Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị TrấnSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị Trấn
I THÔNG TIN CHUNG 1 Tên sáng kiến: Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc - hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị Trấn 2 Đồng tác giả: 2.1 Họ và tên: LÊ THỊ BÍCH THỦY Năm sinh: 1978 Nơi thường trú: Mường Cấu - Thị Trấn Tam Đường - Tam Đường - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ Văn Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn Nơi làm việc: Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Tam Đường Điện thoại: 01682277352 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 50% 2.2 Họ và tên: TRẦN THỊ MỸ PHƯỢNG Năm sinh: 1980 Nơi thường trú: Nậm Tường - Thị Trấn Tam Đường - Tam Đường - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Văn - Sử Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Tam Đường Điện thoại: 0983268415 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 50% 3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn lớp 7 và lớp 9 4 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 10 tháng 09 năm 2017 đến ngày 25 tháng 3 năm 2018 5 Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Địa chỉ: Thị Trấn Tam Đường - Tam Đường - Lai Châu Điện thoại: 02313879106 II NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1 1 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: 1.1 Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến: Văn học là một môn nghệ thuật giàu tính hình tượng, tính biểu cảm Muốn hiểu được một tác phẩm Văn học cần phải biết cảm thụ Người giáo viên muốn hướng dẫn học sinh cảm thụ tốt phải khai thác tất cả các khía cạnh của vấn đề để học sinh nắm bắt một cách hài hoà, chu đáo tác phẩm Công việc đó đòi hỏi công phu, phức tạp, học sinh có thể cảm thụ từ nhiều hướng: Ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cách gieo vần, nghệ thuật tạo tình huống, nghệ thuật xây dựng hình tượng, biện pháp tu từ Trong đó, việc sử dụng và khai thác các biện pháp tu từ là một trong những phương pháp giúp học sinh cảm thụ tác phẩm Văn học tốt nhất Đặc biệt trong các bài kiểm tra một tiết, học kì hay các bài thi học sinh giỏi, các câu hỏi để phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ trở thành một phần không thể thiếu Và như vậy việc tìm tòi các biện pháp để nâng cao năng lực đọc – hiểu sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc - hiểu văn bản cho học sinh là nhiệm vụ mà người giáo viên dạy Văn phải quan tâm Công việc đó vừa giúp các tiết đọc – hiểu văn bản đạt hiệu quả cao vừa phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, đồng thời giúp cho học sinh có khả năng làm tốt các kiểu bài tập dạng này trong các bài kiểm tra và các đề thi theo yêu cầu đổi mới Vì vậy, qua nhiều năm giảng dạy, chúng tôi đã tự nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị Trấn” để các anh chị em đồng nghiệp tham khảo Hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ giúp đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắc trong việc sử dụng, khai thác một số biện pháp tu từ qua các tiết đọc - hiểu văn bản 1.2 Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Việc lựa chọn, nghiên cứu sáng kiến này nhằm mục đích giúp giáo viên có phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc - hiểu văn bản trong môn Ngữ văn lớp 7, lớp 9 nói riêng và môn Ngữ văn THCS nói chung một cách hiệu quả; giúp các em hệ thống hoá kiến thức về các biện pháp tu từ, đưa ra 2 một vài dấu hiệu dễ nhận biết để tránh nhầm lẫn giữa các biện pháp tu từ , từ đó áp dụng vào việc cảm thụ Văn học 2 Phạm vi triển khai thực hiện: Sáng kiến thực hiện qua các giờ học văn bản khối lớp 7 và lớp 9 - Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Tam Đường 3 Mô tả sáng kiến 3.1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3.1.1 Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới * Đối với học sinh: Trong chương trình Ngữ văn THCS, các em được học một số các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, nói quá, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ ) Từ việc nắm bắt lý thuyết đến vận dụng trong từng bài tập cụ thể, học sinh có thể phát hiện và phân tích biện pháp tu từ, từ đó các em vận dụng vào việc cảm thụ tác phẩm Văn học Trong quá trình giảng dạy học sinh ở khối lớp 7 và khối 9, chúng tôi nhận thấy: Đa số các em học sinh đều ngoan, có ý thức học tập tốt Tài liệu tham khảo, dụng cụ học tương đối đầy đủ Đặc biệt hiện nay có mạng In- tơ-nét rất thuận lợi cho việc tìm và tham khảo tài liệu phục vụ cho việc dạy và học Qua các tiết học và kiểm tra, học sinh nắm các biện pháp tu từ chưa chuẩn xác, còn bị nhầm lẫn, nhiều em còn rất lúng túng khi xác định các phép tu từ và phân tích tác dụng trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn Việc vận dụng phân tích các biện pháp tu từ trong việc cảm thụ tác phẩm, khả năng cảm thụ Văn học cũng như vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ vào bài viết văn nhìn chung còn hạn chế Một số học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc kinh tế gia đình còn khó khăn nên một buổi đi học, một buổi về phụ giúp gia đình, chưa có thời gian dành cho việc học ở nhà vì thế phần nào cũng ảnh hưởng đến việc tiếp nhận kiến thức văn học của các em * Đối với giáo viên: Một số giáo viên khi dạy các phép tu từ còn gặp nhiều khó khăn, 3 nhiều tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao như: Dạy chưa hết bài, hướng dẫn học sinh một cách chung chung, chưa tỉ mỉ, cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng biện pháp tu từ vào bài viết chưa cao, dẫn chứng trong bài dạy còn nghèo, chưa biết dùng đoạn văn mẫu để các em học tập, chưa phát huy hết khả năng của học sinh Từ những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh Qua khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy tỉ lệ học sinh khối 9 có học lực trung bình trở lên chiếm 64.5%, học sinh yếu, kém chiếm 35.5% ; khối 7 có học lực trung bình trở lên chiếm 66,2%, học sinh yếu, kém chiếm 33,8% (như bảng số liệu sau): Khối Thời điểm Trước khi áp dụng sáng kiến lớp Chất lượng học sinh Tổng số học sinh Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 7 104 8 7.7 11 10.5 50 48 30 29 5 4.8 9 90 2 2.2 5 5,6 51 56.7 30 33.3 2 2.2 3.1.2 Ưu - nhược điểm của giải pháp cũ: Theo giải pháp cũ, chúng tôi vẫn hướng dẫn học sinh thực hiện phát hiện, phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong thơ, văn * Ưu điểm: Học sinh đã biết phát hiện được các biện pháp tu từ, bước đầu đã hình thành kĩ năng phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong phần đọc - hiểu văn bản * Nhược điểm: Giáo viên chưa có giải pháp hữu hiệu hướng dẫn sử dụng tốt một số biện pháp tu từ khi dạy phần đọc - hiểu văn bản Học sinh khó hiểu, còn nhầm lẫn giữa biện pháp tu từ ẩn dụ với hoán dụ, kết quả học tập chưa cao; khả năng phân tích các biện pháp tu từ để làm sáng tỏ nội dung văn bản còn hạn chế 3.2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 4 3.2.1 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm đã đưa ra đưa ra cách phân biệt điểm giống và khác nhau giữa các biện pháp tu từ Đồng thời đưa ra phương pháp giúp học sinh phân tích được các biện pháp tu từ trong một câu, một đoạn văn, đoạn thơ Những kiến thức được trình bày trong sáng kiến này có nội dung cơ bản về biện pháp tu từ ở các văn bản lớp 7, lớp 9 và cả việc hướng dẫn các bước cụ thể để phân tích biện pháp tu từ 3.2.2 Biện pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 Để sử dụng thành công một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc - hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 giáo viên cần có những biện pháp như sau: * Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại khái niệm, phân biệt các biện pháp tu từ qua các tiết dạy Tiếng việt và phụ đạo - Hướng dẫn học sinh ôn lại khái niệm về các biện pháp tu từ: Vì cơ bản các biện pháp tu từ đã được học ở lớp 6 như: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ; lên lớp 7 các em học thêm một số biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê; lớp 8 gồm có: nói quá, nói giảm nói tránh; lớp 9 tổng kết ôn lại các biện pháp tu từ từ lớp 6 đến lớp 8 Vì vậy để học sinh nhớ và phát hiện tốt các biện pháp tu từ trong đọc - hiểu văn bản, ngoài những tiết tìm hiểu khái niệm của các phép tu từ được học trong chương trình lớp 7, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ôn lại khái niệm của mỗi biện pháp tu từ ở các lớp 6, 8 thông qua các tiết ôn tập, tổng kết về từ vựng và tiết dạy phụ đạo Ví dụ: Khi ôn biện pháp tu từ “So sánh”, bước đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện phép so sánh thông qua cấu trúc của nó Cấu trúc của phép so sánh bao giờ cũng có hai vế: - Vế A là vế nêu tên sự vật, sự việc được so sánh - Vế B nêu tên sự vật , sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế a, giữa hai vế thường có: - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh 5 - Từ ngữ so sánh hoặc có thể vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh, hoặc vắng từ ngữ so sánh , hoặc cả hai Sau đó, giáo viên cho học sinh rút ra mô hình của phép so sánh rất đa dạng để học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, trung bình để nhận biết Mỗi dạng giáo viên lấy nhanh hoặc cho học sinh lấy nhanh một ví dụ để minh họa Ví dụ: Dạng đầy đủ của một phép so sánh: Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận Rõ ràng trong ví dụ này có đầy đủ cấu tạo của phép so sánh, giáo viên cho học sinh phát hiện các vế của một phép so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh và điền vào mô hình sau: Vế A (sự vật được so sánh) Rừng đước Phương diện so sánh dựng lên cao Từ ngữ so sánh như Vế B (dùng để so sánh) hai dãy trường thành vô tận ngất Từ ngữ so sánh trong cấu tạo của so sánh là những từ xác định kiểu so sánh: là, như, bằng, giống như, bao nhiêu … bấy nhiêu, v.v (so sánh ngang bằng) hay, chẳng bằng, không bằng, hơn, kém, v.v (so sánh không ngang bằng) Như vậy dựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu: - So sánh ngang bằng: Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu, bấy nhiêu - So sánh không ngang bằng (so sánh hơn kém): Trong so sánh không ngang bằng từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì, chẳng bằng… Ví dụ: “Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.” Vế A: những ngôi sao thức Vế B: mẹ thức Từ ngữ so sánh: chẳng bằng 6 Ngoài ra giáo viên còn chỉ cho các em muốn chuyển so sánh không ngang bằng sang so sánh ngang bằng người ta thêm một trong các từ phủ định: Không, chưa, chẳng vào trong câu và ngược lại Tương tự, với những phép tu từ còn lại, giáo viên hướng dẫn học sinh nhớ lại, hiểu kĩ khái niệm nhằm giúp các em vận dụng tốt cho việc đọc - hiểu văn bản - Hướng dẫn học sinh phân biệt các biện pháp tu từ: Trong số các biện pháp tu từ, học sinh hay nhầm lẫn nhất giữa ẩn dụ với hoán dụ Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân biệt như sau: a Giống nhau Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác Cùng dựa trên quy luật liên tưởng Dựa trên sự so sánh hai sự vật có nét chung (So sánh ngầm) chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia (vế được biểu hiện) bị che lấp đi Tác dụng: Đều làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc b Khác nhau Ẩn dụ: dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau (về hình thức,cách thức thực hiện, phẩm chất, cảm giác) nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn Ví dụ : Thuyền về có nhớ bến chăng? Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ + thuyền(vế B) - người con trai (vế A) (người đang xuôi ngược, đi lại - di động, không cố định, dễ thay đổi) 7 + bến (vế B) - người con gái (vế A) (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định, không thay đổi) Giá trị biểu cảm: những người có quan hệ tình cảm gắn bó nhưng phải xa nhau (khẳng định sự thủy chung) Hoán dụ: dựa vào sự liên tưởng tương cận (gẫn gũi) giữa các đối tượng (bộ phận - toàn thể, dấu hiệu của sự vật - sự vật, vật chứa đựng - vật bị chứa đựng, cụ thể - trừu tượng), tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề Ví dụ : “Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.” “Áo chàm”( vế B)- chỉ “đồng bào sinh sống ở Việt Bắc” (vế A) “Áo chàm” là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, một thứ màu sắc giản dị của con người vốn hiền lành, chất phác nhưng son sắt thủy chung gắn bó của con người nơi đây vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc Màu chàm rất bền, ít phai do đó Tố Hữu đã mượn nghĩa của màu chàm bền chặt để chỉ tình cảm của con người cũng bền chặt thủy chung Cuộc chia tay giữa người ra đi với người ở lại trong câu thơ Tố Hữu cho ta hình dung một tình cảm lặng lẽ nhưng bình dị, thiết tha Đây là kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật vật để chỉ sự vật * Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh vận dụng các biện pháp tu từ từ vựng để phân tích những câu văn, câu thơ trong phần đọc - hiểu văn bản: Trong quá trình vận dụng các biện pháp tu từ vào phân tích đoạn thơ, bài thơ, trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đoạn thơ, bài thơ đó, sau đó xác định đúng biện pháp tu từ và nhận thấy được giá trị, ý nghĩa, hiệu quả, dụng ý diễn đạt thông qua phép tu từ mà tác giả sử dụng ở trong đoạn thơ, bài thơ đó Để hướng dẫn học sinh thực hiện tốt thao tác này, giáo viên cần nhớ và vận dụng các bước như sau: Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc các câu thơ, câu văn có chứa biện pháp tu từ 8 Bước 2: + Đặt câu hỏi phát vấn học sinh tìm những phép tu từ được sử dụng trong câu, đoạn thơ văn + Xác định từ ngữ có phép tu từ đó và gạch chân Bước 3: + Sử dụng câu hỏi yêu cầu học sinh chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn văn, thơ + Trong đó, phân tích kĩ biện pháp nào là hay, đặc sắc nhất, gợi nhiều ấn tượng, cảm xúc cho người đọc Bước 4: Đánh giá giá trị của các biện pháp tu từ được dùng trong văn bản (đem lại điều gì về mặt nhận thức, về tư tưởng, tình cảm, về cảm thụ cái hay, cái đẹp ) Ví dụ 1: Khi phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu, bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh (Ngữ văn - lớp 7) như sau: "Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục…cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh) Bước 1: - Hãy đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ ? Bước 2: - Khổ thơ sử dụng những phép tu từ nào, hãy chỉ rõ gạch chân các từ ngữ sử dụng các biện pháp tu từ? + Điệp ngữ: “Nghe” lặp lại 3 lần + Liệt kê: “Nghe xao động nắng trưa, Nghe bàn chân đỡ mỏi, Nghe gọi về tuổi thơ” 9 + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe xao động nắng trưa, Nghe bàn chân đỡ mỏi, Nghe gọi về tuổi thơ” Bước 3: * Việc sử dụng các biện pháp tu từ trên có tác dụng gì ? - Điệp ngữ cách quãng: “ nghe” lặp lại 3 lần ở đầu câu thơ liên tiếp thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương - Liệt kê + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Người chiến sĩ không chỉ nghe âm thanh tiếng gà bằng thính giác mà còn lắng nghe cảm nhận bằng thị giác, bằng cảm giác, cảm xúc của tâm hồn, bằng hồi ức Tiếng gà đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà, gia đình, quê hương Tiếng gà như sợi dây vô hình nối liền quá khứ với hiện tại * Việc sử dụng các biện pháp tu từ đó đã giúp em thấy điều gì trong suy nghĩ, tình cảm của anh chiến sĩ trong bài thơ? - Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình cảm làng quê thắm thiết sâu nặng, tình yêu quê hương đất nước của người lính Ví dụ 2: Bài thơ “ Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7, tập 1) Bước 1: Cho học sinh đọc kĩ bài thơ Bước 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ ? Gạch chân các từ ngữ sử dụng các biện pháp tu từ đó ? - Các biện pháp tu từ: So sánh “tiếng suối - tiếng hát”, điệp ngữ “Lồng, chưa ngủ” Bước 3: Cho biết tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong bài thơ ? - Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người - Điệp từ “lồng” với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn 10 diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc… - Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước Bước 4: Các biện pháp tu từ trên giúp người đọc cảm nhận được bức tranh và con người hiện lên qua bài thơ như thế nào? Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người Ví dụ 3: Khi dạy bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương (Ngữ văn 9 - tập 2), trong khổ thơ thứ hai có hai câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc hai câu thơ Bước 2: - Cho biết hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào, hãy chỉ rõ? + Điệp ngữ “ngày ngày” + Nhân hóa “Mặt trời đi qua thấy ” + Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: “mặt trời” trong câu thứ 2 - Tác giả dùng từ “mặt trời” trong câu 2 để chỉ ai? -> Tác giả dùng mặt trời để chỉ Bác Hồ, vị lãnh tụ của dân tộc Bước 3: Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ? - Điệp ngữ “Ngày ngày” gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng - sự vĩ đại của Bác - Tại sao tác giả lại ví Bác như mặt trời? 11 Vì nếu như “Mặt trời” của tự nhiên mang ánh sáng, mang sự sống đến cho nhân loại, vạn vật trên trái đất thì Bác cũng vậy, chính Bác là người soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm để đi tới tương lai độc lập, tự do Không chỉ vậy, nếu như mặt trời bất tử cùng thiên nhiên vũ trụ thì Bác Hồ cũng sẽ bất tử cùng non nước Việt Nam tươi đẹp Đặc biệt, phép nhân hóa “mặt trời đi qua thấy ” ta còn có cảm giác như mặt trời của tự nhiên cũng phải ngắm nhìn, chiêm ngưỡng mặt trời của dân tộc - chính là Bác Hồ kính yêu - Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ trên có nghĩa gì? Ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối dân tộc Việt Nam Bước 4: Việc sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên cho ta thấy tình cảm nào của tác giả cũng như của nhân dân đối với Bác? Vừa bộc lộ rõ niềm tự hào, niềm tin yêu thành kính vô bờ đối với Bác Hồ của nhà thơ nói riêng và nhân dân ta nói chung Qua việc áp dụng các biện pháp này vào hướng dẫn học sinh phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong thơ văn, ngoài việc cảm thụ văn học, các em còn có kĩ năng khai thác hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ được sử dụng trong trong tác phẩm; làm cho bài văn nghị luận sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh gía Riêng đối với học sinh khá - giỏi, ngoài 3 bước trên, có thể yêu cầu học sinh viết đoạn văn, hoặc bài văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ 4 Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Tóm lại, trong suốt quá trình vận dụng, khai thác các biện pháp tu từ vào dạy đọc - hiểu văn bản, chúng tôi đã hướng dẫn các em thực hiện từng 12 bước: phát hiện - phân tích - cảm thụ, nâng cao mở rộng Tôi nhận thấy các em chăm chú theo dõi, hào hứng phát biểu xây dựng bài; các em đã dễ dàng nhận biết, phát hiện chính xác các biện pháp tu từ, không còn hiện tượng nhầm lẫn giữa biện pháp ẩn dụ và hoán dụ Đặc biệt, các bài tập ứng dụng các em đều làm tốt, có sáng tạo theo cách cảm thụ riêng của mình và kết quả học tập đã được nâng cao Việc vận dụng phương pháp dạy học này cũng giúp giáo viên có thêm nguồn tư liệu bổ sung cho phương pháp, kĩ thuật dạy học, qua đó góp phần làm phong phú nội dung bài dạy, đáp ứng yêu cầu phương pháp dạy học bộ môn Sau đây là bảng so sánh chất lượng bộ môn Ngữ Văn sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Thời điểm Khối Tổn lớp g số học sinh Trước khi áp Chất lượng học sinh Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 7 104 8 7.7 11 10.5 50 48 30 29 5 4.8 9 90 2 2.2 5 5,6 51 56.7 30 33.3 2 2.2 7 104 30 28.8 23 22.1 40 38.4 11 10.7 0 0 9 90 11 12.2 32 35.6 41 45.6 6 6.6 0 0 dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến (tính đến tháng 3 năm 2018) Như vậy, chất lượng phần đọc - hiểu môn Ngữ văn có sự chuyển biến rõ rệt so với khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tỉ lệ học sinh khối 9 đạt từ trung bình trở lên tăng đạt 93,4%, tỉ lệ học sinh yếu giảm còn 6,6%, không có học sinh kém Tỉ lệ học sinh khối 7 đạt từ trung bình trở lên tăng đạt 89,3%, tỉ lệ học sinh yếu giảm còn 10,7%, không có học sinh kém 5 Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 13 Với sáng kiến này tôi đã áp dụng có hiệu quả tại khối lớp 9 và khối 7 trường Trung học cơ sở Thị Trấn và có thể áp dụng phù hợp với các khối 6,8 cũng như với các đơn vị trường trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Đường có chung thực trạng 6 Các thông tin cần được bảo mật: (không) 7 Kiến nghị, đề xuất 7.1 Đối với Phòng Giáo dục Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn Có kế hoạch nâng dần đầu tư kinh phí để các trường trong toàn huyện có kinh phí nâng cấp máy móc, hoàn thiện thiết bị theo hướng hiện đại hóa 7.2 Đối với nhà trường Nên có những điều kiện cần thiết để hỗ trợ giáo viên trong các giờ dạy như: trong thư viện của nhà trường cần có những tài liệu liên quan đến các bộ môn nói chung Vì đó là những tư liệu cần thiết giúp cho giáo viên chủ động về nội dung và phương pháp giảng dạy Đồng thời cũng cần trang bị thêm cho mỗi lớp học những phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, đèn chiếu, đài, băng, đĩa để giáo viên chủ động thực hiện thường xuyên, học sẽ sinh động và hứng thú hơn 7.3 Đối với giáo viên Giáo viên cần đọc kỹ tác phẩm, sưu tầm những tài liệu liên quan Mỗi năm học phải tìm cho mình nhiều biện pháp mới, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ hiểu biết và tiếp cận tri thức mới để vận dụng trong dạy học đạt kết quả cao Ngoài ra giáo viên nên sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại như giáo án điện tử, đèn chiếu, băng, đĩa phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện đại và tạo ra hứng thú cho học sinh trong từng giờ dạy 8 Tài liệu đính kèm: Không 14 Trên đây là nội dung, hiệu quả về “Phương pháp sử dụng một số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc - hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 trường THCS Thị Trấn” do chúng tôi thực hiện tại trường Trung học cơ sở Thị Trấn” năm học 20172018, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để việc sử dụng các biện pháp tu từ vào đọc - hiểu văn bản lớp 7 và lớp 9 nói riêng và môn Ngữ văn nói chung ngày càng đạt hiệu quả cao XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Lê Thị Bích Thủy Trần Thị Mỹ Phượng 15 ... dụng số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc hiểu văn lớp lớp Để sử dụng thành công số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc - hiểu văn lớp lớp giáo viên cần có biện pháp sau: * Biện pháp 1: Hướng dẫn học... học sinh dạy Tài liệu đính kèm: Không 14 Trên nội dung, hiệu ? ?Phương pháp sử dụng số biện pháp tu từ vào tiết dạy đọc - hiểu văn lớp lớp trường THCS Thị Trấn? ?? thực trường Trung học sở Thị Trấn? ??... đoạn văn, đoạn thơ Những kiến thức trình bày sáng kiến có nội dung biện pháp tu từ văn lớp 7, lớp việc hướng dẫn bước cụ thể để phân tích biện pháp tu từ 3.2.2 Biện pháp sử dụng số biện pháp tu từ