CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ KIỂM TOÁN
Tổng quan về chi phí hoạt động
Khái niệm chi phí và chi phí Hoạt động
- Chi phí là các hao phí về nguồn lực (thường biểu hiện bằng tiền) như là lao động sống và vật chất, mà doanh nghiệp đã bỏ ra, có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (quý, tháng, năm)
- Chi phí trong doanh nghiệp sản xuất đƣợc chia thành 2 loại chính:
Chi phí sản xuất gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến việc chế tạo và sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng
Chi phí hoạt động là những chi phí gián tiếp vì chúng phát sinh không trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm Cơ sở để ghi nhận các loại chi phí này dựa vào các chính sách và quy định của Nhà nước cũng như đơn vị nhƣ là quy định về tiền hoa hồng bán hàng, công tác phí cho nhân viên bán hàng cũng nhƣ các chi phí về quảng cáo, tiếp khách… Chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và chi phí QLDN
+ Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ như chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo, hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuyển, khấu hao phương tiện bán hàng…
+ Chi phí QLDN là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng đƣợc cho bất kỳ một hoạt động nào Chi phí QLDN bao gồm lương cho Ban giám đốc và nhân viên quản lý, chi phí văn phòng, chi phí quản lý hành chính, khấu hao văn phòng làm việc…
Nội dung của chi phí Hoạt động
- Theo chế độ kế toán hiện hành, chi phí bán hàng và chi phí QLDN đƣợc hạch toán theo hệ thống các tiểu khoản sau:
TK 641 – Chi phí bán hàng, gồm các tiểu khoản:
6411 – Chi phí nhân viên bán hàng: Tiền lương nhân viên bán hàng và các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn… được trích theo tỉ lệ quy định trên tổng tiền lương
6412 – Chi phí vật liệu, bao bì: Chi phí đóng gói sản phẩm hàng hóa, chi phí bảo quản, vận chuyển hàng hóa, chi phí sửa chữa và bảo quản TSCĐ…
6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng bán hàng: Chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hóa như dụng cụ đo lường, phương tiện thanh toán…
6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ: toàn bộ các chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng
6415 – Chi phí bảo hành: Chi phí có liên quan đến việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa thực tế phát sinh trong trường hợp không trích trước
6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí thuê ngoài vận chuyển, thuê kho bãi, bốc vác, hoa hồng cho đại lý…
6418 – Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách, quảng cáo, chào hàng, hội nghị…
TK 642 – Chi phí QLDN, gồm các tiểu khoản:
6421 – Chi phí nhân viên quản lý: Tiền lương nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn… được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương
6422 – Chi phí vật liệu quản lý: Chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý nhƣ văn phòng phẩm…
6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí thiết bị, đồ dùng phục vụ cho quản lý nhƣ bàn ghế hoặc các công cụ dụng cụ khác không đủ điều kiện ghi nhận thành Tài sản cố định
6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận quản lý
6425 – Thuế, phí, lệ phí khác: gồm thuế nhà đất, thuế môn bài và các loại phí, lệ phí khác…
6426 – Chi phí dự phòng: gồm dự phòng giảm giá hàng hồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi
6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm chi phí điện, nước, điện thoại, bưu phí, bảo hiểm tài sản, chi phí sửa chữa tài sản, an toàn lao động, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, chi phí ăn ca và các chi phí khác
6428 – Chi phí bằng tiền khác: chi phí lãi vay, tiếp khách, hội nghị, đào tạo, chi nghiên cứu khoa học, công tác phí…
- Tùy đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ cơ cấu quản lý trong từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp sẽ có các tiểu khoản khác nhau để theo dõi cho từng loại chi phí Hoạt động
Nguyên tắc hạch toán chi phí Hoạt động
- Khi thực hiện kiểm toán chi phí nói chung và chi phí hoạt động nói riêng, KTV thường quan tâm đến các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp phải đƣợc ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền
Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó
Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã chọn phải đƣợc áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Nếu có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh BCTC
Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ƣớc tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Đối với chi phí: không đƣợc đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí; doanh thu và thu nhập chỉ đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế, còn chi phí phải đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí
- Việc hạch toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN trừ vào thu nhập để tính lợi nhuận trong kỳ phải đƣợc căn cứ vào mức độ, quy mô phát sinh chi phí - doanh thu bán hàng và vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, sao cho đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu
Mục tiêu kiểm toán Chi phí Hoạt động trong kiểm toán BCTC
- Kiểm toán BCTC giúp cho doanh nghiệp đƣợc kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót… để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin tài chính của doanh nghiệp
- Hệ thống mục tiêu kiểm toán bao gồm mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục để đảm bảo độ tin cậy cũng nhƣ tính thống nhất của các yếu tố cấu thành nên BCTC
- Mục tiêu kiểm toán chung giúp KTV xem xét, đánh giá tổng thể các số dƣ tài khoản, trên cơ sở cam kết của nhà quản trị doanh nghiệp về trách nhiệm trình bày thông tin trên BCTC là trung thực, hợp lý – với tất cả thông tin mà KTV thu đƣợc qua khảo sát thực tế trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu chung khác nhƣ là tính hiện hữu, phát sinh, đầy đủ, phân loại, giá trị, quyền và nghĩa vụ
- Mục tiêu kiểm toán chung đƣợc cụ thể hóa vào từng khoản mục, từng phần hành cụ thể trở thành mục tiêu kiểm toán đặc thù Mục tiêu kiểm toán đặc thù đƣợc xác định trên cơ sở các mục tiêu chung và đặc điểm, bản chất của từng khoản mục, phần hành và việc theo dõi chúng trong hệ thống kế toán cũng nhƣ hệ thống kiểm soát nội bộ
- Các mục tiêu kiểm toán đối với chi phí hoạt động là:
Phát sinh - Các khoản chi phí hoạt động đƣợc ghi nhận vào sổ phải thật sự phát sinh trong kỳ và thuộc về đơn vị
Đầy đủ - Mọi khoản chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ phải đƣợc ghi nhận đầy đủ
Ghi chép chính xác - Các khoản chi phí hoạt động phải đƣợc tính toán chính xác và thống nhất giữa sổ chi tiết và sổ cái
Đánh giá - Các khoản chi phí hoạt động phải đƣợc phản ánh đúng số tiền
Trình bày và công bố - Các khoản chi phí hoạt động phải đƣợc trình bày đúng đắn và khai báo đầy đủ
Quy trình kiểm toán chung của Chi phí Hoạt động
- Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động cũng đƣợc thực hiện theo trình tự chung của mọi cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo cho KTV thu thập đầy đủ và phù hợp các bằng chứng kiểm toán, làm căn cứ cho kết luận về tính trung thực và hợp lý của chi phí hoạt động trên BCTC
- Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán:
Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn 3: Kết thúc và lập báo cáo kiểm toán
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán
- Kế hoạch kiểm toán phải đƣợc lập một cách thích hợp, đảm bảo cuộc kiểm toán đƣợc tiến hành có hiệu quả và hoàn thành đúng thời hạn trên các khía cạnh trọng yếu, cũng nhƣ đảm bảo phát hiện những vấn đề tiềm ẩn
1.3.1.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
- KTV phải có sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi tiến hành kiểm toán BCTC nhƣ là hiểu biết chung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động và những khía cạnh đặc thù của khách hàng (hình thức sở hữu, cơ cấu tổ chức, dây chuyền sản xuất và các dịch vụ, cơ cấu vốn, hệ thống thông tin kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ…)
- KTV có thể tìm hiểu những thông tin này qua việc trao đổi với KTV tiền nhiệm, hồ sơ kiểm toán năm trước hoặc trực tiếp trao đổi với BGĐ, nhân viên công ty khách hàng Bên cạnh đó, việc tiến hành so sánh doanh nghiệp đƣợc kiểm toán với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, ngành nghể kinh doanh cũng giúp KTV định vị đƣợc vị trí của doanh nghiệp trong cơ cấu ngành và đánh giá đƣợc mức độ ảnh hưởng của những thông tin tài chính, phi tài chính tới tổng thể BCTC, cũng như ảnh hưởng tới khoản mục chi phí hoạt động được phản ánh trên BCTC
1.3.1.2 Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống KSNB của khách hàng
- KTV phải đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của Hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở để xác định phạm vi thực hiện các thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết
- Hệ thống KSNB của doanh nghiệp bao gồm các chính sách, thủ tục mà doanh nghiệp thiết lập để bảo vệ tài sản, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả hoạt động
- Các chính sách, thủ tục mà KTV cần thu thập đối với khoản mục chi phí hoạt động là các quy định mà đơn vị áp dụng để hạch toán lương, thưởng cho nhân viên bán hàng, nhân viên ở bộ phận quản lý; các quy định về công tác phí cho nhân viên đi công tác; quy định về chi phí đối với các hoạt động quảng cáo, hoa hồng bán hàng… hay các định mức mà doanh nghiệp quy định cho các loại phí nhất định…
- Trên thực tế, mỗi hệ thống KSNB dù đƣợc thiết kế hoàn hảo đến đâu cũng không thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi sai sót, do đó rủi ro kiểm soát luôn tồn tại
1.3.1.3 Thực hiện thủ tục phân tích
- Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá khả năng hoạt động liên tục và khoanh vùng rủi ro trọng yếu có thể tồn tại trên BCTC Đây là quá trình đánh giá các thông tin tài chính đƣợc thực hiện thông qua việc nghiên cứu quan hệ giữa các dữ liệu tài chính và các dữ liệu phi tài chính
- Đối với khoản mục chi phí hoạt động, KTV có thể áp dụng một số thủ tục phân tích dọc nhƣ so sánh chi phí bán hàng với chỉ tiêu doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ này với các kỳ trước để có thể nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp
- Ngoài ra, KTV cũng có thể áp dụng một số thủ tục phân tích xu hướng như so sánh chi phí bán hàng, chi phí quản lý giữa các tháng với nhau, các kỳ với nhau… Các thay đổi đột biến của một kỳ nào đó sẽ đƣợc tập trung tìm hiểu trong quá trình thực hiện kiểm toán
1.3.1.4 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
- Mục đích của việc xác định mức trọng yếu là đề ƣớc tính mức độ sai sót có thể chấp nhận đƣợc mà KTV tin rằng tại đó các BCTC có chứa đựng sai sót nhƣng chưa ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng BCTC Việc ước tính này chủ yếu đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ của KTV
- Chi phí hoạt động là một phần của chi phí sản xuất kinh doanh nên cũng có những rủi ro chung nhƣ chi phí nhƣ là khai khống số liệu hay hạch toán các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ, không theo chế độ kế toán hiện hành…
- Một số rủi ro mà KTV cần lưu ý trong quá trình kiểm toán chi phí hoạt động:
Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế do:
+ Kế toán đã hạch toán những khoản chi không có chứng từ, chứng từ không hợp lệ hoặc hạch toán 2 lần cho 1 chứng từ…
+ Kế toán đã hạch toán vào chi phí các khoản chi mà thực tế chƣa phát sinh trong kỳ như là trích trước chi phí thuê nhà, thuê đất; chi phí đào tạo… của kỳ sau vào kỳ này
+ Kế toán đã hạch toán những khoản chi mà theo quy định không đƣợc hạch toán vào chi phí nhƣ các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật; công tác phí vƣợt định mức; các khoản chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định; các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác tài trợ; chi từ thiện, trợ cấp xã hội…; các khoản chi do công ty mẹ hoặc chi nhánh công ty phân bổ…
Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán thấp hơn chi phí thực tế do:
Thực trạng quy trình Kiểm toán Chi phí Hoạt động trong Kiểm toán
- Trước khi tiến hành bất kỳ cuộc kiểm toán nào, KTV cần tìm hiểu sơ bộ về khách hàng nhƣ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, những sự kiện, nghiệp vụ trong doanh nghiệp Những hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng cho phép KTV xem xét tính hợp lý của mức rủi ro đƣợc đánh giá ban đầu, đƣa ra đƣợc một kế hoạch kiểm toán cụ thể và giúp cho việc giải thích cặn kẽ các bằng chứng thu nhập đƣợc trong quá trình kiểm toán
- Đối với khách hành thường xuyên như Công ty Cổ phần ABC, những hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng đƣợc nhóm KTV rút ra từ những hồ sơ kiểm toán trước, đồng thời cập nhật thông tin trong năm kiểm toán hiện hành thông qua thuyết minh BCTC Cụ thể:
Khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ABC: 2.2.1
2.2.1.1 Giới thiệu công ty Cổ phần ABC
- Công ty Cổ phần ABC đƣợc chuyển thể từ Công ty TNHH Một thành viên ABC căn cứ theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103004562, đăng ý lần đầu ngày 30/03/2006 do sở Kế hoạch và Đầu tƣ Tp HCM cấp; và là Công ty thành viên của Tổng Công ty Cổ Phần Điện tử và Tin học Việt Nam
- Trụ sở chính: Quận Phú Nhuận, TP HCM
- Địa chỉ nhà máy: Quận 9, TP.HCM
2.2.1.2 Hình thức sở hữu vốn
- ABC là Công ty cổ phần với tổng vốn điều lệ là 69.000.000.000 đồng, trong đó:
Tổng Công ty Điện Tử Và Tin Học Việt Nam (97.01%) 66.937.000.000
Cổ đông trong Công ty (1.67%) 1.151.000.000
Cổ đông ngoài Công ty (1.32%) 912.000.000
2.2.1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh chính
- Sản xuất, mua bán, gia công, lắp ráp, bảo hành sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, thiết bị y tế chuyên dụng và dân dụng
- Mua bán, gia công thiết bị, phụ tùng, vật tƣ, linh kiện
- Kinh doanh nhà, dịch vụ nhà đất, cho thuê văn phòng
- Hiện tại, Công ty ABC hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con, trong đó ABC là Công ty mẹ, Có:
1 Công ty TNHH MTV Công nghệ LED: sản xuất, kinh doanh các sản phẩm
LED và ứng dụng LED Vốn 100% của ABC
2 Công ty Cổ phần Điện tử ABC 1: Kinh doanh Audio-Video của Công ty ABC và do ABC chiếm Cổ phần chi phối
3 Công ty Liên doanh, liên kết:
1 Công ty TNHH Bất động sản ABC: Vốn điều lệ 120 tỉ VND Vốn góp của
2 Công ty Liên doanh Panasonic: đối tác truyền thống và có quan hệ lâu năm với Công ty ABC
3 Công ty Liên kết Bê tông ly tâm ABC: Công ty ABC tham gia góp vốn chuyên doanh trong lĩnh vực Cơ khí, Xây dựng, Vật liệu xây dựng…
2.2.1.5 Chính sách kế toán chủ yếu
- Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam đƣợc Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/TC/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
- Cơ sở lập Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính đƣợc trình bày bằng Đồng Việt
Nam (VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
Thực trạng quy trình Kiểm toán Chi phí Hoạt động trong Kiểm toán
BCTC tại công ty Cổ phần ABC
2.2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị - Planning
- KTV sẽ phân tích các biến động bất thường của các số dư tài khoản, khoản mục trên BTCT của khách hàng, khoanh vùng những khoản mục có khả năng chứa đựng những rủi ro Đây là bước đánh giá sơ bộ của KTV về BCTC của khách hàng
- Luận văn này đi sâu về Chi phí hoạt động Công ty ABC – Khoản mục thuộc Báo cáo Kết quả Hoạt động Sản xuất kinh doanh đƣợc trích nhƣ sau:
Bảng 2 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TỔNG CÔNG TY CP ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VN Mẫu số B 02 - DN
CÔNG TY CỔ PHẦN ABC (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Từ ngày: 01/01/2013 Đến hết ngày 31/12/2013 Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2012 Chênh lệch
1 Doanh thu bán hàng và CCDV 18.178.471.251 11.935.845.958 6.242.625.293
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 4.299.537.767 573.674.864 3.725.862.903
6 Doanh thu hoạt động tài chính 3.191.568.332 14.850.416.942 (11.658.848.610)
7 Chi phí hoạt dộng tài chính 54.762.313 7.106.031 47.656.282
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.969.496.264 6.547.620.394 (1.578.124.130)
10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.621.703.294 8.626.609.632 (7.004.906.338)
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.133.421.362 8.715.631.160 (6.582.209.798)
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 294.585.536 - 294.585.536
16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.838.835.826 8.715.631.160 (6.876.795.334)
17 Lãi cơ bản trên một cổ phiếu 263 1.263
- Trong trường hợp cụ thể của Công ty ABC, KTV cần kiểm tra chi tiết và giải thích các biến động: chi phí Bán hàng năm 2013 tăng 600 triệu với năm 2012, nhƣng chi
Thử nghiệm Kiểm soát - TEST OF CONTROL
- Đây là bước mà trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện tại tất cả các khách hàng, để kiểm tra xem Công ty có tồn tại hệ thống KSNB hay không
- Đối với Công ty ABC, vì đặc thù là sản xuất, gia công lắp ráp các sản phẩm điện tử nên chi phí QLDN của Công ty khá lớn, phát sinh nhiều nghiệp vụ, trong khi chi phí bán hàng nhỏ và đơn giản hơn
- Các khoản chi phí Bán hàng và chi phí QLDN của Công ty đều đƣợc hạch toán chi tiết theo các khoản mục bao gồm: Tiền lương và các khoản trích theo lương; chi phí công cụ - dụng cụ; chi phí Khấu hao TSCĐ; chi phí điện nước, điện thoại; hội nghị, tiếp khách; chi phí thuê nhà; chi phí bảo hành và các chi phí khác…
- Qua trao đổi giữa trưởng nhóm kiểm toán với khách hàng và kiểm tra Walkthrough, KTV nhận định Công ty ABC có tồn tại hệ thống KSNB
Kết luận: Công ty ABC Có tồn tại hệ thống KSNB cho khoản Chi phí hoạt động
- Trưởng nhóm kiểm toán chỉ thực hiện bước này khi Doanh nghiệp có hệ thống KSNB thật sự cao và khi KTV dựa vào sự tin cậy đối với hệ thống KSNB để giảm đi các thủ tục kiểm toán khác
- Đối với ABC, Trưởng nhóm kiểm toán đánh giá doanh nghiệp có hệ thống KSNB không cao và không dựa vào sự tin cậy đối với hệ thống KSNB để giảm đi các thủ tục khác nên KTV không thực hiện test ở giai đoạn này mà xác định Công ty ABC có hệ thống KSNB không hoạt động hiệu quả
Kết luận: Hệ thống KSNB của Công ty ABC không hoạt động hiệu quả
Đánh giá mức độ đảm bảo – Xác định R
- Sau khi tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội, KTV sẽ đánh giá mức độ đảm bảo đối với tài khoản Chi phí Hoạt động của Công ty ABC nhƣ bảng sau:
Bảng 2 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẢM BẢO – AUDIT ASSURANCE MODEL
No specific Risk (Không có rủi ro trọng yếu)
Specific Risk (Có rủi ro trọng yếu)
0,7 Basic level of Substantive Assurance
2,0 Intermediate level of Substantive Assurance
1,7 Moderate level of Substantive Assurance
3,0 Focused level of Substantive Assurance
Xác định R cho Công ty ABC
- Chi phí hoạt động của Công ty ABC là khoản mục:
+ Không có rủi ro tiềm tàng
Inherent Assurance = 1 + Hệ thống KSNB không hoạt động hiệu quả
Thử nghiệm cơ bản (Substantive Assurance) = 3 – 1 – 0 = 2 Trung bình
Thử nghiệm Cơ bản – SUBSTANTIVE PROCEDURES
- Thử nghiệm Cơ bản - Substantive Procedures gồm Thủ tục Phân tích - Substantive Analytical Procedures (SAP) và Thử nghiệm Chi tiết - Test of Details (TOD)
Thủ tục Phân tích (SAP)
- Thủ tục phân tích (SAP) là kỹ thuật xây dựng mô hình để ƣớc tính giá trị của khoản mục rồi so sánh với số phát sinh thực tế trên sổ sách của Công ty Với cách thức ƣớc tính số hợp lý dựa trên các thông tin độc lập thu thập đƣợc, KTV sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian dành cho việc kiểm tra chi tiết, đồng thời vẫn thỏa mãn đƣợc những nghi ngờ nghề nghiệp vào sự biến động hay tính tin cậy của tài khoản đƣợc kiểm tra
- Chi phí Hoạt động của Công ty ABC có nhiều tiểu khoản và mỗi tiểu khoản lại có bản chất không đồng nhất nên việc ƣớc tính số phát sinh không khả thi và mất nhiều thời gian hơn so với việc Kiểm tra chi tiết
KTV không thực hiện Thủ tục Phân tích cho khoản Chi phí Hoạt động của Công ty ABC
Thử nghiệm Chi tiết (TOD)
So sánh Quy trình kiểm toán chung với Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động tại VACO
- Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động tại VACO cũng đƣợc xây dựng theo quy trình kiểm toán chung, gồm 3 giai đoạn Tuy nhiên, quy trình kiểm toán có hiệu quả cao, tiến gần hơn với các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và phù hợp hơn so với thực tế Việt Nam của VACO ngày nay là kết quả của sự kế thừa, thay đổi linh hoạt và hoàn thiện phương pháp tiếp cận kiểm toán từ VACO cũ – Deloitte, với sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm kiềm toán cũng nhƣ đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo Điều đó đã góp phần xây dựng thương hiệu cũng như khẳng định sự khác biệt của VACO so với các công ty kiểm toán khác trong cùng phân khúc
- Một số điểm khác biệt trong quy trình kiểm toán chi phí hoat động của VACO:
Giai đoạn chuẩn bị - Lập kế hoạch kiểm toán
Phương pháp tiếp cận kiểm toán ở VACO không dựa vào sự hiệu quả của hệ thống KSNB để giảm bớt các thủ tục kiểm toán khác Do đó, trong tất cả các cuộc kiểm toán do VACO thực hiện đều không tiến hành thử nghiệm kiểm soát và mặc định khách hàng có hệ thống KSNB không hoạt động hiệu quả:
No Control Assurance obtanined luôn luôn bằng 0 Vì vậy, mức độ đảm bảo –
R của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng – Inherrent Assurance
R = 2 nếu khách hàng không có rủi ro tiềm tàng (Inherrent Assurance = 1) và
R = 3 nếu khách hàng có rủi ro tiềm tàng (Inherrent Assurance = 0)
Quá trình thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết như xác định số mẫu cần kiểm tra cho từng tiểu khoản hay mức sai sót có thể chấp nhận đƣợc mà không cần điều chỉnh… tùy thuộc vào kinh nghiệm xét đoán của KTV và phương pháp tiếp cận của từng công ty kiểm toán Ở VACO, phần mềm kiểm toán hỗ trợ đắc lực trong việc xác định các chỉ tiêu làm căn cứ cho xét đoán của KTV nhƣ xác định mức trọng yếu kế hoạch – Planning Materiality (PM), mức trọng yếu có điều chỉnh – Monetary Precision (MP) và mức sai sót có thể bỏ qua –
Giai đoạn Thực hiện kiểm toán
Do phương pháp tiếp cận kiểm toán ở VACO không dựa vào sự hữu hiệu của hệ thống KSNB cũng nhƣ độ tin cậy của Báo cáo Kiểm toán Nội bộ để giảm bớt các thủ tục kiểm toán khác nên KTV không tiến hành thực hiện thử nghiệm kiểm soát ở giai đoạn lập kế hoạch cũng nhƣ trong quá trình thực hiện kiểm toán Bên cạnh đó, vì tính chất chi phí hoạt động gồm nhiều tiểu khoản và mỗi tiểu khoản lại có bản chất không đồng nhất nên KTV không thực hiện thủ tục phân tích – Substantive Analytical Procedure (SAP) trong quá trình thực hiện kiểm toán
Các thủ tục trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại VACO đƣợc thực hiện qua
4 bước nhằm đảm bảo các cơ sở dẫn liệu được nêu ở giai đoạn kế hoạch:
+ Bước 1: Lên Summary – Kiểm tra tổng thể và phân tích biến động: Giúp KTV đảm bảo số liệu đƣợc kết chuyển đầy đủ và chính xác giữa sổ chi tiết, sổ cái với BCTC Bên cạnh đó, KTV có cái nhìn tổng thể, xem xét tính hợp lý cũng như các biến động bất thường qua việc phân loại theo chi tiết từng tiểu khoản và so sánh với dữ liệu kiểm toán năm trước ở File Back up Những biến động bất thường sẽ được KTV tìm hiểu nguyên nhân
+ Bước 2: Thử nghiệm chi tiết – TOD: Thực hiện chia mẫu, kiểm tra chứng từ đối với tiểu khoản không thực hiện đƣợc ở thủ tục phân tích dựa vào giá trị MP và R được trưởng nhóm xác định ở giai đoạn lập kế hoạch Khi kiểm tra chứng từ thanh toán chi phí, KTV cũng cần kiểm tra thêm các chứng từ bổ sung nhƣ Hợp đồng, Bảng kê… đảm bảo khoản chi phí thực sự phát sinh và phân loại đúng tiểu khoản KTV xem xét giá trị, ngày trên chứng từ so với sổ sách cũng nhƣ chữ ký phê duyệt của cấp trên và chữ ký của người thực hiện hoặc bên thứ ba… để chắc rằng việc ghi nhận chi phí chính xác và có sự kiểm soát chặt chẽ
+ Bước 3: Kiểm tra việc ghi nhận đúng niên độ - Test Cut Off: Đối với chi phí, sẽ xảy ra rủi ro kế toán ghi nhận sai niên độ để điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ, KTV cần thực hiện kiểm tra các nghiệp vụ ghi nhận chi phí trước
+ Bước 4: Đánh giá kết quả và kiểm tra document: Trưởng nhóm sẽ kiểm tra các bằng chứng mà KTV thu thập đƣợc trong quá trình kiểm toán, đồng thời sẽ tập hợp các sai sót và các bút toán điều chỉnh để trao đổi với khách hàng trước khi hoàn tất giai đoạn thực hiện kiểm toán
Khi tiến hành kiểm toán chi phí hoạt động, KTV không tiến hành kiểm tra chi tiết cho tiểu khoản Lương và các khoản trích theo lương Cũng giống như Chi phí Khấu hao TSCĐ, Chi phí Lương và các khoản trích theo lương được ref tới
WP Lương – đã thực hiện bởi KTV khác của VACO Điều này giúp KTV tiết kiệm thời gian và không thực hiện trùng lắp công việc
Giai đoạn Kết thúc và lập Báo cáo kiểm toán
Giai đoạn kết thúc và lập báo cáo kiểm toán ở các công ty kiểm toán đều hầu nhƣ không có sự khác biệt Ở VACO, phần mềm kiểm toán hỗ trợ trong việc soát xét bằng chứng kiểm toán cũng nhƣ tổng hợp các sai sót và bút toán điều chỉnh, giúp công việc của trưởng nhóm được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY VACO THỰC HIỆN
Nhận xét công tác kiểm toán tại VACO
- Với lịch sử hình thành hơn 20 năm – thành lập từ năm 1991, Ban lãnh đạo VACO nói chung và chi nhánh HCM nói riêng có kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn cao khi gắn bó từ VACO cũ – Deloitte – VACO mới; được tiếp cận với các phương pháp kiểm toán tiên tiến trên thế giới và môi trường năng động, chuyên nghiệp theo phong cách phương Tây nhưng vẫn phù hợp với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam Sau đây là một số ƣu điểm và hạn chế trong công tác kiểm toán tại VACO:
- 1 Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo và đƣợc đào tạo chuyên sâu là nhân tố quan trọng, góp phần tạo nên một VACO thành công nhƣ hôm nay
- 2 Phần mềm Kiểm toán cũng là một công cụ trợ giúp đắc lực cho các KTV trong quá trình kiểm toán nói chung và kiểm toán chi phí hoạt động nói riêng; đặc biệt là trong giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn kết thúc kiểm toán; giúp KTV đƣa ra các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm bao quát đƣợc các rủi ro kiểm toán và các sai sót tiềm tàng; giúp công ty kiểm toán tiết kiệm chi phí in ấn và thời gian thực hiện cũng nhƣ review quá trình kiểm toán so với khi thực hiện trên file excel bình thường hoặc làm thủ công Một số ƣu điểm của phần mềm kiểm toán nhƣ sau:
Hỗ trợ quy trình kiểm toán mẫu cho từng khoản mục, giúp trưởng nhóm dễ dàng theo dõi đƣợc tiến độ công việc, không bỏ sót bất kỳ thủ tục kiểm toán nào cũng nhƣ thực hiện trùng lắp các thủ tục kiểm toán
Hỗ trợ việc tính toán các chỉ tiêu trong giai đoạn lập kế hoạch nhƣ xác định giá trị trọng yếu, đánh giá rủi ro trên cơ sở những nhận định cụ thể về khách hàng để làm cơ sở cho xét đoán của KTV