Tóm tắt ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................... 2 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 5 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 6 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7 1.5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................. 8 1.5.1. Đóng góp mới về mặt khoa học ................................................................... 8 1.5.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn .................................................................... 8 1.6. Bố cục của luận án ............................................................................................. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................... 12 2.1. Đa dạng hóa ..................................................................................................... 12 2.1.1. Khái niệm về đa dạng hóa công ty ............................................................ 12 2.1.2. Ưu nhược điểm của đa dạng hóa công ty ................................................... 13 2.1.3. Các thước đo đa dạng hóa công ty ............................................................. 15 2.2. Rủi ro công ty .................................................................................................. 17 2.2.1. Khái niệm rủi ro công ty ............................................................................ 17 2.2.2. Đo lường rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống và tổng rủi ro của công ty .... 22 2.3. Các lý thuyết giải thích mối tương quan giữa đa dạng hóa và rủi ro ................. 24 2.3.1. Lý thuyết danh mục của Markowitz (1952) ............................................... 24 2.3.2. Lý thuyết chi phí đại diện .......................................................................... 27 2.3.3. Lý thuyết về thị trường vốn nội bộ............................................................. 28 2.3.4. Lý thuyết phân bổ nguồn lực ..................................................................... 29 2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến luận án .................................... 31 iv 2.4.1. Lược khảo các nghiên cứu trước ................................................................ 31 2.4.2. Nhận định và kế thừa các nghiên cứu trước ............................................... 40 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 51 3.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu. ...................................................................... 51 3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của đa dạng hóa đến rủi ro hệ thống (mô hình 2). ........................................................................................................ 51 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của đa dạng hóa đến rủi ro phi hệ thống (mô hình 3). ............................................................................................... 54 3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của đa dạng hóa đến tổng rủi ro công ty (mô hình 4). .................................................................................................... 56 3.2. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 57 3.2.1. Mô hình probit thứ bậc xác định xu hướng công ty đa dạng hóa công ty .... 57 3.2.2. Mô hình nghiên cứu sự tác động của đa dạng hóa đến rủi ro công ty. ........ 59 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 67 3.4. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 74 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 79 4.1. Thực trạng về đa dạng hóa và rủi ro công ty .................................................... 79 4.1.1. Đa dạng hóa và rủi ro của các công ty trong cùng ngành ........................... 79 4.1.2. Đa dạng hóa và rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống và tổng rủi ro của các công ty ................................................................................................................ 79 4.1.3. Đa dạng hóa khu vực địa lý và rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống và tổng rủi ro của các công ty .......................................................................................... 83 4.1.4. Đa dạng hóa ngành kinh doanh và rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống và tổng rủi ro của các công ty .................................................................................. 85 4.2. Các kết quả nghiên cứu .................................................................................... 88 4.2.1. Các đặc điểm tác động đến xu hướng đa dạng hóa công ty (mô hình 1) .... 89 v 4.2.2. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình 2, mô hình 3 và mô hình 4. ............................................................................................................................ 90 4.2.3. Kết quả phân tích tương quan mô hình 2, mô hình 3 và mô hình 4 ............ 91 4.2.4. Kết quả kiểm định và hồi quy mô hình xác định sự tác động của đa dạng hóa đến rủi ro hệ thống của công ty (mô hình 2) ........................................................ 93 4.2.5. Kết quả kiểm định và hồi quy mô hình xác định sự tác động của đa dạng hóa đến rủi ro phi hệ thống của công ty (mô hình 3) .................................................. 96 4.2.6. Kết quả kiểm định và hồi quy mô hình xác định sự tác động của đa dạng hóa đến tổng rủi ro của công ty (mô hình 4) ............................................................... 98 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 101 4.3.1 Thảo luận các đặc điểm tác động đến xu hướng đa dạng hóa công ty (mô hình 1) ............................................................................................................... 101 4.3.2. Thảo luận sự tác động của đa dạng hóa đến rủi ro hệ thống công ty ......... 102 4.3.3. Thảo luận sự tác động của đa dạng hóa đến rủi ro phi hệ thống ............... 116 4.3.4. Thảo luận sự tác động của đa dạng hóa đến tổng rủi ro công ty ............... 123 4.3.5. Thảo luận sự tác động của các biến kiểm soát đến rủi ro công ty ............. 129 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ DÀNH CHO CÔNG TY VÀ NHÀ ĐẦU TƯ .................................................................................................. 134 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của luận án ...................................................... 134 5.2. Khuyến nghị ............................................................................................... 135 5.2.1. Những khuyến nghị dành cho công ty ...................................................... 135 5.2.2. Những khuyến nghị dành cho nhà đầu tư ................................................. 147 5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 149 DANH SÁCH PHỤ LỤC ........................................................................................ 163 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CAPM Mô hình định giá tài sản vốn FASB No.14 Quy định số 14 của Ban Tiêu Chuẩn Kế Toán Tài Chính FEM Mô hình ảnh hưởng cố định GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc dân HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh OLS Mô hình hồi quy tuyến tính thông thường REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên TCTK Tổng Cục Thống Kê vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1: Tóm tắt sự tác động của đa dạng hóa đến rủi ro theo 4 lý thuyết trên ........ 30 Bảng 3. 1: Tóm tắt và giải thích các biến sử dụng trong mô hình 1 ............................ 58 Bảng 3. 2: Giải thích các biến trong mô hình 2, mô hình 3 và mô hình 4 ................... 66 Bảng 3. 3: Số công ty trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội ................................. 75 Bảng 3. 4: Thống kê các công ty trong mẫu theo ngành và sở giao dịch ..................... 76 Bảng 4. 1: Đặc điểm của các công ty trong từng ngành .............................................. 79 Bảng 4. 2: Đa dạng hóa và rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống và tổng rủi ro công ty 81 Bảng 4. 3: Đa dạng hóa khu vực địa lý và rủi ro hệ thống .......................................... 85 Bảng 4. 4: Đa dạng hóa ngành kinh doanh và rủi ro hệ thống .................................... 88 Bảng 4. 5: Kết quả hồi quy mô hình xác định xu hướng đa dạng hóa công ty (mô hình 1) ............................................................................................................................... 89 Bảng 4. 6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 2, mô hình 3 và mô hình 4 .......... 91 Bảng 4. 7: Kết quả phân tích tương quan mô hình 2, mô hình 3 và mô hình 4 ............ 92 Bảng 4. 8: Tóm tắt kết quả hồi quy mô hình xác định sự tác động của đa dạng hóa đến rủi ro hệ thống của công ty (từ mô hình 2.1 đến mô hình 2.7) .................................... 95 Bảng 4. 9: Tóm tắt kết quả hồi quy mô hình xác định sự tác động của đa dạng hóa đến rủi ro phi hệ thống của công ty (từ mô hình 3.1 đến 3.7) ............................................ 98 Bảng 4. 10: Tóm tắt kết quả hồi quy mô hình xác định sự tác động của đa dạng hóa đến tổng rủi ro của công ty (từ mô hình 4.1 đến 4.7) ................................................ 100 Bảng 4. 11: Đa dạng hóa và rủi ro qua các năm ....................................................... 104 Bảng 4. 12: Đa dạng hóa và rủi ro hệ thống ............................................................. 109 Bảng 4. 13: So sánh lợi ích đa dạng hóa ngành kinh doanh và đa dạng hóa khu vực địa lý ............................................................................................................................. 117 Bảng 4. 14: Đa dạng hóa và rủi ro phi hệ thống ....................................................... 120 1 Tóm tắt Luận án nghiên cứu sự tác động của đa dạng hóa đến rủi ro công ty, cụ thể là nghiên cứu sự tác động của đa dạng hóa khu vực địa lý và đa dạng hóa ngành kinh doanh đến rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống và tổng rủi ro của công ty. Luận án sử dụng các kỹ thuật phân tích: thống kê mô tả, ma trận tương quan, kiểm định t, hồi quy dữ liệu bảng, hồi quy theo quy trình hai bước của Heckman (1979), hồi quy với sai số chuẩn Driscoll & Draay (1998) để nghiên cứu mẫu dữ liệu gồm 281 công ty phi tài chính giai đoạn 2016-2020. Kết quả nghiên cứu của luận án là: (i) Đối với rủi ro hệ thống, cả đa dạng hóa ngành kinh doanh và đa dạng hóa khu vực địa lý đều làm gia tăng rủi ro hệ thống, mức độ đa dạng hóa càng cao rủi ro hệ thống càng lớn. (ii) Đối với rủi ro phi hệ thống, cả đa dạng hóa khu vực địa lý và đa dạng hóa ngành kinh doanh đều đem lại rủi ro phi hệ thống cho công ty nhưng đa dạng hóa khu vực địa lý đem lại rủi ro phi hệ thống thấp hơn đa dạng hóa ngành kinh doanh. Thêm vào đó, luận án còn phát hiện ra rằng nếu như đa dạng hóa khu vực địa lý giảm thiểu rủi ro phi hệ thống thì đa dạng hóa ngành kinh doanh lại có tác động làm gia tăng rủi ro phi hệ thống. (iii) Đối với tổng rủi ro, đa dạng hóa ngành kinh doanh làm gia tăng tổng rủi ro công ty, trong khi đa dạng hóa khu vực địa lý không ảnh hưởng đến tổng rủi ro công ty. Khi thực hiện chiến lược đa dạng hóa, công ty có thể tìm kiếm lợi nhuận ở những ngành kinh doanh và khu vực địa lý mới giúp gia tăng lợi nhuận của công ty nhưng đồng thời công ty cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Kết quả nghiên cứu của luận án ngoài việc giúp công ty nhận diện và kiểm soát các rủi ro khi thực hiện chiến lược đa dạng hóa công ty còn hỗ trợ các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư cổ phiếu. Từ khóa: rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống, đa dạng hóa công ty. 3. Tính mới và sáng tạo: Sự phát triển của hình thức dạy học trực tuyến đã giúp cho việc “Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời” của con người trở thành hiện thực và là một xu hướng tất yếu có tính cách mạng đối với hoạt động dạy học. Hình thức dạy học kết hợp (Blended learning) có thể được coi là sự kết hợp giữa hình thức dạy học trực tuyến với hình thức dạy học giáp mặt khi triển khai dạy học một mộn học, một học phần hoặc một một chủ đề cụ thể, đây là hình thức dạy học đã và đang khá phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, các nghiên cứu và sử dụng hình thức dạy học kết hợp đã hình thành và từng bước phát triển từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Tuy nhiên, do các điều kiện về chính sách, nguồn lực chính phủ và địa phương, cơ hội của giáo viên và sinh viên tiếp cận mô hình học tập này còn hạn chế. Để có thêm những cơ sở lí luận và thực tiễn giúp cho việc triển khai đại trà hình thức dạy học Blended learning thì cần tiếp tục có thêm những nghiên cứu sâu, rộng liên quan đến hình thức dạy học này. Về việc áp dụng mô hình học tập kết hợp trong giảng dạy tiếng Anh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng các nghiên cứu này không bao quát được cả bốn kỹ năng mà chỉ tập trung vào một kỹ năng cụ thể như nói hoặc viết và cũng chưa có nghiên cứu nào về giảng dạy các kỹ năng định hướng thi chứng chỉ quốc tế IELTS. Nhận thức được những khoảng trống trong các nghiên cứu trên, nhóm tác giả quyết định tiến hành nghiên cứu việc áp dụng mô hình Blended Learning để nâng cao kết quả học tập học phần Basic IESLTS 1 cho sinh viên năm nhất đang theo học hệ chất lượng cao trường Đại học Thương mại. 4. Kết quả nghiên cứu: 4.1. Thực trạng về điều kiện trang thiết bị, thái độ và nhu cầu áp dụng mô hình BL của SV Kết quả điều tra cho thấy 100% SV sở hữu máy tính cá nhân và máy tính để bàn với tỉ lệ lần lượt là 76% và 24%, điều này rất thuận tiện cho việc dạy học có sử dụng thiết bị máy tính. Hợn nữa, 92% sinh viên không gặp khó khăn khi muốn sử ix dụng mạng Internet, với tỉ lệ SV luôn thường trực có kết nối mạng là 60%. Như vậy, những yêu cầu cơ bản để áp dụng mô hình học tập kết hợp đã được đáp ứng. Về một số lợi ích của mô hình học tập kết hợp đối với sinh viên, nhóm nghiên cứu thu được kết quả: Ba chức năng được đánh giá cao nhất (điểm trung bình >4.4) liên quan đến việc dễ dàng xem lại bài giảng, tạo áp lực học tập thường xuyên và nâng cao kết quả học tập. Mô hình học tập này cũng giúp sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi và phát huy cao tính chủ động học tập (4.16 điểm trung bình). Tuy nhiên, sinh viên chưa tận dụng tốt mô hình này để làm kênh trao đổi với giáo viên và các bạn cùng lớp (với mức điểm trung bình lần lượt là 3.6 và 3). Nguồn tài nguyên tham khảo được sinh viên đánh giá là chưa nhiều về mặt số lượng, điều này hoàn toàn có thể được giải thích do thời gian và nguồn nhân lực còn hạn chế. Ngoài ra, mô hình BL còn một số lợi ích như sự thuận tiện trong quản lý tình hình học tập được sinh viên đánh giá cao nhất (4.6/5) thể hiện tính ưu việt và thuận tiện của hình thức học tập kết hợp. Tài liệu tham khảo cũng như các bài luyện tập, bài kiểm tra được sắp xếp rất logic, được phân vào các mục rất rõ ràng và được sinh viên đánh giá rất cao ở mức 4.5 điểm trung bình. Hơn thế nữa, mô hình này giúp sinh viên cũng như giáo viên đánh giá kết quả học tập dễ dàng hơn (4.1/5) và hiệu quả truyền đạt kiến thức được đánh giá thấp nhất ở mức 3.6 điểm. Về nhu cầu và mức độ hài lòng của SV đối với mô hình BL, 100% các em sinh viên đồng ý về việc nên áp dụng mô hình học tập kết hợp này và mức độ hài lòng và rất hài lòng của sinh viên với mô hình BL là rất cao (96%) và chỉ có 4% cảm thấy „bình thường‟ và không sinh viên nào không hài lòng với mô hình học tập này. Từ đó, nghiên cứu cho thấy thái độ tích cực và nhu cầu áp dụng mô hình học tập BL là rất cao. 4.2. Hiệu quả của mô hình học tập Blended Learning Qua kết quả bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm, nhờ việc áp dụng mô hình học tập Blended Leaning, sinh viên lớp thử nghiệm đã có sự tiến bộ hơn trong kết quả học tập cả 4 kỹ năng so với lớp đối chứng. Như vậy, việc triển khai mô hình học tập BL đã đem lại kết quả cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Ngoài ra mô hình còn mang lại một số lợi ích sau: Về phía sinh viên, các em hứng thú, chủ động tìm tòi kiến thực, phát huy khả năng sáng tạo, tự học, tích cực hơn, nắm chắc kiến thức hơn và làm bài hiệu quả
Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục vẫn triển khai phương pháp đào tạo truyền thống là chủ yếu Khi xã hội phát triển, cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là cuộc cách mạng số, việc cải cách và đổi mới các phương pháp giáo dục trở thành điều tất yếu Để đáp ứng với xu hướng số hóa, các cơ sở đào tạo và đặc biệt là các trường ĐH phải nhanh chóng đổi mới chương trình, đổi mới các mô hình dạy học (về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy-học, phương thức kiểm tra-đánh giá kết quả đầu vào-đầu ra,…) nhằm đào tạo người lao động nói chung và cho thế hệ giảng viên trong thế kỷ 21 nói riêng không hững về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp mà còn đào tạo giảng viên cả về mặt công nghệ thông tin và truyền thông Một số phương pháp cải tiến được áp dụng nhằm tăng cường tính chủ động của người học như lấy người học làm trung tâm, kết hợp việc sử dụng công nghệ thông tin như bảng điện tử, máy chiếu hay phòng Lab trong giảng dạy Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, phương pháp đổi mới nổi bật có thể kể đến là E-learning – học trực tuyến qua mạng Internet với nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống Tuy nhiên, E-learning thường chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin, tài liệu cho người học là chủ yếu, chưa có sự kết hợp rõ ràng giữa phương pháp truyền thống và trực tuyến qua mạng
Blended Learning (phương pháp kết hợp giảng dạy truyền thống và E-learning) được báo cáo rằng có hiệu quả hơn các lớp học face-to-face (dạy học giáp mặt) hay online (dạy học trực tuyến) thuần túy Bằng cách kết hợp các ưu điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống và E-learning, các phương pháp Blended Learning có thể mang đến sự thành công của sinh viên ở mức độ cao Với Blended Learning, giảng viên sẽ hướng dẫn một phần và phần còn lại sinh viên sẽ làm việc trực tuyến không có giảng viên, sinh viên chủ động hơn và làm quen với khái niệm mới dễ dàng hơn việc tiếp thu thụ động trên các lớp học truyền thống, việc học sẽ được bổ sung bởi các hoạt động trực tuyến (online), một số hoạt động sẽ mang tính tự định hướng và tự học, một số sẽ khuyến khích sự hợp tác Theo ông Michael B Horn đến từ học viện Innosign: “Blended learning có nghĩa là bất cứ thời điểm nào một học sinh có thể học ít nhất một phần ở địa điểm học tập được giám sát xa nhà và ít nhất một phần thông qua mạng với một số yếu tố kiểm soát học sinh thông qua thời gian, địa điểm, cách tiếp cận và/hoặc tiến độ học tập.” Lợi ích của phương pháp BL bao gồm việc tiếp cận với các nội dung chất lượng tốt hơn, liên quan nhiều hơn, khớp hơn theo nhiều dạng; các giờ học trên lớp và cấu trúc chương trình linh hoạt hơn; đáp ứng được nhu cầu học của học sinh; sinh viên có thể tiếp cận với nhiều nguồn hướng dẫn, đánh giá và các công cụ kiểm tra giúp điều chỉnh tốc độ và cách học của họ; và tiềm lực cho giáo viên đáp ứng nhu cầu hướng dẫn và giới thiệu để đảm bảo sự tiến bộ và thành thạo cho tất cả các học sinh, dành sự lưu tâm cho những học viên yếu hơn Những lợi thế này khiến ngày càng nhiều nơi ứng dụng theo phương pháp Blended learning Blended learning đang nổi lên như một phương pháp chiếm ưu thế trong tương lai
Trước sự phát triển và yều cầu của xã hội, ngày 22/04/2016 bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT về việc quy định Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, trong đó đã đề cập đến phương thức đào tạo kết hợp (Blended Learning) nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và chất lượng giáo dục
Hơn nữa, ngày nay việc dạy và học ngoại ngữ không chỉ là việc trang bị cho học sinh những kiến thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho học sinh khả năng nghe, nói, đọc, và viết tốt… Với sinh viên hệ chất lượng cao, trường Đại học Thương mại đã đưa IELTS vào chương trình đào tạo; vì vậy thời gian học tập trên lớp theo phương pháp truyền thống không thể đáp ứng những tiêu chí này một cách hiệu quả Ngoài ra, theo quan sát và đánh giá của nhóm tác giả trong 2 năm qua giảng dạy học phần Basic IELTS, kết quả học tập của sinh viên không được như kỳ vọng một phần do thời lượng trên lớp quá ít và các em không có nhiều cơ hội thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết
Trước những thực trạng, yêu cầu nêu trên cũng như những hiệu quả từ việc áp dụng mô hình học tập Blended Learning đã tạo động lực cho nghiên cứu này được triển khai.
Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Trong nước
“Học tập kết hợp (Blended Learning) để chỉ các mô hình kết hợp giữa hình thức học truyền thống và các giải pháp E-Learning” (Victoria L Tinio, 2003) Vì vậy, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, việc áp dụng phương pháp giảng dạy Blended Learning này là điều cần thiết và là một hướng đi tích cực để cải thiện chất lượng giảng dạy ở bậc đại học trong thời đại kỉ nguyên số Từ khoảng những năm 2000 trở về trước, ở Việt Nam có không nhiều tài liệu nghiên cứu, phổ biến về đào tạo trực tuyến Trong những năm gần đây các hội nghị, hội thảo về CNTT và giáo dục đều có đề cập đến đào tạo trực tuyến và khả năng áp dụng đào tạo trực tuyến vào công cuộc cải cách giáo dục và phát triển đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000, Hội nghị Giáo dục Đại học năm 2001, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT, ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT, ICT/rda 9/2004, Hội thảo khoa học
“Nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến” do Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005, , là những hội thảo khoa học về đào tạo trực tuyến đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Từ đó, các nghiên cứu về dạy học trực tuyến, dạy học kết hợp từng bước thâm nhập và trở thành xu hướng quan trọng trong nghiên cứu và ứng dụng của khoa học giáo dục tại Việt Nam Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về Blended Learning trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam như dưới đây
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Nghiên cứu và triển khai
Blended Learning trong đào tạo đại học – Tình huống tại Trường Đại học Kinh tế
TP Hồ Chí Minh (UEH)” của Ths.Võ Hà Quang Định và Ths Đặng Thái Thịnh đã phân tích đánh giá kết quả áp dụng Blended Learning tại UEH được thu thập vào tháng 12 năm 2016 Một số giảng viên UEH đã bắt đầu sử dụng các bài giảng điện tử và áp dụng ngày càng nhiều các công cụ công nghệ thông tin vào việc xây dựng, chuyển tải các bài giảng trên đến sinh viên Một số công cụ thường được dùng như: xây dựng trang web riêng để cung cấp tài liệu, bài tập cho sinh viên tải về, thông qua blog của Khoa, tạo những group trên mạng xã hội (facebook), sử dụng chức năng Google Drive của tài khoản email UEH để lưu trữ và chia sẻ nội dung, và email là được sử dụng phổ biến nhất Một số thầy cô còn xây dựng trên đó những công cụ để sinh viên nộp bài tập, diễn đàn để sinh viên trao đổi thông tin về môn học … Cuối cùng, các tác giả đưa ra quy trình và các bước triển khai Blended Learning tại UEH nói riêng và tại các cở sở giáo dục đại học nói chung
Trong một nghiên cứu khác có tiêu đề “Nghiên cứu áp dụng mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Thực nghiệm với môn tin học đại cương”, TS Trịnh Hoài Sơn tiến hành khảo sát sử dụng phiếu điều tra với 434 sinh viên Việc thí điểm áp dụng mô hình học tập hỗn hợp đã được nhóm nghiên cứu thực hiện đối với một số lớp, môn tại Khoa Tin học Kinh tế trong
3 năm gần đây: Tin học đại cương, Tin học ứng dụng, Kế toán máy, Hệ thống thông tin quản lý và một số môn học chuyên ngành khác Xét về loại môn học, môn học thuộc khối kiến thức đại cương với 72% sinh viên ủng hộ trong khi môn học chuyên ngành chỉ có 49.7% sinh viên được khảo sát ủng hộ áp dụng mô hình học tập kết hợp Cuối cùng, nhóm nghiên cứu trình bày kết quả thống kê đánh giá lợi ích của mô hình học tập kết hợp, đồng thời tìm hiểu về tính khả thi, phương hướng và kiến nghị triển khai áp dụng mô hình học tập kết hợp tại Đại học Kinh tế Quốc dân
Luận án “Dạy học kết hợp (B-learning) dựa vào phong cách học tập cho sinh viên ngành sư phạm tin học” của tác giả Trần Văn Hưng, với mục tiêu là xây dựng mô hình lí thuyết về dạy học kết hợp (B-learning) dựa trên phong cách học tập nhằm phát triển năng lực người học, đồng thời vận dụng mô hình đó để thiết kế dạy học kết hợp trong đào tạo SV ngành Sư phạm Tin học bậc ĐH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: phong cách học tập, sinh viên thuộc các phong cách học trực quan, thính giác và vận động đều được hưởng lợi như nhau từ sự can thiệp thử nghiệm trong trường hợp thông qua bài học Từ phản ứng, thái độ, hành vi của SV đối với các khía cạnh khác nhau của B-learning, dễ sử dụng cho môi trường web, môi trường trực tuyến, nội dung, hướng dẫn trực tiếp, đánh giá và phản ứng chung, rõ ràng là SV có phản ứng tích cực với B-learning
Với luận án “Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “cảm ứng điện từ”- vật lí 11 theo hình thức Dạy học kết hợp trên lớp và qua mạng”, tác giả Ngô trọng Tuệ đã đặt ra mục tiêu nghiên cứu là: Thiết kế nội dung và tiến trình tổ chức hoạt động học của HS trong dạy học chương cảm ứng điện từ theo hình thức Dạy học kết hợp trên lớp và qua mạng (B-learning) nhằm phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS Kết quả nghiên cứu đã cho kết luận sau: (1) GV, HS phải có máy tính kết nối Internet và thành thạo sử dụng máy tính, mạng Internet để tham gia B- learning (2) Môi trường dạy học trên mạng thích hợp để HS thảo luận nhóm, tự học, chuẩn bị bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập (xây dựng kiến thức mới; làm bài tập có tích hợp ảnh, video; tìm hiểu ứng dụng kiến thức vật lí qua video, mô phỏng) Đồng thời, giúp GV phân tích được quá trình làm việc của HS để điều chỉnh hoạt động DH trên lớp (3) Mội trường dạy học trên lớp thuận lợi để HS nhận nhiệm vụ, phát hiện vấn đề, tự họcvà thảo luận nhóm Làm TN, thực hành, luyện tập, tìm hiểu ứng dụng kiến thức vật lí, báo cáo kết quả (4) Thiết bị TN có vai trò quan trọng để khắc phục khó khăn, sai lầm của HS khi học chương cảm ứng điện từ
(5) Nguồn học liệu phải phong phú để HS khai thác khi tự học, hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề (6) Trong mội trường dạy học trên lớp, trên mạng thuận lợi để thực hiện các biện pháp nhằm phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS trong dạy học vật lí (7) Tổ chức DH theo hình thức B-learning sẽ phát triển được
NL giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS Các hoạt động học phải được thiết kế dựa trên chỉ số hành vi của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo và các biện pháp nhằm phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện tại có rất ít các nghiên về việc áp dụng mô hình học tập kết hợp này trong giảng dạy tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng được thực hiện
Trong bài báo khoa học “Blended Learning, mô hình giảng dạy sang tạo được ứng dụng thành công trong việc giảng dạy môn Ngữ âm (Phonetics) tại trường Đại học Văn Lang”, tác giả Nguyễn Đắc Tâm đã nghiên cứu thực nghiệm trên 473 sinh viên của 3 khóa học trong hơn 2 năm Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên đánh giá cao mô hình Blended Learning vì đã mang lại nhiều lợi ích, hỗ trợ việc phát âm đúng và cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh cho rất nhiều sinh viên Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bảng hỏi, phỏng vấn và chọn mẫu để phân tích
Tác giả Trần Thị Mai Phương (2018), trong bài báo khoa học „Sử dụng phương pháp học tập tích hợp Blended learning để đào tạo tiếng Anh theo định hướng TOEIC cho sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội‟ đã trình bày sự cần thiết của việc đào tạo tiếng Anh theo định hướng TOEIC và những ưu điểm của việc áp dụng phương pháp học tập tích hợp Blended learning cho sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Qua những công trình khoa học đã được công bố trong nước, nhóm tác giả nhận thấy một số hạn chế do đa phần các đề tài này thuộc cấp cơ sở nên phạm vi nghiên cứu chưa rộng và chỉ tập trung vào việc áp dụng mô hình Blended Learning vào một số môn chuyên ngành như Tin học đại cương, địa lý, vật lý hay chỉ một khía cạnh trong ngôn ngữ như môn Ngữ âm hoặc mới chỉ đưa ra sự cần thiết áp dụng mô hình học tập này để định hướng cho sinh viên thi chứng chỉ TOEIC Chưa có nghiên cứu nào bao quát được hết cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, đọc và Viết tiếng Anh Và đặc biệt với nghiên cứu này, nhóm tác giả thử nghiệm việc áp dụng mô hình Blended Learning trong việc giảng dạy định hướng luyện thi một chứng chỉ quốc tế - IELTS cho sinh viên theo chương trình đào tạo chất lượng cao năm nhất tại trường Đại học Thương mại với học phần Basic IELTS 1 để đánh giá tính hiệu quả của mô hình trong việc nâng cao kết quả các kỹ năng cho SV.
Ngoài nước
Học tập kết hợp sử dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy quá trình học tập bên ngoài lớp học là một mô hình đã và đang ngày càng phổ biến đặc biệt là ở bậc đại học (Garrison và Kanuka, 2004) có lẽ vì những lợi ích học tập mà nó mang lại (Ark, 2012) Một nghiên cứu gần đây nhất của nhóm tác giả gồm Means, Toyama, Murphy, Bakia, Jones (2010) đánh giá tổng kết hiệu quả của mô hình Học tập kết hợp Nhóm tác giả đã tổng hợp 46 nghiên cứu thực nghiệm trong bối cảnh phổ thông và đại học tại Mỹ và kết luận rằng mô hình Học tập kết hợp mang lại hiệu quả học tập Khi so sánh giữa Học tập kết hợp và dạy học theo kiểu truyền thống, nghiên cứu cho thấy sự khác biệt lớn về kết quả học tập của người học Kết quả này là do mô hình Học tập kết hợp đã tạo ra được môi trường học thực học (deep learning), học có ý nghĩa (meaningful learning) cũng như phát triển tư duy phê phán và hình thức học cấp cao, nó cũng tạo ra môi trường làm việc độc lập và tự kiểm soát việc học như Garrison và Kanuka (2004) đã khẳng định
Về việc dạy và học tiếng Anh, trên thế giới đã có một số nghiên cứu về áp dụng mô hình học tập kết hợp Blended Learning vào giảng dạy tiếng Anh theo mục đích nghề nghiệp và giảng dạy các kỹ năng riêng biệt
Trong bài nghiên cứu “The impact of Blended Learning on Teaching English for vocational purposes”, Elżbieta Danuta Lesiak-Bielawska đã làm thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của mô hình Blended Learning lên quá trình giảng dạy tiếng Anh với các mục đích nghề nghiệp Nghiên cứu áp dụng phương pháp đạc tam giác kiểm tra chéo (triangulation) và kết quả thu được cho thấy có sự tiến bộ đáng kể và có sự khác biệt lớn giữa điểm số của hai bài kiểm tra từ vựng nghề nghiệp trước và sau khi áp dụng mô hình học tập này
Tương tự như vậy, Sarka Hubackova et al (2011) với nghiên cứu “Blended
Learning in a foreign language teaching” đã cho thấy nhu cầu rất lớn và thái độ tích cực của sinh viên với mô hình thử nghiệm Blended Learning trong giảng dạy kỹ năng viết trong kinh doanh (hợp đồng, báo cáo…) Kết quả nghiên cứu cho thấy với mô hình học tập này, sinh viên có động lực học viết tốt hơn do được học với nhịp độ phù hợp với trình độ mỗi người và được phản hồi nhanh chóng từ giáo viên
Trên thế giới cũng đã có một số tác giả nghiên cứu thực nghiệm mô hình Blended Learning vào giảng dạy kỹ năng nói tiếng Anh Gede Ginaya (2018) đã thực hiện nghiên cứu 51 sinh viên năm thứ ba (27 nam và 24 nữ) đăng ký học chương trình cử nhân ba năm ngành Du lịch và Lữ hành tại một tổ chức giáo dục đại học ở Bali Kết quả từ 2 bài kiểm tra pre-test và post-test được dùng để đánh giá sự tiến bộ của sinh viên Trong khi đó phương pháp thu thập dữ liệu định tính được phân tích dựa trên cả quá trình quan sát và kết quả của bảng hỏi Kết quả của nghiên cứu cho thấy sinh viên có sự cải thiện đáng kể về động lực học tập khi được áp dụng mô hình Blended Learning trên nền tảng ứng dụng WebQuest, do đó kết quả là khả năng nói của họ cũng tốt hơn đáng kể Tác giả Rachma Vivien Belinda
(2018) cũng chỉ ra sự cải thiện đáng kể kỹ năng nói tiếng Anh của 25 sinh viên (19-
20 tuổi) có trình độ tiếng Anh tốt trong nghiên cứu “The effect of Blended Learning activity in improving the students’ English speaking skill in the context of English as a foreign language” Nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng WhatsApp Chatting để lập nhóm cho sinh viên thảo luận và nói về bất cứ chủ đề nào, mục đích để sinh viên có thêm môi trường luyện tập kỹ năng nói
Tóm lại, các nghiên cứu về dạy và học tiếng Anh ở nước ngoài tập trung nghiên cứu về một kỹ năng cụ thể nào đó và đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng mô hình Blended learning trong việc cải thiện kỹ năng đó đối với người học Chưa có một nghiên cứu nào bao quát hết cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết và đặc biệt chưa có đề tài nào nghiên cứu về áp dụng mô hình này trong giảng dạy tiếng Anh định hướng luyện thi chứng chỉ quốc tế IELTS
Nhận thức được những khoảng trống trong các nghiên cứu trên, nhóm tác giả quyết định tiến hành nghiên cứu việc áp dụng mô hình Blended Learning để nâng cao kết quả học tập học phần Basic IESLTS 1 cho sinh viên năm nhất đang theo học hệ chất lượng cao trường Đại học Thương mại
Kết lại, với các kết quả tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, có thể thấy dạy học theo hình thức B-learning:
- Đã và đang được nghiên cứu và sử dụng trên phạm vi toàn cầu
- Tiến trình dạy học đã thể hiện hiện ưu thế của cả dạy học giáp mặt truyền thống và dạy học trực tuyến E-learning qua đó giúp người học phát triển cả năng lực đặc thù và năng lực chung đồng thời tăng cường sự hứng thú học tập
- Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và sử dụng dạy học hình thức B-learning đã được quan tâm Tuy vậy, do các điều kiện khách quan và chủ quan nên việc nghiên cứu và sử dụng mô thức này trong dạy và học tiếng Anh nói chung và giảng dạy 4 kỹ năng nghe nói đọc viết định hướng IELTS cần được triển khai sâu rộng hơn nữa.
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung
Nghiên cứu này được thực hiện để thực hiện một số mục tiêu chung như sau:
(1) hệ thống cơ sở lý luận về mô hình học tập kết hợp (Blended Learning)
(2) đánh giá hiệu quả của mô hình học tập kết hợp
(3) đề xuất định hướng phát triển phương thức học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và đề xuất cách thức triển khai mô hình học tập phù hợp áp dụng Blended Learning cho học phần Basic IELTS 1.
Mục tiêu cụ thể
Với những mục tiêu chung như trên, nghiên cứu này được thực hiện thực hiện những mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận, phân tích đặc điểm, lợi ích của mô hình Blended Learning
- Tìm hiểu thực trạng về điều kiện trang thiết bị (máy tính, laptop, Internet…) của SV
- Tìm hiểu tính khả thi và nhu cầu, thái độ của sinh viên đối với mô hình học tập này
- Đưa mô hình vào thử nghiệm, đánh giá hiệu quả việc áp dụng mô hình Blended Learning trong việc nâng cao kết quả học tập học phần Basic IESLTS 1 cho sinh viên năm nhất hệ chất lượng cao trường Đại học Thương mại
- Tìm ra cách thức triển khai mô hình học tập kết hợp phù hợp nhất cho các em sinh viên năm nhất theo chương trình đào tạo chất lượng cao với học phần Basic IELTS 1.
Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ ba câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng về điều kiện trang thiết bị, nhu cầu và thái độ của sinh viên đối với mô hình học tập kết hợp Blended Learning như thế nào?
- Hiệu quả của mô hình này trong việc nâng cao kết quả học tập bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết của học phần Basic IELTS 1 ra sao?
- Cách thức áp dụng mô hình học tập này như thế nào để phù hợp nhất cho các em sinh viên năm nhất theo chương trình đào tạo chất lượng cao với học phần Basic IELTS 1?
4 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc áp dụng mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong việc nâng cao kết quả học tập 4 kỹ năng nghe, nói đọc và viết của học phần Basic IELTS 1
- Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại
- Về mẫu khảo sát: của nghiên cứu là 25 sinh viên (trong đó có 6 nam và 19 nữ) K56 hệ chất lượng cao của các Khoa Tài chính – Ngân hàng và Kế toán trong trường Đại học Thương mại
- Về thời gian: Các thông tin số liệu phản ánh trong nghiên cứu sẽ được lấy trong khoảng 3 tháng từ tháng 9 năm 2020 đến hết tháng 12 năm 2020, vào đầu năm học, khi các sinh viên năm nhất hệ chất lượng cao các khoa Tài chính – Ngân hàng và Kế toán bắt đầu học học phần Basic IELTS 1 Toàn bộ nghiên cứu sẽ được thực hiện trong 8 tháng từ tháng 8 năm 2020 đến ngày 30 tháng 3 năm 2021
6 Phương pháp nghiên cứu Đây là nghiên cứu thực nghiệm có sử dụng nhóm can thiệp và nhóm đối chứng
Nhóm can thiệp (Lớp 20751) được học tập kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống mặt đối mặt trên lớp (gồm: bài giảng, thảo luận, bài tập, tài liệu liên quan tới môn học…) với học trực tuyến (người học có thể xem video, đọc tài liệu, hoàn thành những việc được phân công, thảo luận qua diễn đàn/ hội nhóm trên mạng, truyền thông đa phương tiện, làm bài kiểm tra trực tuyến…) Trong khi đó, nhóm đối chứng (Lớp 20747) chỉ đơn thuần học theo phương pháp truyền thống trên lớp Hai nhóm được yêu cầu làm một bài kiểm tra đầu khóa (Pre-test) và một bài kiểm tra cuối khóa (Post-test) Các dữ liệu từ điểm kiểm tra, câu trả lời phiếu điều tra khảo sát và phỏng vấn giúp tác giả tìm hiểu hiệu quả của việc áp dụng mô hình học tập này trong việc nâng cao kết quả học tập học phần Basic IELTS 1 đối với sinh viên
Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của việc tổ chức dạy và học kết hợp đối với học phần Basic IELTS 1
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu có sẵn (dữ liệu thứ cấp): để tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, thống kê, mô tả trên nền tảng dữ liệu và thông tin từ những tài liệu, bài viết hay các công trình nghiên cứu khoa học khác nhau về áp dụng mô hình Blended Learning trong giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học do các tác giả, chuyên gia hoặc các nhà giáo dục khác nhau thực hiện
- Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi sử dụng phiếu điều tra được sao in, phát cho sinh viên lớp thực nghiệm năm thứ nhất theo chương trình đào tạo chất lượng cao khoa Tài chính ngân hàng và khoa Kế toán của trường Đại học Thương Mại để họ trả lời trực tiếp trên phiếu Kết quả thu được từ bảng câu hỏi giúp nhóm tác giả tìm ra thực trạng sử dụng công nghệ thông tin cũng như nhu cầu và thái độ của các em đối với mô hình học tập kết hợp (Blended Learning)
- Phương pháp điều tra phỏng vấn sâu được thực hiện với chính 25 sinh viên trong lớp thử nghiệm nhằm giúp nhóm tác giả có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu quả của mô hình này đối với sự tiến bộ từng kỹ năng của sinh viên; tìm hiểu những khó khăn, bất cập sinh viên gặp phải trong quá trình học thử nghiệm
Sau khi được thu thập, số liệu định lượng sẽ được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm excel Số liệu định tính được phân tích theo phương pháp phân tích nội dung
+ Phương pháp xử lý dữ liệu:
- Dữ liệu định lượng được thu thập từ phiếu điều tra với các câu hỏi tập trung vào tìm hiểu thực trạng học IELTS 1 và đánh giá hiệu quả của mô hình học tập kết hợp tới việc nâng cao kết quả học tập bốn kỹ năng cho sinh viên năm nhất theo chương trình đào tạo chất lượng cao trường đại học Thương Mại Dữ liệu định lượng được tổng hợp, phân tích trên Excel và chuyển thành dạng phần trăm, bảng biểu và sơ đồ
- Dữ liệu định tính được thu thập từ các cuộc điều tra phỏng vấn sâu được thực hiện trong các giờ giải lao, cuối giờ học để đánh giá mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu định lượng thu được qua phương pháp điều tra bảng hỏi Dữ liệu định tính được phân tích theo phương pháp phân tích nội dung
7 Cấu trúc của bài nghiên cứu
Nghiên cứu bao gồm Phần mở đầu, Kết luận và ba chương với nội dung như sau:
Phần mở đầu trình bày khái quát về đề tài nghiên cứu, bao gồm tính cấp thiết của đề tài, tổng quan nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và kết cấu của đề tài
Chương 1 tóm lược một số vấn đề lý luận về học tập kết hợp (Blended
Learning) trong giảng dạy Chương này cũng tóm tắt tình hình nghiên cứu về những nghiên cứu áp dụng mô hình học tập kết hợp trong giảng dạy tại Việt Nam
Chương 2 trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu Kết quả thu được từ phiếu điều tra, phỏng vấn, và bài kiểm tra pre-test cũng như post-test giúp tìm hiểu tác dụng của mô hình học tập BL đối với sinh viên trong việc nâng cao kết quả học tập Basic IELTS 1
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu thực nghiệm có sử dụng nhóm can thiệp và nhóm đối chứng
Nhóm can thiệp (Lớp 20751) được học tập kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống mặt đối mặt trên lớp (gồm: bài giảng, thảo luận, bài tập, tài liệu liên quan tới môn học…) với học trực tuyến (người học có thể xem video, đọc tài liệu, hoàn thành những việc được phân công, thảo luận qua diễn đàn/ hội nhóm trên mạng, truyền thông đa phương tiện, làm bài kiểm tra trực tuyến…) Trong khi đó, nhóm đối chứng (Lớp 20747) chỉ đơn thuần học theo phương pháp truyền thống trên lớp Hai nhóm được yêu cầu làm một bài kiểm tra đầu khóa (Pre-test) và một bài kiểm tra cuối khóa (Post-test) Các dữ liệu từ điểm kiểm tra, câu trả lời phiếu điều tra khảo sát và phỏng vấn giúp tác giả tìm hiểu hiệu quả của việc áp dụng mô hình học tập này trong việc nâng cao kết quả học tập học phần Basic IELTS 1 đối với sinh viên
Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của việc tổ chức dạy và học kết hợp đối với học phần Basic IELTS 1
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu có sẵn (dữ liệu thứ cấp): để tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, thống kê, mô tả trên nền tảng dữ liệu và thông tin từ những tài liệu, bài viết hay các công trình nghiên cứu khoa học khác nhau về áp dụng mô hình Blended Learning trong giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học do các tác giả, chuyên gia hoặc các nhà giáo dục khác nhau thực hiện
- Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi sử dụng phiếu điều tra được sao in, phát cho sinh viên lớp thực nghiệm năm thứ nhất theo chương trình đào tạo chất lượng cao khoa Tài chính ngân hàng và khoa Kế toán của trường Đại học Thương Mại để họ trả lời trực tiếp trên phiếu Kết quả thu được từ bảng câu hỏi giúp nhóm tác giả tìm ra thực trạng sử dụng công nghệ thông tin cũng như nhu cầu và thái độ của các em đối với mô hình học tập kết hợp (Blended Learning)
- Phương pháp điều tra phỏng vấn sâu được thực hiện với chính 25 sinh viên trong lớp thử nghiệm nhằm giúp nhóm tác giả có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu quả của mô hình này đối với sự tiến bộ từng kỹ năng của sinh viên; tìm hiểu những khó khăn, bất cập sinh viên gặp phải trong quá trình học thử nghiệm
Sau khi được thu thập, số liệu định lượng sẽ được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm excel Số liệu định tính được phân tích theo phương pháp phân tích nội dung
+ Phương pháp xử lý dữ liệu:
- Dữ liệu định lượng được thu thập từ phiếu điều tra với các câu hỏi tập trung vào tìm hiểu thực trạng học IELTS 1 và đánh giá hiệu quả của mô hình học tập kết hợp tới việc nâng cao kết quả học tập bốn kỹ năng cho sinh viên năm nhất theo chương trình đào tạo chất lượng cao trường đại học Thương Mại Dữ liệu định lượng được tổng hợp, phân tích trên Excel và chuyển thành dạng phần trăm, bảng biểu và sơ đồ
- Dữ liệu định tính được thu thập từ các cuộc điều tra phỏng vấn sâu được thực hiện trong các giờ giải lao, cuối giờ học để đánh giá mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu định lượng thu được qua phương pháp điều tra bảng hỏi Dữ liệu định tính được phân tích theo phương pháp phân tích nội dung.
Cấu trúc của bài nghiên cứu
Nghiên cứu bao gồm Phần mở đầu, Kết luận và ba chương với nội dung như sau:
Phần mở đầu trình bày khái quát về đề tài nghiên cứu, bao gồm tính cấp thiết của đề tài, tổng quan nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và kết cấu của đề tài
Chương 1 tóm lược một số vấn đề lý luận về học tập kết hợp (Blended
Learning) trong giảng dạy Chương này cũng tóm tắt tình hình nghiên cứu về những nghiên cứu áp dụng mô hình học tập kết hợp trong giảng dạy tại Việt Nam
Chương 2 trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu Kết quả thu được từ phiếu điều tra, phỏng vấn, và bài kiểm tra pre-test cũng như post-test giúp tìm hiểu tác dụng của mô hình học tập BL đối với sinh viên trong việc nâng cao kết quả học tập Basic IELTS 1
Chương 3 đưa ra các đề xuất để việc cách thức áp dụng mô hình học tập BL hiệu quả nhất trong việc nâng cao kết quả học tập bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết trong học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên năm thứ nhất đang theo học chương trình đào tạo chất lượng cao, trường đại học Thương Mại
Phần kết luận khái quát lại kết quả của nghiên cứu và tầm quan trọng của nghiên cứu trong việc nâng cao kết quả học Basic IELTS 1 cho sinh viên.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Định nghĩa Blended Learning
Blended Learning (Hybrid model) hay còn gọi là “học tập kết hợp” là phương pháp học hòa trộn giữa cách học truyền thống trên lớp và cách học hiện đại E-Learning (Mobile Learning và Internet Learning) Đây chính là phương pháp cập nhật theo đúng xu thế học tập của rất nhiều quốc gia trên thế giới, ban đầu được nghiên cứu bởi Đại học Cambridge trong việc giảng dạy ngoại ngữ, sau này đã được áp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng cũng như các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo khác (UB Academy, 2017) Thực tế, phương pháp học Blended Learning là sự kế thừa từ việc phát triển mô hình học tập trực tuyến (E-Learning) Các tài liệu tham khảo về thuật ngữ “Blended Learning” được xuất hiện từ đầu thập niên 90, kể từ đó khái niệm này đã được thay đổi theo sự kết hợp của giáo dục truyền thống đặc thù và công nghệ (Friesen, 2012)
Dạy học kết hợp - "Blended Learning " (BL) là một thuật ngữ xuất phát từ nghĩa của từ "Blend" tức là "pha trộn" Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp:
(1) BL: là kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông) [Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh & Reed, 2001; Thomson, 2002]
(2) BL: là kết hợp các phương pháp giảng dạy [Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002]
(3) BL: là kết hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt [Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward & LaBranche, 2003; Young, 2002]
(4) BL: là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể" [Theo Alvarez (2005)]
(5) BL: để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E - learning" [Victoria L Tinio]
Mô hình kết hợp có thể được mô tả như sau:
Hình 1 Sơ đồ mô hình học tập kết hợp
Trong mô hình này, người học tham gia vào quá trình học tập bằng hình thức học giáp mặt trên lớp (nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo); hình thức hợp tác qua mạng Internet (chat, blog, online, forum) và tự học (trực tuyến/ ngoại tuyến, độc lập về không gian) Ở Việt Nam, thuật ngữ này cũng không còn xa lạ, tuy nhiên lại được diễn giải theo nhiều cách khác nhau và chưa chính xác Đối với thuật ngữ tiếng Anh, theo Từ điển Longman, Blend được định nghĩa như sau “to combine diffirent things in a way that produces an effective or pleasant result” (kết hợp nhiều thứ khác nhau theo một cách nào đó để tạo ra kết quá tốt hơn” Còn trong Từ điển Cambridge thì nói rằng Blend là trộn hoặc kết hợp cùng nhau (to mix or combine together) Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt (Đề tài KC01.01/06-10 “Nghiên cứu phát triển một số sản phẩm thiết yếu về xử lí tiếng nói và văn bản tiếng Việt” (VLSP), Đề tài thuộc Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KC01/06-10 Chủ trì nhánh đề tài “Xử lí văn bản tiếng Việt”: thì kết hợp (v) là gắn với nhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau; tích hợp (v) là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo nên một hệ thống đồng bộ; hỗn hợp (a) gồm có nhiều thành phần, trong đó mỗi thành phần vẫn giữ được tính chất riêng của mình Từ cách diễn giải theo cả từ điển tiếng Anh và tiếng Việt ta thấy rằng Blended Learning xét về bản chất của nó sẽ được hiểu là mô hình học tập kết hợp, qua đó việc học trên lớp và việc học trực tuyến được tiến hành trong sự kết hợp và bổ trợ cho nhau (Phùng Huy, 2012) Với Blended Learning, sinh viên vẫn nhận được sự hướng dẫn trên lớp từ giảng viên và tham gia các hoạt động trên lớp truyền thống khác Thêm vào đó, việc học sẽ được bổ sung các tài liệu học tập online (bao gồm e-book, hướng dẫn học, bài giảng điện tử…) và các hoạt động học tập online mang tính tự định hướng nhằm nâng cao tinh thần tự học của sinh viên
Tóm lại, các khái niệm trên được đưa ra chủ yếu dựa trên sự kết hợp về hình thức tổ chức, nội dung và phương pháp dạy học
Từ những cách định nghĩa trên, có thể hiểu một cách đơn giản: Dạy học kết hợp là sự phối hợp nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa các hình thức học khác nhau nhằm tối ưu hóa thế mạnh mỗi hình thức, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được là cao nhất.
Cấu trúc Blended learning
Theo khái niệm về B-learning, ta có thể khái quát cấu trúc của mô hình dạy học này bao gồm hai thành phần chính đó là:
1) Dạy học truyền thống thông qua việc tương tác trực tiếp giữa GV – HS;
HS – HS trên lớp học
2) Dạy học trực tuyến qua việc ứng dụng ICT
Mặc dù, có một số quan điểm khác nhau đưa ra thành phần cấu trúc của B- learning bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng về cơ bản B-learning vẫn dựa trên hai yếu tố chính Theo lý thuyết của các tác giả Keller, Gagné, Bloom, Merrill, Crark và Gery thì cấu trúc của B-learning bao gồm 5 thành phần chính, đó là:
(1) Học trên lớp hoặc học từ xa có sự hỗ trợ của GV: Hình thức học có sự hướng dẫn của GV và tất cả HS tập trung tại một thời điểm
(2) Học trực tuyến: Hình thức học dựa vào kinh nghiệm của HS, HS tự hoàn thành nội dung học theo khả năng và thời gian của họ, như là quá trình học tập với sự giúp đỡ của máy tính và phần mềm trong đĩa CD hoặc dựa trên Internet
(3) Học cộng tác: Đây được hiểu là môi trường mà trong đó HS giao tiếp với nhau hoặc HS giao tiếp với GV thông qua thư điện tử, thảo luận theo chủ đề hoặc đối thoại trực tuyến
(4) Đánh giá: Việc đánh giá có thể thực hiện trước khi HS tự học hoặc tham gia lớp học để xác định khả năng ban đầu Việc đánh giá cũng có thể được thực hiện theo lịch trình của bài học hoặc theo các sự kiện trực tuyến nhằm đánh giá khả năng tiếp thu của HS
(5) Tài liệu tham khảo: Các tài liệu tham khảo nhằm duy trì việc tự học và nâng cao khả năng tiếp thu thông qua các tài liệu bằng pdf, word, powerpoint.
Các mô hình của Blended Learning
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học cũng như các giáo viên, giảng viên ở từng cấp học, các nhà giáo dục đã phát triển sáu mô hình học tập kết hợp (Blended Learning)
1.3.1 Mô hình blended face - to – face
Mô hình này dựa trên mô hình lớp học truyền thống Thời lượng học trực tiếp với giảng viên là bắt buộc đối với mô hình này và các hoạt động học trực tuyến được sử dụng để bổ trợ kiến thức cho người học (A.J.O‟Connel, 2016) Đọc tài liệu, làm bài tập trắc nghiệm và các bài tập đánh giá khác đều được hoàn thành online, ở nhà Mô hình cho phép sinh viên và giảng viên có nhiều thời gian để chia sẻ kiến thức, kĩ năng cũng như dành cho các hoạt động học tập đặc biệt như thảo luận và làm việc nhóm Mô hình này cũng đặc biệt phù hợp với những lớp học đa dạng, sinh viên có sự phân khúc khác nhau về khả năng nhận thức
1.3.2 Mô hình rotation (sự luân phiên)
Mô hình quay vòng/luân phiên, đây thực chất là sự biến thể của mô hình trạm học tập đã được các giáo viên, giảng viên sử dụng trong nhiều năm qua Thời gian biểu được thiết lập để các học sinh, sinh viên vừa có thời gian học tập trực tuyến (thông qua các thiết bị điện tử trong lớp học) và học trực tiếp với giáo viên Phương pháp này bao gồm ba mô hình học tập nhỏ: station rotation (hoán đổi trạm), lab rotation (hoán đổi lớp học), individual rotation (quay vòng cá nhân) (A.J.O‟Connel,2016) Đối với mô hình luân chuyển trạm yêu cầu sinh viên hoán đổi các trạm (trạm là các nhóm nhỏ học tập được giáo viên chia theo mục đích tìm hiểu các phần nhỏ trong bài học) trong thời gian quy định theo hướng dẫn của giáo viên
Mô hình luân chuyển lớp học yêu cầu học sinh, sinh viên phải thay đổi địa điểm học tập xoay quanh khuôn viên trường và mô hình quay vòng cá nhân cho phép một học sinh, sinh viên được luân phiên thay đổi các hình thức học tập khác nhau theo lịch học tập Mô hình này phù hợp với giáo dục bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông hơn là giáo dục bậc đại học
Mô hình này chủ yếu dựa trên hướng dẫn giảng dạy trực tuyến, các giảng viên không chỉ đưa ra những hướng dẫn mà còn đóng vai trò là người trực tiếp hướng dẫn sinh viên Toàn bộ chương trình học được người học truy cập qua các phần mềm học tập trực tuyến Giảng viên phải xây dựng hệ thống bài giảng online, các phương pháp đánh giá kiểm tra trực tuyến Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các đối tượng vừa học vừa làm, thời gian trên lớp không nhiều
Mô hình cho phép sinh viên được tham gia các lớp học trực tuyến toàn thời gian trong suốt khóa học Các giảng viên sẽ không tham gia giảng dạy trực tiếp trên lớp mà thay vào đó là các trợ giảng đã được đào tạo tham gia giải đáp thắc mắc cho sinh viên trên lớp
Mô hình này cho phép sinh viên được tham gia học các môn học không nằm trong chương trình học của họ Sinh viên vẫn tham gia các lớp học truyền thống nhưng sau đó có thể đăng kí tham gia học các môn học khác và tự học (A.J O‟Connel,2016)
Mô hình này hoàn toàn trái ngược với mô hình học tập truyền thống Sinh viên học tập từ xa và nhận hướng dẫn học tập thông qua nền tảng trực tuyến Giảng viên là người thiết kế các bài giảng trực tuyến, các bài tập, bài đánh giá để sinh viên truy cập học tập trực tuyến Sinh viên được giảng viên giải đáp thắc mắc qua việc hỏi đáp trực tuyến
Mô hình “học tập kết hợp” xuất phát từ các quốc gia phát triển sau khi họ triển khai chưa hoàn toàn thành công mô hình E-Learning (học trực tuyến) Công nghệ mang lại sự tiện nghi, sự chủ động và linh hoạt trong học tập của sinh viên tuy nhiên lại làm cho sinh viên sẽ dễ dàng mất đi động cơ học tập (nếu sinh viên không có thói quen tự giác học tập) và mất đi cơ hội được học tập trực tiếp với giảng viên như trong các lớp học truyền thống Chính vì vậy các buổi học trực tiếp (face-to- face) vẫn giữ được nhiều giá trị mà việc tự học với máy tính không thể nào bù đắp được Ngược lại, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và việc xuất hiện các chương trình ứng dụng trên mạng thì việc truyền đạt thuần túy không thể cung cấp cho sinh viên được nguồn kiến thức khổng lồ và những thông tin thức thời Vai trò hỗ trợ của học trực tuyến lúc này được thể hiện rõ nét (Phùng Huy, 2012) Như vậy, có thể khẳng định bản chất của Blended Learning vẫn là phương thức học tập truyền thống, trong đó giảng viên vẫn lên lớp, vẫn tương tác thực tế với sinh viên Blended Learning chỉ khác với học tập truyền thống trước kia là thời gian lên lớp ngắn hơn vì có sự hỗ trợ của các “máy giảng – các bài giảng video…” – nơi sinh viên có thể tìm thấy nguồn kiến thức vô tận và có thể tận dụng bất kể thời gian nào để tự học.
Các xu thế thiết kế Blended learning
Nhóm tác giả Ali Alammary (2014) và cộng sự cho thấy có 03 xu thế thiết kế BL:
- Kết hợp ở mức độ thấp: bổ sung một số các hoạt động theo dạng thức kết hợp đối với khóa học có sẵn ở dạng truyền thống (mặt giáp mặt – F2F)
- Kết hợp ở mức độ vừa: thay thế một số các hoạt động trong khóa học có sẵn ở dạng truyền thống (mặt giáp mặt - F2F) bằng dạng thức kết hợp
- Kết hợp ở mức độ cao: thiết kế lại toàn bộ khóa học theo dạng thức kết hợp Hai dạng kết hợp đầu tiên có thể xem như dựa trên nền tảng của hình thức dạy học truyền thống (F2F) có bổ sung hoặc thay thế một số hoạt động học tập ở dạng trực tuyến (OL)
Kết hợp ở mức độ thấp thuận lợi với người dạy chưa tự tin hoặc mới làm quen với việc sử dụng các công cụ công nghệ dạy học và hỗ trợ dạy học trực tuyến, cũng như mới làm quen với việc thiết kế các bài học, khóa học ở dạng kết hợp Dựa trên nền tảng của các bài học có sẵn, không cần thiết phải thay đổi phương pháp giảng dạy, người dạy có thể bổ sung một số các hoạt động dạy học ở dạng trực tuyến, ví dụ yêu cầu người học (sinh viên) ngoài các hoạt động thường kỳ phải nộp bài, thảo luận qua mạng Người dạy có thể sử dụng một số công cụ ở dạng webquest, wiki, hay mạng xã hội như Facebook để thực hiện được các hoạt động Tương tự, đối với người học cũng không yêu cầu cao về mức độ sử dụng công nghệ Người hiện nhiệm vụ như trả lời một số câu hỏi, viết tóm tắt hay thu hoạch… để đảm bảo rằng người học có thực hiện nhiệm vụ được giao
Tương tự như dạng thức kết hợp ở mức độ thấp, dạng thức kết hợp ở mức độ vừa cũng đặt ra một áp lực nhất định đối với người dạy và người học Đối với người dạy, cần lựa chọn và phân bổ hoạt động phù hợp với hoạt động dạng F2F cũng như
OL Người dạy cũng cần có những đánh giá, phản hồi kịp thời với các hoạt động tương ứng của người học, đồng thời với việc trợ giúp kĩ thuật đối với người học khi cần thiết, ngoài việc trợ giúp, hướng dẫn về mặt chuyên môn Do đó, người dạy phải có sự tự tin và thông thạo với các công cụ, công nghệ dạy học nhất định; người dạy cũng cần đầu tư thời gian nhiều hơn ban đầu khi thiết kế các hoạt động phù hợp để tổ chức dạy học OL thay vì F2F Tuy nhiên, thời gian và khối lượng công việc trên lớp sẽ giảm bớt khi đã chuyển đổi thành công một số hoạt động ở dạng trực tiếp, giáp mặt trên lớp thành hoạt động tự học, trực tuyến của người học, qua đó nâng cao khả năng tự học của người học
Dạng thức kết hợp ở mức độ cao đặt ra yêu cầu cao nhất đối với người dạy khi thiết kế khóa học Người dạy thiết kế khóa học hoàn toàn mới, thay vì điều chỉnh khóa học dựa trên nội dung và tiến trình dạy học truyền thống Để thiết kế khóa học và dạy học ở dạng thức này, người học phải có hiểu biết cao về các công cụ, công nghệ để thiết kế bài dạy, khóa học và kiểm tra đánh giá ở dạng thức kết hợp và trực tuyến Người dạy cần có những kiến thức về lí thuyết và trải nghiệm về dạy học kết hợp để thiết kế bài học và khóa học Tìm hiểu không ngừng về những công cụ, công nghệ và phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học mới sẽ giúp người dạy có nền tảng để thiết kế khóa học sinh động, hấp dẫn và hiệu quả Việc thiết kế và xây dựng khóa học kiểu này có thể mất thời gian gấp từ 2 tới 3 lần so với thiết kế một khóa học theo dạng thức truyền thống.
Áp dụng mô hình Blended Learning trong đào tạo đại học trên thế giới
Mô hình học tập kết hợp, bao gồm những yếu tố tốt nhất của học tập online và học trên lớp, đem lại nhiều lợi ích như:
Blended Learning giúp giảng viên sáng tạo hơn, chủ động hơn trong quá trình giảng dạy Khác với phương pháp truyền thống, giảng viên phải tùy chỉnh thiết kế giáo án dựa trên nhu cầu học tập của sinh viên bao gồm: phong cách, sở thích và khả năng học tập Do vậy, những chương trình giảng dạy sẽ là những sản phẩm học tập tốt nhất phục vụ cho nhu cầu học tập của mỗi sinh viên Áp dụng Blended Learning cho phép giảng viên tích hợp được nhiều công cụ truyền đạt thông tin như: bài giảng PowerPoint, text, video sinh động… cho những nội dung đơn thuần cần truyền đạt, giúp giảng viên có nhiều thời gian tập trung hơn vào các nội dung mang tính gợi mở, phát triển thông qua hoạt động thảo luận trực tiếp trên lớp… (Đàm Quang Vinh, 2017)
Sự thay đổi phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm thay vì giảng viên trước đây, người học sẽ trở nên năng động hơn và tương tác nhiều hơn Giảng viên định hướng, hướng dẫn học viên, xây dựng các nội dung để học viên chủ động truy cập học tập cũng như trả bài
Việc đánh giá kết quả học tập giờ mang tính khách quan rất cao khi hầu hết việc chấm bài của học viên được thực hiện tự động ngay sau khi học viên nộp bài Hơn nữa, nội dung bài giảng và các vấn đề liên quan, mở rộng có thể được truyền đạt thông qua bài giảng trên lớp, các tài nguyên online khác như video, slide, ebook,…
Diễn đàn với những chủ đề chuyên biệt trao đổi về môn học cho phép học viên đặt câu hỏi để làm rõ thêm vấn đề mình băn khoăn để nhận được câu trả lời từ giảng viên hoặc từ các học viên khác Chức năng gửi và nhận tin nhắn cá nhân cho phép học viên thiết lập kênh liên lạc cá nhận với giảng viên cũng như các học viên khác
Ngoài ra, mô hình học tập kết hợp này còn giúp giáo viên:
+ Phối hợp các công cụ kỹ thuật số để khuyến khích, tăng sự hứng thú và hiệu quả học tập của học viên
+ Giảm thời gian giảng lý thuyết trên lớp, tăng thêm thời lượng cho việc thảo luận, thuyết trình và làm việc nhóm để đạt hiệu quả đào tạo cao hơn
+ Tăng sự quản lý, giám sát học tập, đưa ra những phản hồi kịp thời, thường xuyên chi tiết đến từng cá nhân học viên
+ Tăng trách nhiệm của giảng viên không chỉ trong phạm vi lớp học, trong giờ học mà còn là sự giám sát, hỗ trợ, quản lý học viên bên ngoài lớp học, ngoài giờ học chính thức Giảng viên hay người quản lý lớp có thể kiểm soát được mọi hoạt động của học viên trên lớp học online như thời điểm truy cập, thời gian làm việc, thời gian làm bài tập, nội dung từng phương án trả lời từ đó cho phép cá nhân hóa việc quản lý lớp học theo từng học viên
Thứ nhất, Blended Learning tạo môi trường tích cực và chủ động hơn trong học tập thông qua việc tương tác: sinh viên - sinh viên để học hỏi lẫn nhau, sinh viên - giảng viên qua việc hướng dẫn của giáo viên ở cả trên lớp và qua mạng; học sinh tương tác với bất kì chuyên gia nào trên thế giới Chat room với các thành viên trong cũng một lớp học cho phép học viên có sự giao tiếp tập thể về mọi chủ đề liên quan Việc cùng nhau làm một bài kiểm tra hay đề cương ôn tập cho phép học viên có nhiều hứng thú, tiết kiệm thời gian trong khi vẫn có được những đáp án tốt nhất
Về việc cộng tác ngoài lớp học, thông qua bài tập nhóm hay bài tập viết luận về một chủ đề được yêu cầu, học viên có động lực và hứng thú để tìm kiếm sự cộng tác với các học viên khác trong cùng lớp học hoặc với bất kể chuyên gia hay cá nhận có liên quan thông qua các diễn đàn xã hội Việc cộng tác, trao đổi thông tin có thể được tổ chức ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào và theo hình thức gặp mặt trực tiếp hoặc hội thảo online tạo sự thuận tiện và hứng thú cho học viên
Thêm vào đó, với các module học trực tuyến cho phép sinh viên được “cá nhân hóa” việc học tập của mình Có nghĩa là, sinh viên được học theo tốc độ của riêng họ, sử dụng các phương pháp học tập ưa thích và nhận được các phản hồi thường xuyên và kịp thời về các hoạt động học tập họ tham gia
Thứ hai, sinh viên có môi trường học tập thoải mái, tiện lợi hơn Học ở trường, học ở nhà, ngay cả học ở quán café, học ở các địa điểm công cộng… miễn là họ có thiết bị kết nối Internet Trong thời kì mạng Internet thông dụng như ngày nay, việc học chưa bao giờ dễ dàng và thuận tiện đến vậy Nói theo cách khác, sự chủ động trong học tập của học viên được đề cao khi ngoài giờ học ở lớp, học viên toàn quyền quyết định thời gian, địa điểm cũng như cường độ học tập của mình trên các tài nguyên online đã được định hướng và chỉ đạo Thực tế cũng chứng minh, “cá nhân hóa” việc học tập theo năng lực và sở thích giúp sinh viên đạt kết quả cao hơn trong học tập Thông qua các ứng dụng học tập online cùng với sự hướng dẫn của giảng viên có thể đem đến một trải nghiệm học tập cá nhân hóa và hiệu quả hơn cho học viên Học viên có thể xem, nghe lại bài giảng nhiều lần mà không bị giới hạn về thời gian Áp lực phải có mặt ở lớp theo đúng khung giờ quy định của học viên sẽ giảm bớt và giảng viên cũng sẽ không còn phải lo giảng lại bài cho những học viên vắng mặt buổi học trước Học viên có thể thực hiện việc học vào khung giờ phù hợp nhất với bản thân mà ko phải theo sự sắp đặt cố định và chủ động xem lại hoặc học trước các nội dung liên quan đến môn học tùy vào hứng thú hay mối quan tâm của mình Theo nghiên cứu của Chuck Dziuban và cộng sự tại Trường Đại học Trung tâm Florida (University of Central Florida), nơi triển khai mô hình E- Learning cũng như Blended Learning từ rất sớm Từ 8 môn học ứng dụng Blended Learning với 125 sinh viên tham gia vào năm 1997 đã tăng lên 503 môn học có Blended Learning với 13,600 sinh viên theo học UCF cũng đã bổ sung các hoạt động học online với những môn học còn lại sau khi nhận ra điểm số của sinh viên cao hơn và chi phí chi trả cho cơ sở vật chất giảm đáng kể (Bonk và Graham, 2006)
Thứ ba, Blended Learning còn đem lại cho sinh viên những kỹ năng mềm như: tự tìm kiếm thông tin, tương tác và chắt lọc thông tin để có những nguồn kiến thức tin cậy nhất trang bị cho bản thân Đây chắc chắn là điều mà các trường nên trang bị cho sinh viên của mình trước khi đưa họ trở lại với môi trường lao động đầy cạnh tranh và năng động
- Đối với các nhà trường: Trong các nhà trường thì chi phí cho hệ thống giảng đường, trang bị là một khoản chi phí không hề nhỏ Những khoản đầu tư cho hệ thống phòng học đạt chuẩn luôn là khó khăn thường trực đối với các trường học từ cấp mầm non đến đại học trên thế giới, càng rõ nét hơn đối với Việt Nam Nếu áp dụng Blended Learning thì nhu cầu đối với phòng học truyền thống sẽ giảm đi đáng kể và áp lực đầu tư cũng sẽ giảm theo Mặt khác, thời gian đứng lớp của giảng viên, đặc biệt ở bậc đại học là một vấn đề cần giải quyết Giảng viên giỏi thì có nhiều sinh viên muốn đăng kí học, nhưng trong mô hình truyền thống, khả năng đáp ứng này bị giới hạn bởi không gian lớp học và thời gian mà giảng viên có thể bố trí lên lớp được Hơn nữa, chúng ta thấy, giảng viên đại học ngoài yêu cầu đứng lớp, họ có áp lực rất lớn là dành thời gian cho nghiên cứu khoa học, tham gia hội thảo, tư vấn nghề nghiệp… Do đó, Blended Learning lại một lần nữa chứng minh tính hiệu quả của nó trong giải quyết mâu thuẫn thời gian đứng lớp và nghiên cứu khoa học của các giảng viên đại học, mâu thuẫn giữa khả năng đáp ứng của giảng viên với số lượng vô tận của người học hướng đến cả giảng viên giỏi Mô hình này cho phép giảng viên mang bài giảng của mình đến hàng triệu người học (lớn hơn nhiều nếu giảng truyền thống) và đặc biệt, họ có thể truyền đạt kiến thức cho sinh viên thậm chí cả khi đang ngủ (Đàm Quang Vinh, 2017)
- Đối với xã hội: Chúng ta vẫn muốn xây dựng một xã hội học tập, tức là một xã hội mà cơ hội học tập đến với bất kỳ một ai, bất kỳ lúc nào trong quãng đời của người học (khi còn trẻ cũng như lúc đã về hưu), học không phải chỉ để lấy kiến thức, lấy bằng, mà học trước hết là để hội nhập xã hội, để hiểu nhau, làm việc cùng nhau và sống tốt đẹp với nhau Vì những hạn chế của mô hình học tập truyền thống, nên chỉ những ai vượt qua các kỳ thi, những ai có thể bố trí thời gian và tài chính… mới có thể vào được giảng đường đại học Với Blended Learning và tương lai là E-Learning thì có hội học tập đã có thể mở ra với hầu hết mọi người, khi mà họ chỉ cần ngồi nhà, với kết nối Internet hay điện thoại… là đã có thể nghe được những bài giảng của những giáo sư hàng đầu ở những phương trời rất xa (Đàm Quang Vinh, 2017)
Mô hình BL đang là một xu hướng phát triển ở rất nhiều nơi trên thế giới Việc triển khai hệ thống BL cần có những nỗ lực và chi phí lớn, mặt khác nó cũng có những rủi ro nhất định Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như trên, BL còn có một số khuyết điểm mà ta không thể bỏ qua cần phải khắc phục sau đây:
- Do đã quen với phương pháp học truyền thống nên sinh viên và giáo viên sẽ gặp một số khó khăn về cách học tập và giảng dạy Ngoài ra họ còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cách tiếp cận các mẫu khảo sát
Nghiên cứu dựa trên cơ sở cách tiếp cận giáo dục học và tiếp cận thực tiễn để tìm hiểu thực trạng về nhu cầu, thái độ học tập của sinh viên và đánh giá hiệu quả của mô hình Blended Learning trong việc cải thiện kết quả học tập của sinh viên, sau đó các tác giả đưa ra mô hình áp dụng phù hợp nhất
2.1.2 Cách tiếp cận các mẫu khảo sát: Để tìm hiểu tác dụng, hiệu quả của mô hình học tập kết hợp, nhóm tác giả đã chọn hai lớp học phần cùng học Basic IELTS 1 khoa Tài chính – Ngân hàng và Kế toán theo chương trình đào tạo chất lượng cao (chương trình đào tạo chính quy duy nhất tại trường Đại học Thương mại được học tiếng Anh theo định hướng thi IELTS) Lớp thử nghiệm (K56DD2-20751) gồm 25 sinh viên (trong đó có 6 nam và
19 nữ) Lớp đối chứng gồm 30 SV (trong đó có 3 nam và 27 nữ) Lớp đối chứng (K56DD1-20747) vẫn học theo phương pháp giảng dạy truyền thống còn lớp thử nghiệm được áp dụng mô hình Blended Learning, đó là sự kết hợp giữa học trên lớp với học trực tuyến trên các công cụ họp và học trực tuyến
Về trình độ tiếng Anh, sinh viên của hai nhóm lớp có trình độ khá tương đồng Theo kết quả bài kiểm tra pre-test, điểm trung bình trung cả 4 kỹ năng của sinh viên nhóm lớp thử nghiệm là 4.87 và điểm trung bình trung cả 4 kỹ năng của sinh viên nhóm lớp đối chứng là 4.75 Tất cả sinh viên cả hai nhóm lớp đều chưa từng tham gia thi chứng chỉ IELTS.
Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên, đề tài sử dụng kết hợp các công cụ nghiên cứu sau:
- Bảng câu hỏi điều tra: được sử dụng để điều tra quan điểm của sinh viên
Bảng câu hỏi gồm 7 câu hỏi đóng Câu hỏi 1, 2 tìm hiểu một số thông tin về việc sở hữu các thiết bị điện tử và cơ hội truy cập Internet trên các thiết bị đó phục vụ cho việc học trực tuyến của sinh viên; với câu hỏi 3 và 4, sinh viên đánh giá một số lợi ích của mô hình học tập kết hợp với bản thân các em và với tổ chức đào tạo nói chung
Câu hỏi 5 và 6 để tìm hiểu nhu cầu áp dụng mô hình và mức độ hài lòng của các em với mô hình thử nghiệm Câu hỏi 7 nhằm tìm hiểu mức độ tiến bộ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết của các sinh viên Bảng câu hỏi được phát cho 25 sinh viên của lớp thử nghiệm K56DD2 học phần Basic IELTS 1 25 phiếu được thu về và xử lý dữ liệu
Phỏng vấn sâu được thực hiện với chính 25 sinh viên trong lớp thử nghiệm nhằm giúp nhóm tác giả có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu quả của mô hình này đối với sự tiến bộ từng kỹ năng của sinh viên; tìm hiểu những khó khăn, bất cập sinh viên gặp phải trong quá trình học thử nghiệm
Việc thí điểm áp dụng mô hình học tập hỗn hợp đã được nhóm nghiên cứu thực hiện đối với lớp K56DD2 học phần Basic IELTS1 trong học kỳ I năm học 2020-2021
Về mô hình áp dụng, nhóm tác giả lựa chọn mô hình blended face - to – face Thời lượng học trực tiếp với giảng viên là bắt buộc đối với mô hình này và các hoạt động học trực tuyến được sử dụng để bổ trợ kiến thức cho người học Cụ thể, việc đọc tài liệu, làm bài tập trắc nghiệm và các bài tập đánh giá khác đều được hoàn thành online, ở nhà
Về dạng thức kết hợp, sau khi đánh giá và cân nhắc kỹ, nhóm tác giả quyết định áp dụng xu thế thiết kế học kết hợp ở mức độ vừa với sự hỗ trợ của công cụ học tập Google classroom - một ứng dụng hoàn toàn miễn phí do Google xây dựng và phát triển, với mục đích hỗ trợ người dạy dễ dàng trong việc quản lí lớp học, khóa học cũng như giúp cho người học có cơ hội tiếp cận và học tập với một trang web đầy đủ tiện ích Mỗi lớp học trong Google Classroom sẽ tạo thư mục riêng trong Drive của người dùng tương ứng và mỗi lớp học sẽ có một mã lớp riêng Người học có thể tham gia lớp học qua mã lớp đó, hoặc giáo viên sẽ thêm bạn vào lớp học qua tài khoản gmail của bạn
Về cách thức tổ chức:
Mô hình học tập kết hợp được tổ chức bao gồm:
- Hình thức giảng dạy trên giảng đường với thời gian, nội dung chương trình theo quy định
- Kết hợp sử dụng các chức năng của dịch vụ web miễn phí Google Classroom
+ Giảng viên xây dựng lớp học trực tuyến trên công cụ Google Classroom cung cấp hệ thống bài giảng, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra online, diễn đàn trao đổi thông tin và một số tiện ích mở rộng khác
+ Sinh viên tự vào Google Classroom, đăng ký thông tin rồi tham gia lớp học thông qua mã lớp giáo viên cung cấp để đọc tài liệu và làm bài trên ứng dụng + Kết hợp với nội dung bài giảng trên lớp, sinh viên được yêu cầu đọc các học liệu, tài liệu tham khảo, các link video Youtube được cung cấp trên lớp học trực tuyến; làm bài kiểm tra sau mỗi phần nội dung lý thuyết học trên lớp
+ Công cụ học tập Google Classroom sẽ tự động chấm bài (trắc nghiệm), thống kê và tổng hợp giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình lớp học Các dạng bài khác ngoài trắc nghiệm sẽ được giáo viên chấm và có phản rồi riêng cho sinh viên Với kỹ năng nói, giáo viên sẽ để sinh viên gửi tệp thu âm lên; với kỹ năng viết, sinh viên có hai lựa chọn: một là viết bài trực tiếp vào phần trả lời câu hỏi, hai là các em có thể viết giấy rồi gửi tệp đính kèm hình ảnh bài viết của mình lên Sau đó, giáo viên sẽ chấm bài, gửi điểm và nhận xét Trong trường hợp giáo viên không kịp chữa từng bài cho sinh viên, giáo viên có thể chữa trực tiếp trên lớp một số bài để tìm ra lỗi sai đặc trưng của các em và rút kinh nghiệm cho cả lớp
+ Giảng viên thiết lập và duy trì kênh truyền thông công khai và riêng tư với sinh viên để hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và kiểm soát quá trình học tập trên Google Classroom
- Các bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm đều được soạn theo dạng thức IELTS đầu vào và đầu ra của học phần: Sinh viên được yêu cầu làm bài pre-test vào buổi đầu tiên để đánh giá trình độ đầu vào của các em Bài kiểm tra đầu ra được tiến hành vào tuần cuối cùng của học kỳ 1 năm học 2020 – 2021 Mỗi bài kiểm tra đều gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, với thời gian làm bài tương tự như dạng thức đề thi giữa kỳ và cuối kỳ của học phần Basic IELTS 1 Đề thi được trích dẫn, sưu tầm từ một số sách và một số trang web chuyên các bài kiểm tra IELTS ở band điểm khoảng 4.0 đến 4.5
Dữ liệu bao gồm hai loại: định tính và định lượng
Dữ liệu định lượng : gồm dữ liệu từ phiếu điều tra điểm các bài pre-test và post-test
Điểm cho hai bài pre-test và post-test của nhóm lớp can thiệp và nhóm lớp đối chứng trước và sau khi thử nghiệm để so sánh về sự tiến bộ trong bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết của học phần Basic IELTS 1 của sinh viên
Phiếu điều tra gồm 7 câu hỏi để tìm hiểu những vấn đề sau:
+ Thực trạng điều kiện về cơ sở vật chất (thiết bị kết nối mạng) phục vụ việc học kết hợp của sinh viên
+ Một số lợi ích của mô hình học tập với sinh viên và với tổ chức đào tạo nói chung + Mức độ tiến bộ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong học phần Basic IELTS 1 của sinh viên
+ Mức độ hài lòng và nhu cầu áp dụng mô hình học tập kết hợp trong học phần Basic IELTS 1
Dữ liệu định tính : phỏng vấn nhóm lớp thử nghiệm để tìm hiểu rõ nguyên nhân của từng vấn đề
2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu, nhiều công cụ thu thập dữ liệu được kết hợp như kết quả bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm, phiếu điều tra và phỏng vấn Hai bài kiểm tra do cùng một giáo viên chấm Phiếu điều tra được thực hiện vào tuần cuối, sinh viên hoàn thành phiếu trên lớp vào tiết thứ nhất của buổi học; tiết thứ hai sinh viên được phỏng vấn về mô hình học tập Blended Learning
Tác giả lập bảng câu hỏi để thu thập thông tin Tổng số bảng câu hỏi được phát ra là 25, 25 phiếu thu về và xử lý dữ liệu
2.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng Kết quả các bài kiểm tra và dữ liệu từ phiếu điều tra được được tổng hợp, phân tích trên Excel và chuyển thành dạng phần trăm, bảng biểu và sơ đồ Các dữ liệu này kết hợp với câu trả lời phỏng vấn được phân tích để làm rõ ý kiến của sinh viên về mô hình học tập kết hợp Sau đó, tác giả đưa ra đề xuất về việc áp dụng mô hình học tập này.
Kết quả khảo sát qua bảng hỏi
Để điều tra thực trạng về điều kiện trang thiết bị, đánh giá tính khả thi và hiệu quả áp dụng mô hình học tập kết hợp, nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát qua bảng hỏi Basic IELTS 1 là học phần được giảng dạy cho sinh viên theo chương trình đào tạo chất lượng cao nên các em cũng có sự đầu tư nhất định về các thiết bị điện tử phục vụ cho việc học trực tuyến Thông qua cuộc khảo sát sử dụng phiếu điều tra, nhóm nghiên cứu thu được những kết quả thống kê sau:
2.3.1 Về việc sở hữu máy tính cá nhân, máy tính để bàn của sinh viên:
Hình 2 Tỉ lệ SV sở hữu máy tính cá nhân, máy tính để bàn
Hình 2 cho thấy 100% SV sở hữu máy tính cá nhân và máy tính để bàn với tỉ lệ lần lượt là 76% và 24%, điều này rất thuận tiện cho việc dạy học có sử dụng thiết bị máy tính
2.3.2 Về cơ hội sử dụng mạng Internet của sinh viên
Hình 3 Cơ hội sử dụng mạng Internet
Máy tính cá nhân Máy tính để bàn Không có
Vào thời gian nhất định Đi nhờ/ ra quán café Rất khó có cơ hội
Hình 3 cho thấy 92% sinh viên không gặp khó khăn khi muốn sử dụng mạng Internet, với tỉ lệ SV luôn thường trực có kết nối mạng là 60%
Như vậy, qua những thống kê về việc sở hữu máy tính cũng như cơ hội sử dụng mạng, nhóm tác giả nhận thấy những yêu cầu cơ bản để áp dụng mô hình học tập kết hợp đã được đáp ứng
2.3.3 Về một số lợi ích của mô hình học tập kết hợp đối với sinh viên, nhóm nghiên cứu thu được kết quả:
Hình 4 Lợi ích của mô hình học tập kết hợp đối với sinh viên
Với thang đo từ 1 đến 5 thể hiện mức độ lợi ích tăng dần của mô hình học tập kết hợp, kết quả thống kê hình 4 cho thấy sự đánh giá rất cao của sinh viên đối với mô hình học tập này Về tổng thể những chức năng của hệ thống học tập kết hợp đều được đánh giá ở mức độ cao Ba chức năng được đánh giá cao nhất (điểm trung bình >4.4) liên quan đến việc dễ dàng xem lại bài giảng, tạo áp lực học tập thường xuyên và nâng cao kết quả học tập Mô hình học tập này cũng giúp sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi và phát huy cao tính chủ động học tập (4.16 điểm trung bình) Tuy nhiên, sinh viên chưa tận dụng tốt mô hình này để làm kênh trao đổi với giáo viên và các bạn cùng lớp (với mức điểm trung bình lần lượt là 3.6 và 3) Nguồn tài nguyên tham khảo được sinh viên đánh giá là chưa nhiều về mặt số lượng, điều này hoàn toàn có thể được giải thích do thời gian và nguồn nhân lực còn hạn chế
Phát huy tính chủ động
Tạo áp lực học tập thường xuyên
Tạo hứng thú học tập
Kênh thông tin trao đổi với giáo viên
Kênh thông tin trao đổi với bạn cùng lớp
Làm bài tập mọi lúc mọi nơi
Nâng cao kết quả học tập
Nhiều tài liệu tham khảo
Dễ dàng xem lại bài giảng
2.3.4 Về một số lợi ích khác của mô hình học tập kết hợp đối với tổ chức đào tạo nói chung, nhóm nghiên cứu thu được kết quả:
Hình 5 Một số lợi ích khác của mô hình đào tạo kết hợp nói chung
Với thang đo 1 - 5 thể hiện mức độ lợi ích tăng dần, ý kiến của sinh viên đánh giá mô hình học tập kết hợp có mức lợi ích đều lớn hơn 3.6 Sự thuận tiện trong quản lý tình hình học tập được sinh viên đánh giá cao nhất (4.6/5) thể hiện tính ưu việt và thuận tiện của hình thức học tập kết hợp Tài liệu tham khảo cũng như các bài luyện tập, bài kiểm tra được sắp xếp rất logic, được phân vào các mục rất rõ ràng và được sinh viên đánh giá rất cao ở mức 4.5 điểm trung bình Hơn thế nữa, mô hình này giúp sinh viên cũng như giáo viên đánh giá kết quả học tập dễ dàng hơn (4.1/5) và hiệu quả truyền đạt kiến thức được đánh giá thấp nhất ở mức 3.6 điểm
2.3.5 Về nhu cầu và mức độ hài lòng của SV đối với mô hình BL
100% các em sinh viên đồng ý về việc nên áp dụng mô hình học tập kết hợp này và mức độ hài lòng của các em được thể hiện trong hình dưới đây:
Thuận tiện trong quản lý tình hình học tập của sinh viên
Việc sắp xếp tài liệu một cách khoa học, dễ theo dõi
Thuận tiện trong việc đánh giá kết quả
Hiệu quả truyền đạt kiến thức
Hình 6 Mức độ hài lòng của sinh viên với mô hình BL
Hình 6 cho thấy mức độ hài lòng và rất hài lòng của sinh viên với mô hình BL là rất cao (96%) và chỉ có 4% cảm thấy „bình thường‟ và không sinh viên nào không hài lòng với mô hình học tập này Từ đó, nghiên cứu cho thấy thái độ tích cực và nhu cầu áp dụng mô hình học tập BL là rất cao
2.3.6 Về mức độ tiến bộ các kỹ năng của SV sau khi học tập theo mô hình
BL, nhóm tác giả thu được kết quả sau:
Hình 7 Mức độ tiến bộ của các kỹ năng của SV
Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng nhiều mặt Bình thường Hài lòng Rất hài lòng
Hình 7 cho thấy sinh viên tự đánh giá họ có tiến bộ vượt bậc trong kỹ năng viết và nói (với giá trị trung bình lần lượt là 4.16 và 3.84) Điều này có thể lý giải do viết và nói là hai kỹ năng sản sinh (productive skills) - học sinh học và luyện tập đều vì mục đích có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình (bằng cách nói và viết) nên việc xuất hiện lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ là điều hết sức bình thường và không thể trách khỏi SV sẽ học được nhiều hơn qua các lỗi sai Chính vì vậy, sau khi sinh viên nộp bài viết và nói đều nhận được những phản hồi riêng và chung mang tính xây dựng từ giáo viên giúp các em nhận ra những lỗi sai để sửa đổi và hoàn thiện bài tốt hơn Kỹ năng đọc và viết theo sinh viên tự cảm nhận chưa có nhiều sự tiến bộ bằng.
Kết quả nghiên cứu qua phỏng vấn
2.4.1 Khó khăn, bất cập sinh viên gặp phải khi áp dụng mô hình này
Các nghiên cứu viên đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với các sinh viên lớp thử nghiệm để có cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn về những khó khăn, bất cập họ gặp phải trong quá trình học thử nghiệm Thứ nhất, 100% SV cho biết khó khăn lớn nhất là mặt áp lực thời gian do giờ lên lớp của học phần Basic Ielts 1 trong học kỳ I vừa qua là 3 tiết một ngày và 5 ngày trong tuần chưa kể các học phần khác nên sinh viên có rất ít thời gian luyện tập ở nhà, nhiều em chưa nộp bài đúng hạn Thứ hai , 72% sinh viên thấy nản vì lượng từ mới trong nghe và đọc của Ielts quá lớn, mang tính học thuật cao nên dù đã nắm vững kỹ năng làm bài nhưng sinh viên không đủ vốn từ để làm bài Thứ ba , 64%
SV cho biết làm bài đọc trên máy khá bất tiện do bài đọc dài, riêng việc kéo thanh cuộn lên xuống đã tốn không ít thời gian Hơn nữa, sinh viên thấy việc định vị thông tin rồi gạch chân các từ khóa hiệu quả và dễ dàng hơn nhiều khi làm trên giấy nên một số đi in bài ra rồi mới làm Thứ tư , 40% sinh viên cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng vì khi giao bài tập nói, giáo viên yêu cầu các em quay clip hoặc thu âm rồi trực tiếp chữa trước lớp
Thứ năm , 16 % sinh viên đã phản ánh tình trạng một số bạn không trung thực: nhờ người làm bài hộ hoặc copy bài các bạn khác để nộp Với bài tập viết, nhiều sinh viên không tự mình viết mà đi chép bài trên mạng; còn với bài nói, một số SV chỉ đơn giản đọc lại bài mẫu tìm được Cuối cùng , 12% SV báo cáo vì một số lý do khách quan như máy tính hỏng, kết nối mạng chập chờn, chỗ ở trọ ồn ào và lý do chủ quan như ốm, viêm họng, kỹ năng máy tính kém nên một số em không làm và nộp bài đầy đủ, đúng hạn
2.4.2 Đánh giá hiệu quả của mô hình với từng kỹ năng trong quá trình học tập
Khi được hỏi về hiệu quả của mô hình này, 100% sinh viên có phản hồi khá tích cực Ngoài những lợi ích được liệt kê trong bảng câu hỏi điều tra, SV có bổ sung thêm một số ưu điểm của mô hình học tập này Thứ nhất, học tập kết hợp cho phép SV học với tiến độ của chính mình, có thể tiếp cận với nhiều nguồn hướng dẫn, đánh giá và các công cụ kiểm tra giúp điều chỉnh tốc độ và cách học của họ Sự tăng cường môi trường kỹ thuật số cùng với một lớp học có giáo viên hướng dẫn có thể đưa đến một trải nghiệm học tập cá nhân hóa và hiệu quả hơn cho người học Ví dụ như bằng việc cung cấp các học liệu online, học sinh có thể dành khoảng thời gian mà các em cảm thấy cần thiết cho một chủ đề nào đó, mà không bị giới hạn bởi các tiết học trên lớp hay cảm giác ngại với các bạn cùng lớp Về mặt động lực, các em cho biết mô hình vừa tạo ra hứng thú, động lực vì được trải nghiệm mô hình mới vừa tạo ra áp lực học tập với các hạn chót nộp bài Hay nói theo cách khác, dù chủ động hay bị động thì các em đã thực sự học tập nghiêm túc hơn và cảm nhận được sự tiến bộ của bản thân Về mặt tài liệu, theo các em đánh giá thì các tài liệu giáo viên đưa ra bám sát với nội dung học tập trên lớp, ngoài ra còn có thêm tài liệu hướng dẫn, tham khảo rất chi tiết, dễ hiểu nên dù các em có nghỉ buổi học trực tiếp trên lớp thì vẫn hiểu bài Đặc biệt, giáo viên còn cho tài liệu tham khảo là các đường dẫn video giảng bài chi tiết trên Youtube khiến sinh viên thêm phần hứng thú và dễ tiếp thu kiến thức hơn
Sau thời gian thử nghiệm, 84% SV cho biết các em thấy có sự tiến bộ rõ rệt nhất với kỹ năng nói và viết; các em có đưa ra một số lý giải cho sự tiến bộ về hai kỹ năng cụ thể này như sau:
+ Thứ nhất, về bài nói, giáo viên đã tải lên những câu trả lời mẫu kèm theo dịch nghĩa, cung cấp từ mới có phiên âm, các cụm từ và cả thành ngữ cho các em tham khảo và biết cách trả lời để được ăn điểm trong kỳ thi thật Hơn nữa, GV còn cung cấp các video trả lời mẫu cho các câu hỏi theo từng chủ đề Để có được sản phẩm cuối cùng tải lên mạng nộp bài cho giáo viên thì các sinh viên đã luyện nói rất nhiều lần cố gắng sao cho trôi chảy, tự nhiên, phát âm chuẩn, có ngữ điệu rồi thu âm hoặc quay clip, nhờ vậy mà kỹ năng nói dần được cải thiện đáng kể Tuy giáo viên chỉ chữa mẫu được cho một vài bạn nhưng các em đã rút được nhiều kinh nghiệm vì thường mắc những lỗi phổ biến giống nhau về thời động từ và phát âm từ chưa chính xác
+ Thứ hai, về bài viết task 1 trong Basic IELTS 1, trước đây các em hầu hết chưa từng làm quen với dạng viết biểu đồ nên trong bài kiểm tra trước thử nghiệm gần như để trắng, viết bừa hoặc viết chưa đúng cách Khi nghe giáo viên giảng bài trên lớp, các em đã định hình được cách triển khai viết, tuy nhiên vẫn cảm thấy hơi mơ hồ nên khi được đọc lại tài liệu và các bài mẫu phân tích tỉ mỉ được giáo viên tải lên, các em có thời gian để ngẫm nghĩ, phân tích kỹ hơn trước khi bắt tay vào viết Thời gian đầu, các em viết còn rất lúng túng, sai cấu trúc ngữ pháp, từ loại và mất rất nhiều thời gian mới xong một bài nên nếu chỉ học theo phương pháp truyền thống thì các em chưa viết xong bài cũng đã hết thời lượng của tiết học Chính vì vậy, nhờ có mô hình học tập kết hợp này, các em làm bài viết ở nhà và giáo viên có thể dành thời lượng lớn trên lớp để chữa bài viết, chỉ ra các lỗi sai cơ bản và phổ biến của sinh viên
60% sinh viên cho biết kỹ năng nghe và đọc của các em tiến bộ ít hơn so với đọc và viết vì một số lý do sau:
+ Với kỹ năng đọc, lý do chính SV tiến bộ chưa đáng kể là do lượng từ mới và cấu trúc trong bài quá nhiều nên trong một khoảng thời gian ngắn các em chưa thể nhớ hết được Các em cũng không biết nhiều từ, cụm từ đồng nghĩa hay các cách diễn đạt tương đương Hơn nữa, bài đọc IELTS rất dài nên nhìn trên máy tình rất khó định vị thông tin nên tốc độ đọc bị giảm đáng kể
+ Với kỹ năng nghe, sinh viên đánh giá bản thân ít tiến bộ nhất do trước đây các em gần như không bao giờ nghe, khả năng nhận biết âm kém dù có tua đi tua lại vài lần, vốn từ ít, không theo kịp tốc độ của bài, có lúc nghe được lại không biết cách viết Do đó các em thường thấy nản Một lý do rất nhỏ nữa là với bài nghe, sinh viên cần bắt từ khóa và tốc ký đáp án nhưng việc phải đánh máy khiến các em bị bỏ lỡ nhiều câu sau đó.
Kết quả bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm
Bài kiểm tra đầu vào được thực hiện vào tuần đầu tiên của học kỳ 1 năm học 2020 – 2021 với mục đích xác định trình độ vào thời điểm bắt đầu học phần Basic IELTS 1 và làm cơ sở đánh giá hiệu quả của quá trình dạy và học khi áp dụng mô hình mới
Sau khi áp dụng thử nghiệm mô hình học tập kết hợp trên nền tảng Google classroom cho việc dạy và học học phần Basic IELTS 1 tại lớp 20751, sinh viên ở cả hai lớp 20751 và 20747 làm bài kiểm tra thứ hai để tìm hiểu tác động của mô hình này đối với lớp thử nghiệm và lớp không thử nghiệm
Các bảng dưới đây thể hiện kết quả bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm của cả hai nhóm lớp
Bảng 1 Kết quả kiểm tra lớp thử nghiệm 20751
Kỹ năng Điểm trung bình bài pre-test Điểm trung bình bài post-test Điểm chênh lệch
Bảng 1 cho thấy sinh viên lớp thử nghiệm đã có sự tiến bộ về mặt điểm số ở tất cả các kỹ năng, nổi bật nhất là kỹ năng viết các em tăng được 3.18 điểm trung bình so với bài kiểm tra trước thử nghiệm Kỹ năng nghe và nói ghi nhận mức tăng cao gần như nhau (2.07 và 2.02) trong khi đó kỹ năng đọc tăng ít nhất với 0.75 điểm
Bảng 2 Kết quả kiểm tra lớp đối chứng 20747
Kỹ năng Điểm trung bình bài pre-test Điểm trung bình bài post-test Điểm chênh lệch
Qua số liệu bảng 2, ta thấy các em sinh viên lớp đối chứng đều có sự tăng về điểm số; tuy nhiên khác với lớp thử nghiệm, lớp đối chứng tiến bộ nhất ở kỹ năng nghe, tăng thêm trung bình 1.78 điểm Các kỹ năng viết và nói lần lượt tăng trung bình 1.63 và 1.3 điểm trong khi kỹ năng đọc chỉ tăng 0.39 điểm trung bình
So sánh sự tiến bộ của hai lớp:
Hình 8 So sánh sự tiến bộ giữa lớp thử nghiệm và lớp đối chứng
Hình 8 cho thấy nhờ việc áp dụng mô hình học tập Blended Leaning, sinh viên lớp thử nghiệm đã có sự tiến bộ vượt bậc trong kết quả học tập cả 4 kỹ năng so với lớp đối chứng Một điểm đáng chú ý khác là trong cả 4 kỹ năng thì sinh viên lớp thử nghiệm tiến bộ vượt trội so với sinh viên lớp đối chứng ở hai kỹ năng viết và nói; kỹ năng đọc và nghe của SV lớp thử nghiệm tuy cũng tiến bộ hơn nhưng không nhiều Khi áp dụng mô hình học tập này, sinh viên sẽ dành nhiều thời gian ở nhà nghiên cứu lại bài giảng, tài liệu và làm bài kiểm tra theo từng đơn vị bài học Để có thể nộp sản phẩm là bài viết hay clip thu âm bài nói thì các em đã phải tập dượt khá nhiều lần cho đến khi cảm thấy hài lòng mới nộp bài Giáo viên sẽ gửi phản hồi chi tiết về lỗi dung từ, lỗi ngữ pháp hay lỗi liên kết…cho các em trực tiếp vào bài hoặc dành thời lượng lớn trên lớp chữa một số bài điển hình cho các em rút kinh nghiệm rồi yêu cầu các em viết lại hoặc thu âm lại Nhờ vậy nên 2 kỹ năng này của sinh viên lớp thử nghiệm ghi nhận sự tiến bộ đáng kể so với sinh viên lớp đối chứng Như vậy, việc triển khai mô hình học tập BL đã đem lại kết quả cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống