Giới thiệu về đề tài
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), điều này đã, đang và sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cũng như là những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam Một trong những thách thức đó là ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài với những thương hiệu mạnh và tiềm lực tài chính dồi dào xâm nhập vào thị trường Việt Nam với khát vọng thống lĩnh thị trường Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước thách thức to lớn là làm thế nào để cạnh tranh, tồn tại và phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới chứ không hòa tan? Câu trả lời nằm ở vấn đề làm thế nào nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế đang phát triển năng động, đa đạng, luôn thay đổi và mang tính cạnh tranh khốc liệt đồng nghĩa với việc đào thải là không tránh khỏi đối với các doanh nghiệp yếu kém Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành công nghiệp hay nói cách khác là tìm ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính doanh nghiệp là vấn đề hết sức cấp bách đối với những doanh nghiệp Việt Nam nhằm tồn tại, nâng cao vị thế cạnh tranh, phát triển bền vững và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới
Ngành công nghiệp nhựa Việt Nam là một ngành công nghiệp còn non trẻ, có nhiều cơ hội, tiềm năng để phát triển Trong 5 năm trở lại đây, ngành công nghiệp nhựa Việt Nam phát triển khá nhanh, đặc biệt là phân ngành nhựa bao bì và nhựa xây dựng Theo thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam, phân ngành nhựa xây dựng Việt Nam là một trong những phân ngành trọng điểm của quốc gia, trong năm 2011 nhựa xây dựng Việt Nam đạt 21% tổng sản lượng ngành Đi cùng với sự phát triển của ngành nhựa, các công ty nhựa Việt Nam đẩy mạnh đầu tư chất xám, công nghệ cũng như đầu tư nghiên cứu nhằm phát triển sản phẩm cung cấp cho thị trường trong cũng như ngoài nước Song song với quá trình đầu tư công nghệ phát triển sản phẩm là quá trình nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty nhựa Việt Nam được đặt ra là một vấn đề tối quan trọng để ngành nhựa Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên thị trường nội địa và thế giới còn nhiều tiềm năng của ngành công nghiệp nhựa
Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến là một trong những doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhựa xây dựng sản xuất ống nước Công ty nhựa Tân Tiến cũng không nằm ngoài xu thế phát triển của ngành nhựa Việt Nam Vấn đề đặt ra cho công ty nhựa TânTiến là phải tồn tại và khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp Nhựa Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều cơ hội cũng như thách thức, đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phần Nhựa Tân Tiến giai đoạn 2012-2017”
Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Nhựa Tân Tiến
- Xác định các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến trong giai đoạn 2012-2017.
Phương pháp nghiên cứu
Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là nguồn đa dữ liệu:
- Dữ liệu do Công Ty CP Nhựa Tân Tiến cung cấp
- Dữ liệu về ngành nhựa Việt Nam, thông tin về công ty cổ phần Nhựa Tân Tiến và các đối thủ trong ngành thông qua các tập chí, báo cáo chuyên ngành, tổng kết ngành, các niên giám, báo đài, website liên quan…
- Các dữ liệu khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu thu thập được từ các bảng điều tra người tiêu dùng về sản phẩm ống nhựa của Công ty CP Nhựa Tân Tiến, từ phỏng vấn khách hàng mục tiêu.
Phương pháp nghiên cứu
- Xác định được các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Nhựa Tân Tiến thông qua thảo luận nhóm với các cán bộ hiện đang làm việc tại Công ty cổ phần nhựa Tân Tiến và phỏng vấn sâu một số khách hàng mục tiêu để khám phá các yếu tố hình thành năng lực cạnh tranh của ngành nhựa – sản phẩm ống nhựa xây dựng
- Xây dựng thang đo với các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa của Công ty CP Nhựa Tân Tiến
- Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng trong phân tích nguồn đa dữ liệu để đưa ra giải pháp cho đề tài nghiên cứu
- Khảo sát khách hàng tiêu thụ sản phẩm ống nhựa xây dựng bằng Bảng câu hỏi
- Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được điều chỉnh, phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS đưa ra các kết quả phục vụ mục tiêu nghiên cứu đưa ra.
Kết cấu luận văn …
Đề tài sẽ có kết cấu như sau:
Phần mở đầu Chương 1 : Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh
Chương 2 : Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến giai đoạn 2012 -2017
Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Theo Karl Marx “Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”
Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải là tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ co thể lựa chọn mình mà không đến với dối thủ cạnh tranh (Michael Porter, 1996)
Như vậy, theo Michael Porter thì cạnh tranh là giành lấy thị phần trong kinh doanh Bản chất của cạnh tranh là để tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi
1.1.2 Các quan điểm về cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại, …) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi tr0ường sinh thái
1.1.2.1 Quan điểm về cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh là các hoạt động kinh tế trong kinh doanh trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng Trong cạnh tranh không lành mạnh sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một cuộc chiến Hậu quả thường thấy sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi
1.1.2.2 Quan điểm về cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, doanh nghiệp nào bằng lòng với vị thế hiện tại trên thị trường mà không có sự cải tiến hoặc thay đổi phát triển sẽ nhanh bị rơi vào tình trạng tụt hậu và bị đào thải Do đó các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích và đánh giá đúng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường để tập trung nguồn lực, vật lực, nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế nhằm tồn tại và phát triển
Lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí của doanh nghiệp đã phải bỏ ra Giá trị là mức mà người mua sẵn lòng thanh toán, và một giá trị cao hơn (superior value) xuất hiện khi doanh nghiệp chào bán các tiện ích tương đương nhưng với mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh; hoặc cung cấp các tiện ích độc đáo và người mua vẫn hài lòng với mức giá cao hơn bình thường (Michael Porter – Lợi thế cạnh tranh,
(Nguồn : Micheal Porter, “ Competitive Advantage”, 1985, trang 12)
Hình 1.1 Các lợi thế cạnh tranh của Michael Porter
Khi một doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được những việc mà các đối thủ khác không thể làm được Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp Do vậy mà các doanh nghiệp đều cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên điều này thường rất dễ bị xói mòn bởi những hành động bắt chước của đối thủ
1.1.3.1 Các cơ sở của lợi thế cạnh tranh
Quan điểm của tổ chức công nghiệp IO (Industrial Organization) tập trung vào cơ cấu lực lượng trong một ngành, môi trường cạnh tranh của các công ty và ảnh hưởng của chúng tới lợi thế cạnh tranh Michael Porter, giáo sư đại học Harvard, người nổi tiếng đã ủng hộ quan điểm này Theo ý kiến của ông, xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh là phân tích các lực lượng bên ngoài, sau đó quyết định và hành động dựa trên kết quả thu được Mối quan tâm lớn của quan điểm IO là doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh như thế nào, đồng thời quan điểm IO cho rằng lợi thế cạnh tranh liên quan tới vị trí trong ngành
Mô hình 5 tác lực cạnh tranh nắm bắt được ý tưởng chính về lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Porter, 5 tác lực cạnh tranh xác định những quy luật cạnh tranh trong bất cứ ngành công nghiệp nào Mục đích của việc phân tích cấu trúc ngành là nhằm
Chi phí thấp Khác biệt hóa
CHI PHÍ 2 KHÁC BIỆT HÓA
3A TẬP TRUNG VÀO CHI PHÍ
3B TẬP TRUNG VÀO SỰ KHÁC BIỆT HÓA xác định những nhân tố then chốt cho cạnh tranh thành công, cũng như nhận ra các cơ hội và mối đe dọa là gì? Chìa khóa thành công nằm ở khả năng khác biệt của doanh nghiệp trong việc giải quyết mối quan hệ với các tác lực cạnh tranh đố Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét và phân tích môi trường vĩ mô nhằm xác định những nhân tố quan trọng về phía chính phủ, xã hội, chính trị, tự nhiên và công nghệ để nhận diện các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp
Tuy nhiên để có thể hiểu biết đầy đủ về các lợi thế cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét vai trò của các nguồn lực bên trong công ty
Quan điểm dựa trên nguồn lực RBV (Wernerfelt B (1984), A resource-based view of the firm, Strategic Management Journal 5:171-80) cho rằng để đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh, nguồn lực doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, doanh nghiệp sẽ thành công nếu nó trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất đối với việc kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp RBV không chỉ tập trung phân tích các nguồn lực bên trong mà nó còn liên kết năng lực bên trong với môi trường bên ngoài Lợi thế cạnh tranh sẽ bị thu hút về doanh nghiệp nào sở hữu những nguồn lực hoặc năng lực tốt nhất Do vậy, the RBV, lợi thế cạnh tranh liên quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
Hình 1.2 Vai trò của nguồn lực và năng lực ( Lê Thành Long, 2003)
1 Xác định các nguồn lực, điểm mạnh và điểm yếu khi so với đối thủ
2 Xác định năng lực của công ty? (Công ty có thể làm được những gì?
3 Thẩm định tiềm năng tạo lợi thế cạnh tranh của nguồn lực
4 Lựa chọn chiến lược phù hợp năng lực công ty để khai thác cơ hội KD
5 Xác định các nguồn lực cần bổ sung
Lợi thế cạnh tranh bền vững
1.1.3.2 Cách thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh
Theo James Craig và Rober Grant, lợi thế cạnh tranh được tạo ra theo mô hình sau:
(Nguồn: James Craig và Rober Grant, “Strategy Management”, 1993, trang 63)
Hình 1.3 Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh Để xác định yếu tố thành công then chốt, là nguồn gốc bên ngoài của lợi thế cạnh tranh, trước hết phải phân tích nguồn lực và kiểm toán nội bộ công ty sẽ xác định các nguồn gốc bên trong của lợi thế cạnh tranh, đó là những nguồn lực có giá trị, các tiềm lực tiêu biểu, những năng lực cốt lõi và khác biệt của công ty, từ đó nhận dạng được các lợi thế cạnh tranh trong phối thức và nguồn lực Để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững thì nguồn lực phải có giá trị, nó bao hàm những đặc điểm như hiếm có, có thể tạo ra gá trị khách hàng, có thể bắt chước và thay thể nhưng không hoàn toàn (barney, 1991, trang 105)
Các mô hình phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việc phân tích môi trường bên trong để xác định những điểm mạnh, điểm yếu gắn với quá trình phân tích dây chuyền chuỗi giá trị của doanh nghiệp Do vậy mà doanh nghiệp đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên lợi thế cạnh tranh thường dễ bị mất dần do những hành động bắt chước của đối thủ Do đó cần sớm nhận thức được tác động của các nhân tố bên ngoài cũng như phân tích và tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực của công ty và khai thác tốt chúng thì doanh nghiệp sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh bền vững
1.2.1 Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo Michael Porter, chuỗi giá trị của doanh nghiệp là một chuỗi hoạt động chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra Khách hàng sẽ nhìn nhận và đánh giá giá trị các sản phẩm (đầu ra) của doanh nghiệp theo quan điểm của họ Khách hàng sẽ sẵn sàng trả mức cao hơn cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nếu như họ đánh giá cao và ngược lại, nếu họ đánh giá thấp họ sẽ trả mức giá thấp Do đó hoạt động của doanh nghiệp là các hoạt động chuyển hóa làm gia tăng giá trị sản phẩm Các hoạt động chuyển hóa làm gia tăng giá trị phân thành 2 loại hoạt động và 9 nhóm hoạt động như sau:
Cơ sở hạ tầng của công ty Quản trị nguồn nhần lực Phát triển kỹ thuật Cung ứng
Hậu cần đầu vào Vận hành Hậu cần đầu ra
Tiếp thị và bán hàng
(Nguồn: Michael E Porter “ Competitive Advantage” (1985))
Hình 1.5 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
1.2.1.1 Các hoạt động chủ yếu
Bao gồm các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đó là các hoạt động đầu vào, sản xuất, hoạt động đầu ra, marketing và dịch vụ hậu mãi
Hoạt động đầu vào: gắn liền với các yếu tố đầu vào như quản lý vật tư, tồn trữ, kiểm soát tồn kho, kiểm soát chi phí đầu vào
Hoạt động sản xuất: bao gồm tất cả các hoạt động nhằm chuyển các yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng như triển khai sản xuất, quản lý chất lượng, vận hành và bảo trì thiết bị
Hoạt động đầu ra: bao gồm các hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến các khách hàng của công ty: bảo quản, quản lý hàng hóa, phân phối, xử lý các đơn hàng
Marketing: xoay quanh bốn vấn đề chủ yếu: sản phẩm, giá cả, chiêu thị và kênh phân phối Đây là hoạt động có vai trò quan trọng, nếu thực hiện kém sẽ làm cho ba hoạt động trên kém theo
Dịch vụ hậu mãi: đây cũng là hoạt động quan trọng, ngày càng được các nhà quản trị quan tâm Nó bao gồm các hoạt động như lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện khách hàng, giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng
1.2.1.2 Các hoạt động hỗ trợ
Là những hoạt động tác động một cách gián tiếp đến sản phẩm, và nhờ nó mà các hoạt động chính được thực hiện một cách tốt hơn Dạng chung nhất của hoạt động hỗ trợ bao gồm các hoạt động như quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, kiểm soát chi tiêu và cấu trúc hạ tầng của công ty
Bao gồm nhà quản trị các cấp và nhân viên thừa hành ở tất cả các bộ phận Nhà quản trị các cấp là nguồn nhân lực quan trọng, có vai trò lãnh đạo doanh nghiệp Mục đích của việc phân tích nhà quản trị các cấp là xác định khả năng hiện tại và tiềm năng của từng nhà quản trị nhằm xem xét và đánh giá đạo đức nghề nghiệp, các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nhân sự, kỹ năng tư duy và những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị Đối với nhân viên thừa hành, việc phân tích do nhà quản trị thực hiện nhằm đánh giá tay nghề, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và kết quả đạt được trong từng thời kỳ liên quan đến nghề nghiệp và các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong các kế hoạch tác nghiệp, từ đó hoạch định các kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện để nâng cao chất lượng
Công nghệ gắn liền với tất cả các hoạt động tạo giá trị trong một doanh nghiệp
Nó gắn liền với việc đổi mới và đầu tư công nghệ- kỹ thuật, khai thác và sử dụng thiết bị mới, khả năng cạnh tranh công nghệ
Kiểm soát mua sắm chi tiêu Đây là hoạt động thu mua các yếu tố đầu vào được sử dụng trong dây chuyền giá trị của doanh nghiệp Các hoạt động mua sắm được hoàn thiện sẽ dẫn tới yếu tố đầu vào có chất lượng tốt hơn với mức chi phí thấp
Cấu trúc hạ tầng Đóng vai trò hỗ trợ cho toàn bộ các hoạt động trong dây chuyền giá trị kể cả các hoạt động chính cũng như các hoạt động hỗ trợ khác Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như: tài chính và kế toán, những vấn đề pháp luật và chính quyền, hệ thống thông tin và quản lý chung
Muốn có lợi thế cạnh tranh và thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn trung bình, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động tạo ra giá trị với chi phí thấp hơn so với đối thủ hoặc tạo ra sự khác biệt để có thể đặt giá bán cao hơn cho hàng hóa, dịch vụ của mình Từ đó có thể thấy rõ hai phương cách cơ bản tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và thu lợi nhuận cao: thứ nhất, giảm chi phí; thứ hai, tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm để tăng giá trị cho khách hàng và do đó họ sẵn sàng trả giá cao hơn Ngay cả khi doanh nghiệp đặt giá thấp hơn thì vẫn có thể thu được tỷ suất lợi nhuận ngang bằng và khi đó sản phẩm của doanh nghiệp còn có lợi thế về giá thấp nên thu hút được nhiều khách hàng, gia tăng thị phần
Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung tạo ra giá trị chi phí thấp bằng cách cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ thì chưa đủ để cạnh tranh trong dài hạn vì các đối thủ có thể tạo ra sản phẩm với chi phí thấp hơn khi đó doanh nghiệp sẽ mất lợi thế về chi phí thấp Do đó theo Michael Porter thì doanh nghiệp cần phải thực hiện những hành động mang tính chiến lược “ định vị chiến lược” nghĩa là thực hiện các hoạt động trong chuỗi giá trị phải khác hơn so với đối thủ cạnh tranh Chính sự khác biệt đó sẽ tạo cho khách hàng nhiều giá trị hơn và khách hàng sẵn sáng trả giá cao hơn để sử dụng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra Michael Porter cho rằng, lợi thế cạnh tranh không xuất phát từ những hoạt động đơn lẻ trong chuỗi giá trị mà phụ thuộc vào kết quả của sự tương tác phối hợp các hoạt động trong chuỗi giá trị
Như vậy các hoạt động và các quá trình trong nội bộ doanh nghiệp hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, lợi thế đó xuất phát từ việc doanh nghiệp thực hiện các hoạt động và quá trình một cách hiệu quả hơn, ít lãng phí hơn và chi phí thấp hơn, hoặc có những sự khác biệt so với đối thủ và thu hút được mức giá bán sản phẩm cao hơn, nhờ có ưu thế trong cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng được lợi nhuận
1.2.2 Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh dựa trên nguồn lực 1.2.2.1 Nguồn lực
Nguồn lực là tài sản riêng của công ty, bao gồm 2 loại nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình Nguồn lực hữu hình : bao gồm nguồn lực về vật chất và nguồn lực về tài chính Nguồn lực vô hình : bao gồm nhân lực, công nghệ, danh tiếng và các mối quan hệ
1.2.2.2 Xây dựng năng lực cạnh tranh dựa trên các nguồn lực doanh nghiệp
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến
Tổng quan về ngành Nhựa Việt Nam và hiện trạng thị phần, đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần Nhựa Tân Tiến
2.1.1Tổng quan về ngành Nhựa Việt Nam
Trong 5 năm gần đây ngành nhựa Việt Nam phát triển khá nhanh, đặc biệt là phân ngành nhựa bao bì và nhựa xây dựng, cùng với sự phát triển của ngành là các sự đầu tư mạnh về chất xám, công nghệ cũng như việc đầu tư nghiên cứu Điển hình là phân ngành nhựa bao bì hiện đang chiếm 38% tỷ trọng toàn ngành, và chiếm 66% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành (theo SME securities 2011) Ngoài ra, theo thống kê của bộ công thương, phân ngành nhựa xây dựng Việt Nam cũng là 1 trong những phân ngành trọng điểm của quốc gia, trong năm 2011 nhựa xây dựng Việt Nam đạt 21% tổng sản lượng ngành ( Bộ Công Thương) Một điểm khác, cơ cấu tiêu thụ nội địa sản phẩm ngành nhựa Việt Nam hiện đang tăng để bắt kịp cơ cấu tiêu thụ thế giới, theo thống kê năm 2011, bình quân một người Việt Nam tiêu thụ 32kg nhựa/năm, trong khi thế giới là 40kg nhựa/năm
Hình 2.1 Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam 2011 (Nguồn: SME S, năm 2011)
Hình 2.2 Biểu đồ tiêu thụ ngành nhựa tính trên đầu người (người/kg/năm)
Các ví dụ điển hình trên phản ánh một điểm chung cho ngành nhựa Việt Nam:
Sản phẩm và công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam tuy còn hạn chế về sự đa dạng và tối ưu nhưng khi so sánh với khu vực, ngành nhựa Việt Nam có thể sánh ngang tầm Điều đó cũng đồng nghĩa với việc để cùng các nước “láng giềng” cạnh tranh trên cả hai thị trường trong nước và thế giới thì các doanh nghiệp nhựa Việt Nam cần chú tâm đến giá trị thương hiệu, giá trị sản phẩm, và giá trị của khách hàng
Xem xét về vấn đề nguyên phụ liệu ngành nhựa, hiện nay vấn đề này cũng đang là một bài toán khó cho các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam, trong năm
2011 nguồn cung cấp hạt nhựa thế giới rơi vào cảnh Cầu lớn hơn Cung Vào quý 2 và quý 4 năm 2011, giá dầu và gas tự nhiện tăng vọt là ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến ngành nhựa thành phẩm thế giới Tương ứng với nguồn cung bị gián đoạn là nguồn cầu khổng lồ với 42% tổng sản lượng tiêu thụ tại châu Á, 23% tại Châu Âu và 21% tại Bắc Mỹ Yếu tố trên cũng là một trong các rủi ro lớn nhất có thể xảy ra cho ngành nhựa thế giới nói chung và ngành nhựa Việt Nam nói riêng
Hình 2.3 Biểu đồ phân loại hạt nhựa theo nhu cầu
Xét đến nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước: Nguyên phụ liệu ngành nhựa Việt Nam còn cách rất xa so với nguồn cầu Tổng sản lượng hạt nhựa thị trường nội địa chỉ vào khoảng 20% so với nguồn cầu, 80% còn lại phải nhập khẩu từ thị trường nước ngoài Nguồn cung cấp lớn nhất vẫn là từ thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, các tiểu vương quốc Ả Rập chiếm khoảng 51%, với giá thành cao hơn nguyên phụ liệu cũng được nhập khẩu từ Đức, Mỹ, và các nước Châu Âu khác
Việc biến động của thị trường dầu thô trong 3 năm 2008,2009,2010 cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam Tại đỉnh điểm tháng 8/2009 khi giá dầu ở mức $140/ thùng thì giá nguyên liệu đã vào khoảng $1800-$2000/tấn
Tình hình giá nguyên vật liệu leo thang này diễn ra một lần nữa từ tháng 3 đến tháng 9/2009 khi giá dầu từ $40/thùng tăng lên $73/thùng Rồi vào năm 2010 giá dầu thô có phần bình ổn cho đến cuối năm và tăng lên mức $115/thùng vào đầu năm 2011 (theo biểu đồ diễn biến giá dầu và nguyên liệu bên dưới) Theo tình hình thị trường dầu thô không ổn định kéo theo giá nguyên vật liệu ngành nhựa leo thang, các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng dự trữ tồn kho nguyên liệu dẫn đến việc chôn vốn đầu tư, điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt thêm với một bài toán khó là lãi suất ngân hàng
(Nguồn Golden Lotus Securities, năm 2011)
Hình 2.4 Biến giá dầu và nguyên liệu ngành nhựa Đối với ngành nhựa xây dựng, hiện nay có khoảng 180 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vựa này với sản phẩm cung ứng bao gồm ống nhựa uPVC, HDPE, ván lót sàn, cửa nhựa Nguồn cầu của nhựa xây dựng nước ta chủ yếu phụ thuộc vào ngành xây dựng, cấp thoát nước, xử lý nước thải Các thành phầm nhựa xây dựng chủ yếu là uPVC, trong đó giá nguyên phụ liệu chiếm 70 – 80% giá thành sản phẩm Điều này tạo thêm mức độ khó khăn trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhựa xây dựng Việt Nam
2.1.2 Hiện trạng thị phần, đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến
Theo thống kê cuối năm 2011, ngành nhựa xây dựng Việt Nam hiện nay có 2 doanh nghiệp đứng đầu ngành là nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong Trong thị trường miền Nam nhựa Bình Minh đang chiếm 50% thị phần, tức khoảng 25% thị trường cả nước Tại thị trường miền Bắc thì nhựa Tiền Phong đang chiếm 65% thị phần, tức 30% thị phần cả nước Ngoài ra còn có các doanh nghiệp nhựa khác như: Đệ Nhất, Đồng Nai, Đạt Hòa,Minh Hùng, Vĩnh Khánh, Hoa Sen…
(Nguồn: Báo cáo Marketing tháng 2 năm 2012 – Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến)
Hình 2.5 Thị phần ngành nhựa xây dựng Việt Nam 2.1.2.2 Định vị chất lượng và giá bán của sản phẩm Nhựa Tân Tiến
Theo thông tin thu thập và phân tích của Công ty Nhựa Tân Tiến về chất lượng và giá bán của sản phẩm Nhựa Tân Tiến so với các đối thủ có cùng sản phẩm trên thị trường ống nhựa xây dựng như hình minh họa sau đây:
(Nguồn: Báo cáo Marketing tháng 2 năm 2012 – Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến)
Hình 2.6 Biểu đồ định vị chất lượng và giá bán của sản phẩm Nhựa Tân Tiến và các đối thủ cạnh tranh
Tiền Phong Bình Minh Đồng Nai Vĩnh Khánh
Minh Hùng, Đạt Hòa, Đệ Nhất…
Biểu đồ phân tích cho thấy chất lượng của ống Nhựa xây dựng Tân Tiến không hề thua kém chất lượng sản phẩm của hai thương hiệu ống nhựa đứng đầu trong ngành ống nhựa xây dựng Việt Nam là Bình Minh và Tiền Phong và vượt trội hơn hẳn các thương hiệu ống nhựa xây dựng khác trong thị trường như Đạt Hòa, Siêu Thành, Hoa Sen Tuy nhiên, giá cả của sản phẩm nhựa Tân Tiến còn cao so với các đối thủ
Trong thị trường nhựa xây dựng nói chung và thị trường ngành cấp thoát nước nói riêng, các sản phẩm được sắp xếp theo 2 mục đích cạnh tranh khác nhau: ống (trực tiếp) và phụ kiện (gián tiếp) Đối với thị trường sản xuất ống nhựa, thì đa phần các doanh nghiệp đều sản xuất giống nhau do sự ràng buộc của các tiêu chuẩn về độ dày, chiều dài, sai số, áp suất Vì các yếu tố nêu trên, sự khác biệt trong sản phẩm cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được xác định bằng các yếu tố như: độ bền va đập, độ bền kéo, ngoại quan ống, áp suất tối đa Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang loay hoay với việc quảng bá những yếu tố cạnh tranh trên ra thị trường nhằm chiếm lĩnh niềm tin với khách hàng Tuy nhiên, các yếu tố cạnh tranh này không dễ để quảng bá một cách đại trà với lý do là không phải ai cũng hiểu những chỉ số tiêu chuẩn đó Đối với thị trường Việt Nam, con người Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp để khắc phục các rủi ro trong cấp thoát nước, ngoài ra họ còn quan tâm đến vấn đề sức khỏe, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay Như vậy, giải pháp trong việc sử dụng ống nhựa sẽ là điểm mạnh của Nhựa Tân Tiến để mở rộng thị phần trong thị trường ống nhựa xây dựng.
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến
Nghiên cứu định tính nhằm khám phá các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất ống nhựa xây dựng ở cấp độ thị trường
Thông qua thảo luận nhóm với các cán bộ hiện đang làm việc tại Công ty cổ phần nhựa Tân Tiến và phỏng vấn sâu một số khách hàng mục tiêu để khám phá các yếu tố hình thành năng lực cạnh tranh của ngành nhựa – sản phẩm ống nhựa xây dựng
Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với các cán bộ đang làm việc tại công ty cổ phần Nhựa Tân Tiến và phỏng vấn một số khách hàng mục tiêu được thực hiện bằng biện pháp phân tích dữ liệu thứ cấp gồm các dữ liệu phân tích Ngành công nghiệp nhựa Việt Nam trong những năm gần đây, dữ liệu của Công ty cổ phần Nhựa Tân Tiến: qui trình sản xuất, kinh doanh các dữ liệu sản lượng sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận…
Nghiên cứu này được thực hiện vào tháng 05/2012, dàn bài thảo luận được trình bày trong phụ lục 1- Dàn bài thảo luận nhóm
Kết quả nghiên cứu định tính
Qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn khách hàng mục tiêu, chúng tôi xác định có 23 chỉ tiêu cần thiết để xây dựng bảng câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng Nội dung cần khảo sát là các chỉ tiêu khách hàng quan tâm khi chọn mua ống nhựa sau đây:
1 Độ bền ống nước trong mọi điều kiện thời tiết
4 Kích thước sản phẩm ổn định
5 Màu sắc chữ in phân biệt, dễ nhận biết
6 Giá cả chấp nhận được
7 Chính sách chiết khấu linh động
8 Giá bán đồng nhất giữa các khu vực
9 Thay đổi giá bán có báo trước
10 Phương thức thanh toán linh hoạt
11 Sản phẩm được giao hàng tận nơi theo yêu cầu
12 Sản phẩm được giao hàng đúng hẹn
13 Sản phẩm có nhiều đại lý, cửa hàng phân phối
14 Công ty đưa ra nhiều hình thức đặt hàng đơn giản, thuận tiện
15 Hỗ trợ tư vấn tốt
16 Giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng thõa đáng
17 Nhân viên công ty lịch sự, thân thiện
18 Hỗ trợ tư vấn giải pháp trong việc sử dụng ống nước
19 Thương hiệu ống nhựa có uy tín
20 Độ ổn định chất lượng cao
22 Luôn có sản phẩm, không bị khan hiếm hàng
23 Giao hàng nhanh theo yêu cầu
Đo lường cảm nhận của khách hàng về năng lực cạnh tranh
Nhằm đánh giá đúng các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh của các công ty trong ngành ống nhựa xây dựng và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Nhựa Tân Tiến, bảng câu hỏi khảo sát khách hàng được thiết lập Bảng câu hỏi được đo lường bằng 46 biến quan sát, trong đó có 23 biến quan sát đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty sản xuất ống Nhựa xây dựng qua cảm nhận của khách hàng, 23 biến khách hàng đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Nhựa Tân Tiến
Thang đo : Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 7 bậc : bậc 1 tương ứng với mức độ hoàn toàn không đồng ý và bậc 7 tương ứng với mức độ hoàn toàn đồng ý
Bảng câu hỏi khảo sát khách hàng được trình bày trong phụ lục 2
Thông tin mẫu : mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện
Kích thước mẫu : kích thước mẫu phụ thuộc và phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số cần ước lượng ( Bollen 1989) Nghiên cứu này chọn mẫu theo tiêu chuẩn 5:1 Nghiên cứu này có 23 tham số cần ước lượng vì vậy kích thước mẫu tối thiều phải là 23x 5 = 115 mẫu Để có được mẫu như dự kiến (115 mẫu) phục vụ cho nghiên cứu, có 300 phiếu điều tra được phát cho các khách hàng là các công ty xây dựng, cửa hàng kinh doanh ống nhựa xây dựng và một số đối tượng am hiểu về lĩnh vực ống nhựa xây dựng
Sau khi phỏng vấn và thu hồi bảng khảo sát, các bảng câu hỏi không hợp lệ được loại bỏ, còn lại đưa và xử lý, phân tích dữ liệu trên phần mền xử lý dữ liệu SPSS 16.0
Có 300 thư được gởi cho khách hàng là các công ty xây dựng, cửa hàng kinh doanh sắt thép, chủ đầu tư đang xây dựng công trình và một số người am hiểu về lĩnh vực ống nhựa xây dựng như kỹ sư xây dựng, kỹ sư thiết kế, giám sát, xây dựng…, thông tin phản hồi có 159 thư phản hồi, sau khi loại bỏ 37 phiếu không hợp lệ do bỏ trống nhiều hoặc đánh không chính xác, còn lại 122 phiếu đạt yêu cầu được làm sạch và đưa vào phân tích dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 16.0 Bảng phân tích mẫu khảo sát được trình bày trong phụ lục 3
2.2.1.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Toàn bộ các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) để giảm bớt hay tóm tắt dữ liệu và độ tin cậy (sig) của các biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau hay không Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm trong phân tích khám phá(EFA) như sau: (1) hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin)
≥0,05; (2) Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) >0,5, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố 1 ( Gerbing và Anderson,1998); (5) khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥0,3 để tạo ra giá trị phân biệt giữa các nhân tố ( Jabnoun và Al-Tamimi,2003) Đề tài sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax khi trích các yếu tố có Eigenvalue>1, nhằm rút gọn các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng của Công ty cổ phần Nhựa Tân Tiến
Bảng 2.1 Phân tích nhân tố khám phá ( EFA) lần 1
Màu sắc chữ in phân biệt, dễ nhận biết 0.913 Độ bền ống nước trong mọi điều kiện thời tiết 0.896
Kích thước sản phẩm ổn định 0.859 Độ bền mối dán 0.846 Độ bóng của ống 0.827
Hỗ trợ tư vấn tốt 0.846
Hỗ trợ tư vấn giải pháp trong việc sử dụng ống nước 0.842
Nhân viên công ty lịch sự, thân thiện 0.807
Giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng thõa đáng 0.750
Sản phẩm có nhiều đại lý, cửa hàng phân phối 0.797 Sản phẩm được giao hàng tận nơi theo yêu cầu 0.731
Sản phẩm được giao hàng đúng hẹn 0.723
Công ty đưa ra nhiều hình thức đặt hàng đơn giản, thuận tiện 0.666
Thay đổi giá bán có báo trước 0.314
Chính sách chiết khấu linh động 0.707
Phương thức thanh toán linh hoạt 0.706
Giá bán đồng nhất giữa các khu vực 0.704
Giá cả chấp nhận được 0.703
Giao hàng nhanh theo yêu cầu 0.801
Luôn có sản phẩm, không bị khan hiếm hàng 0.750
Thương hiệu ống nhựa có uy tín 0.909 Độ ổn định chất lượng cao 0.866
(Nguồn: Dữ liệu thống kê từ số liệu điều tra của tác giả)
Biến “Thay đổi giá bán có báo trước” có hệ số tải nhân tố