MỘT SỐCẦN LƢU Ý KHITRỒNGNẤMRƠM
Ở khu vực ĐBSCL nói chung,
trồng nấm trên rơm là nghề đã có từ
lâu. Nghề này phù hợp với điều kiện
của hầu hết gia đình nông dân và mau
đem lại hiệu quả. Vì thế, những năm
gần đây nghề trồngnấmrơm không
ngừng phát triển và thực sự đã trở
thành một nghề cho thu nhập khá đối
với nông dân. Theo kinh nghiệm một
số nông dân đã trồng thành công thì
khi trồngnấmrơm cần lưuý các điểm
sau:
1. Chọn địa điểm trồng:
Nấm rơm có thể trồng nhiều trên nền đất khác nhau như đất ruộng, rẩy, vườn
cây,… hoặc trong nhà nhưng phải thoát nước tốt, không bị đọng. Nơi trồng ít chịu
ảnh hưởng của gió mạnh.
2. Chọn nguyên liệu trồng:
Nguyên liệu tốt không mục nát, không bị nhiễm phèn hoặc bị ngập nước thối
đen.
3. Chọn meo giống:
Phải chọn meo giống tốt, đạt chất lượng. Meo giống là mộttrong những yếu tố
quan trọng quyết định năng suất và phẩm chất nấm . Meo tốt sẽ có mùi của nấmrơm
và các tơ nấm màu trắng, trong mọc đều khắp bịch. Bịch meo kém chất lượng có mùi
hôi, chua, đáy bịch bị đọng nước và thường có đốm màu vàng hay xanh đen.
4. Nƣớc tƣới:
Các nguồn nước sạch như: nước sông, mương , nước giếng khoan,…Tránh
tưới bằng nước nhiễm phèn mặn hoặc bị hôi thối.
5. Ủ rơm:
Rơm trước khi chất (giồng) để vô meo cần phải ủ. Cách ủ : rải rơm từng lớp
mỏng, vừa tưới vừa dặm cho dẻ đến khi thành đống cao khoảng 1,5 m, rộng 1,5 – 2
m, chiều dài tùy theo lượng rơm muốn làm và mặt bằng cho phép. Có thể đậy đống, ủ
bằng nilon. Làm cách này vừa sử dụng hết lượng rơm ủ, không phải bỏ lớp ngoài,
vừa ít tốn thời gian ủ. Thời gian ủ tùy độ thấm hước của rơm. Khi thấy cọng rơm
mềm nhũn, có màu vàng sậm là đuợc.
6. Làm giống, vô meo:
Rơm sau khi ủ, chất giồng như giồng khoai rộng 4 – 5 tấc, cao khoảng 3 tấc,
dài tùy ý. Rãi đều hai hàng meo cách rìa giồng 1 tấc. Rồi, phủ lên lớp rơm dày 3 – 5
cm cho kín meo vừa phải. Sau đó, rãi 1 lớp rơm áo dày khoảng 10 cm để giữ ẩm và
bảo vệ giồng nấm. Nếu được, trước khi đậy lớp rơm có thể đốt giồng để vừa vệ sinh
vừa cung cấp một phần dinh dưỡng cho nấm. Mùa mưa, sau khi vô meo nên làm ngay
áo mô.
7. Chăm sóc:
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ và ẩm độ của giồng nấm. Nhiệt độ thích hợp
ở giữa giồng khoảng 35 – 45
o
C (hơi nóng tay) là được. Nếu cao hơn hoặc thấp hơn
phải can thiệp ngay. Nếu nhiệt độ cao hơn 40
o
C, bớt lớp áo mô để giảm nhiệt độ.
- Kiểm tra độ ẩm bằng cách rút mộtnấmrơm từ trong giồng, nắm chặt lại, nếu
nước chỉ rịn ra ở kẻ ngón mà không nhỏ giọt là đủ ẩm không cần tưới; nếu nước nhỏ
thành giọt là thưà, cần bớt áo mô (lúc trời mát) để nước bốc hơi bớt, nếu không thấy
nước rịn ra là thiếu, cần tưới ngay.
- Khi thành mô có tơ giăng (khoảng 6 – 7 ngày sau khi vô meo) thì tiến hành
tưới đón nấm. Tưới đều khắp luống bằng thùng vòi có búp sen giọt mịn. Khi nụ nấm
phát triển lớn, nên tưới ít lại và tưới lúc chiều mát.
Kim Huệ
Đơn vị thực hiện: Báo Nông nghiệp VN
.
MỘT SỐ CẦN LƢU Ý KHI TRỒNG NẤM RƠM
Ở khu vực ĐBSCL nói chung,
trồng nấm trên rơm là nghề đã có từ
lâu. Nghề này. nông dân đã trồng thành công thì
khi trồng nấm rơm cần lưu ý các điểm
sau:
1. Chọn địa điểm trồng:
Nấm rơm có thể trồng nhiều trên nền đất khác nhau