em có thểphát triển toàn diện và lành mạnh nhưng nếu lao động không đúng cách hoặcquá sức sẽ dẫn đến sự phát triển lệch lạc về cả thể chất lẫn tâm hồn trẻ em

1.2 Nghiên cứu lao động trẻ em ở Việt Nam

Ăngghen trong tác phẩm “Vai trò của lao động trong lịch sử biến hoá

từ vượn thành người” đã viết “ trong một chừng mực nhất định có thể nói lao

động sáng tạo nên chính con người” Đối với giáo dục con người thì lao độngcũng là một biện pháp giáo dục tốt Thông qua quá trình lao động, trẻ em cóthể dần hoàn thiện bản thân, hình thành nhân cách và góp phần phát triển toàndiện mọi mặt của trẻ em

Trang 6

Những hoạt động lao động có ảnh hưởng tới sự phát triển bình thườngcủa trẻ em thường được coi là vi phạm quyền cơ bản của trẻ em Nhưng thậtđáng buồn là trẻ em đã và đang là một trong những ngồn lao động chính tạinhiều gia đình, địa phương ở nước ta (chủ yếu là tại các khu vực nông thôn).Trong các gia đình Việt Nam, việc trẻ em tham gia giúp đỡ những công việccủa gia đình là một việc rất bình thường và đương nhiên, nhất là đối vớinhững gia đình thiếu lao động Và nhiều người cho rằng công việc trong cácgia đình mang lại lợi ích cho trẻ với tính chất là một phần xã hội hóa (giáodục không chính quy), dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống saunày Không thể nói rằng những công việc trong gia đình ấy hoàn toàn khôngmang lại tổn hại về thể chất hay tâm lý cho trẻ em Nhưng việc trẻ em phải rờinhà đi lao động kiếm sống tại các thành phố lớn lại gây nhiều tổn hại lớn tới

sự phát triển bình thường của trẻ em

Nếu nói đến nguyên nhân chính thì kinh tế là yếu tố lớn đầu tiên dẫnđến sự ra đi của trẻ em Những năm gần đây, hội nhập quốc tế đã giúp nềnkinh tế nước ta vươn lên mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự pháttriển không đồng đều ở nhiều nơi trong cả nước Sự phân hoá giàu nghèongày càng tăng Nhiều trẻ em đã phải bỏ học để tự kiếm sống và giúp đỡ giađình Một số trẻ em may mắn hơn khi không phải bỏ học thì phải chọn chomình một công việc nào đó để tự lo liệu tiền để trang trải việc học tập củamình (Năm 2002, tỷ lệ đi học đúng tuổi ở khu vự nông thôn tại các cấp: tiểuhọc là 98,2%, trung học cơ sở là 69,9%, trung học phổ thông là 37,7%) (10) Vàcác trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,Hải Phòng, Đà Nẵng…đã trở thành đích đến của những người dân nông thônmong muốn có thể cải thiện được đời sống

Trang 7

Để có một cái nhìn khái quát về vấn đề lao động trẻ em nói chung, cũngnhư thực trạng nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam tôi xin tóm lược một sốcông trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Trước hết, phải kể đến chương trình nghiên cứu Trẻ em làm thuê giúp

việc gia đình do Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển (Save the Children

Sweden) cộng tác với Khoa Tâm lý học (Trường Đại học Khoa học xã hội vàNhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện năm 2000 Đối tượng nghiêncứu tập trung vào nhóm trẻ em giúp việc gia đình tại Hà Nội, nhằm tìm hiểunguyên nhân, đặc điểm và ảnh hưởng của lao động tới sự phát triển cá nhâncủa trẻ cũng như mô tả mối quan hệ xã hội của trẻ tại nơi làm việc Nghiêncứu này được tiến hành bằng sự kết hợp sử dụng các phương pháp định lượng(dùng bảng hỏi), định tính (phỏng vấn sâu 20 trường hợp trong đó có 5 trườnghợp phỏng vấn gia chủ và 15 trường hợp trẻ em) và phân tích tư liệu Tiếp

theo là báo cáo của nhóm tác giả về vấn đề Lao động trẻ em tại thành phố Hồ

Chí Minh do Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh tiến hành năm 1998 Áp dụng phương

pháp điều tra bảng hỏi để thu thập thông tin về nhiều loại ngành nghề khác

nhau có trẻ em tham gia Và một số báo cáo như, Điều đầu tiên trước hết

trong lao động trẻ em: xoá bỏ những công việc độc hại với trẻ em do Tổ chức

Lao động quốc tế (ILO) phối hợp với quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)

điều tra năm 1999, Một thế giới phù hợp với trẻ em được thực hiện năm 2001 dưới sự tài trợ của Quỹ bảo trợ nhi đồng Anh…

Vấn đề lao động trẻ em cũng là mối quan tâm hàng đầu của các bộ

ngành liên quan Chúng ta có thể đưa ra một số điều tra tiêu biểu như: Vấn đề

lao động trẻ em ở Việt Nam (Bộ Lao động và Thương binh xã hôị, 1997) Đây

là tài liệu tập trung những báo cáo được trình bày tại một cuộc toạ đàm về vấn

đề lao động trẻ em ở Việt Nam Những báo cáo này chỉ rõ nguyên nhân, hậuquả của lao động trẻ em và đưa ra một số kiến nghị

Trang 8

Bên cạnh đó, là một số bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí chuyênngành các tác giả Đáng chú ý nhất là Nguyễn Văn Chính (1999) Trong bàiviết này, tác giả đã đề cập đến thực trạng công việc và bản chất của lao độngtrẻ em Thông qua việc phân tích các khía cạnh khác nhau của hiện tượng laođộng trẻ em, tác giả nêu lên một số giả thiết khoa học mang tính lý luận đồngthời chỉ rõ các phương pháp tiếp để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.Còn với tác giả Nguyễn Hồng Thái (2003) lại đi sâu vào tìm hiểu các hìnhthức lạm dụng trẻ em Theo cách phân loại của tác giả thì có lạm dụng trẻ em

về thân thể, lao động trẻ em, lạm dụng tình dục trẻ em, bạo lực gia đình đốivới trẻ em và trẻ em phải chứng kiến bạo lực gia đình Tác giả cho rằng, sựphát triển kinh tế và lối sống do cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực đếntình trạng lạm dụng, ngược đãi trẻ em ở Việt Nam trong thời gian qua Tácgiả Nguyễn Thị Bích Nga (2003) lại đề cập đến vấn đề việc làm và đời sốngcủa nam nữ nông thôn lao động theo thời vụ tại Hà Nội, được rút ra từ kết quảnghiên cứu định tính với quy mô nhỏ tại Hà Nội và xã Xuân Thượng, huyệnXuân Trường, tỉnh Nam Định trong năm 2000 - 2001

Khái quát nêu trên về thực trạng nghiên cứu vấn đề lao động trẻ em ởViệt Nam, cho thấy, phần lớn các nghiên cứu này đều được tiếp cận từ góc độ

Xã hội học Hơn nữa, mảng đề tài về nhóm trẻ em lao động giúp việc gia đìnhtheo thời vngười vẫn còn chưa được chú ý nhiều Xuất phát từ mong muốnđóng góp phần nào vào việc nghiên cứu về đối tượng trẻ em đặc thù này, tôi

sẽ tập trung tìm hiểu những tác động của việc tham gia lao động thời vụ tớinhững trải nghiệm cá nhân và mối quan hệ xã hội của các em tại địa phương.Vận dụng các phương pháp nghiên cứu thường thấy trong Nhân học, tôi cóthể tìm hiểu sâu hơn những tác động, thay đổi trong nhận thức của cá nhântrẻ Những thay đổi này được thể hiện thông qua cách thức giao tiếp của trẻtrong các mối quan hệ xã hội

Trang 9

1.3 Thực trạng lao động trẻ em ở Quảng Châu

Quảng Châu là một trong 41 xã của huyện Quảng Xương, cách thànhphố Thanh Hoá 12 km và cách biển Đông 3 km Quảng Châu có diện tích4.107 km2 với dân số 8.112 người Toàn xã chia thành 9 thôn, gồm 520 hộ.Ngoài ra, xã còn có thể chia thành 6 làng Ngoài sản xuất nông nghiệp là nghềchính, địa phương còn có thêm một số nghề khác như chăn nuôi, đánh bắtcngười ngoài ra còn cos một số nghề phụ khác như thợ xây, phụ hồ, cửuvạn…với khoảng 400 lao động tự do Theo số liệu của chính quyền địaphương, thu nhập bình quân đầu người ở xã là gần 4 triệu đồng/người/năm

Quảng Châu cũng chỉ là một trong nhiều địa phương khác có nguồn laođộng dư thừa và ngồn lao động trẻ em cung cấp cho Hà Nội Theo nguồn sốliệu của một người làm nghề môi giới cung cấp lao động cho một trung tâmgiới thiệu việc làm ở Hà Nội thì tính trong toàn bộ xã Quảng Châu và một vài

xã lân cận (nhưng chủ yếu ở địa bàn xã Quảng Châu) trong khoảng thời gian

1 năm ( 16/3/2004 – 10/4/2005 ) số người mà chị đã giới thiệu tới trung tâmgiới thiệu việc làm là 180 người Trong số đó có 12 người là nam giới còn lại

là nữ giới Đặc biệt, có 64 người trong số đó là trẻ em gái có độ tuổi 13 - 16tuổi Tất cả các em đều làm công việc giúp việc gia đình ở Hà Nội Có 13 trẻtrong số 64 trẻ gái đó còn đang đi học tại thời điểm diễn ra hoạt động laođộng giúp việc theo thời vụ

Với một số người dân địa phương thì lao động theo thời vụ là việc làmquen thuộc trong những ngày nông nhàn Đó là thời điểm và công việc thíchhợp để kiếm thêm tiền trong khi không có việc làm Như vậy, lao động theothời vụ là giải pháp hữu hiệu để giải quyết hai khía cạnh cơ bản của cuộcsống: việc làm và kinh tế

Lao động giúp việc gia đình là công việc của những người phụ nữ địaphương trong khi chờ mùa vụ Họ chỉ đi là trong dịp nông nhàn vì khi tới mùa

Trang 10

vụ thì sẽ trở về Như vậy, trên thực tế thì phần lớn người lao động tham giacông việc này của địa phương lao động mang tính chất thời vụ vì với họ nôngnghiệp mới là công việc chính Đặc biệt là đối với trẻ em gái đang còn đi học.Chỉ một số ít trong họ là coi đây là công việc thường xuyên quanh năm.

Giúp việc gia đình đòi hỏi sự khéo léo, đức tính cẩn thận, thật thà và cóthể cả một chút sự chịu đựng Giúp việc gia đình đặc biệt phù hợp với lứa tuổinhỏ (khoảng dưới 18) hoặc người lớn tuổi (40 - 60 tuổi) không có gia đìnhhay con cái đã lớn Đây là hai khoảng lứa tuổi được nhiều người thuê laođộng lựa chọn bởi những lý do khá tế nhị Để giả thích cho lựa chọn này,người chủ thuê lao động đã đưa ra lý do sau:

Thông thường khi con gái trên 18 tuổi là lứa tuổi biết yêu đương, dễđua đòi hoặc đã có chồng và con nhỏ nên không thể làm công việc này vì thờigian xa nhà kéo dài Mặt khác, những trẻ em còn ít tuổi thường khoẻ mạnh,chịu khó và đặc biệt là dễ bảo, dễ sai khiến hơn người lớn tuổi Nếu ngườigiúp việc là những cô gái tuổi từ 18 - 30 thì sẽ dễ dẫn đến những tình huốngkhó xử khác như có quan hệ với ông chủ hay con chủ nhà Vì vậy mà nhiềugia chủ cho rằng lứa tuổi 12 - 17 tuổi là lứa tuổi thích hợp nhất cho công việcnày

Còn đối với những người có tuổi thường ít vướng bận gia đình vì concái họ đã lớn, họ bết lo toan chu tất công việc gia đình nhưng do đã lớn tuổinên khó sai bảo, hay ốm yếu và dễ tự ái Nên dù sao thuê những trẻ em có lứatuổi từ 12 - 17 tuổi là thích hợp nhất

Trên thực tế, hầu như rất ít trường hợp phụ nữ có con còn nhỏ mà lại đigiúp việc gia đình bởi vì một lý do dơn giản là công việc này đòi hỏi họ phảivắng nhà hàng tháng Họ không thể bỏ con ở nhà cho chồng hay bố mẹ chămsóc để đi làm xa Đối với những trẻ em gái có trình độ thấp thì công việc giúpviệc gia đình có vẻ là một công việc an toàn và nhàn hạ nhất Vì vậy, những

Trang 11

trẻ gái không muốn bỏ học lại muốn kiếm thêm tiền để trang trải việc họchành và giúp đỡ gia đình đều lựa chọn công việc này trong những ngày nghỉ

hè hoặc nghỉ tết Giúp việc gia đình theo thời vụ đã trở thành công việc quenthuộc đối với nhiều trẻ em gái ở nông thôn Nếu tranh thủ đi làm vào 3 thángnghỉ hè, các em có thể có được số tiền lương đủ để trang trải tiền học cho cảnăm học và còn giúp thêm một phần cho gia đình Một đợt có thể đi làm nữa

đó chính là dịp nghỉ tết Khi tất cả những người lao động khác đi làm việcquanh năm tại thành phố đã về quê hương để đón tết thì những trẻ em gái nàylại bắt đầu bước vào những ngày làm việc mới Do thời điểm làm việc kháđặc biệt nên sau 10 ngày giúp việc gia đình ngày tết các em sẽ có một khoảntiền lương bằng một tháng lương đi giúp việc vào dịp nghỉ hè

Như đã nêu trên, đối với hầu hết người tham gia lao động thì công việcnày chỉ mang tính tạm thời bởi với họ khi không còn khó khăn nữa thì đócũng là lúc họ không làm nghề này nữa Đặc biệt là đối với trẻ em gái Mộtmặt, nếu các em đã bỏ học thì các em cũng chỉ làm công việc này một thờigian để kiếm ít vốn làm ăn rồi lấy chồng vì ở nông thôn họ thường lấy chồng

từ rất sớm (nếu con gái khoảng 22, 23 tuổi mà chưa lấy chồng thì đã bị coi làế) Mặt khác, đối với những em lao động thời vụ để kiếm tiền trang trải việchọc thì các em chắc chắn cũng không theo đuổi công việc này lâu dài

Nhiều trẻ em gái ở nông thôn mong muốn được học tập cao hơn đangđứng trước nguy cơ phải bỏ học vì không có tiền để chi phí cho học tập (họccàng lên cao thì chi phí cho học tập cũng ngày càng tăng) Trong khi đó, mỗigia đình ở nông thôn thường có 3, 4 con Để có thể cho các con đi học quả làmột việc quá sức đối với nhiều gia đình cho dù đã có Luật phổ cập giáo dụcViệt Nam miễn học phí đối với học sinh cấp tiểu học Do đó, những trẻ emgái mong muốn có tiền chi trả cho học tập cần phải tự mình kiếm tiền và giúp

đỡ cho bố mẹ Giúp việc gia đình theo thời vụ là một lựa chọn thích hợp nhất!

Trang 12

Tranh thủ những dịp nghỉ hè và nghỉ tết, trẻ em gái thông qua mạng

lưới di cư mà tới những thành phố lớn để giúp việc gia đình “Mạng lưới xã

hội hình thành từ qúa trình di cư cũng như phục vụ cho mục đích di cư được gọi là mạng lưới di cư” (Đặng Nguyên Anh, 1998: tr 16) Đặc trưng cơ bản

của mạng lưới di cư là liên kết những người di chuyển thông qua các quan hệcùng quê, họ hàng thông qua mạng lưới di cư, di chuyển này các em có thểtiếp nhận được những thông tin và sự trợ giúp cần thiết tại nơi các em sẽ tớilao động kiếm tiền Nhưng những thông tin ấy chỉ là những thông tin cơ bản,bước đầu về công việc mà các em sẽ làm: giúp việc gia đình là làm nhữngcông việc vặt gia đình, chăm người ốm, người già, trẻ nhỏ…Tất cả nhữngcông việc này mỗi trẻ em gái cũng đều đã làm quen ở gia đình mình Vì vậy,các em nghĩ rằng đây là một công việc nhàn hạ, dễ làm mà chưa thể hìnhdung được hết những khó khăn mà các em sẽ gặp phải trong quá trình làmviệc

Với những chuẩn bị về tâm lý cơ bản thông qua kênh thông tin từnhững người đã đi làm trước đó mà các em sẵn sàng rời nhà đi lao động kiếmtiền Đối với những trẻ em gái lần đầu tới thành phố lớn, lần đầu xa gia đìnhthì đây quả là một thời điểm không dễ dàng gì

Qua tìm hiểu một số gia đình có nhu cầu thuê người giúp việc gia đình

cho thấy: “Để tìm được một người giúp việc vừa ý rất khó! Nhà cô thuê đến

hơn chục người rồi mà vẫn chưa ưng Có người chỉ làm được vài ngày rồi bỏ Chứng nó bây giờ cũng kiêu lắm, không làm ở nhà này thì đi làm ở nhà khác, thiếu gì nhà cần người (người giúp việc)” (Người thuê lao động) Như vậy,

những người lao động ngoại tỉnh này đã bước đầu có sự lựa chọn môi trườnglàm việc của mình Nhưng có điều nhiều trẻ em gái phải rời quê ra Hà Nộigiúp việc nhưng lại thường hay muốn được ở tại một gia đình khá giả hoặcmột gia đình đông người để trò chuyện…Đó chính là những đặc điểm tính

Trang 13

cách của trẻ em Chúng thường thích thú nhiều nhưng cũng rất chóng chán,lại thích giao tiếp, thích được chơi đùa cho dù là hiện tại chúng đang đi làmviệc Trong khi đó, với công việc này chúng thường phải làm việc một mình(Nhiều gia đình vì cả nhà đi vắng suốt ngày nên mới thuê người ở nhà trôngcoi nhà cửa, dọn dẹp, nấu nướng) Trẻ em luôn có nhu cầu giao tiếp cao nênchúng rất nhanh chóng cảm thấy buồn bực Hơn nữa, cuộc sống nhộn nhịp đôthị khiến nhiều khu dân cư ở Hà Nội người ta không chú ý đến hàng xóm vàkhông có khái niệm “tình làng nghĩa xóm” Nhiều chủ nhà không muốn chongười giúp việc tiếp xúc với những người xung quanh vì họ lo sợ trẻ em nôngthôn dễ bị lừa (họ phải gánh trách nhiệm), hay đưa chuyện…Lại cộng thêmgia chủ khó tính hay không hợp với gia chủ khiến các em khó có thể làm việclâu dài Có những trường hợp do các em thiếu trung thực, thiếu thật thà nên bịđuổi việc…

Những nguyên nhân ấy thường khiến một số trẻ em khi đi giúp việc giađình muốn thay đổi chỗ làm Còn đối với một số trẻ em gái đi giúp việc giađình thời vụ thì việc thay đổi chỗ làm thường ít hơn so với những trẻ em coi

đó là một nghề kiếm sống lâu dài

Lý do khiến các em lao động giúp việc mang tính thời vụ ít thay đổichỗ làm là: đối với các em đây chỉ là công việc mang tính thời vụ vì vậykhoẩng thời gian để làm việc không nhiều (ví dụ: 10 ngày tết) nên các emluôn có ý nghĩ rằng dù thế nào thì mình cũng chỉ làm việc ở đây một thời gian

thôi, “không nên thay đổi nhiều làm gì cho mất thời gian” (Hồng).

Công việc này cũng là môi trường thuận lợi giúp các em điều kiện tiếpcận với nền văn hoá, văn minh đô thị Qua đó, trẻ em gái có thể làm tăngthêm những kinh nghiệm sống và làm việc của bản thân Chỉ có điều liệu các

em có biết sàng lọc, lựa chọn cho mình những nét văn hoá thích hợp với điềukiện sống của mình không?

Trang 14

Tiểu kết chương: Từ những tìm hiểu có hệ thống về tình hình nghiên

cứu vấn đề lao động trẻ nghiên cứu ở Việt Nam và thực trạng lao động trẻ emtại xã Quảng Châu trong thời gian qua có thể cho phép tôi có cái nhìn kháiquát và khoa học về vấn đề này trước khi tiến hành nghiên cứu

Có thể thấy rằng, ngoài công trình nghiên cứu mang tính tiên phong vềphương pháp tiếp cận vấn đề từ góc độ Nhân học của tác giả Nnguyễn VănChính, phần lớn các nghiên cứu về vấn đề này đều được tiếp cận thông qualăng kính của các nhà Xã hội học Điều này cho thấy vấn đề lao động trẻ em ởViệt Nam hiện nay chưa được tiếp cận theo nhiều phương pháp, chiều hướngkhác nhau ngoài phương pháp tiếp cận Xã hội học hiện nay

Mặt khác, thu nhập của trẻ em giúp việc gia đình không hề quá thấp sovới mức thu nhập chung của thành phố mà còn cao hơn nhiều so với mức thunhập ở nông thôn Hơn nữa, điều kiện lao động của công việc này thườngnhàn hạ hơn nhiều so với nững công việc nặng nhọc ở quê nhà Do đó, giúpviệc gia đình giờ đây đã trở thành một nghề rất phổ biến, hấp dẫn đối vớinhiều trẻ em gái ở khu vực nông thôn

Trang 16

Chương 2 NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG TRẺ EM - TỪ GÓC ĐỘ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Nghiên cứu tư liệu

Trước khi tiến hành quan sát tham gia để thu thập những thông tin tạiđịa bàn nghiên cứu thì việc đầu tiên, trước hết là phải tiến hành thu thậpnhững tài liệu có liên quan tới vấn đề cần nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề laođộng trẻ em theo thời vụ, tôi đã tự trang bị cho mình những kiến thức, thôngtin liên quan đến vấn đề qua việc khảo sát tư liệu thu nhận được từ các thưviện của các cơ quan, bộ ngành có liên quan (Thư viện Bộ Lao động, Thươngbinh và Xã hội, thư viện Quốc gia, Viện Nghiên cứu gia đình và giới, Viện Xãhội học, Viện Khoa học - Xã hội, Trung tâm lưu trữ quốc gia…) Ngoài ra,thông tin về vấn đề này còn có thể tìm thấy tại các trung tâm, tổ chức phichính phủ như, Tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển (Save the ChildrenSweden), Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh (Save the Children), Tổ chức Lao độngquốc tế (ILO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)…

2.2 Nghiên cứu trường hợp

Như đã nêu trên, trong nghiên cứu này thông tin thu thập chủ yếu quacách tiếp cận nghiên cứu trường hợp thực hiện trong khuôn khổ một khoáluận tốt nghiệp chuyên ngành Nhân học Hơn nữa, với thời lượng một thángnghiên cứu điền dã khó có thể tiến hành nghiên cứu trên diện rộng, quy môlớn Mặt khác, những nghiên cứu về vấn đề lao động trẻ em theo thời vụ chođến nay vẫn mang tính khái quát chung mà chưa đi sâu vào những trường hợp

cụ thể Thông thường, các tác giả chú trọng tìm hiểu ảnh hưởng của lao độngthời vụ tới các mối quan hệ xã hội của trẻ tại địa bàn Hà Nội (nơi các em tớilàm việc) mà chưa quan tâm đến những mối quan hệ của các em tại địaphương Chính vì thế, dựa trên ba trường hợp nghiên cứu sâu, tôi muốn tậptrung phân tích những tác động của việc tham gia lao động giúp việc theo thời

Trang 17

vụ dẫn đến sự định hình quan niệm sống của các em cũng như mối quan hệ xãhội ở cộng đồng mà các em sinh sống

Ngoài ra, tôi lựa chọn nghiên cứu ba trường hợp cụ thể này vì hai lý dochính sau Thứ nhất là do tôi có thể tiếp cận thuận lợi hơn với ba trường hợp

cụ thể này thông qua một số mối quan hệ (người môi giới dịch vụ lao động,người quen tại địa phương) Thứ hai là thông qua người môi giới lao động tôi

có thể tự lựa chọn ba trường hợp cụ thể (trẻ em gái có lứa tuổi dưới 16 tuổi,đang còn đi học tại thời điểm diễn ra hoạt động lao động thời vụ giúp việc giađình) Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn tôi cũng kết hợp lựa chọn nhữngtrường hợp có đặc thù riêng về hoàn cảnh gia đình Cụ thể ở đây là ba trườnghợp: Hoa (16 tuổi, học lớp 11) - có đầy đủ bố, mẹ; Hồng (16 tuổi, học lớp 9) -

mẹ mất sớm; Lan (15 tuổi, đã nghỉ học) - bố, mẹ không hoà hợp (bố có vợ bé)(11)

Lựa chọn những trường hợp cụ thể có đặc thù riêng về hoàn cảnh giađình, tôi muốn có cái nhìn tổng quan và khoa học về quá trình hình thành vàphát triển nhân cách của trẻ Khi xem xét về vấn đề này, chúng ta cần xem xét

nó trên nền tảng gia đình của trẻ Bởi như chúng ta đã biết, gia đình là nềntảng cơ bản hình thành nên tính cách và có ảnh hưởng lớn tới tâm tư tình cảmcủa trẻ em Trong đó, vai trò của cha mẹ có thể nói là đặc biệt quan trọng.Nhất là vai trò của người mẹ Chăm sóc con cái là vai trò cơ bản của phụ nữ ởnông thôn Trong một nghiên cứu của Joyce Halliday và Jo Little- được tiếnhành ở vùng nông thôn Devon và đi đến nhận định rằng “…việc chăm sóccon cái chủ yếu (hoặc thậm chí hoàn toàn) là công việc của phụ nữ”( Halliday & Little, 2004: tr.113 ) Mặc dù đây chỉ là nghiên cứu ở một vùngnông thôn của nứơc Anh nhưng khi mang nó xem xét và so sánh với nôngthôn Việt Nam thì nhận xét này phần nào phù hợp Áp dụng vào ba trườnghợp cụ thể trong nghiên cứu của tôi cho thấy vai trò quan trọng của người mẹ

Trang 18

Cha của các em thường xuyên vắng nhà, vì thế mọi việngười lớn nhỏ tronggia đình đều dồn lên đôi vai người mẹ Thậm chí như trường hợp của Hồng(mẹ mất sớm), bố thường xuyên vắng nhà nên em vừa phải đảm nhận vai tròcủa một người mẹ trong gia đình: chăm sóc em gái (13 tuổi); vừa phải tự locho bản thân

Từ sự khác biệt về hoàn cảnh gia đình đã dẫn đến sự khác nhau trongnhận thức cá nhân của các em cũng như những đổi thay trong tình cảm, tâm

tư của các em sau thời gian làm việc tại Hà Nội Hoàn cảnh gia đình tuy chỉ làmột trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển ý thức cá nhân củatrẻ em nhưng cũng là một khía cạnh quan trọng cần được xem xét tới

Khi tôi muốn tìm hiểu ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình tới quyết định

ra Hà Nội làm việc của các em như thế nào? (Trong trường hợp cụ thể với

câu hỏi của tôi có nên ra Hà Nội giúp việc gia đình không?) thì ba đối tượng

nghiên cứu này có cách suy nghĩ, phân tích khác nhau mặc dù cuối cùng tất cảđều đi đến quyết định ra đi Như vậy, đối với cùng một vấn đề, những trẻ em

có hoàn cảnh gia đình khác nhau sẽ có những cách tiếp nhận, đánh giá khácnhau

Trường hợp của Lan, khi quyết định đi giúp việc ở Hà Nội Lan đã nghĩ

rằng: “Nhà vốn đã nghèo mà không thể trông cậy gì ở bố, một mình mẹ xoay

sở nuôi 4 chị em đã khổ rồi thì làm sao mà có tiền cho em học tiếp! Em rất muốn đi học và giúp đỡ mẹ Em nghe nói đi làm 10 ngày tết được 350 nghìn thì bằng số tiền đóng học cả năm của em rồi còn gì…Mà ở nhà cũng chán lắm! Bố mẹ em toàn đánh nhau thôi!…”

“ Bố không muốn cho em đi làm đâu ! Mẹ em mất lâu rồi, bố hay đi làm xa nên nhà thường chỉ có 3 anh em Mà nhà em cũng không phải là nghèo, bố vẫn có thể nuôi 3 anh em ăn học được nhưng em vẫn muốn đi! Mọi người đi làm ngoài ấy về bảo là ở Hà Nội sướng lắm! Em muốn đi Hà Nội để

Trang 19

xem thế nào lại có thể kiếm thêm tiền tiêu mà không phải xin bố!” Đó chính

là những suy nghĩ của Hồng trước khi em đưa ra quyết định đi làm Những lý

do mà Hồng đưa ra thuyết phục bản thân và mọi người không giống với các lý

do của Lan Sự khác biệt này được quy định bởi sự khác nhau giữa hoàn cảnhcủa hai gia đình

2.3 Tạo dựng quan hệ

Mặc dù có thuận lợi căn bản là được một nhân vật trung gian vốn làngười trong làng, nhưng tôi vẫn phải đối diện với một vài trở ngại trong quátrình tiếp cận với người dân địa phương Điều trở ngại lớn nhất là ngay từđầu, họ đã coi tôi là người lạ từ Hà Nội tới Phần lớn trong số họ chưa hiểu rõ

về Hà Nội mà chỉ biết đến qua phim ảnh, sách báo Vì thế, họ tỏ ra dè dặt, engại khi tiếp xúc với tôi Thêm nữa, họ cũng ít nhiều bộc lộ vẻ lo lắng, hoàinghi trước tình hình tệ nạn xã hội ngoài thành phố như: buôn người qua biêngiới, ép buộc, lôi kéo các em gái đi vào con đường nghiện hút, mại dâm…

Sau thời gian tiến hành nghiên cứu, tôi đã thu thập được một số kinhnghiệm mà những kinh nghiệm này chỉ có thể thu được trên thực địa trong khitiến hành quan sát tham gia Những kinh nghiệm này được tích luỹ dần từngngày cùng với sự tiến triển của quá trình nghiên cứu trên thực địa

Không thể không nhắc đến kinh nghiệm trong ngày đầu tiên tôi tới xãQuảng Châu Khi tôi đi bộ lững thững vào làng tới nhà chị Hà (nhân vật trunggian), tôi đi ngang qua một chợ cóc ven đường Thấy tôi một người dân nói:

“Không biết con cái nhà ai mà mồm để đâu không chào ai cả ?!” Với sự cảmnhận của cá nhân tôi thì đây chính là khó khăn đầu tiên tôi gặp phải trongngày đầu nơi thực địa Chính bài học kinh nghiệm này đã giúp tôi rất nhiềutrong việc thiết lập mối quan hệ dân làng Ở làng có lệ gặp người lớn tuổi hơnphải chào hỏi lễ phép không kể có quen hay không Đấy có lẽ là một trong sốnhững chuẩn mực đạo đức địa phương để xác định thế nào là một người hiểu

Trang 20

biết, có trên có dưới Tôi nhận thấy sau khi chào hỏi thì dường như tôi có thểphá vỡ phần nào tảng băng vô hình ngăn cách tôi và người dân nơi đây Đóchính là một trong những điều kiện thuận lợi giúp tôi gây dựng được quan hệthân thiện với mọi người Về phía người dân, họ luôn muốn biết tôi làm gì vàvới mục đích gì? và tôi có làm điều gì xấu không? Chính vì lẽ đó, thườngxuyên giao tiếp, trao đổi với họ là rất cần thiết Nó giúp tôi phá bỏ đượckhoảng cách “vô hình” giữa một sinh viên đến từ thành phố với người dânquê

Trong quá trình điền dã, khoảng thời gian để tôi có thể tạo lập các mốimối quan hệ với từng cá nhân thường khác nhau Giai đoạn đầu là giai đoạn

mà việc tiếp cận, xây dựng mối quan hệ với những người trong địa phươngkhó khăn nhất và tốn nhiều thời gian nhất Vì sau khi đã sự quen biết nhấtđịnh với một vài người làng thì việc tiếp cận với những người còn cũng trởnên thuận lợi hơn Ở đây tôi áp dụng phương pháp quả bóng tuyết, mộtphương pháp rất phổ biến trong các nghiên cứu mang tính đặc thù cao

Ngày đầu tiên đến Quảng Châu, tôi nghỉ tại nhà chị Hà và cũng trongngày ấy chị đã giới thiệu tôi với Hoa Sang ngày thứ hai, tôi tự tiếp cận vớigia đình Hoa Mặc dù tỏ ra dễ gần, nhưng họ vẫn có chút gì đó e ngại và chưatin tưởng vào tôi- một người hoàn toàn xa lạ Vì họ vẫn chưa hiểu rằng tôicần gì ở họ và con cái họ nên cũng không muốn tôi tiếp xúc với con cái họ khikhông có mặt họ Mặ dù lúc đó phần nào đã có sự bảo đảm từ mối quan hệcuat chị Hà, người trung gian nhưng vì những tin đồn về người chuyên đi lừaphụ nữ để bán sang Trung Quốc khiến họ ban đầu còn e sợ tiếp xúc với tôi.Sau một ngày, tôi đã cố gắng bằng thái độ, lời nói đã khiến họ bớt vẻ nghingờ và tối hôm ấy tôi đã nghỉ lại ở nhà họ

Khoảng 1 tuần ở Quảng Châu, tôi đã tạo lập được mối quan hệ vớinhiều người trong làng Hạ (Một trong số 6 làng của xã Quảng Châu) Mọi

Trang 21

công việc có thể tiến hành thuận lợi hơn và cũng từ những mối quan hệ ở làng

Hạ cộng thêm người quen giới thiệu, tôi có thể làm quen với những đối tượngcụng cấp tin ở các làng khác trong khoảng thời gian rút ngắn hơn rất nhiều Vì

lẽ đó, việc tiếp xúc với người dân địa phương càng về sau càng thuận lợi hơn

do có nền tảng từ các mối quan hệ trước đó

Một điểm nữa dẫn đến sự khác biệt về khoảng thời gian cần thiết đểthiết lập mối quan hệ với đối tượng cung cấp tin là do sự khác biệt về: lứatuổi, nhận thức, tính cách của mỗi người nên việc làm thế nào để có thể tiếpcận được với họ trong một khoảng thời gian nào đó là không giống nhau Vớinhững đối tượng là trẻ em, tôi không gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận, cho dù

là trẻ em nam hay nữ Nhưng với những người lớn tuổi thì khác, những người

dễ gần thì có thể nhanh chóng đặt quan hệ nhưng cũng có những người dokhó tính, ít nói hay không thích tiếp xúc với người ngoài và ít tiếp xúc vớingười lạ…thì tôi phải mất nhiều thời gian để tiếp cận hơn

Với gia đình Hoa là một ví dụ Khi tôi bắt đầu thiết lập mối quan hệ vớigia đình Hoa, mẹ Hoa là người hay nói và dễ gần nên chỉ 1 giờ ngồi nóichuyện là tôi có thể nói chuyện với bà một cách vui vẻ Sau một ngày, tôi đã

có thể tạo được sự tin tưởng với mẹ của Hoa Nhưng, bố của Hoa là người ítnói và cẩn thận nên phải ba ngày sau tôi mới có thể thực sự nói chuyện tựnhiên với ông được Bố Hoa ít nói nên việc tạo sự thoải mái, gần gũi với ông

là điều rất khó Lúc đầu khi tôi bắt chuyện, ông thường trả lời qua loa và nếutôi không hỏi thì ông cũng không nói gì Sau một thời gian tiếp xúc và nghetôi giới thiệu về bản thân, công việc và đặc biệt là nói chuyện về một số ngườiquen của tôi trong xã mà ông cũng biết thì ông mới hoàn toàn tin tưởng vàthoải mái khi tiếp xúc với tôi

Trang 22

Như vậy, quá trình thiết lập mối quạn hệ với người cung cấp tin phụthuộc vào rất nhiều yếu tố Trong đó, có cả những yếu tố về khoảng thời giancũng như cách thức tiếp cận… người cung cấp tin.

Ví dụ đầu tiên và rõ ràng nhất là với gia đình Hoa mà tôi vừa nêu ởtrên: đó chính là kinh nghệm đầu tiên khi tôi bắt đầu đi điền dã Có thể cáchtiếp cận nói chuyện đơn thuần có thể áp dụng tốt với mẹ Hoa nhưng khôngthể áp dụng với bố Hoa Đơn giản là vì mỗi người có độ tuổi, giới, tính cáchkhác nhau nên cần có cách tiếp cận khác nhau Do vậy, tôi đã cố gắng linhhoạt lựa chọn một cách tiếp cận mà tôi cho là phù hợp nhất để tiếp cận đượcvới họ trong một thời gian nhất định

Khi gặp Hồng, tôi chuyện trò thân thiện cùng em về bạn bè, về chuyệnhọc hành ở lớp…thậm chí về một bộ phim nào đó được chiếu trên ti vi Thếnhưng, với bố Hồng tôi hay nói về cách mà bố Hồng chăm sóc các con khi vợmất sớm…

Điều quan trọng nữa ảnh hưởng tới quá trình thiết lập mối quan hệ vớiđối tượng cung cấp tin là hoàn cảnh, thời điểm tiếp cận đối tượng Cụ thể làtrong trường hợp của chú Hùng ( Bố Lan) có vợ bé và đi làm xa thường ít khi

về nhà nên phải 3 tuần tôi mới có thể nói chuyện một cách gần gũi với chú.Mỗi lần chú về nhà, tôi luôn tìm cách tiếp cận chú khi có điều kiện để thuthập thông tin cần thiết về Lan trước khi chú đi Vì thời gian chú về nhà ít màlại có nhiều việc phải làm nên cơ hội để tôi có thể phỏng vấn là khi chú nóichuyện với các con hay tranh thủ đan cho vợ cái rổ (Thời điểm mà tôi cho làchú và những người trong gia đình sẽ không cảm thấy quá khó chịu vì bị làmphiền)

Và như vây, khi điều kiện, hoàn cảnh tiếp cận với đối tượng cung cấptin hạn chế tất yếu sẽ dẫn đến thời gian thiết lập mối quan hệ phải kéo dài

Trang 23

Do vậy, tôi cần phải biết tận dụng những thời điểm thuận lợi để tiếp cận vớingười cung cấp tin.

2.4 Quan sát tham gia

Khi bước đầu thiết lập mối quan hệ với đối tượng cung cấp tin tôi cũngđồng thời tiến hành quan sát tham gia Để thuận tiện cho việc nghiên cứu tôi

đã tham gia một số hoạt động cùng với người cung cấp tin Nếu chỉ đợi nhữnglúc đối tượng cung cấp tin rảnh rỗi để ngồi trò chuyện cùng tôi thì có rất ítthời gian Mọi người đều bận rộn với những công việc khác nhau: trẻ em đihọc và ngoài giờ đi học còn phải giúp đỡ gia đình làm nhiều công việc, ngườilớn thì cả ngày bận rộn với công việc đồng áng, chăn nuôi…Tất cả đều cómột công việc gì đó để làm Vì vậy, muốn phỏng vấn một người nào đó mà họkhông có thời gian nhàn rỗi để ngồi trò chuyện thì tôi sẽ tham gia lao độngcùng họ Tôi học cách lao động cùng họ, làm những công việc mà họ làm hay

ít ra là cũng có thtrong phụ giúp họ một việc gì đó Do đặc thù công việc củanghề nông nên mọi người thường đi ngủ sớm và dậy sớm để làm việc Tôicũng dậy sớm đi làm cùng họ Khi một người cung cấp tin đi nhổ cỏ tại ruộngtrồng lạc thì tôi cũng cùng họ ra ruộng nhổ cỏ lạc…Trong lúc lao động, vuichơi hay nghỉ ngơi cùng họ tôi có thể hỏi họ về những vấn đề mà tôi quantâm Tôi thấy rằnngười khi cùng làm việc với họ thì mối quan hệ giữa tôi và

họ tiến triển nhanh chóng Chúng tôi có thể gần gũi, thân thiện với nhau hơn

và họ có thể coi tôi như người cùng làng, xóm, thậm chí như người thân tronggia đình

2.5 Phỏng vấn

Trong thời gian điền dã, tôi tiến hành phỏng vấn 20 đối tượng và thựchiện phỏng vấn 8 nhóm ở mọi lứa tuổi và cả hai giới (nam, nữ) Những đốitượng này bao gồm những em gái đã từng đi giúp việc ngắn ngày ở Hà Nội,

Trang 24

người thân trong gia đình của các em, họ hàng, bạn bè hàng xóm và thầy côgiáo của các em

Phương pháp nghiên cứu chính ở đây là nghiên cứu trường hợp vì vậycần phải chuẩn bị và thực hiện tốt kỹ thuật phỏng vấn sâu cá nhân: Tôi muốntạo điều kiện cho người được phỏng vấn nói về vấn đề mà không bị gián đoạnthì thông tin thu thập sẽ đầy đủ hơn so với trường hợp dùng câu hỏi Chính vìvậy, thay vì sử dụng cách phỏng vấn “có – không”, tôi muốn thể hiện như mộtcuộc đàm thoại để tạo cảm giác thoải mái, tự nhiên cho người được hỏi.Trong lúc nói chuyện, những suy nghĩ sâu xa của họ sẽ được bộc lộ Nhưngcách phỏng vấn này cũng có những khiếm khuyết riêng: trong khi tôi có thểgợi mở cho người được phỏng vấn có thể kể hay nói một cách thoải mái vềcâu chuyện nào đó và họ có thể sẽ nói nhiều điều mà tôi cho là đi ra ngoài vấn

đề Vì vậy, những lúc ấy tôi cần cố gắng khéo léo ngắt quãng câu chuyệnbằng một câu hỏi nào đó để lái câu chuyện của họ về phía vấn đề mà tôi quantâm

Ví dụ, khi tôi nói chuyện cùng với mẹ của Hoa về vấn đề học tập củaHoa tại trường, mẹ của Hoa đã kể rất nhiều và bà kể cả một câu chuyện rất dài

về đời tư của ông hiệu trưởng nhà trường Nhận thấy đã đi quá xa đề tài, tôi

liền đặt ngay một câu hỏi “ Cô có muốn cho Hoa đi học thêm không?” để lái

câu chuyện về đề tài học tập của Hoa thì mẹ Hoa lại quay trở về với vấn đềhọc tập của Hoa mà không cảm thấy bị gián đoạn mạch kể chuyện

Nhưng trong lúc tiến hành phỏng vấn, tôi cũng gặp phải một số vướngmắc Những ngày đầu tiến hành phỏng vấn, tôi cảm thấy gặp nhiều khó khăntrong cách đặt câu hỏi như thế nào cho người được phỏng vấn có thể nắm bắtđược vấn đề mà tôi quan tâm Với tuỳ từng cá nhân người được phỏng vấn màtôi lựa chọn cách đặt câu hỏi khác nhau Trong quá trình tiến hành phỏng vấn,tôi sử dụng cả hai loại câu hỏi là: câu hỏi đóng và câu hỏi mở (10)

Trang 25

Đối với trường hợp trẻ nhỏ, tôi thường đưa ra những câu hỏi đóng vànhững câu hỏi mở để trẻ em có thể tự do diễn đạt suy nghĩ của mình thaybằng những câu hỏi không rõ ràng hoặc có nhiều phương án trả lời để tránhkhả năng dẫn dắt trẻ em trả lời theo cách hiểu của người lớn Những câu hỏidành cho trẻ em là những câu hỏi về: bản thân, gia đình, nguyên nhân dẫn đếnhoạt động lao động giúp việc, kinh nghiệm lao động, tiền công, những cảmnhận về công việc, những cảm nhận về Hà Nội (con người, cuộc sống…),quan hệ xã hội (với gia đình, bạn bè, hàng xóm…)

Những câu hỏi mà tôi đưa ra cho đối tượng là bố mẹ, họ hàng, hàngxóm của trẻ em là về các vấn đề: thông tin cá nhân, gia đình, những điều mà

họ biết về lao động giúp việc ở Hà Nội, thái độ của họ như thế nào về vấn đềnày…(Xem phụ lục)

Có những lúc tôi đưa ra câu hỏi đóng (có/ không) tôi cảm thấy dườngnhư đối tượng được phỏng vấn đưa ra câu trả lời không chính xác vì có thểcâu trả lời mà họ có thể sẽ đưa ra không nằm trong hai khả năng “có/ không”

ấy

Khi nói chuyện với Hoa, thay vì câu hỏi “em có thích cuộc sống ở Hà

Nội không ?” tôi hỏi “em thấy cuộc sống ở Hà Nội như thế nào ?” Với một

câu hỏi như vậy Hoa có thể tự do nói về những cảm nhận của em về Hà Nội

mà không phải lựa chọn giữa câu trả lời là: “có/ không” “ Ở Hà Nội có

những cái em thích nhưng có những cái em không thích Khó nói lắm chị ạ!”.

Nếu tôi không đưa ra một câu hỏi mở mà là một câu hỏi đóng thì có lẽ câu trảlời của Hoa sẽ là: “có/ không” và như vậy thông tin mà tôi nhận được khôngthể chính xác với những điều mà Hoa nghĩ Trong trường hợp này tôi cần gợi

mở cho Hoa có thể đưa ra những thông tin về những điều mà Hoa thích hay

không thích bằng câu hỏi: Em thấy thích/không thích Hà Nội ở những điểm

nào?

Trang 26

Đối với phỏng vấn nhóm, những nhóm mà tôi tiến hành phỏng vấn tuỳtừng thời gian, hoàn cảnh mà có số lượng nhiều hay ít, là nam hay nữ hay cảnam và nữ…Theo như tôi nhận thấy, khi tiến hành phỏng vấn nhóm nếukhông có mặt của đối tựơng nghiên cứu - người đựơc nói đến hoặc người nhàcủa đối tượng được nói đến thì cuộc nói chuyện có tính chất khách quan hơn.

Ví dụ: Khi tôi có thể tiến hành phỏng vấn một nhóm hàng xóm của Hoa

mà không có mặt Hoa hay người trong gia đình Hoa thì mọi người trongnhóm có thể đề cập đến những vấn đề mà khi có Hoa hoặc người trong gia

đình Hoa ở đó chắc chắn rằng họ sẽ không bàn tới “Con Hoa ngày trước mới

đi làm ở Hà Nội, nhiều người nói nó đi làm xa một mình như thế mà bố mẹ

nó cũng cho nó đi Loại này ra đường dễ đi làm gái nhà hàng lắm!” (cô

Thoa- 38 tuổi- hàng xóm của Hoa)

Một điều nữa mà tôi nhận thấy khi tiến hành phỏng vấn nhóm là khi tôiphỏng vấn một nhóm trẻ em thì thường các em có thể nói rất thật những điềumình nghĩ Nhất là khi nhóm phỏng vấn chỉ là những em nữ Khi trong nhómxuất hiện 1 hay vài em nam thì những câu trả lời trở nên dè dặt hơn Có lẽ làcác em tỏ ra ngại ngần khi có mặt bạn nam và sợ rằng bạn nam sẽ đánh giákhác đi về mình

Còn đối với nhóm những người lớn tuổi khi được phỏng vấn thườngkhó có thể đưa ra những lời nhận xét, những suy nghĩ của mình một cáchthẳng thắn vì họ vốn lo ngại khi nói đến điều gì đó mà họ cho là không hay sẽ

bị người khác trách móc hoặc chê cười “ Có khi cô nghĩ nó (Lan), bỏ nhà một

mình mà ra Hà Nội thì cũng gớm mặt thật! Con cô nó không dám liều thế đâu! Nhưng cô nói là nói với cháu thế thôi, cháu đừng nói lại với ai đấy nhé!” (cô Phúc- 41 tuổi- người cùng làng với Lan) Mặc dù vậy, đó cũng chỉ

là những ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn mà có trường hợp vì

Trang 27

mục đích cá nhân mà người được phỏng vấn nói ra Những thông tin trongtrường hợp đó thường không chính xác.

Điều đặc biệt là tôi có thể phỏng vấn được một nhóm các trẻ em namnhưng không thể phỏng vấn một nhóm người lớn là nam giới Tôi thấy rất ítkhi những người đàn ông lớn tuổi trong làng nhóm họp với nhau Một số lớn

họ thường đi làm xa ít về nhà, một số khác thì làm việc suốt ngày rồi tối đếnthì thường đi ngủ từ rất sớm Mặt khác ở nông thôn, thường thì buổi tối không

có đài, tivi hay các hoạt động vui chơi khác nên họ không có thói quen cùngnhau nói chuyện uống trà sau một ngày lao động mệt mỏi Chỉ có phụ nữ làhàng ngày vẫn hay có thói quen tụ tập tụm bàn chuyện “trong nhà, ngoàingõ”

Trong cùng một nhóm phỏng vấn thì trường hợp các thành viên trongnhóm có ý kiến trái ngược nhau Khi tôi hỏi cảm nghĩ của họ về vấn đề “đilao động giúp việc ở Hà Nội tốt hay xấu ?” tôi thấy rằng, những người nêu ýkiến sau thường đồng tình với quan điểm của người nêu ý kiến trước Do vậy,những trường hợp đó sẽ cho tôi những thông tin không chính xác Nhưng cónhững trường hợp bất đồng ý kiến thì người mạnh dạn hơn, có nhiều lý lẽ hơn

sẽ giành thế chủ động và người yếu thế hơn sẽ im lặng và từ bỏ ý định nóithêm về cảm nghĩ của mình Do đó, tôi cần tiếp xúc thêm với đối tượng này

để tìm hiểu về ý kiến thực sự của họ khi không còn những cản trở từ những ýkiến khác

Ví dụ: khi tôi cùng ba người hàng xóm của Hồng nói chuyện, hai ngườitrong số đó cho rằng việc Hồng đi giúp việc ở Hà Nội là chuyện bình thườngthì người thứ ba im lặng tỏ ý đồng tình Nhưng khi chỉ còn lại mình tôi và cô

thì cô nói: “Nói thế thôi nhưng thân con gái hơ hớ ra thế lại một thân một

mình đến đất khách quê người thì biết thế nào được!” (hàng xóm của

Hồng-45 tuổi)

Trang 28

Số lượng người trong một nhóm mà tôi phỏng vấn thường không lớn,dao động từ 2- 5 người (thường là nhóm 3- 4 người)

Ngoài việc tiến hành phỏng vấn nhóm, tôi cũng tiến hành thực hiệnphỏng vấn các “nhóm ngẫu nhiên” Cụ thể là khi tôi ở nhà Lan, tôi được giớithiệu với bạn bè, họ hàng, hàng xóm của Lan Và từ đó, tôi có thể tiến hànhphỏng vấn “nhóm ngẫu nhiên” khi có dịp thuận tiện Như trường hợp các bạncủa Lan đến nhà thăm Lan nhân dịp Lan mới về nhà sau một thời gian đi giúpviệc tại Hà Nội, tôi có thể tiếp cận với các bạn của Lan và tiến hành phỏngvấn

Thời gian mà tôi tiến hành một cuộc phỏng vấn thường phụ thuộc rấtnhiều vào những yếu tố khách quan Do những cuộc phỏng vấn của tôi đềuđược thực hiện trong quá trình quan sát tham gia nên những cuộc phỏng vấncũng giống như những cuộc trò chuyện thông thường rất dễ bị gián đoạn Cónhững cuộc phỏng được tiến hành trong 2 - 3 giờ nhưng cũng có những cuộcphỏng vấn chỉ được thưc hiện trong 30 phút Nguyên nhân có cả từ phía chủquan lẫn chịu sự tác độngb từ bên ngoài Ví dụ như có lần, tôi gặp cô Thuận(hàng xóm của Lan), vấn đề tôi cần hỏi cô vẫn chưa hết nhưng cô nói cần phải

về nhà đi thăm người ốm nên cuộc phỏng vấn của tôi phải dừng lại Một tìnhhuống khác, khi tôi và Huệ (bạn của Hồng) đang cùng nhổ cỏ và trò chuyệnngoài ruộng lạc thì mẹ em gọi về nhà giúp nên câu chuyện của chúng tôi bịgián đoạn

Đối với trường hợp phỏng vấn nhóm, khả năng bị gián đoạn thườngnhiều hơn đối với phỏng vấn cá nhân Bởi lẽ, phỏng vấn nhóm thường cónhiều người nên quá trình thực hiện cuộc phỏng vấn phụ thuộc vào từng cánhân tham gia phỏng vấn, khả năng bị gián đoạn cũng vì vậy mà tăng lên Khimột người trong nhóm được phỏng vấn rời khỏi nhóm giữa chừng thì rất dễ

Trang 29

dẫn đến khả năng cuộc phỏng vấn ấy bị gián đoạn Số người trong một nhómphỏng vấn càng ít thì khả năng này xảy ra càng cao.

Còn đối với những cuộc phỏng vấn “nhóm ngẫu nhiên” thì thời giantiến hành phỏng vấn thường ngắn hơn (30 phút - 60 phút) thời gian tiếnhànhphỏng vấn nhóm hay phỏng vấn cá nhân Bởi lẽ, những “nhóm ngẫu nhiên”này rất dễ bị gián đoạn do không được chuẩn bị từ trước

2.6 Ghi chép thực địa

Điều quan trọng trong toàn bộ quá trình đi điền dã là việc thường xuyênghi nhật ký điền dã Việc ghi nhật ký điền dã được tiến hành hàng ngày.Thông qua đó, tôi có thể ghi chép lại những việc mà mình đã làm hay nhữngđiều mà tôi chưa hỏi được trong ngày để có thể vạch ra kế hoạch bổ xung chongày hôm sau

Do những yêu cầu trên thực địa, nên việc ghi chép toàn bộ chi tiết củamột cuộc phỏng vấn ngay trong quá trình phỏng vấn là điều không thể Vìvậy, tôi thường đem theo một cuốn sổ nhỏ và ghi chép vắn tắt và nhanh chóngnhững điều hỏi được trong quá trình phỏng vấn bằng những quy ước đã quyđịnh từ trước để hạn chế thời gian ghi chép ảnh hưởng tới chất lượng cuộcphỏng vấn

Thông thường, trong toàn bộ quá trình phỏng vấn tôi ghi chép lạinhững ý cơ bản một cách vắn tắt rồi sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn hay cuốingày tôi ghi chép lại tỉ mỉ tất cả những gì mà tôi nhìn thấy nghe thấy và cảmnhận được dựa trên những ghi chép ban đầu

Do những cuộc phỏng vấn của tôi thường xuyên bị gián đoạn nên saucuộc phỏng vấn tôi cố gắng ghi chép lại tất cả những gì thu được rồi xem xétxem còn những gì chưa hỏi hay cần hỏi thêm để sau đó hỏi lại Khó khăn nhấttrong trường hợp cuộc phỏng vấn bị gián đoạn là những vấn đề trong buổiphỏng vấn hôm trước đang dở dang thì hôm sau tôi phải bắt đầu lại tự đầu Vì

Trang 30

vậy, tôi phải mất thêm một khoảng thời gian để làm tan tảng băng ngăn cáchgiữa tôi và người được phỏng vấn trước khi nói vào vấn đề mà tôi quan tâmmột cách cởi mở Như vậy, đáng ra chỉ mất thời gian của một cuộc phỏng vấnthì tôi phải mất thêm hai lần hoặc có thể nhiều hơn nữa cho việc hoàn thiệnmột cuộc phỏng vấn

Tiểu kết: Trong qua trình tiến hành thu thập thông tin trên thực địa cần

lựa chọn phương pháp nghiên cứu đúng đắn, phù hợp và tiến hành từng bướcmột cách khoa học Hàng ngày cần ghi chép nhật ký điền dã thông qua đó lập

kế hoạch cho ngày hôm sau Việc ghi chép nhật ký điền dã có vai trò rất quantrọng Cần phải ghi chép đầy đủ, chi tiết về nội dung mỗi cuộc phỏng vấn và

cả những cảm nhận của tác giả thông qua quá trình quan sát tham gia

Đối với những mẫu câu hỏi phỏng vấn, tôi cảm thấy khi sử dụng nhữngcâu hỏi mở thì người được phỏng vấn sẽ dễ dàng nêu lên những cảm nhận củamình hơn là khi sử dụng những câu hỏi đóng

Việc tiến hành kiểm tra chéo với những vấn đề nhạy cảm thì phươngpháp này có thuận lợi đối với những cá nhân thẳng thắn nhưng lại không cólợi đối với những cá nhân trầm tính, ít nói Vì vậy, cần phải quan sát kỹ vàtìm hiểu thêm những suy nghĩ thực sự của những đối tượng phỏng vấn có tính

e ngại, dè dặt trong kiểm tra chéo

Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG - CẢM NHẬN CỦA TRẺ

“Đặc điểm cơ bản của trẻ em tuổi vị thành niên là thay đổi và cải tạo các mối quan

hệ với những người xung quanh” (I.X Kôn: Tâm lý học lứa tuổi vị thành niên, Matxcơva, 1989: tr 106).

Trang 31

Như chúng ta đã thấy dù với bất kỳ lý do nào mà trẻ em phải rời giađình đi lao động tại các thành phố lớn thì những hệ quả mà việc ra đi để lạiđối với trẻ em cũng khó có thể nhìn nhận hết được Trẻ em cần có những môitrường lành mạnh để phát triển một cách tốt nhất Trẻ em rất dễ bị tổn thương,

dễ bị cám dỗ Trong khi một số trẻ em được chăm sóc, quan tâm thì nhiều trẻ

em cùng tuổi với họ phải tự lao động kiếm sống Thậm chí nhiều em phải rờigia đình tới kiếm sống tại cách thành phố lớn và mất đi cái quyền cơ bản nhấtcủa mình: quyền được sống trong chính gia đình mình

Nếu nói về lý do khiến các em phải ra đi lao động kiếm sống thì chúng

ta phải đề cập đến cả hai khía cạnh: “lực hút” và “lực đẩy” (12) Bởi cả hai khíacạnh này là nền tảng, ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức trẻ em tiếp nhậnnhững nét văn hoá đô thị

Điều đầu tiên phải nói đến ở đây là khía cạnh “lực đẩy” Hai yếu tố

“lực hút” và “lực đẩy” kết hợp lại dẫn đến quyết định ra đi của nguồn laođộng ngoại tỉnh tới các thành phố lớn Trong đó, nguyên nhân lớn nhất khiếnphần lớn trẻ em phải ra đi kiếm sống là vì lý do nghèo đói (13) Đặc biệt, đốivới những trẻ em gái với vai trò của người phụ nữ trong gia đình Trẻ em gái

có thể hiểu rõ những khó khăn của cha mẹ và sớm hình thành tình thươngyêu, đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam truyền thống Và chính vì vậycác em mong muốn được giúp đỡ gia đình, mong muốn được san sẻ gánhnặng của cha mẹ

Đối với những trẻ em gái còn đang đi học và vẫn muốn có tiền đểkhông phải nghỉ học đồng thời giúp đỡ cha mẹ thì lao động giúp việc gia đìnhtheo thời vụ là một giải pháp tốt nhất và có thể coi là an toàn nhất Thời gianthích hợp để các em đi lao động giúp việc là khoảng thời gian nghỉ hè vànhững ngày nghỉ tết - thời điểm các em được nghỉ học Đi giúp việc gia đìnhvào dịp 3 tháng hè đã không còn là công việc mới mẻ đối với nhiều địa

Trang 32

phương hay nhiều gia đình ở nông thôn Nhưng đi giúp việc gia đình vào dịptết là một công việc nhiều thiệt thòi đối với bất cứ người lao động nào và cònthiệt thòi hơn nhiều nữa là đối với những trẻ em gái Ở lứa tuổi mà đáng racác em phải được vui chơi mà không phải lo lắng đến tiền bạc thì một số emphải quên đi cái niềm hạnh phúc được xum vầy với gia đình ngày tết Đó quả

là một quyết định can đảm, một sự hi sinh lớn lao

Nhưng cho dù có vì lý do gì thì việc tới thành phố làm việc đối với mộtđứa trẻ là một thử thách lớn Và một cách vô tình hay hữu ý thì việc tiếp nhậnnhững nét văn hoá của người dân thành phố là không thể tránh khỏi Tuỳ vàomôi trường lao động mà những ảnh hưởng của nó tác động đến các em cũngkhác nhau Ở đây cụ thể là môi trường của mỗi gia đình mà các em đến giúpviệc Mỗi gia đình có một cách sinh hoạt, cách sống khác nhau và mỗi thànhviên trong 1 gia đình cũng có một cách sống, một khía cạnh nào đó mà các

em có thể cho là đáng để học tập Dù sao thì những gì mà các em tiếp nhậnđược trong quá trình lao động cũng có 2 mặt: tích cực và tiêu cực Mỗi em sẽ

có cách tiếp nhận, chọn lọc hay loại bỏ những nét văn hoá mới đó

3.1 Quan niệm sống

3.1.1 Quan niệm về gia đình hành phúc

Như đã đề cập ở trên, gia đình là nền tảng cơ bản để hình thành và pháttriển nhân cách của trẻ Vì vậy, tìm hiểu quan niệm của trẻ về một gia đìnhhạnh phúc là điều cần thiết để bước đầu phân tích những cảm nhận cũng nhưthay đổi của trẻ với vấn đề gia đình sau khi trẻ đã có điều kiện tiếp cận vớihình thức gia đình ở đô thị

Sau một thời gian dù ngắn hay dài giúp việc gia đình tại Hà Nội thì các

em vẫn có được cảm nhận nào đó về gia đình- môi trường làm việc của các

em Trong quá trình làm việc tại gia đình ấy, các em sẽ được tiếp cận với

Trang 33

những luồng văn hoá mới, những cách sống mới mà các em có thể tiếp nhậnmột cách thụ động, không thể ngờ tới.

Tết cổ truyền của người Việt Nam là dịp tất cả các thành viên trong giađình quây quần Đối với một số gia đình thì có lẽ đây là dịp duy nhất trong cảnăm có thể họp mặt đầy đủ tất cả các thành viên Đó chính là hoàn cảnh tốtnhất để các em hiểu được cuộc sống của gia đình thành phố Mặt khác, mộtđiều hạn chế là cũng vì đây là dịp tết nên mọi người trong gia đình trở nênrộng rãi và quan tâm đến nhau nhiều hơn mức bình thường Vì lẽ đó, có thểcác em chỉ nhận thấy những điều tốt đẹp- một mặt của gia đình họ mà thôi.Nhưng, dù sao thì các em cũng có những nhận xét cá nhân về họ

“ Tết nhà em vui lắm ! Bạn bè em suốt ngày tụ tập đi chơi Nhưng năm

nay ăn tết ở nhà cô chú (gia đình thuê lao động ) thì không vui bằng! Cô chú coi em như con cái trong nhà nhưng mà gia đình cô chú không tình cảm gì

cả, mọi người dửng dưng lắm! Em thấy ngày tết thì mọi người phải thân thiện với nhau nhưng nhà cô chú ngày tết chỉ như là ngày nghỉ thôi!” (Hoa)

Theo ý kiến riêng của mỗi em thì hình mẫu của một gia đình hành phúc

có sự khác biệt nhau Hoa cho rằng, một gia đình như gia đình của em là mộtgia đình đình hạnh phúc Tôi được biết, gia đình đình em có 3 chị em Hai emsau của Hoa đều là em trai (Một em học lớp 9 và 1 em 5 tuổi) Bố của Hoa là

người rất chăm chỉ, hiền lành, ít nói và “Bố mẹ rất ít khi cãi nhau!” (Hoa).

Với Hoa thì cuộc sống gia đình của Hoa là rất đầm ấm vì vậy khi tới làm việctại gia đình ấy Hoa cảm thấy cách sống của họ không thân thiện và tình cảm.Chắc rằng, em sẽ nghĩ đấy là cách sống của gia đình thành phố Trong trườnghợp của Hoa thì chính chuẩn mực về gia đình của bản thân Hoa đã chi phốicách nhìn nhận, đánh giá về gia đình tại nơi mà em làm việc Từ cảm nhận vềgia đình mình mà Hoa cho rằng sống như gia đình người chủ lao động làkhông hạnh phúc

Trang 34

Đối với Lan thì với em một gia đình hạnh phúc là gia đình có bố, mẹhoà hợp và có đủ ăn, đủ mặc

“ Em thấy gia đình cô chú (gia đình thuê lao động ) thật vui vẻ! Bố mẹ

em đánh nhau suốt! Từ ngày bố em có vợ hai đến giờ, gia đình em chưa bao giờ có một cái tết vui vẻ cả! Nhà em nghèo lắm cho nên tết chưa chắc đã có quần áo mới chứ nói gì đến trong năm! ” (Lan)

Gia đình vốn luôn nghèo đói nên Lan rất muốn đi học nhưng lại phải bỏhọc để đi làm Cũng vì nghèo nên Lan rất ít khi có quần áo mới Với Lan thìgia đình của em chưa bao giờ có hạnh phúc Lan luôn phải chứng kiến bạolực gia đình Vì vậy, Lan cho rằng những khiếm khuyết của gia đình em lànhững yếu tố cơ bản quy định về một gia đình hạnh phúc

Còn đối với Hồng, hạnh phúc là có mẹ chăm sóc, lo toan mọi việc chogia đình Hạnh phúc là cả gia đình được quây quần bên nhau Đó là những

mơ ước của em Và khi một gia đình có những điều mà em mong muốn chogia đình mình thì em tin rằng gia đình ấy thật là hạnh phúc!

“ Mẹ em mất 10 năm rồi, em không có chị gái, chỉ có anh trai nên tết đến em phải lo chuẩn bị tết cho gia đình Buồn lắm chị ạ! Tết ở Hà Nội sướng chị nhỉ! Đến mọi việc trong nhà cũng chẳng phải làm, thuê người như em về làm hết để chơi cho thoải mái Nhà hai bác (người thuê lao động ) thích lắm!

Bố mẹ và con cái đều vui vẻ, lại hay trêu nhau nữa!” (Hồng).

Như vậy, đối với các em thì việc nhìn nhận thế nào là một gia đình

hạnh phúc? rất rõ ràng Tôi nhận thấy rằng, những gì mà các em mong muốn

cho gia đình mình thì sẽ là những tiêu chí để nhận xét về một gia đình hạnhphúc Hoa hài lòng với gia đình mình vì vậy em tin rằng mình đang có mộtgia đình hạnh phúc Hồng do mất mẹ từ nhỏ nên em mong muốn có mẹ và với

em thì một gia đình có đầy đủ cả bố và mẹ là hạnh phúc rồi! Còn Lan thì do

Trang 35

nhà quá nghèo và bố mẹ chưa bao giờ hoà hợp nên với em thì chỉ cần bố mẹđừng đánh nhau nữa, gia đình có đủ ăn, đủ mặc đã là niềm hạnh phúc lớn!

3.1.2 Quan niệm về người con ngoan

Những trẻ em gái bao giờ cũng thường tỏ ra biết lo lắng, giúp đỡ bố mẹsớm hơn những trẻ em nam Vì vậy, các em gái luôn sớm gánh vác một phầnkhó khăn của gia đình Các trẻ em gái ý thức được một người con ngoan làphải biết giúp đỡ gia đình nên luôn tự lo liệu những công việc nhà, chăm sóc

em thay mẹ và lớn hơn nữa là kiếm tiền để đóng góp vào kinh tế gia đình

Do người phụ nữ có vai trò quan trọng đối với gia đình nên việc họphải bỏ lại con cái ở quê nhà cho chồng hay bố mẹ chăm sóc là họ đã ra đi vớiquyết tâm kiếm tiền, quyết tâm thay đổi đời sống kinh tế của gia đình Nhưngđối với một số phụ nữ, cũng vì vai trò làm vợ và làm mẹ không cho phép họ

có thể rời bỏ con cái đi làm xa Vì vậy, họ buộc phải để con gái lớn thay mẹ

đi làm kiếm tiền Đó chính là một trong nhiều lý do làm tăng số lượng laođộng trẻ em hoạt động trong nghề giúp việc gia đình này Và không ai có thểphủ nhận vai trò tích cực của sự ra đi này trong việc cải thiện đời sống giađình họ ở quê nhà

Gánh nặng gia đình mà các em phải mang theo quả thật là khó khăncho những trẻ em còn đang ở tuổi ăn tuổi lớn Các em đã bị tách khỏi sự quantâm chăm sóc của cha mẹ, tình cảm của gia đình, bạn bè để một mình sống vàlàm việc trong một gia đình hoàn toàn xa lạ với vai trò của một người laođộng thực thụ mà có lẽ các em chưa từng biết đến bao giờ Quá trình laođộng sẽ giúp các em tạo dựng tính độc lập cao trong đời sống cũng như trongcông việc

“ Mẹ em mất cách đây 10 năm, lúc ấy em út của em mới có 3 tuổi thôi!

Em là con gái lớn phải thay mẹ em lo cơm nước, dọn dẹp cho cả nhà Ngoài

Trang 36

ra em còn phải thay mẹ chăm em út để bố em đi làm kiếm tiền nuôi 3 anh em” (Hồng).

Mặt khác, do điều kiện kinh tế thiếu thốn ở nông thôn khiến các em từ

bé đã phải học cách giúp đỡ bố mẹ những công việc thông thường Lớn dầnlên thì những công việc cũng nhiều lên và nặng nhọc hơn Giúp đỡ gia đình

đã trở thành một đức tính cần thiết vốn có của trẻ em nông thôn Khi được hỏi

thế nào là một người con ngoan thì các em đều trả lời rằng, một người con

ngoan là biết vâng lời, hiền lành, chăm chỉ lao động và biết kiếm tiền giúp đỡ gia đình Như vậy, biết kiếm tiền giúp đỡ gia đình là một trong những tiêu chí

để xác định một người con ngoan Do đó hành động đi lao động giúp việc ở

Hà Nội cũng là một hành động vì gia đình của một người con ngoan

“ Gia đình em không phải là nghèo nhưng để nuôi cả mấy chị em em đi học thì đó là việc mà bố mẹ không thể làm được Em là chị cả trong nhà, em phải có trách nhiệm giúp đỡ bố mẹ nên em mới đi giúp việc để kiếm thêm ít tiền đi học!” (Hoa)

3.2.3 Quan niệm về học tập

Việt Nam là một nước rất coi trọng vấn đề giáo dục Luật Phổ cập giáodục tiểu học miễn phí đối với tất cả trẻ em đã đem đến những thành quả nhấtđịnh Mặc dù vậy, với thực trạng nghèo đói thì việc các em có thể tiếp tụctheo học hết cấp tiểu học và học cao hơn nữa là rất khó khăn đối với nhiều giađình ở khu vực nông thôn Nhiều em buộc phải bỏ học để lao động kiếmsống, phải đương đầu với những thử thách mà đáng ra ở tuổi các em phảiđược đến trường Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những mặc cảm tự ti vànhững mặc cảm này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sự hình thànhnhân cách của các em Đặc biệt là các trẻ em gái

Trước nguy cơ phải bỏ học do gia đình không thể chi trả những khoảnchi phí học tập, một số em muốn tiếp tục đi học phải tìm cách lao động kiếm

Trang 37

tiền Do vậy, nhiều em gái đã tranh thủ những ngày nghỉ học để đi lao độnggiúp việc tại các thành phố lớn Đây là loại công việc không vất vả như laođộng ở quê nhưng đòi hỏi một sự khéo léo nhất định Tiền công 10 ngày tếtnăm 2005 là 400 nghìn cũng bằng với số tiền lương 1 tháng đi giúp việc vàonhững ngày hè Với số tiền này, các em có thể có đủ tiền chi trả cho 1 học kỳhoặc có thể 1 năm học của mình Những trên thực tế, trong tổng số tiền màcác em kiếm được thì các em chỉ được cầm một nửa để chi trả cho việc họctập (200 nghìn đồng), số còn lại được bố mẹ sử dụng Nhưng dù sao thì với sốtiền này các em vẫn sẽ có thể tiếp tục đi học

“Hè này em định đi làm giúp việc tiếp để kiếm tiền học năm sau nhưng

em mà đi thì nhà lại neo người quá! Đứa em trai em hè năm nay cũng thi lên cấp 3 nên lại càng cần tiền Em muốn đi học cao lên nữa! Em thấy ở Hà Nội người ta học nhiều nên kiếm được nhiều tiền Em không muốn phải làm ruộng nữa! Nhà em không phải là nghèo lắm nhưng để có thể nuôi được cả 3 chị em em đi học thì không được Mẹ em năm nay cũng yếu rồi Năm ngoái

mẹ cũng bắt em nghỉ học nhưng em không chịu!” (Hoa) Vì ước mơ được học

cao lên, được thoát khỏi cảnh giầm mưa giãi nằng ngoài đồng ruộng Hoa đãxác định con đường đi cho mình vì một tương lai tốt đẹp hơn

Khi có dịp ra Hà Nội, tiếp súc với nhịp sống đô thị Hoa đã hiểu rằng,muốn có cuộc sống tốt hơn thì không gì bằng con đường học tập! Đó chính làmột cách tiếp nhận tích cực mà em thu được sau quá trình lao động giúp việc

Trang 38

Hồng có những suy nghĩ hơi khác Hoa một chút Tôi cảm thấy rằngHồng nghĩ học tập là nền tảng cho em thoát khỏi làm nông nghiệp, học tập sẽgiúp em có thể có điều kiện tới thành phố làm việc rồi từ đó lấy chồng thànhphố Còn Hoa, học tập, tri thức là nền tảng giúp em thoát khỏi nghèo đói Nhưvậy, cuộc sống đô thị đã đem đến cho các em một mục đích mới trong cuộcsống Đấy chính là những suy nghĩ về việc hướng nghiệp trong tương lai.

3.2 Quan hệ gia đình - xã hội

“ Không biết hè này em có đi làm được nữa không! Em trai em năm nay cũng thi chuyển cấp nên nhà thiếu người để làm việc” (Hoa - 16 tuổi).

Như vậy, Hoa còn phải băn khoăn nhiều trước khi đưa ra quyết định: đihay ở Những cho dù quyết định như thế nào thì chắc rằng Hoa cũng sẽ lựachọn con đường thuận lợi cho gia đình

Đối với trường hợp của Lan, sau một thời gian lao động xa nhà dườngnhư Lan đã lớn lên nhiều

“ Giờ nó lớn lên nhiều rồi! Nó cũng đã hiểu mẹ nó sống khổ như thế nào vì

bố nó Giờ nó cũng biết nói chuyện phải trái với bố nó mà bố nó không nói gì được đấy!” (Mẹ của Lan).

Theo như lời của mẹ Lan thì Lan cũng đã hiểu rõ hơn về tình trạng giađình mình Em đã biết thông cảm trước những khó khăn của mẹ khi bố mình

Trang 39

có vợ hai Cũng từ sự hiểu biết đó, Lan đã có thể nói chuyện thẳng thắn với

bố mình với tư cách là một người trưởng thành mà bố Lan không thể khônglắng nghe và công nhận sự chín chắn ấy

Từ những quan niệm về một gia đình hạnh phúc, một người con ngoan,các em đã cố gắng góp phần vào việc xây dựng hạnh phúc gia đình và chứng

tỏ vai trò của một người con ngoan, có hiếu

3.2.2 Với bạn bè, thầy cô

Thông qua mối quan hệ bạn bè các em có thể trao đổi, giao lưu và traudồi, tiếp thu thêm nhiều nét văn hoá mới để mở rộng sự hiểu biết, hoàn thiệncách ứng xử trong xã hội và hoàn thiện chính bản thân mình Ông cha ta đãtừng có câu “ Học thầy không tày học bạn” Chính vì lẽ đó mà thông qua mốiquan hệ bạn bè các em có thể bộc lộ rõ nét nhất những suy nghĩ, những trảinghiệm của bản thân, cách sống mà các em đã lựa chọn

Mối quan hệ bạn bè của các em ở trường, lớp vẫn không có nhiều thayđổi Bởi trên thự tế, hai trong ba trường hợp mà tôi nghiên cứu thường rất ítkhi kết bạn ở trên lớp, trường Hầu hết mối quan hệ với các bạn học chỉ là mốiquan hệ xã giao, không thân thiết Các em có mặc cảm vì mình con nhànghèo, vì mình phải đi giúp việc gia đình, sợ các bạn chê cười…Đó chính là

sự thay đổi đầu tiên và lớn nhất mà tôi nhận thấy Nhất là khi có người coigiúp việc gia đình là một công việc của người nghèo khổ đến nỗi phải đi hầu

hạ người khác

“ Chị đừng nói cho các bạn ở lớp em biết là em đi làm ở Hà Nội nhé!

Em xấu hổ lắm!” (Hoa) Đấy là câu nói của Hoa khi tôi đề nghị Hoa cho tôi

cùng đi đến trường Như vậy, em đi lao động giúp việc tại Hà Nội các bạn em

ở lớp không hề hay biết “Em sợ chúng nó biết lại nghĩ này nghĩ nọ về em.

Em không còn đi học thì không sao nhưng đang còn đi học thì ngại lắm!”

(Hoa)

Trang 40

Mặc dù, đối với phần đông các em phải đi lao động giúp việc là đãchấp nhận nhiều thiệt thòi nhưng các em vẫn lo lắng trước những điều khônghay có thể xảy ra Và điều mà các em lo lắng nhất là sợ mang tiếng xấu Cũng

vì lẽ đó mà các em cố gắng hạn chế những mối quan hệ không cần thiết ởtrường Điều này khiến các em không có nhiều bạn thân để có thể chia sẻ vớinhau về cuộc sống ngoài trường học

“ Ở trường em không có nhiều bạn đâu! Trong lớp em chỉ chơi thân với 3 đứa ở xóm trên thôi! Mà khi đi làm tết ở Hà Nội em cũng phải nói dối chúng nó là em đi chơi nhà cô ở Thái Bình” (Hoa).

Khi được hỏi vì sao không muốn cho bạn bè ở trường biết mình đi giúp

việc thì Hồng đã trả lời rằng: “ Em thấy ngại lắm! Em sợ phải nói ra việc

mình đi làm cứ như là phơi bày chuyện nhà mình nghèo ra Vả lại chuyện đi làm người ở cho người khác cũng chẳng hay ho gì!” (Hồng)

Huyện Quảng Xương gồm có 41 xã, thị trấn Mỗi xã, thị trấn có 1trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, Nhưng cả huyện trước đây chỉ có 4trường phổ thông trung học và hiện nay có thêm 3 trường dân lập, bán côngphổ thông trung học nữa Điều này cho thấy một thực trạng đáng buồn là phầnlớn các trẻ em của xã không thể học lên cấp III

Đối với Lan thì đi học luôn là mơ ước của em Đang học dở lớp 6 thì

phải bỏ học để lao động kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ Em kể: “ Bạn học của em

đều ở trong xã, trong làng em nên nhiều lắm! Nhưng chúng nó toàn rủ nhau

bỏ học thôi! Bạn cùng lớp của em đã bỏ học gần hết rồi” Vì bỏ học đã gần 2

năm nên bạn học cùng lớp của em cũng không còn Em lại đi làm xa nhà liêntục nên bạn cũ chỉ còn vài người trong cùng làng mà em thỉnh thoảng có liênlạc qua thư

Những mối quan hệ bạn bè ngoài trường học thông thường cũng gắnliền với mối quan hệ bạn bè trên lớp khi mà các em còn đi học Những người

Ngày đăng: 11/12/2012, 09:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w