TỔNG QUAN
Tổng quan về dược liệu Sâm Vũ Diệp
Tên khoa học: Panax bipinnatifidus Seem
Tên khác: Ngật đáp thất, Tam thất hoang, Tam thất xẻ lá, Trúc tiết nhân sâm, Vũ diệp tam thất [4]
Thực vật (Plantae) Ngọc Lan (Magnoliophyta) Ngọc Lan (Magnoliophyta) Hoa tán (Apiales)
Ngũ gia bì hay Nhân sâm (Araliaceae) Panax
1.1.2 Phân bố và sinh thái Ở Việt Nam, SVD là loài sâm tự nhiên được phát hiện tương đối sớm
[2], chúng chủ yếu phân bố ở Lai Châu (Tả Phình), Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát, Than Uyên: núi Hoàng Liên Sơn) [14,16] Gần đây, SVD đã được thuần hóa và bước đầu được trồng thử nghiệm ở một số địa phương như Hà Giang và Lào Cai [17]
Trên thế giới, SVD được phát hiện và định tên khoa học từ năm 1868
Cây phân bố ở một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nêpan (vùng cận Himalaya) [2]
SVD là cây thảo ưa bóng và đặc biệt ưa ẩm, thường mọc rải rác hay tập trung (vài chục khóm) dưới tán rừng ẩm, gần như quanh năm có sương mù ở độ cao từ 1.600-2.300 m SVD còn là cây ưa khí hậu ẩm mát, chúng có thể tồn tại và phát triển vững bền trong điều kiện khí hậu có nền nhiệt độ khá thấp qua
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
SVD sinh trưởng, phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm Mùa hoa thường rơi vào tháng 4-5, quả thường ra vào tháng 5-9 (10) Gieo giống tự nhiên từ hạt
Quả chín chim thường ăn (bỏ hạt), hạt rơi xuống lại bị một loại sóc nâu nhỏ ăn nhân hạt Thân rễ bị gãy hoặc khai thác mất phần già, phần đầu thân rễ (có chồi ngủ) còn lại vẫn có khả năng tái sinh Toàn bộ phần thân mang lá tàn lụi vào mùa đông, đến đầu mùa xuân năm sau từ đầu mầm thân rễ sẽ mọc lên các chồi thân mới [4]
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,3 – 0,5 m Thân rễ mập, vặn vẹo, phân nhánh, có nhiều đốt và những vết sẹo to do thân cây rụng để lại, đầu rễ có hình con quay Chúng thường nằm ngang và nổi trên mặt đất, đường kính 1,5 – 3,5 cm Phần thân mang lá mảnh, thường đơn độc, mọc thẳng, rỗng giữa, có vạch dọc, đường kính thân từ 0,3 – 0,6 cm Lá kép chân vịt gồm 2 – 3 cái mọc vòng ở ngọn, lá chét 5 – 7 (ít khi 3), thuôn, dài 2,5 – 14 cm, rộng 1,5 – 4 cm, gốc tròn, dài thuôn thành mũi nhọn, xẻ thùy lông chim không đều, mép khía răng, có lông [2,4]
Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành tán đơn Hoa màu trắng lục hoặc vàng xanh; 5 cánh hoa; 5 nhị; bầu 2 - 3 ô Quả mọng, hình cầu hơi dẹt, đường kính 0,6-1,2 cm, khi chín màu đỏ, có chàm đen to ở đầu Hạt 2 – 3, hình cầu hoặc gần giống hạt đậu; màu xám trắng; vỏ cứng, có rốn hạt [2,4]
Hình 1.1: Cây Sâm vũ diệp – Panax bipinnatifidus Seem
Năm 2002, Trần Công Luận và các cộng sự đã chỉ ra được 2 nhóm chất chính trong thân rễ của SVD là polyacetylen và saponin cùng với các acid béo, acid amin Các saponin này sau đó được thủy phân và kết tinh phần sapogenin thu được acid oleanolic [13] Như vậy, rễ SVD có thành phần chính là các saponin triterpen thuộc nhóm oleanan, bao gồm những chất như: chikusetsusaponin IV, zingibrosid R1, ginsenosid Ro, Rb1, Rd, Re, Rg1 và Rg2
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Ginsenosid Re Glc-Rha Glc
Hình 1.2: Các thành phần hóa học trong SVD
Trong số các saponin khung oleanan đã được tìm thấy thì hợp chất quan trọng nhất là Stipuleanosid R2 [29,32]
Hình 1.3: Công thức của Stipuleanosid R2
Năm 2011, một nhóm nghiên cứu hợp tác của Việt Nam – Hàn Quốc cũng đã tiến hành một phân tích trên mẫu dịch chiết methanol từ rễ của SVD thu hái ở dãy núi Hoàng Liên Sơn, Việt Nam Kết quả đã phân lập thêm được
3 saponin loại oleanan mới là bifinoside A – C (1-3) trong tổng số 10 saponin có khung oleanan được phát hiện [29]
Me : methyl Ara(f) : α-L-arabinofuranosyl Ara(p) : α-L-arabinopyranosyl Glc : β-D-glucopyranosyl Xyl : β-D-xylopyranosyl
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Năm 2017, một nhóm sinh viên nghiên cứu cũng đã phân lập và xác định được cấu trúc hóa học của 3 hợp chất β-sitosterol, oleanolic acid và daucosterol từ phân đoạn ethyl acetat từ thân rễ SVD [9,10]
Tiến hành thí nghiệm trên lá SVD, một nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã phân lập được 13 saponins có khung dammaran vào năm 1989, trong đó bao gồm ginsenoside F1, F2, F3, Rb, Rb3, Rd, Re, Rg2 [27]
Các thành phần chính trong rễ của SVD đã được chỉ ra có các tác dụng chính là gây động dục, hướng sinh dục, tăng sức dẻo dai của động vật thí nghiệm, tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể [2,8]
Năm 2016, nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã công bố SVD là một trong số những loài trong cơ sở dược liệu của Trung Quốc thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư [26]
Năm 2017, một nghiên cứu về SVD chỉ ra chúng có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu trên in vitro ở các phân đoạn và các mức liều: phân đoạn tổng, phân đoạn n-butanol, phân đoạn ethylacetat có tác dụng ở các mức liều:
0,5 - 1 - 2 - 5 mg/mL, phân đoạn ether ở các mức liều 1-2-5 mg/mL [15]
Năm 2018, một nhóm nghiên cứu người Trung Quốc khác đã xác định SVD cũng có tác dụng cầm máu giống với nhiều loài sâm khác trong chi Panax
Các nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra SVD có khả năng ảnh hưởng đối với hệ thần kinh trung ương, có tác dụng chống stress [18,19], chống trầm cảm, có tác dụng bảo vệ gan và kích thích tăng miễn dịch [11,12]
Về độc tính cấp, SVD dùng đường uống có độ độc tính cấp rất thấp [2]
SVD là nguồn gen đặc biệt quý hiếm của Việt Nam và thế giới Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng để làm thuốc Thân rễ (củ) làm thuốc bổ huyết (nhất là cho phụ nữ sau sinh và người cao tuổi); cầm máu, tán ứ tiêu sưng; tăng cường sinh dục, chống stress Lá, thân, nụ hoa làm trà uống kích thích tiêu hóa, an thần và chữa bệnh thận Ở Trung Quốc, SVD là thuốc chữa hư lao, thổ huyết, chảy máu cam, đòn ngã tổn thương Tuy nhiên cho đến nay chưa tìm thấy nghiên cứu nào ở cả Việt Nam và thế giới công bố về tác dụng sinh học của SVD chứng minh cho các công dụng này [2,4].
Tổng quan về thành phần Saponin
Saponin hay saponosid là một nhóm các glycoside với phần genin có cấu trúc triterpen hay steroid 27 carbon, gặp rộng rãi trong thực vật, cũng được tìm thấy trong động vật thân mềm như Hải sâm, Sao biển
Cấu trúc của Saponin gồm có hai phần là phần đường và phần aglycon (hay genin) [30]
Phần aglycon thường được gọi là sapogenin, có cấu trúc triterpen với khung cơ bản 30 carbon hoặc steroid với 27 carbon dẫn xuất từ khung cholestan Trên phần sapogenin thường gắn các nhóm thế hydroxyl (OH)
Nhóm OH này trong đa số trường hợp có định hướng β
Phần đường ở đa số saponin thường được gắn vào các nhóm OH ở trên
Với số lượng không nhiều của các sapogenin, sự đa dạng của các saponin chủ yếu là do thành phần, số lượng và vị trí của các đường trong phân tử
Dựa theo cấu trúc hóa học của phần genin, người ta chia saponin là 2 nhóm lớn là saponin triterpenoid và saponin steroid a) Saponin triterpenoid
+ Có phần sapogenin có khung 30 carbon với 5 vòng và 8 nhóm methyl
+ Nhóm được phân làm 5 phân nhóm nhỏ:
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
- Saponin triterpenoid bốn vòng: gồm
Hình 1.5: Công thức của một số nhóm
Theo như các nghiên cứu, thành phần saponin chủ yếu được tìm thấy trong các cây thuộc họ nhân sâm thuộc nhóm Dammarane (bao gồm ginsenosides Rb1, Rb2, Re và Rg1) [25] b) Saponin steroid
Nhóm này có cấu trúc cơ bản là khung cholestan với 27 carbon trong đó mạch nhánh của khung steroid thường đóng vòng với dị tố oxy hay nitơ tạo thành một hay hai dị vòng là E (năm cạnh) và F (6 cạnh) Các saponin nhóm này ít có các nhóm thế trên khung, ngoại trừ nhóm OH C-3 Sự khác biệt giữa các saponin chủ yếu là trên mạch nhánh để tạo nên các nhóm khác nhau
Saponin steroid được chia thành 2 phân nhóm là:
- Saponin steroid thông thường: với dị tố trong vòng E và F chỉ là Oxy
- Saponin steroid alkaloid: với Nitơ trong phân tử
Saponin thường là những chất vô định hình, không màu tới màu trắng ngà Đa số saponin có vị nhẫn đắng, ngoài ra vẫn có một số loại có vị ngọt
Saponin là những chất phân cực nên có thể tan trong các dung môi phân cực như các alcol, hỗn hợp cồn – nước, nước và các dung môi phân cực khác như dimethyl sulfoxid, dioxin, pyridine… Với saponin có mạch đường ngắn đến trung bình, butanol là một dung môi hòa tan tương đối chọn lọc Với saponin có mạch đường dài có thể tan tốt trong nước
Saponin có những tính chất hết sức đặc trưng như:
- Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước
- Khối lượng phân tử lớn nên khó bị thẩm tích
- Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng
- Độc với cá, diệt các loài thân mềm như giun, sán, ốc sên…
- Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt
- Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3β-hydroxysteroid khác
Tuy nhiên, không phải tất cả các saponin đều thể hiện đầy đủ các tính
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
1.2.5 Kiểm nghiệm dược liệu chứa Saponin
✓ Dựa trên tính chất tạo bọt
✓ Dựa trên tính chất phá huyết
✓ Dựa trên độ độc đối với cá
✓ Khả năng tạo phức với cholesterol
✓ Xác định bằng quang phổ
✓ Định lượng: Phương pháp cân, phương pháp đo quang, phương pháp sắc ký lỏng cao áp
1.2.6 Tác dụng và công dụng
Saponin có tác dụng long đờm, chữa ho (viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên môn, mạch môn…)
Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thông tiểu (rau má, tỳ giải, thiên môn, mạch môn), tác dụng chống viêm (cam thảo, ngưu tất), kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus…
Saponin trong một số cây thuộc họ Nhân sâm có tác dụng bổ tăng lực (Nhân sâm, Tam thất, Sâm vũ diệp…)
Gần đây có báo cáo chỉ ra saponin steroid có tác dụng chống ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau, như ức chế sự tăng sinh, gây ra apoptosis và autophagy, và điều chỉnh vi môi trường khối u, thông qua nhiều con đường truyền tín hiệu liên quan [17].
Tổng quan về cao dược liệu (cao thuốc)
Cao thuốc là chế phẩm được điều chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hoặc động vật với các dung môi thích hợp
Các dược liệu trước khi chiết xuất được xử lý sơ bộ (rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô và chia nhỏ đến kích thước thích hợp) Đối với một số dược liệu đặc biệt có chứa men làm phân hủy hoạt chất, cần phải diệt men trước khi đưa vào sử dụng bằng cách dùng hơi cồn sôi, hơi nước hoặc bằng phương pháp thích hợp khác
Theo thể chất cao thuốc được chia làm 3 loại:
- Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng, trong đó cồn và nước đóng vai trò dung môi chính (hay chất bảo quản hay cả hai) Nếu không có chỉ dẫn khác, quy ước 1 ml cao lỏng tương ứng với 1g dược liệu dùng để điều chế cao thuốc
- Cao đặc: Là khối đặc quánh Hàm lượng dung môi sử dụng còn lại trong cao không quá 20%
- Cao khô: Là khối hoặc bột khô, đồng nhất những rất dễ hút ẩm Cao khô không được có độ ẩm lớn hơn 5%
Quá trình điều chế cao thuốc thường có 2 giai đoạn:
Chiết xuất dược liệu bằng các dung môi thích hợp
Tùy theo các điều kiện cụ thể mà có thể sử dụng các phương pháp chiết xuất khác nhau: ngâm, hầm, hãm, sắc, ngâm nhỏ giọt (thường được sử dụng), chiết xuất ngược dòng, chiết xuất bằng thiết bị siêu âm, chiết xuất bằng phương pháp sử dụng điện trường và các phương pháp khác
- Cao lỏng: Sau khi thu được dịch chiết, tiến hành lọc và cô dịch chiết bằng phương pháp khác nhau để thu được cao theo tỷ lệ quy ước (1ml cao lỏng tương đương với 1g dược liệu)
- Cao đặc và cao khô: Dịch chiết được cô đặc đến khi dung môi dùng để chiết xuất còn lại không quá 20% được cao đặc Trong trường hợp điều chế cao khô, tiếp tục sấy khô đến khi dung môi còn lại không quá 5% Để đạt đến thể chất quy định, quá trình cô đặc và sấy khô dịch chiết thường được tiến hành
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU có các thiết bị cô đặc và sấy dưới áp suất giảm thì được phép cô cách thủy (không được cô trực tiếp trên lửa) và sấy ở nhiệt độ không quá 80 0 C
1.3.4 Yêu cầu chất lượng Đạt các yêu cầu theo quy định trong chuyên luận riêng và các yêu cầu chung sau đây:
- Độ tan: Cao lỏng phải tan hoàn toàn trong dung môi đã sử dụng để điều chế cao
- Độ trong, mùi vị, độ đồng nhất và màu sắc: Cao thuốc phải đúng màu sắc đã mô tả trong chuyên luận riêng, có mùi và vị đặc trưng của dược liệu sử dụng Ngoài ra, cao lỏng còn phải đồng nhất, không có váng mốc, không có cặn bã dược liệu và vật lạ
- Mất khối lượng do làm khô (nếu không có chỉ dẫn khác):
- Hàm lượng cồn: Đạt từ 90 – 110% lượng ethanol ghi trên nhãn (áp dụng cho cao lỏng và cao đặc)
- Kim loại nặng: Không được quá 20 phần triệu nếu không có chỉ dẫn khác
- Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật
Cao thuốc được đựng trong bao bì kín, để nơi khô, mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ ít thay đổi
Nhãn: theo qui định hiện hành và có ghi tên bộ phận dùng của cây thuốc, tên dung môi, hàm lượng (%) của hoạt chất hoặc của hợp chất nhận dạng được quy định theo từng chuyên luận riêng, tên và nồng độ của chất bảo quản thêm vào Khi hoạt chất chưa biết, tỷ lệ giữa dược liệu và sản phẩm cuối cùng phải được nêu rõ Đối với cao đặc và cao khô, loại và số lượng tá dược thêm vào cũng được nêu ra và tỷ lệ phần trăm của cao tự nhiên cũng phải được ghi rõ
1.4 Tổng quan về tiêu chuẩn cơ sở của cao dược liệu [5]
1.4.1 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn về phương pháp thử
Khi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn cơ sở người ta chia các phương pháp thử thành ba loại:
- Các phương pháp thử định tính: là phép thử cần thiết để nhận biết một dược chất hay những thành phần chính của thuốc dựa trên tính chất vật lý hay hóa học đặc trưng Định tính có thể dựa theo:
+ Các kinh nghiệm truyền thống, phương pháp vi học
+ Các phương pháp lý học: xác định chỉ số về độ tan, tỉ trọng, chiết xuất, năng suất quay cực…
+ Các phương pháp hóa học: thử một vài thành phần trong mẫu bằng các phản ứng hóa học
+ Định tính sắc ký: dùng các phương pháp sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí, sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) … để phát hiện một số thành phần có trong mẫu thử; so sánh với chất chuẩn hay thành phần trong mẫu chuẩn
- Các phương pháp thử tinh khiết: là tập hợp các phép thử nhằm phát hiện những tạp chất nhiễm vào thuốc Để kiểm tra độ tinh khiết, phải thử xác định sự có mặt các tạp chất, số lượng và giới hạn của chúng cũng như những yêu cầu khác tùy theo mỗi chuyên luận Tùy theo từng mẫu thử mà thử tinh khiết có thể bao gồm một số hay tất cả các chỉ tiêu dưới đây:
+ Mất khối lượng do làm khô (Phụ lục 9.6 hay Phụ lục 12.13 DĐVN V)
+ Tro toàn phần và tro không tan trong acid hydrochloric (Phụ lục 9.7 và Phụ lục 9.8 DĐVN V)
+ Hàm lượng kim loại nặng (Phụ lục 9.4.11 DĐVN V)
+ Dư lượng các chất bảo vệ thực vật (Phụ lục 12.17 DĐVN V)
+ Xác định chất chiết được là xác định hàm lượng các chất trong mẫu thử có thể chiết được bằng dung môi (nước, ethanol hay một dung môi khác) (Phụ lục 12.10 DĐVN V)
- Các phép thử định lượng: là những phép thử được sử dụng để xác định hàm lượng của một hay một số chất có trong các mẫu thử mà ta quan tâm bằng
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
1.4.2 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Thông thường đối với một mẫu cao khô, các chỉ tiêu luôn phải có bao gồm:
- Những yêu cầu về hình thức, tính chất cảm quan: thể chất, màu sắc, mùi vị, các đặc điểm đặc biệt (chỉ tiêu tính chất)
- Những yêu cầu về định tính: xác nhận sự hiện diện của các hoạt chất chính trong sản phẩm
- Những yêu cầu về định lượng: giới hạn cho phép của hàm lượng các hoạt chất.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Cây SVD trồng ở huyện Sa Pa, Lào Cai 6 năm tuổi được thu vào ngày 15/07/2016 Mẫu được giám định tên khoa học là Panax bipinnatifidus Seem., họ Nhân sâm (Araliaceae) bởi ThS Nguyễn Quỳnh Nga, Khoa Tài nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu Mẫu tiêu bản (DL -150716) được lưu giữ tại Phòng tiêu bản của Khoa Tài nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu (Phụ lục 1)
Hình 2.1: Mẫu sâm vũ diệp ( Panax bipinnatifidus Seem.) thu hái tại
Mẫu cao khô SVD sử dụng trong đề tài là sản phẩm của quy trình chiết cao được thừa kế từ “quy trình chiết cao giàu saponin từ SVD” trong đề tài cấp nhà nước “Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển nguồn nguyên liệu và tạo sản phẩm từ hai loài cây thuốc Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.tsai et K.M
Feng) vùng Tây Bắc” của đại học Quốc gia Hà Nội
Cao SVD (Panax bipinnatifidus Seem., họ nhân sâm Araliaceae) (cao
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Tiến hành khảo sát các điều kiện cần thiết để có thể có được hiệu suất chiết cao đạt tỉ lệ cao nhất bao gồm:
- Lựa chọn phương pháp chiết xuất
- Khảo sát kích thước dược liệu
- Khảo sát thời gian chiết
- Khảo sát số lần chiết/ mẻ và dung môi chiết
- Khảo sát nhiệt độ chiết
- Phương pháp loại tạp và tinh chế
- Phương pháp điều chế cao khô
Sau khi tiến hành các khảo sát đã xây dựng được quy trình chiết cao khô SVD phù hợp nhất như sơ đồ ở Hình 2.2:
Hình 2.2: Quy trình chiết xuất cao giàu saponin từ SVD
Dược liệu thân rễ SVD vào phải đạt tiêu chuẩn cơ sở được nhóm nghiên cứu xây dựng và Viện Dược liệu thẩm định Hàm lượng saponin toàn phần có trong dược liệu sâm vũ diệp không được thấp hơn 0,4% acid oleanolic tương đương tính theo dược liệu khô tuyệt đối
Dược liệu được cân trước khi nạp vào bình chiết và được chiết 3 lần bằng cồn 50% (tỉ lệ về khối lượng dược liệu/dung môi cồn 50% = 1/7) Thời gian chiết mỗi lần 2 giờ, tính từ lúc đạt nhiệt độ sôi, t = 90 0 C Sau khi chiết xong, dịch chiết được rút ra, lọc, gộp dịch chiết của 3 lần lại rồi chuyển sang thiết bị cô chân không, cô thành dịch lỏng 1:1 (1g DL/1 ml dịch chiết)
➢ Công đoạn loại tạp thô a Chiết lỏng-lỏng với n-hexan
Cho cao lỏng 1000 ml/nước (tương đương thu được từ 1 kg dược liệu khô) rồi chiết phân bố với n-hexan theo tỷ lệ 1:1 qua 3 lần (dùng phễu chiết 2L) Cất loại thu hồi dung môi n-hexan để tái sử dụng Lớp nước sau chiết lỏng- lỏng chứa toàn lượng saponin đã được loại dầu béo và tạp chất thân dầu b Sắc ký cột diaion HP-20
Dịch nước sau khi chiết hexan được hấp phụ vào cột resin diaion HP-20 bằng cách bơm từ từ lên cột theo tỉ lệ 10 ml dịch mẫu thử/1g hạt resin, kiểm tra bằng TLC đến khi mẫu thử chảy ra thì dừng bơm Ngâm khoảng 8 h để cột cân bằng hấp phụ Rửa sạch bằng 2 lần thể tích nước cất (2000 ml) để loại bỏ saccarid rồi rửa giải bằng EtOH 96% (1000 mL), kiểm tra TLC Thu dịch rửa giải EtOH 96%
Phần dịch rửa giải ở trên đem cất thu hồi dung môi bằng máy cất quay được cao đặc, sau đó được sấy bằng tủ sấy chân không ở 55-60 o C, độ chân
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
➢ Kiểm nghiệm cao giàu saponin
Cao giàu saponin từ sâm vũ diệp sau khi được tiến hành kiểm nghiệm theo TCCS đã được phê duyệt, nếu đạt thì nhập kho Cao giàu saponin được đựng trong túi ni long, buộc kín, bảo quản nơi khô, mát, tránh ánh sáng
➢ Đóng gói và bảo quản:
Sau khi đạt TCCS, cao giàu hoạt chất được đóng gói theo đúng qui cách và nhập kho, bảo quản ở nhiệt độ