1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHÂN SINH QUAN và THẾ GIỚI QUAN THEO CÁCH NHÌN của THÀNH DUY THỨC LUẬN

12 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân sinh quan và thế giới quan theo cách nhìn của thành duy thức luận
Tác giả Bùi Ngọc Bích
Người hướng dẫn TT.TS. Thích Nhật Từ
Trường học Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại TP.HCM
Chuyên ngành Triết Học Phật Giáo
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 282,72 KB

Nội dung

Vì vậy, theo triết học Phật giáo, khi chủ thể phá bỏ được tư duy chấp ngã, chấp pháp, nhìn thấy mối quan hệ nhân duyên trong sinh tồn của vạn vật, chủ thể có thể trực nhận được bản thể,

Trang 1

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

H ỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM

Ti ểu luận giữa học kỳ 7 Môn h ọc: Thành duy thức luận

ĐỀ TÀI

NHÂN SINH QUAN VÀ TH Ế GIỚI QUAN THEO CÁCH NHÌN C ỦA THÀNH DUY THỨC LUẬN

Gi ảng viên phụ trách:TT.TS Thích Nh ật Từ

Thành ph ố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2022

Trang 2

GIÁO H ỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

H ỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM

ĐỀ TÀI

Sinh viên th ực hiện: Bùi Ng ọc Bích Pháp danh: Ng ọc Linh

Mã sinh viên: TX 6022

L ớp: ĐTTX Khóa VI Chuyên ngành: Tri ết Học Phật Giáo

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC

A DẪN NHẬP 3

B.NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA SỰ HÌNH THÀNH DUY THỨC HỌC 1.1 Tiểu sử tác giả và sự truyền thừa 4

1.2 Sự hình thành Duy Thức Học 4

1.3 Định nghĩa Duy Thức Học 4

1.4 Mục đích của Duy Thức Học 4

1.5 Lợi ích của Duy Thức Học 5

CHƯƠNG 2: TÍNH CHẤT VÀ GIÁ TRỊ CỦA THỨC TRONG YẾU TỐ TẠO THÀNH VẠN PHÁP THẾ GIỚI QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN 2.1.Quan niệm về nhân sinh của Phật giáo trong thành duy thức 6

2.2 Quan Niệm về thế giới của Phật Giáo trong thành duy thức 7

C.KẾT LUẬN 10

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 4

A DẪN NHẬP

Mục đích của nhận thức luận Phật giáo là đưa đến một cái nhìn đúng về đời sống và thực

tại, đó là cái nhìn không còn bị che lấp bởi vô minh, tham, sân, si… Đạt được điều này,

tức là chủ thể đạt đến trạng thái giác ngộ, giải thoát hay chân lý Theo Đức Phật, chân lý

là một nhận thức nhất quán và phù hợp với thực tại, với điều kiện thực tế, được chủ thể tự trải nghiệm và nhận biết sự vật đúng như thật Kinh Trường Bộ viết: “hễ điều gì được cho

là thì điều đó phải là chân thật và tương ứng với thực tại (bhūta)”Tất cả chân lý đều do

nhận thức mà ra, con người có khả năng nhận thức và đạt đến chân lý, tuy nhiên trong quá trình ấy, “chúng ta giới hạn thế giới chúng ta bởi tư tưởng” Tri thức mà chủ thể có được thông thường bị giới hạn bởi cái tôi chủ quan Vì vậy, theo triết học Phật giáo, khi

chủ thể phá bỏ được tư duy chấp ngã, chấp pháp, nhìn thấy mối quan hệ nhân duyên trong sinh tồn của vạn vật, chủ thể có thể trực nhận được bản thể, tức chuyển tri thức thành trí tuệ Bát Nhã một nhận thức phù hợp với sự vật, với điều kiện thực tế Tiến trình

nhận thức để đạt đến chân lý, chủ thể có thể sử dụng ảnh tượng, ngôn ngữ, tư duy để tìm

hiểu, phân tích sự vật; tuy nhiên những công cụ này chỉ là phương tiện để nương vào đó

học tập, thực hành, từ đó tiếp cận với chân lý chứ không phải là bản thân chân lý Theo

Phật giáo, nếu y theo kinh điển để giải nghĩa, để tìm chân lý trong những dòng chữ, đó chính là chỉ biết nhìn ngón tay mà chưa biết mặt trăng Muốn được giác ngộ, giải thoát, bản thân mỗi người phải “tu” và “chứng”, tức phải tự nhận thức, tự thực hành và thực

chứng.Vì lý do đó Học viên chon đề tài: “Nhân sinh quan và thế giới quan qua theo cách nhìn của thành duy thức luận” để làm đề tài nghiên cứu.Bằng phương pháp phân tích,so sánh,tổng hợp ngoài việc làm sáng tỏ nội dung đề tài Học viên đi sâu phân tích để ừng

dụng tu tập cho bản thân.Vì kiến thức còn hạn chế trong quá trình trình bày không tránh

khỏi thiếu xít,con kính mong giáo thọ thông cảm cho con,con xin trân thành cảm ơn

Trang 5

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA SỰ HÌNH THÀNH DUY

THỨC HỌC 1.1 Tiểu sử tác giả và sự truyền thừa

Như chúng ta biết, đức Phật là người khai sáng và trình bày lý nghĩa Duy thức đầu tiên ở trong các kinh Do đó, ngài được tôn xưng là thỉ tổ của môn Duy thức học này Tuy nhiên, đứng về mặt hệ thống hóa, triển khai và tập thành thì Bồ Tát Di Lặc, Vô Trước và

Thế Thân là những vị có công rất lớn trong giáo môn này, nên được gọi là các vị tổ sư…Sau khi Đức Phật nhật diệt khoảng 900 năm có hai bậc đại luận sư nổi tiếng đó là Ngài Vô Trước (Asanga) và Ngài Thế Thân(Vasubandhu) kế thừa tư tưởng truyền bá và phát huy Duy Thức Học thành một hệ thống triết học siêu đẳng, có khả năng định hướng đích thực cho tư tưởng con người và cũng là ý sống thiết yếu của con người trên lĩnh vực thăng hoa Do đó, Duy Thức Học được gọi là Tâm lý Học thực nghiệm Ngài Thế Thân là người ở Bắc Ấn sinh vào đầu thế kỷ thứ V Tây lịch Ngài có ba anh em đều xuất gia theo

Phật Ban đầu Thế Thân tu học theo truyền thống Hữu Bộ sau đó đến Ca Thấp Di La học giáo nghĩa Đại Tỳ Bà Sa Luận, trở về bản gốc là Gandhara soạn bộ Câu Xá Luận tổng

hợp giáo nghĩa của Hữu Bộ Ngài theo lời khuyên của người anh là Vô Trước chuyển qua

tu tập theo giáo nghĩa Đại Thừa Ngài trước tác nhiều bộ luận xiển dương giáo nghĩa Đại

Thừa Trong đó gồm có Duy Thức Tam Thập Tụng, Duy Thức Nhị Thập Tụng, Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận… và nhiều bộ luận nổi tiếng khác

1.2 Sự hình thành Duy Thức Học

Duy Thức Học là một trong những môn học về Luận Tạng, bắt đầu sự nhận thức hiểu biết

về tâm linh nên gọi là Thức Bồ Tát Vô Trước đứng ra khởi xướng thuyết Duy Thức tại

Ấn Độ Em Ngài là Thế Thân cũng theo anh học đạo Đầu tiên Ngài Thế Thân sáng tác quyển “Duy Thức Tam Thập Tụng” Quyển sách này được truyền bá khắp nơi trên toàn cõi Ấn Độ Hệ phái tư tưởng Duy Thức được thành lập từ đây.Đến thế kỷ thứ VI tây lịch,

có nhiều vị Đại Luận Sư lỗi lạc, nổi tiếng về môn học Duy Thức đã xuất hiện tại Ấn Độ như: Thân Thắng, Hỏa Biện, Đức Tuệ, Trần Na, An Tuệ, Nan Đà… mỗi vị đều có sáng tác và chú thích nhiều bộ luận nhằm để phát huy tư tưởng Duy Thức Học.Đến đời nhà Đường (Trung Hoa) niên hiệu Trinh Quán thứ 3 (636 TL) có Ngài Pháp Sư Huyền Trang

du học ở Ấn Độ, tại đại học Na Lan Đa, Ngài thọ giáo với Luận Sư Giới Hiền về môn Duy Thức Học hơn 10 năm Sau khi về nước, Ngài Huyền Trang đứng ra phát huy tư tưởng Duy Thức khắp Trung Hoa với tác phẩm Thành Duy Thức Luận do Ngài sáng tác 1.3 Định nghĩa Duy Thức Học

Duy: tiếng Pali gọi là Matratã, nghĩa là Chỉ Có.Thức: Tiếng Pali gọi là Vijnãna (Consciousness) nghĩa là hiểu biết.Duy thức có nghĩa là: chỉ có thức, vạn vật do thức biến hiện Có thể dịch là sự biểu hiện hay liễu biệt Có nghĩa là sự vật là sự biểu hiện của thức, hay vạn pháp chỉ là sự biểu hiện của sự phân biệt.Duy là duy cái biết, do cái biết, hoặc y nơi cái biết (bỉ y thức sở biến) Muôn sự muôn vật không tự hiện hữu, chỉ hiện hữu khi

đủ duyên, chỉ hiện hữu giữa mọi mối quan hệ, lớp này lớp khác trùng trùng vô tận.Duy

Thức còn có nghĩa là các pháp bằng cách này hay cách khác luôn luôn liên hệ với thức,

sắc là biểu lộ ngoại tại của thức.Duy Thức Học: Là môn học về tâm thức, nghiên cứu

thực tại trên phương diện hiện tượng để từ đó thấy thực tại tuyệt đối Duy Thức Học chú trọng đến giá trị tâm linh làm nền tảng để mở bày nguyên lý của vạn pháp để đạt đến giải thoát tối hậu

Trang 6

1.4 Mục đích của Duy Thức Học

Duy Thức Học bắt đầu từ nơi thức để tìm hiểu nguồn gốc của tâm Nguyên do tâm chính

là thể của thức mà thức lại là tác dụng của tâm thể Tâm thể nếu như không có thì không

có thức tác dụng Thế nên, các nhà Duy Thức căn cứ trên tác dụng của tâm thể mà đặt tên cho nó là thức Nhưng thức ở đây chính là thức tạng (Alaya) Thức Tạng là một loại tâm

thức có giá trị làm căn bản cho sự sanh khởi vũ trụ và nhân sinh Nghĩa là vạn pháp và con người trong vũ trụ đều phát sinh từ nơi tâm thức này Đó là lời khẳng định của các nhà nghiên cứu Duy Thức Học Duy Thức Học còn có nhiệm vụ nữa là tìm hiểu vạn pháp

và loài người trong vũ trụ từ đâu sinh ra và ai sinh ra chúng, sinh bằng cách nào ? Các nhà Duy Thức đi đến kết luận rằng: “Vạn Pháp đều do Thức biến hoặc tất cả đều do tâm tạo” Để chứng minh những lời kết luận trên, chúng ta nên dựa theo những tiêu chuẩn của các nhà Duy Thức để nhận định như sau:

* Thể (Dynamic State): nghĩa là thể tánh hay bản thể của vạn pháp và con người Đứng trên lập trường nhân quả mà nhận xét thể ở đây là chỉ cho nguyên nhân (cause) nghĩa là nguồn gốc để phát sinh ra vạn pháp và con người

* Tướng (Form): nghĩa là hình tướng, tướng trạng của các pháp và con người, vạn pháp

có nhiều hình tướng khác nhau thì nơi thể tính nhất định cũng có nhiều nguyên nhân và chủng loại khác nhau Nguyên do hình tướng của các pháp và loài người thảy đều phát sinh từ nơi thể tánh của mỗi chủng loại Cũng như con vịt thì sinh ra từ trứng vịt chứ không thể sinh ra từ trứng chim, trứng ngỗng… được Tướng ở đây là chỉ cho quả tướng, nghĩa là hình tướng thuộc loại kết quả của những nguyên nhân

* Dụng (Action): tức là phần tác dụng của những nguyên nhân đã được phát sinh từ nơi

thể tánh Các pháp trong vũ trụ, có loại có hình nhìn thấy được, có loại không có hình tướng mà người nhận xét chỉ biết qua sự tác dụng của chúng Cũng như tâm lý của con người hay năng lượng của dòng điện không gian Dụng ở đây cũng là chỉ cho quả tướng, nghĩa là hình tướng thuộc loại kết quả của những nguyên nhân

1.5 Lợi ích của Duy Thức Học

Nghiên cứu về Duy Thức Học chúng ta sẽ cảm nhận được rằng đây là một môn học nhằm nghiên cứu những hình tướng duyên sinh của các pháp nhằm tìm hiểu nguồn gốc sinh khởi của chúng Từ đó giúp cho học giả có thể hiểu rõ về nguyên lý chính tà, chơn vọng

để không bị mê hoặc, lầm lẫn bởi những chủ thuyết ảo tưởng, những chủ nghĩa giả tạo Đồng thời cũng có thể tẩy trừ được những kiến chấp về ngã pháp và giải thoát khỏi nguồn gốc sinh tử luân hồi trong ba cõi Hơn nữa, Duy Thức còn liên kết được mọi yếu tố

cần thiết trong chiều hướng trở về nguồn tâm trí căn bản của chúng sinh để làm nền tảng cho sự chứng ngộ mà những học giả có thể nhận thức được rằng: Ngoài những hiện tượng giả tạo đã được kết hợp bởi hình thức duyên sinh, con người còn có tâm trí ở trong

và tâm trí này được chuyển hóa từ tâm thức Tâm trí này là tâm chân thật không sinh diệt, không nhơ sạch, không tăng giảm… và nó chính là yếu tố vô cùng trọng đại trong mọi lĩnh vực sinh tồn của chúng sinh.Ngoài ra với tính cách phân tích, mổ xẻ chi li các sự vật

phức tạp hiện có mặt trên thế gian này để nhận thức về tính chất, giá trị và ý nghĩa của

vạn pháp Duy Thức Học còn làm thỏa mãn phần nào những dữ kiện mà các nhà khoa

học cần đến như nguyên tử, phân tử học cũng không ngoài chủng tử học của Duy Thức Đồng thời nó còn là mấu chốt quan trọng để giúp cho những nhà học giả Phật Học đi vào kho tàng giáo lý Đại Thừa.Riêng ở Việt Nam, môn học Duy Thức cũng được phổ biến từ lâu Những Luận Sư nổi tiếng về môn học này như: Thiện Hoa, Tuệ Nhuận, Thạc Đức, Nhất Hạnh… đây là sự tiến trình môn học Duy Thức thành một hệ thống tư tưởng siêu đẳng và đã được lan tràn khắp nơi trên toàn thế giới

Trang 7

CHƯƠNG 2: TÍNH CHẤT VÀ GIÁ TRỊ CỦA THỨC TRONG YẾU TỐ TẠO THÀNH

VẠN PHÁP THẾ GIỚI QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN 2.1.Quan niệm về nhân sinh của Phật giáo trong thành duy thức

Duy thức học cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới, và hoạt động nhận

thức này gắn liền với hai yếu tố: chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức Chính vì thế,

nội dung cốt lõi của Duy thức là nói về tương quan không thể tách rời giữa chủ thể nhận

thức và đối tượng được nhận thức.Đó là mối quan hệ bất khả phân ly, nghĩa là tâm thức không thể tách lìa khỏi thực tại khách quan và ngược lại, không thể có thực tại khách quan nếu không có tâm thức Thực tại khách quan trong Duy thức học được xem như là biểu hiện của thức, đó là thế giới hiện tượng, là các pháp nói chung Vì vậy, Duy thức

học đã cố công tìm ra mối quan hệ nhận thức phức tạp giữa con người và thế giới ngoại

cảnh, ngang qua những luận điểm rất đặc trưng của Phật giáo như: căn, trần và thức, cũng như các loại Tâm Duy Thức Học sử dụng phương pháp phân tích tâm (hay thức), và xây

dựng lý thuyết Bát thức, còn gọi là tám thức tâm vương gồm: Alạida thức, Mạt na thức,

Ý thức, Nhãn thức,Nhĩ thức, Tỵ thức, Thiệt thức và Thân thức Tư tưởng của Tiểu thừa

chỉ dừng lại ở việc phân tích 6 thức và đóng khung trong phạm vi hẹp đó, do đó chỉ mới tìm hiểu được mặt tầng chứ chưa soi thấu vào mặt đáy trong tâm hồn của con người Đặc điểm quan trọng nhất trong tư tưởng triết học của Vô Trước và Thế Thân ở chỗ lập nên

thức Alaida thứ tám để giải quyết vấn đề Thức Theo các ông -Alaida thức là nguồn gốc

của vạn vật, là nơi nương tựa của vạn vật, là nguyên lý của cá nhân, đồng thời cũng là nguyên lý của vũ trụ Con người qua sự khảo sát của Duy thức học là một trong những

hiện tượng bao gồm hai yếu tố kết hợp với nhau: phần vật chất và phần tâm thức.Thân

thể con người thuộc về vật chất Tâm thức gồm Tám thức: Alạida thức,Mạt na thức, Ý thức, Thân thức, Thiệt thức, Tỵ thức, Nhĩ thức, Nhãn thức.Trong tám thức, Duy thức học chia thành ba phần: Tâm, Ý và thức Theo Duy thức học, thức thứ tám là Alạida, có tác

dụng chính trong việc tàng trữ, bảo tồn và tạo dựng vạn pháp “A lại da thức: là thức căn

bản bao gồm bảy thức trên, còn gọi Năng tàng và sở tàng, vì nó có công năng hàm chứa

tất cả pháp hữu vi, vô vi… Nó có khả năng cất chứa hạt giống, tức là những ý tưởng lành

dữ, ưa ghét… thức này là cội gốc phát sinh ra muôn pháp Alạida thức còn được dịch là Tàng thức với ba tính nghĩa:

1 Năng tàng: là chủ thể dung chứa

2 Sở tàng: là đối tượng được dung chứa hay sự dung chứa

3 Ngã ái chấp tàng: nghĩa là thức này thường bị Mạt na thức chấp

làm ngã, như là một đối tượng bản ngã, là cái tôi của nó

Như vậy, công dụng của Alạida thức là chuyên chứa các hạt giống của tất cả các sự vật hiện tượng, trong đó bao gồm các ảnh tượng, kinh nghiệm,hoạt động, tư duy, khái niệm, tri giác và ngôn từ sự vật ở ngoài và các thức trước thu nhận được cái gì thì nó giữ cái

đó, nhưng chúng ở dạng ngủ yên, tĩnh lặng Khi các hạt giống đang ngủ yên trong Tàng

thức thì gọi là nhân và sự hiện khởi của nó thì gọi là quả Những hạt giống (chủng tử) ở

trạng thái ngủ yên, khi gặp thuận duyên và hoàn cảnh phù hợp, nó hiện khởi (hiện hành)

Mạt na thức thường đóng vai trò liên kết, là trung gian giữa Alạida thức và Ý thức Khi Ý

thức thu nhận những tín hiệu từ 5 thức giác quan, Mạt na có vai trò chuyển vào Alạida thức, vì thế Mạt na cho rằng toàn bộ những gì ý thức đưa vào cất giữ trong Alạida đều là cái tôi của mình Nhóm năng biến thứ 3 không phải chỉ một như hai thức trước mà gồm một nhóm có 6 thức: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỵ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý

thức.Trước tiên là Ý thức - là tư tưởng, so sánh, phân biệt và suy luận Ý thức khi kết

hợp với năm thức còn lại (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỵ thức, Thiệt thức, Thân thức), nhận

Trang 8

thức tất cả sự vật, tổng hợp những điều tai nghe, mắt thấy để nhận biết sự vật “Ý thức:

khả năng tư tưởng, phân biệt hình tướng, cảm xúc, ưa thích, chịu được hay không chịu được…” Năm thức được hình thành từ ngũ giác Đó là các phạm vi thấy biết qua mắt, tai, mũi, lưỡi và thân thể - là khả năng nhận thức trực tiếp của chủ thể về đối tượng Chính

việc phân chia rõ ràng và cụ thể vai trò của từng thức trong quá trình nhận thức, giáo lý

“Tám thức” đã tìm ra một cách thức riêng, giúp chủ thể xác định những công cụ cần thiết trong quá trình nhận thức thế giới, từ đó chỉ ra, con người phải dựa vào đâu trong cơ chế tâm thức ấy để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hành vi sống của mình một cách phù

hợp

2.2 Quan Niệm về thế giới của Phật Giáo trong thành duy thức

Bàn về thế giới và những bộ phận cấu thành thế giới, giáo lý Duy thức tập trung chủ yếu

ở lý thuyết Bách pháp Duy thức thâu tóm Bách pháp trong năm vị gồm: tâm vương pháp, tâm sở hữu pháp, sắc pháp, tâm bất tương ưng hành pháp và vô vi pháp

2.2.1/ Lý tưởng thế giới quan: (quan niệm về thế giới lý tưởng): theo tinh thần Phật giáo, đây là một thế giới thường trụ, thuần túy chân thiện mỹ, an lạc không hư vọng, không sinh diệt biến hoại Hay còn gọi là thế giới chân như tịch tĩnh Thế giới này được thành

tựu trải qua những giai đoạn loại trừ ngã chấp, pháp chấp Duy Thức Quán và chuyển từ tám thức thành bốn trí như thật của một chúng sanh Nói về thế giới này dường như là sự

mơ tưởng, nhưng thật ra nó là kết quả hoàn hảo nhất của hành giả đạt được cảnh giới rốt ráo Cho nên gọi là thế giới lý tưởng

2.2 2/ Hiện Tượng Thế Giới Quan (quan niệm về thế giới hiện tượng): thế giới hiện tượng là những cảnh giới vô thường sinh diệt, biến hóa không ngừng Theo Duy Thức

Học thế giới này được thiết lập từ cơ sở của vô minh vọng thức, kết hợp với nguyên liệu

tứ đại tạo thành Thế giới này được nhận xét qua hai loại:

 Hữu tình thế gian: là thế giới dung chứa tất cả chúng sanh có sự sống, có nhận thức, và cảm giác nóng lạnh khổ vui được thiết lập trên cơ sở của ngũ uẩn từ nơi

tứ đại thanh khí trong một thân thể của chúng sinh gọi là sắc ấm Sự tái sinh của chúng sinh trong thế giới này được duy trì bởi thân trung ấm Thế giới này chính

là chánh báo của mỗi chúng sanh

 Khí thế gian: là thế giới thuộc về y báo của chúng sanh hữu tình Khí thế gian có

loại được thiết lập bằng chất liệu khí quyển (năng lực chuyển động của phong luân

và sức hút của cọâng nghiệp qua hệ thống kiến phần của Alaya thức), có loại được xây dựng bằng chất liệu ngũ ấm, có loại được xây dựng bằng chất liệu vọng thức Khí thế gian gồm có các cảnh giới như sau:

+Dục giới: bao gồm Ngũ Thú Tạp Cư Địa (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhơn, thiên) +Sắc giới: Sơ thiền ly sanh hỷ lạc địa, Nhị thiền định sanh hỷ lạc địa, Tam thiền ly hỷ diệu lạc địa, Tứ thiền xả niệm thanh tịnh địa

+Vô sắc giới: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ

Vậy bản thể vũ trụ hay nhân sinh là gồm đủ các công năng huyền diệu siêu tuyệt Thức ấy hình thành Công năng siêu tuyệt ấy cũng chính là Không Vì tất cả đều do thức biến

hiện Sự biến hóa ra vạn hữu vũ trụ là moọt hoạt động dĩ nhiên dô các công năng ấy tự nó làm nhân duyên nhân quả lẫn nhau mà sinh hóa, chứ không “đấng” nào làm chủ cả Nên đối với vấn đề Vũ trụ quan Phật giáo bao giờ cũng chủ trương thuyết Duyên khởi Muôn

vật đều do “nhân duyên” mà có Ơũ trong hiện tượng giới ta thấy nuôn vật có sinh có

diệt, có thỉ có chung, biến chuyển vô thường Nhưng nếu xét toàn thể vũ trụ đứng về bản

thể Thực Tại thì vượt ra ngoài sinh, diệt, thỉ, chung mà vạn hữu là thường trụ, trong chuỗi nhân quả nối tiếp không ngừng, nhân của cái này là quả của cái nọ, quả của cái nọ là

Trang 9

nhân của cái kia, triển diễn cùng khắp, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai, ngược về trước tìm đâu thấy có thỉ, ngó lại về sau chẳng thấy có chung, sự biến chuyển

vô thường chẳng qua là sự thay đổi về trạng thái mà thôi Hoặc lại làm cái nhân cho tái sinh, mất rồi lại có, nhân quả tuần hoàn, nhân duyên trùng điệp, ấy là nhân quả tương quan của nhân sinh và vũ trụ, mà đức Phật đã thấy rõ, chứng rõ, thuyết minh ra, chứ không phải suy luận hay ức đoán.Vạn hữu vũ trụ đã do nhân duyên nhân quả mà có, thì

giữa cái hiện tượng là một dây quan hệ, mật thiết chằng chịt lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau, nên Phật giáo bao giờ cũng xem vũ trụ là một khối duy nhất, nhịp nhàng, chứ không phải từng cá thể riêng biệt mà “ người ta hay muôn vật” là những phần tử của cái toàn thể, nhưng phần tử ấy có một xã hội tính triệt để, tức là tính Duyên khởi Muôn vàn cảnh tượng biến hiện trên thế gian như những làn sóng trùng trùng điệp điệp trên biển cả Sóng tức nước, hiện tượng tức bản thể, to như vầng thái dương, nhỏ như vi trần, đều là

hiện thân của chân lý Đức Phật là đấng sáng suốt Từ Bi rộng lớn, các đệ tử Phật luôn luôn sống bên người, gần vật, để sang sẽ lòng thương, chia vui bớt khổ, đặng sống nhịp nhàng theo bản thể vô biên và tuyệt đích

2.2 Phương pháp quán Vạn pháp vốn không để đạt đến giải thoát

Theo đạo Phật thì không có khổ đau với người không có sở hữu Vô sở hữu có nghĩa là không chấp thủ, bám víu vào các pháp Có nghĩa là hành giả phải sống tuỳ duyên không

cố chấp, thì mới không có khổ đau và hợp với đạo Như sơ tổ Trúc Lâm nói trong Cư

Trần Lạc Phú:

“Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền

Dịch:

Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn nhọc ngủ liền Trong nhà có báu thôi tìm kiếm Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền”

Vậy, cái “vô sở hữu” ở đây phải hiểu thế nào theo phương pháp quán vạn pháp vốn không? Theo người viết, đây là người đã phá được Ngã và Pháp Tức là đã thấy được Ngã không và Pháp không Nay người viết xin giới thiệu một pháp quán tâm đắc, mong

có lợi ích đến với các độc giả.Khi đã nói “vạn pháp vốn không” có nghĩa là Ngã không

và Pháp không, cũng có nghĩa là Nhân sinh không mà Thế giới cũng không Bởi vì như

đã nói ở trên các pháp đều do Thức biến, do Nhân duyên hòa hợp mà sanh Cho nên, dù

là các pháp hữu lậu hay vô lậu đều từ thức biến chuyển sinh ra, do tâm phân biệt cố chấp

mà có Cũng như nói Vô minh và Chơn như; Địa ngục và Niết bàn… bởi vì khi có Vô Minh Phiền Não thì mới phân biệt có Chơn Như Hay nói khác hơn là lập ra Chơn như để đối trị với Vô minh Phiền não, để chúng sanh thấy rõ mà tu hành chứ Chơn như và Phiền não là lập ra hai pháp đối lập khi còn là chúng sanh; khi hết Phiền não thì Chơn như cũng không còn, nó chỉ là một thể nhất như không nhơ không sạch không danh không tự Cũng như khi chúng sanh còn mê muội thì mới có nói Niết bàn để chúng sanh hướng tới và đi

về Vì Niết bàn là chỗ hết phiền não trong tâm chúng sanh, khi hết phiền não thì liền có Niết bàn chứ đâu cần phải đi tới Niết bàn Như vậy, Vô minh như những đợt sóng trồi lên

sụt xuống nhưng kì thực nó cũng vẫn là nước nằm trong đại dương bao la không thêm không bớt Nếu có thêm chẳng qua ta thêm cho nó một danh từ là “sóng” mà thôi, nhưng tánh của nó cũng vẫn là tánh của nước không gì khác.Vì thế, ta biết không cần gây nhân

vô lậu gì cả, vì các chủng tử vô lậu trong Alaya là chánh nhân để thành Phật, gọi là Phật

Trang 10

tánh, cũng gọi là Chơn như đã có sẵn rồi, nếu còn gây nhân tức là còn hữu lậu Chỉ cần không gây nhân thì những chủng tử vô lậu tự phát sinh Tự phát sinh đây có nghĩa là đã

có sẵn không cần tìm kiếm, không cần gây nhân gì nữa cả Do đó, ta phải biết Chơn như

là một thể trong sáng bất biến không một sự ô nhiễm, không một sự phân biệt, có sẵn và thuần túy Còn Vô minh là phiền não chấp trước có cùng một lúc với Chơn như tức là từ

vô thỉ Tức là nó có phân biệt khi Chơn như không giữ được thể tánh trong sáng của chính mình (vì có vô minh) Vì có Chơn như cùng ở chung với Vô minh nên bất giác sanh nhiễm pháp nên huân tập lại Chơn như, vì có sự huân tập lại này nên có vọng tâm,

vì có vọng tâm nên có vọng cảnh (chỉ vì ta cho rằng huân tập lại nên có vọng tâm và

vọng cảnh nhưng thực tế thì vạn pháp đều có đủ nơi Alaya không cần phải huân tập lại) Nên ta xác nhận rằng Chơn như và Vô minh đồng thời có, có từ vô thỉ nhưng bất giác

vọng động Vô minh phát khởi và hiện hành ta thấy Vô minh có sau Chơn như, thật ra nó

chỉ hiện khởi trong một giai đoạn mà Chơn như không giữ thể tánh của mình được trọn

vẹn nên Vô minh phát khởi (vì Vô minh ở chung với Chơn như) Vô minh và Chơn như cùng nằm trong Alaya thức, những chủng tử hữu lậu gọi là Vô minh, những chủng tử vô

lậu gọi là Chơn như Tuy hai mà một, tuy một mà hai Vô minh phiền não vốn đủ từ xưa đến nay chứ không phải nay mới huân tập Cái nay mới huân tập (tạm gọi là huân tập) đó chỉ làm cho lớn mạnh cái sẵn có trong Alaya thức mà thôi Cho nên ta biết cái huân tập này chẳng qua là cái Vô minh phiền não từ vô thỉ trồi lên sụt xuống như làn sóng không

dừng từ đời này qua đời khác tạo cho ta có cảm giác còn huân tập hoặc phát ra, nhưng kỳ

thực nó đầy đủ không thêm không bớt từ xưa đến nay Chỉ có thể nói là Chuyển các

chủng tử hữu lậu thành chủng tử vô lậu mà thôi Muốn dứt trừ Vô minh, nói dứt trừ chứ

thật ra không phải dứt trừ mà là Chuyển Tức là Alaya thức sẽ được ngăn ngừa không cho phát triển chủng tử hữu lậu nhiễm ô và dần dần Chuyển nó trở thành vô lậu chủng tử Lúc

đó trong Alaya thức hoàn toàn thanh tịnh trong sáng một thể nhất như gọi là Alaya thức chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí, khi thức này chuyển thành trí thì bảy thức trước cũng chuyển thành trí hết, lúc đó hành giả thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác

Ngày đăng: 30/11/2022, 19:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w