Quy trình thiết kế thương hiệu

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu (Trang 34 - 38)

IV. Quá trình thiết kế thương hiệu

2. Quy trình thiết kế thương hiệu

2.1. Quy trình thiết kếthương hiệu

Thiết kếthương hiệu là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu chung là tạo ra một vị trí xác định cho doanh nghiệp trên thị trường. Xây

dựng thương hiệu, như ngày nay nó được ứng dụng thực tiễn một cách tổng quát, quy

trình bao gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Nghiên cu phântíchthương hiu ca kháchhàng

Hình 1.31. Phân tích thương hiệu của khách hàng

Khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, việc nghiên cứu và phân tích thương hiệu

sẽ diễn ra, nó cần sựkết hợp của cả đơn vị thiếtkế và khách hàng đểnắm rõ ýtưởng và mong muốn của nhau.

Khi đã thống nhất những thông tin và yêu cầu thiết kế. Lúc này khách hàng cần hiểu rõ và diễn đạt sản phẩm, phương châm hoạt động của mình. Trước khi chúng tơi tiến hành thiết kế, khách hàng sẽ nhận được một phiếu yêu cầu, đó là tập hợp những câu hỏi để khách hàng trả lời, và liệt kê những đặc trưng mà khách hàng muốn có

Những câu hỏi này sẽ xốy sâu vào nội bộ, câu hỏi liên quan đến tập khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu rõ chính mình, khách hàng và đối thủ cạnh tranh là những thông tin giúp nhà thiết kế và khách hàng tìm được định hướng, giải pháp và ý tưởng phù hợp với những tiêu chí chung đã đặt ra.

Bước 2: Xây dng ýtưởng (Concept) sáng to

Quy trình này giúp xác lập những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, và đưa ra được những ýtưởng thiết kế độc đáo. Nhà thiết kế sẽ đưa ra tối thiểu 3 ý tưởng khác

nhau, sau đó sẽ phát triển từ những ý tưởng đó thành những hình ảnh, thơng điệp xoay quanh Concept cho đến khi hồn thành dự án. Doanh nghiệp khách hàng sẽ lựa chọn một trong các Concept ban đầu mà nhà thiết kế gửi.

Bước 3: Giai đoạn thiết kế b nhn din thương hiu

Hình 1.32. Thiết kế b nhn diện thương hiệu

Thiết kế (Design) đề cập đến tất cả những khía cạnh của việc tạo tác ra một thứ

gì đó, khơng chỉ về khía cạnh thị giác. Thiết kế vừa là nội dung, vừa là nhãn, là bao bì,

bảo vệ và cũng là cái tên, là tự nhận nó và cũng là bề mặt của nó. Thơng thường khi

một công ty đề cập tới việc tái xây dựng thương hiệu, thực chất họ đang có ý nói đến việc tái thiết kế. Một sự tái xây dựng thương hiệu thực thụ chạm thẳng tới khái niệm cốt lõi của công ty.

Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng với những thương hiệu khác, nó mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao, nó giới

thiệu một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và thơng qua nó người tiêu dùng có sự

liên tưởng tức thì đến thương hiệu. Đó là điều tạo nên sự thành cơng. Hệ thống nhận

diện thương hiệu cịn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý

tính (chất lượng tốt, mẫu mã đẹp....) và cảm tính (chun nghiệp, có tính cách, đẳng

cấp...), nó tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm. Nó mang giá trị, thơng

điệp mạnh mẽ nhất của công ty tấn công vào nhận thức của người tiêu dùng. Sự nhất quán của Hệ thống nhận diện thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà thương hiệu mang đến cho họ. Làm được điều này là đã giúp khách hàng (doanh nghiệp) thắng được đối thủ cạnh tranh và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương

hiệu của doanh nghiệp đó.

Một hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố như phong cách, màu sắc bố cục, thơng điệp chính..., trong đó, gây được sự chú ý nhiều nhất và tạo ra ấn tượng sâu nhất cho khách hàng là Logo (biểu trưng).

Trong hệ thống nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp, Logo là một dấu

hiệu làm nổi bật thương hiệu, là yếu tố tạo dấu ấn riêng của doanh nghiệp, mang tính

khái quát cao Logo cũng trở thành dấu hiệu dễ nhớ nhất đối với khách hàng về thương

hiệu doanh nghiệp.

Đây là một trong 5 quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mà khách hàng thích thú nhất. Bởi vì khách hàng sẽ là người lựa chọn mẫu thiết kế mình ưng nhất, trước những mẫu mà nhà thiết kế gửi cho. Nhà thiết kế sẽ tập trung hiện thực hóa ý tưởng thành những hình ảnh chân thực cho đến khi khách hàng chọn được mẫu làm mình hài lịng.

Bước 4: Bo hthương hiu

Sau khi nhà thiết kế hoàn thành một mẫu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu,

doanh nghiệp khách hàng có thể ứng dụng ngay mẫu đó. Nhưng để tránh vấn đề vi phạm bản quyền, và bảo vệ hình ảnh mới thiết kế khỏi những sao chép của đối thủ cạnh tranh, khách hàng nên đăng ký bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. Công việc này là một bước bảo vệ an toàn cho giai đoạn tung dự án ra thị trường.

Hình 1.33. Bo hthương hiệu

Bước 5: ng dng b nhn din thương hiu mi ca kháchhàng

Một bộ nhận diện thương hiệu sẽ bao gồm nhiều hạng mục khác nhau. Chính vì

vậy sau khi doanh nghiệp khách hàng nhận được đăng ký bảo hộ thương hiệu của cơ

quan chức năng, doanh nghiệp sẽ toàn quyền sử dụng hình ảnh thiết kế đó vào thực tế.

Một số ứng dụng như: dùng làm hình ảnh Logo, thiết kế poster, thiết kế quảng cáo hoặccácấnphẩm truyềnthơngkhác.

Trên đây là 5 bước quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mà khách hàng không nên bỏ qua bất cứ một quy trình nào. Nếu bỏ qua một quy trình nào đó, trong q trình thiết kế sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc hình ảnh nhận dạng thương hiệu cuối cùng gửi đến tay khách hàng không đáp ứng được tiêu chí mà cả hai bên đặt ra. Vậy nên chúng tơi ln giữ vững quy trình này khi làm việc với khách hàng để tạo ra nhữnghìnhảnhnhậndiệnthươnghiệuđẹpvàchuyênnghiệpnhất.

2.2. Triển khai thương hiệu

Dù phạm vi cơng việc có quy mơ lớn hay nhỏ, vẫn cần phải xây dựng kế hoạch

triển khai nhằm quản lí cơng việc theo đúng hướng và tiến độ. Thiết lập các mục tiêu

sát với thực tế, dựa trên kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được.

Thu nhập thơng tin cụ thể: tất cả thông tin tư liệu thu nhập và tích lũy được trong

q trình triển khai của hệ thống dữ liệu quản trị dự án là vơ giá, việc này có thể giúp

Đưa ra các ý thưởng và phác thảo. Cần viết bản tóm tắt ý tưởng thiết kế bao gồm

những yêu cầu về thẩm mỹ, truyền thông, kỹ thuật và pháp lý. Tính trọn vẹn của những mẫu thiết kế phải được giữ nguyên. Đội ngũ làm thương hiệu phải hiểu rõ về

các hoạt động thương hiệu và những ích lợi mang lại khi duy trì một hình ảnh thương

hiệu đồng nhất. Việc tuân thủ theo các chuẩn mực về hình ảnh thương hiệu thường rất

khó thực hiện.

Thiết kếlà cơng đoạn tốn nhiều cơng sức nhất. Chính vì vậy, nó nhận được nhiều sự quan tâm của cấp quản trị cao cấp dù những khó khăn và chi phí chỉ xuất hiện khi triển khai các tài liệu này. Những mẫu thiết kế thiếu tính thực tế sẽ gây khó khăn và tốn kém cho việc triển khai, do đó trong cơng đoạn thiết kế thiếu tính thực tế sẽ gây

khó khăn và tốn kém cho việc triển khai, do đó trong cơng đoạn thiết kế cần phải tuân

thủ nghiêm ngặc những nguyên tắc về in ấn. Đưa những mẫu thiết kế căn bản lên

nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như Banner, Poster, phương tiện giao

thơng, văn phịng phẩm và trang phục.

Thực hiện truyền thông nhằm thông báo cho khách hàng, giới truyền thông cổ

đông và cộng đồng. Việc triển khai các tài liệu thương hiệu là một cơ hội tuyệt vời để

truyền tải câu chuyện thương hiệu, cũng bao gồm cả định vị thương hiệu và giá trị thương hiệu.

Triển khai thương hiệu bao gồm các hoạt động từ thiết kế hệ thống và tài liệu nhận diện thương hiệu; thi công, in ấn các tài liệu thương hiệu; phổ biến các tài liệu

này cho tồn bộ nhân viên trong cơng ty; tiến hành các hoạt động truyền thông cho công chúng và những nguời có liên quan. Những người thực hiện là các công ty quảng cáo, các Designer, các nhiếp ảnh gia và các nhà in ấn, sản xuất nhằm chuyển tài liệu

hiệu quả thông điệp thương hiệu và hình ảnh thương hiệu.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế nhận diện thương hiệu (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)