Việc phân tich môi trường bên ngoài giúp ích gì cho nhà quản trị tổ chức? A.Phân tích tác động của môi trường nói chung 1. Khái niệm môi trường Môi trường hoạt động của tổ chức là tổng hợp các yếu tố từ bên trong cũng như từ bên ngoài thường xuyên tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. 2. Phân loại môi trường Căn cứ theo phạm vị và cấp độ, có thể phân loại môi trường thành các loại sau: Môi trường bên ngoài: Bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài gồm 3 cấp độ: - Môi trường toàn cầu: Được hình thành từ các yêu tố kinh tế, chính trị-pháp lí, văn hóa xã hội, dân số, tự nhiên, công nghệ… ở phạm vi toàn cầu. - Môi trường tổng quát: Môi trường tổng quát: Bao gồm các yếu tố như kinh tế, chính trị-pháp lí, văn hóa xã hội, dân số, tự nhiên, công nghệ… ở phạm vi một quốc gia. - Môi trường ngành (Môi trường tác nghiệp): Được hình thành tùy thuộc vào những điều kiện sản xuất kinh doanh từng ngành. Môi trường này bao gồm các yếu tố như: Khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, những người cung cấp và các nhóm áp lực. Môi trường nội bộ: Bao gồm các yếu tố bên trong của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường nội bộ bao gồm nhiều yếu tố như: Nguồn nhân lực của doanh nghiệp, khả năng nghiên cứu phát triển, cơ sở vật chất, tài chính, văn hóa tổ chức…
Trang 1Chuyên đề 3 (câu 6)
Việc phân tích môi trường bên ngoài giúp ích gì cho nhà QT tổ chức /doanh nghiệp Hãy nêu ví dụ về ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạt động của một
tổ chức / doanh nghiệp cụ thể.
Trang 2Việc phân tich môi trường bên ngoài giúp ích gì cho nhà quản trị tổ chức?
A.Phân tích tác động của môi trường nói chung
1 Khái niệm môi trường
Môi trường hoạt động của tổ chức là tổng hợp các yếu tố từ bên trong cũng như từ bên ngoài thường xuyên tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của
tổ chức
2 Phân loại môi trường
Căn cứ theo phạm vị và cấp độ, có thể phân loại môi trường thành các loại sau:
Môi trường bên ngoài: Bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Môi trường bên ngoài gồm 3 cấp độ:
- Môi trường toàn cầu: Được hình thành từ các yêu tố kinh tế, chính trị-pháp lí, văn hóa xã hội, dân số, tự nhiên, công nghệ… ở phạm vi toàn cầu
- Môi trường tổng quát: Môi trường tổng quát: Bao gồm các yếu tố như kinh tế, chính trị-pháp lí, văn hóa xã hội, dân số, tự nhiên, công nghệ… ở phạm vi một quốc gia
- Môi trường ngành (Môi trường tác nghiệp): Được hình thành tùy thuộc vào những điều kiện sản xuất kinh doanh từng ngành Môi trường này bao gồm các yếu tố như: Khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, những người cung cấp và các nhóm áp lực
Môi trường nội bộ: Bao gồm các yếu tố bên trong của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Môi trường nội bộ bao gồm nhiều yếu tố như: Nguồn nhân lực của doanh nghiệp, khả năng nghiên cứu phát triển, cơ sở vật chất, tài chính, văn hóa tổ chức…
3 Vai trò của yếu tố môi trường
Một tổ chức không tồn tại biệt lập mà thường xuyên tác động qua lại với môi trường Nếu diễn tiến theo hướng thuận lợi, môi trường có thể tạo ra cơ hội thuận lợi cho hoạt động của tổ chức Ngược lại, nó có thể đe dọa và gây thiệt hại cho tổ chức Do đó, để
Trang 3quản trị một tổ chức hiệu quả không chỉ đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề nội bộ mà quan trọng hơn là phải quản trị được các yếu tố tác động từ môi trường
Nhìn chung, môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức ở các mặt sau:
• Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp
• Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
• Kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Các nhà quản trị cần dành nhiều thời gian để khảo sát và dự đoán yếu tố biến đổi của môi trường và coi đó như công việc đầu tiên phải tiến hành thường xuyên trong hoạt động của mình Việc phân tích các yếu tố môi trường có thể giúp cung cấp cho nhà quản trị những dữ liệu quan trọng, làm cơ sở cho việc ra quyết định và thực hiện quyết định quản trị Nhờ đó, doanh nghiệp có thể:
• Xác định được hiện trạng môi trường + Dự báo những xu hướng biến động tại từng thời điểm
• Nhận định được những tác động có tính chất thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp từng thời điểm
• Chủ động định hướng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mình một cách linh hoạt nhằm giảm thiểu các rủi ro và tận dụng cơ hội
4 Lưu ý khi phân tích môi trường
Nghiên cứu môi trường là một tiến trình cần được thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng Để thành công, nói chung các nhà quản trị đều cần:
Xem xét ở cả trạng thái tĩnh và động Nhờ đó, việc tìm hiểu môi trường giúp các nhà quản trị có được thông tin đầy đủ và hữu ích để đưa ra quyết định quan trị hiệu quả nhất
- Ở trạng thái tĩnh, cần xác định: Kết cấu của môi trường; Tính chất, tình trạng
và và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong kết cấu đối với hoạt động của doanh nghiệp
Trang 4- Ở trạng thái động, cần chú ý: Dự đoán xu hướng vận động và biến đổi của từng loại yếu tố và từng loại môi trường; Mối quan hệ tác động qua lại của các yếu
tố và các cấp độ môi trường
Phương diện quốc tế trong nghiên cứu môi trường
B.Phân tích tác động của môi trường bên ngoài
Thực tiễn quản trị ở các tố chức, doanh nghiệp ngày càng khẳng định cách thức quản trị phụ thuộc vào tính chất của môi trường, đặc biệt là phải hướng ra bên ngoài và điều chỉnh tùy thuộc vào những xu hướng của môi trường bên ngoài – vốn là những yếu tố mà doanh nghiệp ít có khả năng tác động và thay đổi Do đó, có thể nói, trong thời đại ngày nay, các doanh nghiệp muốn thành công phải có khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng và đa diện của môi trường bên ngoài
Sau đây, chúng ta sẽ đi vào phân tích vai trò của từng loại môi trường bên ngoài cụ thể đối vớ tổ chức
1 Môi trường toàn cầu
Khái niệm: Được hình thành từ các yêu tố kinh tế, chính trị-pháp lí, văn hóa xã hội,
dân số, tự nhiên, công nghệ… ở phạm vi toàn cầu
Một số các yếu tố của môi trường toàn cầu mà các nhà quản trị cần quan tâm bao gồm:
• Các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội tại các quốc gia, khu vực và toàn thế giới
• Các rào cản về thuế quan và văn hóa
• Sự hình thành và phát triển của các khu vực tự do thương mại
• Sự tồn tại, phát triển, cơ chế vận hành và những ảnh hưởng của các tổ chức kinh tế lớn
• Các tác động của những định chế tài chính quan trọng trên thế giới
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang lan rộng như hiện nay, sự ảnh hưởng của môi trường toàn cầu đến hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia nói chung cũng như đối với từng doanh nghiệp nói riêng là không thể tránh khỏi Những cơ hội và đe dọa trực tiếp
Trang 5hoặc gián tiếp mà những biến động của môi trường toàn cầu đặt ra cho các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng to lớn
VD: Tác động lan truyền của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; Chỉ số chứng khoán của Việt Nam bị tác động bởi các biến động của thị trường chứng khoán của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật, EU ; Những tác động do biến động trong giá trị của các ngoại tệ mạnh.
Do đó, vấn đề nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế không chỉ có ý nghĩa với các doanh nghiệp có địa bàn hoạt động ở môi trường nước ngoài mà ngay cả những doanh nghiệp chỉ hoạt động ở thị trường trong nước cũng cần nghiên cứu
Yêu cầu đặt ra cho nhà quản trị là phải có năng lực nhận thức và dự báo những thay đổi của môi trường toàn cầu, từ đó chủ động định hướng kế hoạch hoạt động của tổ chức một cách linh hoạt nhằm giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội
2 Môi trường tổng quát
Đặc điểm tác động của môi trường tổng quát:
• Ảnh hưởng lâu dài đến các doanh nghiệp
• Công ty khó có thể ảnh hưởng và kiểm soát được
• Sự thay đổi của môi trường tổng quát có tác dụng làm thay đổi cục diện của môi trường ngành và môi trường nội bộ
• Mỗi yếu tố của môi trường tổng quát có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác
• Mức độ tác động và tính chất tác động của loại môi trường này khác nhau theo từng ngành, thậm chí theo từng doanh nghiệp
Sau đây là một số các yếu tố của môi trường toàn cầu mà các nhà quản trị cần quan tâm:
2.1 Môi trường kinh tế
Một số yếu tố cơ bản thường được quan tâm nhất:
• GDP, GNP: Quyết định dung lượng thị trường
Trang 6• Thu nhập thực tế bình quân đầu người: Tác động đến quy mô và tính chất của thị trường
• Lạm phát: Ảnh hưởng đến sức mua, sự lành mạnh của nền kinh tế, tính rủi ro trong đầu tư
• Lãi suất: Tác động đến nguồn vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp, khả năng mở rộng/thu hẹp sản xuất, sức tiêu thụ của khách hàng
• Thuế: Chi phí của doanh nghiệp
• Thị trường chứng khoán: Ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như tạo ra cơ hội hoặc rủi ro cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp
• Cán cân mậu dịch
• Tỷ giá
Đặc điểm tác động:
• Môi trường kinh tế là yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản trị, đặc biệt là quản trị doanh nghiệp
• Tác động có tính trực tiếp hơnvà năng động hơn so với nhiều yếu tố khác của môi trường tổng quát
• Chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau
• Có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp
2.2 Môi trường chính trị và luật pháp
Một số yếu tố cơ bản thường được quan tâm nhất:
• Đường lối chính sách của chính phủ: Vai trò điều tiết vĩ mô Chính phủ vừa là người điều hành kiểm soát, vừa là người cung cấp thông tin vĩ mô, vừa có thể là khách hàng
• Hệ thống pháp luật hiện hành: Những quy luật ràng buộc đòi hỏi tổ chức phải tuân theo
• Diễn biến chính trị trong nước
• Các xu hướng ngoại giao, chính trị
Yêu cầu đặt ra cho nhà quản trị:
Trang 7• Nắm bắt được những quan điểm, quy định, ưu tiên, những chương trình chi tiêu của chính phủ
• Trong điều kiện có thể, tổ chức còn phải cố gắng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể phải vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra môi trường thuận lợi
• Hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật
• Nhạy cảm với những thay đổi biến động về các xu hướng chính trị, đối ngoại
2.3 Môi trường văn hóa xã hội
Khái niệm: Những chuẩn mực giá trị được chấp nhận bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể
Một số yếu tố cơ bản thường được quan tâm nhất:
• Những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, xu hướng chọn nghề nghiệp
• Những phong tục, tập quán, truyền thống
• Những quan tâm và ưu tiên của xã hội
• Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội
Đặc điểm tác động:
• Là cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị tổ chức
• Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa xã hội một phần là hệ quả của những tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác
• Tác động dài hạn
• Tác động tinh tế đến mức đôi khi khó mà nhận biết được
• Phạm vi tác động thường rất rộng
Yêu cầu đặt ra:
• Có chiến lược thích ứng để đáp ứng với từng khu vực có đặc điểm văn hóa khác nhau
• Các công ty hoạt động trên nhiều quốc gia có thể sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố văn hóa và do đó cần xây dựng chiến lược thích ứng
Trang 8• Môi trường văn hóa xã hội có nhiều biến động, thay đổi rất tinh tế Do đó, không những phải nhận thức được những nét văn hóa đang hiện diện mà còn phải dự báo chiều hướng biến đổi của chúng trong tương lai để có thể chủ động trong chiến lược quản trị
2.4 Môi trường dân số
Một số yếu tố cơ bản thường được quan tâm nhất:
• Tổng dân số, Tỷ lệ tăng của dân số
• Tuổi tác, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, phân phối thu nhập
• Tuổi thọ, tỷ lệ sinh-tử
• Các xu hướng chuyển dịch dân số
Đặc điểm tác động:
• Một yếu tố quan trọng, thường xuyên ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường tổng quát, đặc biệt là có thể ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế:
• Cung cấp những thông tin quan trọngcho các nhà quản trị trong việc hoạch định chiến lược
2.5 Môi trường tự nhiên
Một số yếu tố cơ bản thường được quan tâm nhất:
• Vị trí địa lý
• Khí hậu
• Cảnh quan thiên nhiên
• Địa hình
• Đất đai
• Tài nguyên khoáng sản
• Mức độ ô nhiễm
Đặc điểm tác động:
• Luôn là một yếu tố quan trọng trong đời sống con người
• Một trong những yếu tố quyết định đầu vào sản xuất
• Trong nhiều trường hợp, các điều kiện tự nhiên là một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ
Trang 9• Môi trường tự nhiên đang có những biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng trong giai đoạn gần đây
Yêu cầu đặt ra:
• Ưu tiên phát triển các hoạt động có khả năng khai thác tốt các điều kiện và lợi thế của môi trường tự nhiên trên cơ sở đảm bảo sự duy trì, tái tạo và làm phong phú thêm nguồn tài nguyên sẵn có
• Phải có ý thức tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên Chuyển dần từ
sử dụng các nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo sang các nguồn tài nguyên bền vững hơn hoặc các vật liệu nhân tạo
• Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm theo hướng thân thiện hơn với môi trường
2.6 Môi trường công nghệ
Đặc điểm tác động:
Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp
- Áp lực và đe dọa mà sự phát triển công nghệ tạo ra bao gồm: Sự xuất hiện nhanh chóng của các sản phẩm mới thay thế đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu; Công nghệ mới xuất hiện khiến công nghệ cũ nhanh chóng lỗi thời; Những người xâm nhập mới xuất hiện nhanh làm tăng áp lực cạnh tranh; Vòng đời công nghệ rút ngắn nhanh chóng tạo ra áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao
- Cơ hội dọa mà sự phát triển công nghệ tạo ra bao gồm: Giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh, đặc biệt là cho những doanh nghiệp mới; Tạo điều kiện để phát triển và hoàn thiện sản phẩm ở các ngành; Giúp hạ giá thành
và nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời mở rộng tính năng sản phẩm và tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị trường mới
Ngày càng có ý nghĩa quan trọng Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào hiện nay không phụ thuộc vào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại
Trang 10 Áp lực của yêu cầu phát triển công nghệ và mức chi tiêu cho sự phát triển công nghệ khác nhau theo ngành Công nghệ trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng đối với những ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kỹ thuật nhanh
Yêu cầu đặt ra:
Nỗ lực đổi mới công nghệ, bắt kịp và tận dụng đà phát triển khoa học kĩ thuật để tăng khả năng cạnh tranh và tránh nguy cơ bị tụt hậu
Đối với những ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kĩ thuật nhanh chóng, quá trình đánh giá những cơ hội và thách thức mà môi trường công nghệ đem lại là một yếu
tố đặc biệt quan trọng
Đối với những ngành nhận được sự khuyến khích, tài trợ của chính phủ cho việc nghiên cứu phát triển, cần tranh thủ cơ hội từ sự trợ giúp này
3 Môi trường ngành (Môi trường tác nghiệp)
Đặc điểm tác động của môi trường ngành:
• Môi trường tác nghiệp quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó
• Hình thành tùy thuộc vào đặc điểm từng ngành
• Có tác động trực tiếp và thường xuyên đến kết quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp
• Được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm
3.1 Khách hàng
Ảnh hưởng:
• Một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh tranh
• Quyết định đầu ra cho doanh nghiệp
Yêu cầu đặt ra:
• Khảo sát cẩn trọng, tập trung làm rõ một số khía cạnh như:
- Khách hàng là ai? Nhu cầu và thị hiếu của họ? Những khuynh hướng trong tương lai của khách hàng
- Ý kiến của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp?
- Mức độ trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp
Trang 11- Áp lực hiện tại của khách hàng đối với doanh nghiệp và xu hướng sắp tới
• Thiết lập chiến lược tiếp cận phù hợp
3.2 Người cung ứng
Ảnh hưởng:
• Cung ứng các nguồn lực đầu vào cho doanh nghiệp
• Một số nhóm nhà cung ứng có thể tạo ra các chính sách và qui định ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Yêu cầu đặt ra:
• Tìm hiểu rõ về nhà cung ứng, tạo được mối quan hệ gắn bó, tin cậy
• Đa dạng hóa nguồn cung ứng để tránh tình trạng bị động, phụ thuộc
3.3 Đối thủ cạnh tranh
Áp lực cạnh tranh trong thời điểm hiện nay ngày càng khốc liệt, có thể đến từ:
• Cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hữu: Nhóm cạnh tranh được quan tâm nhiều nhất
• Nguy cơ xâm nhập mới
• Các sản phẩm thay thế
Yêu cầu đặt ra:
• Nghiên cứu để hiểu rõ đối thủ, so sánh với mình để từ đó đưa ra chính sách thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro
• Tiếp cận khoa học, tránh chủ quan trong đánh giá
• Nâng cao năng lực bản thân, tận dụng sự phát triển của công nghệ để tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành
• Tạo ra sự gắn bó trung thành từ phía khách hàng đối với doanh nghiệp
3.4 Các nhóm áp lực xã hội
Bao gồm:
• Cộng đồng dân cư
• Dư luận xã hội
• Các tổ chức công đoàn
• Truyền thông