Kết quả nghiên cứu qua phỏng vấn

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình học tập blended learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo học tại trường đại học thương mại (Trang 48)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Kết quả nghiên cứu qua phỏng vấn

2.4.1. Khó khăn, bất cập sinh viên gặp phải khi áp dụng mơ hình này

Các nghiên cứu viên đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với các sinh viên lớp thử nghiệm để có cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn về những khó khăn, bất cập họ gặp phải trong quá trình học thử nghiệm. Thứ nhất, 100% SV cho biết khó khăn lớn nhất là mặt áp lực thời gian do giờ lên lớp của học phần Basic Ielts 1 trong học kỳ I vừa qua là 3 tiết một ngày và 5 ngày trong tuần chưa kể các học phần khác nên sinh viên có rất ít thời gian luyện tập ở nhà, nhiều em chưa nộp bài đúng hạn. Thứ hai, 72% sinh viên thấy nản vì lượng từ mới trong nghe và đọc của Ielts quá lớn, mang tính học thuật cao nên dù đã nắm vững kỹ năng làm bài nhưng sinh viên không đủ vốn từ để làm bài. Thứ ba, 64% SV cho biết làm bài đọc trên máy khá bất tiện do bài đọc dài, riêng việc kéo thanh cuộn lên xuống đã tốn khơng ít thời gian. Hơn nữa, sinh viên thấy việc định vị thông tin rồi gạch chân các từ khóa hiệu quả và dễ dàng hơn nhiều khi làm trên giấy nên một số đi in bài ra rồi mới làm. Thứ tư, 40% sinh viên cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng vì khi giao bài tập nói, giáo viên yêu cầu các em quay clip hoặc thu âm rồi trực tiếp chữa trước lớp.

Thứ năm, 16 % sinh viên đã phản ánh tình trạng một số bạn không trung thực: nhờ

người làm bài hộ hoặc copy bài các bạn khác để nộp. Với bài tập viết, nhiều sinh viên khơng tự mình viết mà đi chép bài trên mạng; cịn với bài nói, một số SV chỉ đơn giản đọc lại bài mẫu tìm được. Cuối cùng, 12% SV báo cáo vì một số lý do khách quan như máy tính hỏng, kết nối mạng chập chờn, chỗ ở trọ ồn ào và lý do chủ quan như ốm, viêm họng, kỹ năng máy tính kém nên một số em không làm và nộp bài đầy đủ, đúng hạn.

2.4.2. Đánh giá hiệu quả của mơ hình với từng kỹ năng trong quá trình học tập

2.4.2.1. Đánh giá chung

Khi được hỏi về hiệu quả của mơ hình này, 100% sinh viên có phản hồi khá tích cực. Ngồi những lợi ích được liệt kê trong bảng câu hỏi điều tra, SV có bổ sung thêm một số ưu điểm của mơ hình học tập này. Thứ nhất, học tập kết hợp cho phép SV học với tiến độ của chính mình, có thể tiếp cận với nhiều nguồn hướng dẫn, đánh giá và các công cụ kiểm tra giúp điều chỉnh tốc độ và cách học của họ. Sự tăng cường môi trường kỹ thuật số cùng với một lớp học có giáo viên hướng dẫn có thể đưa đến một trải nghiệm học tập cá nhân hóa và hiệu quả hơn cho người học. Ví dụ như bằng việc cung cấp các học liệu online, học sinh có thể dành khoảng thời gian mà các em cảm thấy cần thiết cho một chủ đề nào đó, mà khơng bị giới hạn bởi các tiết học trên lớp hay cảm giác ngại với các bạn cùng lớp. Về mặt động lực, các em cho biết mơ hình vừa tạo ra hứng thú, động lực vì được trải nghiệm mơ hình mới vừa tạo ra áp lực học tập với các hạn chót nộp bài. Hay nói theo cách khác, dù chủ động hay bị động thì các em đã thực sự học tập nghiêm túc hơn và cảm nhận được sự tiến bộ của bản thân. Về mặt tài liệu, theo các em đánh giá thì các tài liệu giáo viên đưa ra bám sát với nội dung học tập trên lớp, ngồi ra cịn có thêm tài liệu hướng dẫn, tham khảo rất chi tiết, dễ hiểu nên dù các em có nghỉ buổi học trực tiếp trên lớp thì vẫn hiểu bài. Đặc biệt, giáo viên còn cho tài liệu tham khảo là các đường dẫn video giảng bài chi tiết trên Youtube khiến sinh viên thêm phần hứng thú và dễ tiếp thu kiến thức hơn.

2.4.2.2. Đánh giá cụ thể * Kỹ năng nói, viết:

Sau thời gian thử nghiệm, 84% SV cho biết các em thấy có sự tiến bộ rõ rệt nhất với kỹ năng nói và viết; các em có đưa ra một số lý giải cho sự tiến bộ về hai kỹ năng cụ thể này như sau:

+ Thứ nhất, về bài nói, giáo viên đã tải lên những câu trả lời mẫu kèm theo dịch nghĩa, cung cấp từ mới có phiên âm, các cụm từ và cả thành ngữ cho các em tham khảo và biết cách trả lời để được ăn điểm trong kỳ thi thật. Hơn nữa, GV còn cung cấp các video trả lời mẫu cho các câu hỏi theo từng chủ đề. Để có được sản phẩm cuối cùng tải lên mạng nộp bài cho giáo viên thì các sinh viên đã luyện nói rất

nhiều lần cố gắng sao cho trôi chảy, tự nhiên, phát âm chuẩn, có ngữ điệu rồi thu âm hoặc quay clip, nhờ vậy mà kỹ năng nói dần được cải thiện đáng kể. Tuy giáo viên chỉ chữa mẫu được cho một vài bạn nhưng các em đã rút được nhiều kinh nghiệm vì thường mắc những lỗi phổ biến giống nhau về thời động từ và phát âm từ chưa chính xác.

+ Thứ hai, về bài viết task 1 trong Basic IELTS 1, trước đây các em hầu hết chưa từng làm quen với dạng viết biểu đồ nên trong bài kiểm tra trước thử nghiệm gần như để trắng, viết bừa hoặc viết chưa đúng cách. Khi nghe giáo viên giảng bài trên lớp, các em đã định hình được cách triển khai viết, tuy nhiên vẫn cảm thấy hơi mơ hồ nên khi được đọc lại tài liệu và các bài mẫu phân tích tỉ mỉ được giáo viên tải lên, các em có thời gian để ngẫm nghĩ, phân tích kỹ hơn trước khi bắt tay vào viết. Thời gian đầu, các em viết còn rất lúng túng, sai cấu trúc ngữ pháp, từ loại và mất rất nhiều thời gian mới xong một bài nên nếu chỉ học theo phương pháp truyền thống thì các em chưa viết xong bài cũng đã hết thời lượng của tiết học. Chính vì vậy, nhờ có mơ hình học tập kết hợp này, các em làm bài viết ở nhà và giáo viên có thể dành thời lượng lớn trên lớp để chữa bài viết, chỉ ra các lỗi sai cơ bản và phổ biến của sinh viên.

* Kỹ năng nghe, đọc

60% sinh viên cho biết kỹ năng nghe và đọc của các em tiến bộ ít hơn so với đọc và viết vì một số lý do sau:

+ Với kỹ năng đọc, lý do chính SV tiến bộ chưa đáng kể là do lượng từ mới và cấu trúc trong bài quá nhiều nên trong một khoảng thời gian ngắn các em chưa thể nhớ hết được. Các em cũng không biết nhiều từ, cụm từ đồng nghĩa hay các cách diễn đạt tương đương. Hơn nữa, bài đọc IELTS rất dài nên nhìn trên máy tình rất khó định vị thơng tin nên tốc độ đọc bị giảm đáng kể.

+ Với kỹ năng nghe, sinh viên đánh giá bản thân ít tiến bộ nhất do trước đây các em gần như không bao giờ nghe, khả năng nhận biết âm kém dù có tua đi tua lại vài lần, vốn từ ít, khơng theo kịp tốc độ của bài, có lúc nghe được lại không biết cách viết. Do đó các em thường thấy nản. Một lý do rất nhỏ nữa là với bài nghe, sinh viên cần bắt từ khóa và tốc ký đáp án nhưng việc phải đánh máy khiến các em bị bỏ lỡ nhiều câu sau đó.

2.5. Kết quả bài kiểm tra trƣớc và sau thử nghiệm

Bài kiểm tra đầu vào được thực hiện vào tuần đầu tiên của học kỳ 1 năm học 2020 – 2021 với mục đích xác định trình độ vào thời điểm bắt đầu học phần Basic IELTS 1 và làm cơ sở đánh giá hiệu quả của quá trình dạy và học khi áp dụng mơ hình mới.

Sau khi áp dụng thử nghiệm mơ hình học tập kết hợp trên nền tảng Google classroom cho việc dạy và học học phần Basic IELTS 1 tại lớp 20751, sinh viên ở cả hai lớp 20751 và 20747 làm bài kiểm tra thứ hai để tìm hiểu tác động của mơ hình này đối với lớp thử nghiệm và lớp không thử nghiệm.

Các bảng dưới đây thể hiện kết quả bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm của cả hai nhóm lớp.

Bảng 1. Kết quả kiểm tra lớp thử nghiệm 20751

Kỹ năng Điểm trung bình

bài pre-test Điểm trung bình bài post-test Điểm chênh lệch Nghe 4.07 6.14 2.07 Nói 6.02 8.04 2.02 Đọc 6.07 6.82 0.75 Viết 3.33 6.51 3.18

Bảng 1 cho thấy sinh viên lớp thử nghiệm đã có sự tiến bộ về mặt điểm số ở tất cả các kỹ năng, nổi bật nhất là kỹ năng viết các em tăng được 3.18 điểm trung bình so với bài kiểm tra trước thử nghiệm. Kỹ năng nghe và nói ghi nhận mức tăng cao gần như nhau (2.07 và 2.02) trong khi đó kỹ năng đọc tăng ít nhất với 0.75 điểm.

Bảng 2. Kết quả kiểm tra lớp đối chứng 20747

Kỹ năng Điểm trung bình

bài pre-test Điểm trung bình bài post-test Điểm chênh lệch Nghe 3.87 5.65 1.78 Nói 5.75 7.05 1.3 Đọc 5.74 6.13 0.39 Viết 3.62 5.25 1.63

Qua số liệu bảng 2, ta thấy các em sinh viên lớp đối chứng đều có sự tăng về điểm số; tuy nhiên khác với lớp thử nghiệm, lớp đối chứng tiến bộ nhất ở kỹ năng nghe, tăng thêm trung bình 1.78 điểm. Các kỹ năng viết và nói lần lượt tăng trung bình 1.63 và 1.3 điểm trong khi kỹ năng đọc chỉ tăng 0.39 điểm trung bình.

So sánh sự tiến bộ của hai lớp:

Hình 8. So sánh sự tiến bộ giữa lớp thử nghiệm và lớp đối chứng

Hình 8 cho thấy nhờ việc áp dụng mơ hình học tập Blended Leaning, sinh viên lớp thử nghiệm đã có sự tiến bộ vượt bậc trong kết quả học tập cả 4 kỹ năng so với lớp đối chứng. Một điểm đáng chú ý khác là trong cả 4 kỹ năng thì sinh viên lớp thử nghiệm tiến bộ vượt trội so với sinh viên lớp đối chứng ở hai kỹ năng viết và nói; kỹ năng đọc và nghe của SV lớp thử nghiệm tuy cũng tiến bộ hơn nhưng không nhiều. Khi áp dụng mơ hình học tập này, sinh viên sẽ dành nhiều thời gian ở nhà nghiên cứu lại bài giảng, tài liệu và làm bài kiểm tra theo từng đơn vị bài học. Để có thể nộp sản phẩm là bài viết hay clip thu âm bài nói thì các em đã phải tập dượt khá nhiều lần cho đến khi cảm thấy hài lòng mới nộp bài. Giáo viên sẽ gửi phản hồi chi tiết về lỗi dung từ, lỗi ngữ pháp hay lỗi liên kết…cho các em trực tiếp vào bài hoặc dành thời lượng lớn trên lớp chữa một số bài điển hình cho các em rút kinh nghiệm rồi yêu cầu các em viết lại hoặc thu âm lại. Nhờ vậy nên 2 kỹ năng này của sinh viên lớp thử nghiệm ghi nhận sự tiến bộ đáng kể so với sinh viên lớp đối chứng. Như vậy, việc triển khai mô hình học tập BL đã đem lại kết quả cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống.

2.07 2.02 0.75 3.18 1.78 1.3 0.39 1.63 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Nghe Nói Đọc Viết

CHƢƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Từ q trình nghiên cứu thực nghiệm và phân tích kết quả, nhóm tác giả đã có cơ sở khẳng định tính đúng đắn về giả thuyết khoa học của đề tài. Cụ thể: - Việc tổ chức dạy học B-learning đã tạo được mơi trường học tập tích cực, HS hứng thú đối với việc học. Từ đó đã tạo cơ hợi cho HS rèn luyện năng lực tự học và tự chủ. - Bên cạnh sự tương tác giữa GV-HS, HS-HS trong hoạt động học tập giáp mặt thì hoạt động học tập trực tuyến góp phẩn làm đa dạng sự tương tác GV-HS, HS-HS trên không gian mạng. Cụ thể là: 1) Sự tương tác ấy diễn ra nhanh chóng hơn, lan toả trong cộng động rộng hơn; 2) Sự hỗ trợ học tập không chỉ diễn ra giữa HS-HS trong đơn vị lớp mà cịn vượt ra ngồi đơn vị lớp học đó; 3) GV có thể nhanh chóng kiểm tra được quá trình tự học tại nhà và hỗ trợ kịp thời cho HS. - Kết quả phân tích điểm của các bài kiểm tra, với độ tin cậy cao đã cho thấy điểm của HS thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Như vậy, việc tổ chức DH cho HS theo tiến trình dạy học của hình thức Blearning đã đưa ra thực sự mang lại hiệu quả như mục tiêu đặt ra ban đầu.

Qua bài viết này, nhóm nghiên cứu đã trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mơ hình học tập kết hợp. Dựa trên kết quả tổng hợp, nghiên cứu, nhóm nghiên cứu thấy rằng có thể ứng dụng mơ hình dạy học này cho học phần Basic IELTS 1 để nâng cao kết quả học tập cho SV. Thông qua việc khảo sát sinh viên năm nhất đang theo học chương tình đào tạo chất lượng cao, với 25 phiếu điều tra thu về, nhóm nghiên cứu đã trình bày kết quả thống kê về điều kiện trang thiết bị của sinh viên, đánh giá lợi ích, hiệu quả của mơ hình học tập kết hợp, đồng thời tìm hiểu về tính khả thi, phương hướng và kiến nghị triển khai áp dụng mơ hình học tập kết hợp cho học phần Basic IELTS 1. Thông qua phỏng vấn chuyên sâu nghiên cứu đã chỉ ra các khó khăn, bất cập khi học theo mơ hình BL. Kết quả bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm đac chứng tỏ mơ hình BL đã mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao kết quả học tập 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết trong học phần Basic IELTS 1.

3.1. Hiệu quả của mơ hình học tập Blended Learning

Trong quá trình giảng dạy học phần Basic IELTS 1 tại lớp học phần 20751 và lớp học phần 20747, nhóm tác giả đã áp dụng mơ hình học tập BL tại lớp 20751 và thấy hiệu quả rõ rệt trong việc tăng kết quả học tập các kỹ năng của sinh viên.

Về phía sinh viên, các em hứng thú, chủ động tìm tịi kiến thực, phát huy khả năng sáng tạo, tự học, tích cực hơn, nắm chắc kiến thức hơn và làm bài hiệu quả hơn. Sinh viên được củng cố kiến thức, rèn luyện các kỹ năng với nội dung bám sát chương trình học ở lớp truyền thống. Với kỹ năng đọc và nghe, các em biết điểm ngay sau khi làm bài kiểm tra trực tuyến để tự đánh giá sự tiến của mình. Với kỹ năng viết và nói, các em được giảng viên sửa lỗi phát âm, ý tưởng, từ vựng, ngữ pháp cũng như liên kết ý…nên có sự tiến bộ vượt bậc. Do đó điểm kiểm tra sau thử nghiệm của các em cũng cao hơn so với sinh viên lớp đối chứng. Qua quá trình giảng dạy, quan sát cá nhân và trao đổi trực tiếp với sinh viên, qua bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn sâu, nhóm tác giả nhận thấy hầu hết sinh viên cảm thấy hứng thú hơn, hài lòng hơn và mong muốn được áp dụng mơ hình học tập này.

Về phía giảng viên, họ có cơ hội được chia sẻ với sinh viên thêm những tài liệu cập nhật hơn, những kinh nghiệm thi IELTS thực tế hơn và từ đó giảng viên cũng có hứng thú hơn với những giờ lên lớp và khai thác bài học một cách sáng tạo hơn. Ngồi ra, GV khơng cần áp lực chạy giáo án, chạy chương trình. Nhờ mơ hình học tập này, GV quản lý lớp dễ dàng hơn, nắm được tình hình làm bài cũng như sự tiến bộ của các em. Dựa trên các lớp thực nghiệm và đối chứng GV có thể đánh giá khả năng học tập của HS, đồng thời rút ra kinh nghiệm và phương pháp học tích cực cụ thể cho từng bài học và tiết học và từng kỹ năng. Nhìn chung, giảng viên cũng vất vả hơn, đầu tư nhiều thời gian, cơng sức hơn trong việc tìm tài liệu, chữa bài, xây dựng các hoạt động, tương tác với sinh viên nhiều hơn. Tuy nhiên những ưu điểm của mơ hình này vượt trội so với

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình học tập blended learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo học tại trường đại học thương mại (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)