0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

CON ĐƯỜNG XUÂN (1)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN " ĐẶC ĐIỂM THƠ SIJO TỪ GÓC NHÌN CẢM THỨC THẨM MỸ " PDF (Trang 38 -78 )

Cành liễu rủ đu đưa

Hạt mưa xuân lấp lánh Dù cơn mưa lạnh lẽo

Có tình yêu của Người

Thấm vào trong từ trước Ai người thất bại đâu!

Vì người, trăng cũng tỏa sáng Vì người, hoa cũng nở tươi

Thật sự, nếu không phải vì người

Cớ sao mật ong lại ngọt, ngải lại đắng?

Nhờ mặt trời mà thế gian bừng sáng

Điều đó cũng là do người

ÔM CHẶT (3)

Dù thế nào cũng là người

Có ở trên mặt trời cũng hãy thử so sánh

Sự cô đơn và bóng tối

Dù mùa đông có dài

Thì cũng nhanh chóng có bóng râm

“Người” trong thơ Choi Nam Seon là cội nguồn sự sống. “Người” có thể làm bung nở niềm vui cũng như làm dịu nhẹ nỗi đau. Nhà thơ Hong Myung Hee đã làm rõ ý nghĩa của từ “Người”: “Ngài/ Người của Yuk Dang

thật ra là ai? Tôi chỉ phỏng đoán mà thôi. Tên của ngài có lẽ là Choseon”. [42, tr.25] Yi Kwang Soo cũng nói về thơ của Yuk Dang như sau “Dáng vẻ như là thơ tình ái, nhưng nếu ngẫm kỹ thì lại thể hiện lòng yêu nước, nếu xem xét tường tận thì cũng giống với thơ của nhà thơ Kabir ở Ấn Độ” [42, tr.25].

Từ “người” là nhà vua trong sijo trung đại đến “người” là đất nước trong thơ Choi Nam Seon đã có một bước tiến dài về tư tưởng, nhưng về căn bản vẫn có cùng bản chất là “tình” đối với đất nước. Sijo là thể thơ trữ tình cá nhân, nhưng nó không dừng lại ở tình cảm riêng tư nhỏ hẹp, mà mang vẻ đẹp cao quý của tình yêu đất nước.

Vì tình quá sâu đậm, nên trong sijo cũng tràn đầy nỗi “hận” mất nước, nỗi “hận” vương triều sụp đổ, và nỗi “hận” khi quân vương đi sai đường.

Sijo dòng “Huekoka” đầu thời Choseon là tiếng lòng của những cựu thần xót xa trước thời cuộc. Mang “tình” sâu đậm với vương triều Koryeo, khi triều Choseon thành lập, họ không thể thay đổi được thời cuộc nên không thể giải mối “hận” mất nước, chỉ có thể gửi nỗi “hận” ấy vào thi ca.

Nhà thơ Yi Saek (李穡, 1328 ~1396) là một trung thần nắm giữ vận mệnh quốc gia thời Goryeo, nên luôn tiếc nuối vì đã không ngăn được sự suy thoái của Goryeo. Sau khi triều Choseon thành lập ông đã treo ấn từ quan. Bài thơ sau đây là tiếng lòng của Yi Saek:

Tuyết tan nơi hẻm núi

Những đám mây sần sùi

Tìm cánh mai vui tươi

Biết nơi nào hoa nở?

Một mình ta lỡ bước

Đơn độc trước hoàng hôn

(Bản dịch nghĩa:

Nơi ngõ nhỏ tuyết đã khô, mây lấp đầy Hoa mai vui vẻ nở nơi nao

Một mình đứng trước hoàng hôn không biết đi đâu.)

Khung cảnh thiên nhiên trong bài thơ chính là bức tranh thời cuộc. Hình ảnh “tuyết tan” ở chương đầu ngụ ý thời kì thịnh vượng của đất nước đang dần tan biến khi vương triều Koryeo sụp đổ, “mây” ám chỉ bầu không khí ảm đạm với những thế lực mới xuất hiện. Bài thơ chứa đựng tâm trạng

của tác giả: oán trách thời cuộc, không biết đặt mình vào đâu khi vương triều suy vong, xót xa khi những trung thần (như hoa mai) ngày càng hiếm hoi. Tác giả ví mình như người lữ hành cô độc trong ánh chiều tà, để bài thơ khép lại với nỗi buồn đơn côi và tiếng lòng day dứt trước tương lai của đất nước.

Cũng mang tấm lòng hướng về vương triều cũ như thế, nhà thơ Won Cheon Seok (元天錫, 1330~?) đã sáng tác bài sijo:

Nước cứ thăng trầm chảy Dù có đến vạn niên

Vương nghiệp năm trăm năm

Biến thiên bao chìm nổi

Hoàng hôn buông ngập lối Khách bước, kìa lệ rơi!

(Bản dịch nghĩa:

Nước chảy thăng trầm dù là vạn năm

Vương nghiệp năm trăm năm trải qua bao chìm nổi

Trong bóng hoàng hôn, người khách vừa đi vừa cố kìm nước mắt.)

Bài thơ xây dựng dựa trên sự đối lập của thiên nhiên vĩnh hằng với nền chính trị biến thiên dâu bể, và ngụ ý thời đại mình đang sống là buổi hoàng hôn u buồn của đất nước. Chương cuối có sự gặp gỡ, đồng vọng với thơ của Yi Saek: người trung thần như kẻ lữ hành đơn côi, nước mắt tuôn rơi, chẳng biết đưa bước chân về đâu. Tứ thơ đó còn trở đi trở lại trong nhiều bài sijo khác của dòng thơ “Huekoga”, chẳng hạn như tác phẩm sau đây của Gil Chae (1353 – 1419)- vị quan đại thần đã về ở ẩn ngay sau khi vương triều Koryo sụp đổ:

Ta một mình một ngựa

Về chốn cố đô xưa

Núi vẫn như ngày trước

Người hùng lạc bước chân

Thái bình ngày tháng ấy

Bây giờ vẫn còn mơ.

(Bản dịch nghĩa:

Một mình một ngựa trở lại thủ đô năm trăm năm

Núi non vẫn y nguyên nhưng người hùng lại không có nơi để đi Vẫn mơ ước ngày tháng thái bình.)

Bài thơ khắc họa hình ảnh một người hùng thưở xưa nay tìm về chốn cố đô, thấy núi non vẫn như cũ mà thời cuộc đã đổi thay, trước thiên nhiên vĩnh hằng, con người thất thế thấy mình cô độc, lạc lõng, vẫn muốn níu kéo hoài niệm về một thuở thái bình.

Nếu như những trung thần triều Koryeo khóc cho mối “hận” vương triều sụp đổ, thì sijo của nhiều vị quan trong triều Choseon lại là tiếng khóc vì “hận” quân vương trước những việc làm sai trái. Những cuộc tranh giành vương vị trong triều Choseon đã khiến nhiều trung thần kẻ bị sát hại, kẻ bị lưu đày. Nhiều bài thơ đã thể hiện nỗi đau thời cuộc ấy:

Đêm qua nước thác ghềnh

Vừa trôi vừa nức nở

Bây giờ ta thử ví

Là tiếng khóc người thương

Muốn nước chảy ngược dòng

Ta gửi lòng qua lệ

(Bản dịch nghĩa:

Đêm qua nước thác ghềnh đã vừa khóc một cách đau đớn vừa chảy qua.

Muốn nước chảy ngược dòng, nếu vậy tôi cũng khóc và gửi tấm lòng của mình.)

Won Ho (元昊, 1397- 1463)

Đây là bài thơ được Won Ho sáng tác khi cả dòng tộc ông bị lưu đày vì vương vị. Tác giả sử dụng phép liên tưởng thay đổi dần từ tiếng khóc của “thác ghềnh” trong câu đầu trở thành “tiếng khóc của người yêu” trong câu thứ hai rồi lại trở thành “tiếng khóc của tôi” trong câu cuối. Tôi cũng khóc, người cũng khóc, thác cũng khóc...là tâm trạng đau đớn biết bao. Tác phẩm chứa đầy tình yêu và sự chân thành đối với “người yêu” (thực ra là ẩn dụ cho vương nghiệp). Nước mắt được ví với nước, nhưng không phải là nước sông suối bình thường, mà là “nước thác ghềnh” ào ào tuôn chảy, để diễn tả nỗi đau đớn, giận dữ cuồn cuộn. Chủ thể trong bài thơ này không chấp nhận thời cuộc, mà mạnh mẽ hơn, muốn thay đổi thời cuộc, kéo ngược lại trật tự đã mất: “muốn nước chảy ngược dòng”, song bản thân lại biết đó là điều bất lực. Vì không thể chống đối, nên chỉ biết ôm “hận” mà thôi. Thực tế, bản thân tác giả Won Ho đã đau đớn đến mức cứ ở mãi trong phòng, không bước chân ra bên ngoài. Tiếng thác từ bên ngoài vọng vào đã cộng hưởng với tiếng lòng nức nở tạo nên âm điệu đau đớn dữ dội cho bài thơ.

Nhưng cho dù có đau đớn thế nào đi nữa, thì “hận” vẫn luôn gắn chặt với “tình”. Nhiêu bài sijo cho thấy dù nhà vua sai trái gây nên bao đớn đau, nhưng những trung thần vẫn luôn hướng về nhà vua, không chỉ với nỗi oán hận mà bằng cả tình cảm thiết tha, muốn dùng lời nói của mình để lay chuyển, thức tỉnh nhà vua:

Ngày gió sương phủ lối Đóa cúc vàng nở tươi

Hái hoa ta gửi tới

Điện ngọc ngập bụi vàng

Hoa mang theo lẽ phải

Ai người chẳng thấu đâu!

(Bản dịch nghĩa:

Hoa cúc vàng nở vào ngày gió sương phủ kín lối đi Gửi đến điện ngọc ngập tràn bụi vàng

Lẽ phải hoa mang đến đâu ai cũng hiểu) (Song Soon)

Tuyết rơi trong rừng thông

Từng nhánh thông đâm chồi.

Mong ngắt được một nhánh Để gửi đến vua tôi.

Dù hoa có úa tàn

Sau khi người nhìn qua

(Bản dịch nghĩa:

Tuyết rơi trong rừng thông, từng nhánh thông đâm chồi. Ước gì ngắt được một nhánh để gửi đến người.

Cho dù hoa có tàn sau khi vua nhìn thấy nhánh thông của tôi.) (Cheong Cheol)

Mây nghỉ ngơi chốc lát Ở trên đỉnh non cao

Gặp kẻ khóc oán hờn

Mây thu vào mưa lệ

Qua bệ rồng, mây hỡi Mưa trút thời sẽ sao?

(Bản dịch nghĩa:

Biến nước mắt oán giận của những người cô đơn thành mưa rồi lại bay đi

Nếu rơi vào cung điện sâu thẳm nơi nhà vua đang ở thì sẽ làm thế nào?)

(Yi Hang Bok)

Các tác gia Song Soon (1493 – 1583), Cheong Cheol (鄭澈, 1536- 1593), Yi Hang Bok (李恒福, 1556- 1618) làm quan dưới ba đời vua khác nhau, nhưng họ giống nhau ở chỗ đều là những kẻ thất chí, chịu nhiều oan khuất, không được nhà vua thấu hiểu. Song Soon về ở ẩn, Cheong Ch’ol và Yi Hang Bok bị lưu đày, nhưng họ vẫn hướng về nhà vua. Song Soon dùng hình ảnh đóa cúc vàng nở tươi trong ngày gió sương giăng kín để ngụ ý tấm lòng mình vẫn luôn thắm nồng dù trong hoàn cảnh thế nào đi nữa. Khi nói đóa cúc vàng mang theo lẽ phải, tác giả muốn ngụ ý rằng mình luôn ngay thẳng, chính trực, tấm lòng ấy nhất định nhà vua sẽ hiểu. Cũng như vậy,

Cheong Cheol gửi lòng mình vào nhánh thông trong ngày bão tuyết mong gửi đến nhà vua để vua thấu hiểu. Không chỉ trong tác phẩm trên đây, Cheong Cheol còn gửi lòng mình đến vua trong nhiều bài sijo khác nữa: khi thì là cánh chim (bài thơ 28), khi thì là dòng chảy của sông Hàn ngang qua thủ đô (bài thơ 29), hoặc là mặt trăng (bài thơ 30) để ông có thể chiếu xuống, soi sáng và điều chỉnh trái tim nhà vua. Yi Hang Bok thì sáng tác trên đường đi lưu đày đến Buk Cheong, Ham Kyung Do, vượt qua nhiều ngọn núi cao. Ông muốn gửi nước mắt oán hờn của mình vào đám mây, mong mây mang đến

kinh thành, trút thành mưa xuyên thấu qua cung điện, thấm vào lòng nhà vua Kwang Hae Gun- người đã làm bao điều sai trái, tàn ác- để gột rửa, thay đổi trái tim vua. Những tiếng lòng trên đây vừa thể hiện hận-tình không thể tách rời, vừa có tác dụng phúng thích, thể hiện trách nhiệm của người quân tử trước vận mệnh đất nước.

Sijo không chỉ chứa đựng tình-hận của người quân tử, mà còn có cả tình-hận của người nhi nữ. Tình- hận biệt ly trong sijo chính là sự tiếp nối truyền thống thơ ca Korea từ khởi thủy. Nhà nghiên cứu Deo Dae Seok khi viết về dân ca cổ đã cho rằng: “Tâm tình về nỗi biệt ly là một trong những

truyền thống của thơ ca cổ điển Hàn Quốc, được coi là đặc tính về mặt tình cảm của dân tộc Hàn được tiếp nối từ “Công vô độ hà ca”, “Tây kinh biệt

khúc”, sijo của Hwang Chin-I và “Sự trầm mặc của Người” của Han Yong- Un.” [5, 106].

Các tác gia nữ sáng tác sijo hầu hết đều là kisaeng (kỹ nữ), nên thơ của họ tràn ngập ái tình, nhưng không bao giờ là những mối tình trọn vẹn, hạnh phúc. Có nhiều người đàn ông ghé qua cuộc đời, song không có ai là của riêng mình, không có ai ở lại mãi mãi, thế nên tình của kisaeng đã chứa hận biệt ly ngay khi vừa chớm nở. Ngay cả Hwang Chin-I (黃眞伊, 1522-1565)- người kỹ nữ tài danh nhất- cũng không thể giữ nổi bước chân người yêu thương:

Núi vẫn là núi ấy

Suốt đêm ngày chảy mãi

Hỏi sao hoài thủy chung? Người anh hùng như nước

Cất bước là mãi đi.

(Bản dịch nghĩa:

Núi là núi cũ, nhưng nước đâu phải là nước xưa Đêm ngày chảy mãi, sao có thể còn nguyên nước cũ

Anh hùng cũng như nước, có ra đi nhưng không có trở về)

Núi xanh như ý em

Nước biếc- lòng ai đó Nước đi là đi mãi

Núi thì tình sao phai?

Nước…

Cũng hoài thương núi

(Bản dịch nghĩa:

Núi xanh như ý em, nước biếc là tình người

Nước biếc trôi đi, nhưng lòng núi có thể thay đổi?

Nước xanh cũng không quên được núi, nên vừa khóc vừa chảy đi Trong hai bài thơ này, tác giả sử dụng cặp biểu tương quen thuộc trong thi ca: “núi” và “nước”. “Núi xanh” là “cái không thay đổi” và được đồng nhất với “tôi”. “Nước xanh” là “cái thay đổi”, tượng trưng cho “người ấy”. Trong bài thơ thứ nhất, mượn quy luật của tự nhiên: nước chảy là chảy mãi không bai giờ quay ngược dòng lại, Hwang Chin-I nói lên nỗi hận biệt ly: người anh hùng như nước, gặp một lần rồi cất bước đi mãi mãi, để lại người con gái như núi ngàn năm mòn mỏi đợi chờ. Bài thơ thứ hai, nếu chỉ dừng ở hai chương đầu, thì ý nghĩa về tấm lòng “người đi- kẻ ở” chưa có gì mới lạ so với bài thơ thứ nhất. Nhưng đến chương thứ ba, với ba âm tiết của nhịp đầu: “녹 수 도” (“nước xanh cũng”), tác giả đã tạo nên một bước chuyển ý, đem lại sự mới mẻ cho cặp biểu tương quen thuôc này: không chỉ có “núi” chung thủy, mà “nước” cũng nặng lòng: “Nước xanh cũng không quên được núi, nên vừa khóc vừa chảy đi”. Bài thơ vừa thể hiện tấm lòng chung thủy của chủ thể trữ tình, vừa thể hiện mong muốn người thương yêu cũng đáp lại sự thủy chung ấy. Niềm mong ước thật dịu dàng ấy thể hiện nỗi khát khao của người con gái luôn phải làm “núi” chứng kiến bao dòng nước chảy qua, nay thèm được nhận lại tình yêu và nỗi nhớ như mình đã cho đi.

Nỗi tình- hận biệt ly của người kỹ nữ luôn thể hiện qua nỗi nhung nhớ, ngóng chờ trong tuyệt vọng:

Có bao giờ em không chung thủy?

Có bao giờ em dối người chăng? Đêm canh ba vầng trăng vằng vặc

Chẳng bóng hình, dẫu có hoài mong

Trong thu phong lá rơi xào xạc

Xao xác hoài, xao xuyến lòng em! (Hwang Chin-i)

(Bản dịch nghĩa:

Có bao giờ em không chung thủy? Có bao giờ lừa dối người thương?

Đêm trăng sáng, giữa canh ba, người không trở lại, chẳng chút bóng hình

Trong gió thu, lá rơi xào xạc, xao xuyến lòng em.)

Chương đầu của bài thơ là hai câu hỏi: “Có bao giờ em không chung thủy? Có bao giờ lừa dối người thương?”. Hỏi, nhưng thực ra là để khẳng định: em luôn thủy chung, chưa từng lừa dối, em không đáng bị người bỏ rơi

như thế. Chương cuối nhấn mạnh âm thanh (소리):Tiếng gió thu, tiếng lá rơi, ngầm thể hiện tiếng thở dài của người con gái đã mòn mỏi trong nỗi ngóng trông.

Cũng như vậy, nàng kỹ nữ Gye Rang (Quế Nương) trong nỗi hận biệt ly đã sáng tác bài sijo:

Hoa lê rơi như mưa

Túm chặt tay áo khóc

Lệ bao nhiêu cho vừa Ngày đôi ta từ tạ

Giờ đây thu trút lá

Người có còn nhớ ta?

Giấc mơ cô lẻ quá

Mãi trở đi trở lại

Nghìn dặm đường cách xa!

(Bản dịch nghĩa:

Túm chặt tay áo khóc chia tay người trong màn hoa lê rơi như mưa.

Lúc này khi lá rụng trong gió thu, liệu người còn nhớ đến tôi không?

Giấc mơ cô đơn trở đi trở lại trên con đường nghìn dặm cách xa.) Gye Rang là người kỹ nữ nổi tiếng thời Choseon. Nàng từng có mối tình thiết tha với nhà thơ, đồng thời là học giả đức độ Cho Un- Yu Hee Kyung. Thế rồi Cho Un lên kinh. Người đã đi là đi biền biệt, không trao gửi tin tức gì, bỏ lại nàng trong nỗi sầu muộn. Hồi tưởng lại giây phút chia tay trong khung cảnh đẹp như bức tranh tuyệt bích, hoa lê rơi dày như cơn mưa, nàng không sao quên nổi mối tình cũng đẹp như bức tranh ấy. Thế mà người nỡ lãng quên!

Gặp gỡ rồi chia ly, một người yêu đương, một người quên lãng, đó là nỗi buồn thấm trong thơ của bất cứ người kỹ nữ nào. Chờ đợi cũng chẳng được gì, thế nên đôi khi họ xoa dịu mình bằng những giấc mộng yêu thương:

Người gặp gỡ trong mơ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN " ĐẶC ĐIỂM THƠ SIJO TỪ GÓC NHÌN CẢM THỨC THẨM MỸ " PDF (Trang 38 -78 )

×