TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
Khái niệm di sản văn hóa
Di sản đề cập đến một cái gì đó thừa hưởng từ quá khứ Từ này có nhiều khía cạnh khác nhau Theo nghĩa thông thường là những gì được thừa hưởng lại của người đã mất Theo Tiếng Việt thông dụng, di sản được hiểu là tài sản thuộc sở hữu của người đã chết để lại (ví dụ: kế thừa tài sản của bố mẹ); giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia, một dân tộc để lại (ví dụ: di sản văn hóa)
Di sản văn hóa quy định tại Luật Di sản văn hóa năm 2001 định nghĩa: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Khái niệm di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Những loại hình sau đây được coi như là “di sản văn hóa”:
- Di tích kiến trúc (monument): các công trình kiến trúc, các công trình điêu khắc và hội họa kiến trúc, các bộ phận hoặc kết cấu có tính chất khảo cổ học, các bia ký, các hang động cư trú và những bộ phận kết hợp, mà xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu
- Nhóm công trình xây dựng (group of building): các nhóm công trình riêng lẻ hoặc liên kết mà do tính chất kiến trúc, tính chất đồng nhất hoặc vị thế của chúng trong cảnh quan, xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu
- Các di chỉ (sites): các công trình của con người hoặc công trình kết hợp giữa con người và thiên nhiên, cũng như các khu vực có các di chỉ khảo cổ học mà xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu
Theo Công ước 1972, những loại hình sau đây được coi là “di sản thiên nhiên”:
- Các cấu tạo tự nhiên (natural features): bao gồm các thành tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm có thành tạo thuộc loại đó, mà xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu;
- Các thành tạo địa chất và địa văn (geological and physiographical formations): là các khu vực được khoanh vùng chính xác làm nơi cư trú cho các loài động vật và thảo mộc bị đe dọa, mà xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn là có giá trị nổi tiếng toàn cầu.
- Các di chỉ tự nhiên (natural sites): hoặc các khu vực tự nhiên đã được khoanh vùng cụ thể mà xét theo quan điểm khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên là có giá trị nổi tiếng toàn cầu.
Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” Theo UNESCO năm 2003 định nghĩa: “Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với một sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người”
“Di sản văn hóa phi vật thể” được thể hiện ở những hình thức sau:
- Tiếng nói, chữ viết của dân tộc Việt Nam;
- Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;
- Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác;
- Tập quán xã hội bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác;
- Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.
Chức năng của di sản văn hóa
1.2.1 Chức năng nghiên cứu di sản
Nghiên cứu là đi tìm những thông tin mới, những thông tin này hoặc trên cơ sở khảo sát, thực nghiệm, thí nghiệm hay trên cơ sở những dữ liệu rời rạc mà tổng hợp, so sánh để tìm những thông tin mới
Nghiên cứu di sản là một dạng hoạt động xã hội, hướng vào phát hiện bản chất của di sản; sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới để bảo tồn và phát huy di sản
Một số loại nghiên cứu di sản như:
- Nghiên cứu tư liệu hóa di sản: giám định thông tin về di sản,giám định tính xác thực của di sản
- Nghiên cứu giá trị và ý nghĩa của di sản: di sản văn hóa – thông điệp của quá khứ; di sản văn hóa – lịch sử tiềm ẩn; di sản văn hóa – bảng giá trị tinh thần của một cộng đồng xã hội.
- Nghiên cứu công dụng di sản: di sản văn hóa là tài sản văn hóa của một cộng đồng
1.2.2 Chức năng bảo tồn di sản
1.2.2.1 Khái niệm bảo tồn di sản
Bảo tồn là những nổ lực nhằm tìm hiểu và nhận rõ được các giá trị và ý nghĩa của di sản, đảm bảo gìn giữ các vật liệu gốc, có thể cải tạo và nâng cấp khi cần thiết
Bảo tồn di sản văn hóa là hoạt động đặc trưng của con người để nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài, ổn định duy trì tính xác thực của các quá trình phát triển và đa dạng các di sản văn hóa nhằm phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai
1.2.2.2 Nguyên tắc bảo tồn di sản
Phương châm là bảo quản phòng ngừa là chính nhằm gìn giữ di tích ổn định lâu dài, tu bổ phục hồi là giải pháp cấp cứu Di tích có thể sử dụng và phát huy phục vụ nhu cầu xã hội theo những chuẩn mực khoa học đã được xác định Sử dụng và phát huy các mặt giá trị di tích cũng chính là biện pháp bảo tồn có hiệu quả nhất
Bảo tồn di sản văn hóa phải triển khai song song và phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại, phát triển phải kết hợp với bảo tồn di sản văn hóa
1.2.2.3 Biện pháp bảo tồn di sản văn hóa vật thể
Việc bảo tồn và trùng tu di tích cần phải có sự viện cầu đến mọi khoa học và kỹ thuật nào có thể góp phần vào việc nghiên cứu và giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa Việc bảo tồn và trùng tu di tích nhằm mục đích giữ gìn bảo vệ các di tích là công trình nghệ thuật cũng như là chứng tích lịch sử Điều chủ yếu đối với việc bảo tồn di tích là làm cho các di tích đó được duy trì bền lâu
Việc bảo tồn di tích luôn được tạo điều kiện thuận lợi bằng cách sử dụng những di tích đó vào một mục đích hữu ích cho xã hội, song phải không được biến đổi bố cục hoặc trang trí của công trình Việc bảo tồn một di tích bao hàm bảo tồn một khung cảnh nằm trong phạm vi liên quan đến di tích
Một di tích là không thể tách rời khỏi lịch sử mà nó là chứng nhân không thể tách rời khỏi khung cảnh mà nó tọa lạc Vì vậy việc di chuyển toàn bộ hoặc bộ phận di tích là không được phép làm, trừ phi do đòi hỏi của việc bảo vệ di tích đó hoặc vì những lý do xác thực, vì lợi ích quốc gia, quốc tế hết sức quan trọng Những bức điêu khắc, tranh họa, hoặc trang trí vốn hợp thành bộ phận hữu cơ của di tích chỉ được phép bóc gỡ khỏi di tích nếu cách đó là biện pháp duy nhất để đảm bảo được việc bảo tồn những thứ đó
Tiến trình trùng tu là một thao tác có tính chuyên môn cao Mục đích của trùng tu là bảo tồn và làm lộ ra giá trị thẩm mỹ và lịch sử của di tích, và phải dựa trên cơ sở tôn trọng vật liệu gốc và các dữ liệu xác thực Ở đâu mà kỹ thuật truyền thống tỏ ra bất cập thì để đảm bảo việc gia cố di tích ở chỗ đó, có thể dùng mọi kỹ thuật hiện đại về bảo tồn và xây dựng Tính hiệu quả của thao tác này phải được chứng minh bằng cứ liệu khoa học và được kinh nghiệm bảo đảm
Những phần đóng góp có giá trị ở mọi thời kỳ vào việc xây dựng di tích cần phải được tôn trọng, vì tính thống nhất của phong cách không phải là mục tiêu cần đạt được của trùng tu Những bộ phận dùng để thay thế vào những chỗ trống phải hài hòa với tổng thể,đồng thời phải phân biệt được với phần nguyên gốc; có như vậy việc trùng tu mới không làm sai lệch cứ liệu nghệ thuật hoặc lịch sử Các phần xây đắp thêm chỉ được chấp nhận ở mức độ chúng vẫn tôn trọng các bộ phận độc đáo của tòa kiến trúc, khung cảnh truyền thống của kiến trúc, tính cân đối của bố cục kiến trúc và mối quan hệ của kiến trúc với môi trường xung quanh.
1.2.2.4 Biện pháp bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
Mỗi một di sản văn hóa phi vật thể đều là sản phẩm của một môi trường nhất định, nếu tách ra khỏi môi trường cụ thể, di sản văn hóa sẽ mất cội nguồn và mất sức sống Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cần lấy bảo vệ chỉnh thể làm nguyên tắc, trong đó cần chú ý đến bảo vệ chỉnh thể đối với môi trường văn hóa sinh thái truyền thống
- Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể về mặt cơ chế: Thông qua một số chính sách chung nhằm mục đích phát huy vai trò của di sản văn hóa phi vật thể trong xã hội, và việc bảo vệ loại hình di sản này vào các chương trình quy hoạch Chỉ định hoặc thành lập một hoặc nhiều cơ quan đủ năng lực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn khu vực
Tăng cường nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật cũng như phương pháp luận về nghiên cứu nhằm bảo vệ có hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là những di sản có nguy cơ bị thất truyền Thông qua các biện pháp phù hợp về mặt pháp lý, kỹ thuật, hành chính, và tài chính
Phân loại di sản văn hóa
1.3.1 Di sản văn hóa vật thể
Di vật hiểu thông thường để chỉ những vật còn lại của người đã qua đời hay di tích, tức những vật từ quá khứ còn lại đến nay Vì vậy di vật là một khái niệm rộng Trong khảo cổ, di vật được hiểu là những hiện vật của quá khứ lịch sử tìm được qua các cuộc điều tra, khai quật khảo cổ hoặc tìm được một cách ngẫu nhiên Di vật không chỉ bao gồm công cụ lao động, dụng cụ sinh hoạt, vũ khí, đồ trang sức, nhạc khí…những thứ do con người tạo ra, mà còn bao gồm cả những phế vật do con người thải ra trong quá trình lao động như mảnh tước, dăm tước, xỉ sắt, phế liệu gốm; những thứ thải ra trong quá trình sinh hoạt như: xương, răng thú vật, các hạt thực vật, vỏ các loại thân mềm… Do đó, di vật bao gồm có nhiều chất liệu khác nhau như đá, gốm, kim loại, tre, gỗ, xương, vải, sơn…Di vật là đối tượng thu lượm và nghiên cứu của khảo cổ học
Di vật văn hóa là những hiện vật của quá khứ còn lại đến hôm nay và nó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
Cổ vật là một bộ phận của di sản vật thể, đặc trưng cơ bản của nó là nó thuộc loại động sản, đó là những vật từ xa xưa còn lại cho đến nay, là những đồ vật được con người chế tạo bằng những chất liệu và kỹ thuật khác nhau trong quá trình lịch sử còn sót lại đến nay. Luật Di sản văn hóa nước ta quy định những hiện vật được lưu truyền lại, có từ 100 năm tuổi trở lên được gọi là cổ vật Ví dụ: trống đồng Đông Sơn, thạp đồng Đào Thịnh, đĩa men ngọc thời Lý…
Giá trị cổ vật dựa vào:
- Tuổi của cổ vật Tuổi cổ vật phải từ 100 năm tuổi trở lên, do đó có các giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học Cổ vật có niên đại càng xa thì giá trị của nó càng cao
- Cổ vật có giá trị thẩm mỹ Cổ vật đẹp về kiểu dáng, màu men, về hoa văn và trang trí, độc đáo và độc bản
- Giá trị nguồn gốc xuất xứ và quá trình lưu chuyển của cổ vật,câu chuyện về sự phát hiện, về tạo tác những cổ vật ấy Có nhiều cách phân loại cổ vật theo mục đích và tiêu chí khác nhau như:phân loại theo cấp quản lý, phân loại theo vật liệu, phân loại theo niên đại (thời đại), phân loại theo chức năng, phân loại theo đặc trưng của cổ vật
Bảo vật quốc gia là di sản văn hóa vật thể đặc biệt, đó là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước, của cả dân tộc về lịch sử, văn hóa, khoa học Như vậy bảo vật quốc gia là một loại cổ vật có giá trị đặc biệt Để xác định, tiêu chí bảo vật quốc gia là:
- Hiện vật nguyên gốc, độc bản;
- Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện: o Là vật chứng của những sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất; o Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng – nhân văn; giá trị thẩm mỹ và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; o Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; o Về pháp lý: được Thủ tướng chính phủ quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng di sản văn hóa quốc gia
Di sản khảo cổ học là bộ phận di sản vật chất mà các phương pháp khảo cổ học cung cấp cho chúng ta những hiểu biết cơ bản về nó Di sản này bao gồm mọi vết tích sinh tồn của con người được lưu lại trong những địa điểm liên quan đến mọi hoạt động của con người, trong những cấu trúc đã bị hoang phế, trong những vết tích đủ các loại (cả ở những di chỉ dưới đất và dưới nước) cũng như các di vật văn hóa gắn với các di tích đó
Di tích khảo cổ học là một nguồn văn hóa mong manh và không tái sinh được
Di sản khảo cổ học là di sản của toàn nhân loại và của các nhóm người chứ không phải của cá nhân người nào hoặc một dân tộc riêng biệt nào Di tích khảo cổ học nào cũng gắn với môi trường thiên nhiên cảnh quan nhất định
Di tích lịch sử là một bộ phận của di sản văn hóa vật thể, là những nơi, địa điểm đã diễn ra, chứng kiến những sự kiện trong quá trình lịch sử phát triển của xã hội loài người.
Theo Luật Di sản văn hóa: “Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học
Di tích lịch sử được phân loại thành: Di tích lưu niệm sự kiện và di tích lưu niệm danh nhân
1.3.1.6 Di tích kiến trúc – nghệ thuật
Luật Di sản văn hóa định nghĩa: “Di tích kiến trúc – nghệ thuật là công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm, là cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển, kiến trúc, nghệ thuật”
Một số đặc điểm của di tích kiến trúc – nghệ thuật:
- Di tích Việt Nam ít cò nguyên vẹn từ ban đầu xây dựng, các di tích còn lại đến ngày nay đều trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, vì vậy một di tích mang dấu ấn của nhiều thời đại khác nhau
- Trên một di tích chứa dựng nhiều giá trị như điêu khắc, lịch sử, văn hóa
- Di tích kiến trúc Việt Nam phần lớn đều được xây dựng theo một quy thức nhất định
- Trên một di tích được cấu thành bởi nhiều loại vật liệu khác nhau Một số loại di tích kiến trúc như: Di tích kiến trúc tôn giáo; di tích kiến trúc quân sự; di tích kiến trúc cộng đồng; di tích kiến trúc nhà ở
Luật Di sản văn hóa định nghĩa: “Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học” Đặc điểm của danh lam thắng cảnh:
- Là địa điểm, vùng, miền tự nhiên vì vậy danh lam thắng cảnh bao giờ cũng chứa đựng những hiện tượng tự nhiên siêu đẳng, kỳ vĩ, độc đáo tạo ra cảnh tượng ngoạn mục.
- Các khu Di sản thiên nhiên thế giới thường trùng với các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Tính hỗn hợp của khu di sản: di sản tự nhiên nhưng trong đó có cả những giá trị đa văn hóa
Đặc điểm di sản văn hóa
1.4.1 Đặc điểm di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa vật thể là chứng cứ vật chất về sự kiện quá khứ, vì thế di sản vật thể mang tính khách quan Tính khách quan thể hiện: trước hết nó là vật thể câm, được hiểu khác với nhân chứng là nó không biết tự nói về mình Nó tồn tại lâu dài hơn nhân chứng(bằng chứng), và nó có thể được kiểm tra bất cứ lúc nào
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất, có hình khối (tồn tại dưới dạng thể), hiển nhiên dễ nhận biết bằng các giác quan của con người, dạng trạng thái tĩnh Là sản phẩm mang tính tập thể và tổng hợp (về kỹ thuật, mỹ thuật, vật liệu…tổng hợp giữa lao động trí óc và cơ bắp) Sau khi sáng tạo sản phẩm trở thành sở hữu của người khác
Người ta có thể sử dụng nó và thay đổi chức năng ban đầu là mục tiêu đã sáng tạo ra nó để đáp ứng nhu cầu nào đó của con người
1.4.2 Đặc điểm di sản văn hóa phi vật thể
Theo UNESCO: “Di sản văn hóa phi vật thể - được hiểu là các tập quán, hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng, các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm ý thức tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người
Di sản văn hóa phi vật thể theo định nghĩa trên được thể hiện ở những hình thức sau:
- Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể;
- Tập quán xã hội, tín ngưỡng, và các lễ hội.
- Tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ;
- Nghề thủ công truyền thống
Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 định nghĩa: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”
Di sản văn hóa phi vật thể có những đặc trưng như:
1.4.2.1 Tính “động” của di sản văn hóa phi vật thể Đặc trưng dễ nhận biết của văn hóa phi vật thể là nó tiềm ẩn trong một thể vật chất khác, trong trí nhớ và tâm thức của con người và chỉ bộc lộ ra thông qua hànhvi và hoạt động của con người trong một môi trường diễn xướng nhất định
Với đặc trưng này, văn hóa vật thể là dạng tĩnh, còn di sản văn hóa phi vật thể là dạng động Ví dụ, một bản ghi chép nhạc ca trù chưa đủ là di sản văn hóa phi vật thể, giá trị ca trù chỉ được trình diễn trong một không gian nhất định nó mới bộc lộ giá trị của nó Đặc điểm này chi phối di sản văn hóa phi vật thể cả về nội dung, giá trị, phương thức biểu hiện lẫn phương thức trình diễn, phương thức lưu truyền…
1.4.2.2 Tính văn hóa tộc người và vai trò sáng tạo của cá nhân
Văn hóa nói chung, đặc biệt văn hóa phi vật thể đều là của một cộng đồng nhất định, của một gia tộc, của một làng xã và của một địa phương, tộc người vì vậy nó mang tính dân tộc, tính địa phương. Nhưng nó tiềm ẩn trong trí nhớ và tâm thức của từng con người cụ thể, qua sự tiếp nhận và thể hiện của từng con người cụ thể, nên nó mang dấu ấn cá nhân và vai trò sáng tạo của cá nhân rất rõ rệt Bởi sự sáng tạo, bảo tồn và trao truyền của văn hóa phi vật thể lại phụ thuộc vào cuộc đời của từng cá nhân Vì vậy, nó vừa mang tính bền chắc (tiềm ẩn trong tâm thức dân tộc) lại vừa mong manh, dễ bị tổn thương (phụ thuộc vào cuộc sống của một cá nhân với bao may rủi, bất ngờ) Cũng chính vì đặc trưng nêu trên, văn hóa phi vật thể không chỉ phụ thuộc vào từng cá nhân, mà còn phụ thuộc vào các nhóm xã hội khác nhau, mà trước nhất là gia đình, dòng tộc, làng xã…tính cá nhân và tính nhóm xã hội khiến cho văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng hơn nhiều, nói cách khác tính dị bản của nó cao hơn so với văn hóa vật thể Di sản văn hóa phi vật thể phản ánh những sắc thái riêng biệt và truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc vì thế nó mang tính dân tộc đậm đà
1.4.2.3 Tính nhân văn của di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể thể hiện khát vọng của con người về cuộc sống, nhân ái, hòa bình vì vậy di sản văn hóa phi vật thể bản thân nó mang giá trị nhân văn Những giá trị nhân văn đó chính là tính nhân loại của di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng Di sản văn hóa phi vật thể chẳng những phản ánh mà còn ghi lại những mơ ước, những lý giải của con người về tự nhiên và sự sống Chính vì thế di sản văn hóa phi vật thể ghi lại các chặng đường phát triển của các dân tộc và nhân loại, nó là loại sử liệu đặc biệt, là sử thi của nhân dân.
1.4.2.4 Hướng tới “Chân – Thiện – Mỹ”
Bản chất của di sản văn hóa phi vật thể là hướng tới các đẹp, cái thẩm mỹ, cái chân, cái thiện vì vậy nó có tính giáo dục cộng đồng rất cao, và chính điều đó làm cho nó trường tồn Bản chất con người là yêu cái đẹp, hướng tới sự hoàn mỹ Di sản văn hóa phi vật thể là sự phản ánh và ngợi ca quê hương đất nước tươi đẹp.
Một số khái niệm lễ hội
1.5.1 Khái niệm lễ hội truyền thống
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, lễ hội truyền thống Việt Nam hình thành rất sớm, từ khi chưa hình thành nhà nước, chưa có sự phân chia giai cấp Tuy nhiên, có thể cho rằng, lễ hội xuất hiện khi loài người đạt trình độ phát triển cao trong tổ chức đời sống văn hóa xã hội Từ thực tiễn cuộc sống, có thể thấy rằng lễ hội được hìn thành từ các cơ sở được coi là nguồn gốc sau:
- Do phong tục tập quán truyền thống của các địa phương truyền lại: những phong tục tập quán được hình thành từ bao đời, chung đúc qua bao thế hệ và được truyền lại cho các thế hệ kế tiếp luôn thể hiện một phần đạo lý truyền thống của người Việt Nam, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các lễ hội truyền thống Việt Nam.
Lễ hội bắt nguồn từ trong cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu của người dân, đồng thời thể hiện sự phong phú đa dạngtrong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của một bộ phận dân cư trên một địa bàn cụ thể Phong tục tập quán của mỗi vùng, miền là yếu tố quyết định việc tồn tại và phát triển các lễ hội truyền thống ở các địa phương.
Nó phản ánh và thể hiện nét đặc sắc của bản sắc văn hóa dân tộc của các địa phương vùng miền trong một lãnh thổ quốc gia thống nhất
- Do quy định của thể chế chính trị - xã hội đương thời: là một hoạt động văn hóa, lễ hội ra đời và tồn tại, phát triển trong một môi trường xã hội nhất định Trong từng thời điểm của lịch sử, môi trường xã hội nào cũng gắn với thể chế chính trị cầm quyền của giai đoạn đó Vì thế, hoạt động lễ hội diễn ra trước hết phục vụ cho mục đích trên của chính thể cầm quyền Bên cạnh những lễ hội dân gian truyền thống, nhiều lễ hội được tổ chức nhằm chào mừng các sự kiện chính trị - quân sự - văn hóa xã hội nổi bật của từng giai đoạn
- Do các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa đặt ra: là một thành tố văn hóa có chứa đựng các nội dung và yếu tố văn hóa, kinh tế nên lễ hội được chính thể cầm quyền sử dụng, khai thác như là một tác động bổ trợ góp phần điều tiết và thúc đẩy xã hội theo những mục tiêu, định hướng phát triển của từng thời kỳ và giai đoạn khác nhau Mỗi một giai đoạn có một mục tiêu phát triển khác nhau, từ đó lễ hội cũng được khai thác thông qua các hình thức mang tính đặc thù để phát huy thế mạnh vốn có của loại hình văn hóa – xã hội này
- Do nhu cầu vui chơi, giải trí của tầng lớp nhân dân: nhu cầu giải trí luôn đặt ra với con người mỗi khi con người nhàn rỗi Nhu cầu này thường xuyên và liên tục đối với mỗi người như là một tất yếu để giải tỏa những ức chế, mệt mỏi trong cuộc sống
1.5.2 Khái niệm lễ hội hiện đại
Lễ hội hiện đại ra đời sau năm 1945 ở Việt Nam mà tính chất, nội dung của nó liên quan đến các sự kiện chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội nổi bật trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tính chất của lễ hội
Tính thời gian: tuân theo quy luật và bất quy luật: bất kỳ một lễ hội nào cũng phải tồn tại trong thời gian và không gian của nó. Những lễ hội truyền thống thường được diễn ra thường niên, đều đặn hằng năm, theo mùa vụ nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
Tính địa phương/ địa điểm của các lễ hội: lễ hội bao giờ cũng gắn với địa phương, địa điểm nhất định, do người dân địa phương ở khu vực đó tổ chức Mỗi một địa phương có một tục lệ riêng, những lễ tục này chính là một phần của kho tàng bản sắc văn hóa truyền thống Tính hình thức đối ứng của lễ hội: là một hoạt động ra đời từ trong cuộc sống sinh hoạt của người dân, lễ hội trở thành một hoạt động văn hóa tổng hợp mang tính khái quát cao của con người Tính đối ứng còn thể hiện qua các hoạt động diễn xướng dân gian diễn ra trong lễ hội
1.6.1 Khái quát bản chất của lễ hội truyền thống Việt Nam
Bản chất của lễ hội truyền thống được thể hiện qua những thái độ, hành vi ứng xử văn hóa của các cá nhân, cả cộng đồng người đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi con người sinh sống Quá trình thể hiện sự ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc, có thể được coi là nội dung và bản chất của lễ hội truyền thống, nó được thể hiện qua 3 hình thức sau: lịch sử hóa,sân khấu hóa, xã hội hóa
Phân loại lễ hội truyền thống của người Việt Nam
1.7.1 Phân loại lễ hội theo không gian lãnh thổ Đây là hình thức phân loại theo quy mô, mức độ và phạm vi ảnh hưởng, chi phối, tác động của các lễ hội
Không gian lễ hội là phạm vi không chỉ về mặt hành chính mà còn nằm trong không gian chịu tác động và ảnh hưởng của sự kiện văn hóa đó Không gian lễ hội được quyết định bởi nội dung và những hình thức biểu hiện Căn cứ vào không gian, có thể chia lễ hội theo các hình thức sau đây:
- Lễ hội mang tính quốc tế: thường là những lễ hội được du nhập từ bên ngoài vào đời sống, chính trị, văn hóa, xã hội của người Việt Nam, được cả người Việt Nam và trên thế giới tổ chức, ví dụ như các lễ hội tôn giáo của Phật giáo, Tin lành, Ki tô…Bên cạnh đó là những lễ kỷ niệm của các giai cấp, tầng lớp như giai cấp công nhân, phụ nữ…, ví dụ như: Ngày Quốc tế lao động 1/5; Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3…
- Lễ hội mang tính quốc gia: những lễ hội mà nhân vật hoặc sự kiện được thờ cúng có liên quan ảnh hưởng sâu sắc rộng lớn tới cả dân tộc và đất nước, ví dụ như Lễ hội Đền hùng; hoặc những lễ hội có sức hút lớn đối với tầng lớp nhân dân như Lễ hội Chùa Hương; hoặc lễ hội phản ánh các sự kiện lịch sử có vai trò to lớn, tác động sâu sắc đến tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc như: Quốc khánh 2/9, Lễ hội mừng chiến thắng 30/4…
- Lễ hội mang tính vùng miền: là những lễ hội mà nhân vật hoặc sự kiện được thờ khá nổi tiếng Ví dụ như: lễ hội Trường Yên – Hoa Lư(Ninh Bình); Lễ hội Đền Kiếp Bạc Lễ hội dạng này mang hai hình thức: việc tổ chức lễ hội tại một tuyến điểm trong một địa phương,hoặc cùng một thời điểm hay trong một khoảng thời gian gần nhau,tất cả các địa phương lân cận đều đồng loạt mở hội để kỷ niệm một nhân vật hay một sự kiện lịch sử nào đó
- Lễ hội làng: là hình thức phổ biến rộng rãi, với số lượng nhiều, có nội dung phong phú, đa dạng và sinh động nhất Lễ hội làng là lễ hội chủ đạo trong đời sống văn hóa của các tầng lớp dân cư
1.7.2 Phân loại lễ hội theo thời gian, mùa vụ sản xuất
Mùa vụ truyền thống của người Việt thường bắt đầu và kết thúc vào dịp Xuân Thu, do vậy lễ hội cũng thường diễn ra vào mùa xuân và mùa thu Tạo ra hai hình thức lễ hội mùa Xuân và lễ hội mùa Thu gọi là Xuân Thu nhị kỳ Do đặc tính thời tiết, khí hậu của hai mùa ấy, nên người ta cùng mở hội để vui chơi và thưởng ngoạn Như vậy, những lễ hội làng, lễ hội mùa là những lễ hội thường mở vào hai mùa Xuân – Thu trong năm
Tuy nhiên, cũng có một số lễ hội được mở lại không tuân thủ theo mùa vụ thời gian xuân thu như thông lệ, mà có thể được mở vào những thời gian bất kỳ trong năm Những lễ hội như vậy thường gắn với ngày sinh, ngày hóa của các nhân vật có công với dân, với nước Ngoài ra, các lễ hội kỷ niệm các sự kiện lịch sử cũng có thể được tổ chức vào một thời gian bất kỳ trong năm do tính chất bất quy luật của sự kiện.
1.7.3 Phân loại lễ hội theo Tôn giáo
Lễ hội của các tôn giáo không giới hạn về không gian mà chỉ giới hạn về thời gian tổ chức lễ hội Lễ hội tôn giáo diễn ra trong không gian cụ thể như các thánh đường, các nơi thờ tự của các tôn giáo và phạm vi ảnh hưởng của nó Một số loại lễ hội tôn giáo có thể kể đến như:
- Lễ hội của Kito giáo: Lễ phục sinh, Lễ Chúa thăng thiên, Lễ chúa hiển linh, Lễ Đức mẹ hồn xác lên trời, Lễ Chúa nhật, Lễ các thánh
- Lễ hội của Phật giáo: Lễ Đản sinh, Lễ Vu lan, Lễ kỷ niệm khai sáng Phật giáo Hòa hảo, Lễ hội của Phật giáo Cao đài
1.7.4 Phân loại lễ hội theo tín ngưỡng
Tôn giáo, tín ngưỡng là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của một bộ phận quần chúng nhân dân Nó bao gồm các tín ngưỡng khác nhau như:
- Lễ hội tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: lễ hội thờ cúng tổ sư, tổ nghề…
- Lễ hội của tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng làng: diễn ra ở khắp mọi nơi và ở các thời điểm khác nhau Đây không chỉ là sinh hoạt văn hóa mà còn là tài sản văn hóa của các địa phương, góp phần vào sự phát triển của từng vùng.
- Lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu
- Lễ hội của tín ngưỡng thờ cúng động vật như: Ngư thần (cá); Xà thần (rắn); Hổ thần (cọp); Tượng thần (voi); Mã thần (ngựa)
- Lễ hội của tín ngưỡng thờ thiên thần (các vị thần tự nhiên): thường diễn ra ở các nơi thờ tự các thần tự nhiên như: Sơn thần, Địa/Thổ thần, Thủy thần, Mộc thần, Thạch thần…
- Lễ hội của tín ngưỡng phồn thực: đó là những nhu cầu nhân bản của con người, là quy luật sinh tồn và phát triển nòi giống Tín ngưỡng phồn thực được biểu hiện qua việc thờ cơ quan sinh dục nam và nữ
1.7.5 Phân loại theo tính chất của lễ hội
Lễ hội phân theo tính chất của nó có thể kể đến các loại hình lễ hội như lễ hội nông nghiệp, lễ hội lịch sử, cách mạng, các lễ hội khác…
Lễ hội nông nghiệp là các lễ hội có liên quan đến các nghi thức thờ cúng, tế lễ trong đó có sử dụng các nghi thức để cầu mưa, cầu nước, cầu tạnh…Đó là những lễ hội mà nội dung và hình thức của nó chứa đựng những yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến diện mạo đời sống của cư dân nông nghiệp thông qua các hoạt động diễn ra trong đời sống xã hội
Lễ hội phồn thực giao duyên thường gắn liền với một thời kỳ rất cổ của quan niệm tín ngưỡng và quan hệ hôn nhân
Giới thiệu về xã Hương Sơn, Huyện Mĩ Đức, Hà Nội
2.1.1 Vị trí địa lý, diện tích
Hương Sơn nằm ở vùng đất trũng, cực nam huyện Mĩ Đức, thành phố Hà Nội, nơi giáp ranh của 4 huyện, 3 tỉnh: Mĩ Đức, với Ứng Hòa ( Hà Nội ), Kim Bảng( Hà Nam), Lạ thủy ( Hòa Bình).
Vùng rừng núi Hương Sơn có địa thế hiểm yếu, chân núi phía tây giáp Hòa Bình là đương 21A nối liền Hà Đông - Hòa Bình với Ninh Bình - Thanh Hóa Xưa là đường Thượng Đạo một huyết mạch thời Lý,
Vào những thế kỉ trước, nơi đây là rừng cây rậm rạp bao phủ, đi lại khó khăn, dân cư sinh sống khá biệt lập với cùng các dân cư khác.Từ sườn núi phía đông sang tây gặp đường 21A là 5 và 6 dãy núi, qua các ngả đường quèn: như quèn Côm, quèn Cây Khế, quèn Đầu Voi, quèn Thung Hội, quèn Vồng để đi ra tới các điểm dân cư nằm ven sông Đáy phải nội qua chằm và một thôi đường chừng 4,5km
Xã Hương Sơn nằm trên bãi bồi sông Đáy, hai phía Đông và phíaNam là hai dòng sông Đáy uốn lượn ôm trọn lấy vùng đất này và trở phù sa về làm giàu đất đai của các cánh đồng, dòng sông Đáy kéo dài từu đầu làng Hòa Đoạn rồi uốn lượn ôm lấy bãi Nương (Tiên Mai),vòng về ấp Tân Sơn cuối làng Phúc Yên 6km, sông Đáy cũng là địa giới tự nhiên giữa Hương Sơn với các xã Hồng Quang (Ứng Hòa).Tượng Lĩnh (Kim Bảng) Phía bắc giáp xã Hùng Tiến, xưa có sôngThường Vệ cắt chéo từ Tây từ Tây Bắc sang Đông Nam , sách “ĐạiNam nhất thống chi” có nhắc tới cửa sông Đục Khê.
Diện tích tự nhiên của xã Hương Sơn là 4283ha, hình thành 2 vùng Vùng núi phía Tây bao mòn và vùng đất bồi tụ phù sa sông Đáy, đón đất phù sa trên cao nguyên trôi xuống nên đất khá giàu dinh dưỡng, có màu nâu sẫm Dãy núi đá vôi ôm trọn toàn bộ phía Tây dãy Hương Sơn, kéo dài 5km từ Tây Bắc sang Hòa Bình, ngăn cách núi rừng với đồng bằng tạo thành bức tường thành tạo bởi dãy núi đá vôi trùng điệp liên tiếp mà nhân dân quen gọi là địa giới này là “Thượng chí voi đái, hạ chí chói đèn” Trên tổng thể địa hình huyện
Mĩ Đức nằm trên bã bòi sông Đáy nghiêng dần về đất Hương Sơn Vì vậy Hương Sơn ở vùng đất trũng nhất của huyện Mĩ Đức, vừa là nơi dồn chứa nước của sông Đáy, dân gian gọi đây là “rốn tiên nước” của huyện. Điều kiện địa hình và thổ nhưỡng gây rất nhiều khó khăn trong canh tác, đặc biệt là đồn điền dồn thứa, xây dựng những cánh đồng canh tác với quy mô lớn, để sinh tồn các thế hệ nhân dân Hương Sơn không ngừng cải tạo đất đai, làm thủy lợi Điều kiện sản xuất của xã cũng được thay đổi, đất đồi rừng, rừng hoang hóa ngày càng được thu hẹp, diện tích đất canh tác ngày càng mở rộng ra Trải qua quá trình chinh phục và cái tạo thiên nhiên trồng lúa và hao màu, khai phá từ chỗ chi có thể giao trồng một năm một vụ cấy chiêm nay nâng cao hệ số sử dụng đất, nhiều điều kiện canh tác đến 2-3 vụ Hương Sơn có nguồn nước mặt phong phú, phục vụ tốt sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, dòng sông Đáy chảy uốn lượn đủ sức tưới tiêu cho hầu hết diện tích trồng cây của xã và làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm đẹp Xã Hương Sơn có hệ thống sông đa dạng thuận lợi cho thông thương, giao lưu với các địa phương Các đường nhánh liên tỉnh, liên huyện và các đường liên xã tạo ra hệ thống giao lưu hoàn chính Sông Đáy là tuyến đường giao thông vận tải đường thủy
Xã Hương Sơn là vùng quê “Sơn thủy hữu tình”, trên có núi non trùng điệp, rừng nguyên sinh, hang động, dưới có hệ thống sông suối thơ mộng, cảnh quan hái hảo trong môi trường thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng là các di tích lịch sử văn hóa cổ kính như: chùa chiền, đình đền, miều mạo Tất cả hảo quyên với nhau thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Bên cạnh đó có nguồi tài nguyên dồi dào là đá vôi, đất đá kinh tế rừng, khí hậu trong lành thuận lợi cho phát triển kinh tế, du lịch sinh thái, tam linh, nông nghiệp cả trồng trọt và chăn nuôi Đây là nhân tố tích cực để tạo điều kiện phát huy tiềm năng và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng cung cấp nguồn lâm sản lớn cho nhân dân địa phương - xưa 4 thôn có đất rừng là Đục Khê, Hội Xá, Phú Yên, Yến Vĩ Rừng của Hương sơn bạt ngàn, các vạt rừng trải dài theo sườn núi tràn xuống ven Sông Đáy Rừng có nhiều loại gỗ quý đủ các loại "tứ thiết" các thế hệ nhân dân khai thác về làm đình, chùa, miếu, quán, nhà trong các nhà Trước chiến tranh, trong rừng có nhiều loại động vật quý hiếm như: hổ, báo, sơn dương, khỉ Trên các chằm ở Hương Sơn có đủ các loài chim, có diệc, có mòng két, vạc, bồ nông , Vùng đất có núi bao quanh, sông hồ phong phú trở thành nơi trú ngụ của các loài chim di cư Hằng năm cứ vào thời gian chuyển mùa, trời thường có gió mùa đông bắc tràn về, nước cạn hàng đàn mòng két bên kia vùng xà xuống ăn.
Xã có nguồn dược liệu khá phong phú về chủng loại và giàu trữ lượng do đặc điểm khí hậu và đất đai cây thuốc của Hương Sơn có hàm lượng chất trong các loại cây, củ, quả cao được nhân dân ưa chuộng.
Do quá trình khai thác quá mức và không kế hoạch không được bổ sung nên những cánh rừng độc do các đá vôi đến nay dân thưa thoáng và cạn kiệt xen giữa các lớp đá vôi là những đất bằng phẳng, tơi xốp, đất mùn cao Nhân dân bản địa gọi là thung lũng Những thung lũng này chiếm diện tích khá lớn như thung Chùa gần 30 mẫu, thung Xương gần 90 mẫu, thung Tiên gồm 40 mẫu, thung Rác trên
25 mẫu trong các thung lũng nhân dân cái tạo trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực, cây tre, cây vầu, mai, mơ, sắn, trầu không, lá dong
Bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi mang lại huyện không ít gặp những khó khăn như: lũ lụt, hạn hán gây thiệt hại cho con người và của cải, khai thác khoáng sản khó khăn.
Là vùng quê có lịch sử phát triển lâu đời gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của quốc gia dân tộc, với các nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Đại Việt - Việt Nam, đời sống của nhân dân vô cùng phong phú và giàu chất nhân văn Lịch sử hình thành và phát triển của xóm làng ở Hương Sơn diễn ra lâu dài, liên tục từ xa xưa cho tới hiện đại, nhân dân thể hiện được truyền thống văn hóa đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống và sản xuất Bên cạnh nền văn hóa bản địa là sự tiếp nhận các nét văn hóa của vùng miền từ nhiều miền quê trên đất nước tụ về đây góp phần làm phong phú thêm truyền thống văn hóa.
Sự phong phú của đợi sống văn hóa dân gian của nhân dân Hương Sơn thể hiện rõ nét trong sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo Hiện nay việc cúng lễ, cầu xin thương xung quanh các hình thù vật thể trong hang động nhằm thỏa mãn ý nguyện về sự tốt lành của con người Sự cúng bái truyền thống của nhân dân và dấu vết của tục thờ theo quan niệm tín ngưỡng phồn tục được hình tượng hóa mang ý nghĩa sáng tạo của nông nghiệp cổ Các chùa chiền tập trung các hang động, việc thờ thần Đất ở đên Mẫu Thượng cùng với huyền thoại Bà Chúa Ba của Tuyết Sơn đến lệ dân Đục Khê, Yến Vĩ xuất hành đầu năm, động thổ, cày xá, xông đất ở làng Tiên Mai
Giới thiệu khu thắng cảnh chùa Hương
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình,thờ tín ngưỡng nông nghiệp Trung tâm chùa Hương nằm ở xã HươngSơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ở ven bờ phải sông Đáy Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong độngHương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Những ai dù chỉ một lần hành hương thăm thắng cảnh Hương Sơn, chắc chắn cũng giữ được nhiều kỷ niệm về bức tranh sơn thủy hữu tình rất đẹp, rất thơ do thiên nhiên và con người tạo dựng. Hương Sơn là một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, bao gồm cả một hệ thống hang động, đền, chùa xen lẫn trong rừng núi hoa lá cỏ cây, nằm ở địa phận huyện Mỹ Đức, Thủ đô Hà Nội Trải qua nhiều thế kỷ đá vẫn trơ khan cùng tuế nguyệt Thi sĩ Tản Đà đã phác thảo bức tranh Hương Sơn;
“ Chùa Hương trời điểm lại trời tô Một bức tranh tình trải mấy thu, Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.”
Thật vậy, đã bao nhiêu năm tháng trôi qua, xuân đến rồi xuân lại đi mà bức tranh Hương Sơn vẫn xuân xanh trường cửu Đến với Hương Sơn chúng ta càng cảm nhận cái đẹp thanh tao và hương sắc đậm đà của non sông đất Việt Dãy Hương Sơn đã bị xâm thực lâu đời của thiên nhiên, nước đã khoét núi đá thành nhiều hang động trong đó có động Hương Tích, sản phẩm đặc sắc của thiên nhiên.
Theo Phật thoại thì đây là nơi lưu dấu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo Bồ tát đã ứng thân thành công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm, tu hành 9 năm trong động Hương Tích, khi đắc đạo rồi Ngài trở về chữa bệnh cho vua cha, trừ nghịch cho nước và phổ độ quần sinh Khi câu chuyện Phật thoại này được truyền bá ra, các thuyền sư cổ đức đã chống gậy tích tới đây nhàn du mây nước, sau đó ba vị Hòa thượng đời vua Lê Thánh Tông
1442 – 1497 đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù Kể từ đó Hương Tích được gọi là chùa trong, Thiên Trù gọi là chùa ngoài, rồi người ta lấy tên chung cho hai nơi và cả khu vực là chùa Hương hay “Hương Thiên Bảo Sái” Hương Tích là dấu vết thơm tho, ý nói nơi đây đã là trụ xứ tu hành của Bồ Tát Quán Thế Âm Còn
Thiên Trù đọc theo âm Hán Việt có nghĩa là bếp trời, cái bếp khổng lồ của động đẹp nhất trời Nam Do đó nói đi trẩy hội chùa Hương tức là đi chiêm bái cả khu vực Hương Thiên ở vùng núi Hương Sơn Vì những ý nghĩa trên cho nên chùa Hương có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách trong nước và ngoài nước
Theo dòng lịch sử Việt Nam
Theo một số tài liệu mới tìm được thì khi xưa vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây lần thứ 2 vào tháng giêng năm Đinh hợi, niên hiệu Quang thuận thứ 8 (1467) đã đóng quân nghỉ lại ở thung lũng này và cho quân lính thổi cơm ăn, vua xem thiên văn thấy vùng này lâm vào địa phận của sao Thiên Trù, (một sao chủ về sự ăn uống và biến động) nên nhân đấy đặt tên, rồi tiếp đến chuyến tuần du của chúa Tĩnh đô vương Trịnh Sâm vào năm Canh Dần 1770, ông đã khắc năm chữ; “Nam Thiên Đệ Nhất Động” nghĩa là động đẹp nhất trời Nam vào cửa động Hương Tích và lưu lại một số minh văn bia ký Sau thời kỳ ba vị Hòa thượng khai sáng, chùa Hương gián đoạn trụ trì, mãi tới niên hiệu Chính Hòa năm thứ bẩy 1686 của thời vua Lê Trung Hưng Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang, (tương truyền cũng là một quan chức trong triều đình đã treo ấn từ quan để đi tu) mới lại tiếp tục công việc tạo dựng;
“ Nội tu Hương tích bảo động Ngoại khai Phật cảnh Thiên trù”
Rồi kể từ đó Tổ ấn trùng quang, đèn Thuyền chuyển nối, cho đến đầu thế kỷ XX thì Thiên Trù đã trở thành một lâu đài tráng lệ “biệt chiếm nhất Nam Thiên” Chùa có trên 100 nóc, với những công trình kiến trúc quy mô tính xảo của Phật Giáo Việt Nam Nhưng đáng tiếc thay vào ngày 11 tháng 2 năm Đinh Hợi 1947, thực dân Pháp đã vào đây đốt phá Thiên Trù thành đống gạch vụn tro tàn, năm 1948 chúng lại vào đốt phá một lần nữa và đến năm 1950 chúng lại cho máy bay thả bom khiến cho cao chất ngất mấy tòa cổ sái của Thiên Trù không còn nữa, dấu vết xưa của Thiên Trù hiện nay chỉ còn lại vườn Tháp, trong đó có Bảo Tháp Viên Công, một công trình nghệ thuật đất nung của thế kỷ thứ 17 và cây Thiên Thủy Tháp.
Từ Thiên Trù ta rẽ sang bên phải lên động Tiên Sơn Ở núi Tiên Sơn, đây là một tòa động đẹp cảnh sắc thanh u, trong động có bài thơ bút tích của Trịnh Sâm và năm pho tượng đá bạch thạch soi đèn vào trông như ngọc Động có những nhũ đá rủ xuống thành hình Tràng phan, Bảo cái, khi gõ vào phát ra những âm thanh nghe như tiếng mõ, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng khánh, tiếng chiêng, tiếng cồng đúng như hai câu thơ cổ;
“ Non Tiên tưởng những là Tiên thật Thủa trước Đào nguyên cũng thế chăng ” Đi khỏi chùa Tiên chúng ta gặp chùa Giải Oan và suối Giải Oan, bên tay trái trong chùa có am Phật Tích, có động Tuyết Quỳnh, có giếng thiên nhiên Thanh Trì trong suốt và không bao giờ cạn Tương truyền, Đức Phật bà Quán Thế Âm đã tắm ở giếng này để tẩy bụi trần trước khi vào cõi Phật Vẫn theo đường đá gập ghềnh tiến sâu vào phía trong, chúng ta còn gặp đền Cửa Võng, đền này thờ bà Chúa Thượng Ngàn Tương truyền bà Chúa là người cai quản núi rừng ở khu vực Hương Sơn, đồng thời cũng là nơi của những Ngọc nữ thường xuyên mang tin tức từ chùa ngoài vào chùa trong. Động Hương Tích là động chính của thắng cảnh, hình thế động như một con rồng lớn đang há miệng, biết bao nhiêu nhũ đá hình thù kỳ dị thể hiện những ước mơ bình dị của dân gian như đụn gạo, đụn thóc, cây tiền, cây bạc, cây vàng, núi cậu, núi cô, nong tằm nghé kén, con lợn, chuồng trâu, ao bèo, bầu sữa mẹ…v.v Giá trị nhất trong động là pho tượng Đức Phật bà Quán Thế Âm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn, người tạc tượng không tuân theo những ước lệ sẵn có của quy cách tượng Phật, mà tạo nên một hình ảnh bà Chúa Ba đau đáu nỗi thương đời.
Quần thể thắng cảnh Hương Sơn còn có khu chùa, động khác ở phía nam Hương Tích như Thanh Sơn - Hương Đài, Long Vân TuyếtSơn mỗi nơi có một vẻ đẹp độc đáo riêng biệt nếu bạn có đủ thời gian thì phải đi trọn mất ba ngày mới hết Vinh dự cho Hương Sơn, ngày 19 tháng 5 năm 1958 Hồ Chủ Tịch đã về thăm, người căn dặn;
“phải biết quý cảnh đẹp, phải trồng cây cối và mở mang quy hoạch lại cho bà con trong nước và quốc tế về đây vãn cảnh” Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng hai lần về thăm cảnh vào năm 1961 và 1971, Thủ tướng cũng ân cần căn dặn; “phải xây dựng nơi đây thành công viên quốc gia” và gần đây nhất vào ngày mùng 4 tháng giêng năm Canh Thìn, tức ngày 8 tháng 2 năm 2000 chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng đã về thăm chùa Hương với lời mong ước và căn dặn;
“Ngày xuân mong đất nước ta yên bình, sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện ấm no – hạnh phúc, mong chùa Hương Tích mãi mãi là thắng cảnh nổi tiếng của nước ta, là nơi nhân dân gửi gắm tâm linh với Đạo Phật”. Để thực hiện ước mơ quy hoạch thắng cảnh Hương Sơn và xây dựng lâu đài quảng tịch ở thung lũng bếp trời, gác chuông 8 mái theo kiểu chùa Ngăm đã được dựng lên ở sân Thiên Trù vào năm Giáp tý 1984 tiếp theo ngày 4 tháng 3 năm 1989 Ban xây dựng chùa Hương đã được thành lập để thực hiện công việc quy hoạch và tôn tạo, rồi đến ngày 11 tháng 2 năm Kỷ tỵ nhằm ngày 18 tháng 3 năm 1989 ngày thực dân Pháp tàn phá Thiên Trù cách đây 42 năm về trước, lễ khởi công xây dựng Thiên Trù đã được tiến hành ngay tại nền móng của chùa cũ, cho tới hôm nay toà chính điện Thiên Trù đã sừng sững hiên ngang đứng giữa thung lũng bếp trời.
Chùa Hương được công nhận là Di tích quốc gia năm 1962, một lần nữa năm 1990 và năm 2018 là Di tích đặc biệt
Chùa Hương thuộc địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Kiến trúc chùa gồm bốn khu: Hương Thiên, Long Vân, Tuyết Sơn và Thanh Hương.
Khu Hương Thiên gồm có chùa Tiên Sơn, đền Trình Ngũ Nhạc, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, chùa Thiên Trù, động Hinh Bồng, động Đại Binh.
Khu Long Vân gồm có động Long Vân, chùa Long Vân, chùa
Cây Khế và hang Thánh Hoá.
Khu Tuyết Sơn gồm có chùa Bảo Đài, động Ngọc Long, chùa
Ngư Trì, đền Trình Phú Yên.
Khu Thanh Hương có chùa Thanh Sơn, động Hương Đài.
Hình 2 1 Sơ đồ kiến trúc chùa Hương Nếu đi từ cổng vào thì kiến trúc chùa Hương có 4 cấp: Cổng lớn
2 tầng, dọc 2 tầng bậc thang bên trong là hai nhà chùa đối xứng. Đi sâu vào là đỉnh chùa ở chính giữa lối đi, cấp cuối cùng là quần thể chùa chính gồm tam quan chùa.
Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái.
Ngoài ra năm 2011, quần thể chùa Hương xây dựng một khu sinh hoạt dành cho khách du lịch ở cánh Tây.
Chùa Thiên Trù: Chùa Thiên Trù – Quần thể di tích chùa Hương, còn có tên gọi là chùa Trò, chùa Ngoài. Đền Trình Ngũ Nhạc: Đền Trình được xây dựng dưới chân núi NgũNhạc Ngũ Nhạc là một dãy núi gồm 5 ngọn núi liền kề nhau tạo thành một vệt hình dáng giống một con Thanh Long (Rồng xanh) nằm phục gác cổng trời Nam.
Chùa Tiên Sơn: Du khách rẽ tay phải ngược lên núi Thanh
Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như sắp bay lên.
Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nhỏ dưạ vào vách núi Đó là khu chùa động Tiên Sơn.
Chùa Giải Oan: Trên đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương
Phân tích lễ hội truyền thống chùa Hương
Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba: Theo truyền thuyết dân gian, trước kia, công chúa Diệu Thiện (tục gọi là Chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm) đã tới vùng núi Hương Sơn tu hành 9 năm sau đó đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh (ngày đó gọi là ngày Phật đản nhằm ngày 19 tháng 2 Âm lịch) Đây cũng là thời điểm giữa mùa xuân nên trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi, khí trời mát mẻ.
Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với quần thần Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ
“Nam Thiên Đệ Nhất Động” Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.
Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn và cũng là đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội chùa Hương về sau và cho tới bây giờ Từ đó về sau, hàng năm khi mùa xuân đến, du khách đến với lễ hội ngày một đông vui hơn nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành Thái năm thứ 8, lễ hội chùa Hương mới chính thức được tổ chức như một lễ hội thực sự, có quy củ, nghi thức riêng.
2.3.2 Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội
Lễ hội kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch thu hút phật tử và khách du lịch từ khắp nơi Khai hội chính thức bắt đầu vào mùng 6 tháng Giêng, vốn là ngày mở cửa rừng của người dân, sau này dần trở thành ngày khai hội Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch nhưng đỉnh cao là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch Trong đó, riêng mùng 5 có khoảng hơn 4 vạn khách từ mọi miền đất nước.
Lễ hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, được tổ chức ở khu thắng cảnh chùa Hương (hay Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn,huyện Mỹ Đức, Hà Nội Khu thắng cảnh chùa Hương là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong độngHương Tích hay còn gọi là chùa Trong Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các Phật tử trên cả nước tham gia hành hương.
Hội chùa Hương bắt đầu ngày mùng 6 tháng Giêng với lễ khai sơn (mở cửa rừng) của địa phương Nghi lễ “mở cửa rừng” còn hàm chứa ý nghĩa mới – mở cửa chùa – khai lễ Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay.Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ Trong lúc chay đàn, hai vị tăng ni múa những động tác kỳ lạ, vô cùng duyên dáng, múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi.Ở sảnh ngoài lại thờ các vị sơn thần với đủ màu sắc phong phú, đa dạng của đạo giáo.
Hình 2 2 Du khách đến chùa Hương đều mong muốn cầu sức khỏe, bình an và công việc thuận lợi
Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền Còn hương khói thì không bao giờ dứt Về phần lễ có nghiêng về
"thiền", nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
Hầu hết các du khách đi đến với chùa Hương vào dịp đầu xuân đều có một mục đích chung là dâng lên một lời nguyện cầu, một nén tâm hương Tại nơi đây, du khách có thể dâng lên những lời nguyện cầu của đời sống chân thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, ước mong cuộc sống đầy đủ Nhà nông cầu mong mình làm ruộng gạo vun lên thành đụn gạo trắng như ngọc, người buôn bán mong sao có lãi, có lời, tiền của như cây vàng, cây bạc Ai muốn con trai thì xoa đầu núi cậu, ai ước con gái thì xoa đầu núi cô Còn người bệnh thì tin rằng những giọt nước từ bầu sữa tiên (vú mẹ) sẽ trợ thêm sức mạnh cho người mau khỏe Đó thực là những tín ngưỡng của người lao động. Nơi đây không có chỗ cho những ai cầu vinh hoa danh vọng, chức tước, quyền hành.
Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái Trong lễ hội có rước lễ và rước văn Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc. điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.
Khi đến tham quan chùa Hương, du khách còn được hòa mình vào những hoạt động văn hóa, lễ hội tại nơi đây Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn,…
Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền, di khách có thể coi ngồi thuyền là một thú vui tao nhã, vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa Vào những ngày hội chính, hàng loạt những con thuyền đua nhau trên dòng suối Yến Đây là một hoạt động giải trí không thể thiếu trong lễ hội Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.
Hình 2.3 Vừa ngồi thuyền đi chùa Hương vừa ngắm cảnh non xanh hữu tình.
Sau khi rời bến đò, du khách đến với các hoạt động leo núi đặc sắc của khu di tích Du khách có thể leo bộ lên những bậc thang dẫn đến động Hương Tích, chùa Trong Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi.Leo núi chơi hang, chơi động Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên cái đẹp Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sản khoái, thêm yêu cuộc đời này hơn.Cảm giác thật tuyệt vời nếu bạn chinh phục từng bậc thang lên xuống vào động Hương Tích Lựa chọn hình thức đi bộ hay cáp treo không thể hiện sự tôn nghiêm mà thể hiện từ tấm lòng của hành khách đến chùa Hương.
Khi đi dọc bến đò hay đặt chân đến vùng đất tâm linh, bạn sẽ bắt gặp những làn điệu dân ca chèo hay hát Sẩm trên từng mái nhà tranh Những làn điệu dân ca đã in sâu vào lòng du khách thập phương nếu đã một lần đến đây Hãy tự thưởng cho mình những khoảnh khắc tuyệt vời nhất bằng cách đắm mình trong những làn điệu dân ca và những điệu hò truyền thống.
Tiềm năng khai thác phát triển du lịch của lễ hội chùa Hương 35
2.4.1 Tiềm năng phát triển dựa vào du lịch tâm linh
Trải qua hàng ngàn năm, con người đã nhận ra rằng cuộc sống hạnh phúc là cuộc sống không những đầy đủ về điều kiện vật chất mà còn cả về mặt tinh thần Du lịch tâm linh là đã trở thành một loại hình du lịch phổ biến ở nhiều quốc qia trên thế giới, trong đó có ViệtNam Một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở nước ta là Chùa Hương với nét đặc trưng là Lễ hội chùa Hương.Lễ hội chùa Hương dường như đã trở thành một nét truyền thống tốt đẹp,mỗi độ xuân về, khi hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn cũng là lúc đông đảo Phật tử và khách hành hương 4 phương nô nức trẩy hội chùa Hương Trải qua hàng trăm năm, lễ hội chùa Hương đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tinh thần của dân tộc, mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian, gắn liền với nền nông nghiệp và phảng phất nét tín ngưỡng phồn thực.
2.4.2 Tiềm năng dựa vào thiên nhiên
Xã Hương Sơn là một xã vừa có truyền thống lễ hội văn hóa lớn nhất cẩ nước đó chính là lễ hội chùa Hương, số lượng khách du lich trong nước và ngoài nước đến với lễ hội chùa Hương ngày càng đông.
Lễ hội chùa Hương hấp dân du khách thập phương với cảnh thiên nhiên đẹp: Suối Tiên, chùa Thiên Trù, động Hương Tích bên cạnh đó còn có các cánh rừng nguyên sinh, các dãy núi trùng trùng điệp điệp ,cùng với đó là các hệ động thực vật phong phú và nhiều loài thú được ghi trong sách đỏ Việt Nam đó là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch chùa Hương. Đến với lễ hội chùa Hương du khách sẽ được hòa mình và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp mà tạo hóa đã ban cho nơi này, du khách có thể ngồi thuyền trên dòng suối Yến thơ mộng.
GIẢI PHÁP BẢO TỒN Vu PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG
Các giải pháp bảo tồn và phát huy truyền thống lễ hội chùa Hương
3.1 Các giải pháp bảo tồn và phát huy truyền thống lễ hội chùa Hương
3.1.1 Giải pháp về mặt chính sách, quy hoạch , tổ chức
Theo đánh giá của Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội chùa Hương Nguyễn Văn Hậu, do nắm chắc tình hình và chủ động xử lý kịp thời các diễn biến phát sinh trong những ngày trước khai hội và suốt thời gian diễn ra lễ hội, cho nên tình hình quản lý và thực thi các quy định của Ban tổ chức được những người làm dịch vụ trong khu vực lễ hội và nhân dân địa phương chấp hành khá tốt, không để xảy ra các vụ việc đáng tiếc.
Các cơ quan chính quyền, đoàn thể địa phương đã phối hợp Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Mỹ Đức cùng chư tăng, Phật tử chùa Hương xây dựng kế hoạch hướng dẫn, bố trí nhân lực phục vụ cho khách tham gia công tác tín ngưỡng được thuận lợi, bảo đảm đúng quy định của pháp luật Nhiều khu vực trong chùa, hang động, đình, đền đều giữ được sự tôn nghiêm, không để kinh doanh dịch vụ lộn xộn Điều đáng nói là trong mùa lễ hội chùa Hương năm nay đã không còn diễn ra việc đổi tiền lẻ và treo móc thịt trước cửa hàng, thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm như dư luận đã phản ánh trước đây. Ban Quản lý khu danh thắng và Ban Tổ chức lễ hội thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thu gom, xử lý rác thải hằng ngày trên cả đường bộ và đường thủy, đồng thời triển khai thực hiện tốt việc phục vụ miễn phí dịch vụ vệ sinh công cộng dành cho du khách và người hành hương, trảy hội.
Về công tác an ninh, trật tự, với 18 tổ tuần tra trong khu vực lễ hội gồm lực lượng công an thành phố, công an huyện và các lực lượng khác tham gia, đã bảo đảm công tác trực ban 24/24 giờ, tiếp nhận và xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm do nhân dân, du khách phản ánh Một số yếu kém, bất cập từ mùa lễ hội năm trước và gây nhiều thắc mắc trong nhân dân địa phương cũng được giải quyết, xử lý phù hợp Các hộ dân đã được tham khảo ý kiến và cùng thống nhất về phương án điều hành giao thông, tạo được sự đồng thuận ủng hộ trong cộng đồng.
Trong suốt mùa lễ hội, các đoàn kiểm tra của thành phố Hà Nội,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ghi nhận, biểu dương công tác tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương, khẳng định những mặt ưu điểm cùng những chuyển biến ngày càng tốt và chuyên nghiệp hơn. Những thông tin phản hồi từ khách trảy hội và các cơ quan báo chí cũng có những đánh giá tích cực về công tác tổ chức lễ hội chùa Hương năm 2017, nhất là việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trên dòng suối Yến, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh công cộng miễn phí, nâng cao chất lượng phục vụ đúng với tiêu chí “Lễ hội kỷ cương - văn minh - du lịch”.
3.1.2 Giải pháp về đầu tư , phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội chùa Hương
Giao thông vận tải: Đối với hệ thống giao thông vận tải ở chùa
Hương tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn cần phải tiếp tục xây dựng, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và việc tổ chức lễ hội Hiện nay giao thông đường thủy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Trong đó việc sử dụng thuyền máy chạy trên suối Yến cần được nghiêm túc xem xét vì ngoài việc làm ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên, thuyền máy còn làm hỏng khung cảnh của lễ hội
Ngoài ra việc tổ chức thanh tra, kiểm tra và có kế hoạch sửa chữa tu bổ thuyền, đò trước và sau mùa lễ hội nhằm đảm bảo an toàn cho du khách là cần thiết Bằng phương pháp tuyên truyền giáo dục thông qua các tổ chức cộng đồng, ban tổ chức cần khuyến cáo các cá nhân và các hộ kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị, chú trọng trang bị các phương tiện cứu hộ, áo phao cứu sinh cho du khách Thông qua các chương trình giáo dục này, ban tổ chức từng bước nâng cao nhận thức của người dân, tiến tới nếp sống văn minh trong kinh doanh dịch vụ chở đò Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu lập chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, các hộ gia đình hay cá nhân tham gia kinh doanh vận chuyển khách công tác bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị trước mỗi mùa hoạt động.
Về dịch vụ kinh doanh ăn uống và hàng hóa: Trên địa bàn chùa Hương, đặc biệt là gần khu vực chùa Thiên Trù và khu vực động Hương Tích tập trung rất nhiều các hàng quán Các quán này đang tạo ra hình ảnh vô cùng xấu trong mắt du khách Vì vậy cần nghiên cứu lập lại quy hoạch chi tiết khu dịch vụ bến Thiên Trù sao cho hợp lý và thuận tiện hơn Các đối tượng tham gia kinh doanh ở đây nên được tập trung lại thành một cộng đồng (hội), có quy tắc hoạt động, kinh doanh và đóng thuế phải được Ban quản lý thông qua Ban quản lý chỉ chịu trách nhiệm quản lý chung thông qua hội trưởng Hội trưởng sẽ là người điều hành các hoạt động kinh doanh của các hội viên, đảm bảo các thành viên tuân theo đúng quy tắc chung đã được xây dựng và trình ban quản lý trước đó.
Về cơ sở lưu trú: hiện nay huyện Mỹ Đức vẫn chưa có một khách sạn nào đạt chuẩn sao vì vậy chính quyền cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tiến hành nâng cấp các khách sạn, nhà nghỉ với các tiện nghi hiện đại hơn Để làm được điều đó các cơ quan chức năng ngoài việc tạo dựng một môi trường kinh doanh hấp dẫn còn cần phải thiết lập, xây dựng chính ưu đãi đầu tư Vì vậy, cần phải tạo điều kiện thông thoáng về pháp lý, tránh các thủ tục rườm rà, gây khó dễ các nhà đầu tư trong việc cấp phép đầu tư Bởi đầu tư cơ sở vật chất của du lịch lễ hội ngoài giá trị phát triển kinh tế còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.Bên cạnh việc xây dựng các khách sạn đạt chuẩn, chính quyền địa phương cũng nên khai thác nhà ở của dân để phục vụ nhu cầu lưu trú của khách có thu nhập trung bình và thấp Tuy nhiên, nhà dân đưa vào phục vụ khách lưu trú phải đảm bảo an ninh, vệ sinh và phải được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát, cấp phép.
3.1.3 Giải pháp về phát triển sản phẩm , thị trường du lịch lễ hội chùa Hương: Đa dạng sản phẩm du lịch
Tại buổi tọa đàm “ Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại huyện Mỹ Đức ”, ông Trần Đức Hải - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, chương trình công tác nhằm xây dựng các điểm đến du lịch phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách du lịch cũng như tăng hiệu quả hoạt động của ngành kinh tế du lịch trên địa bàn Thành phố, tạo sức hút du khách đến với các điểm du lịch địa phương
“Hương Sơn (Chùa Hương) là một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng Nơi đây không chỉ nổi tiếng với động Hương Tích, Hinh Bồng, chùa Thiên Trù, Tuyết Sơn, Thanh Sơn xen lẫn với rừng núi, hoa lá cỏ cây mà còn được tôn vinh bởi Hương Sơn nằm trong cái nôi văn hóa đặc sắc, với các phong tục, nếp sống sinh hoạt đặc trưng của làng quê Việt Nam Mới đây, chùa Hương đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt Vì vậy, với tài nguyên thiên nhiên ban tặng, khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cần phải phát triển hơn nữa một loại hình văn hóa đặc biệt của Hà Nội, phong phú với các sản phẩm du lịch vừa gắn với di tích lịch sử tâm linh vừa gắn với các lễ hội truyền thống và các làng nghề trên địa bàn huyện Mỹ Đức…” - ông Trần Đức Hải nhấn mạnh.
Theo ông Hiển để thu hút khách du lịch đến tuyến Tuyết Sơn, cũng cần đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, hệ thống hàng quán đồng bộ, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường, tăng cường thêm lực lượng giới thiệu du lịch cho du khách… Đồng thời, Phó Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng mong muốn phía Sở Du lịch
Hà Nội, các ban ngành đoàn thể, lãnh đạo huyện Mỹ Đức tiếp tục quan tâm đến đội ngũ tiếp viên tại điểm, để tại các điểm di tích khi có khách du lịch đến vừa giới thiệu giá trị di tích, giá trị lịch sử của tour tuyến điểm vừa là người để giữ gìn môi trường cảnh quan, công tác ANTT… Để tour tuyến về với thắng cảnh Hương Sơn ngày cảng thuận tiện hơn. Đánh thức tiềm năng du lịch
Tại buổi tọa đàm “ Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại huyện Mỹ Đức ”, nhiều doanh nghiệp lữ hành cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều điểm hạn chế phát triển du lịch huyện Mỹ Đức trong đó điểm nhấn khu di tích thắng cảnh Hương Sơn như: cần sớm khắc phục ở tuyến du lịch Tuyết Sơn gồm: Hạ tầng giao thông hạn chế, đò vận chuyển khách còn biểu hiện mất an toàn khi chưa được trang bị áo phao; lái đò đòi tiền típ; thiếu hướng dẫn viên du lịch tại điểm; biển chỉ dẫn chưa đồng bộ; hàng quán hai bên đường lụp xụp và còn nhiều rác thải vứt bừa bãi; công tác quảng bá, xúc tiến chưa được quan tâm đúng mức; nhiều điểm không có sóng di động, internet…
Trước những vấn đề đặt ra, để nâng cao chất lượng tuyến Tuyết Sơn nói riêng, quần thể di tích danh thắng chùa Hương nói chung, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải đề nghị huyện Mỹ Đức, Ban quản lý khu di thích thắng cảnh Hương Sơn cần nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách để xây dựng sản phẩm du lịch; xây dựng hệ thống biển, bảng chỉ dẫn đồng bộ trên các tuyến du lịch; xây dựng thêm nhà vệ sinh công cộng; tổ chức bộ phận hướng dẫn viên tại điểm để thực hiện tốt không chỉ trong 3 tháng mà cả 9 tháng sau lễ hội; với khoảng 5.000 đò, vì vậy phải quản lý tốt đội ngũ lái đò vận chuyển khách, đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức thường xuyên cho người lái đò; chủ động đẩy mạnh liên kết hợp tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch; đảm bảo môi trường, an ninh, an toàn cho tất cả du khách,…
Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Xuân Tùng - Trưởng phòng quản lý lữ hành, Sở Du lịch Hà Nội mong muốn, các doanh nghiệp tiếp tục phối hợp cùng Sở Du lịch, UBND huyện Mỹ Đức xây dựng những sản phẩm mới, đa dạng hóa, khác với sản phẩm du lịch truyền thống không chỉ là những sản phẩm phục vụ du khách mùa du lịch, lễ hội Qua những buổi khảo sát thực tế giúp cho nhà quản lý thấy rõ những việc cần phải làm, cần phải điều chỉnh, bổ sung, cần đầu tư hoàn thiện hơn để các doanh nghiệp có thể xây dựng và bán sản phẩm du lịch cho du khách không chỉ vào các dịp mùa lễ hội.
Một số kiến nghị
3.2.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nên sớm xây dựng và ban hành quy hoạch chi tiết phát triển khu du lịch Hương Sơn làm cơ sở cho việc quản lý và kêu gọi đầu tư trong ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực của điểm đến; nhanh chóng thúc đẩy Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội hoàn thành thủ tục và triển khai dự án " Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn "; nên quan tâm hơn nữa trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng khu di tích Hương Sơn tạo điều kiện phát triển các ngành du lịch nói chung và du lịch lễ hội nói riêng;
Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch lễ hội, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào khu du lịch Hương Sơn;
Sớm cho triển khai dự án phát triển tuyến đường ĐT 419 hồ Quan Sơn – Chùa Hương và dự án đầu tư phát triển du lịch Khu du lịch văn hóa tâm linh tín ngưỡng Hương Sơn - Bộ văn hóa thể thao và du lịch cần tích cực chỉ đạo các cơ quan chức năng, xây dựng và trình UNESCO điểm đến du lịch Hương Sơn trở thành di sản thiên nhiên thế giới.
Sở văn hóa thể thao và du lịch thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp, phối hợp với các ngành chức năng nhằm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa lễ hội sao cho sống động, hấp dẫn mà vẫn gìn giữ được cốt cách tinh thần của văn hóa địa phương.
Hướng dẫn ban tổ chức thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước; tuân thủ quy chế tổ chức lễ hội theo quyết định số 39/2001/QĐBVHTT của Bộ văn hóa thông tin, chỉ thị 27-CT/TƯ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội của
Tăng cường chỉ đạo, trợ giúp địa phương trong công tác: nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển du lịch lễ hội, quản lý - tổ chức lễ hội, đào tạo nhân lực phục vụ lễ hội,
Rà xoát, xem xét chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh ăn uống, lưu trú, theo tiêu chuẩn đã được nhà nước quy định.
3.2.2 Đối với các doanh nghiệp du lịch
Tích cực triển khai hợp tác với các đại lý du lịch, công ty lữ hành trên toàn quốc để dễ dàng quảng bá và đưa sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách; Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ du lịch; Đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch lễ hội có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo ra sản phẩm du lịch lễ hội tốt nhất phục vụ du khách; Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên du lịch có chuyên môn, có trình độ, am hiểu lịch sử chùa Hương, lễ hội chùa Hương để dẫn đoàn;
Nên thường xuyên cập nhập thông tin về chương trình lễ hội, nội dung lễ hội từ ban tổ chức để làm cơ sở xây dựng và bán tour cho du khách.
3.2.3 Đối với chính quyền và cư dân địa phương Ủy ban nhân dân Huyện Mỹ Đức chỉ đạo các ban ngành địa phương tích cực tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý khu du lịch Hương Sơn;
Xây dựng chính sách thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lễ các cá nhân, tập thể thực hiện tốt nếp sống văn minh trong sinh hoạt lễ hội;
Nghiên cứu và đưa vào áp dụng những nội dung được đề xuất trong đề tài vào thực tế quản lý lễ hội Chùa Hương; hoàn thiện những giải pháp được nêu trong đề tài nhằm khắc phục những khó khăn, đánh giá tác động của du lịch lễ hội đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu di tích Hương Sơn nhằm mục đích phát triển bền vững.
Ban quản lý, tổ chức lễ hội xây dựng phương án giới thiệu về kế hoạch, chương trình tổ chức lễ hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các ấn phẩm của ngành du lịch, các tờ rơi, website,… Hoàn thiện website lễ hội Chùa Hương, chú ý cập nhập tin tức thường xuyên và đầy đủ;
Xây dựng hệ thống bán vé thăm quan, vé thuyền bè trực tuyến, vé cáp treo qua website của lễ hội, giúp du khách giảm thiểu thời gian chờ đợi tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham gia lễ hội. Chú trọng và nâng cao ngọn cờ bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch lễ hội, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội, tránh tình trạng thương mại hóa, làm biến dạng văn hóa nhằm phát triển du lịch bền vững;
Phong phú, đa dạng hóa các hoạt động lễ hội, thu hút du khách như thả chim phóng sinh, mở triển lãm về lịch sử chùa Hương, lễ hội Chùa Hương, …;
Phối hợp với lực lượng an ninh, quản lý bảo vệ trật tự xã hội, an toàn giao thông;
Tích cực tuyên truyền ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường tới du khách và dân địa phương.
Chú trọng đến việc giữ gìn cảnh quan, môi trường, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội Nhắc nhở du khách lễ hội tuân thủ đúng quy định của Ban quản lý lễ hội về việc bảo vệ môi trường, tôn trọng văn hóa địa phương;
Tự giác tuân thủ quy định, quy chế mà ban tổ chức đã đề ra;không tổ chức, tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc.Nên có ý thức cầu tiến, học hỏi nâng cao tay nghề, chuyên môn.