INTRODUCTION Khi các tế bào trong cơ thể thực hiện chức năng chuyển hoá, chúng sử dụng O2, chất dinh dưỡng và tạo ra các chất như là CO2. Đó là các chất không có chức năng lợi ích gì và cần được thải ra ngoài cơ thể. Trong khi hệ hô hấp thải khí CO2, thì hệ tiết niệu loại bỏ hầu hết các chất không cần thiết khác. Tuy nhiên hệ tiết niệu không chỉ có vậy, nó còn được biết đến với nhiều chức năng quan trọng khác. Thận giúp giữ nước bằng cách tiết các hormones để tái hấp thu nước mà bình thường mất đi trong nước tiểu. Khi chúng ta tập thể dục, chúng ta loại bỏ chất thải trong cơ thể qua việc tăng tiết mồ hôi và vì vậy mất nhiều nước hơn khi nghỉ ngơi. Không chỉ có mất nước mà chúng ta còn mất những ion quan trọng như Na+, K+. Đó là lí do tại sao các vận động viên thường uống các nước uống chứa nước, Na+, K+ và glucose (để cung cấp nhanh năng lượng). Phần lớn chúng ta nghĩ rằng dấu hiệu đầu tiên của việc mất nước là cảm thấy khát mà không biết rằng mỏi cơ và đau nhức xảy ra trước tiên sau đó mới đến cảm giác khát. Để chắc rằng chúng ta luôn đủ dịch, không được để đến mức có cảm giác khát. Nephrology (thận học) là môn khoa học nghiên cứu về giải phẫu, sinh lý và bệnh học của thận. Một nhánh khác của y học mà liên quan đến hệ tiết niệu của nam và nữ và hệ sinh dục nam được gọi làurology (niệu khoa), urologist là nhà niệu khoa.
Trang 1GIẢI PHẪU HỌC HỆ TIẾT NIỆU
THẬN, NIỆU QUẢN, BÀNG QUANG, NIỆU ĐẠO
INTRODUCTION
Khi các tế bào trong cơ thể thực hiện chức năng chuyển hoá, chúng sử dụng O2, chất dinh dưỡng và tạo ra các chất như là CO2 Đó là các chất không có chức năng lợi ích gì và cần được thải ra ngoài cơ thể Trong khi hệ hô hấp thải khí CO2, thì hệ tiết niệu loại bỏ hầu hết các chất không cần thiết khác Tuy nhiên hệ tiết niệu không chỉ có vậy, nó còn được biết đến với nhiều chức năng quan trọng khác Thận giúp giữ nước bằng cách tiết các
hormones để tái hấp thu nước mà bình thường mất đi trong nước tiểu Khi chúng ta tập thể dục, chúng ta loại bỏ chất thải trong cơ thể qua việc tăng tiết mồ hôi và vì vậy mất nhiều nước hơn khi nghỉ ngơi Không chỉ có mất nước mà chúng ta còn mất những ion quan trọng như Na+, K+ Đó là lí do tại sao các vận động viên thường uống các nước uống chứa nước, Na+, K+ và glucose (để cung cấp nhanh năng lượng) Phần lớn chúng ta nghĩ rằng dấu hiệu đầu tiên của việc mất nước là cảm thấy khát mà không biết rằng mỏi cơ và đau nhức xảy ra trước tiên sau đó mới đến cảm giác khát Để chắc rằng chúng ta luôn đủ dịch, không được để đến mức có cảm giác khát
Nephrology (thận học) là môn khoa học nghiên cứu về giải phẫu, sinh lý và bệnh học của thận Một nhánh khác
của y học mà liên quan đến hệ tiết niệu của nam và nữ và hệ sinh dục nam được gọi làurology (niệu
khoa), urologist là nhà niệu khoa.
OVERVIEW OF THE URINARY SYSTEM
Hệ tiết niệu chứa 2 quả thận (kidneys), 2 niệu quản (ureters), 1 bàng quang (urinary bladder) và 1 niệu đạo (urethra)
- Chức năng của hệ tiết niệu:
1 Thận điều hoà thể tích và thành phần máu; giúp điều hoà huyết áp, pH và mức đường huyết, sản xuất 2 hormone (calcitriol and erythropoietin) và bài tiết chất thải vào nước tiểu
2 Niệu quản vận chuyển nước tiểu từ thận tới bàng quang
3 Bàng quang lưu trữ nước tiểu và tống nó xuống niệu quản
Trang 24 Niệu quản tống nước tiểu ra khỏi cơ thể.
THẬN
a) Vị trí:
-Thận nằm sau phúc mạc
-Thận phải nằm thấp hơn thận trái khoảng 2cm (do thận phải bị gan đè xuống)
-Cực trên thận phải nằm ngang bờ dưới của xương sườn 11, cực trên thận trái nằm ngang bờ trên xương sườn 11
-Cực dưới thận phải cách điểm cao nhất của mào chậu 3cm, cực dưới thận trái cách 5cm
-Trục của thận hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ trước ra sau
b) Chức năng:
-Lọc máu: Mỗi ngày thận lọc khoảng 1500L máu (25% cung lượng tim đến thận) CO=5L/min -> lượng máu đến thận= 5/4 = 1,25mL/min = 1800L/day)
+ Điều hoà thành phần ion trong máu (quan trọng nhất là Na+, K+, Ca2+, Cl-, HPO42-)
Trang 3+ Điều hoà pH máu: thận tiết một lượng lớn H+ và duy trì
HCO3-+ Điều hoà thể tích máu bằng cách duy trì hay loại bỏ nước theo nước tiểu
+ Tiết enzyme điều hoà huyết áp Thận tiết renin, gián tiếp tăng huyết áp
+ Duy trì nồng độ osmoles trong máu
- Sản xuất hormone:
+ Calcitriol: dạng hoạt động của vitamin D, giúp điều hoà cân bằng calcium trong cơ thể
+ Erythropoietin: kích thích sản xuất hồng cầu
- Điều hoà mức đường huyết: cũng như gan, thận có thể sử dụng glutamine trong gluconeogenesis để sinh đường mới, rồi tiết vào máu để duy trì mức đường huyết bình thường
- Bài tiết nước tiểu: Mỗi ngày thận bài tiết từ 1-1,5L nước tiểu
- Bài tiết các chất thải và các chất ngoại sinh Bằng cách hình thành nước tiểu, thận giúp bài tiết chất thải – các chất không còn hữu ích trong cơ thể Đó là các chất thải từ các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể Chúng gồm có ammonia và urea từ sự khử amini acid, bilirubin từ sự dị hoá hemoglobin, creatinine từ sự breakdown creatine phosphate trong các sợi cơ và uric acid từ sự dị hoá nucleic acid Ngoài ra còn có các chất thải có nguồn gốc ngoại sinh từ thức ăn hàng ngày, thuốc và các chất độc từ môi trường sống
c) Kích thước - Hình thể ngoài:
-Thận cao 12cm, bề ngang 6cm, bề dày 3cm, trọng lượng 200-300gr
-Thận màu nâu đỏ, hình hạt đậu, không chia múi
-2 cực: cực trên/dưới, 2 bờ: bờ ngoài/trong (bờ ngoài lồi, bờ trong lồi phần trên và dưới, lõm phần giữa liên quan với rốn thận), 2 mặt: mặt sau/trước (mặt trước lồi, mặt sau phẳng)
d) Liên quan thận trước và sau:
(Mặt trước) (Mặt sau)
Mặt trước: hepatic: gan, colic: kết tràng, duodenal: tá tràng, suprarenal: tuyến thượng thận, splenic:
lách, pancreatic: tụy, gastric: dạ dày, jejunal: hỗng tràng
Mặt sau : transversalis tendon : cơ ngang bụng, quadratus lumborum : cơ vuông thắt lưng, psoas : cơ thắt
lưng, diaphragmatic : cơ hoành
e) Mạc thận:
Trang 4-Mạc thận gồm 2 lá : lá trước và lá sau
-Mạc thận có 2 khoang riêng biệt, 1 chứa tuyến thượng thận và 1 chứa thận -Lớp mỡ giữa bao xơ thận và mạc thận gọi là mỡ quanh thận
-Lớp mỡ giữa mạc thận và mạc chậu gọi là mỡ cạnh thận
=> lớp mỡ giúp làm giảm chấn động lên thận
f) Hình thể trong :
Trang 5Thận chia làm 2 phần :
A Nhu mô thận:
-Vỏ thận: màu nâu đỏ không đồng nhất
+ Phần vỏ nằm xen giữa các tháp thận gọi là cột thận
+ Phần vỏ ở đáy tháp thận gọi là tiểu thùy vỏ:
*Phần tia: hình tháp nhỏ nhạt màu, đáy áp vào đáy các tháp thận, đỉnh hướng ra ngoại vi
*Phần lượn: phần nhu mô đậm màu, xen giữa phần tia và bề mặt thận
-Tủy thận: tập hợp nhiều tháp thận, đỉnh là các nhú thận
B Xoang thận:
-Nhú thận: đầu nhú có nhiều lỗ của các ống thu thập
-Đài thận bé: 7-14 đài thận bé
-Đài thận lớn: 2-3 đài thận lớn
-Bể thận
g) Cấu tạo vi thể:
Trang 6-Đơn vị chức năng của nhu mô thận về mặt vi thể là nephron -Có khoảng 2,5 triệu nephron cho cả 2 quả thận, dài khoảng 5cm -Có 2 loại nephron: nephron vỏ (85%) và nephron cận tủy (15%)
Phân biệt
Trang 7-Mỗi nephron gồm 1 tiểu thể thận và 1 hệ thống ống sinh niệu (ống lượn gần, quai Henlé, ống lượn xa, ống góp)
-Tiểu động mạch nhập cuộn tròn lại thành một cuộn mao mạch gọi là tiểu thể thận, được bao bên ngoài bởi bao
tiểu thể - bao (nang) Bowmann
-Ống lượn xa khi đến gần tiểu thể thận và đi giữa tiểu động mạch nhập và tiểu động mạch xuất tạo thành một cấu
trúc gọi là vết đặc (macula densa)
-Tiểu thể thận, ống lượn gần, ống lượn xa chủ yếu nằm trong phần lượn của vỏ thận Quai Henlé, ống góp thường nằm trong phần tia của vỏ thận và phần tủy thận
-Sự hình thành nước tiểu: gồm 3 quá trình
+ Sự lọc – tiểu thể thận
+ Tái hấp thu – Hệ thống ống lượn
+ Sự bài tiết – Hệ thống ống lượn
A Tiểu thể thận (Renal corpuscle):
-2 cực: cực mạch nối với tiểu ĐM nhập và xuất, cực ống nối với hệ thống ống lượn
-Gồm 2 cấu trúc: cuộn mao mạch + bao Bowmann
-Cầu thận/tiểu thể thận: 1500L máu -> lọc -> 120L nước tiểu -> tái hấp thu
-> 1-1,5L thải ra ngoài/ngày
Trang 8B Ống lượn gần (Proximal convoluted tubule):
-Từ cực ống của tiểu thể thận
-Hấp thu chủ động các chất dinh dưỡng, điện giải, protein
-Thẩm thấu: tái hấp thu 60-65% lượng nước trong dịch lọc
C Quai Henlé (loop of Henle): hướng vào vùng tủy thận, gồm 2 ngành lên và xuống
D Ống lượn xa (Distal convoluted tubule):
-Tiếp xúc với tiểu thể thận và tiểu ĐM nhập tạo thành bộ máy kề quản cầu (juxtaglomerular apparatus)
-Bài tiết K+, H+
-Tái hấp thu nước (vai trò của 2 hormone: aldosterone và ADH)
h) Mạch máu thận:
-Động mạch thận xuất phát từ Động mạch chủ bụng, ngay dưới động mạch mạc treo tràng trên, ở khoảng L1 -ĐM thận chia làm 5 nhánh ĐM phân thùy:
+ Mặt trước: ĐM phân thùy trên, trước trên, trước dưới, dưới
+ Mặt sau: ĐM phân thùy sau
-Có 1 đường gần như vô mạch nằm song song và cách bờ ngoài thận về phía sau 1cm gọi là đường Hyrtl
-Đường đi:
ĐM thận (Renal artery) -> ĐM phân thùy (Segmental arteries) -> ĐM gian thùy (Interlobar arteries)-> ĐM cung (Arcuate arteries) -> ĐM gian tiểu thùy (Interlobular arteries) -> tiểu ĐM nhập(Afferent arterioles) -> cuộn mao mạch (Glomerular capillaries) -> tiểu ĐM xuất (Efferent arterioles) -> mao mạch quanh ống và vasa recta (Peritubular capillaries)
-Máu được lọc trong cuộn mao mạch Tiểu động mạch xuất vẫn chứa máu đỏ tươi và chưa có hiện tượng trao đổi khí và chất Tiểu ĐM xuất đi theo các ống thận tạo thành 2 cấu trúc Chính trong 2 cấu trúc này diễn ra sự trao đổi khí và chất
+Mao mạch quanh ống: nephron vùng vỏ
+Vasa recta: nephron vùng cận tủy
-Các giường mao mạch dẫn máu về TM gian tiểu thùy (Interlobular veins) -> TM cung (Arcuate veins) -> TM gian thùy (Interlobar veins) -> TM thận (Renal vein)
Trang 9i) Thần kinh chi phối cho thận :
-Đám rồi thần kinh ở đốt sống ngực D10-D12 (đường nối cực dưới 2 xương bả vai là D4, đường nối cực trên 2 mào chậu là L4-L5)
Trang 10-Lâm sàng: đặc trưng đau ở sau lưng, tay không với tới điểm đau được.
NIỆU QUẢN
-Là một ống cơ dài khoảng 25cm
-Xuất phát từ bể thận, dẫn nước tiểu xuống bàng quang, cắm vào bàng quang ở thành sau
-Nằm sau phúc mạc
-Nằm trên khối cơ thắt lưng và cơ vuông thắt lưng (cơ psoas)
-Thành niệu quản có 3 lớp từ sâu đến nông:lớp niêm mạc -> lớp cơ (dọc -> vòng -> dọc) -> lớp bao ngoài là các tổ chức liên kết
-Chia làm 2 đoạn: Niệu quản đoạn bụng (10-12cm), niệu quản đoạn chậu (13-15cm)
3 chỗ hẹp mà sỏi thường kẹt lại ở đây:
+ Chỗ hẹp Bể thận – Niệu quản
+ Chỗ hẹp Niệu quản – Bó mạch chậu
+ Chỗ hẹp Niệu quản – Bàng quang
A Niệu quản đoạn bụng:
-Đi từ chỗ nối bể thận – niệu quản đến đường cung xương chậu
-Liên quan:
a) Phía sau: Cơ thắt lưng lớn và mỏm ngang 3 đốt sống thắt lưng L3-4-5
Trang 11b) Phía trên và trước:
-Niệu quản phải: đoạn xuống tá tràng, rễ mạc treo kết tràng ngang, bắt chéo với ĐM tinh hoàn (buồng trứng), ĐM kết tràng phải và hồi kết tràng (thuộc ĐM mạc treo tràng trên)
-Niệu quản trái: rễ mạc treo kết tràng ngang, ĐM tinh hoàn (buồng trứng), ĐM kết tràng trái và ĐM sigma (thuộc
ĐM mạc treo tràng dưới)
c) Phía dưới:
-Niệu quản phải: bắt chéo ĐM chậu ngoài
-Niệu quản trái: bắt chéo ĐM chậu chung
Trang 12B Niệu quản đoạn chậu:
-Từ đường cung xương chậu đến chỗ nối niệu quản – bàng quang
Ở nam, niệu quản đi ở mặt sau bàng quang và bắt chéo với ống dẫn tinh (niệu quản nằm phía sau ống dẫn tinh)
-> lưu ý khi thắt ống dẫn tinh có thể thắt nhầm niệu quản
-Ở nữ, niệu quản chạy ở đáy dây chằng rộng cùng với ĐM tử cung rồi bắt chéo với ĐM tử cung ở chỗ cách cổ tử cung và thành bên âm đạo 0,8-1,5cm
Trang 13-Khi cắm vào mặt sau bàng quang, 2 niệu quản cách nhau 5cm Bên trong thành bàng quang, chúng cắm chếch
ra trước và vào trong nên 2 lỗ niệu quản ở mặt trong bàng quang chỉ cách nhau 2,5cm
-Mạch máu nuôi niệu quản:
+Bể thận và đoạn trên niệu quản: ĐM thận
+Phần trên niệu quản đoạn bụng: ĐM sinh dục
+Phần dưới niệu quản đoạn bụng: ĐM chậu chung
+Niệu quản đoạn chậu: ĐM bàng quang dưới/ ĐM trực tràng giữa
MÔ HỌC
Có 3 lớp áo mô hình thành nên niệu quản:
+ Niệu mạc (mucosa)
+ Lớp cơ (muscularis)
Trang 14+ Lớp ngoại mạc (adventitia)