Luận văn " Đặc điểm thơ Sijo từ góc nhìn cảm thức thẩm mỹ " pdf

88 527 1
Luận văn " Đặc điểm thơ Sijo từ góc nhìn cảm thức thẩm mỹ " pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Đặc điểm thơ Sijo từ góc nhìn cảm thức thẩm mỹ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài: 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 7. Kết cấu của đề tài: Chương 1. Đặc điểm thơ sijo từ điểm nhìn lịch sử văn học 1.1 Vị trí sijo trong nền văn học Korea 1.2 Nguồn gốc thơ sijo 1.3 Bối cảnh ra đời và phát triển thơ sijo 1.3.1 Bối cảnh lịch sử- chính trị 1.3.2 Bối cảnh tưởng - văn hóa 1.4 Tiến trình thơ sijo 1.4.1 Sijo cuối thời Koryeo 1.4.2 Sijo thời Choseon 1.4.3 Sijo hiện đại Chương 2. Đặc điểm sijo từ góc nhìn thể loại 2.1 Phân loại sijo 2.1.1 Phân loại theo độ dài của lời thơ: 2.1.2 Phân loại theo đặc điểm âm nhạc 2.2.3 Phân loại theo vùng miền 2.2 Thi luật của sijo 2.2.1 Pyeong sijo 2.3.2 Eot sijo và Saseol sijo 2.3.3 Sijo hiện đại Chương 3. Đặc điểm thơ sijo từ góc nhìn cảm thức thẩm mỹ 3.1 “Đạo”và “Mỹ” 3.2 “Tình” và “Hận” 3.3 “Phong lưu” và “Khoái lạc” KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương 3. Đặc điểm thơ sijo từ góc nhìn cảm thức thẩm mỹ 3.1 “Đạo” và “ Mỹ” Thơ sijo ra đời cùng lúc với việc Tống Nho du nhập vào Korea, và sự phát triển của sijo cũng đi song song với qua trình Tống Nho khẳng định địa vị độc tôn trong tưởng chính trị và học thuật Korea, do đó việc sáng tác và thưởng thức sijo đã bị chi phối một cách sâu sắc bởi lý luận văn học dòng Nho gia của Trung Hoa với tưởng chủ đạo là “Văn sở dĩ tải đạo dã”. Chu Đôn Di viết: Văn là để chở đạo. Bánh xe, càng xe được trang sức mà không dùng thì chỉ là đồ trang sức phí công, huống chi là chiếc xe không chở gì? Văn từ chỉ là nghệ thuật thôi, đạo đức mới là thực. Dốc sức vào cái thực rồi dùng nghệ thuật viết ra nó [6, tr.105] Và: Đạo là gốc rễ của văn. Văn là cành lá của đạo. Gốc rễ của nó là ở đạo, cho nên phát ra từ văn đều là đạo. [6, tr.104] Tư tưởng này đã du nhập và trở thành “kim chỉ nam” trong việc sáng tác và thưởng thức văn chương Korea từ cuối thời Koryeo đến đầu thời Choseon. Từ thời Koryeo, mối quan hệ giữa văn và đạo và tác dụng giáo hóa của văn chương đã được chú ý nhiều. Trong cuốn sách phê bình văn học thời Koryeo tên là “Bổ nhàn tập”, tác giả Thôi (1188-1260) đã viết: Văn là cánh cửa đi vào chính đạo. Vì vậy không nên viết những lời trái với đạo lý. Tuy nhiên, nói một cách sinh động và khích lệ tinh thần để gây cảm tình đối với người nghe thì đôi khi cũng cần phải nói một cách cứng rắn và khác thường, huống chi đến làm thơ. Thơ có phú, tỉ, hứng làm căn bản. Vì vậy, văn phong cần phải khác thường, quả quyết, ý nghĩa phải sâu sắc, lời nói phải rõ ràng mới tạo được cảm tình đối với người đọc và làm cho người đọc giác ngộ ra vấn đề. Họ sẽ hiểu ra ý nghĩa sâu sắc và đẹp đẽ của bài thơ, và cuối cùng họ sẽ trở về với chính đạo. [28, tr.419] Đến thời Choseon, vấn đề này trở thành trung tâm của việc phê bình văn học. Trong lời tựa của Jeong Dojeon (Trịnh Đạo Truyền, 鄭道傳1342– 1398) ở đầu cuốn sách Mogeunjip (牧隱集- Tuyển tập các tác phẩm của Yi Saek (李穡, 1328 – 1396), tác giả đã khẳng định: “Văn là chiếc xe chở đạo” [36, tr.317] Cũng như Jeong Dojeon, So Kojong (Từ Cư Chính, 徐巨正 (1420- 1488), Cho Wi (梅溪 曺偉, 1454-1503) và nhiều nhà nho khác cũng thống nhất rằng “Văn là phương tiện chở đạo”. [36, tr.317] Yi I (Lý Nhĩ, 1536-1584) cho rằng các kinh sách (văn) chính là cánh cổng dẫn đến đạo. [36, tr.317] Những tác gia kể trên cũng chính là những người trực tiếp tham gia sáng tác sijo, vì thế trong sijo, nền tảng mỹ học quan trọng nhất chính là “đạo”. “Đào sơn thập nhị khúc” của Yi Hwang chính là tác phẩm mẫu mực trong việc dùng sijo để “tải đạo”. Tác phẩm yeon-sijo này gồm tất cả 12 khúc. Tiền lục khúc viết về đạo trong thiên nhiên, hậu lục khúc viết về đạo học của con người. Thiên nhiên trong bài thơ mang vẻ đẹp giản dị và tự nhiên, là biểu hiện cho quy luật của tạo hóa: Lan nở trong thung lũng Nên thơm thật tự nhiên Trên triền núi mây bay Nên đẹp không giả tạo Không thể nào quên nổi Cảnh đẹp thế gian này! (“Đào sơn thập nhị khúc” của Yi Hwang, khúc thứ tư) (Bản dịch nghĩa: Hoa lan nở trong thung lũng nên thơm một cách tự nhiên. Mây trắng bay trên núi nên đẹp một cách tự nhiên. Không thể nào quên được cảnh đẹp giữa thế gian này.) Chương một và hai của bài thơ này sử dụng phép lặp “thơm một cách tự nhiên”, “đẹp một cách tự nhiên” (tác giả dùng Hán tự “Tự nhiên”). Tác giả muốn nhấn mạnh tiêu chí của cái đẹp là tuân theo quy luật của tạo hóa. Nguyên nhân làm nên hương thơm của hoa lan là vì nó nở ở đúng môi trường tự nhiên sinh ra nó: trong thung lũng, cũng như mây, nguyên nhân làm nên cái đẹp của mây là vì nó bay trên núi cao- đúng như lẽ thường tình. Tác giả dùng kết cấu “vì nên”, để lý giải vẻ đẹp. Tất cả những đối tượng miêu tả đều xuất hiện trong bối cảnh bình thường nhất. Chính cái bình thường đó làm nên vẻ đẹp cho nó, bởi nó tuân theo quy luật của hóa công. Trong mắt nhìn của Yi Hwang, quy luật của tạo hóa thật nhiệm màu, trời đất sinh ra vạn vật tự nó đã có một sự hài hòa sâu sắc, từ thiên nhiên cho đến con người: Gió xuân, hoa phủ núi Đêm thu nguyệt rạng lầu Vẻ đẹp bốn mùa ấy Cũng giống con người ta Trời đất vốn hài hòa Vô thủy và vô chung (Bản dịch nghĩa: Hoa che phủ núi trong gió xuân, trăng chiếu sáng trên lâu đài trong đêm thu. Vẻ đẹp của bốn mùa cũng giống với con người. Sự sâu sắc của sự hòa hợp trời đất là vô thủy vô chung) (“Đào sơn thập nhị khúc” của Yi Hwang, khúc thứ sáu) Hai đối tượng thiên nhiên được tác giả lựa chọn miêu tả trong khúc thứ sáu này là hoa và trăng. Tác giả lựa chọn thời điểm và không gian hợp lý nhất để chiêm ngưỡng chúng: hoa trên núi giữa mùa xuân, và trăng ngắm từ lầu cao trong đêm thu. Điều đó không chỉ vì tuân theo hệ thống ước lệ, tượng trưng trong thi pháp Trung Hoa, mà còn nhắm đến dụng ý truyền tải thông điệp: phải phán xét tất cả mọi đối tượng trong hoàn cảnh phù hợp nhất, theo đúng lý của vũ trụ. Lấy hai mùa xuân, thu làm đại diện cho bốn mùa luân chuyển, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: tự nhiên sinh ra mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp đó đến từ sự hài hòa của trời đất. Tự nhiên có cái lý của nó, đạo của tự nhiên thật sâu sắc và sẽ trường tồn mãi mãi (“vô thủy và vô chung”). Lý biểu hiện trong thiên nhiên như thế nào, thì trong con người cũng như thế ấy (“Vẻ đẹp của bốn mùa cũng giống với con người”). Sự tồn sinh của con người chính là do đạo. Đắm mình trong thiên nhiên để khám phá và suy ngẫm về lý lẽ của trời đất là một trong những cách học hỏi của người quân tử, bên cạnh đó, cũng không thể quên con đường học đạo qua sách vở: Cuộc đời cứ trôi qua Thấy thật là thanh sạch Đọc bao nhiêu sách vở Vui thú chẳng điểm dừng Nói rằng chẳng phong lưu Còn là gì khác nhỉ? (Bản dịch nghĩa: Cuộc đời trôi qua, cảm thấy thật thanh sạch Bằng cuộc sống đọc nhiều sách, việc vui vẻ không kết thúc. Nói rằng chẳng phong lưu thì đó là gì?) (“Đào sơn thập nhị khúc” của Yi Hwang, bài thứ 7) Con đường quan trọng nhất để tu đạo là phải thực hành, bởi như đã nói, thuyết Minh triết của Yi Hwang coi trọng kiến thức thực nghiệm. Yi Hwang nhắn gửi hậu thế phải đi theo con đường cổ nhân đã vạch ra, phấn đấu không ngừng nghỉ để hoàn thiện nhân cách của mình: Cổ nhân không thấy ta Ta cũng không thấy người Dẫu không gặp cổ nhân [...]... ưu quốc Sijo nở rộ trong thời kỳ đó, nên sijo chính là thể thơ của tình và hận Về phương diện bày tỏ tình-hận, sijo có ưu điểm hơn thơ Đường luật, bởi thi luật của sijo tự do hơn thơ Đường rất nhiều nên nhà thơ không phải gò ép mình, cảm xúc có thể tự do tuôn trào, và sijo được sáng tác để hát lên nên dễ dàng thể hiện những cung bậc tình cảm hơn Sijo cũng có thế mạnh bày tỏ tình- hận hơn thể thơ phổ... như là tính cách đặc trưng của cả dân tộc Văn học thể hiện tâm hồn dân tộc, thế nên từ khởi thủy văn học Hàn đã đậm tình và hận Nhà nghiên cứu Seo De Seok đã chỉ ra cảm thức “hận” có từ trong văn học dân gian Korea: “Truyền thuyết của Hàn Quốc là văn học của cái hận được tạo nên bởi cái hận của dân tộc Hàn bị dồn nén trong lịch sử của Hàn Quốc” [5, 68] Nhưng nếu nhìn trong suốt lịch sử văn học, thì các... pháp tu từ phổ biến trong sijo là điệp ngữ, điệp cấu trúc (trong yeon -sijo) , liệt kê, tăng tiến, đột giáng (trong saseol -sijo) , điệp từ, chơi chữ, sử dụng từ láy và điệp âm (trong cả pyeong sijo, yeon -sijo và saseol -sijo) Hwang Chin-I, Cheong Ch’ol và Yun Seon Do là những “nghệ nhân luyện vàng” trong ngôn ngữ Korea Những bài sijo của họ được đánh giá là đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật dùng từ Tóm... “đạo”, sijo đã tự tạo cho nó một sức sống lâu bền bởi hợp với truyền thống văn học Á Đông Nhưng nếu chỉ “tải đạo” một cách trực tiếp, khô khan, thì có lẽ sijo đã không có được sức hấp dẫn đến thế “Đạo” qua sijo thấm vào lòng người một cách rất tự nhiên, bởi sijo còn là thể thơ của Mỹ Trong sijo có sự hài hòa giữa vẻ đẹp hình thức với nội dung thể hiện Điều này cũng là do ảnh hưởng của tưởng văn học... tế, các phép tu từ và hệ thống biểu tượng gắn với thiên nhiên, sijo đã thể hiện tính thẩm mỹ cao Là thể thơ của “đạo”nhưng sijo không hề khô khan, đó là nhờ yếu tố mỹ luôn được đề cao trong sáng tác và thưởng thức sijo 3.2 “Tình” và “Hận” Người Hàn khi nói về tính cách dân tộc mình thường nhấn mạnh “Tình” (Jeong정, 情) và “Hận” (Han한, 恨) Điều đó không có nghĩa là chỉ người Korea mới cảm nhận được “tình”... từ thuần Hàn Chúng tôi tạm dùng từ mỹ để thay thế “meot”, mặc dù mỹ không diễn tả đúng hoàn toàn ý nghĩa của từ “meot” Các tiêu chí của “meot” đã được tích lũy dần trong kinh nghiệm thẩm mỹ của người Hàn qua hàng ngàn năm, cho nên chỉ người Hàn mới có thể hiểu rõ ý nghĩa của từ này “Meot” có gốc từ từ “mat” (hương vị), nên có thể so sánh “meot” với “rasa” trong văn học Ấn Độ Có thể tạm diễn tả... chuyện nhà thơ Yi Saek đã thay thế từ ngữ trong bài thơ của mình theo góp ý của con trai để bài thơ đẹp hơn [36, tr.316-335] Theo quan niệm như vậy nên từ dùng trong sijo thường được chọn lọc và trau chuốt kỹ lưỡng Trong sijo thường có những Hán tự giàu chất thơ xen vào trong câu thơ tiếng Hàn như “lê hoa”, “nguyệt bạch”, “xuân sơn”, “thu phong” tạo nên sự sang trọng, cổ điển Các phép tu từ cũng được... mình, bởi càng về cuối thời Choseon, các nhà thơ càng ý thức về tính dân tộc trong thơ Học giả thời Choseon Chong Yagyong đã nói: “Tôi là một người Hàn Quốc Tôi sẽ vui vẻ viết một bài thơ thể hiện thực tế của nước Hàn” [36, tr.326] Theo tiêu chí thẩm mỹ như vậy, sijo là thể thơ nói bằng hình tượng thiên nhiên Những hình tượng xuất hiện thường xuyên nhất trong sijo là núi, đá, sông hồ, cây thông, chim... tu từ đặc sắc, nhưng quan trọng nhất là tất cả những yếu tố đó phải làm toát lên vẻ đẹp bên trong- cái hồn của bài thơ- là “đạo” Sijo thể hiện meot qua sự tìm kiếm vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự tu dưỡng, trau chuốt vẻ đẹp tâm hồn cùng ngôn ngữ tinh tế với nhiều phép tu từ và hệ thống biểu tượng (núi, sông hồ, cây thông, diệc bạch, quạ đen…) Các nhà thơ thời Choseon xem một bài thơ đẹp là một bài thơ. .. dụng thật ít từ để diễn đạt ý nghĩa Ho Kyun cho rằng “Ý nghĩa nên được tiếp tục, thậm chí khi từ đã hết.” [36, tr.319] Muốn như vậy, thì phải dùng biểu tượng Phần lớn các biểu tượng trong sijo đều là hình ảnh thiên nhiên, một phần là vì sijo theo phương pháp ước lệ, tượng trưng của thơ ca Trung Hoa, phần nữa là do thiên nhiên không chỉ là chủ đề bao trùm, mà còn là thước đo thẩm mỹ trong sijo Các nhà . của sijo 2.2.1 Pyeong sijo 2.3.2 Eot sijo và Saseol sijo 2.3.3 Sijo hiện đại Chương 3. Đặc điểm thơ sijo từ góc nhìn cảm thức thẩm mỹ 3.1 “Đạo”và Mỹ . “Khoái lạc” KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương 3. Đặc điểm thơ sijo từ góc nhìn cảm thức thẩm mỹ 3.1 “Đạo” và “ Mỹ Thơ sijo ra đời cùng

Ngày đăng: 21/03/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan