1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải- Đồng Nai

20 3,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 752,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải- Đồng Nai

Trang 1

1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI NGỌAI TÁC:1.1.1 Khái niệm:

Ngoại tác là những hành động của các cá nhân hoặc doanh nghiệp làm ảnhhưởng đến người khác, doanh nghiệp khác mà các cá nhân và doanh nghiệp nàykhông phải trả tiền hoặc không được trả tiền về những ảnh hưởng kia.

Ngoại tác là một trong những thất bại của thị trường.

1.1.2 Phân loại:

Ngoại tác tích cực: là ngọai tác có lợi đối với người khác.

Ví dụ: chủng ngừa ngăn chặn bệnh truyền nhiễm, phòng cháy, giáo dục, nângcấp nhà ở,…

Ngoại tác tiêu cực: là ngoại tác có hại đối với người khác.

Ví dụ: chất thải công nghiệp, khói thuốc lá, ô nhiễm và ùn tắc ôtô, hàng xóm ồnào,…

1.2 HẬU QUẢ CỦA NGOẠI TÁC:

- Việc phân bổ nguồn lực sẽ không hữu hiệu.

- Mức sản xuất và chi tiêu cho việc kiểm soát ngoại tác khó thực hiện đúng.Ví dụ: Doanh nghiệp có thể bỏ ra chi phí để làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.Điều này có lợi cho xã hội nhưng lợi ích cá nhân không cao.

- Khi có ngoại tác tiêu cực thì chi phí xã hội biên lớn hơn chi phí cá nhân cậnbiên và cân bằng thị trường sẽ làm gia tăng quá mức hàng hóa Trong vấn đề nguồnlực chung thì lợi ích xã hội cận biên nhỏ hơn lợi ích cá nhân cận biên.

1.3 KHẮC PHỤC NGOẠI TÁC TIÊU CỰC:1.3.1 Nội bộ hóa ngoại tác:

Đây là giải pháp không cần có sự can thiệp của Chính phủ Có nghĩa là hìnhthành các đơn vị kinh tế có quy mô thích hợp để phần lớn hậu quả của hành vi ngoạitác diễn ra trong khuôn khổ đơn vị đó.

Ví dụ: Chủ vườn táo trở thành người nuôi ong Điều này chỉ có thể làm đượckhi vườn táo đủ lớn để ong chỉ ở trong vườn táo.

1.3.2 Tổ chức hoạt động hợp tác của các cá nhân với nhau:

Trong một số trường hợp, mọi người có thể tự giải quyết được vấn đề ảnhhưởng ngoại tác Định đề Coase cho rằng các bên tham gia có thể thương lượng vớinhau và nhất trí về một giải pháp có hiệu quả Tuy nhiên, đôi khi họ không thể đạtđược kết cục có hiệu quả do có quá nhiều bên liên quan và điều đó làm cho quá trìnhthương lượng trở nên khó khăn.

Ví dụ: Việc bồi thường hay đền bù; sự trừng phạt của xã hội,

1.3.3 Sự can thiệp của Chính phủ:

Khi mọi người không tự giải quyết được vấn đề ảnh hưởng ngoại tác và khi mộtảnh hưởng ngọai tác khiến cho thị trường không đạt được sự phân bổ có hiệu quả, thìchính phủ xuất hiện.

Chính phủ có thể phản ứng theo một trong hai cách:

Trang 2

+ Một là, thực hiện các chính sách có tính chất chỉ huy và kiểm sóat để điềuchỉnh hành vi một cách trực tiếp

+ Hai là, thực hiện các chính sách dựa trên thị trường để tạo ra những kích thíchsao cho các nhà ra quyết định tư nhân tự chọn cách giải quyết vấn đề.

Chính sách công có thể đưa ra các lọai giải pháp sau để quyết vấn đề ngọai táctiêu cực:

a Điều chỉnh:

Chính phủ có thể sữa chữa ảnh hưởng ngoại tác bằng cách quy định rằng một sốhành vi mang tính bắt buộc hoặc bị cấm Ví dụ: hành động thải hóa chất độc hạixuống nguồn nước bị coi là tội phạm Trong trường hợp này, chi phí ngoại tác đối vớixã hội lớn hơn rất nhiều so với ích lợi mà người gây ô nhiễm nhận được Do vậy,chính phủ thiết lập một chính sách mang tính chỉ huy và kiểm soát nhằm ngăn cấmhành động này.

Song hầu hết các trường hợp gây ô nhiễm, tình huống không phải đơn giản nhưvậy Bất chấp những mục tiêu được một số nhà môi trường công bố, việc ngăn cấm tấtcả các hoạt động gây ô nhiễm là điều không thể thực hiện Ví dụ: hầu như phương tiệngiao thông đều gây ra tình trạng ô nhiễm mà chúng ta không muốn thấy Chính phủkhông thể cấm mọi phương tiện giao thông Do vậy, thay vì việc loại bỏ hoàn toàntình trạng ô nhiễm, xã hội phải so sánh giữa chi phí và ích lợi để quyết định loại hìnhvà mức độ ô nhiễm cho phép.

Thứ nhất, họ chỉ ra rằng thuế có tác dụng như một quy định điều chỉnh việc cắtgiảm tổng mức ô nhiễm Họ có thể đạt bất kỳ mức ô nhiễm nào họ muốn bằng cách ápmức thuế thích hợp Thuế càng cao, mức ô nhiễm càng thấp Trên thực tế, nếu thuếcao đến mức nhất định, các nhà máy sẽ đóng cửa và không còn gây ra ô nhiễm môitrường nữa.

Lý do làm cho các nhà kinh tế thích sử dụng thuế là nó cắt giảm mức ô nhiễmtheo các hiệu quả hơn Chính sách điều tiết thường yêu cầu mỗi nhà máy phải cắtgiảm sản lượng như nhau, nhưng việc cắt giảm ô nhiễm một lượng bằng nhau khôngnhất thiết là biện pháp ít tốn kém nhất để làm sạch nguồn nước

Ưu điểm việc đánh thuế:

Việc đánh thuế ô nhiễm làm cho giá tăng và buộc người sản xuất phải giảm sảnlương đến mức hiệu quả

Lợi về hiệu quả xã hội với gỉa định rằng mức thuế được định đúng.Lợi về công bằng cho những người bị ảnh hưởng.

Làm tăng nguồn thu cho chính phủ.

Trang 3

Nhược điểm việc đánh thuế:

Chúng không phổ biến.

Chúng đòi hỏi nhiều thông tin để định đúng mức thuế.

Việc đánh thuế làm giảm ô nhiễm nhưng không thể xóa bỏ ô nhiễm do sản xuấtgây ra.

Chúng đôi khi gây ra gánh nặng không cân xứng lên các hộ thu nhập thấp

c Giấy phép xã thải chuyển nhượng được: (Định lý Coase và chính sách

Đây là một ứng dụng của định lý Coase vào chính sách công, là sự thiết lập các

giấy phép gây ra ô nhiễm có thể chuyển nhượng Đôi khi được gọi là quyền gây ô

Ví dụ: Có 2 nhà máy sản xuất thép và sản xuất giấy Cục Bảo vệ môi trườngquy định mức thải là 5 tấn cho mỗi nhà máy Nhà máy thép muốn tăng chất thải lên 1tấn, nhà máy giấy đồng ý giảm chất thải xuống 1 tấn với điều kiện nhà máy thép sẵnsàng trả cho nhà máy giấy 1 triệu USD

Tóm lại giấy phép xả thải là

Ấn định mức ô nhiễm được cho phép.

Tạo ra quyền gây ô nhiễm có thể đàm phán trên thị trường.

Cho phép thị trường về quyền gây ô nhiễm tìm giải pháp hiệu quả nhất.

Doanh nghiệp có thể cắt giảm dễ dàng nhất sẵn sang bán bất kỳ giấy phép nàohọ có.

Doanh nghiệp phải cắt giảm ô nhiễm với chi phí cao sẵn sàng mua bất kỳ giấyphép nào khi họ cần Sự phân bổ cuối cùng sẽ có hiệu quả.

1.3.4 Các biện pháp khác:

Chính phủ có thể khắc phục ngoại tác tiêu cực bằng cách chế tài bằng phạt tiềnvà hình sự, tăng chi phí sản xuất và ngưỡng giá để nhập ngành, phí thải đánh trên mỗiđơn vị thải.

Trang 4

2.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỢI ÍCH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TRÊN SÔNGTHỊ VẢI:

2.1.1 Vị trí địa lý sông Thị Vải:

Sông Thị Vải có độ dài gần 50 km bắt nguồn từ huyện Long Thành tỉnh ĐồngNai đổ ra Vịnh Gành Rái chảy qua Tp.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Có độrộng 300-600m, nhưng độ sâu lớn (10-30m), ít bị bồi lắng nên rất thuận lợi cho việcxây dựng các cảng nước sâu và hoạt động của tàu từ 10.000 đến 50.000 DWT.

Dòng sông có khả năng pha loãng và phân hủy chất ô nhiễm, làm sạch nước

thải Quá trình này được gọi là sự “đồng hóa” hoặc “tự làm sạch” Phụ thuộc vào khả

năng tự làm sạch tự nhiên các dòng sông có khả năng bị ô nhiễm với mức độ khácnhau khi tiếp nhận khối lượng chất ô nhiễm như nhau.

Từ nghiên cứu mô hình chất lượng nước kết hợp số liệu phân tích Nguyễn TấtĐắc và CTV (1994, 1997, 2001) đã kết luận sông Thị Vải có hệ số tự làm sạch là 1,0 –

5,0 (Theo tính toán trong tài liệu nước ngoài dòng sông có hệ số tự làm sạch trong

khoảng 2,0 – 4,0 là có khả năng tự làm sạch ở mức trung bình, và nếu hệ số này trên4,0 -10 là có khả năng tự làm sạch tốt)

Nguồn: Huỳnh Bình An – Trung Tâm KTTV phía Nam, 2000.

2.1.2 Lợi ích khai thác tài nguyên trên sông Thị Vải:

Sông Thị Vải tuy không có ý nghĩa về mặt cung cấp nước, nhưng sông thuộcđịa bàn 3 tỉnh, thành (Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh) rất quan trongvề mặt sinh thái và môi trường Sông có hệ sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ sinhquyển Cần Giờ rất phong phú, có thể xem là lá phổi thanh lọc tự nhiên.

Dòng sông mang nguồn nước mặn, lợ với chế độ bán nhật triều và hệ thống

động thực vật từ thượng nguồn đến hạ nguồn rất phong phú, đa dạng.

Sông Thị Vải có hệ sinh thái đất ngập nước có giá trị rất quan trọng về mặt

môi trường và kinh tế - xã hội:

- Đây là nơi cơ trú, sinh trưởng của các loài tôm, cá Hoạt động đánh bắt cá venbờ và khai thác ngoài khơi công suất khoảng 12 sức ngựa, trong đó khoảng 10% sốtàu có khả năng đánh bắt ở các vùng nước sâu trên 30m.

- Rừng ngập mặn là vùng đệm bảo đảm chống xói lở bờ biển, bờ sông và giatăng bồi lấp vùng cửa sông.

- Rừng ngập mặn với cảnh quan thiên nhiên và nơi cư trú của động vật hoangdã là điểm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học lý thú đặc biệt là khu Dự trữ sinhquyển Cần Giờ.

- Rừng ngập mặn và các bãi lầy ngập mặn góp phần vào việc xử lý nguồn nướcô nhiễm từ Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, bảo vệ môi trườngnước cho các khu du lịch và khu nuôi trồng thuỷ sản ở Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh),Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu), Cần Giuộc (Long An).

Trang 5

Sông Thị Vải nằm trong vùng ven biển lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn cótrên 220 km bờ biển và có độ sâu cao nên có điều kiện phát triển một hệ thống cảngbiển làm nhiệm vụ tiếp nhận, xuất và trung chuyển hàng hóa quốc tế

2.2 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN SÔNG THỊ VẢI ĐỒNGNAI:

Tuy nhiên, đến nay hệ sinh thái con sông Thị Vải suy giảm mạnh Việc chuyểnvùng đất ngập mặn ven sông Thị Vải thành đất công nghiệp và đô thị đã tác động xấuđến môi trường tự nhiên và các ngành kinh tế mũi nhọn: thuỷ sản và du lịch của BàRịa-Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh.

Các KCN đang hoạt động hoặc đã được quy hoạch ở vùng kinh tế trọng điểmphía Nam và sông Thị Vải là nơi nhận nguồn nước thải cuối cùng:

SttKhu công nghiệpDiện tích(ha)

Loại hình khucông nghiệpTỉnh Đồng Nai

2.2.1 Biểu hiện của sông Thị Vải:

Từ năm 1992 khu công nghiệp (KCN) Gò Dầu được xây dựng đến nay dòngsông đã bị ô nhiễm nặng do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp tại khu vực Gò Dầu

Trang 6

Nước sông có mùi hôi khó chịu, càng đi gần vàonhững bờ đùng thì mùi càng nặng hơn Nước ở giữa sôngcòn có màu vàng nhưng đi vào trong thì chuyển sang màuđen dần Có những lúc màu nước sông đen như nước kẹođắng Nước sông vào ban ngày đỡ hôi, vào ban đêm rấthôi do ban đêm các nhà máy dọc sông Thị Vải mới xảnước thải ra sông.

Theo báo cáo khoa học “Điều tra và lập phương

án xử lý ô nhiễm môi trường sông Thị Vải do các công

trình công nghiệp lân cận gây ra” được chủ trì thực hiện bởi Viện Sinh thái Tài

nguyên và Môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trung tâm Khoa học Tự nhiên vàCông nghệ Quốc gia (tháng 10-1997), ngoài lượng NH+4 (amoni), COD (nhu cầu ôxy sinh hóa), BOD (nhu cầu ô xy hóa học) cao, nước thải còn chứa những hợp chấthữu cơ có nguồn gốc từ thực vật

Trong điều kiện dung dịch nước thải có chứa hàng loạtgốc axít với vi sinh có trong tự nhiên sẽ chuyển thành cáchợp chất chứa lưu huỳnh Qua các quá trình phân hủy,phản ứng hóa học tạo ra các chất kết tủa có màu đentrong nước; đồng thời làm giảm lượng ôxy hòa tan trong

nước khiến các loài thủy sinh không thể sống được.

Chưa hết, các sulfur kim loại nặng kết tủa sẽ lắng xuốngđáy sông lẫn trong bùn Sự tích tụ này có hại cho chấtlượng môi trường Qua hai đợt khảo sát mẫu bùn vào năm 1996 và 1997 ở cảng GòDầu (gần nhà máy Vedan), kết quả cho thấy hàm lượng H2S rất cao Khi hàm lượng

H2S trong nước tăng cao, không một sinh vật nào có thể tồn tại Cụ thể, các mẫubùn lấy vào thời điểm tháng 9-1997 đã không tìm thấy loài động vật đáy nào sinhsống Theo kết luận điều tra của các nhà khoa học thuộc các cơ quan trên, sông Thị

Vải đã chìm sâu trong ô nhiễm hữu cơ với mức độ ô nhiễm tăng suốt từ năm 1994 đếnnay Các nguồn chất hữu cơ xả vào sông Thị Vải đã biến một đoạn sông (ở trung lưu)

thành “nồi lên men vi sinh khổng lồ” và thành “bể nuôi cấy các loại tảo thích nghi ô

nhiễm bẩn” Điều đáng lưu ý là các sinh vật gây bệnh tiết ra nhiều loại chất độc như

một số tảo lam Cảng Gò Dầu được xác định là trung tâm ô nhiễm Từ đây chất bẩnphát tán đi khắp chiều dài sông.

+ Thiệt hại về kinh tế:

- Trước đây sông Thị Vải cá tôm nhiều vô kể mỗi lần kéo được cả trăm ký lô vàngười dân ven khu vực sông sống nhờ vào nghề nuôi tôm, cá Nên đời sống khá giả.Nhưng vài năm gần đây, cá tôm bị tuyệt chủng, nhiều hộ dân nuôi cá, tôm ở vùng vensông Thị Vải, điêu đứng vì cá, tôm của họ chết hàng loạt, nổi và dạt trắng cả bờ.Nhiều người khẳng định hiện tượng cá, tôm chết như vậy là do nguồn nước ở sôngThị Vải bị ô nhiễm nặng.

Một lọat khu công nghiệp mọc lên bên sông

Thị Vải (Ảnh: T.L/báo Bà Rịa-Vũng Tàu)

Đề tài khoa học từ năm 1997

Trang 7

Ví dụ: Đùng rộng 30 ha của ông Ngô Văn Lượng, PhạmVăn Lạng, Vũ Văn Quý, Vũ Văn Mộng,… do nước thủy triều lênông Lượng mở cống cho nước từ sông Thị Vải vào đùng củamình Sáng sớm hôm sau, ông Lượng phát hiện cá trong đùngchết hàng loạt (khoảng 1 tấn) thiệt hại gần 100 triệu đồng.

Ông Ba Hùng nghềnuôi tôm trên đìa rộng10.000 m2 ở sát rạch Bàu

Riêu, ông phải bỏ ¼ diện tích để làm hồ chứanước, lắng khoảng 10 ngày và dùng nhiều hóachất khử độc mới bơm vào ao nuôi Mỗi vụtôm ông phải tốn khoảng 20 triệu đồng tiềnbơm nước và hóa chất Thế nhưng ông vẫntrắng tày 3 vụ tôm thiệt hại hơn 250 triệu đồng.

Nước ô nhiễm, vón cục chen vào cácđùng tôm, cá vẫn còn trơ ra đó Có khoảng 560hộ dân ở 2 xã Phước An, Long Thọ huyện Nhơn Trạch phải bỏ nghề, đi nhiều nơi tìmkế mưu sinh.

Xã đảo Thạnh An huyện Cần Giờ - Tp.Hồ Chí Minh cũng bị ảnh hưởng giántiếp từ dòng sông Thị Vải Xã cókhoảng 1.000 hộ với hơn 70% ngườidân sống bằng nghề đánh bắt thuỷhải sản, làm muối và nuôi tôm sú.Nhưng 2-3 năm gần đây ít nhất 50%hộ dân lỗ từ 7-8 triệu đồng hoặc mấttrắng khi lấy nước từ sông vào đểnuôi tôm

- Sông Thị Vải không chỉ ônhiễm nước bề mặt, mà nguồn nướcngầm cũng bị ô nhiễm Do nước giếng người dân khoan dùng hàng ngày gần đây cómùi tanh, múc lên để qua đêm nước đổi màu đen.

- Tình trạng ô nhiễm trên sông Thị Vải cũng ảnh hưởng trì trệ đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN Gò Dầu Ông Shinya Kajita -Tổng giám đốc – Công ty phân bón Việt Nhật, ông Nguyễn Hữu Hiếu – Giám đốcNhà máy Shell đều phản ánh nhiều hãng tàu Nhật Bản từ chối vận chuyển hàng hóacũng như nguyên vật liệu cho công ty qua cảng Gò Dầu, do nước sông ô nhiễm ănmòn thân tàu Các hãng tàu Singapore cũng từ chối vậnchuyển qua sông Thị Vải Theo báo cáo của Công ty cổphần cảng Đồng Nai số lượt tàu Singapore cập cảng chiếm34% (200/600 lượt).

- Chi phí làm sạch dòng sông cao Hơn 10 năm qua,số nước thải chưa qua xử lý khoảng hơn 10 triệu m3 Theo

Cống nước ông Lượng đã mở đểlấy nước từ sông Thị Vải vào đùng làm cá chết hàng loạt hôm 14/12/2005

Hệ thống xử lý nước thải của ông Ngâm mỗi vụtôm "ngốn" mất 20 triệu đồng

Những đầm tôm giờ chỉ còn là kỷ niệm Ảnh: Thái Ngọc

Chất thải công nghiệp "phủ trắng" nhiều đoạn sông Thị Vải.

Trang 8

ông Nguyễn Tôn, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước VN, việc tính toán chi phí xử lý nguồnnước thải từ sản xuất công nghiệp được căn cứ vào chất lượng nước thải, nồng độ ônhiễm và công nghệ xử lý Với mức độ ô nhiễm trung bình, giá thành xử lý 1m3 nướcthải sau khi làm sạch sẽ gần gấp đôi giá nước sạch đầu vào Nếu giá nước sạch hiệnnay là từ 4.000 - 5.000 đồng/m3 thì giá 1m3 nước sau khi xử lý sẽ ít nhất là 8.000 -10.000 đồng/m3 Tức là để làm sạch lượng nước thải đó, phải tốn tới hàng trăm tỉ đồng

+ Thiệt hại về xã hội:

Hầu hết cán bộ công nhân viên của các công ty làm việc tại khu vực Gò Dầuđều mắc các bệnh viêm xoang, nhức đầu, đau ốm liên tục mà nguyên nhân là donhiễm mùi hôi thối, mùi hóa chất thải ra hằng ngày của các công ty, xí nghiệp.

Hơn 10 năm nay, số người mắc bệnhviêm xoang tại khu vực xung quanh Nhà máyVedan và dọc theo sông Thị Vải tăng đột biến.Theo thống kê của cơ quan chức năng có đến90% số người dân ở đây mắc các căn bệnhmãn tính như viêm xoang, nhức đầu, khó thở,nếu da tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm bịnổi mẫn ngứa rất khó chịu, gây đau nhức vàcòn biểu hiện một số triệu chứng khác

Sông Thị Vải bị ô nhiễm dẫn đến rừng

ngập mặn bị mất Mất rừng ngập mặn sẽ dẫn tới suy giảm ngành thuỷ sản, đặt biệt lànghề nuôi tôm cá của nhân dân Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh.

2.2.2 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải:

- Các thông số oxy hoà tan (DO) và nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) đực sử dụngđể đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước do các chất hữu cơ kém bền vững Sông ThịVải đang bị ô nhiễm hữu cơ với các mức độ khác nhau:

+ Khu vực Gò Dầu - Cảng Vedan về thượng lưu: ô nhiễm nghiêm trọng giá trịDO thường <2,0 mg/l và giá trị BOD là 10-20 mg/l, có thời điểm lên trên 50 mg/l.

+ Từ cảng Vedan về hạ lưu (Cái Mép) mức độ ô nhiễm giảm nhanh với giá trịDO tăng dần từ 3,0 mg/l đến 5,5 mg/l và giá trị BOD giảm rõ rệt từ 4-8 mg/l từ PhúMỹ đến Gò Da.

Sông Thị Vải có lượng phù sa thấp: hàm lượng chất rắn lơ lửng ở Cái Mép chỉkhoảng 20-50 mg/l vào mùa khô và 100-150 mg/l vào mùa mưa Tuy nhiên do ảnhhưởng của chất thải công nghiệp tại khu vực Gò Dầu –Vedan có nhiều thời điểmlượng chất thải lên đến 200 mg/l.

Hàm lượng tổng coliform sông Thị Vải vượt giá trị 10.000 MPN/100ml (Tiêuchuẩn cho phép đối với nguồn loại B).

Nguyên nhân cơ bản việc ô nhiễm sông Thị Vải do việc xả thải của các khudân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp từ các khu công nghiệp:

* Tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành đã phát hiện DNTN

Liêm Chính (hoạt động từ năm 2001) trong lĩnh vực luyện và kéo cán thép xây dựng

với nguyên liệu là sắt, thép phế liệu nhưng không đấu nối vào hệ thống thoát nước thải

Váng vàng dày đặc mặt sông Thị Vải (Ảnh: CTV)

Trang 9

của khu công nghiệp Lúc kiểm tra doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng các thùngphuy chứa dầu, giẻ lau nhiễm dầu, thùng đựng hoá chất (chất thải nguy hại) để bừabãi, không có mái che theo quy định

Dầu cặn tràn, chảy vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp Lượngnước thải phát sinh trong quá trình sản xuất bị nhiễm dầu nặng được chia làm haiđường, trong đó có một đường dẫn vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp.Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu nước thải để phân tích nhưng kết quả kiểm tra ban đầu chothấy doanh nghiệp này không thực hiện báo cáo giám sát môi trường, không nộp phíbảo vệ môi trường đối với nước thải

* Tương tự, tại công ty gạch men Nhà Ý với lượng nước thải phát sinh trung

bình khoảng 100m3/ngày Công ty này đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và hoạtđộng từ tháng 4/2007 nhưng đoàn kiểm tra phát hiện thấy bể thu gom nước thải trướckhi đưa vào hệ thống xử lý được đấu nối với cống thoát nước thải của khu côngnghiệp Ngoài ra, bùn cặn sau hệ thống xử lý được xả trực tiếp vào khu đất bên cạnhhệ thống xử lý nước thải.

* Công ty TNHH chế biến thuỷ sản Tiến Đạt ở ấp Láng Cát, xã Tân Hải,

huyện Tân Thành hoạt động từ năm 2002 với lĩnh vực chính là gia công, chế biến cácmặt hàng thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu Trong quá trình hoạt đông công ty đã sửdụng hoá chất clorin, xà phòng để tẩy rửa và NaClO và thải ra chất thải nguy hại nhưdầu cặn, giẻ lau nhiễm dầu nhưng không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hạivới cơ quan quản lý nhà nước Mỗi ngày, công ty xả thải khoảng 900m3 nước thải

Đoàn kiểm tra đã phát hiện công ty Tiến Đạt xả trộm toàn bộ lượng nước thảichưa qua xử lý vào một đường ống ngầm, cắm thẳng vào lòng kênh Rạch Tre (mộtnhánh của sông Thị Vải) Theo báo cáo của công ty Tiến Đạt, đường ống ngầm nàylắp đặt từ năm 2004 Ngoài ra, lượng khí thải phát sinh trong quá trình sấy bột cá, đốtdầu DO chưa được xử lý, thải thẳng vào môi trường qua ống khói Đoàn đã yêu cầucông ty Tiến Đạt chấm chấm dứt ngay việc xả nước thải lén trên.

* Công ty TNHH một thành viên giấy Mỹ Xuân thải khoảng 2.000m3/ngàynước Nước thải được thu gom về hệ thống xử lý nước thải Nhà máy có hai hệ thốngxử lý nước thải nhưng vẫn cho nước thải chưa qua xử lý chảy ra hệ thống cống chungcủa khu công nghiệp Trong ngày đầu kiểm tra hiện trường, dù nghi ngờ nhưng đoànvẫn không phát hiện đường đi của nước vì đã được nguỵ trang, che gạch bên trên Chođến ngày hôm sau đoàn mới phát hiện được

Theo giải thích của đại diện công ty, việc xả thẳng ra hệ thống thoát nước mưacủa khu công nghiệp chỉ là tình huống sự cố (?!) Vụ việc đang được phòng Cảnh sátmôi trường Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm rõ.

* Tương tự, công ty TNHH PAK Việt Nam không có hệ thống xử lý nước thải

và số nước thải không qua xử lý được thải trực tiếp ra ngoài hệ thống cống thoát nướcmưa Ngoài ra, trên sân của doanh nghiệp này còn tồn đọng từ 15 – 20 tấn rác thảinguy hại.

Theo đoàn kiểm tra, lượng nước thải không qua xử lý của các doanh nghiệp trênđược dẫn vào hệ thống thoát nước chung hoặc được dẫn trực tiếp ra sông Lượng nước

Trang 10

này chảy vào sông Thị Vải và tích tụ lâu ngày gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng caocho sông Thị Vải

Những nguồn chất thải lỏng ra sông Thị Vải tại khu vực Gò Dầu gây ô nhiễmđáng lưu ý gồm: Từ nhà máy của Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (Công tyVedan) và nhà máy Super Phosphat Long Thành và Taicera Tuy nhiên, nhà máySuper Phosphat Long Thành và Taicera ô nhiễm bụi là chính

Sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng nề chủ yếu do Công ty Vedan xả trực tiếpnước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải.

Công ty Vedan Việt Nam xây dựng nhà máy vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyệnLong Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, tổngdiện tích 120 hecta Công ty Vedan được cấp giấy phép hoạt động từ năm 1994, lĩnhvực hoạt động của công ty chủ yếu là sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút(NaOH), axit (HCl), phân bón,…

Theo báo cáo tổng hợp về tài chính của Công ty Vedan, tổng vốn đầu tư hiện

nay của Công ty Vedan khoảng 460 triệu đô la Mỹ, doanh thu giai đoạn từ năm 1994đến 2007 khoảng 151 triệu đô la Mỹ/năm, lợi nhuận trước thuế từ năm 1994 đến 2007khoảng 11,3 triệu đô la Mỹ/năm Công ty Vedan cho biết, trong năm 2007, tổng doanhthu của công ty đạt 270 triệu USD, (so với năm 2006 đạt mức tăng trưởng khoảng12%) Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 113 triệu USD (tăng so với năm2006 koảng 19%), chiếm 42% tổng doanh thu Cũng trong năm 2007, Vedan đã nộpngân sách 10 triệu USD, tăng 20% so với năm 2006.

Theo bản báo cáo khảo sát, Vedan sử dụng các nguyên liệu chính như: đường,

mật, tinh bột, các loại Vitamin Công suất của nhà máy theo thiết kế mỗi năm sảnxuất được: 60.000 tấn bột, 63.000 tấn đường; 60.000 tấn bột ngọt; 100.000 tấn a xitcitric; 100 tấn thuốc trừ sâu vi sinh, gần 6,6 triệu thùng giấy và thùng đóng lon; 7,2triệu thùng thực phẩm ăn liền Đặc biệt nhà máy Vedan còn có công suất sản xuấtkhoảng 40.000 tấn xút loại 100% và 34.800 tấn a xit Clo hidric Nguồn cung cấpnguyên liệu đầu vào của Công ty Vedan năm 2008 dự kiến tiệu thụ 638.180 tấn mì(diện tích khoảng 31.909 ha) của hơn 20.000 nông dân ở Đồng Nai và các tỉnh GiaLai, Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Hà Tĩnh,

Hiện công ty có 2.700 công nhân đang làm việc Lương trung bình của côngnhân ở đây hiện nay là 3 triệu đồng/tháng Đa phần công nhân là người Đồng Nai,ngoài ra có cả người đến từ các tỉnh miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long và miềnBắc.

Mặc dù Công ty đã có những đóng góp tich cực về mặt ngân sách cho Nhànước, tạo việc làm cho hàng nghìn công nhân và nông dân Việt Nam Tuy nhiên,những thiệt hại mà Công ty Vedan đã gây ra cho môi trường Việt Nam thì không nhỏ

Vedan thải gì ra sông Thị Vải? Trong quá trình sản xuất các sản phẩm bột

ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), phân bón,… nước thải của côngty có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường:

Ngày đăng: 10/12/2012, 09:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Loại hình khu công nghiệp Tỉnh Đồng Nai - Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải- Đồng Nai
o ại hình khu công nghiệp Tỉnh Đồng Nai (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w