1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) KINH DOANH DỊCH vụ vận CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG sắt QUY TRÌNH PHỤC vụ vận CHUYỂN HÀNH KHÁCH

41 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Doanh Dịch Vụ Vận Chuyển Du Lịch Đường Sắt Quy Trình Phục Vụ Vận Chuyển Hành Khách
Chuyên ngành Kinh doanh dịch vụ vận chuyển du lịch
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 759,86 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG SẮT TRONG DU LỊCH (4)
    • 1.1. Kh"i niê &m d)ch v, vâ &n chuy0n du l)ch đư4ng s7t (4)
    • 1.2. Vai trò của d)ch v, vâ &n chuy0n du l)ch đư4ng s7t (4)
    • 1.3. Đă &c đi0m kinh tA kB thuâ &t của vâ &n chuy0n đư4ng s7t (4)
    • 1.4. An toàn và an ninh vận chuy0n đư4ng s7t (5)
  • PHẦN 2: KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT (6)
    • 2.1. Xây dựng kA hoạch kinh doanh (6)
      • 2.1.1. Kế hoạch sản phẩm (6)
      • 2.1.2. Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận (7)
      • 2.1.3. Kế hoạch kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa (9)
      • 2.1.4. Kế hoạch sử dụng, sửa chữa toa xe khách (10)
    • 2.2. Chính s"ch ph"t tri0n sản phẩm vận chuy0n đư4ng s7t (11)
      • 2.2.1. Xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (11)
      • 2.2.2. Xây dựng và đưa vào khai thác các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM (12)
    • 2.3. Chính s"ch gi" cả vận chuy0n đư4ng s7t (14)
      • 2.3.1. Chính sách giá vé theo mức độ tiện nghi (14)
      • 2.3.2. Chính sách giá vé linh hoạt (15)
    • 2.4. Chính s"ch phân phối vận chuy0n đư4ng s7t (17)
      • 2.4.1. Kênh phân phối online (17)
      • 2.4.2. Tổ chức bán vé, đại lý vé, ký kết hợp đồng và triển khai kế hoạch vận tải hành khách (18)
    • 2.5. Chính s"ch xúc tiAn vận chuy0n đư4ng s7t (19)
      • 2.5.1. Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước theo hình thức xã hội hoá (19)
      • 2.5.2. Xây dựng cơ chế linh hoạt thời gian thuê đất đối với đất công trình kết cấu hạ tầng đường sắt không liên quan trực tiếp đến chạy tàu (21)
    • 2.6. Chính s"ch quan hệ với c"c doanh nghiệp điều hành tour (22)
  • PHẦN 3: QUY TRÌNH PHỤC VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH (23)
    • 3.1. Quy trình ph,c v, tại ga xuất ph"t (23)
    • 3.2. Quy trình ph,c v, đối với hành kh"ch tại ga trung chuy0n (24)
    • 3.3. Quy trình ph,c v, tại ga đAn (24)
  • PHẦN 4: VẬN CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT Ở VIỆT NAM (24)
    • 4.1. Tổng quan đư4ng s7t Việt Nam (24)
    • 4.2. Nhà ga đư4ng s7t tại c"c đi0m du l)ch quốc gia Việt Nam (26)
    • 4.3. D)ch v, vận chuy0n du l)ch của đư4ng s7t Việt Nam (27)
    • 4.4. Tiềm năng ph"t tri0n th) trư4ng d)ch v, du l)ch bằng đư4ng s7t tại Việt Nam (29)
  • PHẦN 5: VẬN CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT Ở THẾ GIỚI (30)
    • 5.1. Kh"i qu"t vận chuy0n du l)ch đư4ng s7t ở thA giới (30)
    • 5.2. D)ch v, vận chuy0n du l)ch đư4ng s7t trên thA giới (32)
      • 5.2.1. Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Úc, Trung Đông (32)
      • 5.2.2. Châu Âu (33)
      • 5.2.3. Châu Mỹ (33)
      • 5.2.4. Châu Phi (34)
    • 5.3. Một số nhà điều hành vận chuy0n đư4ng s7t lớn trên thA giới (34)
    • 5.4. Ưu đi0m, nhược đi0m của du l)ch đư4ng s7t trên thA giới (35)
      • 5.4.1. Ưu điểm (35)
      • 5.4.2. Nhược điểm (36)
    • 5.5. Tiềm năng ph"t tri0n d)ch v, du l)ch đư4ng s7t trên thA giới (37)
  • KẾT LUẬN (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG SẮT TRONG DU LỊCH

Kh"i niê &m d)ch v, vâ &n chuy0n du l)ch đư4ng s7t

Dịch vụ vận chuyển đường sắt được hiểu là việc vận chuyển đang có hay ở dạng tiềm năng đối với hành khách và hàng hóa mà chúng đang được hoặc có thể vận chuyển giữa các địa điểm.

Dịch vụ vận chuyển đường sắt là “xương sống” trong hệ thống giao thông vận tải thống nhất bao gồm vận chuyển đường bộ, đường không, đường thủy, đường biển, đường ống.

Vai trò của d)ch v, vâ &n chuy0n du l)ch đư4ng s7t

Dịch vụ vận chuyển đường sắt đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của hệ thống GTVT quốc gia nói riêng và trong nền KTQD nói chung.

Thoả mãn nhu cầu di chuyển của nhân dân phục vụ cho các mục đích xã hội và lao động sản xuất.

Tăng cường giao lưu văn hoá giữa các vùng miền và các quốc gia.

Tăng doanh thu, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp đường sắt trong lĩnh vực vận tải hành khách.

Giữ vững an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng miền trong Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi kinh tế phát triển thì nhu cầu vận tải tăng từ 1,1 – 1,3 lần với tốc độ tăng trưởng kinh tế (thông thường là như vậy) Những phương thức vận tải khác như đường bộ, đường thủy… với điều kiện hiện tại của nước ta cũng không thể đáp ứng hết được nhu cầu [CITATION Trầ20 \l 1033 ] Với lợi thế của mình như vận chuyển an toàn, tốc độ khá cao, đáp ứng được nhu cầu vận tải với khối lượng lớn, đường sắt đã có vai trò nhất định trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách Đặc biệt, với xu thế phát triển của thế giới, tại các đô thị lớn đều đã hình thành đường sắt, từ đó làm thay đổi bộ mặt đô thị.

Đă &c đi0m kinh tA kB thuâ &t của vâ &n chuy0n đư4ng s7t

Có khả năng vận chuyển lượng hành khách lớn, cự ly vận chuyển tương đối xa.

Có khả năng vận chuyển suốt ngày đêm, ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khí hậu.

Tốc độ vận chuyển tương đối lớn, chỉ thua kém so với phương tiện hàng không về tốc độ kỹ thuật Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, đường sắt thế giới được chứng kiến những đoàn tàu cao tốc theo kiểu TGV (Pháp), ICE (CHLB Đức), Shinkansen(Nhật bản) với tốc độ kỹ thuật trên 300 km/h, thậm chí tốc độ thử nghiệm của TGV đã đạt tới 574,8 km/h (trên đoạn đường 73km từ Paris đi Strabouge) Đây là lợi thế cạnh tranh to lớn của ngành đường sắt với hàng không trong lĩnh vực chuyên chở hành khách. Độ an toàn cao Do đường sắt hoạt động trên tuyến đường chuyên dùng dành riêng, có sự bảo vệ ngăn chặn các tác động của yếu tố bên ngoài, mặt khác, hoạt động đường sắt là một quá trình thống nhất chặt chẽ giữa các bộ phận theo các quy trình, quy phạm và biểu đồ chạy tàu để thực hiện kế hoạch vận chuyển hành khách dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng nên tai nạn chạy tàu do lỗi chủ quan rất thấp Đường sắt các nước tiên tiến đã áp dụng thành công hệ thống giám sát định vị đoàn tàu có khả năng can thiệp từ Trung tâm điều hành tới hoạt động của đầu máy nếu thấy tốc độ vượt quá quy định, đường sắt Mỹ sử dụng hệ thống định vị bằng vệ tinh mặt đất Công nghệ thiết kế và chế tạo phương tiện di động, đường xá và công trình hạ tầng có những tiến bộ quan trọng, chế tạo thành công các toa xe chở khách chạy với tốc độ cao và êm thuận, ray không mối nối cho phép nâng cao đáng kể khả năng an toàn chạy tàu.

Mức độ tiện nghi, thoải mái dành cho hành khách trong quá trình vận chuyển lớn.

An toàn và an ninh vận chuy0n đư4ng s7t

An toàn đường sắt là trạng thái trong đó rủi ro có hại đối với người và thiệt hại về tài sản được giảm thiểu xuống tới mức thấp nhất, duy trì tại hoặc dưới mức chấp nhận được thông qua quá trình xác định một cách liên tục các nguy hiểm và quản lý rủi ro.

So với các phương thức vận tải hàng hóa khác trên thị trường thì vận chuyển đường sắt có độ an toàn cao cho hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ít bị mất mát hay hư hỏng trong quá trình vận chuyển Không như đường bộ hoặc đường hàng không thường bị ảnh hưởng và phải tạm hoãn tuyến vận chuyển nếu gặp phải thời tiết xấu, vận chuyển đường sắt ít bị phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thời tiết hay khí hậu Tỷ lệ xảy ra tai nạn khi vận chuyển đường sắt hầu như rất thấp.

Trật bánh, chạy quá tốc độ, va chạm với tàu hỏa ngược chiều là nguyên nhân chủ yếu gây ra những vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng, khiến hàng trăm người thiệt mạng và bị thương

Tại Sri Lanka, ngày 26/12/2004, trận sóng thần ở Ấn Độ Dương làm lật bánh một đoàn tàu ở Sri Lanka, khiến hơn 1.700 người chết Đây được coi là thảm họa đường sắt nghiêm trọng, có nhiều người thiệt hại nhất trong lịch sử Đoàn tàu gặp nạn khi đang di chuyển từ Colombo đến phía nam thành phố Galle Hầu hết tuyến đường sắt của chặng này đều ở gần bờ biển phía tây của Sri Lanka [CITATION Trà18 \l 1033 ].

Tại Telwatta, đường ray thậm chí chỉ cách biển khoảng 200m Do không có hệ thống cảnh báo, chỉ 2 giờ sau khi tàu rời ga, sóng thần đã “nuốt chửng” khoảng 1.700 hành khách "Đột nhiên, đoàn tàu dừng lại, nước biển ập vào và dâng lên rất cao", ông Gunawardana, 62 tuổi, hành khách may mắn sống sót, kể với BBC [CITATION Trà18 \l

Tại Iran, vào tháng 2/2004, 48 toa xe lửa chở hóa chất và nhiên liệu bị trật bánh khỏi đường ray và phát nổ, làm ít nhất 295 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Hơn nữa, 5 ngôi làng bị san phẳng hoàn toàn [CITATION Trà18 \l 1033 ].

An ninh đường sắt là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động kinh doanh dịch vụ vâ •n chuyển đường bô •, bảo vệ an toàn cho hành khách và tài sản.Theo luật đường sắt (số 06/2017/QH14) ngày 16/6/2017, các tổ chức, cá nhân phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt Hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông vận tải đường sắt có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT

Xây dựng kA hoạch kinh doanh

Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan đã tổ chức xây dựng Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn

5 năm 2021-2025 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề cập chú ý kết hợp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt với phát triển dịch vụ du lịch và đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường sắt

Hiện tại về phát triển sản phẩm vận chuyển đường sắt nước ta đang triển khai thực hiện, chú trọng đẩy mạnh tiến độ hai dự án đó là xây dựng tuyến đường sắt tốc độ caoBắc-Nam và xây dựng đưa vào sử dụng các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (chi tiết về phát triển sản phẩm là hai dự án này chúng ta có thể tìm hiểu kỹ hơn dưới phần 6.2.2 Chính sách phát triển sản phẩm vận chuyển đường sắt).Ngành đường sắt Việt Nam cũng chú trọng hơn trong việc liên kết với ngành du lịch,phát triển sản phẩm đường sắt phục vụ du lịch Vận tải đường sắt Hà Nội đã có sự chủ động đóng mới cải tạo các toa xe, thiết kế lại hệ thống nhà vệ sinh với tiện nghi hiện đại,sạch sẽ để phục vụ khách, bên cạnh đó phối hợp với ngành Hàng không tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho bộ phận tiếp viên, song song với việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử của ngành để nâng cao chất lượng phục vụ hàng khách xây dựng sản phẩm tour charter (thuê nguyên chuyến) chỉ phục vụ khách du lịch với giờ chạy riêng, không đón khách lẻ với mức giá giảm hấp dẫn Tổ chức các dịch vụ như sinh nhật trên tàu, lễ kỷ niệm, để mang cho khách những trải nghiệm thú vị Tạo ra nhiều hơn những đoàn tàu mang thiết kế, hiện đại sang trọng với tiêu chuẩn 5 sao mang lại cho khách sự tiện nghi, thoải mái với dịch vụ đồ ăn, ngủ nghỉ đầy đủ như nhà hàng, khách sạn Bên cạnh đó đường sắt Việt Nam cũng tích cực tham gia chương trình Kích cầu du lịch hàng năm để kết hợp hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành mang lại chương trình du lịch ý nghĩa cho du khách

2.1.2 Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Doanh thu của kinh doanh đường sắt đường sắt chủ yếu là những khoản thu từ giá vé vận chuyển hành khách, giá cước vận tải hàng hóa Vận tải hàng hóa bao gồm rất nhiều loại hàng hóa khác nhau như quặng, than đá, xi măng, phân bón, vật liệu xây dựng, kim loại, hóa chất, hàng tiêu dùng, gỗ, thực phẩm, xăng dầu, đồ uống, nông lâm sản, đồ gia dụng, dược phẩm,

Biểu đồ 2.1: Doanh thu doanh nghiệp đường sắt 4 quý năm 2019-2020

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp từ năm 2020 vận tải đường sắt ViệtNam lao dốc không phanh, doanh thu giảm gần 90% sau 2 năm Covid-19 Theo hình 2.1, quý 4 năm 2020, vận tải Đường sắt Hà Nội (HRT) đạt doanh thu 469 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán chiếm gần hết doanh thu thuần nên lãi gộp chỉ còn hơn

8 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 42 tỷ đồng cùng kỳ 2019 Sau khi trừ các khoản chi phí HRT lỗ sau thuế gần 55 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ lỗ hơn 12,5 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2020, HRT đạt 1.944 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 24% so với cùng kỳ và lỗ tới gần 195 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn có lãi gần 14 tỷ đồng [CITATION Trầ21 \l 1033 ]

Một ông lớn đường sắt khác là Vận tải Đường sắt Sài Gòn (UpCOM: SRT) cũng đã công bố BCTC quý 4/2020 và lũy kế cả năm 2020 trong tình cảnh tương tự Theo đó, riêng quý 4 doanh thu thuần đạt 282 tỷ đồng, giảm 22,5% so với cùng kỳ, kinh doanh dưới giá vốn khiến SRT lỗ gộp 60,7 tỷ đồng; mặc dù các chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng kết quả SRT vẫn lỗ sau thuế tới hơn 105 tỷ đồng nâng lỗ lũy kế cả năm 2020 lên hơn 218 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái doanh nghiệp có lãi 14,6 tỷ đồng [CITATION Trầ21 \l 1033 ]. Ở mảng vận tải hàng hóa, thống kê của VNR cho thấy, trong nửa đầu năm 2021 sản lượng các mặt hàng truyền thống như quặng apatit, than đá, phân bón… đều tăng từ 8- 31% Tăng trưởng doanh thu trung bình của mảng này trong 6 tháng đầu năm 2021 qua đạt khoảng 22%, trở thành mảng duy nhất VNR có thể trông cậy để giảm lỗ do sụt giảm các tuyến vận tải hành khách.

Thực trạng kế toán quản trị chi phí vận tải tại Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cho thấy chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động kinh doanh vận chuyển đường sắt bao gồm:

Thứ nhất chi phí sản xuất, hệ vận chuyển gồm các khoản mục chi về chi phí của nhà ga, các xí nghiệp thành viên đường sắt và bộ phận điều độ sản xuất để tiến hành công tác đón gửi tàu, tiếp nhận các công tác về vận chuyển hành hóa, hành khách và hành lý Hệ toa xe gồm chi phí các mặt công tác của xí nghiệp toa xe từ khâu kiểm tra, chuẩn bị, làm dầu, khám hãm đến công tác phục vụ chạy tàu khách, hàng hóa; công tác sửa chữa nhỏ và cứu viện khi xảy ra tai nạn Hệ đầu máy gồm ánh chi phí các mặt công tác của xí nghiệp đầu máy từ chuẩn bị, cấp nhiên liệu đến công tác lái máy, công tác sửa chữa các cấp của đầu máy [CITATION Kết18 \l 1033 ].

Thứ hai, chi phí phục vụ sản xuất, bao gồm chi phí phục vụ bổ trợ gián tiếp và quản lý sản xuất Chi phí phản ánh sự thanh toán lẫn nhau giữa các công ty đối với các sản phẩm làm hộ nhau [CITATION Kết18 \l 1033 ].

Thứ ba, chi phí theo nội dung kinh tế bao gồm cho phí tiền lương công nhân viên các khoản phụ cấp theo chế độ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp Chi phí vật liệu trực tiếp cho quá trình sản xuất vận tải chủ yếu là những vật liệu sử dụng trong sửa chữa đầu toa xe và sử dụng trong sản xuất của các đơn vị Chi phí cho nhiên liệu phục vụ công tác chạy tàu khách, hàng hóa, chạy máy phát điện trên các đoàn tàu, ở các ga không có điện Chi phí khấu hao tài sản cố định là các chi phí khấu hao đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách, nhà xưởng, vật kiến trúc và máy móc thiết bị khác Chi phí cho các dịch vụ mua ngoài như in vé, thuê sửa chữa phương tiện, điện nước Và chi phí khác như lệ phí cơ sở hạ tầng tính bằng 8% theo doanh thu; thuế; các khoản giao dịch hội họp, trả lãi vay vốn các dự án và đền bù tai nạn [CITATION Kết18 \l

2.1.3 Kế hoạch kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng dịch Covid 19 năm 2021 từ đầu năm đã làm cho doanh thu vận tải hành khách 5 tháng sụt giảm nghiêm trọng Trước tình hình căng thẳng như vậy và dịch bệnh sẽ còn kéo dài thêm nữa, nếu không chuyển hướng kinh doanh thì chắc hẳn con số thiệt hại sẽ không dừng lại ở mức dự đoán nên vì vậy Tổng công ty đường sắt Việt Nam cho biết, ngay từ khi đại dịch Covid -

19 xuất hiện từ năm 2020 họ đã chủ trương chuyển đổi từ vận tải hành khách sang vận tải hàng hóa Đến thời điểm hiện tại, mặc dù vẫn dự kiến lỗ nhưng vận tải hàng hóa đang có sự tăng trưởng khá Cụ thể, kết quả 5 tháng đầu năm, sản lượng vận tải hàng hóa xếp đạt 2.422 nghìn tấn, bằng 126,9% so với cùng kỳ; doanh thu đạt 713,5 tỷ đồng bằng 121,8% so với cùng kỳ Tổng công ty tiếp tục chủ động thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch để duy trì chạy tàu hàng liên vận quốc tế, khai thông các nút thắt trong chính sách đường biên của Trung Quốc và tích cực tìm kiếm nguồn hàng mới vận chuyển trong nước Hiện tại, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội đang tập trung đẩy mạnh vận tải hàng hóa, khai thác đoàn tàu hàng chuyên tuyến, phát triển dịch vụ vận tải từ kho đến kho và dịch vụ vận chuyển hành lý từ nhà đến nhà thông qua đặt hàng online trên mạng [CITATION Pha21 \l 1033 ]

Còn Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cũng tăng cường kích cầu để vận tải hàng hóa song song với linh hoạt giá vé, khuyến mại để đón đầu khôi phục thị trường vận tải hành khách khi diễn biến dịch kiểm soát tốt hơn như: Giảm giá, giảm phí, trả vé hỗ trợ các công ty mua vé trọn toa suốt năm, dịch vụ đón đoàn khách nước ngoài, học sinh - sinh viên, phối hợp với các công ty lữ hành, hiệp hội du lịch để triển khai các chính sách thu hút khách du lịch, Ngành đường sắt đã tổ chức thành công đoàn tàu container đầu tiên từ Việt Nam sang Bỉ và tiếp tục mở ra những tuyến vận tải đường sắt đi châu Âu ngoài các tuyến đã khai thác sang Đức, Ba Lan [CITATION Pha21 \l 1033 ] Các doanh nghiệp đường sắt đã liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp vận tải, giao nhận hàng hóa ở các nước để cung cấp cho khách hàng dịch vụ logistic trọn gói, bao gồm cả vận chuyển hai đầu, khai báo hải quan, chuyển tải qua các ga biên giới, giám sát vận chuyển,… rất thuận tiện.

2.1.4 Kế hoạch sử dụng, sửa chữa toa xe khách

Về phương tiện, đường sắt hiện có 23 chủng loại xe với 1008 toa xe khách; trong đó chỉ có 667 toa xe có niên hạn sử dụng dưới 30 năm Số liệu đã phản ánh thực trạng kết cấu hạ tầng đường sắt đang xuống cấp tại nước ta và cần có sự khắc phục kịp thời để không làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của hành khách, đặc biệt là khách quốc tế sang Việt Nam có nhu cầu trải nghiệm đi bằng tàu nhưng họ cũng có yêu cầu rất cao về dịch vụ nhưng chưa đáp ứng được

Chính s"ch ph"t tri0n sản phẩm vận chuy0n đư4ng s7t

2.2.1 Xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao

Theo thông tin từ báo điện tử chính phủ, năm 2021 tại Việt Nam đề xuất ưu tiên đầu tư 112.325 tỷ đồng làm 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Trong số 9 tuyến mới được đề xuất ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030, ưu tiên hàng đầu là tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với xây dựng hai đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang – TPHCM [CITATION Pha211 \l

1033 ] Ông Đặng Quyết Tiến, cục trưởng cục Tài chính doanh nghiệp nhìn nhận, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao là dự án đầu tư có tính lan tỏa tạo sự thúc đẩy cho phát triển nhiều ngành như cơ khí, phát triển công nghệ cao.

Với kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam có hai phương án được đưa ra như sau: Đơn vị tư vấn đề xuất xây dựng đường sắt 350 km/h và chỉ chở khách, tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng nên lựa chọn phương án chở được cả người và hàng hóa Trong báo cáo nghiên cứu khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực hiện phương án nâng cấp đường sắt hiện hữu khổ 1000mm chủ yếu để chạy tàu hàng; đồng thời, xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao 350 km/h chỉ chở khách không chở hàng Để phục vụ thẩm định dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị

Bộ giao thông Vận tải bổ sung thêm phương án đầu tư mới tuyến đường sắt với dải tốc độ từ 160 km/h đến dưới 200 km/h, tốc độ thấp hơn phương án nêu trên song chở được cả người và hàng hóa Về hai phương án trên có thể thấy tuyến đường sắt 160 - 200 km/h không phải là công nghệ đường sắt tốc độ cao theo định nghĩa của Hiệp hội Đường sắt quốc tế (quy định tàu tốc độ cao phải đạt trên 250km/h với tuyến xây mới), trong khi đó chiến lược phát triển của ngành đường sắt mà Chính phủ đã phê duyệt xác định xây dựng tuyến đường tốc độ cao với hạ tầng thiết kế chạy tàu đạt tốc độ 350km/h Có thể thấy mức độ hấp dẫn của đường sắt phụ thuộc vào tốc độ, đơn vị tư vấn tính toán, chặng Hà Nội - Vinh nếu khai thác tàu tốc độ 350km/h thì thị phần vận tải hành khách đạt 93%, trong khi tàu 200 km/h chỉ đạt 85%

Với tuyến Hà Nội - TPHCM thị phần vận tải của tàu 350 km/h đạt 15% trong khi loại hình 200 km/h chỉ đạt 0,3% Với dự án đường sắt tốc độ cao 350 km/h (chỉ chở khách), thời gian đi từ Hà Nội đến Vinh mất một giờ, trong khi hành khác di chuyển bằng đường hàng không sẽ mất ba giờ; trên chặng Hà Nội - Nha Trang là 4,2 giờ, tương đương với thời gian đi máy bay khoảng 4,5 giờ; chặng Hà Nội - TPHCM là 5,5 giờ, dài hơn máy bay chỉ 1 giờ Với thời gian di chuyển như vậy sẽ tạo nhiều thuận lợi trong việc di chuyển của người dân Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng nếu muốn thúc đẩy phát triển kinh tế thì nên chọn đường sắt chở cả hàng hóa và khách ngược lại mục tiêu tạo ra sự thuận lợi đi lại cho người dân thì chọn phương án 350 km/h và chỉ chạy tàu khách Ông cũng cho ra ý kiến phương án đầu tư tuyến đường sắt chạy cả tàu và hàng là phù hợp, khi nền kinh tế phát triển hơn đủ để làm thêm đường sắt cao tốc chỉ chở khách thì tuyến này sẽ chở hàng

Trước dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam này vẫn còn rất nhiều vấn đề cần bàn luận trước khi đưa vào triển khai thực tế Tuy nhiên chúng ta có thể thấy hệ thống đường sắt hiện nay tại Việt Nam đã được cho là lạc hậu và kém hiệu quả Chính vì thế việc xem xét xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam được cho là cuộc cách mạng phải khẩn trương triển khai Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lý giải với điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện chính trị của nước ta thì phát triển đường sắt tốc độ cao trong tương lai là hết sức cần thiết.

2.2.2 Xây dựng và đưa vào khai thác các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM

2.2.2.1 Dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội:

Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm

2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội bao gồm 10 tuyến, bao gồm cả các tuyến trên cao và đi ngầm Tính đến năm 2021 trong 9 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông (tuyến 2A) đang trong quá trình vận hành thử nghiệm và sắp đưa vào khai thác, tuyến Nhổn – ga Hà Nội hiện còn thi công, các tuyến còn lại (Đường sắt đô thị số 1,2,3,4,5,6,7,8) đều chưa được triển khai Cụ thể [CITATION Phư21 \l 1033 ]:

- Tuyến đường sắt số 1 gồm hai nhánh: Ngọc Hồi – Ga trung tâm Hà Nội – Gia Lâm

– Yên Viên và Gia Lâm – Dương Xá (Phú Thụy), theo quy hoạch dự kiến khởi công năm 2007 nhưng đến nay chưa khởi công.

- Tuyến số 2 đã hoàn thành đoạn Cát Linh – Hà Đông (2A) dài gần 14km đã hoàn thành sau gần 10 năm khởi công (khởi công vào tháng 10/2011) Tuyến đường sắt đô thị số 2 bắt đầu từ Sân bay Nội Bài – Nam Thăng Long – Nguyễn Văn Huyên(kéo dài) – Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám – Thụy Khuê – Phan Đình Phùng– Hàng Giấy – Hàng Đường – Hàng Ngang – Hàng Đào – Đinh Tiên Hoàng và cuối cùng đến Trần Hưng Đạo

- Tuyến đường sắt đô thị số 3 có lộ trình đi qua Trôi - Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng

Mai, sau năm 2020 sẽ phát triển tuyến số 3 tới Sơn Tây Tuyến này hiện đang chạy thử 5km đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

- Tuyến đường sắt trên cao số 4 có lộ trình đi qua Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh

Tuy/Hoàng Mai - Thanh Xuân - Bắc Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh với chiều dài khoảng 54 km.

- Đường sắt số 5 được đồng ý chủ trương thuê tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Dự án metro số 5 tuyến Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc dài 39km.

- Tuyến đường sắt số 6 có lộ trình đi từ Nội Bài đến khu đô thị mới phía Tây Ngọc

Hồi, đồng thời kết nối với tuyến số 4 tại Cổ Nhuế và tuyến số 7 tại Dương Nội.

- Tuyến đường sắt số 7 có lộ trình đi qua Mê Linh - Đô thị mới Nhổn - Vân Canh -

Dương Nội với chiều dài khoảng 28km.

- Tuyến đường sắt đô thị số 8, tuyến này sẽ có lộ trình từ Sơn Đồng - Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) - vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá với chiều dài khoảng 37 km.

Chiều ngày 20/8/2021, Tổ công tác liên ngành xử lý khó khăn, vướng mắc, nhằm đẩy mạnh tiến độ Dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội) thực hiện kiểm tra toàn tuyến metro số 3 để có đánh giá chính xác nhất về tính an toàn thi công trong thời kỳ dịch bệnh Covid – 19 cũng như tiến độ của dự án sau các lần thử nghiệm vừa qua Dự án metro Nhổn – ga Hà Nội (tuyến đường sắt đô thị số 3), dài 12,5 km có tiến độ vận hành đoạn trên cao dài 8,5 km (từ Nhổn đến ga S8 Đại học giao thông vận tải) vào cuối năm 2021; 4km đoạn đi ngầm có tiến độ khai thác thương mại vào cuối năm 2022 [CITATION Anh21 \l 1033 ].

2.2.2.2 Dự án đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh: Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những hệ thống vận tải đô thị nhanh đầu tiên tại Việt Nam Theo quyết định 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông thành phố Hồ ChíMinh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 về điều chỉnh quy hoạch cục bộ hệ thống đường sắt đô thị đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số5745/QĐ-UBND ngày 14/02/2009; hệ thống đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 07 tuyến tàu điện ngầm; 03 tuyến xe điện mặt đất hoặc monorail với tổng chiều dài khoảng 160km Cụ thể:

- Tuyến số 1: Bến Thành –Lê Lợi – Nguyễn Siêu – Ngô Văn Năm – Tôn Đức Thắng

– Ba Son – Nguyễn Hữu Cảnh – Văn Thánh – Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn – xa lộ

Hà Nội Tình hình thực hiện đã hoàn thành công tác sơ tuyển lựa chọn nhà thầu để thực hiện cho các gói thầu chính

- Tuyến số 2: Bến xe Tây Ninh – Trường Chinh – Tham Lương – Cách mạng tháng

Tám – Bến Thành – Thủ Thiêm với tổng chiều dài khoảng 19km.

- Tuyến số 3A: Bến Thành (Quảng trường Quách Thị Trang) – Phạm Ngũ Lão – Ngã

6 Cộng Hòa – Hùng Vương – Hồng Bàng – Kinh Dương Vương – Bến xe Miền Tây – Tân Kiên đang triển khai lập Dự án đầu tư tuyến metro 3A từ Bến Thành – Bến xa miền Tây.

- Tuyến số 3B: Ngã 6 Cộng Hòa – Nguyễn Thị Minh Khai – Xô Viết Nghệ Tĩnh –

Quốc lộ 13 – Hiệp Bình Phước đang triển khai lập Dự án đầu tư.

- Tuyến số 4: Thạnh Xuân (quận 12) – Hà Huy Giáp – Nguyễn Oanh – Nguyễn

Kiệm – Phan Đình Phùng – Hai Bà Trưng – Bến Thành – Nguyễn Thái Học – Hoàng Diệu – Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Linh hiện đang triển khai lập dự án đầu tư.

- Tuyến số 5: Bến xe Cần Giuộc mới – Quốc lộ 50 – Tùng Thiện Vương – Lý

Thường Kiệt – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu – Bạch Đằng – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn đang trong quá trình triển khai lập dự án đầu tư.

- Tuyến số 6: Trường Chinh – Âu Cơ – Lũy Bán Bích – Tân Hóa – Vòng xoay Phú

Lâm hiện tại đang triển khai lập dự án đầu tư.

- Chuyến tramway số 1, tuyến xe điện mặt đất hoặc monorail số 2 và số 3 đang chuẩn bị triển khai lập dự án đầu tư, và nhà ga trung tâm Bến Thành đang trong giai đoạn thực hiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Quyết tâm vượt qua những trở ngại, các cấp, các ngành thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực phấn đấu không để các tuyến đường sắt đô thị trễ hẹn Mục tiêu tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên chạy thử trên toàn tuyến vào cuối năm 2021, khai thác thương mại vào năm 2022 Đối với tuyến số 2 sẽ giải tỏa 100% mặt bằng, bàn giao trong năm 2021 và khởi công vào năm 2022 Theo như kế hoạch thì tuyến số 1 sẽ thử đoạn trên cao vào tháng 9/2021 và vận hành thương mại vào cuối năm 2021 thế nhưng do dịch Covid -19 mà sẽ phải lùi thời gian vận hành thương mại sang năm sau [CITATION HàP21 \l 1033 ].

Chính s"ch gi" cả vận chuy0n đư4ng s7t

2.3.1 Chính sách giá vé theo mức độ tiện nghi

Tàu hỏa có nhiều toa tàu với nhiều hạng ghế khác nhau, về cơ bản các loại ghế trên tàu hỏa có 3 loại: ghế cứng, ghế ngồi mềm và giường nằm, lúc tăng cường thì sẽ có thêm ghế phụ và ghế ngồi mềm điều hoà chuyển đổi Khoang giường nằm thì sẽ có khoang thường và khoang VIP Đối với mỗi loại ghế thì sẽ cung cấp mức độ tiện nghi khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu di chuyển của hành khách và mức giá cũng sẽ có sự thay đổi phù hợp với tiện nghi cung cấp. Đầu tiên là loại ghế ngồi cứng là một trong các loại ghế trên tàu hỏa được hành khách ưu ái lựa chọn vì có giá thành rẻ nhất Loại ghế này phù hợp để di chuyển ngắn trong ngày còn đi đường dài sẽ bất tiện vì không thể nghỉ ngơi nằm thoải mái được Ghế ngồi cứng chia làm hai loại một loại có điều hòa và một loại không điều hòa.

Ghế ngồi mềm cũng chia thành 2 loại có điều hòa và không có điều hòa, toa có điều hòa được lắp điều hòa hai chiều, ghế có tay quay điều chỉnh ngả tối đa 15 độ Giá vé và chất lượng ở mức độ trung bình, phù hợp thoải mái trong di chuyển trong ngày.

Giường nằm bao gồm khoang 6 giường và 4 giường, được trải nệm êm ái có độ dày 3cm thuận tiện cho di chuyển đường xa dài ngày, và giá vé sẽ ở mức cao nhất trong tất cả các hạng vé Đi với mức giá cao nhất thì đây cũng là hạng ghế mang lại cảm giác thoải mái thư giãn nhất trên tàu hỏa hiện nay Kể từ ngày 9/7/2018 toa xe đặc biệt chỉ với 2 giường đã được khai thác trên đoàn tàu SE1/SE2 tuyến Hà Nội - TP Đà Nẵng với không gian riêng vô cùng thoải mái Hành khách có vé khoang 2 giường đặc biệt được phục vụ nước uống và bữa ăn miễn phí, khoang còn có thiết kế vật dụng, tiện ích hỗ trợ nhu cầu cá nhân tối đa của hành khách và tương đương với chất lượng giá vé cũng sẽ cao hơn so với giường nằm thông thường nhưng vô cùng hợp lý với những tiện ích phục vụ.

Cuối cùng là ghế phụ, đây là loại ghế nhựa mở bán khi các loại ghế trên tàu đã hết vé, giá chỉ bằng 80% giá vé thấp nhất trên đoàn tàu.

2.3.2 Chính sách giá vé linh hoạt

Chính sách giá vé linh hoạt đối với từng đối tượng khác nhau, khuyến mại đặc biệt cho hành khách là các đối tượng chính sách xã hội, hay các DNLH đăng ký tham gia chương trình kích cầu du lịch

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hiện đang thực hiện chính sách miễn, giảm giá vé tàu cho các đối tượng chính sách là mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ em, đoàn viên công đoàn, Cụ thể [CITATION Sơn21 \l 1033 ]:

- Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8/1945 và mẹ Việt Nam anh hùng được giảm đến 90% giá vé.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được giảm 30% giá vé.

- Công dân Việt Nam đủ từ 60 tuổi trở lên được giảm 10% giá vé.

- Bên cạnh đó trẻ em dưới 6 tuổi đi cùng người lớn được miễn vé và mỗi người lớn được kèm 2 trẻ em thuộc diện miễn vé Tuy nhiên, trẻ em từ 6 - 10 tuổi vẫn phải mua vé trẻ em và được giảm 25% giá vé hiện hành.

- Đối với học sinh các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, sinh viên, học viên các trường cao đẳng, đại học, học viện (không bao gồm các học viên sau đại học) được giảm 10% giá vé.

- Ngoài ra, đoàn viên công đoàn các ngành, tập đoàn, doanh nghiệp, địa phương, khu công nghiệp, chế xuất khi mua vé cá nhân được giảm 5%, khi mua vé tập thể được giảm 7% nếu đoàn từ 10 - 39 người, giảm 10% nếu đoàn từ 40 người trở lên. Các đối tượng trên chỉ được giảm giá khi mua vé theo hình thức cá nhân (không áp dụng cho hình thức mua vé tập thể) và được giảm giá vé theo loại chỗ và loại tàu sử dụng tương ứng.

Bên cạnh đó chính sách giảm giá vé còn linh hoạt áp dụng với việc triển khai chương trình giảm giá đặc biệt Ví dụ như:

Chương trình giảm giá vé tàu cho học sinh đi thi và nhập học năm 2019 Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn đã giảm 10% giá vé hiện hành đối với tất cả học sinh đi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông; đi thi và nhập học vào các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề và thân nhân đi cùng trên các đoàn tàu khách thuộc Công ty VTĐS Sài Gòn quản lý Cụ thể: Mỗi giấy báo thi, thẻ dự thi học sinh được mua 1 vé giảm giá và mua thêm 1 vé giảm giá cho người thân đi cùng cho một lượt đi và lượt về, giấy nhập học sẽ được giảm giá cho 1 lượt đi.

Năm 2021 nhằm hỗ trợ cho người lao động làm việc trong ngành đường sắt cùng người thân, ngành đường sắt Việt Nam cũng đã thực hiện giảm mạnh vé tàu trong năm

2021 để khuyến khích cán bộ công nhân viên sử dụng phương tiện đường sắt đi lại, mức giảm lên tới 30% đối với cá nhân, ngoài ra giảm 34% cho khách đoàn 10-50 người, 38% cho đoàn 51-100 người và 40% cho đoàn từ 101 người trở lên dành cho cán bộ công nhân viên đường sắt và các đơn vị góp vốn của Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Chính sách giá vé đối với các doanh nghiệp lữ hành đăng ký tham gia chương trình kích cầu du lịch được áp dụng như sau:

Theo thông tin của chương trình Kích cầu du lịch nội địa bằng đường sắt năm 2020 tại Việt Nam, hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, đồng thời khuyến khích nhu cầu đi lại bằng đường sắt của hành khách trong dịp hè năm 2020 thì Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội đã xây dựng các chính sách giá vé ưu đãi dành riêng cho các đơn vị du lịch, lữ hành tham gia vào chương trình Công ty đã tổ chức chương trình ưu đãi giảm giá đến 25% cho khách mua vé tập thể từ 5 người trở lên Đặc biệt với các công ty du lịch tiêu thụ trên 300 vé/tháng bên cạnh việc được giảm giá vé còn được hưởng mức chiết khấu 3% [CITATION Hiề20 \l 1033 ]

Cùng với đó Công ty vận tải đường sắt Sài Gòn cũng có sự hợp tác với Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng trong chương trình kích cầu du lịch bằng tàu hỏa năm 2020 Theo đó thực hiện chính sách giảm giá vé đối với khách đoàn mua tour của các công ty lữ hành có đăng ký tham gia chương trình kích cầu du lịch với Hiệp hội du lịch TP Đà Nẵng Tùy theo thời gian đi tàu, mác tàu mà mức giảm giá vé tàu lên tới 20-30%, áp dụng giá vé bằng 70% - 80% giá vé loại chỗ ghế ngồi và bằng 80%- 85% giá vé loại chỗ giường nằm vào các ngày trong tuần mỗi một thời gian khởi hành khác nhau thì áp dụng mức giảm giá linh động Ngoài ra còn được giảm thêm 5% giá vé khi xuất vé trước ngày đi 29-30 ngày;10% đối với trường hợp xuất vé trên 30 ngày.

Chính s"ch phân phối vận chuy0n đư4ng s7t

Khi internet ngày càng phát triển, số người sử dụng internet ngày càng tăng, các công ty đường sắt đã tận dụng để quảng bá và bán các dịch vụ của mình qua các trang web để tạo sự thuận tiện, dễ dàng và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR) phân phối dịch vụ của mình qua các website: www.dsvn.vn, vetau.com.vn Tại website này, hành khách có thể lựa chọn chuyến đi theo các khung giờ đi và khung giờ đến khác nhau.

Cụ thể, ngoài việc cung cấp tên ga đi, tên ga đến, hệ thống được thiết kế để người mua có quyền lựa chọn giờ đi/đến tại các ga đi/ga đến: sáng (từ 0–12 giờ), chiều (sau 12-

18 giờ) và tối (sau 18–24 giờ) Trong trường hợp hành khách không có nhu cầu lựa chọn các khung giờ cụ thể thì hệ thống sẽ cung cấp toàn bộ các khung giờ và liệt kê toàn bộ các mác tàu có trong ngày từ sáng tới tối Bên cạnh đó, website mới sẽ cung cấp các thông tin một cách tổng quan nhất đối với từng mác tàu như cụ thể thời gian của từng mác tàu từ ga đi – ga đến mất bao lâu, làm cơ sở để người đi tàu chủ động sắp xếp thời gian trước khi lên tàu; thể hiện rõ số chỗ còn và giá vé của tất cả các loại chỗ giúp cho người mua thuận tiện trong việc so sánh giá vé và lựa chọn chỗ phù hợp [CITATION Anh18 \l 1033 ]. Đối với hình thức mua vé online, hành khách có thể thanh toán bằng các hình thức thu hộ như: ví điện tử Payoo, ví điện tử MoMo, VNPost và tại các ngân hàng có liên kết với Napas, hay thanh toán trực tuyến qua cổng thanh toán Ngân lượng Khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ nội địa ATM, thẻ Visa/Master hoặc quét mã QR code để liên kết thanh toán

2.4.2 Tổ chức bán vé, đại lý vé, ký kết hợp đồng và triển khai kế hoạch vận tải hành khách

2.4.2.1 Bán vé ngoài ga có các hình thức:

- Bán vé qua điện thoại:

Hành khách khi có nhu cầu mua vé gọi điện đến ga theo các số điện thoại quy định. Sau khi thống nhất phương án mua vé với nhân viên ga, nhà ga cử người đến tận nhà trao vé và thu tiền Ga được quyền thu dịch vụ đưa vé theo quy định Hình thức này có hạn chế là phạm vi phục vụ hẹp, độ tin cậy không cao [CITATION Bộm09 \l 1033 ] Để nâng cao hiệu quả của hình thức bán vé qua điện thoại, ga phải thông báo rộng rãi số điện thoại giao dịch, đồng thời nhân viên bán vé phải kiêm chức năng hướng dẫn giải đáp để giao dịch với hành khách

- Bán vé qua đại lý:

Hành khách khi có nhu cầu mua vé liên hệ với đại lý gần nhất để thoả mãn Tác nghiệp mua vé tại đây được thực hiện như ở ga hành khách

Hình thức bán vé qua đại lý có những ưu điểm nổi trội, đó là giảm thời gian đi lại của hành khách, mở rộng phạm vi phục vụ so với bán vé qua điện thoại, rất phù hợp với hành khách ở xa ga Tuy nhiên nếu không có biện pháp quản lý tốt có thể gây ra hiện tượng hành khách có nhu cầu nhưng không mua được vé trong khi vẫn còn chỗ trống Để nâng cao hiệu quả của công tác bán vé cần lựa chọn và bố trí hệ thống đại lý hợp lý trên cơ sở tín chấp hoặc thế chấp, giao quyền chủ động bán vé cho đại lý, áp dụng phương pháp nối mạng quản lý chỗ giữa các đại lý và ga, nâng cao khuyến khích vật chất cho các đại lý khi bán vé [CITATION Bộm09 \l 1033 ]

Vào thời kỳ cao điểm như dịp Tết, hè có thể áp dụng hình thức bán vé qua đại lý lưu động, tức là nhân viên nhà ga trực tiếp bán vé, thu tiền tại các điểm phát sinh luồng hành khách lớn Hình thức này cải thiện đáng kể công tác bán vé trong thời kỳ cao điểm Công ty vận tải đường sắt Sài Gòn VNR có 118 đại lý bán vé tàu hỏa trên toàn quốc, tập chung chủ yếu ở khu vực miền Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Hay Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội HARACO có khoảng

30 đại lý bán vé tập chung chủ yếu ở thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, do công tác quản lý, giám sát các đại lý bán vé đôi lúc chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng một số đại lý găm giữ vé, bán vé qua bên trung giá với mức giá cao hơn mức giá ghi trên vé, làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng phục vụ hành khách của Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

2.4.2.2 Bán vé tại ga: Đây là hình thức bán vé phổ biến nhất trong ngành đường sắt vì đáp ứng được tối đa nhu cầu của hành khách, chủ động quản lý và điều chỉnh phương án vận chuyển của ga, cho phép ga tác động vào quyết định mua vé của hành khách Tuy nhiên hình thức này làm tăng nhu cầu chiếm dụng phòng ga, tăng thời gian và sự mệt nhọc cho hành khách, tăng sự lộn xộn ở ga và chi phí phục vụ cửa vé [CITATION Bộm09 \l 1033 ]

Nội dung của hình thức này là, khi hành khách có nhu cầu mua vé, họ trực tiếp đến ga tìm hiểu thông tin và trao đổi với thư ký bán vé để được đáp ứng trong phạm vi cho phép của ga tại thời điểm đó.

Chính s"ch xúc tiAn vận chuy0n đư4ng s7t

2.5.1 Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước theo hình thức xã hội hoá

Tại Việt Nam, đường sắt do nhà nước nắm toàn quyền quản lý, nên rất khó khăn trong việc thu hút đầu tư vốn xã hội vào đường sắt vì hoạt động này không có lợi thế về thương mại do suất đầu tư lớn và không có khả năng tự hoàn vốn đầu tư Trong khi khi các phương thức vận tải khác như đường hàng không, đường bộ, đường biển được đầu tư, phát triển và đem lại mức tăng trưởng nhanh chóng thì ngành đường sắt lại chưa được đầu tư phát triển tương xứng với tiềm năng Theo Bộ Giao thông vận tải, với tổng vốn đầu tư trong thời kỳ 2016-2020 có 429.338 tỷ đồng, thì cơ cấu đầu tư cho các ngành vận tải cụ thể như sau.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành vận tải 2016-2020 (%)

(Nguồn: Bộ giao thông vận tải) Đó là vốn đầu tư nhà nước Nếu tính cả các nguồn khác thì tỷ trọng của ngành đường sắt còn ít hơn nữa Riêng lượng vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm dành cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt thì số thực cấp thấp khá xa so với nhu cầu bảo trì Năm

2015 đạt 38,1%, năm 2016 đạt 36,4%, năm 2017 đạt 36%, năm 2018 đạt 35,8%, năm

2019 đạt 40,1%, năm 2020 đạt 38,1%, bình quân 2015-2020 chỉ đạt 34,5% [CITATION Lâm21 \l 1033 ].

Theo ông Khương Thế Duy, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, lúc đầu các dự án xã hội hóa đầu tư hạ tầng đường sắt cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhưng khi tìm hiểu, cả nhà đầu tư lẫn các đơn vị được giao quản lý dự án chưa xác định được đầu tư theo phương thức nào để vừa hiệu quả vừa đúng quy định của Nhà nước Hơn nữa, việc xác định phương án thu hồi vốn cũng còn nhiều vướng mắc Chính việc thiếu cơ chế, thiếu chính sách rõ ràng, trong khi nguồn vốn đầu tư quá lớn, khiến các dự án xã hội hóa đầu tư đường sắt, nhất là lĩnh vực hạ tầng luôn trong tình trạng “ế” nhà đầu tư [CITATION Đầu18 \l 1033 ].

Với những tuyến đường sắt hiện có, theo các chuyên gia, Nhà nước cần đầu tư cầu đường, còn khu ga và các dịch vụ vận tải có thể hút vốn đầu tư xã hội hóa Kinh nghiệm một số nước cho thấy, nhà đầu tư có thể đầu tư xây các nhà ga thành công trình phức hợp như các tòa cao ốc, đường sắt sẽ sử dụng 4-5 tầng nổi và vài tầng chìm để cung cấp các dịch vụ tiện ích cho hành khách đi tàu, cung cấp dịch vụ chạy tàu và kết nối với Metro, xe buýt, cung cấp các dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm [CITATION Đầu18 \l 1033 ] Đây là những lĩnh vực dễ tính bài toán hiệu quả đầu tư, có lợi nhuận nên khả năng sẽ thu hút các nhà đầu tư hơn. Để có nguồn vốn dồi dào cũng như kỹ thuật tiên tiến từ các doanh nghiệp tư nhân, một số nước trên thế giới đã thực hiện chiến lược tư nhân hóa đường sắt như Mỹ, Nhật Bản,… Trong khi hệ thống đường sắt của nhiều nước sống chật vật nhờ nguồn trợ cấp quốc gia thì đường sắt Nhật kinh doanh với lợi nhuận khổng lồ, đồng thời phát triển công nghệ đường sắt cao tốc bậc nhất thế giới Đường sắt Quốc gia Nhật Bản chứng kiến sự phát triển vượt bậc kể từ khi tư nhân hoá vào năm 1987, phân chia thành 6 công ty đường sắt khu vực và 1 công ty chuyên chở hàng Hiện tại, 5 trong 6 công ty là JR East, JR Central, JR West, JR Kyushu, và JR Freight làm ăn phát đạt 4 đơn vị JR East, West, Central, và Kyushu đã niêm yết trên sàn chứng khoán [ CITATION Kin20 \l 1033 ]. Cái lợi đầu tiên mà việc tư nhân hoá đem lại đó là cho phép các công ty đường sắt này được vận hành các hoạt động kinh doanh khác ngoài đường sắt như bất động sản, thương mại, từ đó lấy lợi nhuận của những lĩnh vực này bù đắp cũng như đầu tư vào các tuyến đường sắt lợi nhuận thấp, đồng thời có thể giúp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước theo hình thức xã hội hóa.

2.5.2 Xây dựng cơ chế linh hoạt thời gian thuê đất đối với đất công trình kết cấu hạ tầng đường sắt không liên quan trực tiếp đến chạy tàu

Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm tài sản kết cấu hạ tầng trực tiếp liên quan đến chạy tàu và tài sản kết cấu hạ tầng không trực tiếp liên quan đến chạy tàu. Theo Nghị định số 46/2018/NĐ-CP ngày 14/03/2018 của Chính phủ quy định, đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia liên quan trực tiếp đến chạy tàu (trừ tài sản là ga), giá cho thuê quyền khai thác tài sản được xác định trên cơ sở chiều dài hành trình, lợi thế của tuyến khai thác và các yếu tố khác tác động đến khả năng khai thác của tài sản trong thời gian cho thuê. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không liên quan trực tiếp đến chạy tàu, giá cho thuê quyền khai thác tài sản được xác định phù hợp với giá cho thuê trên thị trường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tại thời điểm cho thuê và tương đương với mục đích cho thuê.

Giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia quy định là giá cho thuê trong trường hợp cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuê hoặc là giá khởi điểm để đấu giá lựa chọn doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản.

Giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm chuyển nhượng theo đánh giá lại, thời gian tính hao mòn tài sản còn lại, giá trị đầu tư bổ sung, doanh thu và chi phí ước tính từ việc khai thác tài sản trong thời hạn chuyển nhượng.

Chính s"ch quan hệ với c"c doanh nghiệp điều hành tour

Trong vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt với các loại hình vận chuyển khác, ngành đường sắt đã nỗ lực chuyển mình, “khoác áo mới” và bắt tay với các hãng lữ hành để giành thị phần Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các công ty thành viên đã nỗ lực ký kết các hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp du lịch lữ hành, đặc biệt là tại khu vực phía Nam Điển hình là Công ty vận tải đường sắt Sài Gòn SRT, công ty đã ký kết hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp du lịch lữ hành như Du lịch TIIM, Du lịch Việt Nam

Hà Nội, Du lịch đường sắt Sài Gòn, ivivu.com, Trung tâm du lịch Đầm Sen, Du lịch Cánh Chim Việt,

Tối 19/6/2020, tại Ga Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động Kích cầu du lịch đường sắt hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” Buổi lễ do Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Câu lạc bộ lữ hành Unesco Hà Nội phối hợp tổ chức đã thu hút sự quan tâm của hơn 60 doanh nghiệp lữ hành là Hội viên của Câu lạc bộ lữ hành Unesco Hà Nội.

Chương trình kích cầu du lịch bằng đường sắt được tổ chức nhằm thúc đẩy du lịch nội địa, đẩy mạnh các hoạt động, quảng bá hình ảnh của Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội tới với mọi vùng miền Trong đó, phải kể đến sự tích cực tham gia, phối hợp cùng các doanh nghiệp du lịch cung cấp gói sản phẩm du lịch, cùng đó nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh dịch vụ với mục tiêu giá rẻ nhưng chất lượng không giảm của Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội.

Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội đã cho ra các sản phẩm như: kết hợp với các đơn vị du lịch, lữ hành xây dựng các tour du lịch trọn gói bằng phương tiện tàu hỏa với mức giá hợp lý phục vụ khách đến các điểm như Sapa, Đồng Hới, Huế và các điểm du lịch có tuyến đường sắt qua; lập các đoàn tàu riêng với chủng loại toa xe, hành trình chạy tàu theo nhu cầu của hành khách; ký thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp vụ lữ hành để cung cấp các dịch vụ vận tải đường sắt với những ưu đãi lớn về giá vé [ CITATION Kíc20 \l 1033 ].

Với phương châm “Kết nối- Chia sẻ- Đồng hành- Chia sẻ- Lan tỏa, Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Hà Nội và Câu Lạc Bộ Lữ hành Unesco đã cùng nhau ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch để thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa bằng đường sắt năm 2020 Câu lạc bộ kêu gọi và định hướng các doanh nghiệp lữ hành,điểm đến kết hợp ngành đường sắt liên kết tạo thành khối liên minh của ngành du lịch, không chỉ giữ nguyên chất lượng dịch vụ mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ Cùng đó, có cơ chế giám sát thực hiện các chương trình kích cầu một cách bài bản, có chất lượng, giữ vững niềm tin của du khách cũng như của doanh nghiệp lữ hành [ CITATION Kíc20 \l

QUY TRÌNH PHỤC VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH

Quy trình ph,c v, tại ga xuất ph"t

Căn cứ vào khả năng chuẩn bị vé của hành khách phân thành 2 loại: hành khách đã có vé đi tàu và hành khách đến ga mua vé để đi ngay

 Hành khách đến ga mua vé để đi ngay: Đối tượng này thường là những người đi tàu đường ngắn hoặc tàu đô thị Đối với họ, các yêu cầu về loại tàu, chỗ ngồi không quan trọng mà quan trọng nhất là khả năng thỏa mãn nhu cầu di chuyển, vì vậy họ không mất nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin và sử dụng hệ thống chỉ dẫn giải đáp dành cho hành khách đi tàu

Quá trình tác nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau:

Hành khách đến ga → Tìm hiểu thông tin → Mua vé → Làm thủ tục gửi hành lý ký gửi

→ Ngồi chờ trong phòng đợi → Qua cửa soát vé → Lên tàu tìm chỗ ngồi → Ổn định chỗ ngồi [CITATION sắt09 \l 1033 ]

 Hành khách đến ga đã có vé đi tàu: Đối tượng này thường là những người đi tàu đường dài hoặc liên vận Do thời gian di chuyển dài, hành lý nhiều, giá vé cao nên họ rất quan tâm tìm hiểu thông tin để lựa chọn phương án tối ưu cho bản thân, bao gồm cả những thông tin liên quan đến hành lý, bao gửi Quá trình thực hiện nhu cầu di chuyển của họ gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: đến ga mua vé Đây là giai đoạn hành khách mất khá nhiều thời gian và có thể diễn ra trước vài ngày, thậm chí hàng tuần, hàng tháng trước khi tàu chạy Thông tin trong giai đoạn này là rất quan trọng và đôi khi cung cách phục vụ, cung cấp thông tin quyết định đến việc lựa chọn phương án di chuyển của hành khách

Quá trình tác nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau:

Hành khách đến ga → Tìm hiểu thông tin → Mua vé → Trở về nhà [CITATION sắt09 \l 1033 ].

Giai đoạn 2: hành khách đến ga để đi tàu Thời điểm hành khách đến ga diễn ra ngay trước khi tàu chạy, nhu cầu phục vụ chủ yếu lúc này là gửi hành lý ký gửi, tìm hiểu thông tin thay đổi về giờ tàu chạy

Quá trình tác nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau:

Hành khách đến ga → Tìm hiểu thông tin → Làm thủ tục gửi hành lý ký gửi →Ngồi chờ trong phòng đợi → Qua cửa soát vé → Lên tàu tìm chỗ ngồi → Ổn định chỗ ngồi[CITATION sắt09 \l 1033 ].

Quy trình ph,c v, đối với hành kh"ch tại ga trung chuy0n

Những hành khách phải di chuyển liên tuyến hoặc vì lý do gì đó không thể mua được vé đi thẳng từ ga đi đến ga đến thì phải chuyển tàu ở ga trung chuyển Các đối tượng này cũng gồm 2 loại đã có và chưa có vé của chuyến tàu tiếp theo

 Đối với hành khách trung chuyển đã có vé đi tiếp:

Nhu cầu quan trọng nhất của họ là tìm hiểu thông tin liên quan đến hành trình tiếp theo, tác nghiệp hành lý và chờ đợi trong phòng chờ để đi chuyến tàu sau

Quá trình tác nghiệp thể hiện trên sơ đồ:

Hành khách xuống tàu → Nhận hành lý ký gửi từ đoàn tàu trước → Tìm hiểu thông tin → Làm thủ tục gửi hành lý ký gửi gửi theo đoàn tàu tiếp theo → Ngồi chờ trong phòng đợi → Qua cửa soát vé → Lên tàu tìm chỗ ngồi → Ổn định chỗ ngồi [CITATION sắt09 \l 1033 ]

 Đối với hành khách trung chuyển chưa có vé đi tiếp

Nhu cầu quan trọng nhất của họ là tìm hiểu thông tin liên quan đến hành trình tiếp theo, mua vé và chuẩn bị cho hành trình

Quá trình tác nghiệp thể hiện trên sơ đồ:

Hành khách xuống tàu → Nhận hành lý ký gửi từ đoàn tàu trước → Tìm hiểu thông tin → Mua vé → Làm thủ tục gửi hành lý ký gửi gửi theo đoàn tàu tiếp theo → Ngồi chờ trong phòng đợi → Qua cửa soát vé → Lên tàu tìm chỗ ngồi → Ổn định chỗ ngồi[CITATION sắt09 \l 1033 ].

Quy trình ph,c v, tại ga đAn

Các đối tượng hành khách khi xuống tàu ở ga đến đều có cùng nội dung tác nghiệp.Tuy nhiên, tùy theo hành khách có gửi hành lý ký gửi hay không mà phát sinh tác nghiệp nhận hành lý ở ga đến Quá trình tác nghiệp ở ga một cách khoa học cho phép phân công chính xác nhiệm vụ cho các bộ phận trong ga, tạo điều kiện di chuyển luồng khách thuận chiều, không giao cắt, giảm thời gian chờ đợi của hành khách, tăng năng lực tác nghiệp của các bộ phận trong ga.

VẬN CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT Ở VIỆT NAM

Tổng quan đư4ng s7t Việt Nam

Đường sắt là một trong những ngành công nghiệp lâu đời đầy triển vọng của ViệtNam, tuyến đường đầu tiên ở Việt Nam cũng như ở Đông Dương thời bấy giờ là tuyến Sài

Gòn – Mỹ Tho dài 70km do người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1881 với mục đích chính để khai thác vùng đất giàu có ở Đồng bằng sông Cửu Long Tất cả nguyên vật liệu đều được gửi từ Pháp sang, thậm chí các nhà thầu còn phải đặt hãng Eiffel (Pháp) chế tạo

2 cây cầu sắt là Bến Lức bắc qua sông Vàm Cỏ Đông và cầu Tân An bắc qua sông Vàm

Cỏ Tây để xe lửa qua sông Ngày 20/07/1885, chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn tới trung tâm thành phố Mỹ Tho, đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam, một bước vọt về giao thông, khi mà ngày đó phương thức vận chuyển chủ yếu là ghe thuyền và ngựa. Đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài

4161km với 2651km là đường chính tuyến, gồm các tuyến đường sắt chính nối liền 34 tỉnh thành như:

- Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh (dài

- Hà Nội - Quán Triều Hà Nội – Thái

Nguyên, Đông Anh Quán Triều

- Kép - Uông Bí - Hạ Long

- Tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Bắc

Kinh (Trung Quốc), qua ga Đồng Đăng (Lạng Sơn). Đường sắt Việt Nam với hệ thống nhà ga có 260 ga trên tuyến, với hạ tầng khá cũ, chiều dài đường ga ngắn chỉ từ 350m – 400m Hệ thống thông tin tín hiệu các tuyến lỗi thời, không đồng bộ về công nghệ kỹ thuật Gần 300 đầu máy đang hoạt động với 90% tuổi đời từ 30 năm trở lên.

Với mong muốn ngành du lịch đường sắt ngày càng phát triển, nhằm quảng bá rộng rãi văn hóa Việt Nam tới tất cả người dân cũng như các nước trên thế giới, để đáp ứng nhu cầu của khách ngành Đường sắt du lịch ở Việt Nam ngày càng được chú trọng để phát triển hơn Các công ty đường sắt đang đẩy mạnh việc đầu tư, cải thiện nội thất phù hợp với thời đại, củng cố chất lượng dịch vụ, năng lực tiếp cận điểm đến du lịch, hay là có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ giá vé,…

Nhà ga đư4ng s7t tại c"c đi0m du l)ch quốc gia Việt Nam

Với 2651km đường sắt chính tuyến, các tuyến nối liền 34 tỉnh thành, hệ thống hơn

260 nhà ga trên khắp cả nước, chính vì vậy có khá nhiều điểm du lịch nổi tiếng mà du khách có thể sử dụng đường sắt để di chuyển, đặc biệt là những thành phố du lịch nổi tiếng nằm trên trục đường sắt Bắc Nam như Sapa, Hải Phòng, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng,

… Sau đây là nhà ga đường sắt tại các điểm du lịch quốc gia Việt Nam:

Ga Hà Nội: là đầu mối quan trọng của ngành đường sắt Việt Nam nói chung và ngành du lịch đường sắt nói riêng Nhà ga ngày nay rất hiện đại, văn minh với hệ thống phòng đợi tàu, phòng đợi khách, liên vận quốc tế khang trang, lịch sự, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị như bảng chỉ dẫn điện tử, hệ thống internet không dây phục vụ hành khách đi tàu hiện đại,… Hệ thống quản lý, đặt chỗ bán vé tự động ngày càng phát huy hiệu quả, đặc biệt trong công tác bán vé.

Ga Sài Gòn: ga Sài Gòn là một nhà ga xe lửa lớn của Việt Nam tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 1 km Ga Sài Gòn là nhà ga cuối cùng trên tuyến đường sắt Bắc Nam, là điểm cuối của đnnường sắt Việt Nam Đây là một trong những ga quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc Nam do là ga đầu mối của khu vực Nam bộ đi các tỉnh Trung bộ và Bắc bộ

Ga Huế: một trong những nhà ga tàu hỏa cổ nhất tại Việt Nam Nằm trong lòng thành phố, ga Huế được người Pháp xây dựng từ năm 1908, ban đầu ga Huế có tên là ga Trường Súng Qua bao thăng trầm của lịch sử, sự hủy hoại của chiến tranh, bào mòn của thời gian nhưng đến nay ga Huế vẫn giữ được vẻ đẹp đậm nét cổ kính của mình Quần thể nhà ga bao gồm ga đưa đón khách, một ga tiếp nhận hàng hóa, một số phòng làm việc, những cơ xưởng hỏa xa và khách sạn liền kề.

Ga Đà Lạt: Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã không còn sử dụng để vận chuyển mà là nhà ga phục vụ du lịch Với tuyến đường 7 km, tàu sẽ đưa du khách khám phá phố núi Tuy chạy tốc độ rất chậm và đầu tàu kêu to, thế nhưng, đây là nơi hấp dẫn của nhà ga phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh trên đường đi Điểm cuối cùng khách tham quan là Chùa Linh Phước – hay còn được gọi là chùa Ve Chai – một kiến trúc Phật giáo đặc sắc và cùng khám phá thị trấn Trại Mát.

Ngoài các nhà ga được giới thiệu ở trên, giao thông đường sắt của nước ta phủ khắp đất nước, có hơn 260 nhà ga ở trên 34 tình thành bao gồm nhiều nơi du lịch rất tuyệt đẹp như Sapa – Lào Cai, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né, Vinh,… Sẽ rất tuyệt vời khi những ai muốn trải nghiệm phong cách hoài cổ nhưng lại vừa tiết kiệm chi phí khi đi du lịch bằng tàu hỏa tới các nơi này.

D)ch v, vận chuy0n du l)ch của đư4ng s7t Việt Nam

Ở Việt Nam, tàu hỏa vẫn là một phương tiện di chuyển đường dài an toàn và thoải mái Những năm gần đây, việc lựa chọn tàu hỏa làm phương tiện du lịch đang dần trở nên phổ biến hơn, đặc biệt đối với các bạn trẻ thích khám phá Hình thức di chuyển này thuận tiện, không tốn quá nhiều kinh phí Trên hành trình của mình, các du khách sẽ có cơ hội ngắm những cung đường tuyệt đẹp của đất nước Tàu hỏa lăn bánh từ từ, đủ để các bạn ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến du lịch đến những vùng đất xa.

Du lịch đường sắt Việt Nam có nhiểu ưu điểm như: độ an toàn, thân thiện môi trường, thuận tiện cho việc quan sát dọc tuyến đường đi, tìm hiểu lịch sử dọc tuyến kết hợp với sự trải nghiệm khám phá dọc tuyến đường; tốc độ nhanh, ổn định, mức độ an toàn và tiện nghi cao nên tiết kiệm thời gian; khả năng chuyên chở khối lượng hàng hoá, hành khách lớn, hàng quá khổ, hàng siêu trường, siêu trọng, giá thành vận chuyển thấp đối với hàng siêu trường, siêu trọng; ít phụ thuộc vào yếu tố thời tiết; có mức độ ô nhiễm, tác động đến môi trường thấp

Ngành Đường sắt Việt Nam đã thường xuyên đầu tư, nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ trên các chuyến tàu, tuy nhiên không thể phủ nhận một thực tế là chất lượng sản phẩm du lịch đường sắt ở nước ta còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách đặc biệt là du khách quốc tế So với các nước phát triển du lịch, du lịch đường sắt nước ta nhìn chung còn chậm phát triển Hạ tầng giao thông đường sắt (nền đường, khổ đường) hạn chế khiến tốc độ chạy tàu chậm so với các phương tiện giao thông khác, chất lượng dịch vụ trên các đoàn tàu du lịch còn nhiều bất cập Hệ thống giao thông đường sắt tại Việt Nam ngày càng tụt hậu so với thế giới và đến nay thì có thể nói là đã quá lạc hậu Đường sắt của chúng ta hiện nay đang ở nền tảng công nghệ thứ hai, đó là công nghệ diezen, công nghệ ban đầu đó là đầu máy hơi nước Hiện nay, các nước phát triển họ đưa công nghệ lần thứ ba, đó là công nghệ điện khí hóa, thứ tư là điện từ và bây giờ người ta còn đang nghiên cứu đến đường sắt chạy trong đường ống Như vậy, rõ ràng nền tảng công nghệ của chúng ta cách đây cả một thời gian quá dài, trong khi khoa học công nghệ phát triển như vậy thì chúng ta là lạc hậu.

Bên cạnh đó, sự phối kết hợp giữa du lịch và đường sắt còn lỏng lẻo, các quy định pháp luật và chính sách phát triển ngành chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai ngành phối hợp triển khai kinh doanh Vì thế, lượng du khách lựa chọn đi du lịch bằng đường sắt đạt tỷ lệ thấp so với các phương tiện giao thông khác.

Biểu đồ 4.1: Thị phần hành khách và vận tải hàng hóa của các loại hình (%)

3,57% thị phần vận tải hành khách là con số rất đáng nói với vận tải đường sắt khi còn quá nhỏ bé so với 77% của vận tải đường bộ Đáng buồn là ngành đường sắt có mặt rất lâu đời ở Việt Nhưng giờ đây, khi nhu cầu vận tải càng lớn, thị phần của đường sắt càng "teo" đi (Nguồn: VTV)

Theo thống kê, năm 2019, đường sắt mới chỉ vận chuyển tương đương hơn 10% lượng khách du lịch, với tổng doanh thu tương đương 0,53% Đây là con số rất khiêm tốn so với mạng lưới 15 tuyến đường sắt đi qua 34 tỉnh, thành phố, nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khắp Bắc, Trung, Nam Mặc dù du lịch đường sắt có nhiều lợi thế nhưng du khách không mặn mà với loại hình du lịch này Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thừa nhận, so với các nước có ngành

"công nghiệp không khói" phát triển, du lịch đường sắt nước ta còn nhiều bất cập Theo đánh giá của các hãng lữ hành, ở Việt Nam mới chỉ có vận tải hành khách bằng tàu hỏa chứ chưa thực sự có sản phẩm du lịch đường sắt Bởi, muốn trở thành sản phẩm du lịch thì trước hết phải đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ Về điều này, ngành đường sắt hiện chưa làm được Thêm vào đó, hình thức đặt vé tàu cũng chưa thông thoáng, gây khó khăn cho doanh nghiệp lữ hành Nếu như với hàng không, việc đặt chỗ có thể tiến hành trước cả năm, thì hiện nay ngành đường sắt vẫn chưa áp dụng hình thức này Điều đó khiến cho các đoàn khách quốc tế, vốn có thói quen đăng ký tour sớm, rất khó đặt vé trước. Để thu hút khách du lịch, ngành Đường sắt cần đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ trên các đoàn tàu, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, đảm bảo giờ chạy đúng quy định, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại hơn, điều chỉnh giá vé phù hợp, đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ trên tàu văn minh, thân thiện, hiểu biết, có trình độ ngoại ngữ… Bên cạnh đó, việc xếp hạng "sao" cho các toa tàu du lịch đạt chuẩn và đề ra mức giá tương ứng cũng là vấn đề quan trọng cần nghiên cứu trong thời gian tới Bằng kinh nghiệm thực tế và những hiểu biết sâu rộng về tâm lý, thị hiếu du khách, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp du lịch sẵn sàng chia sẻ, “bắt tay” với ngành đường sắt để tạo ra những sản phẩm du lịch đường sắt hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Nắm được xu thế, một số nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển du lịch bằng đường sắt đang ngày càng đẩy mạnh việc tu sửa nội thất, nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ du khách như King Express, Tàu hạng sang The Vietage,…

Tiềm năng ph"t tri0n th) trư4ng d)ch v, du l)ch bằng đư4ng s7t tại Việt Nam

 Tiềm năng của hệ thống kho bãi của các ga, nơi trung chuyển kết nối vận tải, điểm đến du lịch

Về vị trí địa lý của các nhà ga thường nằm tại các trung tâm tỉnh thành phố, rất thuận tiện cho di chuyển đến các điểm đến du lịch của địa phương Ví dụ việc khai thác tuyến đường sắt Hà Nội - Quy Nhơn, Quy Nhơn là một địa danh thuộc Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc Nam, khai thác đường sắt đến đây có thể kết hợp với nhiều hoạt động các loại hình nghệ thuật như tuồng, bài chòi… với bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, với những bãi tắm đẹp và các danh lam thắng cảnh của Bình Định: Quy Nhơn, Tam Quan, Đảo Yến, bãi tắm Hoàng Hậu,

Khai thác các cung đường tuyê •t đẹp của các tuyến đường sắt là một tiềm năng lớn trong phát triển du lịch Tuyến đường sắt Bắc Nam dài 1726 km chạy qua 21 tỉnh, thành phố đi qua nhiều địa danh du lịch nổi tiếng Tuyến đường sắt này đã được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet bình chọn đứng đầu danh sách 8 hành trình du lịch tàu hỏa đáng trải nghiệm nhất thế giới (năm 2018); được Hãng tin Sputnik (Nga) bình chọn là một trong 10 tuyến đường sắt đẹp nhất thế giới (năm 2019).

 Xu hướng du lịch bằng đường sắt tại Việt Nam

Xu hướng đi du lịch bằng đường sắt tăng do loại hình du lịch xanh, du lịch sinh thái, khám phá bảo vê • môi trường, du lịch khám phá cô •i nguồn tăng cao Vận tải đường sắt được xem là loại hình di chuyển hiệu quả thân thiện với môi trường hơn so với các loại hình vận tải khác (như vận tải ô tô, vận tải đường thủy, ), vận chuyển khối lượng lớn đi xa, giá thành rẻ, ít ảnh hưởng của thời tiết,… và lượng khí thải tác động đến môi trường tính trên một đơn vị vận chuyển thấp Như vậy di chuyển bằng đường sắt giúp bảo vệ môi trường, mức độ ô nhiễm, tác động đến môi sinh, môi trường thấp Các tuyến đường sắt có lịch sử lâu đời, gắn liền với các cuô •c kháng chiến chống Pháp chống Mỹ, lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử cũng như nhiều câu chuyê •n lịch sử trường kỳ, kết hợp giữa du lịch và tìm hiểu văn hóa cô •i nguồn, du khách có thể vừa ngồi trên chuyến tàu băng qua dãy Trường Sơn hùng vĩ, vừa ngắm nhìn cảnh sắc núi rừng vừa được nghe kể lại những năm tháng hào hùng dân tô •c.

 Quan hệ hợp tác, ký kết đang được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm phát huy tiềm năng của du lịch đường sắt

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải, không ngừng đáp ứng các nhu cầu của hành khách, ngành đường sắt thời gian qua đã ký kết với các hiệp hội du lịch, đơn vị lữ hành để đưa ra những tour du lịch bằng đường sắt hấp dẫn Đây chính là những bước đi cụ thể để vận tải đường sắt hướng tới kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch. Các công ty lữ hành tham gia chương trình kích cầu du lịch bằng tàu hỏa được hưởng các chính sách ưu đãi như: Được hỗ trợ về giá, chỗ và các phát sinh khác theo đúng quy định của chương trình để phục vụ khách du lịch, được quảng cáo, giới thiệu tour du lịch khuyến mãi để thu hút khách hàng… Những tín hiệu tích cực từ sự kết nối giữa doanh nghiệp du lịch và ngành đường sắt đã mang lại hiệu quả rõ rệt đối với ngành đường sắt.

 Những nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, cái thiện cơ sở hạ tầng để phát huy tiềm năng

Với hiện trạng đầy khó khăn và thách thức trong nội tại, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các loại hình vận tải khác, cùng sự hội nhập, phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Nhận thức được những ưu điểm vượt trội của vận tải đường sắt, cũng như tầm quan trọng trong việc cần phải duy trì, phát triển hệ thống đường sắt. Ngành đường sắt Việt Nam đang từng bước phát huy các thế mạnh, đồng thời nhìn thẳng vào những nhược điểm, tồn tại để đưa ra những giải pháp phát triển:

Ngành đường sắt đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đối với hành khách sử dụng vận tải đường sắt thông qua nhiều hình thức, cụ thể như: Hiện Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã thuê đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp tại các nhà ga với quy trình vệ sinh được niêm yết, thực hiện chặt chẽ, qua đó bước đầu đã có sự cải thiện rõ rệt. Để đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, ngành cũng đang tiến hành đóng hàng loạt tàu mới thay thế những đoàn tàu lạc hậu từ 20-30 năm trước VNR cho biết, hiện ngành đang có dự án đầu tư 100 đầu máy mới nâng cao năng lực sức kéo và giảm chi phí nhiên liệu so với việc sử dụng các đầu máy cũ hiện nay… Ngành dự kiến sẽ lắp toàn bộ hệ thống thiết bị định vị GPS trên tất cả các đầu máy, một mặt kiểm soát quá trình vận hành của đầu máy đồng thời cũng sẽ giúp kiểm soát toàn bộ các đường ngang có gác chắn và có lắp camera để từ đó tích hợp lên trên đầu máy Khi đó người lái tàu sẽ chủ động hơn trong việc kiểm soát mức độ an toàn khi qua các đường ngang.

VẬN CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT Ở THẾ GIỚI

Kh"i qu"t vận chuy0n du l)ch đư4ng s7t ở thA giới

Trong một thế giới ngày càng đô thị hóa, việc đi lại bằng đường sắt rất phù hợp với nhu cầu đô thị Đường sắt tốc độ cao có thể thay thế cho việc di chuyển bằng đường hàng không trong khoảng cách ngắn, đường sắt thông thường và đường sắt vận chuyển hàng hóa có thể bổ sung cho các phương thức vận tải khác để cung cấp khả năng di chuyển hiệu quả

Tuy nhiên, đường sắt chiếm tỷ trọng giao thông đang bị thu hẹp ở nhiều nước đang phát triển, nơi dịch vụ đường sắt thường không có khả năng cạnh tranh và kém tích hợp với các hình thức vận tải khác

Biều đồ 5.1: Du lịch quốc tế inbound theo phương thức vận tải 2019 (%)

Theo hình 5.1, có thể thấy khách du lịch quốc tế di chuyển bằng đường sắt chỉ chiếm 1%, đây là con số nhất nhỏ bé so với 59% của đường hàng không Những con số cho thấy, đường sắt đang phát triển không xứng so với những tiềm năng mà đường sắt mang lại. Hầu hết các mạng lưới đường sắt thông thường ngày nay đều nằm ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Nhật Bản Những khu vực này chiếm khoảng 90% lượng hành khách toàn cầu di chuyển trên đường sắt thông thường, với Ấn Độ dẫn đầu với 39%,tiếp theo là Trung Quốc với 27%, Nhật Bản là 11% và Liên minh châu Âu là 9%[CITATION Kar21 \l 1033 ] Tuy nhiên, đường sắt thông thường đã có rất ít thay đổi ở các khu vực này trong những thập kỷ qua.

Quy mô thị trường hệ thống đường sắt toàn cầu được định giá là 24,72 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến đạt 37,36 tỷ USD vào năm 2026, đạt tốc độ CAGR (tốc độ tăng trưởng hằng năm kép) là 5,4% từ năm 2019 đến năm 2026 [CITATION Kar21 \l 1033 ]. Châu Âu chiếm thị phần cao nhất trong thị trường hệ thống đường sắt toàn cầu vào năm

2018, về doanh thu, Châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng đáng kể trong quá trình dự báo thị trường hệ thống đường sắt.

D)ch v, vận chuy0n du l)ch đư4ng s7t trên thA giới

Du lịch đường sắt gần đây đã trở nên phổ biến, các mạng lưới đường sắt trên thế giới đang được mở rộng và có những bước tiến phát triển lớn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như khách du lịch của nhiều quốc gia.

5.2.1 Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Úc, Trung Đông

Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Úc, Trung Đông là những khu vực có mạng lưới đường sắt dày đặc với nhu cầu vận chuyển của toàn xã hội ngày được mở rộng, chiếm phần lớn tổng số khách sử dụng dịch vụ đường sắt trên toàn thế giới và vươn lên dẫn đầu trong ngành vận chuyển đường sắt

Các quốc gia trong khu vực Châu Á đã và đang có những chính sách, triển khai, xây dựng các dự án đường sắt phục vụ cho nhu cầu đi lại của khách du lịch như hệ thống tàu cao tốc ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, tàu điện ngầm của Ấn Độ, giúp thúc đẩy thị trường du lịch đường sắt ở Châu Á.

Nhật Bản là một trong số nhiều quốc gia phát triển mạnh mẽ về hệ thống cũng như dịch vụ vận chuyển đường sắt ở Châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung Nhật Bản rất tích cực trong việc mở rộng các mạng lưới đường sắt, ứng dụng triệt để các công nghệ hiện đại vào việc chế tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng Sự phát triển của các tour du lịch theo đoàn bằng đường sắt có lẽ đã góp phần rất lớn vào việc hình thành ngành du lịch nội địa hiện đại, thể hiện qua sự tăng trưởng du lịch nội địa Nhật Bản và sự ra đời của các doanh nghiệp lữ hành Năm 2019, Nhật Bản có số lượng du khách nước ngoài cao kỷ lục, đánh dấu tròn 10 năm tăng trưởng trong lĩnh vực du lịch của quốc gia, với nhiều du khách quốc tế sử dụng đường sắt Nhật Bản hơn bất kỳ năm nào khác trong suốt thập kỷ và xếp vị trí dẫn đầu về quốc gia có dịch vụ vận chuyển đường sắt hiệu quả nhất

Trung Quốc được dự báo trở thành quốc gia dẫn đầu thị trường vận chuyển đường sắt trong tương lai với mạng lưới đường sắt bao phủ khắp cả nước, cơ sở hạ tầng tiên tiến hiện đại, cùng những nguồn vốn đầu tư lớn từ chính phủ cũng như các doanh nghiệp.Mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc được biết đến là dịch vụ rẻ, an toàn và thoải mái, cung cấp không gian rộng rãi, chất lượng dịch vụ cao, đa dạng các chuyến đi phù hợp với nhu cầu, lịch trình cá nhân Chính vì thế, hằng năm, du lịch bằng đường sắt là cách thức phổ biến và thu hút nhất đối với du khách khi đến thăm quan Trung Quốc, đặc biệt số lượng hành khách đi tàu ở đây đạt con số 3,66 tỉ người vào năm 2019 [CITATION Vol21 \l 1033 ]

Vận chuyển đường sắt đóng vai trò quan trọng trong ngành vận tải ở Úc, được chính phủ và các tiểu bang chú trọng đầu tư , nâng cấp xây dựng và phát triển Vận chuyển hàng hóa của Úc đã tăng lên 759,6 tỷ tấn net (ntk) vào năm 2019 Năm 2018, mạng lưới đã mở rộng hơn 21.000 tuyến đường, với hơn 962 triệu chuyến đi đã được thực hiện, lượng hành khách vận chuyển bằng đường sắt của Úc là 17.585,9 triệu lượt khách.

Vận chuyển đường sắt được hình thành và phát triển lâu đời tại Châu Âu, chiếm vị trí cốt lõi trong lĩnh vực vận chuyển tổng thể của khu vực này, là động lực thúc đẩy những thay đổi kinh tế và xã hội quan trọng ở châu Âu Ngày nay, giao thông đường sắt tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của lục địa Vào năm 2019, ước tính có khoảng 643 tỷ lượt khách trên các tuyến đường sắt châu Âu, đưa khu vực này trở thành thị trường vận tải hành khách đường sắt lớn thứ hai trên thế giới Châu Âu có thị trường tiếp cận đường sắt lớn nhất trên thế giới, với giá trị trung bình hàng năm ước tính là 53,8 tỷ euro trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 [CITATION Rai21 \l 1033 ] Đức là một trong những nền kinh tế phát triển bậc nhất ở Châu Âu, cũng là quốc gia có sự đầu tư lớn vào cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là giao thông Trong đó, cơ sở hạ tầng đường sắt của Đức trở thành một mạng lưới bao phủ rộng khắp nước Đức và là hệ thống đường sắt phát triển, hiện đại bậc nhất thế giới Chính vì vậy, Đức luôn tận dụng tiềm năng, thế mạnh của mình để thu hút khách du lịch quốc tế cũng như nội địa, các dịch vụ du lịch đường sắt ở đây luôn được chú trọng và đầu tư, đem lại trải nghiệm tốt cho du khách, mở rộng tiềm năng phát triển du lịch đường sắt tại đây.

Châu Mỹ là một trong những khu vực có hệ thống giao thông đường sắt tiên tiến, có tính hội nhập cao, các mạng lưới đường sắt được xây dựng, duy trì và hoạt động với quy mô lớn, đặc biệt tại những quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada Trong năm 2019, ước tính có khoảng 26,85 tỷ lượt khách trên các tuyến đường sắt ở Bắc và Nam Mỹ, vận chuyển 2,5 nghìn tỷ tấn-km hàng hóa ở Hoa Kỳ, Brazil, Canada, Argentina và Uruguay.Tuy nhiên, lưu lượng hành khách ở khu vực này lại chiếm chưa đến một phần trăm số lượt khách đi bằng đường sắt trên toàn thế giới trong năm đó [CITATION Sal21 \l 1033 ].

Hệ thống đường sắt của Hoa Kỳ trải dài gần 250.000 km, trở thành mạng lưới lớn nhất trên thế giới, cung cấp các tuyến đường cho các dịch vụ vận chuyển cho người tiêu dùng địa phương và khách du lịch trong và ngoài nước Mặc dù nổi tiếng là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới nhưng Mỹ vẫn tiếp tục xếp dưới nhiều khu vực toàn cầu về lưu lượng hành khách đường sắt, mặc dù dân số đông hơn 300 triệu người [CITATION Sal21 \l 1033 ].

Hiện nay, vận chuyển đường sắt ở Châu Phi vẫn chưa thực sự phát triển và tụt hậu so với nhiều khu vực khác trên thế giới Theo thống kê, ước tính chỉ có khoảng dưới 22 tỷ lượt khách sử dụng đường sắt ở Châu Phi, hoạt động vận chuyển hàng hóa chỉ đạt hơn

150 tỷ tấn km trong năm 2019 [CITATION Car21 \l 1033 ] [CITATION Sal211 \l 1033 ]. Nền kinh tế yếu kém, cơ sở hạ tầng lạc hậu, không được đầu tư về cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ thuật công nghệ cũng là một trong những khó khăn , thách thức khiến cho vận chuyển đường sắt ở Châu Phi chưa phát huy được tiềm năng và sức mạnh của mình.

Một số nhà điều hành vận chuy0n đư4ng s7t lớn trên thA giới

 Deutsche Bahn (Công ty cổ phần Đường sắt Đức)

Deutsche Bahn là một công ty vận tải đường sắt Đức có trụ sở tại Berlin Tập đoàn này có hơn 1.000 công ty con Các công ty con nổi tiếng nhất trong giao thông vận tải đường sắt là DB Regio (vận tải hành khách), DB Fernverkehr (vận chuyển hành khách đường xa) và DB Cargo (vận tải hàng hóa), DB Netz sở hữu và điều hành cơ sở hạ tầng đường sắt, và có mạng lưới đường sắt lớn nhất ở châu Âu Lượng hành khách tăng nhẹ lên 2,6 tỷ lượt vào năm 2019 từ 2,58 tỷ lượt trong năm trước Lưu lượng hành khách đường dài của công ty lần đầu tiên vượt mốc 150 triệu vào năm 2019 [CITATION Top20 \l

 Công ty đường sắt JR East

JR East là công ty đường sắt lớn nhất tại Nhật Bản Đặt trụ sở chính tại Tokyo, Công ty Đường sắt JR East quan tâm và hoạt động tới nhiều lĩnh vực kinh doanh bao gồm vận chuyển hành khách, hành hóa, dịch vụ đại lý du lịch, quản lý khách sạn nhà hàng,… Nó có 1.657 nhà ga, 12.846 đầu máy và mạng lưới đường hành khách dài 7.401,7 km Công ty vận hành 12.296 chuyến tàu mỗi ngày, phục vụ 17 triệu lượt hành khách Các nhà ga, các doanh nghiệp đường sắt của JR East cung cấp các dịch vụ chất lượng, là lựa chọn hàng đầu của du khách khi đến thăm quan Nhật Bản [CITATION Top20 \l 1033 ].

Russian Railway là công ty quốc doanh khai thác dịch vụ vận chuyển hàng hóa, tàu khách và quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt , là một trong những tổ chức vận tải lớn nhất thế giới và là công ty đường sắt hàng đầu ở Nga, chiếm 26,4% doanh thu hành khách của hệ thống giao thông Nga Russian Railway cung cấp các dịch vụ vận chuyển hành khách với giá cả phải chăng, nghiên cứu phát triển các dịch vụ vận tải hành khách đường dài, bao gồm vận tải tốc độ cao và siêu tốc giữa các khu vực nội thành bên cạnh các tuyến ở khu vực ngoại ô Russian Railway đã vận chuyển 1.197,8 triệu lượt người và thu được 2,5 tỷRUR (31,97 tỷ USD) trong năm 2019 [CITATION Top20 \l 1033 ].

Ưu đi0m, nhược đi0m của du l)ch đư4ng s7t trên thA giới

Vận tải đường sắt được coi là phương thức vận tải tiết kiệm và an toàn nhất, điều này đã thúc đẩy nhu cầu về đường sắt

Các chuyến tàu mới nhất được trang bị camera, cảm biến và thiết bị liên lạc trên tàu thuận tiện cho việc quan sát dọc tuyến đường đi Hơn nữa, các đoàn tàu như vậy ở hầu hết các địa điểm đều chạy dưới lòng đất hoặc trên mặt đất và được bảo đảm cao bằng hàng rào hoặc tường để ngăn chặn sự xâm phạm, điều này thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Tốc độ tàu ngày càng được cải thiện, ổn định, ít phụ thuộc vào thời tiết, mức độ an toàn cao, kết hợp các dịch vụ tiện nghi đầy đủ đảm bảo mang đến cho hành khách trải nghiệm lí tưởng nhất khám phá dọc theo tuyến đường. Đường sắt là một trong những phương thức vận tải hàng hóa và hành khách tiết kiệm năng lượng nhất Các đoàn tàu tiên tiến hiện đại tiêu thụ ít năng lượng hơn do hệ thống tăng tốc, lực kéo và phá vỡ tốt hơn kết hợp khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa, hành khách lớn, hàng siêu trường, siêu trọng dẫn đến giảm tiêu thụ năng lượng khoảng 30% dựa trên mức độ tự động hóa [CITATION Kar21 \l 1033 ] Những chuyến tàu như vậy có thể cung cấp một phương thức điều phối linh hoạt về tần suất, giúp cải thiện hiệu suất của hệ thống về mọi mặt, giá thành vận chuyển cũng thấp hơn từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Biểu đồ 5.2: Tiêu thụ năng lượng của từng phương tiện

Hoạt động đường sắt tiêu thụ ít nhiên liệu hơn hẳn các phương thức giao thông vận tải khác (Hình 5.2) Nhiên liệu tiêu thụ của xe con và đường hàng không tính theo HK.km cao hơn đường sắt lần lượt là 5.5 và 3.5 lần.

Ngành đường sắt có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho ngành năng lượng cũng như môi trường Bằng cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng và cung cấp khả năng di chuyển hiệu quả hơn, đường sắt có thể giảm mức sử dụng năng lượng vận tải và giảm lượng khí thải carbon dioxide và chất gây ô nhiễm cục bộ Có thể thấy, đường sắt là phương tiện giao thông năng lượng thông minh và lành mạnh với môi trường, có thể cắt giảm hàng triệu tấn khí thải CO2.

Hoạt động khai thác đường sắt ít sinh ra nhiều khí CO2 so với các phương thức vận tải khác Hình 5.3 cho thấy lượng CO2 dô đường sắt cao tốc sinh ra chỉ bằng 1/8 ô tô và 1/6 đường hàng không.

Biểu đồ 5.3: Khí thải CO2 theo từng loại phương tiện (HK-km)

(Nguồn: Bộ môi trường, Nhật Bản, 2005) 5.4.2 Nhược điểm

Cơ sở hạ tầng ở một số quốc gia đang phát triển đa phần xuống cấp, lạc hậu, chất lượng dịch vụ trên tàu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế Ngoài ra, yêu cầu một khoản đầu tư lớn để xây dựng cũng như duy trì mạng lưới tàu hỏa

Ngoài ra, đường sắt không linh hoạt Không thể điều chỉnh các tuyến đường và thời gian cho bất kỳ nhu cầu cụ thể nào Vì cơ sở hạ tầng đường sắt đòi hỏi một khoản chi tiêu đáng kể về tiền, điều này có thể dẫn đến độc quyền và do đó hành động chống lại lợi ích công cộng nói chung Ngay cả khi được điều hành và quản lý bởi chính phủ, sự kém hiệu quả và chi phí quá cao có thể xảy ra nếu không có cạnh tranh.

Tiềm năng ph"t tri0n d)ch v, du l)ch đư4ng s7t trên thA giới

 Xu hướng du lịch của du khách đang thay đổi

Những năm trở lại đây, du lịch chậm, du lịch trải nghiệm đang đang dần được đón nhận và trở nên phổ biến hơn trên thế giới Khách du lịch có xu hướng lựa chọn tàu hỏa là phương tiện di chuyển cho chuyến đi của mình mặc dù họ sẽ phải di chuyển quãng đường xa hơn và lâu hơn so với máy bay, bởi họ muốn được ngắm cảnh, thư giãn, chiêm ngưỡng phong cảnh trên hành trình của mình Du khách có thể tận hưởng được nhịp sống chậm hơn khi di chuyển bằng tàu hỏa, tận hưởng những trải nghiệm và kết nối đích thực.

Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, quản lý chất lượng được đầu tư kĩ lưỡng, hỗ trợ hệ thống vận chuyển đường sắt trong quá trình vận hành.

 Tăng nhu cầu về hệ thống giao thông an toàn, bảo mật và hiệu quả của du khách

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chấn thương giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người từ 15 đến 29 tuổi, chiếm 1,25 triệu ca tử vong mỗi năm do tai nạn giao thông đường bộ Ngoài ra, 90% trường hợp tử vong trên đường xảy ra ở các quốc gia có nền kinh tế thấp và trung bình trên toàn cầu, mặc dù các quốc gia này có khoảng 54% số phương tiện giao thông trên thế giới Hơn nữa, đối với hầu hết các quốc gia, tai nạn đường bộ gây thiệt hại 3% GDP của họ [CITATION Kar21 \l

1033 ] Tai nạn giao thông đường bộ gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể cho cá nhân, gia đình họ và quốc gia Do đó, sự gia tăng nhu cầu về một hệ thống giao thông an toàn, bảo mật và hiệu quả góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của thị trường hệ thống đường sắt toàn cầu.

 Công nghệ - khoa học hiện đại, trí tuệ nhân tạo được các nước phát triển trên thế giới ứng dụng vào việc vận hành cũng như quản lý hệ thống vận chuyển đường sắt.

Hệ thống máy tính được nâng cấp, có thể theo dõi tất cả các đoàn tàu và tính toán chuyển động thích hợp cho mỗi đoàn tàu Do đó, các đoàn tàu có thể được định tuyến liên tục và chạy hiệu quả hơn Các công ty đường sắt đã bắt đầu lắp đặt các cảm biến thông minh trên tàu hỏa và trên đường ray, giúp họ có thể phản ứng nhanh hơn khi có vấn đề.

Họ sẽ không chỉ theo dõi tình trạng hiện tại của cơ sở hạ tầng đường sắt mà còn có thể dự đoán trước tình trạng hao mòn và các hư hỏng tiềm ẩn, cho phép sửa chữa nhanh hơn và ngăn ngừa sự chậm trễ.

Với những công nghệ hiện đại, tiên tiến này, các sự cố tai nạn tàu hỏa sẽ được giảm đi một cách đáng kể, đảm bảo sự an toàn cho du khách – một trong những tiêu chí được ưu tiên hàng đầu, cũng như xây dựng được lòng tin của du khách, giúp gia tăng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng đối với dịch vụ vận chuyển đường sắt.

 Quan hệ hợp tác, kết nối đang được thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ nhằm phát huy tiềm năng của vận chuyển đường sắt

Các quốc gia, các tổ chức, liên minh thế giới đang có những mục tiêu xây dựng các đường sắt xuyên quốc gia, nâng cấp các tuyến đường sắt mới để phát triển hệ thống đường sắt của nước mình cũng như là kết nối khu vực, kết nối quốc tế, thuận lợi trong việc phát triển tiềm năng du lịch đường sắt giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho khách du lịch quốc tế Một số nước như Hoa Kỳ, Canada, Nga và Úc đã xây dựng các hệ thống đường sắt có quy mô này, chẳng hạn như hệ thống giữa New York và Los Angeles, đường tàu xuyên Á - Âu (giữa Đại Liên và Moscow), qua Nam Úc (Perth và Adelaide) hoặc khắp Nam Mỹ (Buenos Aires và Valparaiso).

Các hệ thống, dịch vụ đường sắt đã bắt đầu có sự hợp tác với các hãng hàng không.

Ví dụ như Công ty đường sắt Thalys (Bỉ) và tập đoàn đường sắt quốc gia SNCF (Pháp) đã hợp tác với các hãng hàng không để cung cấp loại vé 'Đường sắt & Hàng không’ cao tốc để có thể di chuyển giữa sân bay Brussels và Paris Charles de Gaulle (và di chuyển đến

12 điểm đến khác ở Pháp), cho phép khách hàng đơn giản hóa việc đi lại giữa Pháp, Bỉ cũng như các điểm đến khác trên thế giới Việc liên kết, hợp tác giữa các hệ thống dịch vụ vận chuyển không chỉ mang lại lợi ích cho hai bên đối tác, giúp phát triển nền kinh tế du lịch nói chung mà còn làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng và sự quan tâm của du khách đối với du lịch đường sắt nói riêng.

 Vận chuyển, du lịch bằng đường sắt đem lại những tác động tích cực tới môi trường

Trong thời đại ngày nay, vận chuyển đường sắt là một trong những phương thức vận chuyển thân thiện nhất đối với môi trường tự nhiên khi nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang đầu tư xây dựng các hệ thống tàu điện cao tốc, tàu hỏa chạy bằng năng lượng điện,năng lượng hydro,… thay thế cho động cơ diesel , giúp giảm thiểu việc xả thải khí CO2,duy trì bầu không khí sạch, điển hình là các quốc gia như Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ Vận chuyển bằng hàng không, ô tô, xe máy măc dù đem lại nhiều tiện nghi, linh hoạt, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian di chuyển nhưng đây cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển nhanh nhất vào biến đổi khí hậu, làm tăng lượng khí thải carbon Chính vì vậy, ngày càng có nhiều khách du lịch trên thế giới quan tâm tới xu hướng du lịch xanh nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và vận chuyển bằng đường sắt là một trọng những sư lụa chọn tối ưu của họ thay thế cho các phương tiện di chuyển khác.

Ngày đăng: 02/12/2022, 22:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp từ năm 2020 vận tải đường sắt Việt Nam lao dốc không phanh, doanh thu giảm gần 90% sau 2 năm Covid-19 - (TIỂU LUẬN) KINH DOANH DỊCH vụ vận CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG sắt QUY TRÌNH PHỤC vụ vận CHUYỂN HÀNH KHÁCH
r ước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp từ năm 2020 vận tải đường sắt Việt Nam lao dốc không phanh, doanh thu giảm gần 90% sau 2 năm Covid-19 (Trang 7)
Theo hình 5.1, có thể thấy khách du lịch quốc tế di chuyển bằng đường sắt chỉ chiếm 1%, đây là con số nhất nhỏ bé so với 59% của đường hàng không - (TIỂU LUẬN) KINH DOANH DỊCH vụ vận CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG sắt QUY TRÌNH PHỤC vụ vận CHUYỂN HÀNH KHÁCH
heo hình 5.1, có thể thấy khách du lịch quốc tế di chuyển bằng đường sắt chỉ chiếm 1%, đây là con số nhất nhỏ bé so với 59% của đường hàng không (Trang 31)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w