1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số chỉ tiêu sinh sản của bò Brahman và Droughtmaster ngoại nhập 3 lứa đầu nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh và khả năng sinh trưởng của bê sinh ra từ chúng docx

8 3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 228,8 KB

Nội dung

ĐINH VĂN TUYỀN – Một số chỉ tiêu sinh sản cuả Brahman 1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA BRAHMAN DROUGHTMASTER NGOẠI NHẬP 3 LỨA ĐẦU NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA SINH RA TỪ CHÚNG Đinh Văn Tuyền 1* , Nguyễn Quốc Đạt 2 , Nguyễn Văn Hùng 1 và Nguyễn Thanh Bình 2 1 Bộ môn Dinh Dưỡng Thức ăn Đồng cỏ -Viện Chăn nuôi 2Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao TBKT Chăn nuôi – Gò Vấp - TP. Hồ chí Minh *Tác giả liên hệ: Đinh Văn Tuyền - Bộ môn Dinh Dưỡng Thức ăn Đồng cỏ -Viện Chăn nuôi Thụy Phương -Từ Liêm - Hà Nội Tel: 04 7571692,/0982932269; Fax: 04 8389 775; Email : vantuyen1973@gmail.com ABSTRACT Re productive performance at first three calving of the imported Brahman and Droughtmaster cows and grouth rate their calves raised in Ho Chi Minh city Several reproductive parameters including calving interval, gestation length and number of service per pregnancy were investigated on the pure Brahman and Drought Master cow herds imported from Australia and raised at Cu Chi farm of the HoChi Minh city Dairy Company. Birth weight and the growth curve of the progenies of such imported cows were also measured. Results show that the imported Brahman cows had an average calving interval of 412 days; that of Drought Master cows 449.6 days, 37 days longer than Brahman cows. Gestation length of both Brahman and Drought Master cows averaged 286-287 days, similar to the values recorded on other imported Brahman and Drought Master herds. Birth weights of the Brahman calves were 22.6 and 20.5 kg for male and female respectively whereas those for Drought Master were 20.8 and 20.6 kg. Weights at 6 months old were 144.3 and 127.4 for Brahman male and female and 134.5 and 128 kg for respective Drought Master calves showing similar weaning weights between the two breeds. However, weights at 2 years old were on average 319.5 for Brahman and 356.8 kg for Drought Master calves indicating a higher growth rate of Drought Master than Brahman calves raised under the same feeding regime. It could be concluded that the calving interval of the both breeds was acceptable and the live weight of Drought Master calves at weaning was similar but at 2 years old higher than Brahman calves. Key words: Beef cattle, reproduction, growth performance ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước thu nhập của người dân cũng đã được nâng lên. Vì vậy nhu cầu về thịt trên thị trường cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là các loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt bò. Điều này thể hiện rõ trong sự biến đổi giá thịt trong thời gian 5 năm qua (giá thịt loại 1 tăng từ khoảng 45.000đ/kg năm 2003 lên 120.000đ/kg hiện nay). Với việc tổng sản lượng thịt mới chỉ đáp ứng được trên 5% tổng lượng thịt tiêu thụ (Cục chăn nuôi 2006) thì tiềm năng cho phát triển chăn nuôi thịt là rất lớn. Chính vì vậy từ năm 2002 một số địa phương đã nhập một số giống chuyên thịt cao sản như Brahman và Drought Master của Australia về nuôi nhằm tăng nhanh số lượng chất lượng đàn giống bò thịt. Theo thống kê cho đến nay đã có khoảng 5000 thịt thuần chủng các giống trên được nhập vào nuôi tại một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Bình Định, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ Lâm Đồng. Khả năng thích nghi, sinh trưởng phát triển của đàn thuần ngoại nhập đã bước đầu được nghiên cứu tại Tuyên Quang, Bình Định, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh Cần Thơ trong các năm từ 2002-2005. Tuy nhiên do thời gian ngắn nên nghiên cứu trên mới chỉ đánh giá được khả năng sản xuất của đàn ngoại nhập mà chưa đánh giá tiếp được khả năng sản xuất của các thế hệ thuần sinh ra ở Việt nam. Chính vì thế trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008 2 “Nghiên cứu nhân thuần lai tạo giống hướng thịt chất lượng cao ở Việt nam” chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm bổ sung cho nghiên cứu đã tiến hành ở giai đoạn trước. VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Khả năng sinh sản của đàn thuần được đánh giá trên đàn cái đàn hạt nhân gồm 50 con Brahman 50 con Drought Master nhập từ Australia nuôi tại Công ty giống sữa TP. Hồ Chí Minh có tuổi trung bình tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm (tháng 1/2006) là 49 tháng đối với Brahman (dao động trong khoảng 47-51 tháng) 48 tháng đối với Drought Master (dao động từ 46-49 tháng). Khả năng sinh trưởng của được đánh giá trên đàn Brahman Drought Master thuộc thế hệ thứ 1 sinh ra tại Việt nam của đàn cái sinh sản nuôi tại Công ty giống sữa TP. Hồ Chí Minh. Địa điểm thời gian nghiên cứu Công ty giống sữa Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ 1/1/2006 đến 31/12/2007 Nội dung nghiên cứu Đánh giá khả năng sinh sản của đàn cái Drought Master Brahman ngoại nhập nuôi tại TP. Hồ Chí Minh Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn Drought Master Brahman sinh ra tại Việt nam Phương pháp nghiên cứu chỉ tiêu theo dõi Thu thập số liệu cá thể về các chỉ tiêu sinh sản như phối giống, mang thai, đẻ của đàn hạt nhân được lựa chọn từ đàn cái ngoại nhập để đánh giá khả năng sinh sản. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, hệ số phối giống thời gian mang thai. Trong số này, một số chỉ tiêu theo dõi được thu thập từ số liệu gốc do cơ sở chăn nuôi ghi chép từ trước và một số là kết quả theo dõi ghi chép trực tiếp trong thời gian nghên cứu. Phương pháp xác định khối lượng bằng cân điện tử tại các thời điểm sinh, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21 24 tháng tuổi được dùng để xác định khả năng sinh trưởng của bê. Khối lượng cân bao gồm số liệu cân đã có từ trước khối lượng cân bổ sung trong giai đoạn thí nghiệm. Xử lý số liệu Phần mềm Genstat phiên bản Discovery 2 (2005) được sử dụng để xử lí số liệu thống kê. Các giá trị trung bình được xác định bằng phép phân tích trung bình giá trị cực đại cực tiểu trong khi sự sai khác giữa các giống hoặc giới tính trong cùng giống về một số chỉ tiêu được phân tích phương sai ANOVA. Thuật toán hồi qui được sử dụng để xây dựng phương trình mô tả mối quan hệ giữa tuổi khối lượng của Brahman Drought Master. KẾT QUẢ THẢO LUẬN Khả năng sinh sản của cái Drought Master Brahman Để đánh giá khả năng sinh sản của đàn cái thuần Drought Master Brahman nuôi tại TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành thu thập các số liệu về ngày phối giống, số lần phối ĐINH VĂN TUYỀN – Một số chỉ tiêu sinh sản cuả Brahman 3 giống, ngày đẻ để từ đó đánh giá các chỉ tiêu khoảng cách lứa đẻ, hệ số phối giống thời gian mang thai của đàn cái theo dõi trong đề tài. Kết quả theo dõi được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1: Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của cái Droughtmaster Brahman nuôi tại TP. Hồ Chí Minh DroughtMaster Brahman Chỉ tiêu Đơn vị n Trung bình (tối thiểu-tối đa) n Trung bình (tối thiểu-tối đa) Tuổi đẻ lứa đầu Tháng 49 39,2 (33,3-54,3) 64 38,3 (35-49,5) Khoảng cách giữa lứa đẻ 1 và lứa đẻ 2 * Ngày 38 455,1 a (342-613) 38 411,1 b (308-712) Khoảng cách giữa lứa đẻ 2 và lứa đẻ 3 Ngày 17 437,5 (366-600) 13 414,7 (332-623) Khoảng cách lứa đẻ trung bình Ngày 55 449,6 a (342-613) 51 412,0 b (308-712) Hệ số phối giống lứa 1** Lần/bò có chửa 23 1,13 a1 (1-2) 29 1,31 b (1-2) Hệ số phối giống lứa 2 Lần/bò có chửa 33 1,51 2 (1-4) 33 1,52 (1-3) Hệ số phối giống lứa 3 Lần/bò có chửa 27 1,63 a2 (1-4) 39 1,26 b (1-4) Hệ số phối giống trung bình Lần/bò có chửa 83 1,45 (1-4) 10 1 1,36 (1-4) Thời gian mang thai Ngày 49 287,8 (265-306) 54 286,2 (266-296) *:Giữa hai giống có sự sai khác ở mức p<0,1 **: Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì khác nhau; hệ số phối giống giữa các lứa đẻ có chỉ số trên bằng số khác nhau thì khác nhau (P<0,05). Tuổi đẻ lứa đầu của Brahman (38,3 tháng) Drought Master (39,2 tháng) là khá cao. Tuy nhiên đây là đàn được nhập trực tiếp từ nước ngoài về nên quá trình vận chuyển, nuôi tân đáo có thể đã làm xáo trộn nhiều đến hoạt động của các chu kỳ động dục do đó kéo dài tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò. Tuổi đẻ lứa đầu của Drought Master trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả của Đinh Văn Cải cs (2006) trên đàn cái Drought Master nuôi tại Bình Dương (34,84 tháng). Tuy nhiên, tuổi đẻ lứa đầu của đàn cái Brahman trong nghiên cứu này lại thấp hơn đáng kể so với kết quả của Hoàng Văn Trường trên đài cái Brahman nuôi tại Bình Định (tuổi để lứa đầu 43,1-47,2 tháng). Một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tuổi đẻ lứa đầu là mức dinh dưỡng cho đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác nhau khá lớn giữa các cơ sở chăn nuôi như đã giới thiệu ở trên. Khoảng cách giữa lứa đẻ thứ nhất lứa đẻ thứ hai của Drought Master (455,1 ngày) cao hơn khoảng cách giữa hai lứa đẻ này của Brahman (411,1 ngày) nuôi trong cùng điều kiện nhưng chỉ có ý nghĩa ở mức P<0,1. Khoảng cách giữa lứa đẻ thứ hai thứ 3 không có sự khác nhau giữa hai giống nhưng khoảng cách trung bình cả 3 lứa đẻ của Drought Master (449,6 ngày) dài hơn Brahman (412 ngày; P<0,05). Khoảng cách lứa đẻ trung bình của Brahman trong nghiên cứu này thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008 4 Hoàng Văn Trường (2007) trên đàn Brahman nhập từ Cu Ba nuôi tại Bình Định (673,4 ngày) tương đương với lai hướng sữa 75% HF (14,5 tháng), lai ¾ Brahman (14 tháng) U Đầu Rìu (14,3 tháng) (Trần Trọng Thêm, 2006; Hoàng Văn Vinh cộng sự, 2001; Nguyễn Văn Niêm cộng sự, 2001). Khoảng cách lứa đẻ của Drought Master cao hơn Brahman nuôi trong cùng điều kiện tại TP. Hồ Chí Minh nhưng thấp hơn so đáng kể với Brahman nuôi tại Bình Định trại An phú. Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Cải (2006) cho thấy Drought Master nuôi tại trại bến Cát, Bình Dương có khoảng cách lứa đẻ là 474,4 ngày, cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi trên đàn Drought Master hạt nhân nuôi tại TP. Hồ Chí Minh. Khoảng cách lứa đẻ của Brahman trong nghiên cứu của Browning cộng sự (1994) trên đàn Brahman nuôi tại Mỹ là 361,3-395,4 ngày, thấp hơn đáng kể so với đàn Brahman nuôi tại TP. Hồ Chí Minh trong nghiên cứu của chúng tôi. Một điểm rất đáng lưu ý nữa là nhìn chung khoảng cách lứa đẻ ở tất cả các lứa đều có sự biến động rất lớn ở cả hai giống. Với Brahman, con có khoảng cách lứa đẻ ngắn nhất là 308 ngày dài nhất là 712 ngày, gấp hơn hai lần so với con có khoảng cách ngắn nhất. Đối với bò Drought Master khoảng cách lứa đẻ có phạm vi dao động nhỏ hơn, từ 342 ngày đối với con ngắn nhất đến 613 ngày với con dài nhất. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của các tác giả nghiên cứu trước chẳng hạn như của Đinh Văn Cải (2006) trên Drought Master thuần nuôi tại Bình Dương (328-653 ngày). Hệ số phối giống của DroughtMaster nuôi tại TP. Hồ Chí Minhlứa 1 rất thấp (1,13) trong khi của lứa 2 (1,51) lứa 3 (1,63) là tương đương nhau; đều cao hơn đáng kể so với của lứa 1 (P<0,05). Sự khác nhau này có thể là do ảnh hưởng của phương pháp phối giống vì ở lứa đẻ thứ nhất 100% được phối giống bằng phương pháp nhảy trực tiếp, còn ở các lứa tiếp theo một số con được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo. Mặc dù vậy, hệ số phối giống của đàn Drought Master nuôi tại TP. Hồ Chí Minh vẫn thấp hơn so với hệ số phối giống (1,8) của đàn cái Drought Master nuôi tại Bình Dương (Đinh Văn Cải, 2006). Khác với đàn Drought Master, hệ số phối giống của Brahman nuôi tại TP. Hồ Chí Minh không bị ảnh hưởng bởi lứa đẻ (dao động trong khoảng 1,26-1,51). Kết quả này cho thấy đàn bò Brahman có tỷ lệ đậu thai ở lần phối giống đầu tiên khá cao. Tuy nhiên kết quả theo dõi cũng cho thấy ở lứa đẻ thứ nhất số lần phối tối đa để 1 cái có chửa là 2 trong khi giá trị này ở lứa 2 là 3 lứa 3 là 4 lần. Ngoài ra, một điểm cần lưu ý nữa trong kết quả của chúng tôi là do mới triển khai từ năm 2006 nên các số liệu về hệ số phối giống của các lứa đẻ 1 2 hoàn toàn dựa vào số liệu cơ sở chăn nuôi ghi chép còn giữ lại được. Chính vì vậy mà số cá thể có ghi chép về hệ số phối giống lứa 1 thấp hơn của lứa 2 lứa 3 số gia súc có hệ số phối giống cao trong các lứa đẻ 3 lại không được ghi chép ở lứa đẻ 1. Hệ số phối giống lứa 1 của Drought Master thấp hơn đáng kể so với Brahman nhưng đến lứa 3 thì hệ số phối giống lại cao hơn ở mức có ý nghĩa về mặt thống kê (Bảng 1). Kết quả so sánh thống kê hệ số phối giống lứa 2 hệ số trung bình của cả 3 lứa cho thấy giữa bò Brahman Drought Master không có sự sai khác đáng kể đều ở mức tương đối thấp (1,45 của Drought Master 1,36 của Brahman). Từ kết quả này có thể nói rằng khả năng đậu thai của 2 giống Drought Master Brahman nuôi tại TP. Hồ Chí Minh là tương tự nhau. Thời gian mang thai của hai giống Brahman Drought Master là tương đương nhau (286,2 và 287,6 ngày). Mức độ biến động của thời gian mang thai cũng không khác nhau giữa hai giống ở trong khoảng dao động bình thường (265-306 ngày). Thời gian mang thai của bò Brahman trong nghiên cứu này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu trên Brahman nuôi ĐINH VĂN TUYỀN – Một số chỉ tiêu sinh sản cuả Brahman 5 tại Bình Định của Hoàng Văn Trường (2007) nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Browning cộng sự (1994; 1995) trên đàn Brahman đỏ nuôi tại Mỹ (trung bình 291,9 và 293,7 ngày). Khả năng sinh trưởng đàn Drought Master Brahman Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn DroughtMaster Brahman được trình bày ở Bảng 2 Đồ thị 1 trong đó Bảng 2 trình bày khối lượng theo giống giới tính còn Đồ thị 1 mô tả đường cong sinh trưởng của giống (tính cả đực cái) trong giai đoạn từ sơ sinh đến 720 ngày tuổi. Bảng 2: Khối lượng của Drought Master Brahman theo tháng tuổi Brahman Droughmaster Tuổi Giới tính n (con) Khối lượng (kg) n (con) Khối lượng (kg) Đực 123 22,59 a1 ± 3,49 111 20,76 b ± 2,58 Cái 114 20,54 2 ± 3,05 124 20,64± 2,52 Sơ sinh Trung bình 237 21,6 a ± 3,43 235 20,7 b ± 2,54 Đực 65 79,8 1 ± 11,72 77 83,2 1 ± 15,14 Cái 99 74,7 2 ± 10,99 78 77,0 2 ± 17,78 3 Tháng Trung bình 164 76,7 a ± 11,52 155 80,1 b ± 16,76 Đực 20 144,3 a1 ± 13,6 57 134,5 b1 ± 19,9 Cái 93 127,4 2 ± 14,85 66 128,0 2 ± 17,44 6 Tháng Trung bình 113 130,4± 16,0 123 131,0± 18,8 Đực 8 182,3 a ± 12,8 19 153,7 b ± 11,4 Cái 36 180,5 a ± 14,1 49 159,6 b ± 15,9 9 Tháng Trung bình 44 180,6 a ± 13,8 67 157,9 b ±14,9 Đực 14 195,2 a ± 20,5 16 171,7 b ± 19,0 Cái 37 204,7 a ± 21,3 40 185,5 b ± 18,5 12 Tháng Trung bình 51 202,1 a ± 21,3 56 181,5 b ± 19,5 Đực 35 243,8 a1 ± 20,7 25 222,1 b ± 19,3 Cái 81 225,5 2 ± 24,7 44 222,8± 26,2 15 Tháng Trung bình 116 231,0 a ± 24,9 69 222,5 b ± 23,8 Đực 22 289,0 a1 ± 23,1 24 257,6 b ± 22,8 Cái 99 251,0 2 ± 29,0 36 254,9± 27,7 18 Tháng Trung bình 121 257,9± 31,6 60 255,9± 25,7 Đực 29 296,4± 32,5 22 306,0± 20,9 Cái 136 278,1± 34,5 41 294,4± 24,9 21 Tháng Trung bình 165 281,4 a ± 34,8 63 298,4 b ± 24,1 Đực 14 324,3± 34,6 17 357,9± 26,0 Cái 92 318,8 a ± 40,6 4 352,3 b ± 25,5 24 Tháng Trung bình 106 319,5 a ± 39,8 21 356,8 b ± 24,2 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008 6 Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì khác nhau (P<0,05); Các giá trị trung bình của con đực con cái cùng tuổi có chỉ số trên bằng số khác nhau thì khác nhau (P<0,05). Kết quả Bảng 2 cho thấy, ở cả hai giống khối lượng của đực cao hơn cái, nhất là trong giai đoạn trước khi cai sữa (lúc 6 tháng tuổi). Kết quả này đã được khẳng định bởi nhiều tác giả (VD: Browning cộng sự, 1995) nguyên nhân chủ yếu được giải thích là do tác dụng của hormone testosterone chỉ có ở đực mà không có ở cái. Tuy nhiên điều đáng lưu ý trong thí nghiệm này của chúng tôi là sau khi cai sữa cho đến lúc 2 năm tuổi, khối lượng của bê đực chỉ ở mức tương đương với khối lượng của cái. Nguyên nhân, có thể là do sau khi cai sữa đực cái được nuôi ở các trại riêng, theo chế độ dinh dưỡng khác nhau nên đã dẫn đến sự khác nhau về lượng thức ăn thu nhận do đó khác nhau về khối lượng cơ thể. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên chúng tôi đã không thể theo dõi ghi chép lượng thu nhận thức ăn của bê. Khối lượng sinh trung bình của đực cái Brahman (22,59 20,54 kg; Bảng 2) là khá thấp so với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Cải (2006) Hoàng Văn Trường (2007) trên đàn Brahman nuôi tại Bình Định Tuyên Quang. Kết quả của Đinh Văn Cải cho thấy đàn Brahman trắng nguồn gốc từ Úc sinh ra tại Tuyên Quang có khối lượng sinh trung bình con đực là 32,6 kg con cái 30,3 kg còn kết quả của Hoàng Văn Trường trên đàn bò Brahman trắng nguồn gốc Cu Ba là 23,6 kg đối với cái 24,6 kg đối với đực. Tuy nhiên, kết quả theo dõi của chúng tôi trên đàn Brahman đỏ nhập từ Úc hiện đang nuôi tại Tuyên Quang cho thấy khối lượng sinh của con đực chỉ là 23,4 con cái là 21,05 kg, không cao hơn so với khối lượng của nuôi tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của Browning cộng sự (1995) cho thấy Brahman đỏ nuôi tại Bang Taxes Mỹ có khối lượng sơ sinh con đực là 32,4 con cái 29,2 kg. Khối lượng lúc cai sữa 6 tháng tuổi của đực Brahman trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Trường (2007) trên đàn Brahman nuôi tại Bình Định (144,1 kg). Tuy nhiên khối lượng cái trong nghiên cứu của Hoàng Văn Trường (2007) lại cao hơn so với cái nuôi tại TP. Hồ Chí Minh (137,3 kg ở Bình Định so với 127,4 kg tại TP. Hồ Chí Minh). Theo kết quả theo dõi của Browning cộng sự (1995) thì khối lượng cai sữa lúc 7 tháng tuổi của Brahman nuôi tại Mỹ là 210,2 kg ở con đực và 188,4 kg ở con cái, cao hơn khoảng 35% so với khối lượng cùng tuổi nuôi tại TP. Hồ Chí Minh trong nghiên cứu của chúng tôi. Tại thời điểm 12 tháng tuổi Brahman nuôi tại TP. Hồ Chí Minh nặng 195,2 kg ở con đực 204,7 kg ở con cái (trung bình 202,1 kg) còn nuôi tại Bình Định có khối lượng tương ứng là 219,02 183,2 kg. Khối lượng lúc 18 tháng tuổi của Brahman nuôi tại Bình Định là 225,7 kg (con cái) 282,8 kg (con đực), thấp hơn so với nuôi tại TP. Hồ Chí Minh (Bảng 2). Brahman nuôi tại TP. Hồ Chí Minh đạt khối lượng là 319,5 kg lúc 24 tháng tuổi (324,3 kg ở con đực 318,8 kg ở con cái). Khối lượng sinh của đực sinh ra từ đàn cái Drought Master nuôi tại TP. Hồ Chí Minh là 20,76 kg khối lượng cái là 20,64 kg (Bảng 2). So sánh với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Cải (2006) chúng tôi nhận thấy trong khi khối lượng sinh của cái sinh ra tại TP. Hồ Chí Minh là tương đương với khối lượng sinh của cái sinh ra từ đàn Drought Master nuôi tại Bình Dương (20,6 kg) thì khối lượng sinh của đực lại thấp hơn đáng kể (bê đực sinh ra tại Bình Dương nặng 23,5 kg). Tuy nhiên giá trị độ lệch chuẩn (SD) của khối lượng sơ sinh Drought Master trong nghiên cứu của chúng tôi (2,52-2,58) cao hơn rất nhiều so với giá trị này trong nghiên cứu của Đinh Văn Cải (2006) (0,9-1,3) cho thấy mức độ đồng đều về khối lượng của đàn sinh ra tại Bình Dương cao hơn so với sinh ra tại TP. Hồ Chí Minh. ĐINH VĂN TUYỀN – Một số chỉ tiêu sinh sản cuả Brahman 7 Khối lượng lúc 6 tháng tuổi của đàn Drought Master nuôi tại TP. Hồ Chí Minh (134,5 kg ở con đực 128,0 kg ở con cái) thấp hơn so với khối lượng của đàn cùng giống nuôi tại Bình Dương (152 kg ở con đực 140,8 kg ở con cái). Đến 12 tháng tuổi, đực nuôi tại Bình Dương đạt 244,9 kg cái 239,4 kg, cao hơn tương ứng 73,2 50,9 kg so với bê đực cái nuôi tại TP. Hồ Chí Minh. Tại thời điểm 24 tháng tuổi, đực nuôi tại TP. Hồ Chí Minh có khối lượng thấp hơn 79,3 kg cái thấp hơn 24,2 kg so với nuôi tại Bình Dương. Như vậy, có thể nói Drought Master nuôi tại TP. Hồ Chí Minh có tốc độ sinh trưởng thấp hơn so với cùng giống nuôi tại Bình Dương. Điều này chủ yếu là do các yếu tố thức ăn quản lí nuôi dưỡng. ở Bình Dương được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn nên có thể đã được chăm sóc quản lí tốt hơn nuôi tại TP. Hồ Chí Minh. Giá trị độ lệch chuẩn của khối lượng nuôi tại Bình Dương luôn thấp hơn giá trị này của nuôi tại TP. Hồ Chí Minh chính là bằng chứng cho nhận định trên. y = -0,0003x 2 + 0,6209x + 21,6 R 2 = 0,9923 y = -0,0002x 2 + 0,5582x + 20,7 R 2 = 0,9877 0 50 100 150 200 250 300 350 0 200 400 600 800 BRAHMAN DROUGHT MASTER Đồ thị 1: Mô tả đường cong sinh trưởng của thuần DroughtMaster, Brahman giai đoạn từ 0-720 ngày tuổi Kết quả so sánh khối lượng giữa Brahman Droughtmaster nuôi trong cùng điều kiện tại TP. Hồ Chí Minh cho ở Bảng 3 Đồ thị 1 cho thấy trong suốt giai đoạn từ sinh đến 18 tháng tuổi Brahman luôn có khối lượng cao hơn Droughtmaster. Tuy nhiên từ lúc 21 tháng tuổi trở đi Drought Master luôn có khối lượng cao hơn Brahman. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi hơi khác so với kết quả của Đinh Văn Cải (2006) theo đó khối lượng của Drought Master luôn cao hơn khối lượng của Brahman có cùng lứa tuổi. Tuy nhiên cần lưu ý là trong nghiên cứu của Đinh Văn Cải (2006) Drought Master Brahman được nuôi tại các vùng cách xa nhau (Bình Dương Bình Định) trong điều kiện nuôi dưỡng rất khác nhau (trang trại nghiên cứu hộ nông dân). Phương trình hồi qui trình bày trên Đồ thị 1 có hệ số xác định rất cao (R2 = 0,9877 đối với phương trình áp dụng cho Drought Master 0,9923 với phương trình cho Brahman) cho thấy khối lượng Brahman Drought Master có tương quan rất chặt chẽ với tuổi (tính theo ngày) của chúng. Do đó có thể sử các dụng phương trình này để ước tính khối lượng bê Brahman Drought Master nuôi tại Công ty giống sữa TP. Hồ Chí Minh. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008 8 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ Kết luận Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng tại Công ty giống sữa TP. Hồ Chí Minh, Brahman có khoảng cách lứa đẻ thấp hơn Droughtmaster. Tuy nhiên, khoảng cách lứa đẻ (13,7-15 tháng) hệ số phối giống (1,36-1,45 lần phối/bò có chửa) của cả hai giống đều ở mức khá thấp cho thấy khả năng sinh sản của các giống này là khá tốt. Thời gian mang thai của bò Brahman Droughtmaster tương đương nhau khoảng dao động từ 263-306 ngày. Trong điều kiện nuôi dưỡng tại Công ty giống sữa TP. Hồ Chí Minh thì từ sinh đến 18 tháng tuổi, khối lượng của Brahman cao hơn của Droughtmaster nhưng trong giai đoạn từ 18 đến 24 tháng tuổi Droughtmasterkhả năng sinh trưởng cao hơn. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu để đánh giá khả năng sinh sản của cái đực các giống này thế hệ sinh ra tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục Chăn nuôi (2006). Hiện trạng ngành chăn nuôi phương hướng phát triển đến năm 2015. Đinh Văn Cải, (2006). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu chọn lọc lai tạo nhằm nâng cao khả năng sản xuất bò thịt ở Việt Nam. Hoàng Văn Trường, (2007). Đánh giá khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi nông hộ ở Bình định của bò thịt Brahman (nhập từ Cuba). Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Nông Lâm Huế. Nguyễn Văn Vinh, Hoàng Văn Trường, Đồng Thị Diệu Hiền Đoàn Trọng Tuấn (2001). Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản của lai Brahman nuôi tại Bình Định. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 - 2000. Phần chăn nuôi gia súc. Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Tr. 220 - 228. Trần Trọng Thêm, (2006). Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu chọn tạo đàn sữa hạt nhân năng suất trên 4000 kg/chu kỳ”. Nguyễn Văn Niêm, Đỗ Hữu Hoan, Lưu Công Khánh Đỗ Xuân Cốn, (2001). Đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất phát triển chăn nuôi vàng Hà Giang tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2000. Nhà xuất bản Hà nội, 2001. Tr. 92 – 105. Browning. R., Jr, M. L. Leite-Browning, D. A. Neuendorff and R. D. Randel, (1995). Preweaning growth of Angus- (Bos taurus), Brahman-(Bos indicus), and Tuli-(Sanga)-Journal of Ani.Sci.73. p.2558-2563. Browning. R., Jr, B. S. Robert, A. W. Lewis, D. A. Neuendorff and R. D. Randel, (1994). Effects of postpartum nutrition and once-daily suckling on reproductive efficiency and Journal of Anim Science. 72.p.984-989 *Người phản biện : TS. Lê Văn Thông; TS. Trần Trọng Thêm . – Một số chỉ tiêu sinh sản cuả bò Brahman 1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA BÒ BRAHMAN VÀ DROUGHTMASTER NGOẠI NHẬP 3 LỨA ĐẦU NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ. Drought Master và Brahman ngoại nhập nuôi tại TP. Hồ Chí Minh Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn bê Drought Master và Brahman sinh ra tại Việt nam Phương

Ngày đăng: 20/03/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w