1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán VACO”

129 189 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 547,78 KB

Nội dung

Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹquy định phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế để đánh giá lại các khoảnphải thu của khách hàng có gốc ngoại

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả chuyên đề tốt nghiệp

Lê Thị Thùy Trang

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ 9

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4

1.1 Khái quát chung khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính 4

1.1.1 Khái niệm và phân loại 4

1.1.2 Hạch toán khoản mục phải thu khách hàng 5

1.1.2.2 Tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán 7

1.1.2.3 Trình tự hạch toán đối với nợ phải thu khách hàng 8

1.2 Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính… 8

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán 8

1.2.2 Căn cứ kiểm toán 9

1.2.3 Kiểm toán theo định hướng rủi ro 10

1.2.4 Quy trình kiểm soát nội bộ và khảo sát kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu khách hàng 11

1.2.4.1 Mục đích khảo sát kiểm soát nội bộ 11

1.2.4.2 Nội dung khảo sát kiểm soát nội bộ 11

1.2.4.3 Phương pháp khảo sát kiểm soát nội bộ 12

Trang 4

1.2.4.4 Quy trình kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng 12 1.2.5 Các sai phạm thường gặp khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 13 1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính 14 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 15 1.3.2 Thực hiện kiểm toán 18 1.3.2.1 Thực hiện thủ tục khảo sát kiểm soát đối với khoản mục Phải thu khách hàng 18 1.3.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 19 1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO 24 2.1 Tổng quan chung về công ty TNHH Kiểm toán VACO 24 2.1.1 Quá trình hình thành của Công ty TNHH Kiểm toán VACO 24

2.1.2 Quá trình phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán VACO Error! Bookmark not defined.

2.1.3 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán VACO 26 2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý và cơ cấu hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán VACO 27 2.1.5 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO 29 2.1.6 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán VACO 29

Trang 5

2.1.6.1 Hoạt động trước kiểm toán, ký hợp đồng kiểm toán Error! Bookmark not defined.

2.1.6.2 Lập kế hoạch kiểm toán Error! Bookmark not defined 2.1.6.3 Thực hiện kiểm toán Error! Bookmark not defined 2.1.6.4 Kết thúc kiểm toán và báo cáo .Error! Bookmark not defined 2.1.6.5 Hoạt động sau kiểm toán Error! Bookmark not defined.

2.1.7 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán

VACO 31

2.1.7.1 Hồ sơ kiểm toán chung 31

2.1.7.2 Hồ sơ kiểm toán năm 32

2.1.7.3 Các chỉ mục trong hồ sơ kiểm toán 32

2.1.8 Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán VACO 32

2.1.8.1 Mô tả về hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ 32

2.1.8.2 Thiết kế chính sách và thủ tục để vận hành hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ 33

2.1.8.3 Các chương trình đào tạo để vận hành hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ 33

2.1.8.4 Giám sát hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ 34

2.1.8.5 Nội dung, lịch trình và phạm vi thực hiện kiểm tra, soát xét đảm bảo chất lượng năm 2016 34

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO 35

2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán 35

2.2.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng 35

2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán 35

2.2.1.3 Thực hiện kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng 48

Trang 6

2.3 Đánh giá tổng quát về thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán

VACO 61

2.3.1 Những ưu điểm trong quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO 61

2.3.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 61

2.3.1.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 64

2.3.1.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 64

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO 65

2.3.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 65

2.3.2.2 Trong quá trình thực hiện kiểm toán 67

2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng 69

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 69

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 69

2.3.4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng 70

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VACO 71

2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO 71

2.1.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán VACO 71

Trang 7

2.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu

khách hàng 72

3.2 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO 73

3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện 73

3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện 73

3.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO 74

3.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch 74

3.3.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 76

3.4 Điều kiện thực hiện 78

3.4.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 78

3.4.2 Về phía Công ty TNHH Kiểm toán VACO 79

3.4.3 Về phía kiểm toán viên của VACO 81

3.4.4 Về phía đơn vị khách hàng 81

3.4.5 Về phía các tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp 81

3.4.6 Về phía các tổ chức đào tạo 82

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 85

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2.1 Phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán của công ty ABC 41

Bảng 2.2.2 Chi tiết khoản mục Nợ phải thu khách hàng 42

Bảng 2.2.3 Xác định mức trọng yếu 43

Bảng 2.2.4 Ma trận xác đinh rủi ro phát hiện dự kiến 44

Bảng 2.2.5 Chương trình kiểm toán chi tiết cho Phải thu khách hàng tại công ty ABC 45

Bảng 2.2.6 Đánh giá HTKSNB đối với khoản mục Phải thu khách hàng 49

Bảng 2.2.7 Giấy tờ làm việc số 5310 của KTV 50

Bảng 2.2.8 Giấy tờ làm việc số 5340.1 – Tổng hợp nợ phải thu khách hàng theo nội dung tài khoản 131 51

Bảng 2.2.9 Giấy tờ làm việc 5340.2 – Tổng hợp nợ phải thu khách hàng theo đối tượng phải thu 52

Bảng 2.2.10 Giấy tờ làm việc 5340.3 – Tổng hợp gửi thư xác nhận số dư nợ TK131 53

Bảng 2.2.11 Giấy tờ làm việc 5340.4 – Kiểm tra thay thế với số dư nợ phải thu đã gửi thư xác nhận nhưng không nhận được phản hồi 54

Bảng 2.2.12 Giấy tờ làm việc 5340.5 – Tổng hợp gửi TXN số dư Có TK 131… 55

Bảng 2.2.12 Giấy tờ làm việc số 5340.5 – Phân tích tuổi nợ phải thu khách hàng (Số dư Nợ TK 131) 57

Bảng 2.2.13 Giấy tờ làm việc 5340.6 - Kiểm tra ghi nhận đúng kỳ 81

Bảng 2.2.14 Tổng hợp kết quả kiểm toán 61

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Trình tự hạch toán nợ phải thu khách hàng 8

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của VACO 28

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung của VACO 30

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập nhưng cũng chịu ảnhhưởng của những biến động khó lường do khủng hoảng kinh tế toàn cầu Kiểm toánđộc lập được coi là một trong những ngành dịch vụ mang tính chuyên nghiêp cao và

có vai trò to lớn trong việc tạo lập một môi trường kinh doanh minh bạch và có hiệuquả Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, các công ty kiểm toán nước ngoài tham giavào thị trường Việt Nam và sự phát triển của về số lượng cũng như chất lượng củacác công ty kiểm toán tại Việt Nam cho thấy tính cạnh tranh trong ngành nghề nàyngày càng tăng cao Đây vừa là cơ hội cũng là thách thức cho mọi công ty kiểmtoán Để có thể khẳng định vị trí và đứng vững trong thị trường cạnh tranh như thế,các công ty kiểm toán phải không ngừng phát triển những kỹ thuật kiểm toán vừahiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu thực

tế đặt ra

Công ty TNHH Kiểm toán VACO đã nhận định kiểm toán là một bộ phận cấuthành của hệ công cụ quản lý kinh tế, nó ngày càng trở nên hết sức quan trọng vàcần thiết không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, mà cònđối với các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư Những thông tin do kiểmtoán cung cấp sẽ là những căn cứ đáng tin cậy giúp cho Nhà Nước nhìn nhận, đánhgiá, xử lý đúng đắn các vấn đề kinh tế nảy sinh, đồng thời làm cơ sở cho các nhàđầu tư, các nhà quản lý khi đưa ra quyết định kinh doanh mới Thông qua việc thựchiện các chức năng, nghiệp vụ của mình, kiểm toán viên còn giúp cho các doanhnghiệp, các tổ chức kinh tế biết được và khắc phục những sai sót, vi phạm trongquản lý và trong việc chấp hành chính sách, luật lệ kinh tế của Nhà Nước

Khoản mục phải thu khách hàng là một khoản mục trọng yếu và chiếm tỷ trọnglớn trên báo cáo tài chính, đồng thời cũng khá nhạy cảm với những gian lận và cóliên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhận thức được vaitrò quan trọng của khoản mục này, em đi sâu vào tìm hiểu quy trình kiểm toánkhoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính, trên cơ sở lýluận đạt được, kết hợp với cơ hội tiếp cận công việc kiểm toán thực tế trong thời

Trang 12

gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO,

Em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO”.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản

mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính

- Thứ hai, làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục này tại công ty

TNHH Kiểm toán VACO để nhận thức rõ ràng và chính xác hơn các kiến thức đãhọc trên lý thuyết

- Thứ ba, nhận biết các ưu điểm và hạn chế của công ty trong kiểm toán khoản

mục phải thu khách hàng Từ đó rút ra bài học từ những ưu điểm đó, đồng thời đưa

ra một số giải pháp khắc phục hạn chế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu đề tài: Là quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểmtoán khoản mục phải thu khách hàng đồng thời xem xét thực tiễn quy trình kiểmtoán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Phạm vi của đề tài chỉ giới hạn ở quy trình kiểmtoán khoản mục phải thu khách hàng với tư cách là một bộ phận trong quy trìnhchung của một cuộc kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của luận văn dựa trên phương pháp duy vật biện chứng,nghiên cứu hoạt động kiểm toán độc lập trong mối liên hệ với các hoạt động kinh tế

xã hội khác và trong điều kiện thực tế tại Việt Nam; phương pháp thu thập tài liệu,phỏng vấn, quan sát trực tiếp, tổng hợp và phân tích

5 Nội dung, kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài, nội dung chính của đề tài của em gồm 3chương:

Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

Trang 13

trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO

Trang 14

Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khach hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo PGS.TS Thịnh Văn Vinh

người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thiện luận văn tốtnghiệp Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, cùng các anh chị trongCông ty TNHH Kiểm toán VACO đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thựctập tại công ty và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên

Lê Thị Thùy Trang

Trang 15

Các khoản phải thu khách hàng là các khoản thu từ bán hàng và cung cấp dịch

vụ bị người mua chiếm dụng, đây là hình thức tín dụng thương mại phổ biến trongđiều kiện cạnh tranh như hiện nay Thời hạn, quy mô các khoản phải thu khách hàngtùy thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp và áp dụng với từng kháchhàng khác nhau

Phân loại

Nợ phải thu khách hàng được phân chia thành ngắn hạn và dài hạn:

- Nợ phải thu ngắn hạn là khoản phải thu có có kỳ hạn thu hồi không quá 12tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo

- Nợ phải thu dài hạn là khoản phải thu có có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng hoặchơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo

Trên bảng cân đối kế toán, nợ phải thu khách hàng được trình bày bên phần tàisản và phần nguồn vốn

❖ Phần tài sản

Được trình bày ở mục "Phải thu ngắn hạn của khách hàng" trong chỉ tiêu "Các

Trang 16

khoản phải thu ngắn hạn" phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng có kỳ hạn thuhồi không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tạithời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tàikhoản 131 “Phải thu của khách hàng”, mở chi tiết theo từng khách hàng.

Được trình bày ở mục "Phải thu dài hạn của khách hàng" trong chỉ tiêu "Cáckhoản phải thu dài hạn" phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng có kỳ hạn thuhồi trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thờiđiểm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tàikhoản 131 “Phải thu của khách hàng”, mở chi tiết theo từng khách hàng

Phần nguồn vốn

Được trình bày ở mục "Người mua trả tiền trước ngắn hạn" trong chỉ tiêu

"Nợ ngắn hạn" phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấpkhông quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tạithời điểm báo cáo (không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước) Số liệu để ghivào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Có chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu củakhách hàng” mở chi tiết cho từng khách hàng

Được trình bày ở mục "Người mua trả tiền trước dài hạn" trong chỉ tiêu "Nợdài hạn" phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phầm, hàng hóa, dịch

vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp trên

12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báocáo (không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước) Số liệu để ghi vào chỉ tiêunày căn cứ vào số phát sinh Có chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”

mở chi tiết cho từng khách hàng

1.1.2 Hạch toán khoản mục phải thu khách hàng

1.1.2.1 Một số nguyên tắc hạch toán khoản mục phải thu khách hàng

Để quản lý khoản mục phải thu khách hàng, một bộ phận tài sản quan trọng củadoanh nghiệp, Bộ tài chính đã quy định chặt chẽ việc hạch toán cho khoản mục phảithu khách hàng:

Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối

Trang 17

tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng haykhông quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán.Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về muasản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, cáckhoản đầu tư tài chính.

Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại cáckhoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng khôngthu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc cóbiện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được

Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàngtheo từng loại nguyên tệ Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiệntheo nguyên tắc:

 Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131),

kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểmphát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanhtoán) Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhậndoanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với

số tiền đã nhận trước;

 Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán phảiquy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượngkhách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh đượcxác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó).Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thì bên Có tàikhoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền)tại thời điểm nhận trước;

 Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốcngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật

Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giámua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàngthanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Trường hợp doanh nghiệp có nhiều

Trang 18

khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giámua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên cógiao dịch Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹquy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoảnphải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tậpđoàn.

1.1.2.2 Tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán

Tài khoản sử dụng : TK 131: Phải thu khách hàng, kết cấu của tài khoản

như sau:

● Bên Nợ:

Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hànghóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính;

Số tiền thừa trả lại khách hàng

Khoản công nợ phải thu khách hàng tăng lên do chênh lệch tỉ giá tăng dođánh giá lại tỷ giá

● Bên Có:

Số công nợ phải thu khách hàng đã thu được

Số công nợ phải thu bị giảm bớt do doanh nghiệp chấp nhận chiết khấuthương mại, chiết khấu thanh toán hay do khách hàng trả lại hàng mua

Khách hàng ứng trước tiền hàng

Khoản công nợ phải thu khách hàng giảm xuống do chênh lệch tỷ giá khiđánh giá lại tỷ giá

Số dư nợ: Khoản công nợ còn phải thu khách hàng

Số dư có: Khoản tiền khách hàng ứng trước để mua hàng

Chứng từ liên quan: Phiếu yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng, chứng từ vậnchuyển, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, phiếu thu tiền mặt, giấybáo có của ngân hàng, biên lai thu tiền, bảng cân đối thanh toán tiền hàng

Sổ sách liên quan: Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, sổ cái các tài khoản131

Trang 19

1.1.2.3 Trình tự hạch toán đối với nợ phải thu khách hàng

Sơ đồ 1.1 Trình tự hạch toán nợ phải thu khách hàng

Trang 20

1.2 Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán

Mục tiêu tổng quát: Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác minhcác cơ sở dẫn liệu có liên quan đến quá trình hạch toán và tổng hợp số liệu của khoảnmục phải thu khách hàng về mức độ trung thực hợp lý được trình bày trên BCTC.Các mục tiêu cụ thể: Thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác minh các cơ sở dẫn liệu cụ thể

Xác minh quá trình hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến PTKH (phải thu,

đã thu) có đảm bảo sự phát sinh (có thật), tính toán đánh giá, phân loại và hạch toánđầy đủ, đúng kỳ, đúng đắn hay không

Xác minh việc tính toán tổng hợp số liệu (số dư) của phải thu khách hàng và

dự phòng phải thu khó đòi có đảm bảo đầy đủ, chính xác hay không

Xác minh việc trình bày (công bố) các thông tin về phải thu khách hàng và

dự phòng phải thu khách hàng trên BCTC có đúng chế độ kế toán và số liệu có phùhợp với số liệu trên sổ kế toán liên quan hay không

1.2.2 Căn cứ kiểm toán

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

● Chỉ tiêu phải thu khách hàng ngắn hạn, dài hạn, khoản lập dự phòng phải thukhó đòi trên Bảng CĐKT

● Phần thuyết minh chi tiết về nguyên tắc ghi nhận khoản phải thu khách hàngtrên Thuyết minh BCTC

Các sổ hạch toán có liên quan như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết

TK 131, 511, 111, 112 ; Sổ hạch toán nghiệp vụ như nhật ký thu tiền, thẻ kho, nhật

ký vận chuyển hàng hóa

Các chứng từ kế toán có liên quan như: hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch

vụ, phiếu xuất kho, phiếu thu tiền, giấy báo có của ngân hàng

Các chứng từ liên quan đến việc giảm khoản phải thu khách hàng như: Các

Trang 21

chứng từ chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại

Tài liệu khác có liên quan như: Biên bản đối chiếu công nợ, bảng kê số dưcác khoản Phải thu khách hàng tại ngày 31/12, hợp đồng thương mại, bảng niêm yếtgiá của đơn vị

Các chính sách, quy định, quy chế về kiểm soát nội bộ đối với khoản mụcphải thu khách hàng của khách hàng

1.2.3 Kiểm toán theo định hướng rủi ro

Để cuộc kểm toán ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, ngày 01/01/2014 chuẩn mựckiểm toán 315 được chính thức áp dụng Chuẩn mực kiểm toán 315: Xác định vàđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán vàmôi trường của đơn vị Kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có

cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính vàcấp độ cơ sở dẫn liệu Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro thì chưacung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kiểm toán viên đưa ra ý kiếnkiểm toán.Thủ tục đánh giá rủi ro phải bao gồm các bước sau:

Phỏng vấn Ban Giám đốc và các cá nhân có liên quan đến khoản mục phảithu khách hàng trong đơn vị mà theo xét đoán của kiểm toán viên có khả năng cungcấp thông tin hỗ trợ cho việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặcnhầm lẫn;

Thực hiện thủ tục phân tích;

Quan sát và điều tra kiểm tra các dấu vết của kiểm soát nội bộ còn lưu lại trêngiấy tờ làm việc Nếu cần thiết thì kiểm toán viên có thể yêu cầu đơn vị làm lại

● Lưu ý khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng:

Khoản mục phải thu khách hàng là khoản mục quan trọng trong BCTC nên KTVcần chú ý những rủi ro có thể ảnh hưởng đến khoản mục này Các rủi ro cần lưu ý:

Rủi ro đó có phải là rủi ro do gian lận hay chỉ là sai sót do kế toán khoảnmục phải thu khách hàng hay HTKSNB của đơn vị chưa tốt;

Rủi ro đó có liên quan tới những thay đổi lớn như giá bán hàng, cung cầu củahàng hóa do doanh nghiệp sản xuất gần đây trong nền kinh tế, trong lĩnh vực kế

Trang 23

1.2.4 Quy trình kiểm soát nội bộ và khảo sát kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu khách hàng

1.2.4.1 Mục đích khảo sát kiểm soát nội bộ

Đây là một chỉ tiêu quan trọng trên bảng cân đối kế toán vì có liên quan đến kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp Khoản phải thu khách hàng có quan hệ mật thiếtvới dự phòng khoản phải thu khó đòi luôn được đánh giá khá chủ quan bởi Ban lãnhđạo của doanh nghiệp

Phải thu khách hàng là khoản mục dễ xảy ra gian lận và sai sót so do vậy khitiến hành kiểm toán, KTV cần nắm vững đặc điểm của phải thu khách hàng từ đóxác định được nội dung, thời gian và phạm vi kiểm toán khoản mục phải thu kháchhàng, từ đó làm tăng chất lượng cuộc kiểm toán Cụ thể:

Nợ phải thu khách hàng liên quan đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên Báo cáo tàichính như: Doanh thu bán hàng, tiền mặt, giá vốn hàng bán, chi phí, thuế giá trị giatăng phải nộp…Do vậy các sai phạm về phải thu khách hàng thường ảnh hưởng lớnmang tính trọng yếu với toàn bộ hệ thống BCTC của doanh nghiệp Do đó, thực hiệnkiểm toán khoản mục này sẽ giúp đưa ra mức tin cậy các thông tin tài chính, cung cấpcác tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu các tài khoản khác, kiểm tra tính trungthực của các loại tài sản trong doanh nghiệp cũng như khả năng hoạt động trongtương lai của doanh nghiệp qua các tỷ suất phản ánh khả năng thanh toán

1.2.4.2 Nội dung khảo sát kiểm soát nội bộ

● Khảo sát về sự hiện hữu chính sách kiểm soát, các quy định về kiểmsoát nội bộ: Để đánh giá sự tồn tại, tính đầy đủ và thích hợp của các quy chế kiểmsoát nội bộ áp dụng cho công nợ phải thu, KTV nghiên cứu các tài liệu liên quannhư: Quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nợ phải thu phát sinh tại từng cấp quảnlý; quy định các cấp quản lý báo cáo tình hình theo dõi, quản lý công nợ định kỳ đểkiểm tra, phân tích, đánh giá và có biện pháp giải quyết kịp thời đối với các biếnđộng phát sinh;

● Khảo sát về việc áp dụng các quy chế kiểm soát nội bộ: để tìm hiểu sựvận hành, tính hiệu lực và hiệu quả của các quy chế và thủ tục kiểm soát áp dụngcho các khoản công nợ nội bộ và công nợ khác, KTV thường áp dụng kỹ thuật

Trang 24

phỏng vấn, quan sát, kiểm tra dấu vết lưu lại trên tài liệu, chứng từ

● Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc kiểm soát nội bộ:nguyên tắc ủy quyên phê chuẩn; nguyên tắc bất kiêm nhiệm

1.2.4.3 Phương pháp khảo sát kiểm soát nội bộ

- Phỏng vấn những cá nhân có liên quan tới quy trình kiểm soát nợ phải thukhách hàng trong doanh nghiệp về việc doanh nghiệp có thiết kế HTKSNB đối vớiPTKH hay không, việc thiết kế này có phù hợp hay không và thực tế có được áp dụngmột cách thường xuyên liên tục không

- Trực tiếp quan sát HTKSNB đối với nợ phải thu khách hàng: việc kiểm soátnhư thế nào, được thực hiện ra sao,…

- Kiểm tra các tài liệu, chứng từ, sổ sách,… liên quan đến nợ phải thu khách hàng

và lưu ý xem xét các dấu hiệu kiểm soát còn lưu trên các tài liệu này

- Yêu cầu làm lại: phương pháp này thường ít được áp dụng bởi tốn kém về thờigian và chi phí

1.2.4.4 Quy trình kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng

❖ Để đạt được mục tiêu kiểm soát đơn vị phải tiến hành những công việc chính sau:

● Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và KSNB nói riêng gắn với khoản mục phải thu khách hàng:

Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người hay bộ phận

có liên quan: quy định về trách nhiệm xét duyệt, phê chuẩn công nợ phải thu; vềtrách nhiệm hạch toán công nợ; về trách nhiệm kiểm kê, kiểm tra công nợ

Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nộ bộ: trình tự thủ tục đánh giá khảnăng thanh toán và chấp nhận bán chịu, trình tự thu hồi nợ, tính tuổi nợ và trích lập

dự phòng…

● Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát:định kỳ tiến hành kiểm tra, đối chiếu công nợ phải thu;kiểm tra việc bù trừ công nợphải thu và phải trả chi tiết cho từng đối tượng và theo thời gian; Phân công tráchnhiệm của từng cấp để quản lý, kiểm soát khi phát sinh nghiệp vụ, rà soát các khoảnphải thu tồn động để xác định nguyên nhân,…

Trang 25

Thực hiện các loại kiểm soát như: Kiếm soát vật chất, kiểm soát xử lý, kiểmsoát quản lý đối với công nợ phải thu.

Để thực hiện tốt các công việc trên thì khi xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộcủa đơn vị phải tuân thủ các nguyên tắc và các loại kiểm soát cơ bản sau:

Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này đòi hỏi đơn vị phảitách biệt chức năng phê chuẩn nghiệp vụ thu, chi công nợ phải thu với công tác ghichép quản lý công nợ; giữa bộ phận mua, bán tài sản với bộ phận sử dụng và kếtoán

Thực hiện nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn: Đơn vị phải có các quy định rõrang về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn, quản lý công nợ phải thu

❖ Các hoạt động kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng:

● Tổ chức quản lý các khoản công nợ phải thu thõa mãn mục tiêu kiểm soát nộibộ: Nợ phải thu phát sinh phải được quản lý theo từng đối tượng nợ, nội dung nợ,thời điểm phát sinh nợ và phân loại chi tiết theo nợ ngắn hạn, nợ dài hạn theo từngcấp trực tiếp phát sinh tại đơn vị; nhằm giảm thiểu gian lận, sai sót có thể xảy ra

● Tổ chức thực hiện công tác kế toán công nợ phải thu: đơn vị phải tổ chứcthực hiện quản lý hệ thống hồ sơ, chứng từ hạch toán; hệ thống sổ kế toán, hệ thốngtài khoản và hệ thống báo cáo về công nợ nội bộ và công nợ khác tuân thủ quy địnhcủa Chuẩn mực kế toán và các quy định pháp lý khác có liên quan

● Tổ chức kiểm tra, kiểm soát công nợ định kỳ: định kỳ đơn vị phải tiến hànhkiểm tra, đối chiếu công nợ; kiểm tra việc bù trừ giữa công nợ phải thu và phải trảchi tiết cho từng đối tượng và theo thời gian Thực hiện các loại kiểm soát như:Kiểm soát vật chất, kiểm soát xử lý, kiểm soát quản lý

1.2.5 Các sai phạm thường gặp khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

Phải thu khách hàng là khoản mục có tính chất trọng yếu trên BCTC và cũng làkhoản mục có nhiều gian lận, sai sót xảy ra Dưới đây là một số sai phạm thườngxảy ra đối với khoản mục này:

Trang 26

➢ Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng

➢ Chưa có cơ chế tài chính về thu hồi công nợ

➢ Chưa có sổ chi tiết theo dõi đối tượng phải thu

➢ Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu không đầy đủ công nợ vào thời điểm lập BCTC

➢ Khai báo tăng phải thu khách hàng trên cơ sở hạch toán khống nghiệp vụ bánhàng hoặc hạch toán sớm nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa được coi là hoàn thành tiêu thụ

➢ Ghi nhận muộn khoản phải thu khách hàng

➢ Khả năng ghi nhận sai các khoản phải thu

➢ Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng

➢ Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quyđịnh về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán…

➢ Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý

➢ Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu, hạch toáncác khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK131

➢ Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp

lệ Các khoản đặt trước tiền hàng cho người bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâudài, thường xuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợpđồng kinh tế giữa hai bên

➢ Không phân loại hoặc phân loại không đúng tuổi nợ dẫn đến không có

kế hoạch thu hồi nợ hoặc việc trích lập dự phòng không đúng; chưa đánh giá lạihoặc đánh giá lại sai các khoản công nợ có gốc ngoại tệ; không tiến hành đối chiếuxác nhận công nợ phải trả tại thời điểm lập BCTC…

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính

Một cuộc kiểm toán tài chính thường được tiến hành theo quy trình tổng thể gồm 3giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán

Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng cũng như kiểm toán đối với cácphần hành khác đều nằm trong quy trình chung của của một cuộc kiểm toán BCTC

Trang 27

cụ thể Tuy nhiên, các bước công việc cần phải tiến hành đối với kiểm toán khoảnmục NPTKH được thực hiện chủ yếu ở giai đoạn kiểm toán Kiểm toán khoản mụcphải thu khách hàng cũng tuân theo 3 giai đoạn:

➢ Lập kế hoạch kiểm toán

➢ Thực hiện kiểm toán

➢ Tổng hợp kết quả kiểm toán

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

Lập kế hoạch kiểm toán được coi là bước công việc đầu tiên cho một cuộc kiểmtoán và có ảnh hưởng quan trọng đến các bước công việc tiếp theo Kế hoạch kiểmtoán phù hợp sẽ cho phép kiểm toán viên triển khai công việc đúng hướng, đúngtrọng tâm, tránh được những sai sót và hoàn thành công việc nhanh chóng Kiểmtoán NPTKH nằm trong kiểm toán BCTC do vậy việc lập kế hoạch kiểm toánNPTKH năm trong kế hoạch kiểm toán BCTC chung

❖ Lập kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội

dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán của cuộc kiểmtoán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trườngkinh doanh của đơn vị được kiểm toán và phải lập cho các cuộc kiểm toán lớn vềquy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán vào nhiều năm

Việc lập kế hoạch chiến lược phải đảm bảo thu thập được các thông tin cần thiết

về hoạt động kinh doanh của đơn vị và công tác quản lý kinh doanh nới chung vàKSNB nói riêng

● Tổng hợp thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng, lĩnh vực hoạtđộng, sản xuất kinh doanh

● Tổng hợp các thông tin về những vấn đề quan trọng có liên quan đến BCTCnhư chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán áp dụng yêu cầu về lập, nộp BCTC vàquyền hạn của đơn vị

● Xác định những loại nghiệp vụ, những bộ phận thông tin của đơn vị có khảnăng rủi ro chủ yếu và ảnh hưởng của nó đến BCTC, đánh giá sơ bộ về rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát

Trang 28

● Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận

Để lập được kế hoạch tổng thể phục vụ cho kiểm toán khoản mục phải thukhách hàng, KTV cần tìm hiểu, nghiên cứu và thu nhập các thông tin tài liệu chủyếu sau:

● Thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán như: lĩnh vực hoạt động,kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin, Bộ máy quản lý và năng lực củaBan giám đốc, việc kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ bán hàng thu tiền, các khoản nợphải thu như thế nào

● Thông tin về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soat nội bộ của khách hàngnhư có thực hiện phân công, phân nhiệm công việc không, chính sách bán hàng,chính sách bán chịu, có bộ phận độc lập để tiếp nhận hàng hóa bị trả lại không, cáckhoản NPTKH có được phân loại theo từng đối tượng, từng nhóm tuổi nợ không,…

● Các thông tin về khía cạnh khác có liên quan như: Khả năng hoạt động liêntục của đơn vị và những dấu hiệu ảnh hưởng nếu có, sự hiện hữu các bên liênquan,

● Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

● Được kiểm tra ngay sau khi thu thập thông tin cơ bản: Gồm giấy phép thành lập

và điều lệ công ty, các quy chế của công ty khách hàng, các biên bản cuộc họp cổ đông,hội đồng quản trị, ban giám đốc, các hợp đồng và các cam kết quan trọng

● Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

● Cần thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm để hiểu biết về ngành nghềkinh doanh và công việc kinh doanh của khách hàng, đánh giá khả năng tiếp tụchoạt động kinh doanh, chỉ ra những sai phạm có thể và để giảm công việc kiểm tra

Trang 29

chi tiết khoản phải thu khách hàng

● Thiết lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận và rủi rotiềm tàng liên quan đến khoản mục phải thu khách hàng

● Trọng yếu được thiết lập chung cho toàn bộ BCTC sau đó phân bổ cho khoảnmục phải thu khách hàng

➢ Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: là số tiền sai lệch tối đa có thể chấpnhận được của thông tin tài chính

➢ Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục: Dựa trên bảnchất các khoản mục, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của KTV và chiphí kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hàng

Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được xác định cho toàn cuộc kiểm toán và ápdụng cho khoản mục phải thu khách hàng, còn rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soátcần xác định cụ thể riêng cho khoản mục này

● Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

● Tìm hiểu và nghiên cứu về HTKSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểmsoát và công việc quan trọng và không thể thiếu, để từ đây lên kế hoạch kiểm toán

và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán hiệu quả

● Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, hoạt động kiểm soát nội bộ gắnvới việc kiểm soát quá trình xử lý đơn đặt hàng, việc phê chuẩn bán chịu, việc ghi

sổ các khoản phải thu do bán chịu

● Chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng được thiết kế thành baphần: Các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiết các sốdư

➢ Các khảo sát nghiệp vụ: thu thập đầy đủ bằng chứng, kiểm tra sự phê duyêtcác nghiệp vụ bán chịu và cơ sở xét duyệt các nghiệp vụ bán chịu, tìm hiểu chínhsách bán của đơn vị

➢ Các thủ tục phân tích: Xem xét số dư của khoản phải thu khách hàng đã hợp

lý chưa, so sánh số dư các năm, thực hiện phân tích các tỷ suất như cơ cấu cáckhoản phải thu, số vòng quay nợ phải thu, xem xét ảnh hưởng của các khoản phải

Trang 30

thu đến khả năng thanh toán

➢ Các khảo sát chi tiết các số dư: xem xét số dư đầu kỳ và cuối kỳ các khoảnphải thu khách hàng, kiểm toán các cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu, CSDL tính toánđánh giá, CSDL cộng dồn, trình bày và công bố

Trang 31

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

Đây là giai đoạn trung tâm của cuộc kiểm toán, là việc triển khai các nội dungtrong kế hoạch và chương trình kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán chocác nội dung và các mục tiêu đã được thiết lập

Các thủ tục kiểm toán rất đa dạng nhưng nội dung chính gồm hai bước:

1.3.2.1 Thực hiện thủ tục khảo sát kiểm soát đối với khoản mục Phải thu khách hàng

➢ Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu khách hàng.

Để có được hiểu biết về các chính sách, quy định của đơn vị về KSNB đối vớikhoản mục phải thu khách hàng, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấpcác văn bản quy định về KSNB có liên quan như : quy định về việc lập dự phòngphải thu khó đòi, quy định về việc thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối kỳ với cácđối tượng phải thu, quy định về việc theo dõi các đối tượng công nợ

Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến các khía cạnh cơ bản:

Tính đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu quản lý khoảnphải thu khách hàng như : như khâu kiểm soát bán chịu, khâu thu tiền bán chịu,khâu theo dõi và thanh toán công nợ với khách hàng

Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đó

➢ Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB

Hoạt động KSNB đối với khoản phải thu khách hàng được thể hiện thông quaviệc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế KSNB nhằm quản lý các khoản phảithu Sau khi tìm hiểu đánh giá về các quy chế KSNB phải tiếp tục khảo sát để đánhgiá sự vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát bằng cách sử dụngcác kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán như:

Phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị bằng việc thiết lập hệthống câu hỏi sẵn về KSNB khoản phải thu khách hàng

Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình KSNB các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh liên quan đến việc hình thành khoản Phải thu khách hàng

Trang 32

Điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối và kiểm trangược lại, trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì thựchiện đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao

➢ Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB đối với khoản phải thu

Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản :

Phân công, phân nhiệm

Bất kiêm nhiệm

Phê chuẩn, ủy quyền

Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát về hệ thống KSNB và dựa vào kết quả đãthu thập, KTV đánh giá rủi ro KSNB đối với khoản phải thu khách hàng ở mức độcao, trung bình, thấp đối với khoản mục phải thu khách hàng Trên cơ sở đó, KTV

sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêukiểm toán

Ví dụ: KTV tiến hành khảo sát kiểm soát nội bộ đơn vị khách hàng đưa ra kếtquả là rủi ro KSNB cao kiểm toán viên sẽ mở rộng phạm vi kiểm toán hơn và ngượclại khi rủi ro KSNB thấp KTV sẽ thu hẹp phạm vi kiểm toán

1.3.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Thực hiện thủ tục phân tích

Các thủ tục phân tích thường được áp dụng đối với khoản Phải thu gồm:

Phân tích ngang: Xem xét sự biến động khoản phải thu khách hàng giữa kỳnày và kỳ trước để đánh giá mức độ thanh toán

Phân tích dọc: Việc phân tích dựa trên sơ sở so sánh sự thay đồi về tỷ trọngcủa từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung Đối với khoản phải thu khách hàng,cần xem xét sự biến động về tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng trong tổng cáckhoản phải thu

KTV còn phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng các khoảnphải thu, đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ và quy định của Nhà nước chophép

KTV có thể áp kỹ thuật phân tích khác như kỹ thuật qua hệ số (so sánh: Sốvòng thu hồi nợ = Doanh thu thuần / Số dư bình quân các khoản phải thu; Thời hạn

Trang 33

thu hồi nợ bình quân = Số ngày trong kỳ / Số vòng thu hồi nợ

Việc tiến hành các thủ tục phân tích giúp KTV thấy được nguyên nhân dẫn đến

sự biến động là hợp lý hay không? Trên cơ sở đó, KTV khoanh vùng trọng tâmkiểm toán và đi vào kiểm tra chi tiết

Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản phải thu khách hàng

● Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phải thu khách hàng

➢ Kiểm tra CSDL “sự phát sinh” của nghiệp vụ

Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản phải thu khách hàng đã ghi

sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết phải thu khách hàng

Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng chịu: như đơn đặt hàng,hợp đồng thương mại … xem xét tính đúng đắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn vàtính thẩm quyền của người phê chuẩn

Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng chịu trên có chứng từ xuất kho, chứng từ vậnchuyển tương ứng (nếu có) hay không

Gửi thư hoặc trực tiếp yêu cầu người mua xác nhận về công nợ để có cơ sởxác minh về tính có thật của khoản phải thu khách hàng

Kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua bút toán ghi sổ đồng thời trên các sổ tàikhoản tương ứng như (TK 511, TK 3331…)

➢ Kiểm tra CSDL “tính toán và đánh giá”

Tiến hành kiểm tra các thông tin là cơ sở mà đơn vị dùng để tính khoản phảithu khách hàng xem có hợp lý và đúng đắn hay không Cụ thể là kiểm tra về: sốlượng, đơn giá, thuế suất thuế GTGT của hàng bán chịu

Trường hợp bán hàng chịu bằng ngoại tệ, Kiểm toán viên phải kiểm tra tỷ giángoại tệ ghi nhận trên hóa đơn bán chịu có đúng theo tỷ giá ngoại tệ do ngân hàngcông bố tại thời điểm bán hàng chịu hay không

➢ Kiểm tra CSDL “sự phân loại và hạch toán đầy đủ”

Kiểm tra tính liên tục của chứng từ, hoá đơn phải thu khách hàng, đặc biệt chú

ý đến các chứng từ chứng minh của các nghiệp vụ phát sinh vào đầu và cuối kỳ,nhằm kiểm tra xem các nghiệp vụ này đã được ghi sổ vào sổ kế toán tổng hợp, chi

Trang 34

tiết, báo cáo công nợ, bảng kê phải thu khách hàng hay chưa Kiểm tra các nghiệp

vụ thanh toán của người mua phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau

➢ Kiểm tra CSDL “sự phân loại và hạch toán đúng đắn”

KTV kiểm tra chính sách phân loại và hạch toán các khoản phải thu của đơn

vị

Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng, tính đầy đủ, chínhxác, để đảm bảo không lẫn lộn giữa nghiệp vụ phải thu khách hàng với nghiệp vụkhách như (phải thu nội bộ, phải thu khách hàng)

Kiểm toán viên kiểm tra các sổ chi tiết công nợ và quá trình ghi chép đúngphương pháp bằng cách xem xét, đối chiếu, quan sát quá trình xử lý nghiệp vụ phátsinh và việc ghi sổ kế toán theo đúng quy định

➢ Kiểm tra CSDL về “sự phân loại và hạch toán đúng kỳ”

Kiểm toán viên còn phải thực hiện kiểm tra ngày tháng trên chứng từ, hoá đơn

có liên quan với ngày tháng ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán và bảng kê cácchứng từ hoá đơn hàng bán ra trong kỳ Ngoài ra để kiểm tra các nghiệp vụ phải thukhách hàng có được ghi chép đúng kỳ hay không thì kiểm toán viên cũng phải kiểmtra các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau

Kiểm tra chi tiết số dư phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi

❖ Đối với số dư đầu kì:

➢ Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm toánđang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm này và số dư đầu kỳ đã được xácđịnh là đúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung

➢ Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác,KTV phải xem xét Báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước, đặcbiệt là các vấn đề liên quan đến khoản phải thu khách hàng, nếu có thể tin cậy đượcthì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước mà không cần thựchiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung

➢ Nếu báo cáo kiểm toán năm trước chưa được kiểm toán hoặc việc kiểm toánnăm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và kiểm toán viên không tin

Trang 35

tưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc Báo cáo kiểm toán năm trước khôngchấp nhận toàn phần đối với số dư các khoản phải thu khách hàng, thì KTV phảixem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của KTV năm trước.Trong các trường hợp này, KTV phải ấp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung như:Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, kiểm tra các biên bản đốichiếu công nợ của năm trước, kiểm tra các thư xác nhận từ người mua cuối nămtrước…

❖ Đối với số dư cuối kỳ:

● Kiểm tra CSDL: “Sự hiện hữu” và “Quyền và nghĩa vụ”:

➢ KTV yêu cầu đơn vị cung cấp các bảng liệt kê chi tiết công nợ đối với từngngười mua Từ đó, tiến hành kiểm tra danh mục và sự tồn tại của người mua; Đồngthời làm căn cứ kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ, tài liệu liên quan

➢ Kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán với cácngười mua và cúng lưu ý đặc biệt đối với trường hợp không có biên bản đối chiếucông nợ này để có thủ tục kiểm toán thay thế

➢ Tiến hành xin xác nhận các khoản nợ còn phải thu từ khách hàng

● Kiểm tra CSDL: ‘Tính toán và đánh giá”:

➢ Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ phải thu mà đơn

vị đã thực hiện, bằng cách so sánh đối chiếu số lượng hàng bán chịu và đơn giá bánchịu trên hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với thông tin tương ứng đã ghi trên hợpđồng thương mại hay trên kế hoạch bán hàng, trên bản niêm yết giá của đơn vị,…

đã được phê chuẩn

➢ Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính toán về nợ còn phải thu

➢ Cần lưu ý các trường hợp bán hàng có áp dụng các chính sách giảm giá, chiếtkhấu thương mại sẽ có liên quan đến tính toán nợ còn phải thu

● Kiểm tra CSDL “Cộng dồn”:

➢ Kiểm tra tính đúng đắn (chính xác) của việc tổng hợp công nợ: Bằng cáchđối chiếu từng trang sổ chi tiết Phải thu khách hàng với Bảng kê chi tiết công nợ vềcác số liệu tương ứng, đặc biệt là số dư cuối kỳ

➢ Kiểm tra tính đầy đủ của việc tổng hợp công nợ: Bằng cách so sánh danh mục

Trang 36

của người mua từ các sổ chi tiết Phải thu khách hàng với Bảng kê chi tiết công nợ

➢ Kiểm tra tính chính xác của việc tổng hợp số liệu trên Bảng kê chi tiết công

nợ

● Kiếm tra CSDL ‘Trình bày và công bố”:

➢ Kiểm tra thông tin trình bày trên BCTC về khoản còn phải thu khách hàng cóphù hợp với quy định của chế độ kế toán hay không

➢ Kiểm tra tính nhất quán của số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán củađơn vị và hoặc với số liệu trên Bảng cân đối thử theo thời gian của các khoản phảithu khách hàng

1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

❖ Kết luận về mục tiêu kiểm toán

KTV nêu rõ kết luận về việc đạt được hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán

❖ Kiến nghị

● Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyếtminh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiềnđiều chỉnh

● Nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán và HTKSNB đối với bộ phậnđược kiểm tra và ý kiến đề xuất cải tiến hoàn thiện HTKSNB của KTV

❖ Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến bộ phận được kiểm toán

● Việc điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của KTV có được phản ánh đầy

đủ kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không

● Giải pháp của đơn vị đối với các vấn đề còn tồn tại mà KTV đã nêu

● Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lýkhông và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ

❖ Ý kiến của ban giám đốc đơn vị (nếu có)

KTV thảo luận với ban giám đốc đơn vị về những vấn đề đã nêu trong biên bản kiểm toán và kết luận của KTV

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG

TY TNHH KIỂM TOÁN VACO 2.1 Tổng quan chung về công ty TNHH Kiểm toán VACO

2.1.1 Quá trình hình thành của Công ty TNHH Kiểm toán VACO

Công ty kiểm toán VACO là công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam, chuyêncung cấp các dịch vụ kiểm toán cho các công ty tại Việt Nam Quá trình hình thành

và phát triển của VACO gắn liền với những thành tựu đổi mới của ngành tài chínhnói riêng và của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung

Ngày 13/5/1991, theo Giấy phép số 957/PPLT của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 165-TC/QĐ/TCCB thành lập với tên gọi

là Công ty Kiểm toán Việt Nam, có tên gọi giao dịch quốc tế là VIỆTNAM

AUDITING COMPANY (gọi tắt là VACO)

Ngày 01/10/1997, theo quyết định số 697A-TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài chính, VACO đã chính thức trở thành thành viên của Hãng DTT, và là đại diện hợp pháp duy nhất của Hãng kiểm toán Deloitte touche Tohmatsu tại Việt Nam, mở ra bước tiến mới cho sự phát triển và hội nhập quốc tế cho ngành Kiểm toán Việt Nam.Tháng 6 năm 2003, Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn theo quyết định số 1297/QĐ/TC/BTC

Tháng 3 năm 2007, Công ty Kiểm toán VACO TNHH 1 thành viên được chuyển thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và chính thức được chuyển thành Công ty TNHH Deloitte Vietnam

Tháng 11 năm 2007, VACO được tách ra từ Công ty TNHH Deloitte Vietnam

có tên đầy đủ là Công ty TNHH Kiểm toán VACO như ngày nay với các thông tin

cơ bản sau:

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO

Trang 39

 Tên viết tắt: VACO LLC CO., LTD

 Tên giao dịch: VACO AUDITING COMPANY LIMITED

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu ngày 27 tháng 11 năm 2007được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội Đăng ký thay đổi lần thứ

 Email: vacohn@vaco.com.vn Website: www.vaco.com.vn

Ngoài ra VACO còn có 2 văn phòng đặt tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 40

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán VACO 2.1.2.1 Các loại hình dịch vụ cung cấp

VACO hoạt động theo pháp luật và cung cấp các dịch vụ như trong đăng kýkinh doanh bao gồm các nhóm dịch vụ sau:

Kiểm toán độc lập: Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định; soát xét

báo cáo tài chính; kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt;

Dịch vụ tư vấn thuế: dịch vụ quyết toán thuế; hoạch định chiến lược

thuế; cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế;

Dịch vụ kiểm toán quyết toán các công trình XDCB: kiểm toán báo

cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; kiểm toán BCTC hàng năm của các Banquản lý

Dịch vụ kiểm toán dự án: kiểm toán báo cáo quyết toán dự án; kiểm

soát tính tuân thủ của dự án; đánh giá khả năng thực hiện dự án

Dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp (ERS): soát xét và đánh giá hệ

thống kiểm soát nội bộ; kiểm toán nội bộ;

Dịch vụ tư vấn tài chính và giải pháp doanh nghiệp: tư vấn huy động

vốn; tư vấn doanh nghiệp; soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp;

Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực: tổ chức hội thảo, tập

huấn, cập nhật kiến thức tài chính – kế toán – kiểm toán – thuế; quản lý nguồnnhân lực;

2.1.2.2 Đặc điểm thị trường và khách hàng

Hiện nay VACO mở rộng hoạt động của mình với việc thành lập thêm chi nhánh tạithành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng.VACO đã và đang cung cấp dịch vụ chonhiều khách hàng, với nhiều loại hình doanh nghiệp, hoạt động trên mọi lĩnh vực, từnhững doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành nghề thuộc Tập đoàn, Tổng công tyNhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần, cáccông ty TNHH, các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ, các dự án đầu tư xây dựng

cơ bản đạt chất lượng và tín nhiệm cao

2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong các năm gần đây

Ngày đăng: 22/05/2019, 19:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w