NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1 Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Thuật ngữcạnh tranh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, với đề tài nghiên cứu này sẽ đề cập khái niệm cạnh tranh trong khuôn khổ nền kinh tế Trong nền kinh tế, cạnh tranh là yếu tốluôn gắn liền với nền kinh tếthị trường, tùy từng cách hiểu và cách tiếp cạnh mà có nhiều quan điểm vềcạnh tranh.
Theo Các Mác: “Cạnh tranh tư bản chủnghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đểthu lợi nhuận siêu ngạch”(1).
Theo Michael Porter (1980) thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệquả giá cả có thể giảm đi.”(2).
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động ganh đua hoặc tranh giành ít nhất giữa hai đối thủnhằm có được những nguồn lực hoặc ưu thếvềsản phẩm hoặc khách hàng vềphía mình,đạt được lợi ích tối đa”(3).
Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam thì “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụthị trường có lợi nhất”
Theo tác giả Đoàn Hùng Nam trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời hội nhập cho rằng: “Cạnh tranh là một quan hệkinh tế, tất yếu phát sinh trong cơ chế thị trường với việc các chủ thể kinh tế ganh đua gay gắt để giành giật những điều kiện có lợi vềsản xuất và tiêu thụhàng hóa nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng để thu được lợi nhuận cao nhất Mục đích cuối cùng trong cuộc cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích đối với doanh nghiệp và đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sựtiện lợi”(4).
Theo các tác giả của cuốn Các vấn đề pháp lý về thể chế, về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sựganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một sốnhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể”(5).
Trong nền kinh tếthị trường hiện nay, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủtrong cùng ngành.
Với các cách tiếp cận khác thì cạnh tranh được định nghĩa như sau: Cạnh tranh là sự tranh đua, sự phấn đấu, vươn lên không ngừng giữa các doanh nghiệp trên cùng một thị trường bằng các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường để đạt được mục đích kinh doanh cụ thể như thị phần, doanh số, lợi nhuận, danh tiếng…
1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế thị trường ngày nay Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh, có thểdẫn ra một số quan điểm như sau:
Khái niệm năng lực cạnh tranh được đềcập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm
1990 Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thểsản xuất sản phẩm và dịch vụvới chất lượng vượt trội và giá cảthấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp” Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994) Năm 1998, Bộ thương mại và
Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”(6).
Diễn đàn cấp cao vềcạnh tranh công nghiệp của Tổchức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa về năng lực cạnh tranh cốgắng kết hợp cảdoanh nghiệp, ngành, quốc gia: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sởsử dụng các yếu tốsản xuất có hiệu quảlàm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”(7). Ở Việt Nam, theo ý kiến của một số chuyên gia, năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn hơn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành một phần hay toàn bộthị phần của đồng nghiệp.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kểcảgiành lại một phần hay toàn bộthị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ”(3).
Như vậy, có thể hiểu năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh là sự thểhiện thực lực và lợi thếcủa chủthểkinh tếnhằm chiếm lĩnh và mởrộng thị trường, đạt được lợi ích lâu dài, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vịthếso với các đối thủcạnh tranh trên thị trường.
1.1.3 Các cấp độ năng lực cạnh tranh
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT – CHI NHÁNH HUẾ
PHẦN VIỄN THÔNG FPT – CHI NHÁNH HUẾ 2.1 Tổng quan về đơn vị nghiên cứu
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Là thành viên thuộc Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam FPT, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (tên gọi tắt là FPT Telecom) hiện là một trong những nhà cung cấp dịch vụViễn thông và Internet hàng đầu khu vực.
Thành lập ngày 31/01/1997, khởi nguồn từTrung tâm Dịch vụTrực tuyến do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Internet đầu tiên của Việt Nam mang tên
“Trí tuệViệt Nam– TTVN”, sản phẩm được coi là đặt nền móng cho sựphát triển của Internet tại Việt Nam.
Với sứ mệnh tiên phong đưa internet đến với người dân Việt Nam và mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều sửdụng ít nhất một dịch vụcủa công ty với phương châm” khách hàng là trọng tâm”, FPT Telecom đã vàđang nỗ lực đầu tư nâng cấp hạ tầng cũng như chất lượng sản phẩm- dịch vụ, tăng cườngứng dụng công nghệtiên tiến nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm không ngừng được nâng cao.
Vào ngày 12/11/2009 công ty FPT Telecom bắt đầu xây dựng, phát triển tại thị trường TP Huế.Từmột văn phòng giao dịch hiện đã phát triển lên tới 04 văn phòng rải rác khắp địa bàn Huế. Đến nay, trải qua 11 năm kinh doanh tại thị trường Huế công ty đã bước đầu tạo dựng thương hiệu trên thị trường được đánh giá đầy tiềm năng này và hứa hẹn tạo ra nhiều bước ngoặt trong thời gian tới.
Hình 2.1: Logo Công ty Cổ phần viễn thông FPT
- Địa chỉ: 46 Phạm Hồng Thái, phường Vĩnh Ninh, TP Huế
- Fanpage:https://www.facebook.com/FptTelecom/
- Website: http://fpthue.vnhoặchttp://fpttelecom-hue.com
Bảng 2.1 :Các chi nhánh của FPT Telecom miền trung STT Chi nhánh Địa chỉ
1 Đà Nẵng 173 Nguyễn Chí Thanh, Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng.
2 Khánh Hòa 176 Trần Quý Cáp, P Phương Sài, TP Nha Trang.
3 Đắk Lắk 96 Phan Chu Trinh, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
4 Huế 46 Phạm Hồng Thái -Phường Vĩnh Ninh- TP.Huế
STT Chi nhánh Địa chỉ
5 BìnhĐịnh 94 Phạm Hùng, P LýThường Kiệt, TP Quy Nhơn, BìnhĐịnh.
6 Phú Yên A11 Khu Đô Thị Hưng Phú, đường Trần Phú, P5, Tp Tuy Hòa.
7 Gia Lai 67 Tăng Bạt Hổ, Thành PhốPleiku, Tỉnh Gia Lai.
8 Quảng Nam 540 Hai Bà Trưng, Phường Tân An, Thành PhốHội An.
(Nguồn: Công ty CPVT FPT- Chi nhánh Huế) Địa chỉ các văn phòng giao dịch FPT Telecom Huế:
-Phòng giao dịch FPT Nam sông Hương: 46 Phạm Hồng Thái, phường Vĩnh Ninh, Huế
-Phòng giao dịch FPT Bắc sông Hương: 09 Nguyễn Trãi, phường Tây Lộc, Huế
-Phòng giao dịch FPT chi nhánh Phú Lộc: 133 Lý Thánh Tông, thị trấn Phú Lộc, Huế
-Phòng giao dịch FPT Chi nhánh Quảng Điền: 20 Nguyễn Kim Thành, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, Huế
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau và được phân thành các cấp quản lý với các chức năng và quyền hạn khác nhau Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong quá trình phát triển của công ty, bộ máy cơ cấu tổchức cũng không ngừng hoàn thiện từng ngày.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của FPT Telecom chi nhánh Huế
(Nguồn: Công ty CPVT FPT- Chi nhánh Huế)
Giám Đốc Nguyễn Mậu Nhật Khánh
IBB1(20 NVKD) TP: Lê Thành Trung
Play Box (4 NVKD) Nguyễn Thị Ý Nghĩa
IBB3(17 NVKD) TP: Bùi Ngọc Diệu
IBB2(15 NVKD) TP: Văn Đình Mây
Dịch vụ khách hàng TP: N.T.B Trâm
Kỹ Thuật TP: Trần Nguyễn Hữu Thế
-Giám đốc chi nhánh: Anh Nguyễn Mậu Nhật Khánh
-Trưởng phòng Kinh doanh 1: Anh Lê Thành Trung
-Trưởng phòng Kinh doanh 2: Anh Văn Đình Mây
-Trưởng phòng Kinh doanh 3: ChịBùi Ngọc Diệu
- Phụtrách FPT Play Box: ChịNguyễn ThịÝ Nghĩa
- Phụtrách phòng Dịch vụkhách hàng: ChịThảo và chịTrâm
- Phụtrách phòng kỹthuật: Anh Trần Nguyễn Hữu Thế
- Phụtrách tổng hợp: Anh Phạm Đình Thìn
Nhân sự: 185 nhân viên đến từtất cảcác phòng ban trong công ty.
- Ban lãnh đạo: Gồm Giám đốc chi nhánh và Giám đốc kinh doanh là bộphận trực tiếp quản lý các phòng ban,điều hànhvà đưa ra các chính sách cho công ty.
- Phòng kinh doanh: Gồm có 4 phòng kinh doanh, phòng Play Box chuyên marketing và bán sản phẩm FPT Play Box với trưởng phòng là chị Nguyễn Thị Ý Nghĩa quản lý 4 nhân viên khác, và còn có 3 phòng kinh doanh gồm phòng kinh doanh
1 (IBB1) do là anh Lê Thành Trung với vị trí trưởng phòng quản lý 20 chuyên viên kinh doanh ; phòng kinh doanh 2 (IBB2) trưởng phòng là anh Văn Đình Mây quản lý
20 chuyên viên kinh doanh và phòng kinh doanh 3 (IBB3) trưởng phòng là anh Bùi Ngọc Diệu quản lý 20 nhân viên kinh doanh Những phòng kinh doanh sẽtrực tiếp đi làm thị trường, tìm kiếm khách hàng cho công ty.
- Phòng kỹ thuật: Gồm có 2 nghiệp vụ riêng, bộphận thứ nhất là Hạtầng bao gồm 16 kỹ thuật viên (TINIF) chuyên đi xử lý các sự cố trong và ngoài nhà khách hàng Bộphận thứ hailà Điều hành với 55 nhân viên (TIN USER) chuyên làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin và kéo cáp, online thuê bao mới khi có khách hàng đăng ký hoặc chuyển địa chỉ.
- Phòng tổng hợp: Bao gồm các phòng khác như phòng kế toán - tài chính (FAF), phòng hành chính nhân sự(HR - AD) và phòng kiểm soát chất lượng (QA).
- Phòng dịch vụ khách hàng: Giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về giá gói cước, chất lượng dịch vụ, đăng ký thuê bao mới cho khách hàng.
(Nguồn: Phòng nhân sựCông ty CPVT FPT- chi nhánh Huế)
2.1.3 Các yếu tố nguồn lực của công ty
Bảng 2.2 : Tình hình lao động của FPT Telecom chi nhánh Huế giai đoạn 2018-
(Nguồn: Công ty CPVT FPT- chi nhánh Huế)
Nhân sựlà yếu tốquan trọng quyết định sựthành bại của mọi doanh nghiệp và sự thay đổi của nhân sự ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Qua bảng số liệu cho thấy nguồn nhân lực của công ty qua 3 năm 2018
- 2021 có sự thay đổi đáng kể qua các năm Cụ thể, năm 201 đến 2019 tăng 6 nhân viên tương ứng 3,2% Năm 2020 giảm 7người so với năm 2019 tương ứng với 3,6%. Nguyên nhân sự thay đổi này là do công ty tiến hành sắp xếp lại bộ máy, điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, những chiến lược mới của công ty Hiện tại, công ty đang chủyếu tập trung phát triển hạtầng có sẵn, ít khai thác thêm hạtầng mới, việc bán hàng cũng trở nên khó khăn hơn vì vậy số lượng nhân viên có giảm nhẹ.
Xét vềgiới tính, nhân viên nam có xu hướng chiếm tỷlệ cao hơn nhân viên nữ (năm 2018, 51,3% nhân viên nam; năm 2019, 53,9% nhân viên nam và năm 2020 đã tăng lên 60,6% nhân viên nam) Sở dĩ số lượng nhân viên nam chiếm tỷlệngày càng cao chủ yếu là vì công việc của nhân viên bán hàng đòi hỏi phải di chuyển nhiều để tìm kiếm khách hàng khá là vất vả và bộ phận kỹ thuật thực hiện các công việc kéo đường dây mạng, lắp đặt, sửa chữa đòi hỏi sức khỏe tốt, lao động chân tay nhiều nên sẽ phù hợp với nam hơn Nhân viên nữ chủ yếu chiếm tỷ lệ cao ở các bộ phận thu ngân, lễtân.
Với chủ trương không ngừng nâng cao trìnhđộ của nhân viên, tỷ lệ nhân viên có trình độ Đại học, Cao đẳng đã chiếm tỷ lệ khá cao (trên 60%) so với những năm trước Trong khoảng thời gian ba năm trở lại đây, FPT Telecom chi nhánh Huếcó 128 nhân viên trình độ Đại học tương đương với 67,7% năm 2018, 125 nhân viên tương đương 64,1% năm 2019 và 105 nhân viên tương đương 55,9% vào năm 2020 Tất cả nhân viên của công ty đều được đào tạo nghiệp vụ, trìnhđộ chuyên môn Ngoài ra, đội ngũ nhân viên của công ty đều là những người trẻcó phong cách làm việc năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ Đây chính là lợi thế giúp FPT Telecom Huếphát triển hoạt động kinh doanh.
Về lao động ở các phòng ban: Năm 2018, lực lượng lao động ở phòng kinh doanh chiếm tỉlệnhiều nhất 96 nhân viên (chiếm 50,8% nguồn lao cả công ty), sau đó là bộphận kỹthuật và hành chính tổng hợp, bộphận chăm sóc khách hàng chiếm tỉ lệ thấp nhất 4,8% (9 nhân viên).Năm 2019, cơ cấu nhân lực phòng kinh doanh và phòng kỹthuật chiếm tỉ lệgần bằng nhau và chiếm tỉ lệ lớn nhất (45,1% và 41%), trong khi đó nguồn nhân lực phòng hành chính tổng hợp giảm xuống còn 17 nhân viên chiếm 8,7%, phòng chăm sóc kinh doanh thì tăng1 nhân viên chiếm 5,1% tổng sốnhân viên. Năm 2020, nguồn nhân lực phòng kinh doanh giảm xuống còn 56 nhân viên (chiếm 29,8%), phòng kỹ thuật chiếm tỉ trọng lớn nhất (45,2%) với 85 nhân viên, tiếp đến là phòng chăm sóc khách hàng cũng tăng mạnh lên 38 nhân viên và phòng hành chính giảm còn 9 nhân viên.
2.1.3.2 Tình hình vốn kinh doanh
Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của FPT Telecom chi nhánh Huế giai đoạn 2018 – 2020 ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Công ty CPVT FPT- chi nhánh Huế)
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT- CHI NHÁNH HUẾ
3.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - Chi nhánh Huế giai đoạn 2021-2025
Năm 2021, tình hình kinh tế 3 tháng đầu năm vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là phải chống chọi với dịch bệnh bên cạnh phát triển kinh tế. Thừa Thiên Huế là một thị trường tiềm năng, với mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu về việc sửdụng các sản phẩm dịch vụ về lĩnh vực viễn thông ngày càng lớn.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt cả trong nước và nước ngoài, tình hình kinh tế đang diễn biến phức tạp trong bối cảnh chịuảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 như hiện nay và căn cứ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp,những thuận lợi và khó khăn mà FPT Telecom đang gặp phải thì cần có những định hướng cơ bản làm tiền đề cho sựphát triểnổn định và bền vững của công ty Với phương châm “ Không bỏsót một con đường, không bỏ sót một ngôi nhà”, nhằm biến thị trường ở Huế thành thị trường của riêng mình Đưa các sản phẩm dịch vụcủa FPT telecom chi nhánh Huế đến với mọi nhà Với mục tiêu xây dựng FPT telecom chi nhánh Huếngày càng lớn mạnh, hiện đại, rộng khắp vềmạng lưới, tiên tiến về công nghệ đa dạng vềdịch vụ, linh hoạt trong cách quản lí nhằm tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận Do đó, trong thời gian tới giai đoạn 2021-2025 công ty cần có một số định hướng như sau: Đầu tiên về khu vực hạ tầng, thiết lập hạ tầng băng thông rộng trên phạm vi toàn tỉnhứng dụng hiệu quảcông nghệthông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế Đồng thời phát triển các mạng thông tin hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, các công nghệ mang tính đón đầu phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ, đẩy mạnh công tác nghiên cứu Đưa sản phẩm dịch vụcủa FPT telecom trở thành một sản phẩm tốt nhất.
Trên cơ sở đó, tiến hành nâng cấp hạ tầng cũ từ cáp đồng chuyển sang cáp quang, mởrộng thêm hạtầng mới Dự định trong tương lai công ty sẽmởrộng rộng hạ tầng, đường dâyở các tỉnh vùng ven Thừa Thiên Huế như là: Nam Đông Và đặc biệt là vùng A lưới Đồng thời cũng lấy đó làm bàn đạp để phát triển thị trường ra các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Quảng Bình.
Thứhai, tiếp tục nâng cao chất lượng, giảm chi phí, đảm bảo giá cước hợp lý nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, đa dạng hóa các dịch vụ và chính sách chăm sóc khách hàng, phát triển các dịch vụ mới Thành phốHuế với nhiều điều kiện thuận lợi được đánh giá là một thị trường tiềm năng cho các dịch vụ viễn thông Nắm bắt được điều này, Công ty CPVT FPT Huế kểtừkhi thành lập đến nay đã không ngừng nâng cấp hạtầng cũ và mở rộng hạtầng mới đểcó thểkhai thác tốt thị trường tiềm năng này.
Cuối cùng, cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện chính sách giá cước, phương thức tính cước ưu đãi với những khách hàng lớn, chủ động tìm kiếm tiếp cận với khách hàng tiềm năng, phát triển hệthống chăm sóc khách hàng đủ mạnh Kết hợp đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, đào tạo toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ, kinh doanh, tiếp thị, Tập trung đào tạo các chuyên gia để tiếp cận và cập nhật công nghệmới.
Vào giữa tháng 4 năm 2021, FPT Telecom chào đón văn phòng mới - FPT Chi nhánh Huế tại 72 Phạm Văn Đồng, thành phố Huế Văn phòng mới giúp công ty có nơi làm việc đón tiếp khách hàng đẹp hơn, rộng rãi hơn Được đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị mới, hiện đại hơn nhằm phục vụ cho công việc thuận lợi hơn, cung như mang lại sựhài lòng cao hơn đối với khách hàng tiếp tục thực hiện các kếhoạch đề ra.
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - Chi nhánh Huế
3.2.1 Giải pháp từ nội lực Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - Chi nhánh Huế
Thứnhất vềxây dựng văn hóa doanh nghiệp: trong môi trường làm việc, trong quan hệkhách hàng, trong gìn giữ nâng cao thương hiệu DN Đặc biệt văn hoá ứng xử trong mối quan hệ với đồng nghiệp, luôn luôn thân ái, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ, cùng nhau rèn luyện kỹ năng sống, xây dựng tinh thần đoàn kết, tựtin và yêu quý doanh nghiệp hơn.
Thứhai luôn giữvững cam kết của mình,đặt yêu cầu của khách hàng lên hàng đầu Giữvững lòng tin trong tâm trí của mỗi khách hàng Do vậy để tạo uy tín và hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng thì CPVT FPT Huế cần phải nổ lực nhiều hơn nữa. Thểhiệnởchất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ,…
Thứ ba xây dựng các chính sách giữ và phát triển nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng đến khâu đào tạo là hết sức cần thiết, từng bước luân chuyển, bốtrí cán bộ, người lao động ở các vị trí hợp lý để phát huy được hết năng lực sở trường của người lao động Nhân lực chính là động lực của sự phát triển của DN, là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên hình ảnh của họsẽ có tác động lớn đến uy tinh của công ty Vì vậy, công ty cần quan tâm đến các biện pháp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động; tạo động lực làm việc cho người lao động; thường xuyên tổ chức thường niên các khóa đào tạo, nâng cao nghiệp vụ bán hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm hài lòng khách hàng cho toàn thểnhân viên theo từng đợt, từng bộphận.
Thứ tư tiến hành đánh giá chéo giữa các bộ phận Xây dựng chế độ thưởng phạt nghiêm nhằm khuyến khích nhân viên làm việc hết mình Có chế độ đãi ngộ tốt nhằm tăng sự trung thành gắn bó với công ty Đặc biệt trong các lĩnh vực quảng cáo tiếp thị, quan hệ công chúng để chiếm lĩnh thị trường trong tình hình cạnh tranh hiện nay Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt là tin học vào SXKD đểnâng cao hiệu quả lao động.
Cuối cùng công ty cần phải hoàn thiện hơn về cơ sởvật chất của mình, trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại hơn Mởrộng các phòng ban, đặc biệt là phòng chăm sóc khách hàng để tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi đến công ty Công ty nên xây dựng khu để xe có mái che, nhằm tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng và thấy không gian mặt bằng của công ty được đẹp hơn Xây dựng thêm nhiều điểm giao dịch để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo sựthuận tiện cho khách hàng Công ty cần phải cải thiện xây dựng các phòng giao dịch rộng rãi, tạo tâm lí thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch.
3.2.2 Giải pháp về kinh doanh và chăm sóc khách hàng
Thứnhất, chất lượng dịch vụlà một trong những nội dung quan trọng đểnâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Viễn thông FPT - Chi nhánh Huế, để nâng cao chất lượng dịch vụ, cần giải quyết các nội dung sau đây:
- Xây dựng mạng lưới Viễn thông rộng khắp, thường xuyên đầu tư mới, làm chất lượng mạng lưới, nâng cấp và mởrộng dung lượng mạng, áp dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến nhằm đảm bảo chất lượng mạng lưới và thông tin được liên tục, thông suốt, rút ngắn thời gian phục vụ,…
- Hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng mạng lưới, để đảm bảo khai thác mạng lưới, xửlý và khắc phục sựcố được kịp thời.
- Cần tiếp tục tổchức và khai thác mạng lưới tối ưu, rút ngắn chu trình xửlý và cung cấp dịch vụ,ứng dụng các công nghệhiện đại trong việc quản lý vàđiều hành.
- Thường xuyên thống kê các chỉ tiêu chất lượng mạng, so sánh các chỉ tiêu này với đối thủ cạnh tranh, tìm ra những điểm mà các đối thủ còn hơn mình để tìm biện pháp khắc phục.
KẾT LUẬN
Ngày nay mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên tất cả các lĩnh vực, trong đó không thể không thể đến ngành viễn thông Nhận thấy được tầm quan trọng đó tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu : “Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Chi nhánh Huế”.
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế sau 11 năm hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và dịch vụ trực tuyến, bỏ qua những khó khăn ban đầu trong qua trình hoàn thiện và phát triển của mình công ty đã có những bước nhảy vọt đáng kể. Nổi bật năm 2015 công ty FPT telecom chi nhánh Huế đã tiến hành mở thêm 2 văn phòng giao dịch ở huyện Phú Lộc và Quảng Điền Việc mở rộng thêm 2 chi nhánh này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với thị trường Internet , dịch vụ truyền hình trực tuyến ở Huế Xóa bỏ sự độc quyền về internet ở vùng sâu vùng xa Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Mặc dù ra đời sau các công ty như VNPT hay Viettel nhưng FPT telecom ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với thị trường khu vực Thừa Thiên Huế. Bằng sự nổ lực, cố gắng ngày càng hoàn thiện về chất lượng sản phẩm, củng như dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng được nâng cao và tinh thần làm việc nhân viên đã đem lại cho công ty một lượng khách hàng đáng kể Ngày càng được mọi người tin tưởng.
Qua quá trình phân tích hoạt động kinh doanh và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Chi nhánh Huế ta thấy :
- Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị: có thể thấy, đời sống của người dân thành phố Huế ngày càng tăng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới, có chất lượng tốt, góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng của công ty ngày cao.Theo số liệu thống kê từ 2018 – 2020, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2019 tăng 107,91% so với năm 2018 và đến năm 2020 tăng 145,55% so với năm 2019.
- Nguồn nhân lực của công ty còn khiêm tốn về số lượng, trình độ lao được được đánh giá cao, số lượng lao động có trìnhđộ ĐH/CĐ chiếm tỷ trọng cao (77,12%) trên tổng số lao động năm 2020.
- Tài sản và nguồn vốn của công ty tăng lên qua từng năm khi chi nhánh được tổng công ty ban hành quyết định đầu tư thêm 3 vùng đầu tư hạ tầng mới với số tập điểm là 120 tổng cộng là 960 cổng cung cấp đường truyền.
- Qua việc phân tích năng lực cạnh tranh của công ty theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, ta thấy:
+ Áp lực cạnh tranh trong ngành ở mức cao, FPT Telecom Huế phải cạnh tranh với 2 đối thủ được đánh giá mạnh nhất là VNPT TT Huế và Viettel Các công ty luôn nâng cao thị phần, tranh giành, lôi kéo khách hàng về phía mình.
+ Áp lực từ nhà cung ứng ở mức trung bình, công ty bị chi phối bởi nhà cung cấp khi công nghệ ngày càng hiện đại buộc công ty phải thay đổi công nghệ để theo kịp thị trường và đối thủ Để giảm mức độ áp lực từ nhà cung ứng, FPT đã đẩy mạnh nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên kỹ thuật, tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn môn để có thể linh hoạt hơn trong thời buổi công nghệ phát triển hiện nay.
+ Áp lực từ sản phẩm thay thế ở mức trung bình, bởi công ty phải chịu áp lực từ sự phát triển về KH-CN Buộc công ty phải đi theo xu hướng mắn bắt sự đổi mới về KH-CN mới có thể cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ thay thế.
+ Áp lực từ phía khách hàng tương đối cao, lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty tăng mạnh, bên cạnh đó thì số lượng khách hàng cắt giảm từng năm có sự tăng nhẹ nhưng không đáng kể.
+ Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn ở mức trung bình, rào cản nhập ngành là rất cao cho tất cả các doanh nghiệp muốn gia nhập vào ngành với yêu cầu cao về nguồn vốn và thời gian để có thể đánh bại ba công ty hàng đầu là VNPT, Viettel, FPT. Nhưng sau khi gia nhập WTO, các công ty nước ngoài thường rất mạnh về nguồn vốn và công nghệ sẽ xâm nhập vào ngành viễn thông.
Phân tích ma trận SWOT đối với FPT Telecom cho thấy: nếu doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội kết hợp với lợi thế và sự khác biệt đó là sự chiếm lĩnh và duy trì vị thế của doanh nghiệp trên địa bàn, đầu tư nghiên cứu sản phẩm dịch vụ mới; Cải thiện chính sách chăm sóc khách hàng, đồng thời nhận biết và có giải pháp để hạn chế, những thách thức hiện có.
Từ đó có thể nhận định rằng, FPT Telecom Huế đã biết cách vận dụng năng lực cốt lõi của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: Năng lực hạ tầng mạng lưới gần như đồng bộ; tốc độ lượng đường truyền cao; Duy trì số lượng khách hàng truyền thống lớn; Củng cố và duy trì thương hiệu FPT Telecom, đó cũng chính là sự ổn định và ngày càng phát triển của doanh nghiệp trước đây cho đến nay. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, khóa luận đãđề xuất hệ thống 3 nhóm giải pháp lớn: Giải pháp từ nội lực, giải pháp về kinh doanh và chăm sóc khách hàng, giải pháp khác.
3.2 Hạn chế của đề tài
Vì lí do bảo mật thông tin nên một vài số liệu được cung cấp từ phía công ty và các công ty khác được nhắc đến trong bài còn hạn chế và thiếu đầy đủ.
Trong quá trình hoàn thiện bài khóa luận, không tránh khỏi những chổ đánh giá chủ quan theo tác giả.
Các giải pháp đề xuất chỉ có ý nghĩa áp dụng trong một phạm nhất định đối với hoạt động kinh doanh của FPT telecom chi nhánh Huế, nhưng cũng còn tùy thuộc vào các điều kiện về chính sách và chiến lược phát triển chung của công ty Nên để đưa vào thực tiễn hiệu quả, chi nhánh cần điều chỉnh phù hợp với tình hình hoạt động của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hội đồng Trung Ương chỉ đạo giáo trình quốc Giáo trình Kinh tếhọc chính trị
Mác - Lê Nin Hà Nội : Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia, 2014.
2.Michael, E Porter Competitive Strategy New York, Free Press, 1980.
3.Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn, Từ điển bách khoa Việt Nam Nhà xuất bản
Từ điển Bách Khoa,Hà Nội 2005.
4.Đoàn Hùng Nam Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
5.Viện Kinh tế Bưu điện Nghiên cứu các giải pháp phát triển thịphần của VNPT đối với dịch vụ thông tin di động 2004.
6.Report, Aldington Report from the Select Committee of the House of Lords on
Overseas Trade London : Her Majesty's Stationery Office Publisher, 1985.
7.Nguyễn Viết Lâm Bàn về phương pháp xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam Hà Nội, Số206 tháng 8/2014 Báo Kinh tế& Phát triển, 2014.
8.G.H, Peters Agricultural Competitiveness: Market Forces and Policy Choice,
9.World Economic Forum The Global Competitiveness Report 1997, Publishing World Economic Forum, Switzerland ,1999.
10.Franziska Blunck, What is Competitiveness?, the Competitiveness Institute (TCI),
11.Michael Porter (Dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng), Lợi thếcạnh tranh - Tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh Nhà xuất bản TrẻTP.HồChí Minh, 2008.
12.Michael, E Porter TheCompetitive advantage New York ,Free Press, 1985.
13.Porter, Michael E Competitive Strategy The Three Press,1998.
14.Nguyễn Thị Thúy Loan Nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng thành phốHuế đối với dịch vụFIBERVNN của VNPT Thừa Thiên Huế 2020.