1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu

90 20 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế nhận diện thương hiệu
Trường học Trường Cao đẳng Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thiết kế thời trang
Thể loại Tài liệu giảng dạy
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,74 MB

Cấu trúc

  • Chương I: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU (7)
    • I. Hệ thống nhận diện thương hiệu (7)
      • 1. Khái niệm (7)
        • 1.1. Hệ thống nhận diện thương hiệu (7)
        • 1.2. Thương hi ệ u (8)
      • 2. Các thuật ngữ liên quan đến thương hiệu (9)
    • II. Sự cần thiết của hệ thống nhận diện thương hiệu (12)
    • III. Xây dựng ý tưởng và tìm hiểu cấu trúc thương hiệu (15)
      • 1. Xây dựng ý tưởng (15)
        • 1.1. Khái niệm (15)
        • 1.2. Xây dựng ý tưở ng thương hiệ u (16)
        • 1.3. Hệ thống ý tưởng thương hiệu (18)
      • 2. Cấu trúc thương hiệu (19)
        • 2.1. Khái niệm về cấu trúc thương hiệu (19)
        • 2.2. Tầm quan trọng của cấu trúc thương hiệu (20)
    • IV. Quá trình thiết kế thương hiệu (21)
      • 1. Xây dựng thương hiệ u (21)
        • 1.1. Các yếu tố quan trọng xây dựng thương hiệu (0)
        • 1.2. Sự khác nhau giữa thương hiệu vã nhãn hiệu hàng hóa (0)
        • 1.3. Tại sao phải xây dựng thương hiệu mạnh (26)
        • 1.4. Cách thức xây dựng thương hiệu cơ bản nhất (28)
      • 2. Quy trình thiết kế thương hiệu (34)
        • 2.1. Quy trình thiết kế thương hiệu (34)
        • 2.2. Tri ển khai thương hiệ u (37)
      • 3. Truyền thông thương hiệu (38)
        • 3.1. Quảng cáo (39)
        • 3.2. Xúc tiến thương mại (Promotion) (41)
        • 3.3. Quan hệ cộng đồng (43)
  • CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU LOGO (45)
    • I. Khái niệ m Logo (45)
      • 1. Khái niệm Logo (45)
      • 2. Phân biệt Logo và biểu tượng (46)
    • II. Lịch sử thiết kế Logo (47)
    • III. Phân loại của Logo (55)
      • 1. Logo dạng biểu tượng (55)
      • 2. Logo dạng chữ (57)
      • 3. Logo lồng ghép giữa chữ và biểu tượng chữ (57)
      • 4. Logo dạng huy hiệu (58)
      • 5. Logo mang hình ả nh c ủ a linh v ậ t (59)
      • 6. Logo chữ viết tắt (59)
    • VI. Đặc trưng của Logo (60)
  • CHƯƠNG III: QUY TRÌNH THIẾT KẾ LOGO (63)
    • I. Nghiên cứu thông tin về thiết kế Logo (63)
    • II. Phác thảo ý tưởng (64)
    • III. Phát triể n thi ế t k ế Logo (64)
      • 1. Thiết kế Logo trên máy (64)
      • 2. Thuyết trình ý tưởng Logo (65)
    • IV. Chọn Logo (69)
    • V. Quy chuẩn màu sắc (70)
      • 1. Chọn màu sắc (70)
      • 2. Các yế u t ố phong th ủy màu sắ c (71)
        • 2.1. Mệnh kim (72)
        • 2.2. Mệnh thủy (73)
        • 2.3. Mệnh mộc (73)
        • 2.4. Mệnh hỏa (74)
        • 2.5. Mệnh thổ (75)
    • VI. Hoàn chỉnh Logo (0)
  • CHƯƠNG IV: Ứ NG D Ụ NG LOGO TRÊN Ấ N PH ẨM VĂN PHÒNG (78)
    • I. Danh thiếp (Namecart) (78)
      • 1. Màu sắc (78)
      • 2. Phông chữ (79)
      • 3. Hình dạng (79)
      • 4. Chất liệu sử dụng (80)
      • 5. K ỹ thu ậ t (80)
      • 6. Quy cách thiết kế danh thiếp (81)
    • II. Tiêu đề thư (Letterhead) (82)
      • 1. Sử dụng tiêu đề thư (83)
      • 2. Vai trò chủ yếu của tiêu đề thư trong thư tín thương mại (83)
        • 2.1. Vai trò cơ bản của tiêu đề thư (83)
        • 2.2. Tài liệu hợp pháp (83)
        • 2.3. Thể hiện sự chuyên nghiệp (83)
        • 2.4. Tiêu đề thư là một nhân viên bán hàng (84)
        • 2.5. Thuy ế t ph ục khách hàng (84)
        • 2.6. Công cụ Maketing (0)
    • III. Phong thư (Envelope) (85)
      • 1. Các loại phong thư (85)
      • 2. Loại giấy làm phong thư (86)
      • 3. Kích thước tiêu chuẩn quốc tế của phong thư (86)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

Hệ thống nhận diện thương hiệu

1.1 H ệ th ố ng nh ậ n di ện thương hiệ u

Hệ thống nhận diện thương hiệu là một tập hợp thống nhất các thông tin, dấu hiệu đặc trưng của thương hiệu được thể hiện theo một số cách thức và tiêu chí nhất định đã được đặt ra nhằm truyền đạt tới khách hàng mục tiêu và công chúng thông điệp của tổ chức

Hệ thống nhận diện thương hiệu phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc văn hóa riêng Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một hệ thống nhận diện thương hiệu là tính đại chúng

Hệ thống nhận diện của một thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng như: Logo công ty, khẩu hiệu, danh thiếp, phong bì, túi xách, bao bì, nhãn mác, biển báo, băng rôn quảng cáo, các mẫu quảng cáo trên Media, các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo (tờ rơi, Poster, Catalog, dây cờ, áo, mũ…); các phương tiện vận tải; bảng hiệu công ty; các loại ấn phẩm văn phòng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và các hình thức quảng cáo, sự kiện khác…

Hình 1 1 B ộ nh ậ n di ện thương hiệ u c ủ a Vinrec

Hệ thống nhận diện thương hiệu chính là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu trong cuộc sống hàng ngày Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô của doanh nghiệp lớn, tính chuyên nghiệp cao của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng Ngoài ra, đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ việc bổ sung trong bộ nhận diện thương hiệu là cung cách phục vụkhách hàng, thái độ phục vụkhách hàng, quy trình làm việc khoa học bài bản mang đậm bản sắc văn hoá của doanh nghiệp đó

Những khái niệm gần đây nhất đều cho rằng thương hiệu là một tập hợp các dấu hiệu nhận biết, các mối quan hệ, các trải nghiệm tiêu dùng và vì vậy hầu như mỗi quan điểm có một định nghĩa khác nhau về thương hiệu

Quan điểm thương hiệu theo góc độ pháp lý “được coi là nhãn hiệu hay thương hiệu là các danh từ có thể phân biệt rõ rệt các danh hiệu, biểu ngữ, dấu in, con niêm, tem nhãn, hình nổi, chữ, số, giấy phong bì, cùng các tiêu biểu khác, dùng để phân biệt sản phẩm hay thương phẩm”

Hình 1 2 B ộ nh ậ n di ện thương hiệ u m ẫ u

Quan điểm thương hiệu dưới góc độ Maketing:

- Thương hiệu là cảm xúc thật của một người (khách hàng và công chúng) về sản phẩm, dịch vụ hay công ty

- Thương hiệu cũng có thể coi là những nỗ lực của một công ty xây dựng thành công “giá trị đặc biệt” làm hài lòng, tạo nên được “giá trị cảm xúc” của khách hàng

2 Các thuật ngữliên quan đến thương hiệu

+ Nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau

+ Thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” sử dụng khác nhau, dưới góc độ pháp lý sử dụng nhãn hiệu, dưới góc độ quản trị doanh nghiệp dùng thuật ngữthương hiệu + Do đó, theo quy định của pháp luật, nhãn hiệu là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, “thương hiệu” được tạo nên qua quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp, giúp khẳng định sức cạnh tranh và giá trị của doanh nghiệp trên thị trường

THƯƠNG HIỆU Đặc tính thương hiệu

+ Đặc tính thương hiệu là tập hợp các yếu tố về nhận dạng và cảm nhận ấn tượng về một thương hiệu Nó được thể hiện thông qua: truyền thông, giao tiếp và biểu tượng

Truyền thông: Sản phẩm mang thương hiệu, trưng bày, cơ sở vật chất, các thông điệp truyền thông

Giao tiếp: Hành vi ứng xử trong các mối quan hệ, quan hệ cộng đồng, xử lí tình huống bất định của thịtrường

Biểu tượng: Hệ thống nhận diện, hình ảnh cảm nhận

+ Các khía cạnh tạo nên đặc tính thương hiệu

Thương hiệu như một sản phẩm: các thuộc tính của sản phẩm luôn là bộ phận quan trọng cấu thành nên đặc tính của một thương hiệu, bởi đây là những yếu tố cơ bản liên quan trực tiếp đến quyết định chọn nhãn hiệu và đánh giá chất lượng của khách hàng

Thương hiệu như một tổ chức: khía cạnh thương hiệu với tư cách là một tổ chức tập trung vào đặc tính của tổ chức hơn là vào sản phẩm hay dịch vụ của họ Các đặc tính của một tổ chức có thể là sự đổi mới, dẫn đầu về chất lượng hoặc là bảo vệ môi trường Những đặc tính này có thể được làm nổi bật thông qua các nhân viên, văn hóa kinh doanh và các chương trình truyền thông của công ty

Thương hiệu như một con người (cá tính thương hiệu): cũng giống như một con người, thương hiệu cũng có thể cảm nhận với các cá tính như: tính vượt trội, tính cạnh tranh, độc đáo, ấn tượng, tin cậy, hài hước, hóm hỉnh, năng động, cầu kỳ hay trẻ trung hoặc trí tuệ

Thương hiệu như một biểu tượng: Một biểu tượng ấn tượng và sâu sắc có thể làm biểu tượng dễ dàng được gợi nhớ và chấp nhận Bất kì cái gì đại diện cho một thương hiệu đều có thể là một biểu tượng, thậm chí có thể bao gồm các chương trình

Giá trị thương hiệu là giá trị có ý nghĩa về mặt tài chính mà khách hàng sẵn sàng chi trả khi mua một thương hiệu hay một phần của thương hiệu như sản phẩm của thương hiệu, dịch vụ của thương hiệu Với doanh nghiệp, giá trị thương hiệu là sự đảm bảo các dòng thu nhập của doanh nghiệp

Ví dụ giá trị thương hiệu nổi bật của Starbucks Trong nhiều năm, Starbucks đã cố gắng mang tới nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, như cung cấp dịch vụ Wifi, tăng không gian sáng tạo, phục vụ các món uống mới và đưa âm nhạc vào quán cà phê…Starbucks trở thành sự lựa chọn thứ ba sau gia đình và công việc Mỗi cửa hàng khi đó như một câu lạc bộ thu nhỏ, mang bầu không khí thư giãn kiểu cá nhân hóa, khiến những người yêu thích cà phê cảm nhận được cá tính riêng của bản thân khi thưởng thức đồ uống tại Starbucks Kết quả, Starbucks là thương hiệu có giá trị là 44.503 triệu đô la Mỹ, đứng thứ 2 chỉ sau McDonald’s trong Top 10 giá trị thương hiệu thức ăn nhanh có giá trị nhất trên toàn thế giới vào năm 2018 (theo Statist)

Hình 1.4 Giá trị thương hiệ u

Sự cần thiết của hệ thống nhận diện thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu rất cần thiết cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả, là một trong những công cụ giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp Đây cũng là cách xây dựng niềm tin khách hàng dành cho doanh nghiệp một cách lâu dài, bền vững

Hiện nay, một số ít công ty suy nghĩ không cần có hệ thống nhận diện thương hiệu vẫn kinh doanh bình thường Tuy nhiên, khách hàng sẽ có những cảm nhận không tích cực về công ty và điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh

Theo một cách logic, những công ty đã hiểu sự cần thiết và đầu tư được hình ảnh nhận diện thương hiệu tốt, chuyên nghiệp thì phần lớn những công ty đó có sản phẩm và hoạt động kinh doanh tốt hơn so với đối thủ của họ Không có nghĩa là đầu tư xây dựng nhận diện thương hiệu đẹp thì “tự nhiên” sản phẩm sẽ tốt lên, mà sự đầu tư đó thể hiện tầm nhìn và sự hiểu biết của doanh nghiệp đó

Hơn nữa, việc phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu đa dạng sẽ giúp khách hàng ghi nhớ tốt hơn về thương hiệu, sản phẩm của công ty Giúp khách hàng nhận ra và nhớ đến khi cần

Hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ:

- Giúp người tiêu dùng nhận biết lựa chọn sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng Thông qua hệ thống hình ảnh nhận biết được thống nhất và đồng bộ giúp khách hàng cảm thấy an tâm Thông thường hệ thống nhận diện thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng những cảm nhận về mặt lý tính: như chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…và cảm tính: như sự chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp… tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm

Hình 1.7 Bộ nh ậ n di ện thương hiệ u c ủ a Sapon

- Thuận lợi hơn trong các thương vụ đối ngoại: Về các công tác đối ngoại, việc sỡ hữu một hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp góp phần mang hình ảnh công ty lên một tầm cao mới Giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc kêu gọi góp vốn, hay các ký kết làm đối tác chiếc lược hoặc kêu gọi đầu tư.

- Giảm thiểu chi phí Marketing: Với việc thành công tạo ra hệ thống nhận diện chuyên nghiệp, cũng như giúp hoạt động hiệu quả Việc sỡ hữu một thương hiệu có được niềm tin của khách hàng giúp cho các sản phẩm mới không mất nhiều thời gian, tiền bạc để làm các công tác truyền thông

Hình 1.8 Bộ nh ậ n di ện thương hiệ u one more caffee

- Thuận lợi cho chiến lược bán hàng: Nếu doanh nghiệp có một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt thì truyền thông sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả Từ chiến lược quảng bá sản phẩm, đồng phục, nhãn hiệu sản phẩm dịch vụ, không gian trưng bày,

.…Toàn bộ sẽ làm cho chiến lược mang sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng hiệu quả nhất Người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà doanh nghiệp mang đến cho họ

- Nâng tầm giá trị: Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ làm cho giá trị thương hiệu ngày càng được nâng cao thông qua sự gia tăng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp, nó làm cho giá trị thương hiệu phát triển một cách bền vững Từ đó đồng nghĩa với việc tạo nên niềm tin, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nâng cao và duy trì giá cổ phiếu Thương hiệu là giá trị tài sản lớn nhất của doanh nghiệp Thành công hay không của một thương hiệu, nó phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố và tạo dựng những giá trị

Trở thành niềm tự hào cho nhân viên: Nhân viên cảm thấy hạnh phúc, hãnh diện khi được làm việc trong công ty, doanh nghiệp nổi tiếng, còn là niềm mong muốn của nhiều người muốn được làm việc cho một thương hiệu có tiếng

- Tạo lợi thế cạnh tranh: Thương hiệu tốt tạo được thế mạnh dễ dàng thuyết phục các đối tác cũng như khách hàng Quan trọng là mở rộng khái niệm “chất lượng” sản phẩm, dịch vụ và áp dụng nó cho hình ảnh, thể hiện trên các phương tiện truyền thông cho sản phẩm, như quảng cáo, bao bì, biển hiệu, giấy tờ văn phòng hay thậm chí cả những ấn phẩm thông dụng như phiếu gửi hàng, tóm lại là tất cả những gì người tiêu dùng tiếp xúc

Hình 1.9 Bộ nh ậ n di ện thương hiệ u c ủ a B ả o M ộc Sâm

Xây dựng ý tưởng và tìm hiểu cấu trúc thương hiệu

1.1 Khái niệm Ý tưởng là một khái niệm về tinh thần, là ý định được tưởng tượng ra, mong muốn nó hình thành và phát triển theo chiều thuận trong tưong lai, là điều tưởng tượng về một giải pháp thường xuất hiện để giải quyết vấn đề nào đó

Hình 1.10 Ý tưở ng Ý tưởng thương hiệu (Brand) là một suy nghĩ, ý niệm, khái niệm, niềm tin về sản phẩm, dịch vụ hay giá trị, sứ mệnh mang lại cho khách hàng Ý tưởng Brand cô đọng tinh thần của Brand, giúp khách hàng và cả đội ngũ của doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt bản sắc thương hiệu Để xây dựng thành công thương hiệu cần một ý tưởng Brand thú vị, đơn giản, độc đáo, hứng thú, thúc đẩy và sinh lợi

1.2 Xây dựng ý tưởng thương hiệu

1.2.1 Xác định khách hàng mục tiêu

Việc quan trọng trong kinh doanh, làm Marketing thương hiệu đó chính là thu hút được khách hàng Do vậy, xác định khách hàng mục tiêu và xây dựng được

Personal khách hàng là đầu tiên trong việc xây dựng ý tưởng

Từ đó, có thể vẽ lên chân dung của từng nhóm đối tượng, hiểu rõ cái nhìn sâu sắc của từng người và đưa ra giải pháp, hình tượng phù hợp đáp ứng được yêu cầu của họ

Chính những giải pháp và hình tượng ý nghĩa chính đó có thể khơi nguồn ý tưởng tuyệt vời cho bộ nhận diện thương hiệu thành công

Hình 1.11 Xây dựng ý tưở ng

1.2.2 Xác định sứ mệnh thương hiệu Để có được thương hiệu mạnh, cần xác định được mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp mình Giống như một kim chỉ nam, không chỉ có tác dụng với đường lối phát triển của công ty mà còn là hình ảnh nhất quán của thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Chính sứ mệnh, mục tiêu thương hiệu sẽ là nòng cốt để kiến tạo nên những bộ nhận diện thương hiệu đồng bộ với nền móng vững chắc, truyền tải được 1 thông điệp thống nhất

Hình 1.12 Logo và slogan đạm cà mau

1.2.3 Tạo slogan và Logo tuyệt vời

Logo và slogan là yếu tố không thể thiếu, yếu tố đại diện cũng như dễ nhận biết nhất trong bộ nhận diện thương hiệu Vì chúng ở mọi nơi, mọi chỗ mà thương hiệu đến và xuất hiện

Do vậy, cần phải tạo ra được một Logo và slogan có ý nghĩa giá trị lớn Dựa trên chính cảm hứng từ slogan và Logo đó, những bộ phận còn lại của hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ được sáng tạo một cách bất ngờ, thống nhất và mạch lạc

1.2.4 Sáng tạo nội dung (Content)

Content là quan trọng nhất trong Marketing, có tới 80% khách hàng được hỏi nói rằng chính quyền lực, sự hấp dẫn của Content khiến họ bị lôi cuốn và yêu mến một thương hiệu Content có chất lượng tốt tạo ra lượng tương tác cao Đặc biệt với những Content được thay đổi hình thức truyền đạt thông tin

Trong mọi loại Content, Content hình ảnh luôn chiếm được thế thượng phong Hãy hình ảnh hóa mọi thông điệp trong bộ nhận diện thương hiệu Không chỉ đạt được mục tiêu truyền thông mà còn tạo ra được những cách tiếp cận sáng tạo, tạo nên sự thành công cho thương hiệu Vì hình ảnh muôn màu muôn trạng nơi thương hiệu thật sự khác biệt

1.2.5 Phối hợp các kênh truyền thông

Xây dựng thương hiệu là một quá trình không ngừng nghỉ Do vậy, thương hiệu cần trưởng thành và hoàn thiện ở mọi góc độ

Kết hợp các kênh truyền thông Online và Offline để giúp thương hiệu tiếp xúc với khách hàng ở mọi nơi Lúc đó hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ phát huy tác dụng tối đa và chứng minh được hiệu quả của mình

Trải qua thời gian, hệ thống nhận diện được kiểm tra toàn diện và có thể đưa ra những sự đổi mới giúp thương hiệu nổi bật hơn

1.2.6 Giao tiếp thường xuyên với khách hàng

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng là yếu tố quan trọng cho một thương hiệu thành công Hãy tạo mối liên kết con người với khách hàng Không một ai muốn nói chuyện với một hình nộm, một con người ảo, họ muốn nói chuyện với người thật

Do vậy khi xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, cũng có nghĩa là xây dựng bộ mặt cho thương hiêu, hãy thực hóa nó Trao cho nó một bộ mặt con người thật sự mang một tính cách con người Đó là sự tôn trọng với khách hàng

Thương hiệu cần tiếp xúc với khách hàng theo cách tương tác hai chiều Hãy chứng mình được lời hứa giá trị ở tầm nhìn sứ mệnh và tạo niềm tin, sự gần gũi ở những điểm tiếp xúc

1.2.7 Sứ giả lớn nhất của thương hiệu

Sứ giả lớn nhất của thương hiệu không phải những đại sứ thương hiệu, những diễn viên ca sỹ nổi tiếng hay những người tư vấn quan điểm (KOL) trên mạng xã hội mà đó chính là những nhân viên của doanh nghiệp Hãy cho toàn bộ nhân viên thấy họ chính là những sứ giả tuyệt vời của thương hiệu

1 3 Hệ thống ý tưởng thương hiệu

Quá trình thiết kế thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình tạo lập nhận thức thông hệ thống chiến dịch, chiến thuật Nhằm mục tiêu cuối cùng là tạo dựng chất riêng, chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường

Hình 1.1 6 Xây dựng thương hiệ u

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình tạo dựng danh tiếng, uy tín Tạo thương hiệu cho sản phẩm hay dịch vụ luôn cần thời gian và tiền bạc Một kế hoạch xây dựng thương hiệu cần thực thi bởi đội ngũ con người có chuyên môn về phân tích thị trường, Marketing Cùng với đó là sự phối hợp của mạng lưới kênh truyền thông tiếp thị

Kênh tiếp thị ở đây có thể bao gồm cả phương thức Marketing truyền thống

(quảng cáo truyền hình, tờ rơi, tổ chức các buổi Event lớn) và Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) Trong đó áp dụng Digital Marketing đang là xu hướng tiếp thị lĩnh xướng trong vài năm gần đây

1.1 Các yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu ( Branding)

Bốn thành tố cơ bản trong xâydựng thương hiệu bao gồm triết lý vàthông điệp, sự nhận diện thương hiệu, nền tảng vững chắc trên thế giới mạng và cuối cùng là đưa thông điệp thấm nhuần mọi bộ phận của doanh nghiệp

1.1.1 Triết lý và thông điệp

Triết lý và thông điệp mỗi doanh nghiệp tạo dựng cần phải đảm bảo tính nhất quán, mạnh mẽ và cụ thể Có như vậy khách hàng mới có thể định vị doanh nghiệp là ai, vì sao họphảichọnlựasảnphẩmdịchvụ của doanh nghiệp

Khi thiết lập thành tố này, doanh nghiệp cần cho mọi người thấy rõ đặc trưng của thương hiệu, điểm khác biệt của doanh nghiệp so với những đối thủ cạnh tranh khác

Hình 1.1 7 Tri ết lý và thông điệ p

Triết lý và thông điệp mỗi doanh nghiệp tạo dựng cần phải đảm bảo tính nhất quán, mạnh mẽ và cụ thể Khi tạo dựng Tagline (một thông điệp ngắn nhưng đầy mạnh mẽ), hãy cho khách hàng cảm nhận được nhiệt huyết và tinh thần của doanh nghiệp Mặc dù không phải là một phần bắt buộc nhưng Tagline lại giống như lực đẩy tăng tốc độ lan tỏacủathông điệpchính.

1.1.2 Đầu tư cho bộ phận nhận diện thương hiệu

Khi đã sở hữu một triết lý và thông điệp rõ ràng, tiếp đến triển khai chúng sang một hình thái mới

Cụ thể ở đây là phần hình ảnh để nhận diện thương hiệu trong đó phần Logo cần đóng vai trò trọng tâm Logo giữ nhiệm vụ chính trong việc truyền tải thông điệp thông qua hình ảnh Khâu thiết kế Logo phải thực hiện theo quy trình tối ưu từ hình ảnh, phông chữ, màu sắc theo đúng tính chất mà thương hiệu hướng đến Sau khi đã tạo lập xong Logo, hãy tạo thêm Brand Guidelines (hướng dẫn thương hiệu) để đảm bảo tính toàn vẹn cho Logo

Hình 1.1 8 Logo của công ty bánh Bread

Logo thương hiệu sẽ xuất hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp sau này Khi nhắc đến thương hiệu nào đó thì phần hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu khách hàng chắc chắn là Logo Vậy nên, quy trình thiết kế và phân phối Logo đến cáchoạtđộng,dịchvụ của doanh nghiệpcầnđặcbiệtchútrọng.

1.1.3 Nền tảng cơ sở vững chắc trên Internet

Trước sự bùng nổ của hệ thống mạng Internet, mỗi doanh nghiệp cần tạo dựng một cơ sở vững vàng trên thế giới mạng Website sẽ đóng vai trò như một trụ sở của doanh nghiệp trên mạng Internet

Hình 1.1 9 Thiết kế trên máy

Từ mạng Website, sản phẩm và nội dung thông tin doanh nghiệp có khả năng tiếp cận hàng triệu khách hàng Đây cũng được xem như cứ địa để doanh nghiệp triển khai các chương trình bán hàng, giới thiệu mặt hàng dịch vụ mới

1.1.4 Đưa nền tảng thương hiệu thấm nhuần mọi bộ phận trong doanh nghiệp Đừng chỉ chăm chăm gia tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu từ bên ngoài mà quên đi việc phổ cập trong chính doanh nghiệp Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng mọi bộphận,nhânviêncầnthấmnhuầntriết lýcủathươnghiệu.

Hình 1 20 Tuyên truyền thương hiệ u Đưa nền tảng thương hiệu thấm nhuần mọi bộ phận trong doanh nghiệp Chính đội ngũ nhân viên sẽ là người thể hiện và truyền tải tính chất của thương hiệu thông qua mọi hoạt động của doanh nghiệp Từ khâu tư vấn khách hàng cho đến chăm sóc khách hàng, chất riêng của thếthương hiệu luôn cần thể hiện rõ.

1.2 Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa

Hình 1.2 1 Xây dựng thương hiệ u

Thương hiệu giống như giá trị vô hình mà doanh nghiệp tạo dựng được sau cả một quá trình dài hoạt động Lâu nay rất nhiều người trong chúng ta vẫn hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa Tuy nhiên, nếu xét chi tiết về tất cả các khía cạnh thì nhãn hiệu và thương hiệu rất khác biệt nhau

Bảng 1.1 Bảng so sánh giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Tiêu chí so sánh Nhãn hiệu Thương hiệu

Tính pháp lý Được bảo hộ bản quyền Không thuộc đối tượng được bảo hộ bản quyền

Tínhtrường tồn Tồn tại ngắn hạn, dễ thay đổi Tồn tại lâudài

Tính hữu hình Có thể nhận biết qua thị giác

Không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng thông qua cảm nhận

Về mặt giá trị Có thể định giá Rất khó định giá

Chỉ cần làm thủ tục đăng ký Đòi hỏi một quá trình xây dựng trong thời gian dài

Tóm lại, nhãn hiệu giống như một thực thể có thể quan sát bằng mắt thường giúp khách hàng nhận diện phần nào thương hiệu Ngược lại, thương hiệu lại giống như giá trị vô hình mà doanh nghiệp tạo dựng được sau cả một quá trình dài hoạt động

GIỚI THIỆU LOGO

Khái niệ m Logo

Logo là từ viết tắt của Logotype là một dấu hiệu đồ họa thường được sử dụng như hình ảnh đại diện cho một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Logo có thể ở dạng biểu tượng, hay dạng chữ, hoặc kết hợp giữa chữ và biểu tượng

Hình 2.1 Logo c ủa hãng máy bay Việ t Nam Airlines

Hình 2 2 Logo c ủa nướ c ng ọ t Fanta

Khái quát, Logo là một dấu hiệu đặc biệt của một công ty, cá nhân, chủ đề, doanh nghiệp hay thậm chí một ý tưởng Trong một số hướng dẫn, người ta có thể sử dụng khá nhiều thuật ngữ để thay thế cho Logo như Signature, Brandmark, Wordmarks, khi tất cả đều có chức năng là một biểu tượng đại diện cho thương hiệu

Trong quyển hình thái Nghệ Thuật (Art Forms) của tác giả Dyane và Sarah Preble xuất bản năm 1994 có định nghĩa: Logo là những dấu hiệu, kí hiệu dựa trên hình dạng của chữ có chức năng thông tin, truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ đồ họa nhằm truyền đạt, biểu thị một đối tượng một ý niệm nào.

Khái niệm “Logo” được lấy từ từ Hy Lạp “Logos”, có nghĩa là “từ” (“word”) Vì thế khi thiết kế một Logo, thực tế là viết ra một “từ” bằng hình ảnh và “từ” đó sẽ được dùng để khách hàng nhận diện doanh nghiệp hay thương hiệu với các doanh nghiệp, thương hiệu khác

Do đó, Logo là một tín hiệu thị giác hay là cách tạo hình nên tên một công ty, một tổ chức với những thuộc tính đặc trưng nhất, một hình ảnh tinh lọc đơn giản nhất để dễ nhận biết về một đơn vị, một cơ quan, một tổ chức xã hội nào đó.

Logo là một trong những khía cạnh của thương hiệu hay kinh doanh Chúng được tạo dáng, có màu, phông chữ và những hình ảnh tạo ra sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh Logo được tạo ra như một phương tiện để xác định (nhận diện) một tổ chức, là một kiểu mẫu thiết kế thương hiệu, nhằm nhận diện thương hiệu nhanh, một ấn tượng về sự tin tưởng, sự ngưỡng mộ, sự trung thành cho thương hiệu và ẩn chứa một ý nghĩa.

Một phải nói lên được đặc điểm của thương hiệu, đó là công việc của nó Hãy xem Logo của Mc Donald – Nó không phải là miếng bánh rẻ nhất, nhưng mọi người đều biết chữ “M” có nghĩa là một chiếc hambuger rẻ va nhanh nhất Đôi khi Logo không chi đơn giản là những chữ cái hoặc hình vẽ mà chúng còn là một thực thể không thể tách rời trong việc liên tưởng đến thương hiệu

Ngoài ra, Logo cần đươc thể hiện trên nhiều chất liệu và các kích thước khác nhau Ứng dụng của Logo là rất phong phú: từ bao bì nhãn mác đến giấy tờ văn phòng từ áp phích quảng cáo đến túi xách

2 Phân biệt Logo và biểu tượng

Logo là tín hiệu tạo hình thẩm mỹ có cấu trúc hoàn chỉnh chứa đựng một lượng thông tin hàm súc biểu đạt lực năng hoạt động của công ty, một tổ chức, một hoạt động (như một cuộc thi, một phong trào ) hay một ban nhóm

Logo còn được gọi là biểu trưng

Biểu tượng là một giai đoạn trong quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan Ở giai đoạn nhận thức này, con người dùng một đối tượng (hình ảnh) này để thay thế (tượng trưng) cho một vật (hay hiện tượng) khác phức tạp hơn

Phần hình ảnh trong Logo là các biểu trưng, tượng trưng cho các sản phẩm hoặc đặc tính, hoặc cá tính của sản phẩm, thương hiệu Yêu cầu của các hình này là dễ nhận biết, dễ nhớ, gây ấn tượng với người xem

Hình 2.5 Logo áo cá sấu và nướ c ng ọ t Red Bull

Phần chữ trên Logo: Chữ trên Logo chúng thường là tên của thương hiệu được viết cách điệu

Nếu kết hợp với hình ảnh, chữ trên Logo cần sử dụng Format phù hợp để cùng với phần hình ảnh, tạo nên một dấu hiệu nhận biết phù hợp với doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp chọn phương án chỉ dùng chữ cho Logo của mình

Khi thiết kế Logo, các chuyên gia đồ họa hình ảnh sẽ cố gắng giới thiệu tối đa giá trị của công ty trên phương diện hình ảnh

Khi nhà thiết kếtìm ra một ý tưởng hình ảnh phù hợp với mong muốn, họ sẽ phối hợp font chữ, màu sắc, kích cỡ, sắp đặt hình ảnh sao cho có thể truyền tải hết ý đồ tới khách hàng

Một vài hình ảnh đòi hỏi sự mềm mại, trong khi một vài hình ảnh khác lại cần đến sự khỏe khoắn

Ví dụ, Logo các sản phẩm dành cho trẻ em khi thiết kế màu sắc và đường nét nhẹ nhàng chứ không phải là những góc cạnh mạnh mẽ.

Lịch sử thiết kế Logo

Logo được xuất hiện từ lâu với nhưng hình thức sơ khai từ khi bắt đầu có trao đổi vật dụng giữa các bộ lạc

Khởi nguồn của mẫu Logo có từ khi những chiếc bình gốm đầu tiên xuất hiện, với những nét vẽ được đánh dấu riêng trên đất sét mềm để xác định người làm ra sản phẩm gốm đó

Có thể nói, lịch sử kí hiệu tồn tại song hành với lịch sử loài người Những kí hiệu, biểu tượng đầu tiên xuất hiện trên vách đá hang động Tuy nhiên, những kí hiệu này chỉ được xem như là những chữ kí của những cá thể và nhóm người nhỏ Các kí hiệu này chỉ xoay quanh nhu cầu giao tiếp cơ bản giữa con người hay miêu tả những sinh hoạt diễn ra hàng ngày.

Một trong những kí hiệu đầu tiên, có thể kể đến, chính là biểu tượng hình tròn Những vòng tròn xuất hiện ở tất cả quốc gia, trước cả tất cả khi các nền văn hóa được bắt đầu, là biểu tượng của sự vĩnh cửu, của mặt trời Các kí hiệu mang tính biểu tượng khác có thể kể đến là hình vuông và hình chữ thập Trong khi hình chữ thập được xem như là biểu tượng của tôn giáo thì hình vuông là biểu tượng cho trái đất Những kí hiệu đầu tiên này thể hiện nỗ lực được giao tiếp và nhu cầu trao đổi thông tin của những con người đầu tiên thông qua hiệu quả thị giác Phương tiện giao tiếp ở đây không sử dụng lời nói mà sử dụng hình tượng bằng hình ảnh đại diện Vì lời nói và điều bộ không thể lưu giữ được theo thời gian và có thể hiểu sai so với hình ảnh đại diện Khoảng năm 3100 trước công nguyên, người Ai Cập cổ đại bắt đầu giới thiệu hệ thống kí hiệu tượng hình của họ, đây cũng là một trong những hình thức trao đổi, giao tiếp thông tin đầu tiên Những người chăn bò vẽ những kí hiệu tượng trưng cho hình con bò của mình nhằm xác định chủ quyền đối với tài sản là những con bò của họ Những người thương lái sống gần sông, có thể vẽ những đường gợn sóng để diễn tả nước: phương thức này giúp cho mọi người có thể dễ dàng hiểu công việc của anh ta là gì và làm sao để tìm thấy anh ta

Từ năm 2125 đến 1991 trước công nguyên, hệ thống lưới đã bắt đầu xuất hiện trong các thiết kế của người Ai

Cập cổ.Sự phát triển này là một yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế

Logo, bởi nó đảm bảo rằng những người thiết kế có thể duy trì được tỉ lệ hiệu quả, và đảm bảo rằng khi thiết kế lại sẽ không có sự sai lệch nào (xem hình 2.8)

Khi nhu cầu xã hội phát triển và phổ biến rộng rãi dưới thời đế chế, phong kiến, các vương quyền, lãnh chúa và các tổ chức xã hội đưa ra một hình ảnh biểu trưng cho quyền lực của mình là hình thức như quốc huy hiện nay

Thương hiệu đầu tiên có thể được tính đến trong lịch sử loài người là chữ kí trên mảnh gốm niên đại khoảng 4000 trước công nguyên được tìm thấy vào năm 1921 bởi đoàn khảo cổ học Thụy Điển Một ví dụ khác về thương hiệu là đức vua Nebuchadnezzar, thời Babylon, từng viên gạch trong công trình xây dựng cung điện

Ai Cập cổ đều được đánh dấu tên ông Đến thời Hy Lạp, những kí hiệu mang tính nhận diện cũng xuất hiện hầu như khá nhiều sản phẩm, từ tẩu thuốc, đá hoa cương, kính, sản phẩm đồng, kim loại quý, thậm chí trên cả những ổ bánh mì

Những viên gạch ở thời Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại đã thấy xuất hiện hình khắc tên của nhà vua đương thời Gạch thời La Mã còn có cả thông tin về nhà sản xuất, nơi sản xuất và nơi ứng dụng Việc sử dụng kí hiệu làm phương thức nhận diện còn được xuất hiện rộng rãi ở các nhà kho, vật trang trí và vũ khí Các kí hiệu ở thời kỳ này đa phần là những đường thẳng hoặc các tổ hợp kí tự trong vòng bao (thường là hình tròn) Theo thời gian, các ký hiệu này trở thành một dạng Icon biểu trưng Tuy nhiên, những

Hình 2.8 H ệ th ống lướ i c ủa ngườ i Ai C ậ p c ổ kí hiệu này chỉ được hiểu bởi những nhóm người nhỏ Giao thương thời kì này chỉ quẩn quanh trong vài bước chân, chứ chưa được trải rộng ra những vùng lân cận

Ký hiệu thương mại ở giai đoạn này chưa thể được gọi là marketing, khi người bán chưa cần thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của họ, cạnh tranh cũng chưa phát triển ở giai đoạn này Đến khi những chuyến tàu buôn mang sản phẩm đến những vùng đất mới khác thì nhận diện bắt đầu phát triển mạnh mẽ

Thời gian vềsau, khi văn hóa Tây phương bắt đầu phát triển mạnh, những kí hiệu này dần chuyển thành dạng kí tự Lí tự Phonenician được người Hy Lạp phát triển khoảng năm 800 trước công nguyên là những kí hiệu có bao gồm một hay nhiều kí tự Những kí hiệu này đại diện cho những kí tự đầu tiên về một con người hoặc một địa điểm và thuật ngữ Logo được sử dụng đầu tiên ở Hy Lạp Rất nhiều đồng tiền của Hy Lạp và La Mã sử dụng Logo có hình ảnh khắc họa của người cầm quyền trong bang tộc Ở Mesopotamia, cái nôi của thương mại, rất nhiều thương nhân bắt đầu dùng các kí hiệu để đánh dấu cho sản phẩm của họ, bởi vì họ tự hào với sản phẩm của mình Những nhà làm gốm đánh dấu trên chai lọ, những nhà thợ nề đánh dấu trên những viên gạch của họ Người làm bánh nhấn những dấu tay cái vào ngay giữa phần bột để đánh dấu sản phẩm của mình

Dân số bùng phát vào thời kì Trung Cổ khiến kí hiệu càng được củng cố với vai trò là một chữ ký Xã hội đương thời chưa có chữ viết hoàn chỉnh nên hệ thống kiến thức còn khá bí mật Những người thợ xây dựng, thường đánh dấu bằng những kí tự đặc biệt khi họ xây dựng đền đài cung tháp Bằng những hình chữ thập, những kí hiệu này vẫn còn mang tính tượng hình hơn là ký tự

Vào thời Trung Cổ, những kí hiệu đại diện cho những thương hiệu được bảo chứng bắt đầu xuất hiện, từ những sản phẩm trang trí đến ứng dụng hàng ngày Đặc biệt, vào thời bùng phát của bệnh dịch hạch, cần có những sản phẩm được phân loại và đánh dấu bằng kí hiệu riêng

Trước cửa nhà một số địa chủ lớn, họ có thể treo những huy hiệu hoàng tộc để thể hiện quyền lực và mối liên hệ với hoàng gia Trong thời kì này, những huy hiệu như vậy cũng bắt đầu được sử dụng như biểu trưng trong tôn giáo và cả thương mại Vào thế kỉ XIII, những ký tự đơn giản đã bắt đầu phát triển thành thương hiệu cho các thương gia Những Logo được thiết kếđầu tiên bắt đầu xuất hiện một cách chính thức từ những nhà thợ xây, nhà kim hoàn và nhà làm giấy

Năm 1457: phát minh máy in được xem là một bước ngoặc đánh dấu thời kỳ mới trong nền công nghiệp thiết kế Tuy nhiên, những cuốn sách in đầu tiên vẫn chưa được xem trọng bằng sách viết tay nên chưa bắt dầu xuất hiện ý thức sở hữu cho sản phẩm thời kì này Cho đến khi nhu cầu về sách in ngày càng phát triển thì mọi diễn biến bắt đầu đảo ngược Vào năm 1480, Nicola Jenson và Giovani da Colonia giới thiệu biểu tượng đại diện cho các máy in thời kỳ đầu gồm một đường tròn và hình chữ thập, tượng trưng cho trái đất và đức tin

Phân loại của Logo

- Logo lồng ghép giữa chữ và biểu tượng chữ

- Logo mang hình ảnh của linh vật

Là dấu hiệu tượng trưng cho doanh nghiệp, sử dụng hình ảnh để giới thiệu lĩnh vực kinh doanh của công ty Logo hình “boomerang” của Nike là một ví dụ, đó là một dấu hiệu thị giác hoàn toàn, không có sự hiện diện nào của tên thương hiệu, song vẫn đại diện cho thương hiệu

Hình 2.15 Logo bi ểu tượ ng Đối với symbolmark quan trọng nhất là phải tìm ra một mô típ để thiết kế, mượn một ẩn dụ và một kí hiệu nào đó để nói lên bản chất của đối tượng Điều này đòi hỏi phải có trí tưởng tượng kết hợp cùng kiến thức rộng, cách tư duy với những suy nghĩ tiềm tàng, những liên tưởng sắc sảo

Ví dụ công ty về thời trang chọn mô típ là quần áo, đầm váy, veston Công ty về hàng hải chọn mô típ là con tàu hay là biển để thể hiện Logo của hãng dầu Shell (xem hình

2.16), hình cong con sò ẩn dụ về nguồn năng lượng thiên nhiên cổ xưa và vĩnh cửu, nguồn gốc dầu mỏ là do động thực vật sau những biến động của trái đất bị vùi sau dưới các tảng địa chất, bị phân hủy bởi các khuẩn môi trường yếm khí mà ra sự liên tưởng về các lớp trầm tích của vỏ đất, nơi khai thác ra dầu mỏ

Những Logo có hình dáng lấy cảm hứng từ những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày sẽ đạt hiệu quả cao nhất Hình dáng, đường nét của Logo cũng rất quan trọng Nó có ảnh hưởng rất lớn tới thời gian mà Logo được nhận ra và ghi nhớ trong đầu khách hàng Với phong cách trừu tượng, dù Logo không miêu tả doanh nghiệp, thì Logo đơn giản súc tích cũng giúp người tiêu dùng nhớ về thương hiệu một cách dễ dàng hơn, những Logo quá trừu tượng thường không ấn tượng và rất dễ bị lãng quên

Một Logo đơn giản như chiếc xe ô tô trên mũi xe có biểu tượng hình ngôi sao 3 cánh, ngay lập tức ta có thể nhận ra đó là dòng xe sang trọng Mercedes-Benz hay thầy hình trái táo cắn dở là biết hàng của Apple

Hình 2 16 Logo c ủa hãng dầ u Shell

Là dấu hiệu biểu trưng của doanh nghiệp, sử dụng hình thức nguyên dạng tên chữ để giới thiệu lĩnh vực kinh doanh của công ty Kiểu kết cấu Logo này có lịch sử rất lâu đời, từ thời kỳ của các kiểu huy hiệu ở Châu Âu

Các chuyên gia thiết kế cho rằng, Logo có tên hoặc một phần tên của công ty dễ được nhận ra nhất và chúng cũng được nhớ lâu nhất Đối với Logo chữ, phong cách thiết kế Logo dựa trên các ký tự của thương hiệu Cách sử dụng các kiểu chữ và nghệ thuật chữ, kết hợp tên công ty hoặc tên thương hiệu thành một kiểu xử lý Font chữ theo phong cách độc đáo, trình bày nguyên dạng tên chữ của biểu tượng hay giản ước tên chữ thành một tổ hợp chữ cái, hình thức tổ chức các chữ cái hoặc dùng chữ cái đầu của tên công ty, tổ chức Thường tạo cho mẫu chữ một dáng vẻ đặc biệt gợi những liên tưởng sâu xa về tính chất công ty, đơn vị mà nó đại diện Kiểu Font chữcũng có thể bao gồm chữ vẽ tay, chữ hoặc biểu tượng

Ví dụ Logo của hãng CocaCola là người tiên phong cho loại hình Logo này, Logo của Microsoft, Sony, Cannon sử dụng các kiểu chữ được viết cách điệu trông rất ấn tượng

Logo của công ty Sanyo, bằng mấy nét nhấn ở đầu chữ “N” trong hàng chữ SANYO giúp tiềm ẩn một năng lực nội Ở Việt Nam, công ty Biti’s có một Logo tuyệt vời ở tầm quốc tế

3 Logo lồng ghép giữa chữvà biểu tượng chữ

Là dấu hiệu biểu trưng của doanh nghiệp, sử dụng một hình ảnh và một dấu hiệu được thể hiện trên các ký tự, được thiết kế đặc biệt với một số cách thể hiện đồ họa nhất định Một hướng tiếp cận hiện đại hơn với việc thiết kế mẫu Logo là chỉ sử dụng thiết kế độc đáo cho các mẫu chữ cái của tên thương hiệu để thể hiện chính thương hiệu:

- Logo mang tính giản ước rõ rệt

- Bố cục thường dễ đạt hiệu quả

- Hình ảnh phải được cách điệu cao

Ví dụ như Pepsi Cola, hình dáng chiếc nắp chai được cách điệu thành một hình tròn đỏ - xanh với sọc trắng, hình làn sóng nằm giữa, liên tưởng đến sự ngọt ngào, cảm giác thoải mái, thú vị tận hưởng

Con người thông thường ưa thích tiếp nhận thông tin qua mắt hơn, thích tiếp nhận hình ảnh hơn con chữ Nhiều công ty có tên dài rất khó nhớ, những công ty này phải thiết kế một Logo thực sự hấp dẫn và dễ nhớ đễ thu hút được khách hàng nhớ tới công ty

Hình 2.18 Logo l ồng ghép giữ a ch ữ và biểu tượ ng ch ữ

Logo dạng huy hiệu rất phổ biến ở các hãng sản xuất xe hơi như BMW, Volkswagen Với dạng hình tròn hoặc hình elip, Logo kiểu này mang đến những thiết kế đa dạng trên nhiều chất liệu từ giấy, vải, kim loại, mà vẫn đảm bảo những đường nét đẹp mắt, tính hoàn mĩ và ấn tượng

Ngoài ra, Logo của các hãng BMW, Volkswagen còn được liệt vào dạng Logo lồng ghép giữa chữ và biểu tượng như loại thứ 3 vừa kể trên

Hình 2.19 Logo d ạ ng huy hi ệ u

5 Logo mang hình ảnh của linh vật

Hình ảnh linh vật như người, cây cối, động vật, cũng là một dạng Logo rất ấn tượng

Có thể nhìn thấy dạng Logo này trong các sản phẩm của công ty WWF có hình gấu trúc màu đen và trắng

Với thiết kế gợi hình, có ý nghĩa sâu sắc và được nhiều người biết đến nên giúp họ dễ dàng ghi nhớ và liên tưởng đến sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp

Hình 2 20 Logo mang hình ả nh c ủ a linh v ậ t

Đặc trưng của Logo

Sự khác biệt có những dấu hiệu đặc biệt gây ấn tượng thị giác mạnh, dễ phân biệt Đây là chức năng quan trọng của Logo, giúp phân biệt thương hiệu hay sản phẩm với thương hiệu hay sản phẩm cạnh tranh Sự khác biệt cũng làm cho thương hiệu dễ đi vào tâm trí của khách hàng hơn Để tạo sự khác biệt, có thể các nhà thiết thường tránh những hình cơ bản, được dùng nhiều Tính khác biệt cao cũng làm tăng khả năng được pháp luật bảo hộ

Hình 2.2 2 Logo c ủ a adidas Đơn giản, dễ nhớ: tạo khảnăng dễ chấp nhận, dễ suy diễn Trong vài chục giây quan sát, người xem có thể hình dung lại đường nét biểu trưng trong trí nhớ Trong bối cảnh nhiều sản phẩm cạnh tranh cùng được khuếch trương trên các phương tiện thông tin đại chúng, Logo của thương hiệu sẽ không được khách hàng biết đến nếu nó phức tạp và khó nhớ, dù là bằng tên gọi, ký hiệu hay chữ viết Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng thế giới đều sử dụng những dấu hiệu thương hiệu rất đơn giản Kodak sử dụng chữK được viết cách điệu, McDonald sử dụng chữM hình cánh cổng màu vàng, Nike sử dụng nét phết, IBM sử dụng tên thượng hiệu viết cách điệu Hầu như những dấu hiệu thương hiệu này chỉ sử dụng 1 hoặc 2 màu cơ bản như màu vàng của Kodak, McDonanld, màu xanh da trời của IBM, hay màu đỏ của Coca Cola

Dễ thích nghi có khả năng thích nghi trong các thị trường thuộc khu vực khác nhau, các nền văn hoá hay ngôn ngữ khác nhau Trên thực tế, khách hàng ở các nước khác nhau, có nền văn hoá khác nhau và ngôn ngữ khác nhau thường có cách hiểu khác nhau đối với các hình ảnh hay ký hiệu Do đó các biểu trưng thương mại quốc tế ít dùng hình ảnh mang ý nghĩa sẵn có theo một nền văn hoá hay ngôn ngữ nào mà sử dụng những hình ảnh mới rồi gắn chúng với các liên tưởng về sản phẩm

Có ý nghĩa biểu thị được những nét đặc trưng cho sản phẩm hay các chủ đề liên quan Thực tế là những Logo có ý nghĩa tự thân về sản phẩm lại thường không tạo nên cảm giác khác biệt Hơn nữa, sản phẩm ngày nay thường quá phức tạp khiến tên gọi hay hình ảnh có ý nghĩa thì lại khó khác biệt, dễ nhớ và đảm bảo tính tượng trưng Cho nên trong thực tế tính ý nghĩa này thường được tạo ra qua các liên tưởng về thương hiệu hơn là tự thân thương hiệu

Hình dáng, các doanh nghiệp thường coi trọng hình dạng giản dị, dễ đọc vì biểu trưng phức tạp thường khó nhận biết

Có thể kết hợp ký hiệu với tên thương hiệu Khá nhiều doanh nghiệp chọn một ký hiệu đặc thù kết hợp với tên thương hiệu để tạo thành Logo Khi thương hiệu đã trở nên nổi tiếng, ký hiệu có thểđứng độc lập để tạo nên sự nhận biết vềthương hiệu Tuy nhiên, những tác giả như Al Ries và Laura Ries (1998) và Alycia Perry (2003) cho rằng ký hiệu thường chỉ có tác dụng khi nó đi cùng tên thương hiệu trong Logo Những thương hiệu mà bản thân ký hiệu có thể đứng một mình đại diện cho thương hiệu như Nike hoặc Mercedes là rất hiếm và thường chỉ có ở những thương hiệu xuất hiện từ rất sớm, khi số lượng trên thị trường là rất nhỏ

Cách khác để tạo ra ấn tượng là dùng kiểu chữ đặc thù của tên thương hiệu Đây là hình thức cách điệu tên thương hiệu bằng cách sử dụng kiểu chữ đặc thù bao gồm việc sử dụng phông chữ, chữ hoa Chữ thường, thay đổi độ đậm nhạt hoặc cách viết cách điệu Khi thiết kế Logo theo cách này, doanh nghiệp có thể sử dụng thiết kế đặc thù của tên thương hiệu đầy đủ hoặc viết tắt

Màu sắc cũng có xu hướng đơn giản, dễ dàng được nhận thấy và ghi nhớ Các nhà thiết kế có thể ưu tiên vẽ màu trắng và đen trước khi tô màu

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II

Câu 1: Có bao nhiêu loại Logo, nêu ý nghĩa của từng loại

Câu 2: Thiết kế trên giấy A4 sáu loại Logo cho một doanh nghiệp tùy ỳ

Câu 3: Tìm kiếm thông tin, Logo các đối thủ cạnh tranh theo sản phẩm của doanh nghiệp đã thiết kế ở câu 2.

QUY TRÌNH THIẾT KẾ LOGO

Nghiên cứu thông tin về thiết kế Logo

Để thiết kế được một Logo hoàn hảo việc đầu tiên là người thiết kế phải tìm kiếm thông tin, đây là bước quan trọng trong quá trình thiết kế Logo Để việc tìm kiếm thông tin hiệu quả thì cần tìm kiếm đầy đủ thông tin về dịch vụ, sản phẩm, tham khảo yêu cầu của khách hàng hoặc ý tưởng của khách hàng muốn hướng tới, lắng nghe sự diễn giải từ phía khách hàng để hiểu rõ yêu cầu đặt ra, hỏi khách hàng những câu hỏi cần thiết cho việc thiết kế để chắc rằng đã thật sự lấy hết thông tin từ phía khách hàng Phải tìm hiểu thật kỹ thông tin để người thiết kế biết khách hàng đang muốn gì, để truyền đạt đúng ý tưởng và mong muốn của khách hàng qua Logo Vậy phải tìm hiểu thật kỹ những thông tin cần thiết

H ình 3.1 Nghiên cứu thông tin

Ngoài ra, phải nghiên cứu các doanh nghiệp cùng ngành Việc nghiên cứu các doanh nghiệp cùng ngành thật sự rất hữu ích, những thông tin nghiên cứu được sẽ cho người thiết kế biết được doanh nghiệp cùng ngành họ sử dụng hình dáng, cách thể hiện thông điệp, màu sắc của những ngành đó ưu tiên màu gì Những Logo của doanh nghiệp cùng ngành có ưu, nhược điểm gì Từ những thông tin nghiên cứu được của các doanh nghiệp cùng ngành sẽ giúp người thiết kế có những quyết định sáng suốt trong việc thiết kế Logo.

Phác thảo ý tưởng

Sau khi có được những thông tin cần thiết, tiếp theo sẽ là bước quan trọng nhất là phác thảo ý tưởng

Quá trình phác thảo ý tưởng nên thiết kế 4-5 phương án để khách hàng dễ dàng lựa chọn và phải nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố cơ bản như: phông chữ, màu sắc, biểu tượng, hình ảnh đặc biệt, các yếu tố phong thủy … phù hợp nhất mà khách hàng muốn sử dụng cũng như các doanh nghiệp cùng ngành đang sử dụng

Phác thảo ý tưởng và thực hiện trên giấy, đây là việc quan trọng vì khi người thiết kế khác họa lên giấy sẽ dễ dàng hình dung được sản phẩm như thế nào, điểm nào chưa hoàn hảo, điểm nào cần phải chỉnh sửa và sáng tạo thêm, việc phác thảo trên giấy sẽ giúp giải quyết được những vấn đề trên, tránh được việc chỉnh sửa nhiều khi thực hiện sản phẩm Logo trên máy

Hình 3 2 Phác thảo ý tưở ng

Phát triể n thi ế t k ế Logo

1 Thiết kế Logo trên máy

Phác thảo mẫu trên giấy hoàn thiện, người thiết kế bắt đầu triển khai và thực hiện bản thiết kế trên máy tính, việc thiết kế trên máy tính vô cùng quan trọng nó giúp cho sản phẩm Logo giống với thực tế Việc thiết kế Logo trên máy tính, người thiết kế có thể biến đổi Logo đó dưới nhiều hình dạng kiểu dáng và màu sắc khác nhau Nó sẽ giúp cho người thiết kế gửi đến cho khách hàng nhiều bản khác nhau với cùng một nội dung để khách hàng có nhiều sự lựa chọn

Việc thiết kế và triển khai ý tưởng trên máy giúp cho người thiết kế dễ dàng lưu giữ thông tin và gửi những thông tin cần thiết cho khách hàng lựa chọn Hiện nay công nghệ thông tin phát triển, việc thiết kế đồ họa các sản phẩm Logo trên máy tính dưới dạng 3D, khách hàng có thể hình dung ra sản phẩm Logo thương hiệu giống với khi hoàn thành đến 85%, vì vậy mà triển khai thiết kế trên máy tính là một trong những bước dành nhiều thời gian nhất

Người thiết kếnên thiết kế Logo thật đơn giản vì sẽ giúp nhười nhìn dễ ghi nhớ và nhận diện thương hiệu của công ty nhanh hơn

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, việc khách hàng nhận biết nhanh về sản phẩm qua Logo, đó là thành công lớn nhất của người thiết kế Logo mà cũng chính là lợi ích mà Logo mang lại Nhiều thương hiệu nổi tiếng như Logo quả táo, khách hàng chỉ cần nhìn Logo biết ngay của hãng apple, hay các hãng xe ô tô cũng vậy Qua những Logo đó khách hàng phân biệt được thương hiệu của công ty với công ty đối thủ cạnh tranh Mỗi một Logo sẽ có điểm đặc biệt riêng giúp khách hàng nhận diện và lựa chọn sản phẩm qua Logo Để không phải mua nhầm những sản phẩm của thương hiệu khác

Logo cần độc đáo, đơn giản mà phải sâu sắc, ý nghĩa Màu sắc Logo rất quan trọng, người thiết kế phải hiểu được quy luật, ý nghĩa của màu sắc để thể hiện vào

Logo Sử dụng màu sắc phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và tính cách của doanh nghiệp Mỗi lĩnh vực đều có ý nghĩa màu sắc riêng Một số màu sắc được coi là lựa chọn chuyên nghiệp Nó phù hợp trong lĩnh vực này nhưng lại không phù hợp trong lĩnh vực khác

Tạo ra một thiết kế Logo có kích thước đạt tiêu chuẩn không thay đổi biến dạng khi thu nhỏ hay in ấn

Lựa chọn font chữ, việc lựa chọn font chữ rất quan trọng, người thiết kế Logo hiểu biết về font chữ, lựa chọn đúng font chữ cho Logo mình thiết kếthì ý nghĩa cũng như sự hài hòa của chữ sẽ hòa quyện vào nhau, tùy vào Logo, ngành nghề chọn kiểu font chữ cho phù hợp

Mỗi mẫu thiết kế Logo là một tác phẩm mà ý tưởng sáng tạo được gửi gắm trong đó Để giúp quá trình thuyết phục khách hàng lựa chọn Logo, người thiết kế phải chuẩn bị bài thuyết trình ý tưởng Logo giúp doanh nghiệp hiểu được ý nghĩa của tác phẩm

Thuyết trình ý tưởng Logo thường bao gồm việc phân tích ý nghĩa Logo, chỉ ra nguồn gốc sáng tạo, chỉ ra quá trình phát triển từ trực quan đến trừu tượng hóa

Nên đưa Logo vào các ứng dụng thực tế khác nhau, ví dụ như namecard, ấn phẩm quảng cáo, biểu bảng, … để phát huy hiệu quả của Logo một cách cao nhất Ý nghĩa của Logo Mercedes

Trong hơn một thế kỷ ngôi sao ba cánh của Mercedes được bao vây bởi 1 quỹ đạo tròn đem lại độ tin cậy, hiệu suất hạng nhất và kỹ thuật mang tính đột phá Ba điểm của ngôi sao đứng cho sự thống trị của Mercedes trên đất, không khí và nước biển, trong tất cả ba môi trường Mẫu thiết kế Logo này đã được đăng ký thương hiệu và trở thành biểu tượng cho xe ô tô Mrecedes Các biểu tượng được đưa vào một vòng tròn với ngôi sao nhỏ 3 cánh gắn trên mui “Mercedes” vào năm 1916

Màu sắc liên quan nhất với biểu tượng Mercedes-Benz là bạc và đen Cả hai đều có ưu thế vượt trội và thanh lịch, cũng như sức mạnh và sự hoàn hảo Tuy nhiên, hai màu sắc cũng có ý nghĩa riêng của nó Bạc thường mô tả sự sáng tạo, tinh tế, thanh lịch, và công nghệ cao, trong khi màu đen có xu hướng trở nên sang trọng, tinh khiết, toàn vẹn Và đây là những đặc điểm chính xác mà nhà sản xuất muốn được biết đến Mỗi một Logo của các thương hiệu đều có một câu chuyện và ý nghĩa, đối với Logo ngôi sao 3 cánh của Mercedes thì nó tượng trưng cho ước mơ cháy bỏng đưa sản phẩm thống trị khắp mọi nơi từ không gian, mặt đất và dưới biển Nó tượng trưng cho sự khát khao vươn lên và ước mơ chinh phục và dám thử thách của Mercedes

Mercedes là tên một cô gái

Trước đó không lâu, một thương gia người Áo thành đạt tên Emil Jellinek đến thăm cơ sở sản xuất Daimler – Motoren – Gesellschaft và bày tỏ thái độ thán phục bằng cách mua 23 chiếc xe để phục vụ cho giải đua “Tour de Nice”

Tất cả số xe này đều mang tên cô con gái cưng nhà Jellinek là Mercedes, và đã giành chiến thắng Emil Jellinek tiếp tục mua thêm 36 chiếc xe nữa với điều kiện được thành lập các đại lý bán hàng tại một số nước, đồng thời Daimler cũng chấp nhận cho Emil Jellinek lấy tên Mercedes đặt cho 36 chiếc xe như một món quà nhân dịp sinh nhật lần thứ 10

Hình 3 4 Emil Jellinek và cô con gái mang tên Mercedes

Theo tiếng Tây Ban Nha, Mercedes có nghĩa là vẻ yêu kiều, duyên dáng và không hiểu do tài kinh doanh của Emil Jellinek hay do cái tên Mercedes gợi cho người mua hàng nhiều điều may mắn, chỉ trong một thời gian ngắn, 36 chiếc xe đã được bán sạch Rất nhạy bén, Daimler Motoren phát hiện tính thương mại trong cái tên đó và đề nghị Emil Jellinek cho phép đặt tên Mercedes cho tất cả các sản phẩm.

Quá trình hướng tới “ngôi sao 3 cánh”

Năm 1916, Logo của Daimler – Motoren – Gesellschaft được thiết kế lại, bổ sung thêm 4 ngôi sao nhỏ và dòng chữ Mercedes, tất cả đặt trong một hình tròn và 4 ngôi sao nhỏ nằm trên 4 tiếp tuyến của một hình tròn khác Năm 1923, Logo này chính thức được đăng ký bản quyền thương mại Tuy nhiên, tài liệu về ý nghĩa của Logo, về việc đặt 4 ngôi sao nhỏ chia đều thành các góc 40 độ gần như không còn Trên thực tế,

Logo này chỉ tồn tại được 3 năm, trước khi Daimler – Motoren – Gesellschaft và Benz&Cie sáp nhập

Chọn Logo

Sau khi trình bày ý tưởng thì người thiết kế sẽ nhận lại những lời nhận xét từ phía khách hàng, với những nhận xét đó sẽ giúp Logo được hoàn thiệt hơn Ý kiến của khách hàng có thể khen hoặc chê Điều quan trọng là khách hàng có rất nhiều ý kiến, người thiết kế phải tiếp nhận tất cả những ý kiến đó, chọn lọc những ý kiến phù hợp để chỉnh sửa sao cho hợp lý

Hình 3 7 Logo Trường cao đẳng công nghệ TP.HCM

Lưu ý, không phải ý kiến nào của khách hàng cũng phải chỉnh sửa theo, khi đàm phán với khách hàng, những góp ý không hợp lý cần giải thích để làm sáng tỏ vấn đề ngay với khách hàng để tạo được sự tương đồng giữa nhà thiết kế với khách hàng, cuối cùng là hoàn thiện được sản phẩm Logo hoàn hảo

Hình 3 8 Logo T ập đoàn dệ t may Vi ệ t Nam

Quy chuẩn màu sắc

Chọn màu sắc hợp lý cho Logo có thể cải thiện nhận thức về thương hiệu của khách hàng và gợi lên những ấn tượng phù hợp, từ đó góp phần nâng cao nguồn khách hàng cho doanh nghiệp Khi thiết kế Logo càng ít màu càng tốt, trong thực tế có những Logo rất nhiều màu sắc nhưng vẫn hiệu quả vì chúng được kết hợp một cách khéo léo để tạo nên một ấn tượng đặc biệt nào đó.

Cần phải cân nhắc việc tạo màu cho Logo trên các chất liệu khác nhau Logo nhiều màu có thể thật tuyệt nhưng sẽ phải tính đến việc chi phí để in trên giấy Nó cũng không tốt trên các chất liệu chỉ cho phép thể hiện một hoặc hai màu Như Logo có thể xuất hiện trên bảng hiệu, quảng cáo, tài liệu, phương tiện chuyên chở và bao bì, chú ý một số loại sẽ bị hạn chế về màu sắc

Khi thiết kế Logo nên chọn một, hai hoặc ba màu, không dùng quá 3 màu trừ khi thấy thật cần thiết Với Logo thương hiệu, nên lựa chọn một màu sắc cụ thể đóng vai trò là màu sắc riêng biệt chủ đạo cho Logo và hình ảnh nhãn hiệu của mình Tính riêng biệt này sẽ ăn sâu vào tâm trí từ thế hệ khách hàng này đến thế hệ khách hàng khác, nổi bật với các nhãn hiệu cạnh tranh khác và rất dễ đẩy mạnh vị thế của các thương hiệu dẫn đầu trên thị trường

Màu sắc nâng cao nhận thức trong thiết kế nhãn hiệu và đóng vai trò lớn trong các lựa chọn mua sắm của khách hàng, nó cũng gợi mở trí nhớ và khích lệ cảm xúc Các nhà nghiên cứu marketing đã chỉ ra rằng hơn 80% thông tin trực quan có liên quan đến màu sắc Nói cách khác, những thông tin được truyền tải bằng màu sắc cung cấp cho người dùng một số lợi ích hữu dụng Tác dụng của những màu sắc riêng biệt dùng để nhận diện sản phẩm có thể thấy ở mọi nơi, từ dược phẩm đến thiết bị công nghiệp

Các màu sắc lôi cuốn khách hàng mục tiêu và có khá nhiều yếu tố khác nhau tác động Cùng với thời gian, sản phẩm phải được khách hàng chấp nhận nên khi chọn màu biểu tượng cho sản phẩm đòi hỏi phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại trong con mắt khách hàng

Xét về mặt cốt lõi của hình ảnh nhãn hiệu, nó gửi đi một thông điệp then chốt về sản phẩm hay dịch vụ của công ty, hoặc ở một góc độ nào đó, nó tạo ra sự khác biệt giữa các nhãn hiệu cạnh tranh Mỗi một màu sắc đều mang trong mình một thông điệp riêng biệt

Màu sắc khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau, độ tuổi, giới tính và các yếu tố nhân khẩu học khác của các khách hàng Yếu tố thời trang hay xu hướng luôn thích hợp với các khách hàng trẻ tuổi, tùy từng khách hàng mục tiêu, yếu tố màu sắc có thay đổi cho thích hợp Ý nghĩa hay thông điệp của màu sắc Logo cần thích hợp với nhãn hiệu của doanh nghiệp Mỗi sản phẩm đều có mối liên hệ nhất định với màu sắc đó Nhất là những sản phẩm nổi tiếng thường được nhớ tới và nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu là màu sắc Người thiết kế Logo có thể chọn màu sắc tương hợp, tương sinh với triết lý âm dương ngũ hành

2 Các yếu tố phong thủy màu sắc

Với Phương Đông, phong thủy đóng một vai trò rất quan trọng, và màu sắc phong thủy là một nhân tố không thể thiếu Theo triết lý âm dương ngũ hành có 5 bản mệnh có những đặc tính phù hợp với những ngành nghề, màu sắc phong thủy khác nhau:

Kim như ngân hàng, tài chính – kế toán, công nghệ, văn phòng của chính quyền, kiến truc, …

Mộc: trường học, giáo dục, hoa, thời trang, du lịch, công chúng

Thủy: Dịch vụ dọn vệ sinh, tuyển dụng, chăm sóc sắc đẹp, y tế, trị liệu

Hỏa: Studio, nhà hàng, quán café, các cửa hàng bán lẻ, các công ty về thể thao Thổ: xây dựng, nhà hàng, khách sạn, bất động sản, các công ty liên quan đến nông nghiệp…

Hình 3 10 B ảng màu phong thủ y

Hình khối: tròn, hình cong, hay hình bán nguyệt

Màu sắc phù hợp: trắng, bạc (màu kim) hoặc màu vàng đất, màu cam ấm hoặc màu nâu trầm (màu của thổ –mệnh tương sinh).

Hình 3 11 Màu Logo m ệ nh kim Ý nghĩa:Với quan niệm về trời tròn đất vuông, đây là hình mẫu lý tưởng mang hình hài trái đất, mặt trăng, mặt trời,… nên được rất nhiều công ty sử dụng Hình tròn không điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc nên nó được tượng trưng cho sự hoàn hảo, hợp tác và thuần nhất

Hình khối: hình sóng nước, hình bất định (hình thủy) hoặc lựa chọn hình tương sinh mệnh thủy như hình tròn, hình oval, hình cong, hình bán nguyệt (hình kim)

Màu sắc phù hợp: xanh nước biển, xanh đậm, màu đen (màu thủy) hoặc lựa chọn màu sắc theo tương sinh với mệnh thủy như màu trắng, màu bạc (màu của mệnh kim)

Hình 3 12 Màu Logo m ệ nh th ủ y Ý nghĩa: Nước là khởi nguyên của trái đất và vũ trụ, thể hiện sự mềm mại và thân thiện, uyển chuyển và năng động Màu đen là màu của sự huyền bí, bất tận, say mê và có sức mạnh vô biên, trong khi đó màu màu xanh dương tượng trưng cho sự tươi mát, điềm tĩnh, hòa bình, là sắc màu tuyệt vời trong phong thủy

Hình khối: hình trụ, hình chữ nhật dài, hình cây xanh (hình mộc) hoặc lựa chọn theo tương sinh của mộc là thủy (sóng nước, hình bất định)

Màu sắc phù hợp: xanh lá cây, màu lục (màu mộc) hoặc lựa chọn theo hướng tương sinh với mệnh mộc là màu xanh nước biển, màu đen, màu xanh đậm (mệnh thủy) Ý nghĩa: Mầm cây đang vươn lên mạnh mẽ hay một cây đại thụ tỏa bóng mát và vững vàng trước bão táp là ý nghĩa của Logo mang mệnh mộc Bên cạnh đó màu xanh lá cây cũng là màu của sự sinh sôi nảy nở, sức khỏe dồi dào, sự đổi mới, năng lượng mớivà sự tái tạo.

Hình khối: hình tam giác, hình cánh buồm, hình tháp, hình mũi tên, hình sắc nhọn, hình ngọn lửa (hành hỏa) hoặc lựa chọn theo tương sinh mệnh hỏa là mệnh mộc (hình cây xanh, hình trụ, hình chữ nhật dài)

Hoàn chỉnh Logo

Ấn phẩm văn phòng là những dụng cụ vận dụng cần thiết cho công việc trong các văn phòng làm việc như bút, giấy, kẹp file (kẹp tài liệu), giất note, phong bì, namecard, letterhead, thẻ nhân viên, tài liệu hồ sơ Nhưng ngày nay các ấn phẩm văn phòngkhông còn đơn thuần là những công cụ phục vụ cho công việc văn phòng nữa mà nó còn là một phần trong việc quảng bá thương hiệu của mỗi doanh nghiệp công ty hay cá nhân người dùng những sản phẩm ấy

Các ấn phẩm này góp một phần khá qua trọng trong bộ nhận diện thương hiệu hay các chiến dịch truyền thông hình ảnh của mỗi doanh nghiệp công ty…

Thiết kế danh thiếp là phục vụ cho việc thông tin liên lạc, giao dịch được thông suốt, chính xác và tiện lợi

Ngoài ra, danh thiếp đẹp, màu sắc bắt mắt cũng gây ấn tượng ban đầu rất tốt cho người nhận

Những thông tin chi tiết quan trọng: dòng mô tả công việc là yếu tố không thể thiếu như: tên, chức danh ghi rõ chức vụ của người có tên trong danh thiếp, tên công ty, cửa hàng, các chi nhánh, số điện thoại trực tiếp cho dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và hậu mãi, địa chỉ Web và email Ghi rõ giờ phục vụ nếu doanh nghiệp hoạt động không theo giờ bình thường

Chọn một màu tốt có thể nói lên doanh nghiệp đó như thế nào, có năng động, cởi mở hay không Ví dụ có 2 chiếc danh thiếp khác nhau, một là của người làm về giải trí, một người làm về kinh doanh, trong khi danh thiếp của người làm về giải trí cần rất nhiều màu sắc, bắt mắt, có thông điệp rõ và có màu sắc ấn tượng, thì người làm về kinh doanh danh thiếp của họ cần ấn tượng độ “tin cậy và kiên nhẫn”

Ứ NG D Ụ NG LOGO TRÊN Ấ N PH ẨM VĂN PHÒNG

Danh thiếp (Namecart)

Thiết kế danh thiếp là phục vụ cho việc thông tin liên lạc, giao dịch được thông suốt, chính xác và tiện lợi

Ngoài ra, danh thiếp đẹp, màu sắc bắt mắt cũng gây ấn tượng ban đầu rất tốt cho người nhận

Những thông tin chi tiết quan trọng: dòng mô tả công việc là yếu tố không thể thiếu như: tên, chức danh ghi rõ chức vụ của người có tên trong danh thiếp, tên công ty, cửa hàng, các chi nhánh, số điện thoại trực tiếp cho dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và hậu mãi, địa chỉ Web và email Ghi rõ giờ phục vụ nếu doanh nghiệp hoạt động không theo giờ bình thường

Chọn một màu tốt có thể nói lên doanh nghiệp đó như thế nào, có năng động, cởi mở hay không Ví dụ có 2 chiếc danh thiếp khác nhau, một là của người làm về giải trí, một người làm về kinh doanh, trong khi danh thiếp của người làm về giải trí cần rất nhiều màu sắc, bắt mắt, có thông điệp rõ và có màu sắc ấn tượng, thì người làm về kinh doanh danh thiếp của họ cần ấn tượng độ “tin cậy và kiên nhẫn”

Hình 4.2 Mẫ u danh thi ếp có màu sắc đẹ p

Khi thiết kế chú ý đến các phông chữ có chân hay những phông chữ có đường nét nhỏ, vì có thể gây mất nét khi in ấn danh thiếp

Nên sử dụng phông chữ thông dụng, tuy nhiên khi sử dụng phông chữ thông dụng như Times New Roman hay Arial khiến cho những thiết kế đó đơn giản, giống những thiết kế khác Điều quan trọng nhất trong việc kiếm phông chữ phù hợp với chủ sở hữu danh thiếp, phù hợp với chủ đề Trong kinh doanh tốt nhất sử dụng có chân, trong lĩnh vực giải trí cần những đường nét chuyên nghiệp, thanh lịch nên chọn phông không chân

Khi thiết kế danh thiếp, đa số ngườithiết kế chọnhình dạng là hình chữ nhật nằm hoặc đứng, xã hội ngày càng phát triển, có thể thiết kế danh thiếp nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy vào khả năng sáng tạo của nhà thiết kế

Hình 4 4 M ẫ u danh thi ế p c ạnh tròn

Chất liệu sử dụng đa dạng từ giấy mỹ thuật (xem hình 4.5), giấy lụa, nhựa plastic (xem hình 4.6), chất liệu vải hay gỗ, ép kim họa tiết, dập nổi chìm…Ý tưởng để tạo nên một danh thiếp ấn tượng, sáng tạo, chuyên nghiệp

Hình 4.5 Giấy mỹ thuật Hình 4.6 Nhựa plastic

5 Kỹ thuật Để thực hiện một danh thiếp ấn tượng gồm những kỹ thuật sau:

Dập nổi: tạo hiệu ứng 3D cho các biểu tượng và chữ (xem hình 4.7)

Dán: Tạo những lớp layer khác trên danh thiếp

Khoét: Danh thiếp được đục lỗ hay khoét hình tượng bất kỳ (xem hình 4.8)

Một danh thiếp đẹp với màu sắc hài hòa, trình bày hợp lý luôn mang lại cho khách hàng một ấn tượng tốt, sự chu đáo trong công việc và thể hiện nhiều điểm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh Nếu được thiết kế đúng mức, danh thiếp sẽ phản ánh được phong cách làm việc của công ty như năng động nhiệt tình, chỉnh chu, sáng tạo Độc đáo và duy nhất, trong quá trình thiết kế không thể đòi hỏi danh thiếp của người thiết kế không có điểm gì giống với danh thiếp của người khác, nhưng cách trình bày và một vài họa tiết cũng đủ để tạo sự khác biệt

Hình 4.7 Kỹ thuật dập nổi Hình 4.8 Kỹ thuật khoét

6 Quy cách thiết kế danh thiếp

Thiết kế theo quy luật hướng nhìn của mắt, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Luật canh lề, nếu gióng hàng canh lề bên trái và bên phải, thể hiện các dòng text sẽ gọn gàng hơn và nhìn trông ấn tượng hơn bởi nó bám dọc theo canh lề, có thể thấy sự chắc chắn ở cạnh bên lề của danh thiếp

Hình 4.9 Danh thiếp dạng bo góc

Tránh đặt chữ gần với mép của danh thiếp, điều này không được khuyến khích vì rất khó để tập trung sự chú ý nếu đặt quá nhiều chi tiết gần lề của danh thiếp Trong in ấn điều này cũng không được khuyến khích do nó có thể gặp rủi ro khi cắt, vì thế khi canh lề của danh thiếp vào phía trong của nội dung ít nhất khoảng 5 mm Cách sắp xếp các đối tượng chữ thành nhóm, danh thiếp trông sẽ gọn gàng trật tự hơn

Luật lặp lại, đây chính là thủ thuật thị giác của người thiết kế để kiểm soát mắt người đọc nhằm duy trì sự chú ý của người đọc trên trang càng lâu càng tốt Sự lặp lại kiểu phông chữ đậm giúp đồng nhất được toàn bộ thiết kế Đây là cách dễ dàng nhất để cấu trúc chặt chẽ các thiết kế lại với nhau

Cách bố trí và sắp xếp thông tin:

- Sử dụng cả hai mặt của namecard

- Trình bày Logo, khẩu hiệu, màu sắc nhận diện

- Ghi đầy đủ thông tin liên lạc trong danh thiếp

- Trình bày các thông tin quan trọng dễ dàng nhìn thấy

- Kích thước thông dụng 90 x 55 mm, sử dụng kích thước cơ bản không sai, nhưng cũng có thể sáng tạo ra những ý tưởng mới tạo ra những danh thiếp có nhiều hình dạng khác nhau.

Tiêu đề thư (Letterhead)

Tiêu đề thư là phần thông tin trên tờ giấy thư, nó thường bao gồm tên địa chỉ, Logo, màu sắc thương hiệu của công ty, tên công ty, địa chỉ, thông tin liên lạc Một tiêu đề thư đạt chuẩn sẽ đóng vai trò như 1 nhận diện thương hiệu, khiến lá thư trở nên trang trọng và chuyên nghiệp hơn

Hình 4 10 Mẫu tiêu đề thư

Tiêu đề thư là một trong những yếu tố quan trọng để nhận dang doanh nghiệp, vì nó thường truyền tải thông tin hình ảnh doanh nghiệp với các đối tác qua các công văn, thư chào hàng, báo giá,…như là một lời chào và khẳng định tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp tới đối tác

Việc thiết kế letterhead sắp xếp kiểu dáng, màu sắc sẽ luôn đồng nhất với danh thiếp và phong thư cũng như kiểu dáng của Website công ty

Thể hiện nổi bật Logo của doanh nghiệp ở những vị trí hiệu quả nhất trên tiêu đề thư, tạo điểm nhấn cho tiêu đề thư

Khi chọn giấy cho tiêu đề thư nên chọn kiểu phù hợp với phong thư, phải kiểm tra nó có phù hợp với kích thước phong thư đang có hay không, nên kiểm tra cách gập tiêu đề thư lại khi đút vào phong thư.

1 Sử dụng tiêu đề thư

Nhiều người cho rằng chỉ những công ty lớn mới cần đến tiêu đề thư trong thư từ trao đổi công việc với đối tác Tuy nhiên thực tế là doanh nghiệp ở mọi quy mô, bất kể là cá nhân, nhỏ hay lớn đều cần sử dụng đến chúng

Tiêu đề thư được sử dụng rất linh hoạt cho nhiều mục đích khác nhau

- Ghi biên bản hay thông báo

- Gửi thông tin đến các đối tác kinh doanh

- Đệ trình các kiến nghị

Tiêu đề thư không chỉ được chú trọng sử dụng ở văn phòng mà còn được sử dụng cho mục đích cá nhân ngay tại nhà nhờ các công cụ tạo tiêu đề thư online

2 Vai trò chủ yếu của tiêu đề thư trong thư tín thương mại

2.1 Vai trò cơ bản của tiêu đề thư

Mỗi công ty đều có 1 tiêu đề thư riêng Chúng đóng 1 phần vai trò trong việc lan tỏa hình ảnh thương hiệu và giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau Thông thường, khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện được các thương hiệu nhờ Logo được gắn ở tiêu đề thư Đó chính là lý do vì sao chúng ta không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của tiêu đề thư Biết cách sắp xếp bố cục của tiêu đề thư và gắn Logo vào một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tạo được ấn tượng tích cực về hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng

Tiêu đề thư thường được sử dụng trong những tình huống trao đổi thông tin chính thức bởi nó được xem như 1 tài liệu hợp pháp của doanh nghiệp

2.3 Thể hiện sự chuyên nghiệp

Tiêu đề thư thể hiện thái độ trân trọng đối với các đối tác và khách hàng sẽ luôn cảm thấy hài lòng khi nhận được những bức thư thể hiện sự trang trọng từ công ty Việc sử dụng tiêu đề thư cho khách hàng thấy được doanh nghiệp ở mức độ chuyên nghiệp cao, giúp xác định và khẳng định thương hiệu của công ty trong mắt khách hàng

Hình 4 11 Mẫu tiêu đề thư của Tomplet

Một tiêu đề thư chuyên nghiệp sẽ thể hiện được khả năng và tiềm năng của công ty đó trong tương lai Nếu không có nó, lá thư trao đổi gửi cho khách hàng sẽ trở nên thật cụt ngủn và thiếu trang trọng, từ đó tạo cho khách hàng mối nghi ngờ về khả năng của công ty Đó cũng chính là lí do tại sao các doanh nghiệp lớn nhỏ đều đang cố gắng cá nhân hóa hình ảnh của mình đến khách hàng bằng tiêu đề thư

2.4 Tiêu đề thư là một nhân viên bán hàng

Không chỉ đại diện cho toàn bộ hình ảnh doanh nghiệp, tiêu đề thư còn giúp thúc đẩy và phát triển thương hiệu Mức độ ấn tượng bắt mắt của tiêu đề thư sẽ quyết định việc ngươi đọc có tiếp tục đọc nội dung lá thư hay không.

Thêm một lý do nữa lý giải tại sao tiêu đề thư lại không thể thiếu đối với bất kì doanh nghiệp nào: Một tiêu đề thư được thiết kế ấn tượng và khôn ngoan có thể giúp tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt khách hàng Như vậy, nếu tiêu đề thư đó đủ hấp dẫn, nó đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh của thương hiệu

Hình 4 12 Mẫu tiêu đề thư của Wplan

Tiêu đề thư đẹp sẽ tạo ấn tượng đầu tiên và rất quan trọng đối với khách hàng, bởi nó sẽ là thứ thuyết phục và khuyến khích khách hàng tiếp tục theo dõi và đọc toàn bộ nội dung thư Tiêu đề thư nên thể hiện những thông tin chi tiết nhất để khách hàng cảm thấy tin tưởng và hiểu sơ bộ về tầm nhìn của công ty Hơn nữa, mục đích của tiêu đề thư cũng chính là tạo cảm giác chính thống cho lá thư và khẳng định rằng nó được gửi từ một doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp

Tiêu đề thư cung cấp cho người xem (có thể sẽ là khách hàng trong tương lai) thông tin liên lạc cụ thể, chính xác để họ có thể trực tiếp liên hệ một cách dễ dàng Nói cách khác, tùy thuộc vào hình thức của tiêu đề thư, nó có thể trở thành 1 công cụ thu hút khách hàng tiềm năng từ đó giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp

Những điều cần chú ý khi thiết kế tiêu đề thư

- Kích thước: Nên để kích thước tiêu đề là 900 x 100 px

- Mẫu tiêu đề: Trong số rất nhiều lựa chọn về tiêu đề thư, hãy chọn loại tiêu đề có thể dễ dàng đặt ở căn giữa khổ giấy

- Độ phân giải: Độ phân giải nên đặt là 300 dpi

Phong thư (Envelope)

Phong thư là một bao bì phổ biến, thường làm bằng vật liệu chủ yếu là giấy, được thiết kế để chứa một đối tượng như một lá thư hoặc tài liệu,…

Phong thư ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán cho các doanh nghiệp

Phong thư không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà còn chứa đựng nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và quyết định hàng vi mua hàng của khách hàng

Phong thư đẹp là cách giới thiệu thương hiệu đến khách hàng một cách hiệu quả

Các kiểu phong thư điển hình thường phân biệt qua nắp đậy phong thư

- Nắp phong thư thương mại thường là cạnh nhọn, góc tròn nông

- Phong thư có nắp có hình chữ nhật cạnh tròn

- Phong thư vuông, hình chữ nhật với các cạnh thẳng và góc không tròn

- Phong thư bưu chính nắp hình tam giác với một góc nhọn hoặc hơi tròn

Phong thư truyền thống được làm từ các giấy thường là một trong ba hình dạng: hình thoi, hình gấp chéo hoặc hình cánh diều

2 Loại giấy làm phong thư

Thông thường sử dụng các loại giấy Offset trắng hoặc giấy Couche với các định lượng (định lượng càng cao giấy càng dầy) 70g/m 2 , 80g/m 2 , 100g/m 2 , 120g/m 2 và

150g/m 2 Một số loại giấy cao cấp, sang trọng như giấy Galgo, Kitsu với nhiều định lượng khác nhau và màu sắc đa dạng

3 Kích thước tiêu chuẩn quốc tế của phong thư

Bảng 4.1 Kích thước các kiểu phong thư theo tiêu chuẩn quốc tế

STT Kiểu phong thư Kích thước (mm) Khổ giấy

Hình 4.1 4 K ích thước tiêu chuẩ n qu ố c t ế

Có rất nhiều loại phong thư với kích thước và hình dáng khác nhau (phong thư nhỏ, vừa, lớn) Thông thường ở Việt Nam có 3 loại phong thư phổ biến phong thư A4, phong thư A5, phong thư A6 Tùy theo kích thước của vật dụng sẽ chứa trong đó mà có thể chọn phong thư có kích thước phù hợp hoặc thiết kế nhiều loại để sử dụng nhiều mục đích khác nhau

Phong thư A6: chiều dài 22 cm, chiều cao 12 cm và nắp khoảng từ 2.5 cm đến 3 cm (thiết kế nắp đứng hoặc ngang) Thường loại này dùng để đựng tờ A4 xếp 3 lần

Phong thư A5: chiều dài 24 cm, chiều cao 16 cm và nắp khoảng từ 2.5 cm đến 3 cm (thiết kế nắp đứng hoặc ngang) Thường loại này dùng để đựng tờ A4 xếp 2 lần

Phong thư A4: chiều dài 34 cm, chiều cao 24 cm và nắp khoảng từ 3 cm đến 4 cm Thường loại này dùng để đựng tờ A4 hoặc catalogue, …

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV

Câu 1: Thiết kế 5 mẫu danh thiết trên giấy A4

Câu 2: Thiết kế 3 mẫu tiêu đề thư và phong thư cho một công ty tùy ý

Câu 3: Kết hợp Logo đã thiết kế trình bày vào danh thiếp, tiêu đề thư và phong thư.

Ngày đăng: 30/11/2022, 19:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3. Nhãn hiệu mẫu - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 1.3. Nhãn hiệu mẫu (Trang 9)
Hình ảnh thương  - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
nh ảnh thương (Trang 9)
Hình 1.4. Giá trị thương hiệu - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 1.4. Giá trị thương hiệu (Trang 11)
Hình 1.11. Xây dựng ý tưởng - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 1.11. Xây dựng ý tưởng (Trang 16)
Hình 1.13. Hệ thống ý tưởng - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 1.13. Hệ thống ý tưởng (Trang 18)
Hình 1.15. Cấu trúc thương hiệu FedEx - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 1.15. Cấu trúc thương hiệu FedEx (Trang 20)
Hình 1.20. Tuyên truyền thương hiệu - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 1.20. Tuyên truyền thương hiệu (Trang 25)
Hình 1.21. Xây dựng thương hiệu - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 1.21. Xây dựng thương hiệu (Trang 25)
Thương hiệu giống như giá trị vơ hình mà doanh nghiệp tạo dựng được sau cả - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
h ương hiệu giống như giá trị vơ hình mà doanh nghiệp tạo dựng được sau cả (Trang 26)
Hình 1.22. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 1.22. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (Trang 27)
Hình 1.25. Sứ mệnh - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 1.25. Sứ mệnh (Trang 29)
tượng đại diện cho các máy in thời kỳ đầu gồm một đường trịn và hình chữ thập, tượng trưng cho trái đất và đức tin - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
t ượng đại diện cho các máy in thời kỳ đầu gồm một đường trịn và hình chữ thập, tượng trưng cho trái đất và đức tin (Trang 51)
Hình 2.10. Logo của thế vận hội Olympic - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 2.10. Logo của thế vận hội Olympic (Trang 52)
Hình 2.11. Logo của IBM - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 2.11. Logo của IBM (Trang 53)
Là dấu hiệu biểu trưng của doanh nghiệp, sử dụng hình thức nguyên dạng tên - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
d ấu hiệu biểu trưng của doanh nghiệp, sử dụng hình thức nguyên dạng tên (Trang 57)
Hình 2.19. Logo dạng huy hiệu - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 2.19. Logo dạng huy hiệu (Trang 59)
Hình 2.21. Logo chữ viết tắt - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 2.21. Logo chữ viết tắt (Trang 60)
Hình 3.5. Một ngày nào đó, ngơi sao sẽ tỏa sáng - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 3.5. Một ngày nào đó, ngơi sao sẽ tỏa sáng (Trang 68)
Hình 3.6. Quá trình thay đổi Logo Mercedes-Benz - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 3.6. Quá trình thay đổi Logo Mercedes-Benz (Trang 68)
Hình khối: hình sóng nước, hình bất định (hình thủy) hoặc lựa chọn hình tương sinh mệnh thủy như hình trịn, hình oval, hình cong, hình bán nguyệt (hình kim)  - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình kh ối: hình sóng nước, hình bất định (hình thủy) hoặc lựa chọn hình tương sinh mệnh thủy như hình trịn, hình oval, hình cong, hình bán nguyệt (hình kim) (Trang 73)
Hình khối: hình tam giác, hình cánh buồm, hình tháp, hình mũi tên, hình sắc nhọn, hình ngọn lửa (hành hỏa) hoặc lựa chọn theo tương sinh mệnh hỏa là mệnh mộc  (hình cây xanh, hình trụ, hình chữ nhật dài) - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình kh ối: hình tam giác, hình cánh buồm, hình tháp, hình mũi tên, hình sắc nhọn, hình ngọn lửa (hành hỏa) hoặc lựa chọn theo tương sinh mệnh hỏa là mệnh mộc (hình cây xanh, hình trụ, hình chữ nhật dài) (Trang 74)
Hình 3.13. Màu Logo mệnh mộc - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 3.13. Màu Logo mệnh mộc (Trang 74)
Ý nghĩa: Tam giác được thể hiện nhiều với những hình mẫu trong thiết kế Logo - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
ngh ĩa: Tam giác được thể hiện nhiều với những hình mẫu trong thiết kế Logo (Trang 75)
Hình 4.3. Mẫu phơng chữ - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 4.3. Mẫu phơng chữ (Trang 79)
Hình 4.2. Mẫu danh thiếp có màu sắc đẹp - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 4.2. Mẫu danh thiếp có màu sắc đẹp (Trang 79)
Hình 4.5. Giấy mỹ thuật Hình 4.6. Nhựa plastic - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 4.5. Giấy mỹ thuật Hình 4.6. Nhựa plastic (Trang 80)
Hình 4.7. Kỹ thuật dập nổi Hình 4.8. Kỹ thuật khoét - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 4.7. Kỹ thuật dập nổi Hình 4.8. Kỹ thuật khoét (Trang 81)
Hình 4.10. Mẫu tiêu đề thư - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 4.10. Mẫu tiêu đề thư (Trang 82)
Hình 4.13. Mẫu phong bì - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 4.13. Mẫu phong bì (Trang 86)
Hình 4.17. Phong thư A4 - Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu
Hình 4.17. Phong thư A4 (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN