NỘI DỤNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế với tư cách là một trung gian tài chính, là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” (PGS.TS Phan Thị Thu Hà 2007).
Theo quy định khoản 3 và khoản 12 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 02/1997/QH10) thì “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động của Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” Như vậy NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là một tổ chức tín dụng thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn tín dụng và cho vay phát triển kinh tế, tiêu dùng cho xã hội.
Cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau, từ khi ra đời và phát triển NHTM đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thế giới Ở tất cả các nước, hệ thống NHTM luôn không ngừng phát triển, đóng vai trò trung gian tài chính, là cầu nối giữa những cá nhân, đơn vị thừa vốn và thiếu vốn Đó chính là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn của các NHTM Bằng hoạt động của mình NHTM đã đóng góp một lượng vốn đáng kể và hàng loạt các dịch vụ Ngân hàng khác cho nền kinh tế.
Do đó, vai trò của Ngân hàng thương mại được thể hiện qua các nội dung sau:
NHTM là nơi cấp tín dụng cho nền kinh tế
NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường
NHTM là công cụ để Nhà Nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô
NHTM là cầu nối giữa nên tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế
Chức năng trung gian tín dụng:
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.
Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa,dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chức năng này của NHTM đã và đang góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng nói trên của NHTM là chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
1.1.4 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ thanh toán khác Dưới đây là các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM.
Nghiệp vụ huy động vốn
Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM để từ đó có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác, đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.
NHTM phải có một số vốn ban đầu (vốn điều lệ) nhất định tùy theo quy định của NHNN từng thời kỳ Vốn điều lệ này có thể được huy động bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo loại hình ngân hàng tuy nhiên đối với các ngân hàng số vốn này thường không lớn, chỉ đủ cho ngân hàng mua sắm trang thiết bị, máy móc, văn phòng cho trụ sở chứ chưa đủ vốn để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh Như vậy ngân hàng cần phải có chiến lược huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế một cách có hiệu quả thông qua các dịch vụ như: huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi có kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi Bên cạnh đó, khi có nhu cầu cấp bách về vốn ngân hàng có thể tiến hành huy động vốn thông qua các hình thức khác như: vay trên thị trường liên ngân hàng, vay trên thị trường tài chính hay vay của NHNN Ngoài ra nguồn vốn của ngân hàng còn có một số nguồn khác như nguồn vốn ủy thác nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ.
Nghiệp vụ sử dụng vốn
NHTM sử dụng nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác như sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư chứng khoán, thực hiện các hoạt động ngân quỹ…theo quy định của Nhà nước Đây là nghiệp vụ sinh lợi chủ yếu cho ngân hàng trong đó các NHTM. Trong các hoạt động cấp tín dụng thì hoạt động cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất cũng như là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng do vậy các NHTM luôn đặc biệt thận trọng, quản lý chặt chẽ đối với hoạt động này.
Ngoài các nghiệp vụ chủ yếu nói trên, các NHTM còn có các nghiệp vụ trung gian khác như: Nghiệp vụ tư vấn, nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền, các nghiệp vụ ngân hàng trong nước và quốc tế. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cũng như xu hướng của thời kỳ hội nhập toàn cầu thì hoạt động thanh toán ngày càng đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng Hiện tại ở các nước phát triển thì hầu như mọi hoạt động thanh toán, chi trả của con người đều thông qua hệ thống ngân hàng.
1.2 Những vấn đề cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ
1.2.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo Báo cáo COSO (Committee of Sponsoring Organizations of Treadway Commission - 1992) - Khung thống nhất về KSNB được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ, KSNB được định nghĩa: KSNB là một quá trình do con người quản lý, Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức chi phối, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu:
- Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.
- Các luật lệ và quy định hiện hành được tuân thủ.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế ISA 400: Hệ thống KSNB là toàn bộ những chính sách và thủ tục do Ban Giám đốc của đơn vị thiết kế nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể Các thủ tục này đòi hỏi việc tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quản tài sản, ngăn ngừa và phát hiện gian lận hoặc sai sót, tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép kế toán và đảm bảo lập BCTC trong thời gian mong muốn
Nói tóm lại, hệ thống kiểm soát nội bộ là các hoạt động kiểm soát được thiết kế thành một quy trình, do con người trong tổ chức thiết kế, chi phối và tác động, nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức đó một cách tốt nhất Kiểm soát nội bộ không chỉ giới hạn trong chức năng tài chính và kế toán mà còn phải kiểm soát mọi chức năng khác như về hành chính, quản lý sản xuất
1.2.2 Mục tiêu và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống KSNB có ba mục tiêu cơ bản sau:
Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạt động
- Sử dụng có hiệu quả hoạt các tài sản và các nguồn lực khác.
- Đảm bảo sự phối hợp, cùng làm việc của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, thực hiện được các chiến lược kinh doanh của đơn vị với hiệu năng và sự nhất quán.
- Tránh được các chi phí không đáng có, đặt lợi ích khác (của nhân viên, của khách hàng…) lên trên lợi ích của doanh nghiệp.
KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH CHO VAY TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ VANG
2.1 Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Chi nhánh huyện Phú Vang
2.1.1 Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh.
Ngày 14/11/1990, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 1/3/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước có quyết định số 18/NHQĐ thành lập văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 24/6/1994.
Ngày 30/7/1994, tại quyết định số 160/QĐ-NHNN, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 15/11/1996, thừa uỷ quyền của Thủ Tướng Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ- NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngày 31/01/2011, thực hiện quyết định số 214/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Agribank có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; có con dấu và tài khoản riêng; tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
Tình hình kinh doanh của ngân hàng Agribank Việt Nam trong năm 2018 và định hướng năm 2019
Phần lớn tăng trưởng lợi nhuận của Agribank vẫn dựa vào thu nhập lãi thuần, với tổng dư nợ cho vay đến cuối năm vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.
Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận trước thuế Agribank giai đoạn 2016-
(Nguồn: https://vnexpress.net/kinh-doanh/agribank-tang-lai-hon-
Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cho biết, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 7.300 tỷ đồng, tăng 63% so với 2017.
Kết quả này giúp Agribank đứng trong nhóm 6 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống, xếp sau Vietcombank, Techcombank, BIDV, VPBank và MB. Động lực tăng trưởng chính của ngân hàng vẫn xuất phát từ "nồi cơm" tín dụng, với gần 41.000 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 21,4% so với năm trước Các hoạt động khác và thu nhập thuần từ dịch vụ đóng góp 8.024 tỷ và 3.763 tỷ đồng. Đến cuối năm, dư nợ tín dụng của Agribank đã vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, tăng 14,3% so với 2017 Tổng tài sản tại ngày 31/12/2018 đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng.
Trong năm 2018, chi phí dự phòng của Agribank cũng tăng hơn16%, lên 21.700 tỷ đồng Tuy nhiên, theo đại diện ngân hàng, việc gia tăng trích lập nằm trong lộ trình xử lý dứt điểm những vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng, nằm trong công tác chuẩn bị cho quá trình cổ phần hóa.
Con số hơn 20.000 tỷ đồng dự phòng đến cuối năm 2018 cũng cao hơn tổng nợ xấu của Agribank (gần 16.100 tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu giảm từ mức hơn 2% năm 2017 xuống 1,6%.
Trong năm 2018, Agribank cũng mua lại hơn 26.000 tỷ đồng nợ đã bán cho VAMC, đồng thời sử dụng dự phòng trích trong năm để xử lý rủi ro tín dụng Số dư mệnh giá trái phiếu đặc biệt từ 40.983 tỷ cuối năm 2017 đã giảm xuống 7.750 tỷ đồng cuối năm 2018.
Về kế hoạch kinh doanh năm nay, ngân hàng cho biết mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.000 tỷ đồng, đưa Agribank vào nhóm
5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống Một trong những khó khăn của ngân hàng trong năm nay vẫn là yêu cầu phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II và nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm Agribank cũng cho biết đã trình Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ về kế hoạch tăng vốn.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Phú Vang
Agribank chi nhánh huyện Phú Vang tiền thân là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Phú Trong quá trình hoạt động, Agribank chi nhánh Phú Vang đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và thay đổi tên gọi như: chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện Hương Phú và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Phú.
Năm 1990, chi nhánh huyện Phú Vang chính thức được thành lập trên cơ sở chia tách chi nhánh Agribank huyện Hương Phú thành chi nhánh ngân hàng Agribank huyện Hương Thủy và Agribank huyệnPhú Vang Thời gian đầu vừa mới thành lập thì trụ sở của chi nhánh ngân hàng đặt tại khu vực chợ Mai thuộc địa phận Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Năm 2005, do huyện Phú Vang chia tách địa giới hành chính nên một lần nữa chi nhánh này được chuyển về huyện lị Phú Đa, là trung tâm hành chính mới của toàn huyện Phú Vang và tồn tại cho đến nay, nay là thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Tên viết tắt: Agribank chi nhánh huyện Phú Vang Địa chỉ: thôn Hòa Đa Tây, thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: +84.0234.3850152; Fax: +84.0234.3850155.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ VANG
3.1 Đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tại ngân hàng Agribank huyện Phú Vang
Công tác kiểm soát nội bộ quy cho vay luôn được ban lãnh đạoAgribank Thừa Thiên Huế chú ý quan tâm xây dựng và củng cố Đây chính là cơ sở quan trọng nhằm thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng nói chung, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh, giữ vững và nâng cao vị thế của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên các chỉ tiêu định tính được trình bày dưới đây chỉ là những nhận định chủ quan của tôi trong quá trình thực tập tại Agribank chi nhánh huyện Phú Vang về công tác kiểm soát quy trình cho vay.
- Quá trình hoạt động trong giai đoạn 2016-2018, hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Phú Vang được đánh giá là hoạt động khá hiệu quả Hoạt động trên địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiêp, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, Nên đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2016, ảnh hưởng của vụ Fomosa tới các tình miền Trung, thiên tai, bão lụt, nhưng Agribank Phú Vang vững giữ hoạt động khá tốt nhờ thực hiện phân tích, tìm hướng giải quyết và xử lý vấn đề của khách hàng khá hợp lý.
- CBTD không ngừng nâng cao tinh thần làm việc mặc dù công việc nhiều và áp lực, luôn phải đi sớm về muộn, nhưng mỗi người đều cố gắng cống hiến, tận tâm phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất, mang lại sự thảo mãn và niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.
- Quan điểm lãnh đạo rõ ràng, phân công công việc, trách nhiệm cụ thể cho từng người trong qua trình thực hiện nghiệp vụ cho vay. Tất cả mọi hoạt động trong quy trình cho vay đều được sự kiểm soát của giám đốc hoặc người được ủy quyền.
- Phần lớn các khoản vay đều được kiểm tra, kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục
- Ngân hàng Agribank chi nhánh Phú Vang đã thực hiện kiểm tra, kiểm soát khoản vay chặt chẽ từ trước cho vay, trong cho vay và sau cho vay, cân đối giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được để tạo ra lợi nhuận tăng qua các năm.
- CBTD có trình độ, kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nên việc xử lý số liệu, tính toán, phán đoán có độ chính xác cao Điều này là một lợi thế của ngân hàng giúp giảm những sai sót không đáng có trong từng nghiệp vụ cho vay.
- Thực hiện đầy đủ các bước thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, chấm điểm tín dụng và tất cả đều được lãnh đạo kiểm tra phê duyệt mới được thực hiện
- Hàng quý, chi nhánh sẽ tổ chức các đợt kiểm tra về thực hiện quy trình, quy chế làm việc của CBTD Điều này phần nào giúp phát hiện những sai sót trong việc thực hiện quy trình kiểm soát cho vay.
- Công nghệ thông tin ngày một được cải thiện, hầu hết các bước cho vay đều có thực hiện trên mạng máy tính của ngân hàng, tất cả đều được nhập liệu trên hệ thống IPCAS nội bộ.
- CBTD của chi nhánh cũng thể hiện sự năng động, có nhiều mối quan hệ để tìm kiếm chọn lọc khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những hộ kinh doanh uy tín trên địa bàn và tiến hành ký hợp đồng tín dụng với những khách hàng này Đây là những đối tượng khách hàng tiềm năng hứa hẹn đem lại sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ quá quá hạn và nợ xấu thấp hơn so với quy đinh của Agribank Ngân hàng luôn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ đúng như quy định của ngân hàng nhà nước ban hành.
3.1.2 Tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù trong thời gian hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay đã thu được kết quả khả quan khi tỷ lệ nợ xấu nằm trong khoản cho phép (dưới 2%) và dần dần giảm xuống qua từng năm, công tác cho vay, thu nợ ngày càng hiệu quả,…Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định:
- Tại ngân hàng vẫn chưa có các bộ phận riêng biệt như bộ phận quan hệ khách hàng, phòng quản lý rủi ro, bộ phận thẩm đinh tín dung hay tổ thẩm định cố định, bộ phận kiểm soát độc lập Bộ phận này giúp kiểm tra lại tất cả công việc của CBTD từ khâu quan hệ khách hàng, thẩm định và đề xuất cho vay, giải ngân và cuối cùng là thu nợ và lãi vay Để kịp thời phát hiện những sai sót, gian lận và các hoạt động bất thường trong quá trình cho vay.
- Ngoài ra bộ phận này còn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các quy định do ngân hàng quy định đối với các bộ phận và mỗi CBTD, nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra do không tuân thủ quy định.
- CBTD tại ngân hàng còn thiếu nên một người đảm nhận quá nhiều việc: người quan hệ khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, thẩm định khách hàng, quản lý nợ, thu nợ vay đều do một CBTD thực hiện