1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận án tiến sĩ hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình (trên các kênh của VTV, có so sánh với kênh TV5 của pháp) 60 22 01 01

216 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình (trên các kênh của VTV, có so sánh với kênh TV5 của Pháp)
Tác giả Trần Phúc Trung
Người hướng dẫn GS. TS. Đinh Văn Đức
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 2,11 MB

Cấu trúc

  • 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI (6)
  • 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ (7)
  • 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (11)
  • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (12)
  • 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN (14)
  • 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN (15)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN (15)
    • 1.1. Giao tiếp và giao tiếp hội thoại (17)
      • 1.1.1. Khái quát về giao tiếp (17)
      • 1.1.2. Giao tiếp ngôn ngữ (22)
      • 1.1.3. Giao tiếp hội thoại trên bình diện giao tiếp ngôn ngữ (25)
      • 1.1.4. Giao tiếp và giao tiếp hội thoại trên truyền hình (32)
    • 1.2. Hành động ngôn từ (40)
      • 1.2.1. Về hành động ngôn từ (40)
      • 1.2.2. Phân loại hành động ngôn từ (41)
      • 1.2.3. Hành động hỏi (43)
    • 1.3. Phỏng vấn báo chí và ngôn ngữ phỏng vấn (46)
      • 1.3.1. Phỏng vấn báo chí (46)
      • 1.3.2. Phân loại phỏng vấn (50)
      • 1.3.3. Ngôn ngữ phỏng vấn (51)
      • 1.3.4. Một số yếu tố kèm lời và phi lời ảnh hưởng đến hoạt động phỏng vấn (56)
    • 1.4. Văn hóa trong giao tiếp và giao tiếp hội thoại trên truyền hình (58)
      • 1.4.1. Phép lịch sự và quan điểm của G.N.Leech, P.Brown và S.Levinson (58)
      • 1.4.2. Phép lịch sự trong hoạt động phỏng vấn truyền hình (62)
    • 2.1. Hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình (65)
      • 2.1.1. Dẫn nhập (65)
      • 2.1.2. Nhận diện hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn trên truyền hình (65)
      • 2.1.3. Mối quan hệ giữa câu hỏi và hành động hỏi trong giao tiếp ngôn ngữ trên truyền hình (66)
      • 2.1.4. Hỏi trong hoạt động phỏng vấn truyền hình (70)
    • 2.2. Nghiên cứu điển hình (Case Study) về hỏi trong một số dạng phỏng vấn truyền hình trên VTV (75)
      • 2.2.1. Hỏi trong phỏng vấn của các chương trình thời sự (75)
      • 2.2.2. Hỏi trong phỏng vấn của các thể loại chân dung (81)
      • 2.2.3. Hỏi trong phỏng vấn của các chương trình trò chơi, giải trí (83)
      • 2.2.4. Một số dạng câu hỏi hay được sử dụng trong các chương trình truyền hình của VTV (83)
    • 2.3. Một số yếu tố ngoài ngôn ngữ chi phối giao tiếp ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình của VTV (102)
      • 2.3.1. Thể phát và thể nhận (104)
      • 2.3.2. Hoàn cảnh, bối cảnh trong giao tiếp phỏng vấn truyền hình (108)
      • 2.3.3. Yếu tố tâm lí (109)
      • 2.3.4. Yếu tố phi ngôn ngữ (111)
    • 2.4. Tiểu kết (114)
  • CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TRONG PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH TRÊN CÁC KÊNH CỦA VTV (15)
    • 3.1. Dẫn nhập (116)
    • 3.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa (117)
      • 3.2.1. Về khái niệm văn hóa (117)
      • 3.2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và ngôn ngữ (0)
    • 3.3. Một số vấn đề về văn hóa của người Việt thông qua hành động hỏi (121)
      • 3.3.1. Về khái niệm văn hóa ngôn từ (121)
      • 3.3.2. Đặc trưng văn hóa trong giao tiếp của người Việt (122)
      • 3.3.3. Một số đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt qua hành đông hỏi (126)
    • 3.4. Văn hóa ứng xử trong giao tiếp phỏng vấn trên VTV (129)
      • 3.4.1. Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp phỏng vấn truyền hình (129)
      • 3.4.2. Nghiên cứu điển hình về ứng xử ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình (133)
    • 3.5. Tiểu kết (153)
  • CHƯƠNG 4: BƯỚC ĐẦU SO SÁNH HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG PHỎNG VẤN TRÊN CÁC KÊNH CỦA VTV-VIỆT NAM VÀ KÊNH TV5-PHÁP (16)
    • 4.1. Dẫn nhập (155)
    • 4.2. Giới thiệu cứ liệu (156)
      • 4.2.1. Tổng quan về TV5 Monde (156)
      • 4.2.2. Tổng quan về VTV (157)
      • 4.2.3. Cứ liệu dẫn xuất (159)
    • 4.3. Phân tích cứ liệu (160)
      • 4.3.1. Về mặt hình thức (160)
      • 4.3.2. Về mặt nội dung (168)
      • 4.3.3. Về hành động hỏi và kỹ năng đặt câu hỏi (169)
    • 4.4. Nhận xét và đề xuất (195)
      • 4.4.1. Nhận xét chung (195)
      • 4.4.2. Một số ý kiến đề xuất (196)
    • 4.5. Tiểu kết (0)
  • KẾT LUẬN (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

2.1 Nếu tớnh từ tờ bỏo ô Presse Hollandaise ằ (bỏo người Hà Lan) tại

Amsterdam năm 1620 của Willem Janszoon Bleau thì truyền hình là một loại hình báo chí còn rất non trẻ Xét về lịch sử, truyền hình chỉ được biết đến vào năm 1927 khi tín hiệu truyền hình lần đầu tiên được Công ty phát triển truyền hình của Baird phát đi giữa Washington DC và New York (mặc dù tín hiệu này đã không được phát sóng ra công chúng)

2.2 Về công nghệ truyền dẫn phát sóng của truyền hình, nó bắt đầu được biết đến từ những năm 1929 tại Đức, nhưng ban đầu chỉ là hình ảnh phát đi mà không có âm thanh, cho mãi đến năm 1934 khi công nghệ phát triển thì truyền hỡnh mới cú cả ô hỡnh ằ lẫn ô tiếng ằ

Tại Pháp, đến tháng 11 năm 1929, khi Bernard Natan thành lập Công ty truyền hình đầu tiên có tên Truyền hình - Baird - Natan, người ta mới biết đến sự hiện diện của truyền hình, nhưng cũng phải tới ngày 14 tháng 4 năm 1931 chương trình đầu tiên mới được phát sóng Và đến tháng 12 năm 1932 chương trình thử nghiệm bằng màu đen trắng được phát mỗi tuần một giờ, sau đó được phát hàng ngày từ đầu năm 1933

Từ trỏi qua phải: Hỡnh ô N 0 1 ằ (1) , ô N 0 2 ằ (2) , ô N 0 3 ằ (3)

2.3 Ở Việt Nam, truyền hình được thành lập vào ngày 07 tháng 9 năm

1970 Tuy là ô thế hệ sinh sau ằ nhưng vỡ là một tờ bỏo điện tử hiện đại, THVN đã có những kế thừa và phát huy những thành tựu của báo chí trước đó, đặc biệt là ngôn ngữ của báo in và phát thanh để trở thành một tờ báo quan trọng và hữu hiệu nhất hiện nay

2.4 Như vậy, từ khi ra đời đến nay truyền hình thế giới đã có hơn 100 năm và truyền hình Việt Nam đã có 41 năm xây dựng và phát triển, nhưng việc nghiên cứu về các vấn đề thuộc nội dung chương trình, đặc biệt là nghiên cứu về

1 Thiết bị thu đĩa - lớn và những điều khiển truyền hình sử dụng vào ngày 7 tháng 4 năm 1927 tại Mỹ

2 Tổng thư ký Thương mại Herbert Hoover phát biểu

3 Lãnh đạo cao cấp và những nhà nghiên cứu của AT&T phỏng vấn mãi đến những năm gần đây mới được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm

2.4.1 Trên thế giới, có thể nói, các công trình nghiên cứu về phỏng vấn truyền hình ở các nước khá đồ sộ nhưng chủ yếu nó được đề cập đến như là một thể loại báo chí và các kỹ năng cơ bản để thực hiện một cuộc phỏng vấn trên súng, đơn cử như: ôGiao tiếp trờn truyền hớnh - Trước ống kỡnh và sau ống kỡnh cameraằ của tỏc giả X.A Muratốp (Nga), ôNghệ thuật phỏng vấn cỏc nhà lónh đạoằ của tỏc giả Samy Cohen (Phỏp), ôCụng nghệ phỏng vấnằ của Maria Lukina

(Nga), hay ôNhà bỏo hiện đạiằ của The Missouri Goup cũng cú một chương núi về phỏng vấn v.v

2.4.2 Tại Việt Nam, từ hơn một thập kỷ nay, cũng đã có những nhà nghiên cứu chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào các lĩnh vực như báo in hay phát thanh, nơi mà yếu tố ngôn ngữ đóng vai trò quyết định đến nội dung cần chuyển tải Còn về lĩnh vực truyền hình nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần đi sâu nghiên cứu về mặt hình ảnh hơn là ngôn ngữ Vì vậy, họ đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ hình ảnh trong truyền hình và không chú trọng nhiều đến các yếu tố của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ phỏng vấn Tuy vậy, cũng đã có một số tác giả nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình như luận văn thạc sĩ của Hà Nguyên Sơn Nghiên cứu của Hà Nguyên Sơn đã tìm hiểu diễn tiến ngôn ngữ trong các chương trình thời sự, thể loại chân dung, thể loại ô trũ chơi, gặp gỡ ằ 5 và chi phối của ngụn ngữ phỏng vấn truyền hỡnh trong quá trình tác nghiệp, nghệ thuật đặt câu hỏi đối với các vị khách mời

2.4.3 Cũng ở cấp độ luận văn thạc sĩ tác giả Hoàng Lê Thúy Nga đã khảo sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên Huế Khác với Hà Nguyên Sơn, Hoàng Lê Thúy Nga không phân chia theo từng chuyên mục, chương trình mà nghiên cứu một cách tổng quát Tác giả cũng đã tập trung nghiên cứu cấu trúc cuộc thoại, câu hỏi phỏng vấn, các phương tiện ngôn ngữ v.v trong giao tiếp truyền hình

2.4.4 Ở cấp độ luận án tiến sĩ cũng đã có tác giả đề cập đến yếu tố lời nói trong truyền hỡnh như luận ỏn của Nguyễn Thế Kỷ (2005) với ôDạng thức núi trờn truyền hớnhằ Trong cụng trỡnh nghiờn cứu này, Nguyễn Thế Kỷ đó nờu lờn những đặc điểm cơ bản của dạng thức nói trên truyền hình, chỉ ra sự khác nhau giữa dạng nói trên truyền hình với nói trên đài phát thanh, giao tiếp trên báo viết, điện thoại có hình, Internet 6 Đồng thời, khảo sát một số hoạt động lời nói trên truyền hình, phong cách ngôn ngữ trên truyền hình

2.5 Đối tượng của luận án là hành động hỏi nên dĩ nhiên phát ngôn hỏi, một phương tiện hình thức chuyền tải chủ yếu của nội dung hành động hỏi, không thể không được đề cập đến Phát ngôn hỏi đã được các nhà Việt ngữ học tìm hiểu kỹ, một số công trình gần đây nhất, chú ý tới nhân tố con người và hoạt động ngôn ngữ ở trạng thái động, trạng thái hành chức của nó Các tác giả này đã đi sâu nghiên cứu câu hỏi ở bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng như các nhân tố: vai giao tiếp, ngữ cảnh, ý đồ… gắn với một kiểu diễn ngôn nhất định như Nguyễn Thị Thỡn (1994) nghiờn cứu về ôCõu nghi vấn tiếng Việt: một số kiểu nghi vấn thường khụng dựng để hỏiằ; Lờ Đụng (1996) với ôNgữ nghĩa - ngữ dụng cõu hỏi chỡnh danhằ; Nguyễn Việt Tiến (2002) là ôHỏi và cõu hỏi theo quan điểm ngữ dụng họcằ; và Đào Thanh Lan (2010) với ôNgữ phỏp - Ngữ nghĩa của lời cầu khiến Tiếng Việtằ cũng đó đề cập đến đặc điểm của lời hỏi trong mối tương quan với lời cầu khiến Theo Đào Thanh Lan, về mặt hình thức, trong tiếng Việt, có những lời hỏi nhưng lại mang trong nó đặc điểm nội dung của lời cầu khiến Đây là kiểu lời trung gian giữa hai kiểu lời hỏi và lời cầu khiến Nó tạo nên tính

6 Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP) Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), tìm dữ liệu (search engine), chuyển tải tin tức v.v Thuật ngữ internet còn được hiểu đó là trang báo điện tử, một loại hình báo chí mới ra đời từ sự kết hợp của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đa dạng và tinh tế trong thực tiễn dùng lời nói của người Việt nhưng đồng thời cũng gây nên sự phức tạp trong việc nhận diện chúng

2.6 Kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được trong nghiên cứu của các tác giả nêu trên, luận án sẽ đi sâu khảo sát hành động hỏi, tức là hành động được thực hiện thông qua việc đặt các câu hỏi với mục đích khai thác thông tin từ phía khách mời/ người được hỏi trong phỏng vấn truyền hình Thông qua việc nghiên cứu các hành động hỏi, luận án sẽ đưa ra một số kiến giải về việc làm như thế nào hay nói đúng hơn là hỏi như thế nào để có một cuộc phỏng vấn tự nhiên, hiệu quả, tức là để người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái, chủ động bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình trên các kênh của VTV (Việt Nam) và TV5 (Pháp) - với tư cách là kênh đối chiếu

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Như đã trình bày, đối tượng nghiên cứu của luận án là hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình nên trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi sẽ tập trung vào giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau:

1 Nhận diện giao tiếp và giao tiếp trong hoạt động phỏng vấn truyền hình

2 Hành động hỏi và phân loại hành động hỏi

3 Nghiên cứu hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn truyền hình

4 Nghiên cứu các nhân tố giao tiếp ảnh hưởng đến hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn truyền hình

5 Nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ diễn tả hành động hỏi

6 Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa và ứng xử ngôn ngữ đối với hành động hỏi và phương pháp đặt câu hỏi trong phỏng vấn truyền hình

7 Thử nghiên cứu, đối chiếu về hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn trên các kênh của VTV của Việt Nam và kênh TV5 của Pháp

3.2.2 Tuy nhiên, do dung lượng của luận án và khả năng cá nhân chưa cho phép nên luận án sẽ không tiến hành so sánh, đối chiếu một cách hệ thống hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn ở tiếng Pháp và tiếng Việt Nhưng trong quá trình phân tích các cứ liệu bằng tiếng Việt trên các kênh của VTV và trên kênh TV5 của Pháp, luận án sẽ đưa ra một số kiến giải, nhận xét sự tương đồng và khác biệt của hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn trên kênh VTV và TV5 Điều này sẽ giúp làm rõ hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình trên VTV, đồng thời sẽ là tiền đề cho đề tài nghiên cứu so sánh, đối chiếu một cách hệ thống, toàn diện hơn về hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình Pháp và Việt Nam

3.2.3 Cũng cần nói thêm rằng, nghiên cứu hành động hỏi nói chung và nghiên cứu hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn nói riêng chính là nghiên cứu những ứng dụng của ngôn ngữ trong xã hội Đây là một nghiên cứu có tính liên ngành, liên quan đến hai địa hạt chính, đó là ngôn ngữ truyền thông (trên truyền hình) và giao tiếp trong hoạt động truyền thông Vì thế, chỉ có người bản ngữ mới hiểu hết được các ngữ cảnh sử dụng cũng như các sắc thái ngữ nghĩa mang tính riêng biệt của chúng Với lí do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn nguồn ngữ liệu chính là tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ Và tiếng Pháp, chỉ mang tính thứ yếu nhằm bổ sung thêm nguồn ngữ liệu cho công tác nghiên cứu, để từ đó những kết luận mà chúng tôi đưa ra sẽ có cơ sở và phổ quát hơn

Chúng tôi cũng không cho rằng những phân tích đưa ra đã khái quát hết được những khả năng biểu đạt của hành động hỏi trong tiếng Việt và tiếng Pháp mà chỉ khẳng định rằng đó là những biểu hiện thường gặp và được các phóng viên, nhà báo Việt Nam và Pháp hay sử dụng trong những chương trình mang tính tiêu điểm của kênh VTV và TV5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án sẽ kế thừa và vận dụng các thành tựu về lí luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học và truyền hình có liên quan đã được sử dụng trong và ngoài nước Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, luận án này sẽ đề cập đến hành động hỏi với tư cách là một hành động ngôn từ được thực hiện trong hoạt động phỏng vấn trên truyền hình nên để tiếp cận được một đối tượng như vậy chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:

4.1 Phương pháp nghiên cứu 4.1.1 Phương pháp chung: Trên thực tế, để luận án có được những nhận xét cụ thể và các kết luận đưa ra có tính khái quát thì việc nghiên cứu khoa học phải thực hiện theo quy trình quy nạp và diễn dịch Phương pháp quy nạp tức là đi từ những dẫn chứng cụ thể để đúc, rút ra những luận điểm mang tính kết luận

Còn việc đưa ra một nhận định về một vấn đề nào đó và sau đó chứng minh bằng những ví dụ cụ thể được gọi là phương pháp diễn dịch

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cả hai phương pháp trên nhằm tạo nên những lập luận vững chắc, chặt chẽ, đồng thời để kết luận đưa ra có sức thuyết phục

 Điền dã tƣ liệu cho đối tƣợng: Đây là phương pháp nhằm thu thập các tư liệu cụ thể về hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn trên truyền hình của VTV và TV5 Mặc dù, hàng ngày, hàng giờ trên sóng truyền hình luôn có những chương trình phỏng vấn, nhưng để có được ngữ liệu người nghiên cứu phải dùng phương pháp lưu chương trình sang đĩa DVD, sau đó chuyển từ văn bản ở dạng thức nói sang văn bản viết Trên cơ sở các cứ liệu đã thu thập, tác giả luận án sẽ đánh dấu các phát ngôn chứa hành động hỏi để lập hồ sơ xử lý

 Khảo sát: Đây là quy trình tiếp theo của việc thu thập tư liệu Mục đích chính là để xử lý các tư liệu hiện có theo bốn công việc sau đây: 1/ Mô tả chi tiết hành động hỏi; 2/ Phân tích hành động hỏi trên bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa - ngữ dụng; 3/ Phân tích hành động hỏi trên bình diện văn hóa; 4/ Phân tích hành động hỏi trên bình diện của các giao diện giao tiếp

 Phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học và truyền thông:

Bên cạnh các phương pháp nêu trên, trong luận án này chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác của ngôn ngữ học và truyền thông như: Đối với ngôn ngữ học đó là : 1/ Phương pháp phân tích hội thoại, phương pháp phân tích diễn ngôn ; 2/ Phương pháp phân tích dụng học - văn hóa; Với truyền thông học, chúng tôi sử dụng phương pháp mô hình truyền thông giao tiếp và phương pháp tiếp thị xã hội (hay còn gọi là phương pháp tiếp cận công chúng)

 Thống kê, quy loại và phân loại: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án tiến đã hành thống kê ngữ liệu, chủ yếu là các cuộc phỏng vấn trong các chương trình thời sự - chính trị - xã hội, văn hóa - thể thao - giải trí trên VTV và TV5 trong những năm gần đây Sau đó, chúng tôi phân loại theo dạng câu hỏi và mục đích của hành động hỏi Kết quả thống kê được sử dụng để rút ra các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Đồng thời, đó là những căn cứ thực tiễn giúp cho các cứ liệu khoa học có tính xác thực cao

 So sánh: Căn cứ vào cứ liệu của các cuộc phỏng vấn trên VTV và

TV5, chúng tôi sẽ đưa ra một số so sánh về hành động hỏi trong giao tiếp phỏng vấn của các phóng viên, nhà báo của hai đài.

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

5.1 Ý nghĩa lí luận 5.1.1 Về mặt lí luận, luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng lí luận ngôn ngữ kết hợp với lí luận báo chí và dụng học Việt ngữ, vì vậy thông qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ thêm về giao tiếp hội thoại trong phỏng vấn truyền hình

5.1.2 Luận án cũng muốn vận dụng lí thuyết hội thoại trong ngữ dụng học để làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu phỏng vấn báo chí Đây là một phương pháp tiếp cận liên ngành Nhìn từ góc độ nào đó, sự tiếp cận này sẽ làm gia tăng phạm vi nghiên cứu, phạm vi ứng dụng của lí thuyết hội thoại nói riêng và ngữ dụng học nói riêng

5.2 Ý nghĩa thực tiễn 5.2.1 Về mặt thực tiễn, luận án sẽ góp thêm vào kho tư liệu, góp phần hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, học sinh, sinh viên chuyên ngành báo chí và ngôn ngữ quan tâm đến việc ứng dụng ngôn ngữ trong cuộc sống nói chung và báo chí nói riêng

5.2.2 Công trình nghiên cứu này cũng sẽ giúp cho những người làm truyền hình và những người quan tâm đến giao tiếp trên truyền hình có thêm một số kinh nghiệm trong khai thác thông tin thông qua hành động đặt câu hỏi cũng như khai thác triệt để chiến lược giao tiếp, nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong hoạt động phỏng vấn

5.2.3 Kết quả của luận án cũng sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng chương trình, nhất là việc giao tiếp và ứng xử ngôn ngữ sao cho có văn hóa trong các chương trình phỏng vấn trên sóng Đài THVN trong bối cảnh hội nhập, giao lưu quốc tế hiện nay.

BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục luận án gồm 4 chương.

CƠ SỞ LÍ LUẬN

Giao tiếp và giao tiếp hội thoại

1.1.1.1 Quan niệm và phân loại

Giao tiếp là hoạt động trao đổi, tiếp xúc giữa con người với con người trong xã hội được thiết lập một cách tự giác, qua đó con người truyền đạt những thông tin, nhận thức, tư tưởng và biểu lộ những tình cảm, thái độ với nhau Xét về mặt triết học, giao tiếp là nhờ đú mà cỏi ô Tụi ằ được biểu lộ ở người khỏc, ô biện phỏp để xỏc lập sự giao tiếp là tranh luận ằ [62, tr.213]

Một hoạt động giao tiếp được hình thành cần những nhân tố như: nội dung giao tiếp, nhân vật giao tiếp (người phát, người nhận), hình thức giao tiếp, phương tiện giao tiếp, kênh giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp v.v Các nhân tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau cùng hướng tới mục đích giao tiếp Có tác giả đã đề xuất một sơ đồ giao tiếp như sau :

Sơ đồ trên đã thể hiện một cái nhìn khá khái quát về hoạt động giao tiếp

Tuy nhiên, những thành tố như nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và kênh giao tiếp lại chưa được thể hiện tường minh Chúng tôi thấy cần bổ sung thêm một số thành tố khác theo sơ đồ dưới đây:

A: Người nói (Speaker) B: Người nghe (Hearer) C: Mã (Code)

E: Chu cảnh (Environment) N: Nhiễu (Noise)

Sơ đồ 1.2 Hoạt động giao tiếp được chia thành nhiều loại theo những căn cứ khác nhau Căn cứ vào vào chất liệu của phương tiện giao tiếp, có thể chia ra một bên là việc sử dụng những vật thể để truyền đạt các thông điệp (như các dạng vật lưu niệm, quà tặng v.v ) còn một bên thì sử dụng vật chất theo một kiểu khác nghĩa là có thể giao tiếp nhờ vào các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, ngôn ngữ v.v để truyền tải thông điệp

Nếu lấy khoảng cách giữa các nhân vật tham gia giao tiếp làm căn cứ phân loại, có giao tiếp trực tiếp và gián tiếp Giao tiếp trực tiếp là sự tiếp xúc trực diện, đối mặt (hiện diện đầy đủ) giữa người ô phỏt ằ và người ô nhận ằ , tớn hiệu giao tiếp thường được phản hồi tức thì; Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người phát và người nhận, các thông tin truyền đi phải thông qua một phương tiện trung gian ví dụ như thư từ, báo chí, sách vở truyền thanh, truyền hình v.v

Căn cứ vào mục đích giao tiếp, có giao tiếp công việc, giao tiếp nhân cách, giao tiếp nhận thức Giao tiếp công việc là loại giao tiếp trong đó người ta hợp tác với nhau cùng tham gia vào một công việc gì đó nhằm đạt tới mục đích chung v.v ; Giao tiếp nhân cách là loại giao tiếp trong đó con người tiếp xúc với nhau với tư cách là những nhân cách, đánh giá lẫn nhau trên cương vị là những

Nội dung giao tiếp Mục đích giao tiếp

Kênh giao tiếp thành viên xã hội theo quy tắc, luật lệ, phong tục, tập quán của xã hội; Còn loại giao tiếp mà ở đó con người tìm hiểu lẫn nhau và tìm hiểu thế giới bên ngoài là giao tiếp nhận thức

Giao tiếp cũng được phân chia ra thành giao tiếp có nghi thức và giao tiếp không có nghi thức Hoạt động giao tiếp được diễn ra theo một chương trình, kế hoạch tổ chức nhất định trong một không gian, thời gian được ấn định gọi là giao tiếp có nghi thức Giao tiếp có nghi thức thường được thực hiện bởi mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể với nhau, ví dụ: diễn đàn, hội thảo, mít tinh hay lớp học v.v Giao tiếp không có nghi thức thường được hình thành bởi mối quan hệ giữa cá nhân không bị ràng buộc bởi những nghi thức định sẵn Những cuộc trò chuyện, tâm sự, những hoạt động đối thoại hàng ngày đều thuộc loại giao tiếp này

Các loại quan hệ trên thường tác động quan lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú

1.1.1.2 Giao tiếp với hoạt động nhận thức

Một hoạt động giao tiếp bao giờ cũng là tổng hợp của các quá trình tri giác, hoạt động, tương tác, thông tin, tâm lí v.v Giao tiếp là tri giác, khởi đầu của hoạt động nhận thức ô phản ỏnh một cỏch trọn vẹn cỏc thuộc tớnh của sự vật, hiện tượng khi chỳng tỏc động trực tiếp vào cỏc giỏc quan ằ [18, tr.100] Mức độ nhận thức sẽ tuỳ thuộc vào khả năng tri giác của con người đối với các sự vật và hiện tượng mà họ muốn hiểu biết

Giao tiếp là quá trình hoạt động, một quá trình xác lập và duy trì sự tiếp xúc có mục đích, trực tiếp hoặc gián tiếp bằng phương tiện này hay bằng phương tiện khác làm cho các nhân vật cùng tham gia có những biến đổi nhất định Hoạt động giao tiếp bao giờ cũng là sự liờn kết hai chiều giữa bờn ô phỏt ằ và bờn ônhận ằ, cỏi ô tụi ằ của mỗi vai cú sự luõn phiờn theo lượt lời Trong suốt quỏ trỡnh này, vai giao tiếp luôn thay đổi, các nhân vật giao tiếp thay phiên nhau giữ vai trò là người ô phỏt ằ và người ô nhận ằ Đú là sự tương tỏc giao tiếp Hoạt động tương tác chú trọng đến sự tác động và sự biến đổi của đối tượng sau tác động Mối quan hệ tương tác trong giao tiếp có thể được khái quát bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3 Tuy nhiên, hai yếu tố trên chưa đủ để thiết lập một sơ đồ giao tiếp theo lí thuyết hiện đại Năm 1960 trong tỏc phẩm ô Ngụn ngữ và thi phỏp ằ (7) , R

Jacobson đã đưa ra sơ đồ giao tiếp với 6 yếu tố: Người phát, người nhận, thông điệp, ngữ cảnh, tiếp xúc, mã Chúng được tập hợp trong một sơ đồ:

Ngữ cảnh Người phát - Thông điệp - Người nhận

Như vậy, giao tiếp là quá trình thông tin, có các thành tố: người phát tin, người nhận tin, thông điệp, kênh truyền tin, phương tiện truyền tin và ngữ cảnh

Hiệu quả của quá trình truyền tin phụ thuộc vào chất lượng của các thành tố này, trong đó thông điệp được coi là thành tố quan trọng nhất Một đơn vị thông tin bao giờ cũng gồm hai phần: nội dung thông tin và hình thức thông tin

Hành động ngôn từ

J L Austin (1962), người đã khởi xướng ra lí thuyết hành vi ngôn ngữ, cho rằng khi nói năng là hành động (How to do things with words - Quand dire c’est faire) Chỳng ta ô làm gỡ ằ bằng cỏc cõu núi? Hỡnh thức của cỏc phỏt ngụn là gỡ? v.v Hay nói khác đi, một lời nói bao giờ cũng được và phải được thực hiện thông qua các hành động ngôn từ (hành động nói)

Hiện nay, lớ thuyết về ô hành động ngụn từ ằ (9) được núi đến nhiều trong các công trình nghiên cứu dụng học giao tiếp và nhiều nhà nghiên cứu lấy đó làm cơ sở, phương pháp luận cho việc nghiên cứu hội thoại

Một thực tế không thể phủ nhận đó là cho dù đứng trên địa hạt nào để nghiên cứu ngôn ngữ mà ở đây là ngôn ngữ lời nói và hoạt động của chúng thì không thể không nói tới vấn đề hành động ngôn từ

1.2.1 Về hành động ngôn từ

Hành động là chức năng thông qua giao tiếp mà chúng ta thúc đẩy nhau hành động Không chỉ người nghe mới hành động mà người nói cũng phải hành động dưới sự thúc đẩy của lời nói trong giao tiếp [4, tr.36]

Theo đó, khi nói năng, chúng ta thực hiện những hành động như chúng ta thực hiện những hành động vật lí khác: Hỏi, sai khiến, cầu xin, hứa hẹn, cám ơn, xin lỗi v.v là những hành động như đi, chạy, đóng cuốn vở v.v

Như vậy, trong giao tiếp, mỗi câu nói, mỗi phát ngôn không chỉ là một bản thông báo mang thông tin mà còn là một hành động được xác định bởi những đặc tính nào đó Nó có lí do, có hướng đích và được thực hiện trong những tình huống thích hợp, những điều kiện sử dụng nhất định Nó vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động lời nói Hành động của con người là cụ thể, vì vậy hành động lời nói một mặt mang đặc tính và dấu ấn cá nhân của người nói, nhưng mặt khác, nó cũng đồng thời mang tính xã hội sâu sắc và rõ nét Bởi vì, nó là hoạt động hướng ra ngoài xã hội, được thực hiện trong những điều kiện xã hội nhất định và chịu sự chi phối sâu sắc của các quy tắc ứng xử xã hội Khi được phát ra, nó như một công cụ được người nói dùng để tác động đến xã hội, đến những đối tượng xã hội cụ thể, mà ở đây là người nghe Và chỉ trong giao tiếp lời nói, chúng ta mới hình dung được bức tranh đa dạng về các kiểu tương tác xã hội giữa các ý đồ giao tiếp cá nhân

Tóm lại, tương tác xã hội, cụ thể là hội thoại, có khả năng cung cấp những điều kiện thuận lợi nhất cho nghiên cứu ngữ dụng học, là nơi bộc lộ rõ nhất những quan hệ xã hội cũng như các quy tắc tương tác và ứng xử của con người

Theo tinh thần của lí thuyết hành vi thì giao tiếp là một hoạt động nói năng, ở đó con người thực hiện các hành động lời nói, tức là thực hiện các hành vi ngôn từ và thể hiện một hành động tư duy Giao tiếp, nhất là giao tiếp hội thoại, với tư cách một đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là một hiện tượng rất phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực, tuy nhiên có thể quy về một số nhân tố cơ bản và bao trùm là: hoạt động nói năng, vai trò của người nói và người tiếp nhận Thực chất, đây là một cách nói khác đi và cách hiểu cụ thể hơn về tư tưởng có tính luận đề của dụng học: mối quan hệ giữa ký hiệu với người sử dụng [dẫn theo 31]

1.2.2 Phân loại hành động ngôn từ

Theo J L Austin, có ba loại hành động trong một phát ngôn: hành động tạo lời, hành động tại lời và hành động mượn lời Trong đó, nội dung mệnh đề là sản phẩm của hành động tạo lời, còn hiệu lực tại lời là hiệu quả của hành động tại lời Các hiệu lực tại lời là đối tượng chính của dụng học ngôn ngữ

Nói đến hành động tại lời là nói đến phát ngôn ngữ vi Austin là người đã phân biệt hai lớp động từ trần thuật và ngữ vi Động từ ngữ vi là sản phẩm và cũng là phương tiện của các hành động tại lời Mỗi phát ngôn ngữ vi ứng với một kiểu cấu trúc gọi là biểu thức ngữ vi Biểu thức ngữ vi được đánh dấu bằng một kiểu kết cấu từ ngữ, bằng ngữ điệu hay bằng những từ ngữ đặc thù gọi là dấu hiệu ngữ vi; ở đó, động từ ngữ vi là dấu hiệu rõ rệt và phổ biến nhất Không phải tất cả mọi động từ chỉ hành động đều được thực hiện một cách ngữ vi Khi được dùng ở ngôi thứ nhất, thời hiện tại, loại động từ này sẽ làm hạt nhân cho phát ngôn ngữ vi Đó là loại phát ngôn đặc biệt, không biểu thị hành động, quá trỡnh hay trạng thỏi mà bản thõn nú đó là hành động Vớ dụ khi ta núi ô xin lỗi ằ, ô cảm ơn ằ, ô hứa ằ là ta đó thực hiện chớnh cỏc hành động đú Như vậy, nội dung được truyền đạt trong phát ngôn chính là hành động được gọi tên ra [114, tr.65] Không thể đánh giá câu ngữ vi theo tiêu chuẩn đúng/sai như câu trần thuật mà chỉ có thể xem nó là ổn/bất ổn; khi nó được phát ra có phù hợp với những điều kiện quy ước của xã hội hay không Để các hành động tại lời được thực hiện một cách có hiệu quả thì phải thỏa mãn các điều kiện dùng mà Austin gọi là những điều kiện may mắn/ thuận lợi (felicity conditions), và sau này, Searle gọi là các điều kiện thỏa mãn Mỗi điều kiện là một điều kiện cần, còn toàn bộ cả hệ điều kiện là điều kiện đủ đối với một hành vi tại lời Searle đã tách ra 4 loại điều kiện:

Một là, điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất nội dung của hành động

Hai là, điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người nói về người nghe

Ba là, điều kiện chân thành chỉ ra trạng thái tâm lí của người phát ngôn

Bốn là, điều kiện căn bản đưa ra trách nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành động tại lời được phát ra

J L Austin đã tiến hành phân loại các hành động tại lời ra làm 5 phạm trù lớn: 1/Phán xử; 2/ Hành xử; 3/ Cam kết; 4/ Trình bày; 5/ Ứng xử Sự phân loại này chính Austin cũng nhận thấy còn có chỗ chưa thỏa đáng như chồng chéo, mơ hồ

Do đó, theo Searle cần phải đưa ra các tiêu chuẩn xác định cho sự phân loại Dựa vào 12 tiêu chuẩn, trong đó có 4 tiêu chuẩn cơ bản nhất (đích tại lời, hướng khớp ghép lời, trạng thái tâm lí và nội dung mệnh đề), Searle (1977) đã chia các hành động tại lời ra làm 5 lớp: 1/Xác tín; 2/ Điều khiển; 3/ Cam kết; 4/ Biểu cảm; 5/

Nói đến giao tiếp cũng tức là nói đến sự kiện giao tiếp, đó là nơi tập trung, đụng độ và biểu hiện những chức năng xã hội của ngôn ngữ nói nói chung và hành động ngôn từ nói riêng Do vậy, nghiên cứu mặt giao tiếp của hành động ngôn từ mà ở đây là hành động lời nói chính là nghiên cứu vai trò và hiệu lực của các đơn vị, các yếu tố ngôn ngữ khi thực hiện chức năng công cụ giao tiếp của xã hội, trong đó chủ yếu là hành động hỏi trong phỏng vấn truyền hình

Diệp Quang Ban (2005) cho rằng: Có nhiều tham tố giúp ta nhận biết một hành động nói cụ thể, trong đó chủ yếu là việc nhận ra thái độ (Attitudes) của người nói trong lời của họ, còn gọi là đích ngôn trung [2, tr.236] Trong GTNN, người nói thường thể hiện rõ ý định trong hành động nói để người nghe nắm bắt được Tác giả này còn cho rằng để thực hiện hành động nói chủ yếu theo hai cách đó là sử dụng hành động nói trực tiếp và sử dụng hành động nói gián tiếp Theo đó, để nhận biết cách sử dụng hành động nói trực tiếp và gián tiếp, cần biết các thái độ của người nói Cụ thể là:

- ô Người núi tin chắc rằng… ằ trong hành động trỡnh bày

- ô Người núi muốn biết… ằ trong hành động hỏi

- ô Người núi muốn người nghe làm… ằ trong hành động điều khiển

- ô Người núi lấy làm ngạc nhiờn rằng… ằ trong hành động bộc lộ cảm xỳc

Như vậy, với thái độ và mục đích nói khác nhau, người nói sẽ thể hiện hành động nói của mình, trên cơ sở đó họ sẽ sử dụng các dạng câu tương ứng đi kèm

1.2.3.1 Khái niệm, phân loại hành động hỏi

Phỏng vấn báo chí và ngôn ngữ phỏng vấn

Phỏng vấn là một trong những phương pháp thu thập thông tin phổ cập nhất và được các nhà báo thường xuyên sử dụng Các nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng phỏng vấn chiếm từ 80 đến 90% công việc của nhà báo

Và, phỏng vấn không chỉ thu hút sự chú ý từ góc độ phương pháp thu thập thông tin mà còn có giá trị như một văn bản, một thể loại, điều này còn đặc biệt hơn khi đó là một phỏng vấn truyền hình.

Với các tính năng như: lời nói trực tiếp từ nguồn tin, cơ chế đối thoại trong chuyển tải thông tin, tính năng động và ngắn gọn của các chu kỳ lời nói, sự phức điệu của âm v.v phỏng vấn truyền hình đã trở thành một thể loại báo chí hàng đầu

1.3.1.1 Về khái niệm phỏng vấn

Theo cuốn từ điển Oxford Advanced Learner’s (1992) thì phỏng vấn (nguyờn gốc tiếng Anh và tiếng Phỏp là ô Interview ằ, nú được ghộp thành bởi hai từ ô inter ằ (11) và ô view ằ (12) ) là: 1 Cuộc gặp với một ai đú để tỡm hiểu xem họ có phù hợp không (dùng cho việc phỏng vấn tìm việc); 2 Cuộc gặp gỡ giữa phóng viên, biên tập viên v.v với một ai đó và đưa ra câu hỏi để hỏi về một quan điểm, cách nhìn nhận một vấn đề [91, tr.658]

Từ điển tiếng Việt định nghĩa, phỏng vấn (đg): hỏi ý kiến một nhân vật nào đó để công bố trước dư luận [61, tr.972]

10 Hoa hậu Mai Phương Thúy trả lời phỏng vấn trên kênh 9 của Đài CBS của Mỹ ngày 30/11/2008

11 Trong trường hợp này ô Inter ằ hiểu với nghĩa là cựng; hai bờn cựng

Theo chúng tôi, phỏng vấn là hình thức giao tiếp xã hội giữa con người với con người, thông qua việc trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, về một vấn đề mà hai bên cùng quan tâm Đối với báo chí, phỏng vấn là một thể loại cơ bản, và nó sử dụng hình thức trao đổi, hỏi - đáp giữa SP 1 và SP 2 để trao đổi về một vấn đề văn hóa, chính trị, xã hội có ý nghĩa nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của công chúng

1.3.1.2 Đặc trưng của phỏng vấn

Phỏng vấn là một thể loại báo chí nên nó có đặc trưng chính là phản ánh các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự, chính trị có ý nghĩa xã hội

Phỏng vấn có khả năng khai thác thông tin một cách khách quan và trực tiếp nhất Nó giới thiệu những ý kiến, thông tin cho mọi người theo hình thức không chỉ tái dựng lại bản chất của việc hỏi ý kiến, mà còn tạo dựng được tính hợp lí của nó đến tận những sắc thái nhỏ nhất Bên cạnh đó, phỏng vấn phải mang tính thời sự, nghĩa là nội dung của cuộc phỏng vấn phải được đông đảo công chúng ở mọi tầng lớp quan tâm và có tác động trở lại tới đời sống vật chất, tinh thần của xã hội Và vì thế, phỏng vấn phải hấp dẫn, súc tích, ngắn gọn, dễ theo dõi và dễ hiểu

1.3.1.3 Hoạt động phỏng vấn - nhìn từ góc độ nghiệp vụ

Trong hoạt động báo chí, phỏng vấn vừa là phương pháp được nhà báo sử dụng trong giao tiếp nhằm thu thập thông tin vừa là một thể loại báo chí Thông thường khi sự kiện đã xảy ra nhà báo mới có cơ hội tiếp cận hiện trường và tiếp cận nhân vật Vì vậy, việc khai thác thông tin sẽ được các nhà báo tiến hành thông qua phỏng vấn Để phỏng vấn hiệu quả trước khi tiến hành phỏng vấn, nhà báo cần phải chuẩn bị kỹ, lựa chọn đúng đối tượng, bối cảnh, phương thức, hình thức triển khai v.v Bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào cũng phải trải qua các giai đoạn này Ở đó, giai đoạn trước xác định kết quả cho giai tiếp theo theo một chuỗi liên hoàn Do đó, người phỏng vấn phải chú ý đến từng công đoạn, bởi vì chỉ cần một sai lầm của một công đoạn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả của cuộc phỏng vấn Và một yếu tố nữa không thể không tính đến, đó là lựa chọn phương tiện ngôn ngữ trong phỏng vấn Phương tiện ngôn ngữ mà chúng tôi muốn đề cập đến chính là phương pháp, thủ pháp sử dụng ngôn từ được nhà báo sử dụng trong đặt câu hỏi phỏng vấn Đó chính là nghệ thuật đặt câu hỏi Có thể nói, nghệ thuật đặt cõu hỏi chớnh là ô thước đo ằ chất lượng cho một cuộc phỏng vấn a Chuẩn bị cho phỏng vấn

Bước 1: Khảo sát chủ đề của phỏng vấn

Bước 2: Xác định được mục tiêu phỏng vấn: Nhà báo luôn hãy tự hỏi mình liệu người nghe muốn biết điều gì về chủ đề và thông tin nào thì họ quan tâm Đó cũng chính là mục tiêu quan trọng nhất của cuộc phỏng vấn

Bước 3: Xác định câu hỏi chủ đạo cho toàn bộ cuộc phỏng vấn Ví dụ: Câu hỏi chủ đạo: ô Vedan sẽ thực hiện cỏc biện phỏp bảo vệ mụi trường được nờu trong hợp đồng như thế nào? ằ Nhà bỏo cú thể sẽ khụng hỏi cõu này trong quỏ trỡnh tiến hành phỏng vấn Nhưng toàn bộ cuộc ô trũ chuyện ằ trong phỏng vấn sẽ giúp trả lời câu hỏi chủ đạo này Tất cả các câu hỏi và trả lời nhằm cung cấp thờm thụng tin mới cho ô cõu chuyện cú chủ đớch ằ, để sao cho đến khi kết thỳc phỏng vấn, người ta cú thể thấy rừ cõu chuyện đú cũng như cú được ô cõu trả lời ằ cho câu hỏi chủ đạo này b Lựa chọn đối tƣợng, thời gian và địa điểm phỏng vấn

Sự thành bại của cuộc phỏng vấn chủ yếu dựa vào việc chọn đúng đối tượng phỏng vấn Có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc khi quyết định chọn lựa đối tượng để phỏng vấn như: khả năng chuyên môn, khả năng trả lời, diễn giải, chức danh và quan điểm liên quan đến chủ đề của phỏng vấn

Bên cạnh đó, SP 1 cần lưu ý đến thời gian, liệu thời gian nào là thích hợp cho cuộc phỏng vấn? Và vào thời gian đó, SP 2 có sẵn sàng không? v.v Theo chúng tôi, phần lớn, thời gian của cuộc phỏng vấn sẽ phụ thuộc vào lịch làm việc của SP 2 hoặc nếu đó là phỏng vấn trực tiếp trên sóng thì đó là thời gian của chương trình khi lên sóng Địa điểm phỏng vấn cũng là một yếu tố quan trọng: phỏng vấn trong trường quay (studio) hay ngoài hiện trường Đối với mỗi chủ đề khác nhau sẽ có những lựa chọn khác nhau Việc lựa chọn địa điểm phù hợp sẽ làm giảm thiểu những ức chế mà đối tác phỏng vấn có thể có

Trong trường hợp tiến hành phỏng vấn qua điện thoại, thì có vẻ địa điểm và thời gian không ảnh hưởng đến cuộc phỏng vấn Tuy nhiên, cần lưu ý rằng địa điểm và thời gian cũng hết sức cần thiết trong những trường hợp này Bởi vì, nếu SP 1 hoặc SP2 cảm thấy bị động về thời gian, kết quả sẽ chắc chắn không được như ý c Cung cấp thông tin cơ bản cho đối tƣợng đƣợc phỏng vấn

Trước khi tiến hành phỏng vấn, SP1 nên cung cấp những thông tin cơ bản cho SP 2 những nội dung như: Chủ đề và tâm điểm của cuộc phỏng vấn là gì?

Cuộc phỏng vấn dự kiến sẽ diễn ra trong bao lâu? Cuộc phỏng vấn được ghi lại hay được phát sóng trực tiếp? Địa điểm và thời gian diễn ra phỏng vấn? v.v

Bằng việc cung cấp những thông tin cơ bản như trên sẽ giúp cho SP1 và

Văn hóa trong giao tiếp và giao tiếp hội thoại trên truyền hình

GTNN, đú chớnh là ô tương tỏc ằ mang tớnh xó hội và liờn quan đến ô khoảng cỏch ằ xó hội Trong GTNN thường khụng chấp nhận cỏc phỏt ngụn ô thụ lỗ ằ hoặc thiếu thận trọng Vỡ vậy, lịch sự là yếu tố khụng thể thiếu trong cỏc ô hoạt động giao tiếp bằng ngụn ngữ ằ ô Lịch sự ằ (13) là khỏi niệm nội hàm của ô hành vi xó hội lịch sự ằ (polite social behavior), hay nghi thức xã giao bên trong một nền văn hóa, quy định cụ thể cho mỗi cuộc ô tương tỏc ằ

Như vậy, lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội nói chung và trên các phương tiện thông tin đại chúng nói riêng, đặc biệt là trong truyền hình Yếu tố lịch sự tác động mạnh mẽ đến diễn tiến và kết quả của quá trình giao tiếp

Theo nghĩa rộng lịch sự được hiểu bao gồm tất cả các phương tiện của diễn ngôn bị chi phối bởi những quy tắc mà nó có chức năng giữ gìn tính chất hài hòa của quan hệ liên cá nhân R Lakoff, G Leech, P Brown và S Levinson là những tác giả nghiên cứu khá sâu sắc về phép lịch sự Mỗi tác giả đều đã xây dựng được các bộ quy tắc dành cho giao tiếp Ở đây chúng tôi chỉ nói đến phép lịch sự ngôn ngữ trong vai trò của những người giao tiếp quy thức với công chúng khán giả, trên cơ sở các quy tắc lịch sự mà dụng học giao tiếp ngôn ngữ đã chỉ ra và cần thiết để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của luận án

1.4.1 Phép lịch sự và quan điểm của G.N.Leech, P.Brown và S.Levinson

1.4.1.1 Phép lịch sự của G.N.Leech

Phép lịch sự của G.N.Leech (1983) dựa trên khái niệm tổn thất (Cost) và lợi ích (Benefit) giữa người nói và người nghe do ngôn từ gây nên Nội dung khái quát của nguyên tắc này là: Giảm tới mức tối thiểu những cách nói không lịch sự và tăng tới mức tối đa những cỏch núi lịch sự Trong cụng trỡnh ô Những nguyờn lớ của dụng học ằ (14) , Leech cho rằng, lịch sự là sự bự đắp những hao tổn, thiệt thòi do hành động nói năng của người nói gây ra cho người đối thoại Để có một phát ngôn lịch sự, cần phải điều chỉnh mức lợi - thiệt nhằm đảm bảo sự cân bằng trong tương tác liên nhân Hay nói cách khác, lịch sự là sự bảo toàn cân bằng xã hội và tình thân giữa người nói và người nghe Leech đã cụ thể hóa nguyên tắc lịch sự theo sáu phương châm [4], [6], [31]:

(1) Phương châm khéo léo (Tact Maxim): Hãy giảm thiểu tổn thất cho người khác và tăng tối đa lợi ích cho người khác

(2) Phương châm độ lượng hay hào phóng (Generosity Maxim): Hãy giảm thiểu lợi ích của mình và tăng tối đa tổn thất cho mình

(3) Phương châm tán dương (Approbation Maxim): Giảm thiểu sự chê bai đối với người khác và tăng tối đa khen ngợi người khác: Phương châm này mang đậm dấu ấn tâm lí và văn hóa dân tộc

(4) Phương châm khiêm tốn (Modesty Maxim): Giảm tối thiểu sự khen mình theo kiểu xưng khiêm, hô tôn và tăng tối đa sự chê bai mình

(5) Phương châm tán đồng (Agreement Maxim): Giảm tối thiểu sự bất đồng và tăng tối đa sự tán đồng giữa mình và người khác

(6) Phương châm cảm thông (Sympathy Maxim): Giảm tối thiểu ác và tăng tối đa thiện cảm giữa mình và người khác

Các phương châm nêu trên mang tính đặc thù cho những hành động tại lời nhất định Theo chỳng tụi, ô phương chõm khộo lộo ằ rất quan yếu đối với người nói trên truyền hình, nhất là trong những cuộc trao đổi, đàm thoại hay phỏng vấn mà họ là một bên đối tác Nó cũng vừa là nguyên tắc, vừa là thủ thuật, chiến lược để khai thác thông tin

1.4.1.2 Phép lịch sự của của P Brown và S Levinson

Brown và Levinson dựa vào quan niệm của Erving Groffman để miêu tả về phộp lịch sự Theo đú ô thể diện ằ (Face) là hỡnh ảnh của bản thõn ở nơi cụng cộng và nó gắn với việc bị lâm vào hoàn cảnh ngượng nghịu hay bị sỉ nhục, bị làm mất mặt Hay nói khác đi, thể diện là hình ảnh con người có liên quan đến ý nghĩa xã hội và ý nghĩa tình cảm trong cách ứng xử Brown và Levinson cho rằng mỗi người có hai thể diện: thể diện tích cực (Positive Face) và thể diện tiêu cực (Negative Face): Thể diện tích cực, tương ứng với khái niệm sĩ diện, với tổng thể những hình ảnh tự đánh giá cao về mình mà người nói và những người hội thoại tự xây dựng nên và muốn áp đặt trong hội thoại Còn thể diện tiêu cực, cũng tức là lónh địa của ô cỏi tụi ằ [4], [9]

Brown và Levinson còn cho rằng, phép lịch sự không chỉ thể hiện khi diễn đạt bằng ngôn ngữ mà còn thể hiện thông qua hành vi giữ thể diện của mình (Face Saving Act - FSA) và không muốn làm cho mình và người khác bị mất thể diện (FaceThreatening Act - FTA) Brown & Levinson đã phân loại các hành vi đe doạ thể diện thành: (i) Hành vi đe doạ thể diện âm tình của người nói (cam kết, hứa, biếu, ); (ii) Hành vi đe doạ thể diện dương tình của người nói (thú nhận, xin lỗi, cảm ơn, phê bính, ); (iii) Hành vi đe doạ thể diện âm tình của người tiếp nhận (hành vi bằng lời: khuyên; chỉ bảo quá mức, hỏi quá sâu vào đời tư, ngắt lời, nói chen ngang, và hành vi phi lời: vi phạm không gian, thời gian, gây ồn ào, );

(iv) hành vi đe doạ thể diện dương tình của người tiếp nhận (chửi, chê bai, chỉ trìch, chế giễu, lăng mạ, ) Thông thường, một FTA đồng thời đe doạ nhiều hơn một loại thể diện Ví dụ, với hành động hứa, người hứa bị đe doạ thể diện âm tính vì phải chịu trách nhiệm cá nhân, bị ràng buộc về lời hứa của mình Người tiếp nhận lời hứa cũng bị ràng buộc bởi lời hứa, và như vậy, thể diện âm tính của người đó cũng bị đe doạ Nếu người được hứa từ chối tiếp nhận lời hứa thì thể diện dương tính của cả người hứa và người được hứa đều bị đe doạ

Trong giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ, các hành vi tại lời luôn có nguy cơ bị đe doạ Để giữ thể diện cho cả người nhận và người nói, người nói luôn phải tìm cách làm dịu nguy cơ đe dọa thể diện bằng các hành vi giữ thể diện (Face Saving Act - FSA)

Tóm lại, khi nói đến nguyên lí lịch sự và nói tới khái niệm thể diện, Brown và Levinson phân biệt hai loại thể diện, đó là thể diện dương và thể diện âm [74]

Thể diện dương là mong muốn có sự tán đồng, yêu thích tức là bản thân khẳng định được sự đồng tình và tôn trọng của người khác Còn thể diện âm là không mong muốn người khác áp đặt cho mình tức là hành vi của mình không gặp phải trở ngại từ người khác

Trong nghiên cứu phép lịch sự, Brown và Levison cũng phân biệt chiến lược lịch sự dương - chiến lược biểu thị tính gần gũi, thân mật và quan hệ tốt đẹp giữa người nói và người nghe, với chiến lược lịch sự âm - chiến lược chỉ khoảng cách giữa xã hội giữa người nói và người nghe Các từ ngữ chỉ phép lịch sự gồm các khác biệt giữa lời nói trang trọng và lời nói thân mật và việc sử dụng hình thái xưng hô Tuy nhiên, trong nghiên cứu ngôn ngữ, phép lịch sự được biểu thị ở hai điểm chính sau: (1) Ngôn ngữ biểu thị như thế nào, khoảng cách xã hội giữa người nói và các mối quan hệ đóng vai trò khác nhau giữa họ (2) Hành vi thể diện, tức là cố gắng thiết lập, duy trí và giữ thể diện trong khi trò chuyện được thực hiện như thế nào trong một cộng đồng nói năng Các ngôn ngữ khác nhau ở chỗ chúng diễn tả phép lịch sự như thế nào? Trong việc diễn tả phép lịch sự qua việc sử dụng hình thái xưng hô cụ thể, tiếng Anh, Pháp thuộc về các ngôn ngữ diễn tả phép lịch sự dựa vào các chiến lược lịch sự cá nhân, tiếng Việt thuộc về các ngôn ngữ diễn tả phép lịch sự dựa vào các chiến lược lịch sự quy định bởi các chuẩn mực xã hội Chính vì vậy ở tiếng Anh, Pháp phép lịch sự cần được tập trung nghiờn cứu nhưng ở tiếng Việt, cỏi gọi là ô lễ phộp ằ (Deference) phải đặc biệt chú trọng Lễ phép trong giao tiếp ở các cộng đồng nói năng phương Đông thường bị chi phối bởi lễ giáo Khổng Tử Đây chính là khác biệt chủ yếu về ngôn ngữ qua các nền văn hóa giữa tiếng Anh, Pháp và tiếng Việt Điển hình nhất là khi xem xột cặp đại từ xưng hụ ngụi thứ nhất và ngụi thứ hai trong tiếng Anh ô I ằ và ô You ằ khi đem so sỏnh đối chiếu với tiếng Việt thỡ ngoài một số đại từ ngụi một và ngôi hai thì hệ thống xưng hô tiếng Việt còn sử dụng từ thân tộc có số lượng gấp hàng chục lần (có khoảng 34 cặp) và có chức năng tương đương với cặp đại từ ô I ằ và ô You ằ Từ đõy cú thể núi trong hệ thống xưng hụ tiếng Anh hiện tượng chỉ dựng từ ô I ằ - ngụi thứ nhất số ớt và ô You ằ - ngụi thứ hai (số ớt và số nhiều) là một phương sách tạo ra khoảng cách (chiến lược lịch sự âm) và ở tiếng Việt hiện tượng dùng từ thân tộc trong xưng hô là một phương sách tạo ra sự thân mật gần gũi (chiến lược lịch sự dương) Xét từ góc độ giao tiếp đây chính là yếu tố văn hóa quan trọng

1.4.2 Phép lịch sự trong hoạt động phỏng vấn truyền hình

Trong hoạt động phỏng vấn truyền hình, ngoài các nhân tố tham thoại trực tiếp, khán giả truyền hình tuy không hiện diện song vẫn có thể hiểu ngầm là những tham thoại ô giỏn tiếp ằ Phỏng vấn truyền hỡnh là một đa thoại Trừ cỏc tham thoại ô giỏn tiếp ằ, cỏc tham thoại trực tiếp: SP1 và SP2 đều phải ý thức được hệ thống những quy ước trong việc giành lời, giữ lời, nhường lời trong hội thoại cũng như việc tôn trọng nguyên tắc hợp tác trong hội thoại hoặc việc khai thác hàm ý hội thoại (trong tương quan với tham thoại gián tiếp) Kết quả của cuộc phỏng vấn không chỉ là kết quả của quá trình giao tiếp giữa SP1 và (những)

SP 2 mà là quỏ trỡnh ô giao tiếp ằ qua kờnh thụng tin đại chỳng giữa cỏc tham thoại trực tiếp và các tham thoại gián tiếp Trong rất nhiều yếu tố tác động đến kết quả này, có một yếu tố không kém phần quan trọng trong giao tiếp đó là nguyên tắc lịch sự (Principle of Politeness)

Hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình

Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng các kênh truyền hình (hiện VTV có 7 kênh quảng bá: VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6, VTV9 và hơn 10 kênh truyền hình trả tiền: VCTV1, VCTV2, VCTV3, VCTV4, VCTV5 v.v ), trong đó không thể không nói đến vai trò quan trọng của phỏng vấn truyền hình

Phỏng vấn truyền hình là một dạng đặc biệt của phỏng vấn, ở đó nhà báo vừa phải thể hiện cả nghệ thuật đặt câu hỏi và cả khả năng giao tiếp Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong các chương trình truyền hình trực tiếp, nơi mà các nhà báo phải tìm cách thu hút sự chú ý của khán giả bằng sự lôi cuốn, hấp dẫn của câu chuyện

Mặc dù có những nguyên tắc chung cho phỏng vấn, nhưng ở những dạng phỏng vấn khác nhau sẽ có những điểm khác nhau Nó thể hiện qua công tác chuẩn bị ban đầu, hành vi của nhà báo đối với người được phỏng vấn cũng như hành động cụ thể trong việc đặt các câu hỏi phỏng vấn

2.1.2 Nhận diện hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn trên truyền hình

Các nhà nghiên cứu về hành động lời nói cho rằng: Nói năng là một hoạt động giao tế Một câu nói là một hành động xã hội có công cụ nhất định Khi nói ra một câu, ta thực hiện một hành động nhất định, nghĩa là xác lập một mệnh đề, nhưng đồng thời cũng thực hiện một hành động có mục tiêu giao tế nào đấy [19, tr.387] Theo đó, khi một nói một câu - theo ngữ pháp truyền thống - chúng ta cho rằng nó chỉ thực hiện một trong các mục đích như trần thuật, hỏi hoặc là yêu cầu, đề nghị về một vấn đề nào đú Cỏch phõn chia như vậy được coi là ô phõn loại theo mục đớch núi năng ằ Với cỏch phõn loại này, cỏc sỏch ngữ phỏp nhà trường đều cho rằng hành động hỏi là hành động được thực hiện thường thông qua các câu hỏi với mục đích là khai thác thông tin từ phía người tham gia hội thoại khi thực hiện hành động hỏi Điều này là đúng nhưng chưa thật đầy đủ, bởi vì câu hỏi ngoài giá trị hỏi (yêu cầu thông tin) còn có thể có những giá trị ngôn trung phái sinh khác như hỏi để khẳng định hay phủ định, hỏi để thách thức, hỏi để nghi ngờ hay tranh luận về một vấn đề nào đó v.v

Như vậy, nói đến hành động hỏi là nói đến phát ngôn hỏi trong mối quan hệ biện chứng với văn cảnh, phát ngôn hỏi là cái biểu đạt hay nói khác đi, nó chính là sản phẩm của hành động hỏi Và, xét đến cùng thì hỏi trong hoạt động giao tiếp trong phỏng vấn trên truyền hình cũng chính là hỏi trong giao tiếp hàng ngày Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra ở đây là: Hỏi với tư cách là phương tiện để giao tiếp hàng ngày và hỏi trong hoạt động phỏng vấn có điểm gì giống và khỏc nhau? Và ô người nhà đài ằ sẽ hỏi như thế nào? Ngoài cõu hỏi, người ta còn sử dụng những phương tiện ngôn ngữ nào nữa để thực hiện hành động hỏi? v.v Điều này sẽ được chúng tôi trình bày rõ hơn trong những phần tiếp theo của chương

2.1.3 Mối quan hệ giữa câu hỏi và hành động hỏi trong GTNN trên truyền hình

Như đã trình bày, trong GTNN nói chung và trong giao tiếp bằng ngôn ngữ trên truyền hình nói riêng, khi đặt một câu hỏi, ngoài việc thực hiện hành động hỏi nhằm mục đích yêu cầu một thông tin chưa biết và cần biết, người ta còn có thể thực hiện một loạt các hành vi khác như yêu cầu xác định một ý kiến hoặc một giả định nào đó, hỏi để kiểm tra, hỏi để yêu cầu một hành động nào đó hoặc hỏi để điều tiết một cuộc thoại v.v Hay nói khác đi, ngoài chức năng là công cụ thể hiện hành vi hỏi, câu hỏi còn có thể làm công cụ để thực hiện một số hành vi khác nữa

Hơn thế, trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ trong hoạt động phỏng vấn truyền hình, có khi để thực hiện hành động hỏi, ngoài câu hỏi thẳng ta còn sử dụng một số hình thức hỏi khác Xét các phát ngôn dưới đây:

[1.1]: - Bạn kỳ vọng gớ ở phim ôVới trẻ con ở bói giữa sụng Hồngằ?

[1.2]: - Bạn cú thể núi cho tụi biết bạn kỳ vọng gớ ở phim ôVới trẻ con ở bói giữa sụng Hồngằ?

[1.3]: - Tụi muốn biết bạn kỳ vọng gớ ở phim ôVới trẻ con ở bói giữa sụng Hồngằ?

[1.4]: - Hóy núi cho tụi biết bạn kỳ vọng gớ ở phim ôVới trẻ con ở bói giữa sụng Hồngằ?

[1.5]: - Tụi khụng biết bạn kỳ vọng gớ ở phim ôVới trẻ con ở bói giữa sụng Hồngằ?

[1.6]: - Tụi muốn hỏi rằng bạn kỳ vọng gớ ở phim ôVới trẻ con ở bói giữa sụng Hồngằ?

[1.7]: - Bạn đó kỳ vọng ở phim ôVới trẻ con ở bói giữa sụng Hồngằ chứ?

[1.8]: - Liệu rằng bạn cú kỳ vọng gớ vào phim ôVới trẻ con ở bói giữa sụng Hồngằ?

Mặc dù có sự khác nhau về hình thức biểu đạt nhưng với tư cách là một yêu cầu thông tin, các phát ngôn trên đều chịu sự điều chỉnh của một tập hợp các điều kiện tiên quyết và các quy tắc chung [dẫn theo 58, tr.50] Đó là: a, Điều kiện tiên quyết: 1/ Người nói không nắm được thông tin cần biết; 2/ Người nói cho rằng người nghe nắm được thông tin đó; 3/ Người nói cho rằng người nghe không tự cung cấp thông tin đó cho mình; 4/ Người nói cho rằng người nghe sẵn sàng và có khả năng cung cấp thông tin đó khi được yêu cầu b, Quy tắc: 1/ Người nói mong muốn nhận được thông tin đó; 2/ Việc người nói thực hiện hành động hỏi là nhằm nhận được thông tin đó từ phía người nghe

Có thể nói, các điều kiện tiên quyết và các quy tắc của việc đặt câu hỏi trong hội thoại chính là các điều kiện cần và đủ đảm bảo cho thành công của hành động hỏi trong phỏng vấn truyền hỡnh Hành động hỏi sẽ bị coi là ô thất bại ằ (tức là người hỏi không thu được thông tin muốn biết) khi thiếu đi một trong những điều kiện tiên quyết

Q: Chị đã bắt đầu nghĩ đến ngày xa rời nghiệp hát của mính?

A: Im lặng, nhún vai (hoặc Điều đó thí có ý nghĩa gí đâu.)

Nếu diễn tiến của cuộc thoại xảy ra theo chiều hướng như vậy thì hiển nhiên nó đã vi phạm điều kiện thứ 4, đó là người nghe không sẵn sàng cung cấp thông tin Nhưng nếu một trong hai quy tắc không được tuân thủ thì hành động hỏi cũng sẽ bị coi là thất bại Ví dụ [3]:

Q: Tại sao ông không nghĩ đến việc sản xuất phim từ trước khi ông nghỉ hưu? Nhưng mà tôi cũng chẳng muốn biết để làm gí!

Với ví dụ [3], ta thấy phát ngôn này đã vi phạm quy tắc thứ nhất, đó là người nói không mong muốn tiếp nhận thông tin

Bên cạnh những điểm như đã phân tích ở trên, chúng ta cũng có thể thấy rằng các điều kiện đảm bảo cho sự thành công của hành động hỏi không còn chịu sự điều chỉnh của các quy tắc ngôn ngữ nữa Vấn đề là tùy thuộc vào cơ chế hoặc thủ pháp về mặt tư duy sẽ cho phép người nói và người nghe sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau như đã nêu trên với cùng một ý nghĩa và cùng một mục đích là yêu cầu một thông tin Cụ thể:

Với phát ngôn [1.1], người ta dễ dàng nhận ra đây là một câu hỏi thẳng

Và không những thế, theo chúng tôi nó còn được xem như là một dạng câu hỏi chuẩn mực, tự nhiên nhất của câu hỏi yêu cầu thông tin Vì thế với kiểu câu hỏi này SP 1 và SP 2 sẽ hiểu và sử dụng theo giá trị tại ngôn trực tiếp của nó Ở phỏt ngụn [1.2]: Xột về mặt hỡnh thức thỡ ô cú vẻ ằ giống như cõu thứ nhất nhưng trên thực tế có thể được hiểu theo hai cách khác nhau

Thứ nhất, hiểu theo nghĩa giỏ trị trực ngụn trực tiếp: Với cụm từ ôBạn cú thể núi cho tụi biết…ằ, SP2 hoàn toàn cú thể trả lời: ôCúằ hoặc ôKhụngằ

Thứ hai, hiểu theo nghĩa trực ngụn giỏn tiếp tức là: ôBạn hóy núi cho tụi biếtằ Tại sao vậy? Bởi vỡ, theo Gordon và Lakoff thỡ: ô Nếu người núi hỏi về một khả năng thực hiện trong tương lai của người nghe thì người nói đã thỉnh cầu người nghe thực hiện hành động đú ằ [dẫn theo 58, tr.53] Như vậy, trờn thực tế khi nghe câu hỏi [2.1], SP2 buộc phải trả lời theo giá trị trực ngôn gián tiếp

Còn phát ngôn [1.3]: được coi là đồng nghĩa với [1.1] vì nó xác tín nguyên tắc về chất (Maxime de qualité - Đừng nói điều mà mình cho là sai) là một điều kiện cần thiết để thực hiện hành vi hỏi

Trong khi đó phát ngôn [1.4] sẽ đồng nghĩa với [1.1] Bởi, theo Searle

Nghiên cứu điển hình (Case Study) về hỏi trong một số dạng phỏng vấn truyền hình trên VTV

Căn cứ vào tính chất, lĩnh vực (kinh tế, chính trị, nghệ thuật), vị trí của người được phỏng vấn, hay phương pháp, cách thức tổ chức (ngẫu hứng, có hẹn trước, nhiều phóng viên v.v ), cách thức giao tiếp mà phỏng vấn truyền hình được phân chia ra thành nhiều loại khác nhau Tùy theo từng vấn đề, sự kiện hay tùy thuộc vào khuôn khổ của các chương trình truyền hình, các cuộc phỏng vấn cũng có các diễn tiến khác nhau chứ không phải tuân theo một khuôn mẫu nhất định Điều này đòi hỏi sự linh hoạt của phóng viên trong chiến lược giao tiếp, cách sử dụng ngôn từ v.v

2.2.1 Hỏi trong phỏng vấn của các chương trình thời sự

Qua nghiên cứu các cuộc phỏng vấn trong các chương trình thời sự phát trên VTV, chúng tôi nhận thấy, do bị hạn chế về mặt thời gian (các cuộc phỏng vấn không quá 5 phút) nên các phỏng vấn thường có từ 1 đến 4 câu hỏi Các cuộc phỏng vấn này được tiến hành ở dạng hỏi - đáp để làm rõ vấn đề, sự kiện đề cập và được tập trung chủ yếu trong một số dạng điển hình sau: a Hỏi trong phỏng vấn biên bản

Phỏng vấn biên bản: là cách tiếp nhận những câu trả lời của các nhân vật có thẩm quyền mà giá trị của những câu trả lời ấy như là một tuyên cáo chính thức về cỏc vấn đề chớnh trị do ô phớa cụng bố ằ thỏa thuận xắp xếp trước, chẳng hạn như phỏng vấn các nguyên thủ quốc gia, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán v.v Phỏng vấn biên bản có một số đặc điểm cần lưu ý sau đây:

Một là, cuộc phỏng vấn có tính nghiêm túc cao, đòi hỏi sự chính xác, rõ ràng, ngay cả trong cách ăn mặc cũng như tác phong, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói v.v của người hỏi và người trả lời

Hai là, thời gian và địa điểm của cuộc phỏng vấn cũng ngặt nghèo hơn

Thông thường cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra ở nơi làm việc của người trả lời, tuy nhiên, trong một số trường hợp phỏng vấn có thể diễn ra tại phòng chờ của sân bay, cầu thang máy bay hay trước cửa phòng họp v.v

Ba là, người hỏi chỉ được đưa ra những câu hỏi đã chuẩn bị trước, không được đặt câu hỏi phụ, không hỏi lại, không tỏ ra tự nhiên thái quá, không đưa ra bình luận riêng, trừ trường hợp hết sức đặc biệt

Q: Thưa Chủ tịch là năm 2006 thí chưa bao giờ cái tên Việt Nam đã được bạn bè quốc tế biết nhiều đến như vậy và cũng chưa bao giờ là Việt Nam thu hút được cái nguồn đầu tư nước ngoài lớn đến như vậy

Thưa Chủ tịch là từ những cái sự kiện lớn của, đối ngoại của đất nước trong năm 2006 đã đưa chúng ta ra được những cái kinh nghiệm gí trong cái chình sách đối ngoại và trong cái chình sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước ạ?

A: Cái thứ nhất ấy là chúng ta đã phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, cái tiếng nói của nhân dân, cái đoàn kết thống nhất của nhân dân, nó đã tạo nên một cái sức mạnh chung và đặc biệt là trong cái công tác đối ngoại Cái thứ hai đấy là chúng ta đã tạo ra cái môi trường thuận lợi, hấp dẫn và an toàn cho người nước ngoài, cho khách du lịch, cho nhà đầu tư Cái thứ ba đấy là đội ngũ cán bộ của mính được nâng cao hơn trước, đặc biệt tôi muốn nói đến đội ngũ cán bộ của ngành ngoại giao, của ngành thương mại Quá trính mà đấu tranh, đàm phán gia nhập WTO cũng thể hiện cái bản lĩnh, cái trính độ của anh em, rồi ấy là cái APEC, thể hiện cái bản lĩnh cái trính độ của đội ngũ thương mại, ngoại giao Một cái có ý nghĩa nữa là những cái chủ trương, chình sách của Đảng và Nhà nước ta được kiểm nghiệm qua thực tế là phù hợp với những cái yêu cầu của cái công cuộc đổi mới, của cái hội nhập và phát triển Ví vậy chúng ta phải tiếp tục xem cái gí còn khó khăn, vướng mắc mà chúng ta sẽ tháo gỡ Mà theo cái hướng này ấy, thí chúng ta đi lên từng bước vững chắc, nhưng mà đồng thời cũng khẩn trương để làm sao cho cái hội nhập nó nhanh hơn, nó chắc chắn hơn, hiệu quả hơn

Q: Thưa Chủ tịch là năm hai ngàn lẻ bảy thí cũng là năm đầu tiên Việt Nam là thành viên chình thức của Tổ chức Thương mại Thế giới Chúng ta cũng đứng trước cái sức ép c ủ a, khi là thành viên của tổ chức này và sức ép của chình nội tại chúng ta là đẩy mạnh cái công cuộc cải cách Tư pháp và chống tham nhũng Vậy cái ưu tiên, những vấn đề ưu tiên của Chủ tịch trong năm hai ngàn lẻ bảy sẽ là như thế nào ạ?

A: Hai cái việc này đấy th í chúng ta làm song hành Bởi ví khối Tư pháp mà làm tốt ấy thí nó cũng góp phần cho cái công tác đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả hơn Nhưng mà cái đấu tranh phòng chống tham nhũng cũng là một yêu cầu bức xúc của xã hội, mà nhân dân rất quan tâm Đặc biệt là Trung ương Đảng đã có Nghị quyết rồi, Quốc hội đã có Nghị quyết rồi, cho nên là chúng ta lần này là làm một cách quyết liệt Và tôi tin rằng ấy sẽ có hiệu quả hơn trước Thời gian vừa qua một số vụ việc chúng ta bước đầu làm mạnh thí thấy có tiếng vang tốt, dư luận xã hội đồng tính Cho nên hai cái việc mà đồng chì nêu ra đấy tôi nghĩ là phải song song tiến hành, cái này nó bổ sung cho cái kia Nhân đây tôi cũng muốn nói thêm rằng ấy phải thấy rằng việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phì là cái việc lâu dài chứ không thể làm ngày 1 ngày 2 đâu Mặt khác cũng nên hiểu rằng không phải cán bộ Việt Nam, người dân Việt Nam tham nhũng nhiều hơn nước khác, không phải như vậy Chúng ta dám xả thân, chúng ta dám hy sinh ví nghĩa lớn nhưng mà cái quản lì của chúng ta nó còn yếu kém Ví vậy, nó mới để cho những kẻ tham nhũng lợi dụng nó chiếm đoạt, cho nên phải tăng cường cái công tác quản lì để cho ai đó muốn tham cũng tham không được Cái đìch của chúng ta là như vậy

Q: Đứng trước những vấn đề như thế thí cái ưu tiên của Chủ tịch trong cái lĩnh vực này trong năm tới sẽ là như thế nào ạ, thưa Chủ tịch?

A: Ưu tiên của tôi là với chức năng của của mính thí được Đảng phân công là phụ trách cái khối Tư pháp, cho nên tôi sẽ dành cái ưu tiên của tôi cho cái khối Tư pháp Trong đó là cái cải cách Tư pháp là cái nhiệm vụ hàng đầu

Và cái, xây dựng cái đội ngũ này trong sạch, vững mạnh Nâng cao cái năng lực theo kịp với cái yêu cầu nhiệm vụ là cái hàng đầu Nhưng mà như tôi nói đó, nó cũng góp phần cho cái chống tham nhũng Làm tốt cái công tác của khối Tư pháp là trực tiếp đấu tranh với phòng, chống tham nhũng

(Trìch phỏng vấn Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết về Thành tựu chung của đất nước năm 2006, phát trên kênh VTV1, ngày 15/2/2007 do phóng viên Trung Kiên thực hiện)

Do tính chất của cuộc phỏng vấn nên câu hỏi của dạng phỏng vấn này thường dài dòng, mang tính diễn giải sau đó mới đi vào câu hỏi chính Và trong các câu hỏi thường xuất hiện các cụm từ để hỏi như: xử lì như thế nào? kinh nghiệm gí? ông có thể cho biết, ưu tiên… trong thời gian tới? tại sao? v.v

Ta có thể khái quát dạng câu hỏi trên đây theo mô hình sau:

Nội dung vấn đề Mục đích, ảnh hưởng của vấn đề xã hội

+ + nhƣ thế nào có ảnh hưởng gì tại sao ƣu tiên của lí giải tại sao

Một số yếu tố ngoài ngôn ngữ chi phối giao tiếp ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình của VTV

Như chúng tôi đã trình bày trong chương 1, phỏng vấn là sự giao tiếp bằng ngụn ngữ giữa người với người để thu nhận thụng tin và ô sản xuất ằ ra những tri thức mới nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội Nó được thực hiện với mục đích phát sóng toàn bộ quá trình trao đổi, hỏi - đáp giữa SP 1 với SP2 hoặc với mục đích tìm kiếm, khảo sát thông tin, ghi lại những lời phát biểu đơn lẻ để sau đó phóng viên sẽ sử dụng trong mục tin tức hoặc phóng sự

Nhưng dù với mục đích nào chăng nữa, nhìn chung một cuộc phỏng vấn sẽ bao gồm nhiều yếu tố Những yếu tố này có tác động qua lại và tương hỗ, ảnh hưởng đến nhau

Có người đã đề xuất một sơ đồ về hoạt động giao tiếp trên truyền hình như sau (xem trang 98):

Sơ đồ 2.1 đã cho ta một cái nhìn tương đối khái quát về hoạt động giao tiếp trên truyền hình nói chung và hoạt động giao tiếp trong phỏng vấn truyền hình nói riêng Nó đã chỉ ra được mối quan hệ đa chiều giữa các bên tham gia giao tiếp Đó là mối quan hệ phong phú, đa dạng nhưng cũng hết sức phức tạp, ở đó không chỉ mối quan hệ liên nhân giữa SP 1 và SP 2 , những người tham gia trực tiếp trong chương trình, mà còn có cả sự tương tác gián tiếp giữa những người nhà đài với khán giả và giữa khách mời với khán giả v.v

Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động GTNN trong hoạt động phỏng vấn truyền hình chưa được đề cập đến như hoàn cảnh giao tiếp, bối cảnh giao tiếp v.v Vì lẽ đó, chúng tôi xin đề xuất bổ sung thêm theo sơ đồ dưới đây: Đài TH STV

Lời (tiếng) hình, ảnh, chữ

Người nghe, người xem (tham dự cuộc giao tiếp (1,2,3 ))

Toàn bộ công chúng của đài TH

Chủ thể phát (Chủ ngôn)

Thể phát (Người truyền ngôn)

Thể nhận (Người tiếp ngôn)

Chủ thể nhận Tín hiệu vô tuyến hoặc hữu tuyến truyền đến khán giả

Sự hồi đáp (trực tiếp/gián tiếp) bằng cầu TH, điện thoại, thư, Internet

Qua quan sỏt sơ đồ 2.2, ta thấy, một cuộc phỏng vấn, khụng chỉ ô tồn tại ằ hai yếu tố: người hỏi - người trả lời Nó là một chỉnh thể do nhiều yếu tố khác nhau cấu thành, trong đó có yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Không những thế, bên cạnh yếu tố ngôn ngữ (thể hiện qua hành động hỏi-đáp), một cuộc phỏng vấn được coi là thành công phải được xem xét trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nữa như: người tham gia (người phát, người nhận), hình ảnh, âm thanh (giọng nói, tiếng động hiện trường), ánh sáng, cảnh huống giao tiếp v.v

2.3.1 Thể phát và thể nhận

Một điều hiển nhiên là trong hoạt động giao tiếp của người làm báo, cụ thể là giao tiếp phỏng vấn truyền hình, không bao giờ giao tiếp đó mang tính cá nhân Bởi vì SP 1 đóng vai trò là thể phát, người được chủ thể phát là đài truyền hình (một đơn vị đại diện cho một giai cấp, đảng phái, tổ chức Nhà nước, tổ chức

Bối cảnh phỏng vấn Thông điệp

Người phỏng vấn Người được phỏng vấn (Hỏi) (Đáp)

(Âm thanh [tiếng động + ngôn ngữ]+ Hình ảnh)

Hoàn cảnh giao tiếp rộng

Hoàn cảnh giao tiếp hẹp Ngôn ngữ lời nói và những yếu tố phi ngôn ngữ xã hội v.v ) giao nhiệm vụ truyền đạt những thông tin, vấn đề, sự kiện đến với công chúng Còn ở phía người tham gia, cho dù họ là cá thể A, B, C nào đấy, thậm chí cả một đám đông hàng trăm, hàng ngàn người nhưng xét đến cùng, thực chất, họ chỉ là thể nhận Chủ thể nhận đích thực và chủ thể nhận nói chung là một nhóm người hay tất cả những ai đang ngồi trước máy thu hình, xem trực tiếp hay gián tiếp cuộc thoại Đây là đích chính, đích cuối cùng mà chủ thể phát và thể phát muốn hướng thông điệp tới Và chính mối quan hệ này đã chi phối mọi hoạt động giao tiếp trong phỏng vấn truyền hình

Thể phát, là người trực tiếp truyền thông điệp đến người nhận, thể nhận

Họ chính là người dẫn chương trình (hay còn gọi là MC), phóng viên, biên tập viên Những người đại diện cho Đài truyền hình chuyển tải những thông tin đến cho khán giả và như trên chúng tôi đã quy ước gọi chung là SP 1

Trong hoạt động phỏng vấn báo chí, SP 1 có những quyền khác nhau Trước hết, họ có quyền quyết định về nội dung chương trình và tham gia vào việc lựa chọn chủ đề cho buổi phỏng vấn Như vậy, họ sẽ có một cái nhìn tổng thể và chính xác về mục đích của cuộc nói chuyện, hội đàm hay những cuộc trao đổi mà những người khách mời chưa được biết một cách cụ thể Họ cũng đã sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho cuộc gặp gỡ, chuẩn bị lời nói cho mọi tình huống sẽ xảy ra, đó cũng chính là việc lựa chọn cách tiếp cận dựa vào tính đặc thù của từng chủ đề

Thứ hai, đó là khả năng điều khiển ngôn từ Nói, cắt ngang và nói lại là một trong những yếu tố quan trọng tạo nờn nhịp điệu và hiệu quả cho ô buổi diễn ằ Tất cả những ô bài diễn văn ằ hay lời núi dài dũng sẽ đều bị coi là buồn tẻ và đõy chính là điều làm cho người làm công tác phỏng vấn lo sợ nhất Nó bắt đầu từ suy nghĩ là khán giả không có khả năng chú ý, hoặc là chủ đề quá xa v.v Mặt khác, trong một số trường hợp việc phân bổ lời nói cũng sẽ làm tăng hay giảm giá trị của chương trình Theo nguyên tắc chung, SP 1 phải đặt mình vào vị trí trung lập, họ không được đứng về một phía mà phải luôn nghĩ tới khán giả Điều đó cho phép họ trình bày vấn đề một cách khách quan Để làm được điều đó đòi hỏi SP 1 phải là người hiểu và nắm rõ vấn đề, không được võ đoán, không được đưa ra chớnh kiến riờng Và họ, người phỏng vấn, đụi khi phải ô nhập vai ằ là một kẻ ô khờ khạo ằ, thậm chớ là ô kộm hiểu biết ằ để đưa ra nhưng cõu hỏi đại loại như: ô ễng/ bà cú thể giải thỡch cho tụi…? ằ hay ô ễng/ bà cú thể vui lũng làm rừ ý nghĩa của…? ằ hoặc ô Như vậy, ta cú thể khụng núi rằng… được chứ? ằ

Xét về mặt nào đó, sự xuất hiện của SP 1 trong chương trình giống như một người ô đỡ đẻ ằ cho chương trỡnh và phương phỏp gợi hỏi chớnh là cỏch thức để tỡm ra những tiềm năng sẵn có nhằm làm cho người đối thoại bộc lộ quan điểm, kiến thức và kinh nghiệm bản thân

Tuy nhiên, cách thức cũng như giọng điệu của SP1 phải làm sao để tạo nên sự sôi động Giọng điệu có thể là nhã nhặn, nhiệt tình thậm chí là thân mật, đôi khi thờm chất giọng ô chế diễu ằ, đựa vui dớ dỏm trong cỏc chương trỡnh vui, giải trí Chẳng hạn như [59]:

Người chơi: - ô Thật tớnh cờ và bất ngờ, tụi được đến trường quay S9 ngày hụm nay để tham gia chương trớnh Hóy chọn giỏ đỳng ằ

MC Lại Văn Sâm: (cười to, hóm hỉnh, chỉ vào bối cảnh giao tiếp xung quanh, đựa lại): - ôThật tớnh cờ và thật bất ngờ (cười tinh nghịch) là bởi vớ chúng ta không ở trường quay S9 ạ (cười) Chúng ta đang ở nhà thi đấu Hai Bà Trưng ạ Võng!ằ (cười)

(Trìch trong chương trính Hãy chọn giá đúng, phát trên sóng VTV3, ngày 19/12/2004)

[60]: - MC (Tựng Chi): ôĐú là hàng ngang số 8, cú ỡt chữ cỏi nhất 3 chữ cái Trong dấu ba chấm là vật gí ở câu ca dao:Ước gí anh hóa ra … (ba chấm) Để cho em đựng cau tươi, trầu vàng Thời gian bắt đầu, xin mời bạnằ

Người chơi (Minh Chõu): - Cú phải là chữ ôtỳiằ khụng ạ?

MC Minh Vũ (cười dỡ dỏm thành tiếng): - ôƯớc gớ anh húa ra tỳi (cười to) Để cho em đựng cau tươi, trầu vàngằ (cười)

Trong một số trường hợp, SP1 có thể thể hiện một chất giọng trung lập, lạnh lựng, xa lạ hay tụn trọng, kẻ cả như kiểu: ô Anh chưa trả lời cõu hỏi của tụi… ằ hoặc tỏ ra sốt ruột như: ô Kết luận lại… ằ , ô Hay núi ngắn gọn là… ằ v.v

NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TRONG PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH TRÊN CÁC KÊNH CỦA VTV

Dẫn nhập

Theo V.I Lê-nin, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, nó tạo ra cơ sở vật chất cho tất cả các phương tiện giao tiếp khác Bằng sự tồn tại và chức năng của mình, ngôn ngữ gắn chặt với sự tồn tại và chức năng của xã hội loài người [44, tr.151] Vì thế, từ những thập niên cuối thế kỷ XX, ngôn ngữ không còn và không chỉ được nghiên cứu thuần túy như một hệ thống mà được xem xét dưới nhiều hình thức khác nhau của hoạt động giao tiếp Khi tiếp cận theo hướng này, các nhà nghiên cứu đã dần dần nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa trong giao tiếp, ứng xử ngôn ngữ Đồng thời, việc nghiên cứu không chỉ đem lại những thành tựu mang tính lí luận sâu sắc mà còn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc ứng dụng, sử dụng ngôn ngữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Và, mặc dự là ô phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người ằ nhưng GTNN chỉ đạt được hiệu quả tối ưu khi các bên tham gia giao tiếp có chung sự hiểu biết Nói khác đi, họ - các bên tham gia giao tiếp - phải có chung một kiến thức nền hay chính xác hơn là tri thức nền, trong đó có kiến thức nền về lịch sử, văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc của người bản ngữ

Hiện nay, trên thế giới có hơn 220 quốc gia Mỗi quốc gia có một nền văn hóa và mỗi nền văn hóa có một hệ thống giá trị riêng Dựa trên kết quả điều tra các doanh nghiệp đa quốc gia (IMB) ở 64 nước, giáo sư Geert Hofstede (1991) thuộc trường đại học Limburg tại Maatricht, Hà Lan đã đưa ra 5 tiêu chí nhằm chỉ ra sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia gồm: 1/ Khoảng cách quyền lực gần xa trong các thứ bậc 2/ Chỉ số cá nhân/tập thể chỉ mức độ phụ thuộc và độc lập của cá nhân đối với tập thể 3/ Tính nam và tính nữ liên quan đến sự phân bố vai trò giới trong xã hội 4/ Tính cẩn trọng chỉ mức độ lo lắng, hồi hộp mà các thành viên trong nền văn hóa cảm thấy bị đe dọa bởi các tình huống không rõ ràng, không chắc chắn 5/ Định hướng dài hạn gắn với sự bền chí và tính tiết kiệm; và định hướng ngắn hạn gắn với sự tôn trọng truyền thống, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ xã hội và giữ thể diện [dẫn theo 22]

Kết quả nghiên cứu của Geert Hofstede đã được sử dụng làm khung cho những nghiên cứu về ứng xử ngôn ngữ trong các ngữ cảnh giao tiếp văn hóa và giao tiếp giao văn hóa (Cross Culture) Bởi lẽ, để hiểu đúng và đầy đủ một phát ngôn ta phải đặt chúng vào trong ngữ cảnh sử dụng Ngữ cảnh ở đây không chỉ là ngữ cảnh ngôn ngữ mà còn là ngữ cảnh phi ngôn ngữ, đó là ngữ cảnh văn hóa Một người được coi là hiểu thấu đáo, đầy đủ về một quốc gia, dân tộc (trong đó có ngôn ngữ mà quốc gia đó đang sử dụng) khi và chỉ khi người đó có những hiểu biết sâu sắc về lịch sử, về đời sống vật chất, tinh thần của quốc gia, dân tộc ấy Tiếng Việt cũng không nằm ngoài những nguyên tắc này Để hiểu được tiếng Việt, đòi hỏi người sử dụng phải có nếp sống trong một cộng đồng xã hội thống nhất, có phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống chung đã được quy định bởi người Việt

Từ nhận thức đó, chúng tôi bước đầu xem xét một số khía cạnh của ngôn ngữ - văn hóa Việt được thể hiện thông qua hành động hỏi trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình.

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Nhưng trước hết, cần phải trả lời câu hỏi, văn hóa là gì và nó có ảnh hưởng, tác động gì trở lại đối với mỗi một ngôn ngữ dân tộc

Có thể nói, văn hóa đã, đang và sẽ luôn tồn tại với cuộc sống loài người bởi vì nó là tất cả những gì do con người sáng tạo ra để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội Mặc dù vậy đến nay khái niệm văn hóa vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau bởi tính chất phức tạp và đa diện của nó

Văn hoỏ (trong tiếng Anh, tiếng Phỏp là ô culture ằ và tiếng Tõy Ban Nha ô cultura ằ) xuất phỏt từ từ ô cultus ằ trong tiếng La Tinh Ban đầu ô cultus ằ mang nghĩa là canh tác đất đai, gieo trồng thực vật và nuôi dưỡng động vật Sau này ô cultus ằ chuyển thành nghĩa chăm súc, nuụi dưỡng con người về thể chất, cũng như tinh thần

Người Trung Quốc xưa kia cho rằng văn hóa mang ý nghĩa giáo dục, tức là văn trị và giáo hóa Hiểu theo nghĩa thông thường thì văn hóa dùng để chỉ cái đẹp, cái thanh cao, tao nhã Do đó, văn hóa bao gồm văn chương và nghệ thuật, với tất cả các bộ môn như ca, nhạc, vũ, kịch, điện ảnh, hội họa, điêu khắc, kiến trúc cũng như tất cả các giá trị chân, thiện, mỹ Ở phương Tây, từ nửa sau thế kỷ XIX, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhân chủng học và xã hội học đã giúp cho các học giả nhìn nhận văn hoá dưới một góc độ khác Chẳng hạn E B Tayor (1832 - 1917) cho rằng văn hoá bao gồm ô tri thức, tớn ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật phỏp, tập quỏn và một số năng lượng và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viờn của xó hội ằ [55] Như vậy, với định nghĩa này E B Tayor đó quan niệm văn hoá như tổng hợp tất cả những yếu tố phân biệt con người với động vật và thế giới tự nhiên Nói một cách tổng quát, văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lịch sử, kể từ lối sống, nếp nghĩ, thông qua những mối tương quan với vũ trụ và cách thức tổ chức xã hội

Từ điển của Viện Hàn lâm Pháp đưa ra một định nghĩa về văn hóa theo hướng tổng hợp: Văn hóa bao gồm toàn bộ những thụ đắc về văn chương, nghệ thuật, thủ công nghệ, khoa học, kỹ thuật, luật lệ, cơ chế, tập quán, truyền thống, nếp nghĩ và lối sống, đường lối ứng xử và được sử dụng trong mọi lĩnh vực, lễ nghi, tôn giáo và tín ngưỡng tạo thành một di sản cộng đồng và mang đặc tính của một dân tộc, một nhóm dân tộc hay một quốc gia [113]

Theo cuốn Từ điển New Encyclopedia Britannica (1997) thì: văn hóa bao gồm ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục, những điều cấm kị, luật lệ, cơ chế, dụng cụ, kỹ thuật, tác phẩm nghệ thuật, nghi thức, lễ nghi và những thành phần liên hệ khác Văn hóa phát triển tùy thuộc vào khả năng của con người biết tiếp thu và truyền đạt kiến thức cho các thế hệ kế tiếp [93]

Tổ chức UNESCO (1992) đã đúc kết sự phức tạp và đa diện của văn hóa qua một định nghĩa súc tích, mà hiện nay được nhiều người chấp nhận, đó là:

Văn hoá phản ảnh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân cũng như các cộng đồng) đã thể hiện trong quá khứ, một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân cũng như các cộng đồng) đã thể hiện trong quá khứ, đồng thời đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu tạo nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình [66] Và, UNESCO cũng nhìn nhận vai trò chủ động của văn hoá trong công cuộc phát triển hôm nay: văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực, sức bật và hệ điều tiết của mọi công cuộc phát triển: kinh tế, xã hội, chính trị

Tóm lại, theo nghĩa tổng quát nhất thì văn hóa được hiểu là: một tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo ra và được phát triển theo lịch sử, khác với các đối tượng của tự nhiên Hiện tượng chung được gọi là văn hóa bao gồm hai nguyên tố - văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Văn hóa vật chất cú thể được hiểu là toàn bộ những kết quả vật chất ô nhỡn thấy được ằ của lao động con người, còn văn hóa tinh thần là sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các giá trị tinh thần (nói theo thuật ngữ của chính trị kinh tế học) [dẫn theo 59, tr.16-

17] Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà người ta dùng khái niệm văn hóa chứ không phải là một khái niệm nào khác để chỉ sự tổng hợp, sự kết tinh những cố gắng một cách toàn diện và lâu dài của con người nhằm duy trì, phát triển, nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức, lối sống trong đời sống xã hội

Với cách tiếp cận như vậy thì quy luật của văn hóa, yêu cầu của văn hóa chi phối sâu xa và lâu dài tới mọi hoạt động của con người, kể cả các hoạt động kinh tế, chính trị, khoa học, và cái còn lại cuối cùng của các hoạt động này là giá trị văn hóa của chúng

3.2.2 Quan hệ biện chứng giữa văn hóa và ngôn ngữ

F De Saussure đã định nghĩa ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu và hệ thống đó - theo cách hiểu của kí hiệu học - là hệ thống khép kín thuần túy ngôn ngữ học chứ không mang tính chất mở áp dụng cho các hệ thống văn hóa hay hệ thống chính trị Điều này đã dấy lên trong ngôn ngữ học những tranh luận sôi nổi Và, một câu hỏi được đặt ra là yếu tố văn hóa tác động đến những khâu nào trong hệ thống ngôn ngữ và quá trình GTNN

Cho đến nay, khi nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ, các nhà khoa học đều khẳng định rằng văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời

Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ Như vậy, ngôn ngữ và văn hóa phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau

Có người còn nói, ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ để phát triển Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song với biến đổi và phát triển văn hóa Vậy, muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa

Một số vấn đề về văn hóa của người Việt thông qua hành động hỏi

Các thuật ngữ văn hoá ngôn từ hay văn hoá nói đã bắt đầu được sử dụng trong giới nghiên cứu tiếng Nga vào những năm 20 của thế kỷ XX, đặc biệt là từ khi viện nghiên cứu khoa học về văn hoá lời nói được thành lập và đi vào hoạt động (1925 - 1933) Vậy văn hóa ngôn từ là gì? Và nó có ảnh hưởng thế nào đến quá trình giao tiếp? Đó là những vấn đề vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, đánh giá Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thức rằng văn hoá ngôn từ là một khái niệm đa nghĩa Và, về mặt nào đó nó được hiểu là những khuôn mẫu, là toàn bộ các biện pháp sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của nó

Hay nói khác đi, đó chính là những chuẩn mực giao tiếp ổn định, bền vững và hoàn thiện có giá trị tinh thần được tiếp xúc, trao đổi với nhau thông qua lời nói, văn tự v.v trong mối quan hệ cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội và nhân loại

Với cách hiểu như vậy, chúng tôi cho rằng văn hóa ngôn từ có một vai trò to lớn trong đời sống tâm sinh lí con người, nó biểu lộ tình cảm, ý chí tạo nên cảm xúc và trạng thái tinh thần Ảnh hưởng của ngôn từ có thể là tích cực, thuận lợi nhưng cũng có thể là tiêu cực Trên thực tế, không ít những trường hợp người nói đã làm hỏng lời nói của mình không phải vì nói sai hay những ý kiến, kiến nghị của mình nêu ra không hợp lí mà là vì nói không đúng lúc, không đúng chỗ, không phù hợp với tuổi tác, địa vị, với hoàn cảnh với tâm lí người nghe Bởi vậy một lời núi ra phải hết sức đắn đo, cõn nhắc cẩn trọng; người xưa đó dạy: ôLời núi khụng mật tiền mua Lựa lời mà núi cho vừa lũng nhauằ và phải ôUốn lưỡi bảy lần trước khi núiằ hay như Moliốre, nhà soạn kịch hài hước nổi tiếng người

Phỏp thế kỷ XVII viết rằng: ôLời núi như mũi tờn phúng ra, khụng trở lại bao giờ, trước khi phúng nú, hóy xem kỹ, chớ để nú nhọn hay cú thuốc độcằ [25]

3.3.2 Đặc trưng văn hóa trong giao tiếp của người Việt

W Humboldt, nhà văn húa lớn của nhõn dõn Đức, từng núi ô ngụn ngữ là linh hồn của một dõn tộc ằ Nhỡn vào tiếng Việt, cú thể nhỡn thấy đỳng là nú phản ánh rõ hơn đâu hết linh hồn, tính cách của người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam Phạm Văn Đồng cũng đã có nói một câu rất hay như của Humboldt khi nói về tiếng Việt: Tiếng Việt ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp [trích theo 47]

Như vậy, văn hoá giao tiếp - ứng xử của người Việt được kết tinh lại trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ Và nguồn gốc sâu xa của nghệ thuật đó bắt nguồn từ tâm hồn và lịch sử dân tộc Việt Nam Một dân tộc có một nền nông nghiệp lúa nước phát triển, tổ chức xã hội truyền thống, dưới ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo Chính những điều này đã tạo nên một văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong văn hóa ứng xử Các nhà nghiên cứu cho rằng, nó được thể hiện qua một số nét sau: 1/ Vừa cởi mở, vừa rụt rè; 2/ Ứng xử thiên về tình cảm; 3/ Trọng danh dự; 4/ Cẩn trọng, ý tứ trong giao tiếp; Hệ thống nghi thức, lời nói phong phú [14], [15], [57] Theo đó: a Vừa cởi mở vừa rụt rè

Xét về thái độ giao tiếp, có thể thấy người Việt Nam vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt rè trong giao tiếp Hay nói khác, trong giao tiếp người Việt tỏ ra cởi mở, thân thiện nhưng lại e dè, thậm chí là thẹn thùng Sự tồn tại song song đồng thời hai tính cách hoàn toàn trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc điểm cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị, tôn ti Và, xét về hình thức bên ngoài, tưởng chừng như cởi mở và rụt rè là hai tính cách quá khác biệt nhau, thậm chí là mâu thuẫn đối kháng với nhau đến mức tính cách này sẽ triệt tiêu tính cách kia Tuy nhiên, hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy lại không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam trong giao tiếp ứng xử b Ứng xử thiên về tình cảm

Tính cách này ảnh hưởng chủ yếu của văn hoá sông nước và tính cộng đồng làng xã Điều này thể hiện ở chỗ người Việt Nam lấy tình cảm - lấy sự yêu, sự ghột - làm nguyờn tắc ứng xử theo kiểu ôYờu nhau yờu cả đường đi Ghột nhau, ghột cả tụng ti họ hàngằ hay ôYờu nhau chỡn bỏ làm mườiằ v.v Bờn cạnh đó, trong giao tiếp hàng ngày, người Việt Nam hay có thói quen ưa tìm hiểu, quan sỏt, đỏnh giỏ ô đối tỏc ằ của mỡnh như: tuổi tỏc, quờ quỏn, trỡnh độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ hoặc chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái v.v ) Do tính cộng đồng nên người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được c Trọng danh dự

Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự Danh dự được người Việt gắn với năng lực giao tiếp: Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng Tuy nhiên, trọng danh dự thái quá nên mắc bệnh sĩ diện Đặc điểm này cũng khiến cho người Việt rất sợ dư luận và thường sống dựa theo dư luận d Cẩn trọng, ý tứ trong giao tiếp

Trong giao tiếp, ứng xử, người Việt Nam ít khi biểu lộ cảm xúc, nguyện vọng hay nhu cầu của mình trước mặt người khác một cách trực tiếp, trực diện

Chớnh điều này này đó khiến người Việt Nam cú thúi quen núi ô vũng vo tam quốc ằ, khụng bao giờ mở đầu trực tiếp, núi thẳng vào vấn đề như người phương Tây Điều này thể hiện rất rõ trong ca dao, tục ngữ của Việt Nam: ôĐến đõy mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thí đào xin thưa Vườn hồng cú lối nhưng chưa ai vàoằ

Như vậy, bằng lối nói ví von trên đây, bài ca dao đã cho chúng ta thấy một tình cảm trong sáng, lành mạnh, đồng thời cũng chỉ ra sự tinh tế và ý tứ trong cách bày tỏ tình yêu của đôi lứa ngày xưa Đó cũng chính là nghệ thuật văn hóa, ứng xử trong giao tiếp ngôn ngữ của người Việt Nam đ Tính do dự Đây là hệ quả của việc giữ gìn ý tứ và cân nhắc thái quá trong giao tiếp Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất e Hệ thống nghi thức lời nói phong phú

Hệ thống nghi thức lời nói phong phú với các đặc điểm như trọng tình, lịch sự, phù hợp với các quan hệ xã hội Trước hết, đó là sự phong phú trong hệ thống xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ họ hàng Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm:

Một là, có tính chất thân mật hóa (trong tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình

Hai là, có tính chất xã hội hóa, cộng đồng hóa cao - trong hệ thống từ xưng hụ này, khụng cú cỏi ô tụi ằ chung chung Quan hệ xưng hụ phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp

Ba là, thể hiện tính tôn ti kỹ lưỡng: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính) Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng xưng hô là em và đều gọi nhau là anh/chị Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng: người ta chỉ gọi tên cái ra để chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng với tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội

Văn hóa ứng xử trong giao tiếp phỏng vấn trên VTV

Ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ phỏng vấn nói riêng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm của đời sống con người Nó nằm ngay trong xã hội nên bị chi phối bởi xã hội, nhưng là vì một loại hình đặc thù nên nó tác động mạnh mẽ trở lại các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Vì vậy, nhiệm vụ của phóng viên, nhà báo là xác định được mục đích của từng chương trình cụ thể để đưa ra những câu hỏi và chiến lược giao tiếp hội thoại phù hợp Ví dụ như câu hỏi trong chương trình Thời sự thì phải rõ ràng, mạch lạc và tập trung vào vấn đề, sự kiện đang đề cập; trong phỏng vấn Chân dung thì câu hỏi mang tính tâm tình, chia sẻ, chứa đựng cảm xúc và có thể tạo sự bất ngờ cho người được phỏng vấn; phỏng vấn trong chương trình Trò chơi, Giải trí thì không có sự thống nhất về nội dung, chủ đề và tâm lí của người tham gia cũng thoải mái hơn v.v

Hơn nữa, truyền hình luôn bị áp lực về thời gian nên trong quá trình đặt câu hỏi nờn sử dụng cỏc ô phỏt ngụn ngữ vi - tức là phỏt ngụn mà khi người ta núi chúng thì đồng thời người ta cũng thực hiện luôn cái việc được biểu thị trong phát ngụn ằ [34, tr.75] Theo đú, trong phỏng vấn, SP1 cần phải biết sử dụng một cỏch hợp lí các biểu thức ngữ vi để hỏi như nhấn mạnh trọng tâm vấn đề cần hỏi bằng cách lên giọng hay dùng các cấu trúc câu có tình thái biểu thị nghi vấn, dạng như:

Có giải pháp gí? Giải quyết vấn đề này như thế nào? Có phản ứng gí? v.v hoặc các câu cầu khiến như: Xin cho biết? Hãy cho biết? Có thể cho biết? v.v Ví dụ:

[67]: - Thưa Bộ trưởng, trong khi chờ đợi các kết quả xét nghiệm cũng như các kết quả của các nhà khoa học để đưa ra kết luận cuối cùng thí các giải pháp trước mắt là gí?

(Trìch câu hỏi phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong chương trính Thời sự, phát trên kênh VTV1 ngày 04/11/2005)

[68]: - Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam đều nhận thấy rằng tri thức có vai trò quyết định với thành bại trong cạnh tranh trên thương trường Tuy nhiên, họ chưa hẳn đã biết mính phải tập trung trau dồi những kiến thức gí hay họ phải tham gia vào những khóa học nào Vậy bà có lời khuyên nào với họ không?

(Trìch câu hỏi trong buổi phỏng vấn ông bà Giáo sư Lindsay R.Dodd của chương trính Hội nhập phát trên kênh VTV1, ngày 22/10/2007)

[69]: - Ông có thể cho biết kỹ hơn là trong 9 cái vụ án trọng điểm này thí đâu là cái biểu hiện, đâu là cái dấu hiệu cho thấy cái tình chất và mức độ phức tạp của nó có thể nhín nhận ở các góc độ khác nhau?

(Trìch câu hỏi phỏng vấn Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an về tính hính điều tra các vụ án tham nhũng trọng điểm, trong chương trính Thời sự, phát trên kênh VTV1 ngày 18/01/2007)

Như vậy, tùy thuộc vào đối tượng, hoàn cảnh, sự việc mà SP 1 có thể sử dụng nhiều tình thái khác nhau bằng cách kết hợp các câu hỏi nghi vấn, tình thái v.v Tuy nhiên, để có được điều này đòi hỏi SP1 phải nắm vững bản chất của ngôn ngữ - nó được hình thành từ hai yếu tố quan trọng, đó là: năng lực ngôn ngữ (thuộc phạm trù tâm lí) và ngôn ngữ học ứng dụng (thuộc phạm trù xã hội) Và, SP 1 không chỉ đơn thuần là người đưa ra các câu hỏi mà còn cần biết cách nắm bắt tâm lí, trình độ hiểu biết, năng lực ngôn ngữ của SP 2 Bên cạnh đó, SP1 cũng cần như tránh các câu hỏi mà vấn đề vừa được nêu trong phóng sự trình chiếu Nếu không sẽ gây ra sự phản cảm cho khán giả

Không những thế, giống như mọi hình thức giao tiếp, giao tiếp trong phỏng vấn truyền hình phải tuân theo những quy tắc về chuẩn mực ứng xử của xã hội loài người Các chuẩn mực này được thể hiện rõ nét qua những quy tắc ứng xử của ngôn ngữ Theo các nhà nghiên cứu về lí thuyết giao tiếp và lí thuyết lịch sự thì những chuẩn mực ứng xử xã hội và chuẩn mực ứng xử ngôn ngữ bao giờ cũng mang đậm tính truyền thống và bản sắc dân tộc

Còn nếu: Xét ở góc độ ngôn ngữ, mỗi cuộc phỏng vấn là một cuộc thoại tương đối đặc biệt Đó là cuộc trao đổi được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định của giao tiếp nghề báo [39] Với quan điểm như vậy thì hình thức thể hiện chủ yếu dựa trên hành động hỏi - đáp giữa SP 1 và SP 2 Và trong chuỗi hành động này, căn cứ vào số lượng và chất lượng lượt lời người ta cú thể ô suy ra ằ được thái độ của những người tham gia giao tiếp Chẳng hạn, khi SP2 không trả lời hoặc trả lời không đúng với nội dung câu hỏi mà SP 1 đưa ra, thì hành động hỏi sẽ bị coi là vi phạm nguyên tắc lịch sự Hoặc, SP 2 trả lời đúng trọng tâm, trọng điểm nhưng thái độ không hưởng ứng hoặc tỏ ra khó chịu, bất hợp tác thì hành động hỏi đó cũng bị đánh giá tiêu cực về phép lịch sự

Hiện nay, với việc bùng nổ của các chương trình truyền hình, nhất là các chương trình truyền hình trực tiếp, đòi hỏi các phóng viên, biên tập viên báo hình phải cú khả năng ô ăn núi ằ lưu loỏt và cú khả năng ứng xử linh hoạt, đồng thời qua đó cũng phải thể hiện được nét văn hóa và truyền thống của dân tộc Việt Nam Ngôn từ được sử dụng trong các chương trình truyền hình nói chung và trong phỏng vấn truyền hình nói riêng là phong phú, đa dạng (có ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ bác học, chuyên ngành v.v ) Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm thỡ trờn súng của VTV cũng cú khỏ nhiều ô hạt sạn ngụn ngữ ằ, ô hạt sạn trong giao tiếp, ứng xử bằng ngụn ngữ ằ của SP1, dạng như ôBiểu diễn tuyệt vời để làm gớ anh nhỉ?ằ (do ca sĩ Hiền Thục hỏi trong chương trỡnh Bài hỏt Việt 2007) Hay như trong chương trỡnh trực tiếp ô Trống hội khai trường (2006) ằ, ở phần trũ chuyện với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, một MC sau khi đã không ngớt lời khen ngợi ý nghĩa cái tên của Bộ trưởng khiến ông dù rất nhã nhặn trả lời cũng trở nên khá lúng túng Không những thế MC còn nói thêm: ôVới những cỏi tờn ý nghĩa như vậy thớ chắc Bộ trưởng khụng thể làm những việc khụng cú ỡch đối với ngành giỏo dục?!ằ

Bên cạnh đó, cũng còn không ít những vấn đề cần bàn về ngôn ngữ trên truyền hỡnh như việc sử dụng những yếu tố ngoại lai, chẳng hạn: ôChương trớnh này được tài trợ bởi…ằ; ôNgười tiếp theo tham gia chương trớnh… đú là…ằ Hay như trong cỏc chương trỡnh phỏng vấn cú phúng viờn đó dựng là: ôBài hỏt ấy cú tựa đề…ằ, ở đõy phải dựng là tiờu đề hay là nhan đề mới đỳng v.v

Tóm lại, khi nói đến giao tiếp, ứng xử bằng ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình, lịch sự được coi là một yếu tố quan trọng Nó vừa bị chi phối bởi chuẩn mực xã hội, vừa có tác động mạnh mẽ trở lại đối với hoạt động giao tiếp trong đời sống xã hội Và, xét trong nội tại của cuộc phỏng vấn, lịch sự cùng với ô nguyờn tắc cụng tỏc ằ đó trở thành một trong những yếu tố tiờn quyết quyết định hiệu quả thông tin từ hoạt động giao tiếp giữa các bên tham thoại

3.4.2 Nghiên cứu điển hình về ứng xử ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình qua hành động hỏi trên sóng VTV

3.4.2.1 Một số chiến lược tăng tính lịch sự cho hành động hỏi trong phỏng vấn truyền hình

Lịch sự trong phỏng vấn truyền hình được xét ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, trong đó việc sử dụng các tiểu từ tình thái, xưng hô và lời xin lỗi

Việc sử dụng tiểu từ tình thái như thế nào? Cách xưng hô và thể hiện lời xin lỗi sao cho đúng? là điều hết sức quan trọng Nó thể hiện nét văn hóa trong GTNN nói chung và giao tiếp trong hoạt động phỏng vấn trên truyền hình nói riêng Đặc biệt là hành động ngôn từ trong chiến lược đặt câu hỏi Chiến lược này được thể hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ như: a Lịch sự trong việc sử dụng nhúm từ tỡnh thỏi ô ạ ằ, ô dạ ằ, ô võng ằ

BƯỚC ĐẦU SO SÁNH HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG PHỎNG VẤN TRÊN CÁC KÊNH CỦA VTV-VIỆT NAM VÀ KÊNH TV5-PHÁP

Dẫn nhập

Hỏi luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình của một cuộc phỏng vấn SP1 sử dụng câu hỏi như một công cụ để lấy thông tin, gợi mở câu chuyện, kiểm tra lại những điều mà SP2 vừa mới trả lời v.v

Trong giao tiếp trên truyền hình và đặc biệt là giao tiếp trong phỏng vấn, câu hỏi không chỉ đơn thuần là một phương tiện phục vụ công tác chuyên môn mà còn mang mục đích tự thân: biết cách đặt câu hỏi đúng về mặt hình thái - cú pháp - ngữ nghĩa và nhất là biết cách sử dụng câu hỏi một cách phù hợp, đúng đối tượng và ngữ cảnh như một công cụ giao tiếp là một trong những mục tiêu, kỹ năng cần đạt được trong mỗi cuộc phỏng vấn Ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu, đánh giá, so sánh nào về những tác động của câu hỏi do phóng viên đưa ra trong các cuộc phỏng vấn giữa kênh TV5-Pháp và các kênh của VTV-Việt Nam

Vì vậy, trong chương này chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu theo hướng so sánh nhằm chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong quá trình tiến hành cuộc phỏng vấn giữa ô hai đài ằ Nhưng do thời gian và khả năng cũn hạn chế nên trong luận án chúng tôi chỉ tập trung đến một khía cạnh nhỏ, đó là phương thức tiến hành và nghệ thuật đặt câu hỏi trong trong hoạt động phỏng vấn truyền hình So sánh mà chúng tôi thực hiện ở đây không mang ý nghĩa so sánh ngôn ngữ học thuần túy

Vả lại, các thể loại phỏng vấn trên truyền hình tương đối đa dạng, vì vậy nếu so sánh hết các dạng thức thì khuôn khổ luận án này không cho phép Vì thế, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu một số chương trình truyền hình điển hình và có sự tương đương ở VTV và TV5, qua đó tìm ra được những điểm tương đồng, khác biệt cũng như phương pháp tiếp cận vấn đề của phóng viờn giữa ô hai đài ằ

Các chương trình chúng tôi so sánh ở trong chương này gồm:

- Trên kênh TV5Monde: L’invité, Internationales và Et si vous me dites la vérité (Tạm dịch: Khách mời trường quay, Quốc tế và Nếu bạn nói cho tôi biết sự thật)

- Trên kênh VTV: Gõ cửa ngày mới, Người đương thời, Người xây tổ ấm và một số chương trình khác.

Giới thiệu cứ liệu

, trước đõy gọi là ô TV5 ằ (15) , là Đài Truyền hỡnh quốc tế của Pháp và phát bằng tiếng Pháp đầu tiên trên thế giới, nó có thể được xem như một phương tiện dành cho những người sử dụng tiếng Pháp Kênh truyền hình có tính tổng hợp, giới thiệu một cái nhìn độc đáo về thế giới qua những bản tin và những chương trình được làm với mục tiêu cung cấp cho người xem sự đa dạng về văn hóa Quan điểm này của các nhà sản xuất cũng được thể hiện rõ trong các chương trình phát sóng

Thông qua việc xây dựng chương trình khung với mục đích lấy thông tin làm trọng tâm, mà ở đây chủ yếu nội dung thông tin được tổng hợp từ các kênh truyền hình phát bằng tiếng Pháp như: France Televisions (Pháp), RTBF (Bỉ), TSR (Thụy Sĩ), Radio

- Canada và TVA (Canada), TV5 đã thiết kế được một khung chương trình phát sóng phù hợp Song song với đó, TV5 cũng đã điều chỉnh việc phát sóng sao cho thích hợp với việc chênh lệnh múi giờ giữa các lục địa và những quan tâm của

15 Số 5 ở đây tương ứng với số thành viên tham gia sáng lập gồm: TFI, Antenne 2, France 3 (Pháp), RTBF (Bỉ) khán giả ở những khu vực khác nhau Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho khán giả xem truyền hình

Bên cạnh các tin tức quốc tế, TV5 còn làm phong phú chương trình của mình bằng những tiết mục phim truyện, thể thao, phim tài liệu và những sản phẩm truyền hình chuyên biệt

Hiện nay, có hơn 160 triệu gia đình có thể bắt được TV5 bằng cáp hay vệ tinh, phát sóng liên tục (24/24 giờ) trên 203 quốc gia và vùng lãnh thổ Với 24,5 triệu khán giả mỗi ngày, TV5 đã trở thành một trong ba mạng lưới truyền hình lớn nhất thế giới, bên cạnh MTV và CNN

Logo TV5 được sử dụng tại Châu Âu giai đoạn 1984-1989 và ở Canada giai đoạn 1988-1995

Logo TV5 được sử dụng tại Châu Âu giai đoạn 1989-1995

Logo TV5 được sử dụng từ 1995-2006 Hiện nay logo này vẫn được TV5 Québec Canada sử dụng

Logo TV5MONDE được sử dụng từ năm 2006-nay

4.2.2 Tổng quan về VTV là đài truyền hình quốc gia của Việt Nam, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình Tên viết tắt của Đài truyền hình Việt Nam là VTV (16) và tên này biểu hiện trong logo 3 màu cơ bản của đài

Hiện nay, thời lượng phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam là khoảng

160 giờ/ngày với các kênh quảng bá như: VTV1 (Kênh thời sự, chính trị, tổng hợp) Với thời lượng phát sóng 24h/ngày, VTV1 đã cung cấp thông tin nhanh, phong phú, chính xác đến mọi người dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, về sự phát triển của đất nước, đồng thời cũng năng động trong việc phản ánh hiện thực của đời sống xã hội ở nhiều khía cạnh khác nhau; VTV2 (Kênh chương trình khoa học và giáo dục, phát sóng 18,5h/ngày) nhằm vào đối tượng sinh viên, học sinh và cải thiện giáo dục cộng đồng Nội dung chương trình tập trung vào các chủ đề khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thông tin phát minh công nghệ VTV2 đang có kế hoạch phát triển các chương trình giáo dục từ xa cho các cấp đại học và các ngành nghề cụ thể);

VTV3 là kênh thể thao, giải trí và thông tin kinh tế, phát sóng 24h/ngày Đây là kênh truyền hình rất được ưa chuộng tại Việt Nam với các thể loại chương trình phong phú, chất lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả thuộc mọi lứa tuổi từ các giải bóng đá quốc tế cho những người hâm mộ bóng đá tới các cuộc thi kiến thức cho tầng lớp sinh viên và những người lớn tuổi hay các cuộc thi về kỹ năng công việc gia đình cho các bà nội trợ v.v ; VTV4 (Kênh chương trình đặc biệt cho người Việt Nam tại nước ngoài, phát sóng 24h/ngày): Nội dung kênh này bao gồm tin tức, sự kiện trong nước, các chương trình thiếu nhi, Việt Nam - Đất nước - Con người, các chương trình du lịch, văn hóa Kênh được phát sóng bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc với phụ đề tiếng Anh); VTV5 là kênh chương trình đặc biệt cho các dân tộc thiểu số bằng tiếng dân tộc, phát sóng 24h/ngày

Kênh VTV5 có nội dung chương trình được đánh giá là hiệu quả nhất trong việc kết nối giữa những người dân tộc thiểu số với Đảng và Nhà nước Tôn chỉ, mục đích của kênh là đem đến cho đồng bào dân tộc các thông tin về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như chuyển tải đến họ các sự kiện đang diễn ra trên đất nước Việt Nam Bằng cách này, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền trong cả nước đã giảm bớt; VTV6 là kênh truyền hình dành cho thanh, thiếu niên với các MC đều là những sinh viên Điều này đã làm VTV6 trở nên gần gũi với giới trẻ và được giới trẻ ưa thích; VTV9: Kênh truyền hình mới, đã chính thức phát sóng vào ngày 08 tháng 10 năm 2007 Chương trình được xây dựng chủ yếu để phục vụ khán giả Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và Bắc sông Hậu

Trong thời gian tới, Đài Truyền hình Việt Nam còn có kế hoạch phát triển thêm kênh mới VTV8 (kênh đối ngoại tiếng Anh) với thời lượng phát sóng 24h/ngày nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè khu vực và quốc tế

Bên cạnh đó, VTV còn mua bản quyền của một số hãng hay kênh truyền phát trên hai kênh thu tiền của VTV là truyền hình kỹ thuật số DTH và truyền hình cáp VCTV Nội dung của các kênh này tập trung chủ yếu vào các thể loại như: khoa học, thể thao, phim truyện v.v Trong tương lai, truyền hình cáp Việt Nam đặt ra mục tiêu sẽ tăng lên khoảng 200 kênh SD, 40 kênh HD (trong đó số kênh tiếng Việt đạt 50%)

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành khảo sát và chuyển tải từ băng hình sang dạng văn bản (Text) của các chương trình phỏng vấn trên VTV và TV5, cụ thể như sau: Đối với VTV: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các chương trình phỏng vấn đó phỏt trờn súng VTV như: ô Chương trỡnh thời sự ằ, ô Hội nhập ằ, ô Gừ cửa ngày mới ằ, ô Toàn cảnh thế giới ằ, ô Người đương thời ằ, ô Người xõy tổ ấm ằ, ô Thể thao 24/7 ằ, ô Văn húa - Sự kiện - Nhõn vật ằ, ô Dành cho người hõm mộ ằ v.v Đõy là cỏc chương trỡnh được phỏt thường xuyờn, cú khung thời gian ổn định, thời lượng từ 3 phút đến 50 phút và thu hút đông đảo khán giả xem truyền hình Điều đặc biệt là các chương trình này gắn liền với những người dẫn chương trỡnh tờn tuổi như ô Người đương thời ằ cú Tạ Bớch Loan; ô Người xõy tổ ấm ằ cú Kim Ngõn; cũng cú những chương trỡnh với nội dung khỏc nhau sẽ cú những phóng viên khác nhau thực hiện

- Nguồn cứ liệu được lấy từ Trung tâm Tư liệu của VTV và trên trang mạng VTV online Đối với Đối với TV5: Cũng giống như đối với các chương trình của VTV, chúng tôi đã tiến hành chuyển tải từ đĩa DVD sang văn bản (Text) của các chương trỡnh như: ô L’invitộ ằ, ô Internationales ằ và ô Et si vous me dites la vộritộ ằ Đõy cũng là các chương trình được phát thường xuyên trên sóng của TV5Monde và thu hút được đông đảo khán giả xem truyền hình của khối Pháp ngữ

- Nguồn cứ liệu được lấy từ Trung tâm Tư liệu của TV5Monde, tại 131

AV de Wagram, Paris, France và trên trang mạng TV5Monde online.

Phân tích cứ liệu

Xét về mặt hình thức, chúng tôi thấy phỏng vấn truyền hình trên kênh TV5 của Pháp và VTV của Việt Nam là tương đối giống nhau ở chỗ a Điểm tương đồng:

1 Các cuộc phỏng vấn đều có 3 phần

- Phần mở đầu: phần mở đầu của các cuộc phỏng vấn chính là lời dẫn trong mỗi cuộc phỏng vấn

- Phần chớnh: đõy là phần trao đổi, là ô cuộc trũ chuyện nguyờn chất ằ giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn

- Phần kết luận: có hai dạng

Một là, cuối cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nên nêu lại trước mặt người được phỏng vấn những kết luận mang tính tạm thời

Hai là, người phỏng vấn, không đưa ra bất kỳ một kết luận hay bình luận nào mà chỉ đơn thuần nói lời cám ơn đến người được phỏng vấn và chào tạm biệt khán giả

2 Đa dạng loại hình phỏng vấn

Hai đài đều sử dụng nhiều dạng phỏng vấn khác nhau như: phỏng vấn thông tin, phỏng vấn quan điểm, phỏng vấn chân dung v.v b Điểm khác biệt:

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy hai đài có sự khác biệt nhất định trong tiến trình phỏng vấn, đặc biệt là phần mở đầu

Quan sát các ví dụ sau:

[100]: - Thưa quý vị và các bạn, ngày hôm nay, Đại hội phụ nữ toàn quốc bước sang ngày làm việc thứ hai với những thảo luận về đường hướng phát triển của phụ nữ Việt Nam Gõ cửa ngày mới ngày hôm nay xin mời quý vị và các bạn gặp gỡ với một Đại biểu tham gia Đại hội

[103]: - Koichiro Matsuura, directeur général de l’UNESCO (Organisation des Nations Unies pour l’éducation, la science et la culture, qui regroupe 193 Etats) Bonjour M.Matsuura Merci d’être l’invité de TV5 monde Alors, d’abord, il y a une priorité, des lần này đó là bà Bùi Thị An - Phó Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam - Giám đốc Công ty Công nghệ môi trường và phát triển cộng đồng và là Đại biểu của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội Dù là cương vị là một nhà nghiên cứu hay là một nhà quản lì hay là một Đại biểu Hội đồng thí bà Bùi Thị An luôn làm tốt nhiệm vụ của mính và trăn trở với việc nâng cao vai trò của phụ nữ Việt Nam

(Phỏng vấn bà Bùi Thị An phát trên VTV1, ngày 03/10/2007)

[101]: - Thưa quý vị dạo gần đây các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải một loạt những bài về những vụ bạo hành xâm hại trẻ em của nhiều đối tượng trong xã hội trong đó có cả những người là thầy cô giáo Những vụ việc này đã gây nhiều bức xúc trong dư luận Một câu hỏi được đặt ra là liệu có phải tính trạng vi phạm quyền trẻ em đang gia tăng trong xã hội hay không? Và nếu đúng thí tại sao tính trạng này lại gia tăng như vậy? Để giải đáp được câu hỏi này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Đặng Nam, Vụ phó Vụ trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đính và Trẻ em Ông Đặng Nam cũng có nhiều năm công tác với vai trò là phóng viên của Truyền femmes C’est la fête de la journée de la femme le dimanche Vous allez demain remettre un prix des femmes et de la science Qu’est ce qu’il nous faut pour les femmes?

(Phỏng vấn ông Koichiro Matsuura, Tổng giám đốc UNESCO trong chương trính L’invité)

[104]: - Qui est certainement le jounaliste le plus célèbre de France, Patrick Poivre d’Arvor, est avec nous non pas aujourd’hui comme un jounaliste mais comme un amoureux de la poésie Bonjour Patrick Poivre d’Arvor Mais qu’est-ce qui vous prend de publier l’orthologie de la poộsie en ôce printemps des poốtesằ qui va s’organiser en France?

(Phỏng vấn Patrick Poivre d’Arvor)

[105]: - Alain Doss, bonjour et merci de recevoir TV5 monde à l’occasion de votre court passage à Paris Vous participez à la réunion du groupe de contact sur les grands lacs Vous êtes représentant du Secrétaire general auprès de la mission des Nations Unies en RDC, la MONUC Mais ce n’est pas la première mission délicate qui vous a été confié puis que vous hính Ví trẻ em

(Phỏng vấn ông Đặng Nam phát trên VTV1, ngày 26/6/2007)

[102]: - Một thông tin khác cũng liên quan tới bóng đá trẻ Việt Nam sau khi thi đấu không thành công hai, ba trận của vòng loại Olympic thứ 3 tại Olympic Bắc Kinh hai ngàn Ah, vòng loại Olympic Bắc Kinh năm 2008 Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã quyết định cử ông Mai Đức Chung trở lại năm quyền huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển Olympic Việt Nam Thế nhưng có lẽ quyết định này đã không còn nhiều ý nghĩa về mặt cải thiện thành tìch bởi đội tuyển Olympic Việt Nam đã không còn khả năng vượt qua vòng loại Vậy sự trở lại của ông Chung có thể đem lại những thay đổi gí? Chiều nay phóng viên của Thể thao 24/7 đã có cuộc phỏng vấn HLV Mai Đức Chung

(Phỏng vấn ông Mai Đức Chung phát trên VTV1, ngày 12/10/2007) avez été au Libéra en Côte d’Ivoire mais également en Sierra-Leone

Après 15 ans de stabilité, les premiers signe de paix se dessine en RDC, de manière générale dans les grands lacs

Quelles ont été des facteurs décisifs fâce au virement des tendances?

(Phỏng vấn Alain Doss trong chương trính Et si vous me disiez la vérité)

Merci d’avoir accepté de vous rendre sur place de TV5 monde avant d’aller à Canne ó votre dernier long métrage ô Min Yộ ằ en prộsentra en Afrique hors compétition Quelle est la signification de ô Min Yộ ằ?

(Phỏng vấn Min Yé trong chương trính

Et si vous me disiez la vérité)

Quan sát các ví dụ từ [100] đến [106], chúng tôi thấy:

Thứ nhất, lời dẫn mở đầu trong các chương trình phỏng vấn của VTV dài dũng Theo chỳng tụi, đõy là ảnh hưởng ô lối tư duy ằ và ô cỏch ăn núi ằ của người Á Đông nói chúng và của người Việt Nam nói riêng Khi mở đầu câu chuyện, người Việt bao giờ cũng cú lối núi dẫn dắt cõu chuyện theo kiểu ô vũng vo tam quốc ằ chứ ớt khi đi thẳng vào chủ điểm của vấn đề Ngược lại, người châu Âu nói chung và người Pháp nói riêng thường đi trực tiếp vào nội dung cần đề cập Lời mở đầu trong các cuộc phỏng vấn trên TV5 cho ta thấy rõ điều đó

Khi bắt đầu một ô cõu chuyện ằ SP 1 núi rất đơn giản, ngắn gọn kiểu như: Alain Doss, bonjour et merci de recevoir TV5 monde à l’occasion de… (Alain Doss, xin chào và cám ơn ông đã chấp nhận lời mời của TV5 monde nhân dịp…) hay như: Souleymane Cissé, bonjour Merci d’avoir accepté de vous rendre sur place de TV5 monde avant d’aller… (Xin chào Souleymane Cissé Xin cám ơn bạn đã nhận lời mời của TV5 monde trước khi lên đường đi…) hoặc như: Qui est certainement le jounaliste le plus célèbre de France, Patrick Poivre d’Arvor, est avec nous non pas aujourd’hui comme un jounaliste mais comme un amoureux de la poésie Bonjour Patrick Poivre d’Arvor… (Chắc chắn anh là một trong số những phóng viên nổi tiếng nhất ở Pháp, Patrick Poivre d’Arvor, nhưng hôm nay anh xuất hiện ở đây không phải với tư cách là một phóng viên mà là với tư cách là một người yêu thơ Xin chào anh Patrick Poivre d’Arvor…) Sau những lời chào hỏi và giới thiệu nhanh đó, SP1 đã chuyển ngay sang phần chính của câu chuyện bằng việc đặt câu hỏi với SP 2

Thứ hai, phỏng vấn truyền hỡnh là ô cuộc núi chuyện nguyờn chất nhất ằmà khán giả được chứng kiến, vì vậy, nó phải mang tính chân thực, tự nhiên cao và ở đó SP1 chỉ đóng vai trò là người gợi mở câu chuyện Tuy nhiên, khi quan sát các vớ dụ trờn ta thấy SP1 của VTV khụng biết vụ tỡnh hay hữu ý đó ô định hướng ằ cho câu chuyện bằng các lời dẫn Và hơn thế, đôi khi lời dẫn lại đi tóm tắt nội dung buổi trũ chuyện đú, vớ dụ như [100]: ôThưa quý vị và cỏc bạn, ngày hụm nay, Đại hội phụ nữ toàn quốc bước sang ngày làm việc thứ hai với những thảo luận về đường hướng phát triển của phụ nữ Việt Nam Gõ cửa ngày mới ngày hôm nay xin mời quý vị và các bạn gặp gỡ với một Đại biểu tham gia Đại hội lần này đó là bà Bùi Thị An - Phó Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam - Giám đốc Công ty Công nghệ môi trường và phát triển cộng đồng và là Đại biểu của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội Dù là cương vị là một nhà nghiên cứu hay là một nhà quản lì hay là một Đại biểu Hội đồng thí bà Bùi Thị An luôn làm tốt nhiệm vụ của mớnh và trăn trở với việc nõng cao vai trũ của phụ nữ Việt Nam.ằ

Cũng ở vớ dụ [100], chỳng tụi thấy SP 1 đó quỏ ô tham lam ằ trong lời dẫn của mình và có những thông tin thừa Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là do yếu kộm trong khõu tỏc nghiệp Thụng thường, SP 1 ô chuẩn bị ằ trước lời dẫn viết ra giấy và sau đú ô đọc lại ằ trước mỏy quay chứ khụng phải là núi trước mỏy quay Vì vậy, lời dẫn của phỏng vấn trên truyền hình vẫn bị ảnh hưởng của kiểu phỏng vấn trên báo viết và báo nói nơi mà ngôn ngữ đóng vai trò tiên quyết

Với các phân tích như trên, chúng tôi xin đề xuất phương án sửa lại lời dẫn ở ví dụ [100] như sau:

[100.1]: - Thưa quý vị và các bạn, ngày hôm nay, Đại hội Phụ nữ toàn quốc bước sang ngày làm việc thứ hai với những thảo luận về đường hướng phát triển của phụ nữ Việt Nam Gõ cửa ngày mới ngày hôm nay xin mời quý vị và các bạn gặp gỡ với một Đại biểu tham gia Đại hội lần này đó là bà Bùi Thị An - Phó Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam - Giám đốc Công ty Công nghệ môi trường và phát triển cộng đồng và là Đại biểu của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội Dù là cương vị là một nhà nghiên cứu hay là một nhà quản lì hay là một Đại biểu Hội đồng thí bà Bùi Thị An luôn làm tốt nhiệm vụ của mính và trăn trở với việc nâng cao vai trò của phụ nữ Việt Nam

Như vậy, đoạn ôDự là cương vị là một nhà nghiờn cứu hay là một nhà quản lì hay là một Đại biểu Hội đồng thí bà Bùi Thị An luôn làm tốt nhiệm vụ của mớnh và trăn trở với việc nõng cao vai trũ của phụ nữ Việt Nam.ằ là thừa, không cần thiết

Hoặc [100] cũng có thể sửa lại thành:

Nhận xét và đề xuất

TV5 và VTV thuộc hai quốc gia khác nhau và thuộc hai nền văn hóa khác nhau, loại hình ngôn ngữ khác nhau, nhưng sản phẩm của chúng lại mang tính toàn cầu Nó vượt ra khỏi biên giới, lãnh thổ để đến với khán giả trên toàn thế giới Hơn nữa, với sự xuất hiện của truyền hình cáp, truyền hình qua vệ tinh đã và sẽ mang lại nhiều tiện ích cho người xem Vì vậy, các nhà đài trên thế giới đang chịu ảnh hưởng của nhau, học hỏi lẫn nhau nhằm đưa ra những sản phẩm tinh thần chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả

Ngày nay, về phương pháp thể hiện, cách thức tiến hành sản xuất một sản phẩm truyền hỡnh đó ô xuất hiện ằ sự tương đồng Điều này dễ dàng nhận ra đối với các sản phẩm thuộc về phỏng vấn Mặc dù vậy, mỗi quốc gia, dân tộc đều có ngôn ngữ và văn hóa riêng nên ngoài những nét tương đồng chúng ta còn thấy có cả những khác biệt Khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề, trong việc đặt câu hỏi

Và chính nó tạo nên những nét riêng mang tính bản sắc của mỗi đài

4.4.2 Một số ý kiến đề xuất

Trong quá trình nghiên cứu và phân tích cứ liệu, các đoạn phỏng vấn được phát trên các kênh của Đài THVN và kênh TV5 của Pháp, chúng xin kiến nghị một số vấn đề sau:

4.4.2.1 Đối với người phỏng vấn a Những nguyên tắc chung

Khi tiến hành phỏng vấn SP 1 cần:

- Xác định mục đích phỏng vấn; hiểu biết về chủ đề, đối tượng phỏng vấn để chuẩn bị các câu hỏi

- Phải tôn trọng người được phỏng vấn và các quy tắc giao tiếp

- Tránh những câu hỏi quá khó, chung chung

- Không ép buộc hay gợi ý câu trả lời một cách thô thiển

- Không nên lạm dụng việc lặp lại câu hỏi cho nhiều người trong một cuộc phỏng vấn Mỗi người được phỏng vấn là một câu hỏi khác nhau để tạo sự phong phú và không trùng lặp về mặt thông tin

- Cần biết lắng nghe, phân tích câu trả lời để phát triển mạch phỏng vấn và biết ngắt lời khi cần thiết, thậm chí hỏi lại nếu vấn đề đưa ra chưa đầy đủ, thuyết phục

- Bên cạnh việc chú ý lời nói, cần ghi chú thêm ánh mắt, cử chỉ, thái độ người được phỏng vấn như hạnh phúc, bàng hoàng, bị tổn thương, vui mừng, căng thẳng v.v để điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp

- Biên tập sau phỏng vấn cần khách quan b Rèn luyện kỹ năng và thủ pháp đặt câu hỏi

Nhìn tổng thể, một cuộc phỏng vấn sẽ trả lời một câu hỏi chủ đạo Mục tiêu thông tin của cuộc phỏng vấn chính là việc có được lời giải đáp cho câu hỏi chủ đạo này Thông thường, người phỏng vấn nên bắt đầu buổi phỏng vấn bằng một câu hỏi chung chung, điều này sẽ khiến cho người được phỏng vấn có cơ hội nói chuyện thoải mái và làm quen với không khí của cuộc phỏng vấn Câu hỏi đầu tiên của phóng viên cần phải thú vị và mới mẻ đối với người được phỏng vấn cũng như đối với khán giả Nếu như câu hỏi đầu tiên của cuộc phỏng vấn là câu hỏi mà đối tác đã trả lời quá nhiều lần ở các cuộc phỏng vấn trước đó thì hiển nhiên người đó sẽ không thấy hứng thú nữa và anh ta sẽ chỉ đưa ra các câu trả lời nghe như có vẻ đã được luyện tập sẵn Tuy nhiên, nếu phóng viên hỏi đối tác phỏng vấn một câu hỏi không giống như câu hỏi mở đầu cho các cuộc phỏng vấn thông thường, người đó cũng như khán giả sẽ bị cuốn vào cuộc phỏng vấn

Theo nghiên cứu của các nhà báo phương Tây, trong ba mươi giây đầu của cuộc thoại, khán giả sẽ quyết định rằng liệu họ có nên tiếp tục lắng nghe cuộc phỏng vấn nữa hay không Vì thế, câu hỏi đầu tiên là rất quan trọng Chúng ta khụng nờn bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cõu hỏi kiểu như: ôAnh cú thể cho chỳng tụi biết một vài thụng tin về…?ằ hoặc ôAnh cú muốn núi một vài lời về

…?ằ Kiểu cõu hỏi như vậy quỏ rộng, quỏ lan man Đối tỏc phỏng vấn sẽ cú thể nói bất kỳ điều gì mà người đó muốn và thậm chí có thể lái cuộc phỏng vấn theo đúng hướng mà anh ta muốn Điều đó có nghĩa người phỏng vấn đã mất đi quyền kiểm soát cuộc phỏng vấn ngay từ những giây đầu tiên

Một hỡnh thức phỏng vấn truyền thống được gọi là ô cấu trỳc ống khúi ằ

Nghĩa là, phóng viên bắt đầu với những câu hỏi chung chung Trong suốt quá trình của cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ dần dần đi vào chi tiết cụ thể, cho đến khi kết thỳc bằng cõu hỏi ô cú/ khụng ằ để lấy đỳng được mấu chốt của vấn đề từ phía người được phỏng vấn Làm như vậy, cuộc phỏng vấn sẽ được kết thúc bằng một phát biểu cụ thể, rõ ràng từ phía đối tác phỏng vấn Đồng thời, nó cũng làm cho khán giả có cảm tưởng rằng cuộc phỏng vấn đó xứng đáng để họ lắng nghe vì nó đã mang đến cho họ một thông tin rõ ràng và chính xác Chúng tôi xin nêu ra đây một ví dụ giả tưởng cuộc phỏng vấn chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty X về kế hoạch thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như là một minh chứng cho điều vừa trình bày ở trên Câu hỏi chủ đạo của cuộc phỏng vấn là: ôCụng ty X sẽ thực hiện cỏc biện phỏp bảo vệ mụi trường được nờu trong hợp đồng như thế nào?ằ

Q: Đối với cư dân của thành phố B thí vấn đề bảo vệ môi trường liên quan tới nhà máy mới là hết sức quan trọng Phương diện nào của việc bảo vệ môi trường là quan trọng đối với ông?

A: Một môi trường sạch sẽ và trong lành cũng rất quan trọng đối với tập thể công ty X Đó chình là lì do tại sao công ty chúng tôi sẽ làm hết sức mính để có thể đảm bảo rằng không khì, nước sông và đất đai sẽ không bị ô nhiễm

Q: Thế nhưng công ty X chưa thuyết phục được các nhóm hoạt động môi trường rằng các ông sẽ thực hiện đầy đủ?

A: À, bởi ví các nhà hoạt động môi trường chỉ có mỗi việc là tuyên truyền

Một khi chúng tôi hoàn thành nhà máy, anh sẽ thấy chúng tôi tuân thủ theo các biện pháp bảo vệ môi trường được nêu trong hợp đồng

Q: Vậy cụ thể là những biện pháp như thế nào?

A: Chúng tôi sẽ đảm bảo không khì trong lành bằng các hệ thống lọc tuyệt hảo Chúng tôi cũng sẽ xây dựng nhà máy xử lì nước thải Nhà máy này sẽ hoạt động độc lập với hệ thống sử lì nước thải công cộng Làm như vậy, chúng tôi có thể đảm bảo rằng không có chất độc hại nào xâm nhập vào hệ thống nước công cộng

Q: Làm sao ông có thể khẳng định được việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường?

A: Chúng tôi có ủy nhiệm một cơ quan độc lập để giám sát vấn đề này Cơ quan này cũng đã được các nhà chức trách địa phương phê duyệt đồng ý

Q: Ông có tin rằng như vậy là đủ để xua đi những quan ngại của dân cư cũng như các nhà hoạt động xã hội?

A: Vâng, tôi chắc chắn Và tôi nghĩ rằng tất cả những người đa nghi nhất cũng sẽ bị thuyết phục một khi dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động

4.4.2.2 Đối với người được phỏng vấn

Trong quá trình tham gia trả lời phỏng vấn SP 2 cần:

- Có trách nhiệm đối với những thông tin mà mình cung cấp

- Chỉ trả lời những gì mình nắm rõ

- Có quyền trả lời hoặc khéo léo không trả lời câu hỏi phỏng vấn, song phải có thái độ cởi mở, hợp tác trong đối thoại

- Có phản xạ nhanh với tình huống đặt ra, tránh trả lời lan man, dài dòng

4.4.2.3 Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng

Ngày đăng: 05/12/2022, 08:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN