1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Ngân hàng thương mại docx

29 455 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 115,99 KB

Nội dung

Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính có giới hạn hoạt động rộng lớn và đa dạng với chức năng cơ bản liên quan đến, là doanh nghiệp cung cấp các sảnphẩm dịch vụ tài chính đa dạng đối

Trang 1

Đề tài Ngân hàng thương mại

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1: Sơ lược về ngân hàng thương mại 4

1.1 Lý thuyết chung về ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Bản chất 4

1.1.3 Phân loại 4

1.1.3.1 Dựa vào hình thức sở hữu 4

1.1.3.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh 5

1.1.4 Chức năng 5

1.1.4.1 Chức năng trung gian tín dụng 5

1.1.4.2 Chức năng trung gian thanh toán 5

1.1.4.3 Chức năng tạo tiền 6

1.2 Hoạt động của ngân hàng thương mại 7

1.2.1 Hoạt động tạo lập nguồn vốn 7

1.2.2 Hoạt động sử dụng và khai thác nguồn vốn 8

1.2.3 Các hoạt động khác 8

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM 8

1.3.1 Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịch vụ 8

1.3.2 Sự gia tăng cạnh tranh 9

1.3.3 Sự gia tăng chi phí vốn 9

1.3.4 Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất 9

1.3.5 Cách mạng trong công nghệ ngân hàng 10

1.4 Vai trò của ngân hàng thương mại 10

1.5 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 10

1.5.1 Nghiệp vụ tạo vốn - Nghiệp vụ nợ 10

1.5.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn 12

Trang 3

1.5.3 Nghiệp vụ trung gian - Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng 14

Chương 2: Ngân hàng thương mạiở Việt Nam 15

2.1 Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 15

2.1.1 Thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX 15

2.1.2 Thời kỳ từ năm 1927 đến năm 1975 16

2.1.3 Thời kỳ sau khi nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập 16

2.1.4 Thời kỳ sau khi đất nướcđã giành được độc lập thống nhất hoàn toàn 17

2.2 Thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam trong thời gian qua 18

2.3 Một số giải pháp và kiến nghị cho phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới 23

2.3.1 Phát triểnđông bộ 23

2.3.2 Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tài chính nhà nước với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 23

2.3.3 Nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng và tích cực đầu tư 23

2.3.4 Hoàn thiện các quy định pháp lý về nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng 24

2.3.5 Đa dạng hóa các kênh phân phối và thực hiện phân phối có hiệu quả 24

2.3.6 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của NHTM 25

2.3.7 Tăng cường hoạtđộng tiếp thị và chăm sóc khách hàng 25

2.3.8 Các giải pháp khác 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn liên tiết kiệm có thể phát sinh

từ những chủ thể khác nhau Những người có cơ hội sinh lời thì thiếu vốn, trái lạinhững người có vốn nhàn rỗi thì lại không có cơ hội đầu tư Vì vậy, cần phải có một

cơ chế chuyển vốn từ những nơi có vốn dư thừa đến những nơi đang cần vốn Việc đivay, cho vay và góp vốn này được thực hiện qua các trung gian tài chính như: ngânhàng, các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và cho vay, các công ty bảo hiểm hay các tổchức trung gian đầu tư…các trung gian tài chính đều đóng vai trò cầu nối giữa hai bên

đi vay và cho vay, cầu nối giữa công ty và nhà đầu tư Do đó, chức năng của những tổchức này rất quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế Trong các loại hình tổ chứctrung gian tài chính thì Ngân hang thương mại có hoạt động gần gũi nhất với ngườidân và thị trường tài chính Mọi công dân đều chịu tác động của ngân hàng, dù họ làkhách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là người đang làm việc cho mộtdoanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng Cũng giống như các tổchức tài chính khác, ngân hàng thương mại luôn phải kinh doanh bằng tiền của ngườikhác và chính điều ấy, ất kỳ một sự sụp đổ nào của bất kỳ một ngân hàng thương mạinào, thông thường nếu không có những biện pháp xử lí thông minh và khéo léo đều cóthể lây lan, mà hậu quả là sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng gây thiệt hại lớn

Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính có giới hạn hoạt động rộng lớn

và đa dạng (với chức năng cơ bản liên quan đến), là doanh nghiệp cung cấp các sảnphẩm dịch vụ tài chính đa dạng đối với tất cả các chủ thể kinh tế Với chức năng vàdịch vụ trên, ngân hàng trở thành” cửa hàng bách hóa tổng hợp các hoạt động tàichính” Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải không ngừng hoànthiện hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao chất lượng quản trị nhằm đạt mục đíchcuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận

Trang 5

Chương 1

SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Lý thuyết chung về Ngân Hàng Thương Mại

- Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt và là môt đơn vị

kinh tế kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng

- Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh Để hoạt động

kinh doanh, các ngân hàng phải có:

 Vốn

 Phải tự chủ về tài chính

 Mục tiêu cuối cùng phải đạt được là lợi nhuận

- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền

tệ và dịch vụ ngân hàng

1.1.3 Phân loại.

1.1.3.1 Dựa vào hình thức sở hữu :

- Ngân hàng sở hữu tư nhân: là ngân hàng do cá nhân thành lập bằng vốn củachính họ Tại Việt Nam chưa có loại hình này

- Ngân hàng sở hữu nhà nước: là ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước cấp

- Ngân hàng cổ phần: là loại hình ngân hàng được thành lập dưới hình thức công

ty cổ phần, trong đó các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế xãhội và các cá nhân cùng góp vốn kinh doanh

Trang 6

- Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của hai haynhiều bên Ở Việt Nam, loại hình này thường được thực hiện giữa ngân hàng trongnước với ngân hàng nước ngoài để tận dụng các ưu thế của nhau.

1.1.3.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh:

- Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đốitượng khách hàng tập đoàn, công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân

- Ngân hàng bán lẻ: là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đốitượng khách hàng cá nhân

- Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại ngân hàng giao dịch và cung ứngdịch vụ cho cả khách hàng công ty và khách hàng cá nhân Hầu hết các ngân hàngthương mại Việt Nam đều thuộc loại hình ngân hàng này

1.1.4 Chức năng.

1.1.4.1 Chức năng trung gian tín dụng:

- Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trongnền kinh tế để tạo lập nguồn vốn cho vay và sử dụng nguồn vốn đó cho vay đáp ứngcác nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các chủ thể khác trong nền kinh tế.Như vậy” ngân hàng vừa mua tiền lại vừa bán tiền” phần tiền chênh lệch giữa giá

“bán” và giá “mua” chính là bộ phận lớn trong lợi nhuận của ngân hàng thương mại

- Chức năng này có ý nghĩa giúp điều hòa vốn tiền tệ từ nơi tạo dư thừa đến nơitạm thời thiếu hụt làm giảm tối đa lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, góp phần thúc đẩynhanh quá trình vận động của vốn tiền tệ trong xã hội Đối với ngân hàng thương mại,chức năng này sẽ là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển, tạo nguồn vốn để ngân hàngthương mại kinh doanh và tăng thu lợi nhuận, đồng thời là cơ sở để ngân hàng thươngmại tạo “bút tệ”

- Đối với khách hàng gửi tiền, vừa giúp cho vốn nhàn rỗi tăng khả năng sinh lờilại vừa đảm bảo an toàn vốn Đối với khách hàng vay tiền, vừa kịp thời thỏa mãn nhucầu về vốn tạm thời thiếu hụt trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng, lại vừatiết kiệm chi phí, thời gian tìm kiếm nguồn vốn tiện lợi, an toàn và hợp pháp

Trang 7

1.1.4.2 Chức năng trung gian thanh toán:

- Trên cơ sở những hoạt động đi vay để cho vay, NHTM (ngân hàng thương mại)

đã cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng Thay cho việc thanh toán trựctiếp, các doanh nghiệp, cá nhân có thể nhờ NHTM thực hiện những công việc này dựatrên những khoản tiền họ đã gửi ở ngân hàng, thông qua việc mang tiền của người phảitrả chuyển cho người được hưởng bằng nhiều hình thức khác nhau với kỹ thuật ngàycàng tiên tiến và thủ tục ngày càng đơn giản

- Chức năng này có ý nghĩa với nền kinh tế vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúpkhách hàng thanh toán nhanh chóng, hiệu quả và an toàn Từ đó, đẩy nhanh quá trìnhlưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

- Chức năng trên là tiến đề và cơ sở để các NHTM tạo ra tiền ghi sổ, góp phầntăng quy mô tín dụng cho nền kinh tế, vừa tiết kiệm tiền mặt lưu thông dẫn đến tiếtkiệm chi phí lưu thông tiền tệ Lại vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch vụ ngânhàng khác phát triển Mặt khác chức năng thanh toán sẽ làm tăng uy tín của ngân hànglên thông qua các dịch vụ được khuếch trương

1.1.4.3 Chức năng tạo tiền:

- Chức năng tạo tiền không giới hạn trong hành động in thêm tiền và phát hànhtiền mới của Ngân hàng Nhà nước Bản thân các ngân hàng thương mại trong quá trìnhthực hiện các chức năng của mình vẫn có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghisổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thươngmại Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch

- Từ khoản tích trữ ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệthống ngân hàng thương mại có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấpnhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mởrộng tiền gửi Hệ số này đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc,

tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của

- Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàngthương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năngtrung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền chovay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số

dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận củatiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năngnày, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trongnền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Rõ ràng khái niệm về tiềnhay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do NHTW phát hành mà còn bao gồm một bộ

Trang 8

phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra Chức năngnày cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ Một khốilượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền củangân hàng thương mại, từ đó làm tăng lương tiền cung ứng.

Trang 9

1.2 Hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại.

1.2.1 Hoạt động tạo lập nguồn vốn.

- Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội:

Đây là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của NHTM Nó tạo ranguồn vốn chủ lực trong kinh doanh của bất kỳ NHTM nào NHTM thường huy độngvốn nhàn rỗi qua các hình thức: Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tíndụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửikhác

- Huy động vốn thông qua các chứng từ có giá:

Đây là việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khácđểhuy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước Trong hình thức huyđộng này, ngân hàng chủ động đứng ra thu gom vốn trong xã hội nhằm bổ sung nguồnvốn kinh doanh của ngân hàng

- Nguồn vốn đi vay của ngân hàng khác:

Đây là nguồn vốn được hình thành bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tíndụng với nhau, hoặc giữa các tổ chức tín dụng với NHTW như: vay vốn của các tổchức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài;Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng Nhà nước

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước

- Vốn tự có:

Nguồn vốn này bao gồm giá trị thực có của của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ vàmột số tài sản nợ khác theo quy định của NHTW Xét về đặc điểm, nguồn vốn nàychiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của một ngân hàng vì nó là cơ

sở để thu hút các nguồn vốn khác, là vốn khởi đầu tạo sự uy tín của ngân hàng đối vớikhách hàng Đồng thời, vốn tự có là cơ sở để xác định hệ số an toàn trong kinh doanhngân hàng

Trang 10

1.2.2 Hoạt động sử dụng và khai thác nguồn vốn

Sử dụng và khai thác nguồn vốn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất củaNHTM

Hướng cơ bản của hoạt đông này là cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Cho vay ngắn hạn là cho vay có thời hạn dưới 12 tháng Đây là loại vay phổ iếncủa NHTM nhằm bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt của các doanh nghiệp, dân cư

Cho vay trung và dài hạn của NHTM là loại cho vay được thực hiện đối vớinhững chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội có thời hạn từ 12 tháng trở lên.Loại cho vay này ngày càng được NHTM quan tâm Một mặt chúng đáp ứng yêu cầuvay vốn trung và dài hạn của xã hội để mở mang nghành sản xuât – kinh doanh, đầu tư

và xây dựng cơ bản Mặt khác chúng cũng phù hợp với khả năng huy động vốn ngàycàng nhiều của NHTM

Hoạt động đầu tư chứng khoán.

Giúp sử dụng và khai thác tối đa các nguồn vốn đã huy động Tăng cường khảnăng thanh toán cho dự trữ của NHTM và mang lại nguồn thu nhập cho NHTM

Hoạt động ngân quỹ.

Phục vụ chi trả đối với khách hàng Mặc dù hoạt động ngân quỹ là hoạt độngkhông sinh lời, nhưng lại rất quan trọng đối với NHTM bởi nó góp phần tăng cườngkhả năng thanh toán và chi trả đối với khách hàng

1.2.3 Các hoạt động khác.

Đây là những hoạt động được thực hiện theo sự ủy thác của khách hàng: Thanhtoán hộ tiền hàng, dịch vụ quản lý tài sản, cung cấp thông tin và tư vấn về kinh doanh,đầu tư và quản trị doanh nghiệp Những hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trongviệc mở rộng hoạt động tạo lập nguồn vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả của việckhai thác và sử dung vốn

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM

1.3.1 Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịch vụ

Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính

mà họ cung cấp cho khách hàng Quá trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đãtăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài

Trang 11

chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi côngnghệ.

1.3.2 Sự gia tăng cạnh tranh

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở lên quyết liệtkhi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ Cácngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ

tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Đây là những dịch vụ đangphải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng,ngân hàng đầu tư Merrill Lynch, các công ty tài chính như GE Capital và các tổ chứcbảo hiểm như Prudential Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sựphát triển dịch vụ cho tương lai

1.3.3 Sự gia tăng chi phí vốn

Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làm tăng chi phí trungbình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của ngân hàng Với sự nới lỏngcác luật lệ, ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định cho phầnlớn tiền gửi Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữunhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của mình Điều đó buộc

họ phải tìm cách cắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm số nhân công, thay thếcác thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại Các ngân hàng cũng buộcphải tìm các nguồn vốn mới như chứng khoán hóa một số tài sản, theo đó một sốkhoản cho vay của ngân hàng được tập hợp lại và đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán;các chứng khoán được đảm bảo bằng các món vay được bán trên thị trường mở nhằmhuy động vốn mới một cách rẻ hơn và đáng tin cậy hơn Hoạt động này cũng có thể tạo

ra một khoản thu phí không nhỏ cho ngân hàng, lớn hơn so với các nguồn vốn truyềnthống (như tiền gửi)

1.3.4 Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Các qui định của Chính phủ đối với công nghiệp ngân hàng tạo cho khách hàngkhả năng nhận được mức thu nhập cao hơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công chúng mớilàm cho các cơ hội đó trở thành hiện thực Và công chúng đã làm việc đó Hàng tỷUSD trước đây được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tài khoảngiao dịch không sinh lợi kiểu cũ đã được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhậpcao hơn, những tài khoản có tỷ lệ thu nhập thay đổi theo điều kiện thị trường Ngânhàng đã phát hiện ra rằng họ đang phải đối mặt với những khách hàng có giáo dụchơn, nhạy cảm với lãi suất hơn Các khoản tiền gửi “trung thành” của họ có thể dễ tăng

Trang 12

cường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền vànhạy cảm hơn với ý thích thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm.

1.3.5 Cách mạng trong công nghệ ngân hàng

Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã

và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệthống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán

bù trừ và cấp tín dụng Những ví dụ nổi bật nhất bao gồm các máy rút tiền tự độngATM, cho phép khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ; máy thanhtoán tiền POS được lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho cácphương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại

xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới

1.4 Vai trò của Ngân Hàng Thương Mại

- NHTM giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,nâng cao hiệu quả kinh doanh

- Các ngân hàng thương mại một mặt góp phần hình thành, duy trì và phát triểnnền kinh tế theo một cơ cấu ngành và khu vực nhất định Mặt khác, các NHTM gópphần điều chỉnh ngành, khu vực khi xuất hiện sự phát triển mất cân đối hoặc khi cần

có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường NHTM tạo ra môi trường choviệc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW

- NHTM làm cầu nối giữa NHTW với nền kinh tế để thực hiện các chính sáchtiền tệ

- NHTM phục vụ cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia

1.5 Các nghiệp vụ của Ngân Hàng Thương Mại

1.5.1 Nghiệp vụ tạo vốn - Nghiệp vụ nợ:

Là nghiệp vụ dùng để hình thành nguồn vốn của NHTM Nguồn vốn củaNHTM gồm: vốn chủ sở hữu (vốn tự có), vốn huy động và vốn vay

Vốn chủ sở hữu:

Trước hết mỗi ngân hàng phải có một số vốn tự có làm điều kiện hình thành vàduy trì hoạt động kinh doanh của mình Số vốn tự do này thường chiếm tỉ trọng nhỏtrong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại Vốn tự có gồm:

- Vốn điều lệ: Là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp, vốn điều

lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định Vốn điều lệ phụ thuộc vào hình thức sở hữucủa ngân hàng, nếu là: ngân hàng tư nhân thì đó là vốn riêng của một doanh nghiệpđầu tư, với ngân hàng cổ phần thì vốn điều lệ được hình thành do phát hành cổ phiếu,

Trang 13

nếu ngân hàng quốc doanh thì toàn bộ do ngân sách nhà nước cấp Vốn điều lệ quyđịnh cho một ngân hàng nhiều hay ít tùy thuọc vào quy mô và phạm vi hoạt động của

nó Vốn này chủ yếu được dùng để mua sắm động sản và bất động sản, phát triển kỹthuật nghiệp vụ ngân hàng, hùn vốn liên doanh, cho vay và mua cổ phần của các tổchức tín dụng khác Pháp lệnh về ngân hàng không cho phép dùng vốn điều lệ để chialợi tức, lập quỹ phúc lợi và khen thưởng

- Quỹ ngân hàng bao gồm: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư và pháttriển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khác….ngoài racòn có các quỹ không hình thành từ lợi nhuận ngân hàng như quỹ khấu hao cơ bản tàisrn cố định, quỹ khấu hao sữa chữa lớn, các quỹ khác theo quy định của pháp luật tàichính

 Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà người sở hữu nó có thể rút ra

để sử dụng bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước về thời hạn và khối lượng tiềncần rút Loại này bao gồm các khoản tiền gửi tạm thời của các doanh nghiệp và công

ty, các tổ chức kinh tế…;thuế, lợi nhuận, vốn khấu hao của các doanh nghiệp, công ty,tiền gửi của các nhà đầu cơ

Khách hàng gửi tiền loại này không vì mục tiêu lợi nhuận, chủ yếu là đểthực hiện các khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ, thực hiện các giao dịch về thanh toán,chi trả và thực hiện các khoản chi trả khác và để ngân hàng tạo điều kiện thuận lợitrong thanh toán

Tiền gửi không kỳ hạn không ổn định mà biến động thường xuyên

 Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà chủ sở hữu nó chỉ có thể rút ra vàđược hưởng trọn vẹn lợi tức theo thời hạn đã quy địng trước Tiền gửi có kỳ hạn baogồm các khoản tiền gửi của các nhà kinh doanh tiền tệ và của các công ty, doanhnghiệp…

Mục đích gửi tiền có kỳ hạn khác hẳn với tiền gửi không kỳ hạn ở chỗ làngười gửi tiền nhắm đến khả năng sinh lời của tiền tệ, vì vậy đối với loại tiền gửi nàyNHTM phải trả lãi suất thỏa đáng cho khách hàng

Trang 14

Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn tín dụng mang tính chất ổn định,NHTM có thể sử dụng một cách chủ động để cho vay.

- Tiền gửi tiết kiệm: là tiền gửi của dân cư, của cá nhân, bao gồm tiền gửi tiếtkiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Vốn vay: có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại

thuộc loại này bao gồm:

- Vốn huy động từ việc phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửicủa ngân hàng nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động của ngân hàng khi vốn tự có và vốntiền gửi chưa đủ đáp ứng yêu cầu kinh doanh

- Vốn vay của ngân hàng trung ương: khi ngân hàng trung ương nhận cho vaychiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại

- Vốn vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác thông qua thịtrường tiền tệ ngắn hạn Tại đây, các ngân hàng thiếu tiền thanh toán sẽ vay của cácngân hàng khác để thanh toán, nghiệp vụ này vừa giúp cho các ngân hàng thiếu tiền cótiền mặt ngay vừa giúp cho những ngân hàng dư tiền cho vay để sinh lời

- Vốn vay của các ngân hàng nước ngoài

1.5.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn:

Nghiệp vụ ngân quỹ:

Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kiếm lời Song cần phảibảo đảm an toàn để giữ vững được lòng tin của khách hàng Muốn có được sự tin cậy

về phía khách hàng, trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán làm sao để đáp ứngđược các nhu cầu rút tiền của khách hàng Muốn vậy, các ngân hàng phải để dành mộtphần nguồn vốn, không sử dụng nó, để sẵn sàng đánh ứng nhu cầu thanh toán Phầnvốn để dành này gọi là dự trữ

Tiền dự trữ của ngân hàng thương mại bao gồm:

- Tiền mặt tại quỹ: bao gồm giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại, tùy thuộc vàoquy mô hoạt động của NHTM, nhu cầu thường xuyên cũng như nhu cầu thời vụ củacác khoản chi tiền mặt mà NHTM để tồn quỹ tiền mặt cho hợp lý Tồn quỹ tiền mặt cókhả năng thanh toán kịp thời nhất, nhưng tiền này không sinh lời cho ngân hàng Vìvậy NHTM cần phải tính toán duy trì cho hợp lý

Ngày đăng: 22/03/2014, 12:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w