Quy chuẩn màu sắc

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu (Trang 70)

Chọn màu sắc hợp lý cho Logo có thể cải thiện nhận thức về thương hiệu của khách hàng và gợi lên những ấn tượng phù hợp, từ đó góp phần nâng cao nguồn khách hàng cho doanh nghiệp. Khi thiết kế Logo càng ít màu càng tốt, trong thực tế có những

Logo rất nhiều màu sắc nhưng vẫn hiệu quả vì chúng được kết hợp một cách khéo léo

để tạo nên một ấn tượng đặc biệt nào đó.

Cần phải cân nhắc việc tạo màu cho Logo trên các chất liệu khác nhau. Logo nhiều màu có thể thật tuyệt nhưng sẽ phải tính đến việc chi phí để in trên giấy. Nó cũng khơng tốt trên các chất liệu chỉ cho phép thể hiện một hoặc hai màu. Như Logo có thể xuất hiện trên bảng hiệu, quảng cáo, tài liệu, phương tiện chuyên chở và bao bì, chú ý một số loại sẽ bị hạn chế về màu sắc.

Khi thiết kế Logo nên chọn một, hai hoặc ba màu, không dùng quá 3 màu trừ khi thấy thật cần thiết. Với Logo thương hiệu, nên lựa chọn một màu sắc cụ thể đóng vai trị là màu sắc riêng biệt chủ đạo cho Logo và hình ảnh nhãn hiệu của mình. Tính riêng

biệt này sẽ ăn sâu vào tâm trí từ thế hệ khách hàng này đến thế hệ khách hàng khác, nổi bật với các nhãn hiệu cạnh tranh khác và rất dễ đẩy mạnh vị thế của các thương

hiệu dẫn đầu trên thị trường.

Màu sắc nâng cao nhận thức trong thiết kế nhãn hiệu và đóng vai trị lớn trong

các lựa chọn mua sắm của khách hàng, nó cũng gợi mở trí nhớ và khích lệ cảm xúc. Các nhà nghiên cứu marketing đã chỉ ra rằng hơn 80% thơng tin trực quan có liên quan đến màu sắc. Nói cách khác, những thơng tin được truyền tải bằng màu sắc cung

cấp cho người dùng một số lợi ích hữu dụng. Tác dụng của những màu sắc riêng biệt

dùng để nhận diện sản phẩm có thể thấy ở mọi nơi, từ dược phẩm đến thiết bị công

nghiệp.

Các màu sắc lôi cuốn khách hàng mục tiêu và có khá nhiều yếu tố khác nhau tác động. Cùng với thời gian, sản phẩm phải được khách hàng chấp nhận nên khi chọn màu biểu tượng cho sản phẩm địi hỏi phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó ln mới

mẻ, hiện đại trong con mắt khách hàng.

Xét về mặt cốt lõi của hình ảnh nhãn hiệu, nó gửi đi một thơng điệp then chốt về

sản phẩm hay dịch vụ của công ty, hoặc ở một góc độ nào đó, nó tạo ra sự khác biệt

giữa các nhãn hiệu cạnh tranh. Mỗi một màu sắc đều mang trong mình một thơng điệp

Màu sắc khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau, độ tuổi, giới tính và các yếu tố nhân khẩu học khác của các khách hàng. Yếu tố thời trang hay xu hướng ln thích hợp với các khách hàng trẻ tuổi, tùy từng khách hàng

mục tiêu, yếu tố màu sắc có thay đổi cho thích hợp.

Ý nghĩa hay thơng điệp của màu sắc Logo cần thích hợp với nhãn hiệu của doanh

nghiệp. Mỗi sản phẩm đều có mối liên hệ nhất định với màu sắc đó. Nhất là những sản phẩm nổi tiếng thường được nhớ tới và nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu là màu sắc.

Người thiết kế Logo có thể chọn màu sắc tương hợp, tương sinh với triết lý âm dương ngũ hành.

Hình 3.9. Bảng màu sắc

2. Các yếu t phong thủy màu sắc

Với Phương Đông, phong thủy đóng một vai trị rất quan trọng, và màu sắc phong thủy là một nhân tố không thể thiếu. Theo triết lý âm dương ngũ hành có 5 bản mệnh có những đặc tính phù hợp với những ngành nghề, màu sắc phong thủy khác nhau:

Kim như ngân hàng, tài chính – kế tốn, cơng nghệ, văn phịng của chính quyền, kiến truc, …

Mộc: trường học, giáo dục, hoa, thời trang, du lịch, công chúng

Thủy: Dịch vụ dọn vệ sinh, tuyển dụng, chăm sóc sắc đẹp, y tế, trị liệu

Hỏa: Studio, nhà hàng, quán café, các cửa hàng bán lẻ, các công ty về thể thao Thổ: xây dựng, nhà hàng, khách sạn, bất động sản, các công ty liên quan đến

Hình 3.10. Bảng màu phong thủy

2.1. Mệnh Kim

Hình khối: trịn, hình cong, hay hình bán nguyệt.

Màu sắc phù hợp: trắng, bạc (màu kim) hoặc màu vàng đất, màu cam ấm hoặc màu nâu trầm (màu của thổ –mệnh tương sinh).

Hình 3.11. Màu Logo mnh kim

Ý nghĩa:Với quan niệm về trời trịn đất vng, đây là hình mẫu lý tưởng mang hình hài trái đất, mặt trăng, mặt trời,… nên được rất nhiều cơng ty sử dụng. Hình trịn khơng điểm bắt đầu và cũng khơng có điểm kết thúc nên nó được tượng trưng cho sự hồn hảo, hợp tác và thuần nhất.

2.2. Mệnh Thủy

Hình khối: hình sóng nước, hình bất định (hình thủy) hoặc lựa chọn hình tương sinh mệnh thủy như hình trịn, hình oval, hình cong, hình bán nguyệt (hình kim)

Màu sắc phù hợp: xanh nước biển, xanh đậm, màu đen (màu thủy) hoặc lựa chọn màu sắc theo tương sinh với mệnh thủy như màu trắng, màu bạc (màu của mệnh kim).

Hình 3.12. Màu Logo mnh thy

Ý nghĩa: Nước là khởi nguyên của trái đất và vũ trụ, thể hiện sự mềm mại và

thân thiện, uyển chuyển và năng động. Màu đen là màu của sự huyền bí, bất tận, say mê và có sức mạnh vơ biên, trong khi đó màu màu xanh dương tượng trưng cho sự tươi mát, điềm tĩnh, hịa bình, là sắc màu tuyệt vời trong phong thủy.

2.3. Mệnh Mộc

Hình khối: hình trụ, hình chữ nhật dài, hình cây xanh (hình mộc) hoặc lựa chọn theo tương sinh của mộc là thủy (sóng nước, hình bất định)

Màu sắc phù hợp: xanh lá cây, màu lục (màu mộc) hoặc lựa chọn theo hướng tương sinh với mệnh mộc là màu xanh nước biển, màu đen, màu xanh đậm (mệnh thủy)

Ý nghĩa: Mầm cây đang vươn lên mạnh mẽ hay một cây đại thụ tỏa bóng mát và

vững vàng trước bão táp là ý nghĩa của Logo mang mệnh mộc. Bên cạnh đó màu xanh lá cây cũng là màu của sự sinh sôi nảy nở, sức khỏe dồi dào, sự đổi mới, năng lượng mớivà sự tái tạo.

Hình 3.13. Màu Logo mnh mc

2.4. Mệnh hỏa

Hình khối: hình tam giác, hình cánh buồm, hình tháp, hình mũi tên, hình sắc nhọn, hình ngọn lửa (hành hỏa) hoặc lựa chọn theo tương sinh mệnh hỏa là mệnh mộc (hình cây xanh, hình trụ, hình chữ nhật dài).

Màu sắc phù hợp: màu đỏ, màu hồng, màu tím hoặc cũng có thể chọn màu theo tương sinh với mệnh hỏa là xanh lá, màu xanh lục (mệnh mộc)

Ý nghĩa: Tam giác được thể hiện nhiều với những hình mẫu trong thiết kế Logo

như hình núi, lều, hình tịa nhà chữ A … nhằm để nói lên sự phát triển bền vững của thương hiệu. Màu đỏ thể hiện cho thành công, nồng nhiệt và đam mê chiến thắng

2.5. Mệnh thổ

Hình khối: hình vng, hình thoi làm chủ đạo hoặc cũng có thể lựa chọn hình tương sinh với hình vng là hình mệnh hỏa (Hình tam giác, hình tháp, hình mũi tên, hình sắc nhọn, hình ngọn lửa)

Màu sắc phù hợp: màu Vàng đất, màu vàng cam hoặc màu nâu trầm hoặc cũng có thể lựa chọn theo hướng tương sinh với mênh thổ là mệnh kim (màu trắng, màu ghi xám)

Hình 3.15. Màu Logo mnh th

Ý nghĩa:Hình vng thể hiện tính cân bằng, chắc chắn nên thường được sử dụng để tạo cảm giác về sự cân xứng. Màu vàng còn mang ý nghĩa là màu của sự ấm cúng, vui vẻ, thân thiện và tươi sáng.

Tuy vậy trong những thiết kế Logo hay thiết kế nhận diện thương hiệu không nhất nhất cứ phải tuân theo luật phong thủy để rồi quên đi những yếu tố cấu thành khác. Hoặc nếu khi thiết kế không quá lưu tâm đến việc thiết kế Logo theo phong thủy

thì chỉ cần tập trung vào việc làm sao thể hiện được giá trị “LÕI” và tích cách của thương hiệu.

V. HỒN CHỈNH LOGO

Logo được chỉnh sửa theo ý kiến của khách hàng, được khách hàng hài lịng, tiếp

theo hồn thiện sản phẩm đưa ra thị trường.

Trên đây là quy trình thiết kế Logo để tạo ra những Logo hoàn hảo mà những người thiết kế bắt buộc phải tuôn thủ, doanh nghiệp, nhãn hàng hay một số tổ chức nào đó sở hữu Logo ấn tượng sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, lợi ích mà Logo chuyên

nghiệp mang lại cho người dùng

- Khi sở hữu một Logo hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp đó khẳng định được thương hiệu và tạo sự chuyên nghiệp hơn. Nó giúp khách hàng đánh giá được doanh

nghiệp này với doanh nghiệp khác. Trong mắt của khách hàng Logo được thiết kế chuyên nghiệp sẽlà doanh nghiệp có quy mơ hơn.

- Việc sử dụng Logo giúp doanh nghiệp bảo vệ được thương hiệu sản phẩm của

doanh nghiệp. Mỗi một Logo nổi tiếng phải được luật pháp đảm bảo về quyền thương hiệu để tránh tình trạng ăn cắp bản quyền, giả danh cơng ty, doanh nghiệp.

CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG III

Câu 1: Thực hiện Logo trên phần mềm AI các Logo được giảng viên duyệt ở chương 2.

Câu 2: Nêu được ý nghĩa, màu sắc của từng Logo.

CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG LOGO TRÊN ẤN PHẨM VĂN PHỊNG

Ấn phẩm văn phịng là những dụng cụ vận dụng cần thiết cho công việc trong các văn phòng làm việc như bút, giấy, kẹp file (kẹp tài liệu), giất note, phong bì,

namecard, letterhead, thẻ nhân viên, tài liệu hồ sơ. Nhưng ngày nay các ấn phẩm văn phòngkhơng cịn đơn thuần là những cơng cụ phục vụ cho cơng việc văn phịng nữa

mà nó cịn là một phần trong việc quảng bá thương hiệu của mỗi doanh nghiệp công ty hay cá nhân người dùng những sản phẩm ấy.

Các ấn phẩm này góp một phần khá qua trọng trong bộ nhận diện thương

hiệu hay các chiến dịch truyền thơng hình ảnh của mỗi doanh nghiệp công ty…

I. DANH THIẾP (NAMECART)

Thiết kế danh thiếp là phục vụ cho việc thông tin liên lạc, giao dịch được thơng suốt, chính xác và tiện lợi. Ngoài ra, danh thiếp đẹp, màu sắc bắt mắt cũng gây ấn tượng ban đầu rất tốt cho người nhận

Những thông tin chi tiết quan trọng: dịng mơ tả công việc là yếu tố không thể thiếu như: tên, chức danh ghi rõ chức vụ của người có tên trong danh thiếp, tên công ty, cửa hàng, các chi nhánh, số điện thoại trực tiếp cho dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và hậu mãi, địa chỉ Web và email. Ghi rõ giờ phục vụ nếu doanh nghiệp hoạt động khơng theo giờ bình thường.

1. Màu sắc

Chọn một màu tốt có thể nói lên doanh nghiệp đó như thế nào, có năng động, cởi mở hay khơng. Ví dụ có 2 chiếc danh thiếp khác nhau, một là của người làm về giải trí, một người làm về kinh doanh, trong khi danh thiếp của người làm về giải trí cần rất nhiều màu sắc, bắt mắt, có thơng điệp rõ và có màu sắc ấn tượng, thì người làm về kinh doanh danh thiếp của họ cần ấn tượng độ “tin cậy và kiên nhẫn”.

Hình 4.2. Mẫu danh thiếp có màu sắc đẹp

2. Phông chữ

Khi thiết kế chú ý đến các phông chữ có chân hay những phơng chữ có đường nét nhỏ, vì có thể gây mất nét khi in ấn danh thiếp.

Nên sử dụng phông chữ thông dụng, tuy nhiên khi sử dụng phông chữ thông dụng như Times New Roman hay Arial khiến cho những thiết kế đó đơn giản, giống những thiết kế khác.

Điều quan trọng nhất trong việc kiếm phông chữ phù hợp với chủ sở hữu danh thiếp, phù hợp với chủ đề. Trong kinh doanh tốt nhất sử dụng có chân, trong lĩnh vực giải trí cần những đường nét chuyên nghiệp, thanh lịch nên chọn phông không chân.

Hình 4.3. Mẫu phơng chữ

3. Hình dạng

Khi thiết kế danh thiếp, đa số ngườithiết kế chọnhình dạng là hình chữ nhật nằm hoặc đứng, xã hội ngày càng phát triển, có thể thiết kế danh thiếp nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy vào khả năng sáng tạo của nhà thiết kế.

Hình 4.4. Mu danh thiếp cạnh tròn

4. Chất liệu sử dụng

Chất liệu sử dụng đa dạng từ giấy mỹ thuật (xem hình 4.5), giấy lụa, nhựa plastic (xem hình 4.6), chất liệu vải hay gỗ, ép kim họa tiết, dập nổi chìm…Ý tưởng để tạo nên một danh thiếp ấn tượng, sáng tạo, chuyên nghiệp.

Hình 4.5. Giấy mỹ thuật Hình 4.6. Nhựa plastic

5. Kỹ thuật

Để thực hiện một danh thiếp ấn tượng gồm những kỹ thuật sau: Dập nổi: tạo hiệu ứng 3D cho các biểu tượng và chữ (xem hình 4.7) Dán: Tạo những lớp layer khác trên danh thiếp

Khoét: Danh thiếp được đục lỗ hay khoét hình tượng bất kỳ (xem hình 4.8) Một danh thiếp đẹp với màu sắc hài hịa, trình bày hợp lý luôn mang lại cho khách hàng một ấn tượng tốt, sự chu đáo trong công việc và thể hiện nhiều điểm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Nếu được thiết kế đúng mức, danh thiếp sẽ phản ánh được phong cách làm việc của công ty như năng động nhiệt tình, chỉnh chu, sáng tạo.

Độc đáo và duy nhất, trong q trình thiết kế khơng thể địi hỏi danh thiếp của người thiết kế khơng có điểm gì giống với danh thiếp của người khác, nhưng cách trình bày và một vài họa tiết cũng đủ để tạo sự khác biệt.

Hình 4.7. Kỹ thuật dập nổi Hình 4.8. Kỹ thuật khoét

6. Quy cách thiết kế danh thiếp

Thiết kế theo quy luật hướng nhìn của mắt, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Luật canh lề, nếu gióng hàng canh lề bên trái và bên phải, thể hiện các dịng text sẽ gọn gàng hơn và nhìn trơng ấn tượng hơn bởi nó bám dọc theo canh lề, có thể thấy sự chắc chắn ở cạnh bên lề của danh thiếp.

Hình 4.9. Danh thiếpdạng bo góc

Tránh đặt chữ gần với mép của danh thiếp, điều này khơng được khuyến khích vì

rất khó để tập trung sự chú ý nếu đặt quá nhiều chi tiết gần lề của danh thiếp. Trong in

ấn điều này cũng khơng được khuyến khích do nó có thể gặp rủi ro khi cắt, vì thế khi canh lề của danh thiếp vào phía trong của nội dung ít nhất khoảng 5 mm. Cách sắp xếp các đối tượng chữ thành nhóm, danh thiếp trơng sẽ gọn gàng trật tự hơn.

Luật lặp lại, đây chính là thủ thuật thị giác của người thiết kế để kiểm soát mắt người đọc nhằm duy trì sự chú ý của người đọc trên trang càng lâu càng tốt. Sự lặp lại kiểu phông chữ đậm giúp đồng nhất được toàn bộ thiết kế. Đây là cách dễ dàng nhất để cấu trúc chặt chẽ các thiết kế lại với nhau.

Cách bố trí và sắp xếp thông tin:

- Sử dụng cả hai mặt của namecard

- Trình bày Logo, khẩu hiệu, màu sắc nhận diện

- Ghi đầy đủ thông tin liên lạc trong danh thiếp

- Trình bày các thơng tin quan trọng dễ dàng nhìn thấy

- Kích thước thơng dụng 90 x 55 mm, sử dụng kích thước cơ bản khơng sai, nhưng cũng có thể sáng tạo ra những ý tưởng mới tạo ra những danh thiếp có nhiều hình dạng khác nhau.

II. TIÊU ĐỀ THƯ (LETTERHEAD)

Tiêu đề thư là phần thông tin trên tờ giấy thư, nó thường bao gồm tên địa chỉ,

Logo, màu sắc thương hiệu của công ty, tên công ty, địa chỉ, thông tin liên lạc. Một

tiêu đề thư đạt chuẩn sẽ đóng vai trị như 1 nhận diện thương hiệu, khiến lá thư trở nên trang trọng và chuyên nghiệp hơn.

Hình 4.10. Mẫu tiêu đề thư

Tiêu đề thư là một trong những yếu tố quan trọng để nhận dang doanh nghiệp, vì nó thường truyền tải thơng tin hình ảnh doanh nghiệp với các đối tác qua các công văn, thư chào hàng, báo giá,…như là một lời chào và khẳng định tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp tới đối tác

Việc thiết kế letterhead sắp xếp kiểu dáng, màu sắc sẽ luôn đồng nhất với danh thiếp và phong thư cũng như kiểu dáng của Website công ty.

Thể hiện nổi bật Logo của doanh nghiệp ở những vị trí hiệu quả nhất trên tiêu đề thư, tạo điểm nhấn cho tiêu đề thư.

Khi chọn giấy cho tiêu đề thư nên chọn kiểu phù hợp với phong thư, phải kiểm

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)