1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề xóa đói giảm nghèo trong chính sách xã hội thời kỳ đổi mới và nguyên nhân căn bản dẫn tới tình trạng tái nghèo hiện nay

40 4K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 237 KB

Nội dung

Luận Văn: Vấn đề xóa đói giảm nghèo trong chính sách xã hội thời kỳ đổi mới và nguyên nhân căn bản dẫn tới tình trạng tái nghèo hiện nay

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn là vấn đề có tính toàn cầu Một bứctranh tổng thể là thế giới với gần một nửa số dân sống dưới 2USD*/ngày và cứ 8trong số 100 trẻ em không sống được đến 5 tuổi Vì vậy một phong trào sôi nổi vàrộng khắp trên thế giới là phải làm như thế nào để đẩy lùi nghèo đói Còn ViệtNam thì sao? Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trongnhững nước có công tác xoá đói giảm nghèo tốt nhất theo tiêu chuẩn và phươngpháp xác định đường nghèo khổ của WB, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ 58,1%năm 1993 xuống còn 37,4% năm 1998 và hiện nay còn khoảng 30% Theo tiêuchuẩn quốc gia tỷ lệ nghèo đói của nước ta giảm từ 30,01% năm 1992 xuống 11%năm 2000 Tuy quy mô đói nghèo toàn quốc giảm nhanh Nhưng thực trạng chothấy, Việt Nam vẫn là một nước nghèo Con số các hộ bị tái nghèo là rất lớn bìnhquân hàng năm khoảng 50.000 hộ (riêng năm 1996 và 1997 mỗi năm khoảng gần100.000 hộ do bão lụt Nếu so sánh tình trạng đói nghèo của nước ta với các nướctrên thế giới thì tính bức xúc của nó là rất lớn, ngưỡng nghèo của Việt Nam vẫn xavới ngưỡng nghèo của thế giới.

Vấn đề xóa đói giảm nghèo và tái nghèo đến nay vẫn là những vấn đề quantrọng và nóng bỏng, chính vì vậy nhóm chúng em lựa chọn thực hiện đề tài: “Vấnđề xóa đói giảm nghèo trong chính sách xã hội thời kỳ đổi mới và nguyên nhâncăn bản dẫn tới tình trạng tái nghèo hiện nay”.

Trang 2

PHẦN II: NỘI DUNG

I VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG CHÍNH SÁCH XÃHỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI:

1 Đói nghèo và việc xóa đói giảm nghèo:

Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loàingười Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa củathiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng Thế nhưng hậu quả do những nạn đóigây ra cũng vô cùng khủng khiếp Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộcchiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếunhư những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắcphục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phứctạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa.

Đói nghèo là nỗi bất hạnh và là một phi lý lớn Trong khi nền văn minh thếgiới đã đạt được những thành tựu hiển nhiên về tiến bộ khoa học - công nghệ, làmtăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu có cho con người,thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự nghèo đói Hàng tỷngười, thực tế là một phần ba số dân thế giới vẫn khốn cùng và đói khát Thiệt thòilớn nhất là trẻ em Hằng ngày có gần 100 triệu trẻ em không có cái ăn, trên 100triệu trẻ em vô gia cư chỉ sống nhờ của bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quásức, kể cả bằng các nghề đặc biệt là móc túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em làmviệc trong những ngành có hại; hàng trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 - 11 không đượccắp sách đến trường.

Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau.Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đềnhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thựchiện xóa đói giảm nghèo.

Trang 3

Sự nghèo đói thì ai cũng thấy và không nước nào thiếu những chương trìnhhoặc những chính sách để thực hiện việc xóa đói giảm nghèo Có rất nhiều các tổchức của Liên Hợp Quốc và của cộng đồng quốc tế thực hiện sứ mệnh vẻ vang nàytrên phạm vi hành tinh Người ta đã tổ chức những chiến dịch lớn với hàng vạn tấnlương thực, hàng triệu USD để cứu giúp những người hoạn nạn ở các nước châuPhi, châu Á hoặc như ở Haiti vừa qua Sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần là rấtđáng kể Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đây là công việc mà toàn cầu quan tâmnhưng rồi các nước đói vẫn hoàn đói, sự trợ giúp của cộng đồng đối với một bộphận dân cư khốn khó cũng chỉ như muối bỏ biển, chưa đủ độ, chưa triệt để.

Vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn gắn bó và chịu ảnh hưởng của quan hệ giaicấp và các chế độ xã hội khác nhau Hiện tượng bị tha hóa và tự tha hóa con ngườidưới chế độ tư bản chủ nghĩa luôn là một lực cản đối với công việc xóa đói giảmnghèo Chính xã hội, mà mục tiêu duy nhất và cuối cùng là lợi nhuận, là tiền bạcđã làm phân hóa xã hội, đẩy nhiều người vào cảnh nghèo nàn khốn khó Khoảngcách chênh lệch mức sống giữa sự xa xỉ với sự bần hàn càng bị nặng nề hơn bởichính sự vô trách nhiệm của các nước phát triển phương Tây, của giai cấp nhữngngười giàu có Thái độ “sống chết mặc bay” vẫn phổ biến trong hành vi cư xử ở xãhội của những kẻ say lợi nhuận Vì vậy, quan điểm cũng như hành động của giớichức phương Tây trong việc giải quyết nghèo đói trên thế giới hiện nay chỉ giớihạn trong phạm vi hẹp, chỉ là để làm giảm cơn đau khốn khó, hoặc cùng lắm đó làviệc làm mang tính nhân đạo mà thôi.

Đảng ta coi cơ sở phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để phân tíchvấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi mọi áp bức,bất công, thực hiện công bằng xã hội Chủ nghĩa xã hội là quá trình kiến tạo hạnhphúc và cũng là quá trình đấu tranh vì sự công bằng, đấu tranh để thủ tiêu nguồngốc bất công xã hội.

Vấn đề công bằng xã hội - vấn đề có quan hệ trực tiếp và quyết định đối vớiviệc xóa đói giảm nghèo đã được Đảng ta luôn quan tâm chú ý Những đại hội

Trang 4

Đảng gần đây, từ Đại hội VI đến Đại hội XI, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết,nhiều văn bản đề cập tới vấn đề công bằng xã hội.

Chúng ta hiểu công bằng xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực để pháttriển Công bằng xã hội không bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà liên quan tới tất cảcác lĩnh vực kinh tế - chính trị - pháp luật - văn hóa - xã hội Công bằng xã hộiphải được giải quyết và chỉ có thể được giải quyết gắn liền với sự phát triển sảnxuất, xây dựng xã hội thực sự dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Côngbằng xã hội đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, xã hội hóanhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội trên cơ sở vừa tăng nhanh tốc độ phát triển, vừa giảm dần sự mất cân đốigiữa các vùng; giảm dần khoảng cách về thu nhập, mức sống, hưởng thụ giáo dục,văn hóa, bảo vệ sức khỏe của các tầng lớp dân cư ở các vùng khác nhau Đặc biệt,công bằng xã hội đòi hỏi phải thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, ansinh xã hội.

Trong các văn kiện quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề xóađói giảm nghèo được nhiều lần đề cập tới Để bảo đảm và hướng tới công bằng xãhội, Đảng ta khẳng định “khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phipháp đi đôi với chăm lo xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độphát triển, về mức sống giữa các vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, cácgia đình thuộc diện chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sốngấm no, hạnh phúc, ai cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hànhvà chữa bệnh, từng bước thực hiện điều Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước”.

Trong quá trình thiết kế, chỉ đạo thi công việc xây dựng nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở nắm bắt những mặt mạnh vàmặt yếu của cơ chế thị trường, Đảng ta đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo: “Đểphát triển sức sản xuất, cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừanhận trên thực tế còn có bóc lột và sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội,

Trang 5

nhưng phải luôn quan tâm, bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khíchlàm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xóa đói, giảm nghèo,từng bước thực hiện công bằng xã hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà đềukhá giả”.

Chú trọng đúng mức đến vấn đề đói nghèo trong xã hội, với nhãn quanchính trị nhạy bén và với trách nhiệm cao cả trước nhân dân, Đảng ta đã đưa ranhững chương trình rộng lớn để tập trung giải quyết là “Chương trình về xóa đói,giảm nghèo” Trên cơ sở đó, Nhà nước cũng đã có hàng chục chương trình cấpquốc gia và dự án đang được thực thi có nội dung gắn với xóa đói giảm nghèo.Vấn đề xóa đói giảm nghèo trong chính sách xã hội thời kỳ đổi mới được Đảng taxuyên suốt từ đại hội VI đến đại hội XI.

2 Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI:

Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam VI họp từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12năm 1986 tại Hà Nội (họp nội bộ từ ngày 5 đến ngày 14 tháng 12 năm 1986) Dựđại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên của cả nước, 32đoàn đại biểu của các Đảng và các tổ chức quốc tế.

Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam VI diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợttổng cải cách giá – lương – tiền cuối năm 1985 làm cho nền kinh tế Việt Nam càngtrở nên khó khăn Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổnđịnh tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân Số người bị thiếu đóităng, bội chi lớn Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đại hội VI là bước đột phá đầu tiênvề đổi mới tư duy của Đảng về phát triển kinh tế Đó là việc xác lập, xây dựng cơcấu kinh tế phù hợp với sự vận động của quy luật khách quan và trình độ của nềnkinh tế Đại hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, tạo ra sựổn định về chính trị, xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng Cũng tại Đại hội, lầnđầu tiên Đảng ta nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội, đặt rõ tầm quan

Trang 6

trọng của chính sách xã hội đối với chính sách kinh tế và chính sách ở các lĩnh vựckhác Đại hội cho rằng trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiệnchính sách xã hội nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt độngkinh tế.

Đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng khởi xướng đã mở đầu cho thờikỳ phát triển mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Trong quátrình đổi mới, trước hết và chủ yếu là đổi mới kinh tế (gắn với từng bước đổi mớichính trị), Đảng ta rất quan tâm tới vấn đề xác lập một cơ cấu kinh tế phù hợp vớiđặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế trong chặng đường đầu tiên của thờikỳ quá độ

Đại hội chỉ ra đổi mới cơ cấu kinh tế cuối cùng cũng là nhằm xây dựng cơsở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến tới hoàn thiện quan hệ sản xuất xãhội chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân, bảo đảm vững chắc nền an ninh quốc phòng, sử dụng và pháthuy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước vào mục tiêu phát triển.

Đại hội VI chỉ rõ phải nhận thức cho đúng về CNXH, về bố trí cơ cấu kinhtế, phải căn cứ vào điều kiện lịch sử mới của đất nước và xu thế phát triển để đổimới tư duy, đổi mới nhận thức về cơ cấu kinh tế So với trước năm 1986, trong bốtrí cơ cấu kinh tế, vấn đề mới được Đại hội VI đặc biệt chú ý là tính “phù hợp điềukiện thực tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định”

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệtđến việc xóa đói, giảm nghèo, coi đó là một nội dung của nhiệm vụ cách mạng,một nhu cầu bức thiết của nhân dân, nhất là khi đất nước ở trong tình trạng nghèonàn và trải qua chiến tranh

Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, một trong những chủ trươnghàng đầu của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là “diệt giặcđói” Sau khi lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực

Trang 7

dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước Đảng ta lãnh đạo nhân dân cả nướcthực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hìnhmới Để thực hiện thành công nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, Đại hội VI của Đảngđã đề ra mục tiêu là “bảo đảm nhu cầu ăn của toàn xã hội và bước đầu có dự trữ.Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách toàn diện”

Đại hội VI đã đề ra mục tiêu phải thực hiện trong 5 năm (1986-1990):“Về lương thực, thực phẩm: Bảo đảm lương thực đủ ăn cho toàn xã hội vàcó dự trữ Đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm Mức tiêudùng lương thực, thực phẩm phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động

Về hàng tiêu dùng: sản xuất đáp ứng được nhu cầu bình thường của nhândân thành thị và nông thôn về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu;

Về hàng xuất khẩu: tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt kimngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụtùng và những hàng hóa cần thiết”

Ổn định tình hình kinh tế - xã hội bao gồm ổn định sản xuất, ổn định phânphối, lưu thông, ổn định đời sống vật chất và văn hóa, tăng cường hiệu lực của tổchức quản lí, lập lại trật tự, kỉ cương và thực hiện công bằng xã hội

Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên,ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được.

Muốn thực hiện những "nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát “của chặngđường đầu tiên (phải trong nhiều kế hoạch 5 năm nữa) thì trong 5 năm trước mắt(1986-1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mụctiêu của ba chương trình về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuấtkhẩu.

Những mục tiêu cụ thể đó là:

Trang 8

- Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cáchổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủtái sản xuất sức lao động

- Đáp ứng nhu cầu của nhân dân về những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.- Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuấtkhẩu để đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng vànhững hàng hóa cần thiết.

Muốn thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế, thì nôngnghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí là mặt trận hàngđầu và được ưu tiên đáp ứng nhu cẩu về vốn đấu tư, về năng lực, vật tư, lao động,kĩ thuật.

Kết quả bước đầu đạt được là:

Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên (năm 1988, năm taphải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đến năm 1990, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhucầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sốngnhân dân và thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu Đó là kết quả tổng hợp của việcphát triển sản xuất, thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp, xóa bỏ chế độbao cấp, tự do lưu thông và điều hòa cung cầu lương thực thực phẩm trên phạm vicả nước Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn (vượt năm 1987 hơn2 triệu tấn) và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn.

3 Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII họp từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 6năm 1991 tại Hà nội Tham dự đại hội có 1176 đại biểu, thay mặt cho hơn hai triệuđảng viên của toàn đảng Đại hội họp trong hoàn cảnh sau năm năm tiến hành đổimới, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là về mặt kinh tế.

Những nội dung cơ bản được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VII của Đảng: Thông qua "Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành

Trang 9

Trung Ương (khoá VI) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII", "Chiến lược ổnđịnh và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, "Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội":

- Kiểm điểm, tổng kết tình hình 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảnglần thứ VI, đánh giá thành tựu, tồn tại, rút ra các bài học kinh nghiệm lớn

- Về kiểm điểm đánh giá tình hình, đại hội khẳng định: công cuộc đổi mớiđã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Nền kinh tế đã có những chuyển biến tíchcực, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theocơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước Tình hình chính trị của đất nướcgiữ được ổn định, sinh hoạt dân chủ trong xh ngày càng phát huy

- Đại hội cũng nhận định là: thành tự đổi mới tuy đã đạt nhiều thành tựuquan trọng nhưng còn nhiều hạn chế Nước ta còn nhiều yếu kém, vẫn chưa rakhỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội Còn nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nóng bỏngchưa được giải quyết Nước ta cũng còn đang đứng trước những khó khăn kháchquan như vẫn còn bị đế quốc mỹ và các thế lực thù địch bao vây, cấm vận Hệthống XHCN thế giới đang khủng hoảng sâu sắc và đang đứng trước những thửthách quyết liệt.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược đến năm 2000 là: ra khỏi khủng hoảng,ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo vàkém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh,tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI.

Mục tiêu này bao gồm những nội dung dưới đây:

Một là, vượt qua những khó khăn gay gắt trước mắt, ra khỏi khủng hoảng,ổn định tình hình kinh tế - xã hội Đẩy lùi và khống chế lạm phát, ổn định và pháttriển sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân, thu hẹp chênh lệch trong thanh toánquốc tế; chấm dứt tình trạng xuống cấp về giáo dục, văn hoá, y tế, đẩy lùi các tệnạn xã hội; tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế, hình thành đồng bộ cơ chế thị

Trang 10

trường; chỉnh đốn và nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước, chống thamnhũng, thiết lập trật tự, kỷ cương trong kinh tế và xã hội Nhiệm vụ này là trọngtâm của kế hoạch 5 năm 1991-1995

Hai là, phấn đấu xoá nạn đói, giảm số người nghèo khổ, giải quyết vấn đềviệc làm, bảo đảm các nhu cầu cơ bản, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá và tinhthần của nhân dân, tăng dần tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, thu hút nhiều nguồn lựcbên ngoài; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hoá

Ba là, củng cố và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển giáodục và đào tạo, nâng cao dân trí, năng lực khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầucủa những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai

Bốn là, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh trong tình hình mới, bảođảm trật tự, an toàn và môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác cho sự nghiệp pháttriển kinh tế

Từ giữa năm 1988 trở đi, các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu manglại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần dần được cải thiện,sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vàocông cuộc đổi mới tăng lên

Tuy nhiên, những kết quả do đổi mới đem lại còn hạn chế và chưa vữngchắc Do những thiếu sót chủ quan và tác động bất lợi của những yếu tố kháchquan, từ quý II-1990 đến nay, bên cạnh những nhân tố tích cực tiếp tục được pháthuy, tình hình kinh tế, xã hội có những diễn biến phức tạp mới Nhiều cơ sở sảnxuất kinh doanh đình đốn kéo dài, lạm phát ở mức cao, tình trạng tham nhũng, tiêucực, bất công trong xã hội tiếp tục phát triển; đời sống của những người mà nguồnthu nhập chính dựa vào tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và một bộ phận nông dântiếp tục giảm sút; tâm trạng lo lắng trong một bộ phận nhân dân có chiều hướngtăng lên

Trang 11

Đại hội VII đã xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những chươngtrình kinh tế - xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài Đồng thời việcxóa đói giảm nghèo đòi hỏi cũng phải có những chính sách thích hợp mới đạt đượchiệu quả Một trong những chính sách giải quyết có hiệu quả nhất vấn đề xóa đóigiảm nghèo đó là chính sách chi tiêu công hợp lý của nhà nước cho công tác xóađói giảm nghèo Chi tiêu công cho công tác xóa đói giảm nghèo là việc chi dùngvốn đầu tư để đầu tư phát triển các ngành kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kếtcấu hạ tầng xã hội, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho ngườinghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói Khi Việt Nam chuyển sang kinh tếthị trường định hướng XHCN, chi tiêu công sẽ ngày càng trở thành một công cụchính sách quan trọng để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo Vàviệc này đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan chức kế hoạch vàngân sách tại tất cả các cấp chính quyền

Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế,đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người Kết hợp hàihoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tếvới tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân Coiphát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiệntốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

- Phương hướng giải quyết đời sống 5 năm tới là: đáp ứng tốt hơn các nhucầu thiết yếu và ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư; bảo đảm vững chắcnhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáphạt ở một số vùng; nâng mức cung ứng và tiêu dùng thực phẩm, tăng thêm dinhdưỡng bữa ăn của đông đảo nhân dân

- Cải thiện điều kiện ở của nhân dân, chú trọng các thành phố lớn, một sốvùng nông thôn và các vùng hay gặp thiên tai Từng bước cải thiện các điều kiệnvệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh Phát triển vànâng cao chất lượng hệ thống giao thông công cộng.

Trang 12

4 Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từngày 28-6 đến 1-7-1996, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội Dự Đại hội có 1.198đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong cả nước Đại hội lầnthứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào thời điểm lịch sử có ý nghĩa cựckỳ quan trọng Công cuộc đổi mới toàn diện mở đầu từ Đại hội VI đã trải qua gần10 năm Từ đó đến nay, nước ta đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc Đại hộiVIII có nhiệm vụ kiểm điểm kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tổngkết 10 năm đổi mới, đề ra những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của toànĐảng và toàn dân ta trong thời kỳ mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcmà nhiệm vụ trung tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội VIII đã xác định giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quantrọng của thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượtqua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếptục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượtmục tiêu được đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đếnnăm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giảiquyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đờisống của nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắccho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau

Trong các vấn đề bàn đến, vấn đề xóa đói giảm nghèo là một trong nhữngvấn đề được Đại hội quan tâm, chú ý, đặt mục tiêu phải làm tốt trong những nămtiếp theo:

- Tạo việc làm nhiều hơn số lao động tăng thêm hằng năm, giảm đáng kểthất nghiệp; xóa đói, tiếp tục giảm nghèo.

Trang 13

- Cải thiện điều kiện ăn, ở, học hành, chữa bệnh, đi lại, nâng cao mứchưởng thụ văn hóa của nhân dân, đặc biệt các vùng nông thôn, miền núi

- Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, cácdân tộc, các tầng lớp dân cư

- Các vấn đề chính sách xã hội nói chung và xóa đói giảm nghèo nói riêngđều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thờiđộng viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhânvà tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội.

- Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căncứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Xây dựng và phát triển quỹ xóa đóigiảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ, đầu tưđúng đối tượng và có hiệu quả.

- Tổ chức tốt đời sống xã hội trên từng địa bàn để trong điều kiện thu nhậpbình quân đầu người còn thấp vẫn tạo được một cuộc sống khá hơn cho nhân dân.Mở rộng diện các xã có điện, có đường, có trường học, có trạm y tế, có nướcsạch…

- Giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20-25% hiện nayxuống còn khoảng 10% vào năm 2000, bình quân giảm 3000 nghìn hộ/năm.

- Trong 2-3 năm đầu của kế hoạch 5 năm, tập trung xoá về cơ bản nạn đóikinh niên.

Cơ chế chính sách đối với người nghèo và xã nghèo:

Hiện nay có 14 chương trình quốc gia và dự án được thực hiện có nội dunggắn với xoá đói, giảm nghèo Từ năm 1996 sẽ lồng ghép chương trình xoá đói,giảm nghèo với các chương trình khác, trong đó lấy chương trình quốc gia về giảiquyết việc làm và về phủ xanh đất trống đồi núi trọc làm nòng cốt.

Trang 14

Bổ sung các chính sách giúp cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tổ chứcsản xuất, bảo đảm cuộc sống và nâng lên khá giả, trước mắt tập trung vào cácchính sách sau đây:

Uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện rà soát lại toàn bộ diện tích đất đaitrên địa bàn lãnh thổ, thu hồi đất đai đã cấp không đúng đối tượng, không đúngchính sách, thu hồi đất đã cấp cho các doanh nghiệp, các cơ quan sử dụng khôngđúng mục đích, để giao cho các hộ nông dân nghèo chưa được giao đất hoặc giaochưa đủ mức Vận động và giúp đỡ hộ nông dân nghèo đến các vùng kinh tế mớimau chóng ổn định sản xuất và đời sống.

Mở rộng các quỹ tín dụng cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất, với lãi suấtưu đãi Các hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân xã, phường chứng nhận được vayvốn không phải thế chấp Thông qua ngân hàng phục vụ người nghèo và các quỹhỗ trợ của các tổ chức đoàn thể bảo đảm 90-95% số hộ nghèo được vay vốn sảnxuất, trong đó các hộ thuộc đối tượng chính sách, các hộ đói nghèo nhất được ưutiên vay trước Nguồn vốn để thực hiện mục tiêu này bao gồm vốn tự có của ngânhàng, vốn của các chương trình, vốn của quỹ xoá đói, giảm nghèo, vốn tài trợ quốctế kể cả vốn vay, vốn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước

Các cơ sở đào tạo và các trung tâm dạy nghề của Nhà nước thực hiện việcđào tạo nghề miễn phí đối với con em các hộ nghèo; đồng thời hỗ trợ kinh phí chocác doanh nghiệp nhận tuyển con em các hộ nghèo vào đào tạo và làm việc.

Xây dựng đội ngũ những người tình nguyện, bao gồm các cán bộ kỹ thuật,sinh viên mới tốt nghiệp và những nông dân làm ăn giỏi trong vùng, để hướng dẫncách làm ăn và phổ biến các biện pháp kỹ thuật giúp đỡ người nghèo sản xuất kinhdoanh.

Đối với các vùng cao, vùng sâu, vùng xa sản phẩm tiêu thụ khó khăn, giáthấp, Nhà nước thông qua các doanh nghiệp Nhà nước bao tiêu sản phẩm và trợgiá.

Trang 15

Xây dựng chính sách tài trợ đầu tư 6 loại công trình xã hội thiết yếu cho1.300 xã nghèo nhất (đường ôtô và đường dây điện đến trung tâm xã; nước sạchcho dân cư; phòng học cho học sinh cấp I, II, xoá lớp ca 3; trạm y tế; chợ tại xãhoặc liên xã).

Con em các hộ nghèo đi học các trường phổ thông đều được miễn học phí(hoặc được cấp học bổng để đóng học phí); ở bậc tiểu học được mượn sách giáokhoa, cấp không vở viết và được miễn mọi khoản đóng góp khác Đối với các hộquá khó khăn có thể xét trợ cấp thêm học bổng Tổ chức các lớp học tình thươngcho con em người nghèo do những giáo viên tình nguyện giảng dạy.

Các học sinh giỏi là con em các hộ nghèo, nhất là con em đồng bào các dântộc ít người, được ưu tiên xét chọn vào các trường dân tộc nội trú, các trường đạihọc, cao đẳng và ưu tiên xét học bổng hằng năm.

Cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo theo số người trong giađình Các tỉnh, thành phố có điều kiện, có thể thành lập cơ sở khám chữa bệnhnhân đạo cho người nghèo.

Phối hợp các chương trình xã hội khác như: Dân số, kế hoạch hoá gia đình,chống sốt rét, bướu cổ, tiêm chủng mở rộng, phòng chống tệ nạn xã hội và chươngtrình hành động quốc gia vì trẻ em 1991 - 2000 để chăm sóc sức khoẻ cho ngườinghèo.

Tổ chức điều tra xác định số hộ nghèo đói do mất khả năng lao động và xâydựng tiêu chuẩn chính sách trợ cấp cụ thể theo chính sách cứu tế xã hội nhằm ổnđịnh đời sống lâu dài cho họ.

5 Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX

Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam diên x ra từ ngày 19/4 đến ngày22/4/2001 Tại Hà Nội

Nhiệm vụ của Đại hội là nhìn lại chặng đường 71 năm cách mạng ViệtNam; tổng kết năm năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII; 15 năm đổi mới đất

Trang 16

nước, mười năm thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội; rút ra bài học kinh nghiệmsâu sắc, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đấtnước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21; hoạch định phương hướng nhiệm vụ xâydựng Đảng ta ngang tầm đòi hỏi của dân tộc trong thời kỳ mới; sửa đổi, bổ sungĐiều lệ Đảng.

Mục tiêu của Đảng: Hoạch định Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10năm (2001-2010), với mục tiêu tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kémphát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nềntảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướnghiện đại Đại hội đã thông qua Điều lệ Đảng bổ sung, sửa đổi.

Đại hội Đảng lần thứ IX (4-2001) và các Hội nghị Trung ương Khoá IX đãcụ thể hoá và bổ sung các quan điểm về chính sách xã hội của Đại hội VIII, vớinhững nội dung cơ bản về vấn đề xóa đói giảm nghèo trong chính sách xã hội:

- Giải quyết chính sách xã hội phải gắn liền với quá trình xây dựng thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt là “phát triển thị trườnglao động; người lao động được tìm và tạo việc làm ở mọi nơi trong nước; đẩymạnh xuất khẩu lao động với sự tham gia của các thành phần kinh tế”

- Trong giải quyết các chính sách xã hội, Nhà nước vừa là người điều tiết,vừa là nhà đầu tư

- Coi trọng công bằng trong hưởng thụ các dịch vụ xã hội, đặc biệt là côngbằng trong thụ hưởng dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế, với việc tạo cơ hội chonhững đối trọng, những vùng còn khó khăn có cơ hội được chăm sóc tốt hơn

- Xã hội hoá việc giải quyết các vấn đề xã hội, động viên toàn xã hội thamgia giải quyết các vấn đề xã hội

- Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hoáxã hội

Trang 17

Đại hội xác định mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hànhtheo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đại hội IX của Đảng nêu rõ: Đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tếđộc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lựclượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướngXHCN; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăngtrưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chấtvà tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cảithiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng -an ninh Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm 2001 - 2010 nhằm đưanước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa họcvà công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăngcường; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản;vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

6 Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X, được gọi chính thức là Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ X là đại hội lần thứ mười của Đảng Cộng sản Việt Nam,được tổ chức từ ngày 18 đến 25 tháng 4 năm 2006 tại Hà Nội 1.176 đại biểu, đạidiện cho 3,1 triệu đảng viên đã tham dự lễ khai mạc.

Đại hội đã thông qua Báo cáo Chính trị với tiêu đề: "Nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnhtoàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển".

Trang 18

Đại hội chủ trương phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trongphạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương.

Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập sâu rộng hơn vào hệthống kinh tế quốc tế, Hội nghị TW 4, khóa X (tháng 1 – 2007) nhấn mạnh phảigiải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi các cam kết vớiWTO Xây dựng cơ chế đánh giá và cảnh báo định kỳ về tác động của việc gianhập WTO đối với lĩnh vực xã hội để có biện pháp xử lý chủ động, đúng đắn, kịpthời.

Hội nghị TW 9 (khóa X) họp từ ngày 5 đến 13-1-2009 kiểm điểm nửa đầunhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đánh giá sự nghiệp đổi mớitiếp tục được đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực Chính trị - xã hội ổn định Cơ bản ổnđịnh kinh tế vĩ mô, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao An sinh xã hộiđược chăm lo nhiều hơn Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.Quốc phòng - an ninh được tăng cường Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được giữvững Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân,quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng trong bối cảnh tìnhhình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức.

Đảng ta đã đưa ra những chương trình rộng lớn để tập trung giải quyết là“Chương trình về xóa đói, giảm nghèo” Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước cũngđã có hàng chục chương trình cấp quốc gia và dự án đang được thực thi có nộidung gắn với xóa đói, giảm nghèo.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc xóa đói giảm nghèo:Một số luận điểm và chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước:

Một là: xóa đói giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệmvụ trọng tâm trước mắt.

Tính lâu dài của xóa đói giảm nghèo là do:

Trang 19

- Thứ nhất, xóa đói giảm nghèo là nội dung, và nhiệm vụ cần thực hiện đểbảo đảm công bằng xã hội Thực tiễn cho thấy, có những nguyên nhân nảy sinhnghèo đói không phải do môi trường xã hội, không do điều kiện kinh tế - địa lý,mà do hoàn cảnh và đặc điểm của từng cá nhân, từng hộ gia đình Những trườnghợp này luôn có khả năng xuất hiện và việc xóa đói giảm nghèo mang tính thườngtrực.

- Thứ hai, chủ trương của Đảng ta phát triển kinh tế nhiều thành phần làmột định hướng chiến lược Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường luôn cóxu hướng phân hóa hai cực giàu nghèo Vì vậy, cùng với việc tăng cường sự quảnlý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thường xuyên và liên tục, lâudài, thì nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, nhất là giảm nghèo, cũng là vấn đề liên tụcvà lâu dài mới giải quyết được.

- Thứ ba, dân giàu nước mạnh là mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội.Thực hiện mục tiêu này là một quá trình phấn đấu gian khổ, lâu dài.

Xóa đói giảm nghèo vừa có tính cơ bản và cần thực hiện liên tục, lâu dài,lại là một công việc cần kíp, trước mắt, bởi vì sự nghiệp cách mạng và công cuộcđổi mới luôn đặt ra nhiệm vụ: mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội là một bước cảithiện đời sống của nhân dân; bởi vì đây không chỉ là việc thực hiện truyền thống,đạo lý của dân tộc “thương người như thể thương thân”, mà còn là nhiệm vụ đểbảo đảm ổn định xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Hai là, tăng trưởng kinh tế là điều kiện giúp cho việc xóa đói giảm nghèo,nhưng đây là hai nhiệm vụ có tính độc lập tương đối và không phải là một Cóngười cho rằng, muốn xóa đói giảm nghèo trước hết phải đầu tư phát triển sản xuấtđể tăng trưởng kinh tế Chỉ đến khi kinh tế đã phát triển đến giai đoạn nhất định sẽhết đói nghèo, vì thế không nên đặt vấn đề xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ lâu dàivà trọng yếu Thực ra tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đềnghèo đói, bởi vì nguyên nhân chính yếu của đói nghèo nói chung là do kinh tếchưa phát triển Tuy nhiên, đói nghèo lại do nhiều nguyên nhân khác mang tính

Trang 20

đặc thù Vả lại trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, chúng ta chấp nhận kinhtế nhiều thành phần cùng vận động, phát triển cũng là phải chấp nhận tình trạngphân hóa giàu nghèo tương đối Vì vậy, xóa đói giảm nghèo không những là côngviệc cần thiết mà là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng Chúng ta xác định sự phânhóa giàu nghèo không thể tránh khỏi, nên cũng quyết tâm không để xảy ra tìnhtrạng làm giàu vô tội vạ trên lưng người khác, cũng như tình trạng “kẻ ăn khônghết, người lần không ra”, không thể để người nghèo bị bỏ rơi trước con mắt củacộng đồng.

Ba là, xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội không có nghĩa làkìm hãm sự phát triển kinh tế, không có nghĩa là cào bằng Kinh nghiệm của chủnghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu trước đây đã cho thấy, nếu đặt côngbằng xã hội lên trên hết và tách rời với phát triển kinh tế thì trước hết dẫn tới sựtriệt tiêu các động lực phát triển Tuy nhiên, nếu đặt hiệu quả kinh tế là mục tiêuduy nhất thì sẽ làm tăng tình trạng phân hóa hai cực, làm tăng sự khốn khó đối vớikhông ít quần chúng nhân dân Bởi vậy, trong khi thực hiện bài toán phát triển đấtnước, làm sao phải tạo mọi điều kiện và tăng nguồn lực cho sự phát triển, đồngthời hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặt vấn đề xóa đói giảm nghèo thành công việcthường xuyên, liên tục.

Bốn là, xóa đói giảm nghèo là công việc của toàn xã hội Cần khẳng địnhmột cách mạnh mẽ rằng, xóa đói giảm nghèo không dừng lại ở việc thực hiệnchính sách xã hội, không phải việc riêng của ngành lao động - xã hội hay một sốngành khác, mà là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, là nhiệm vụ chung củatoàn Đảng, toàn dân Muốn thực hiện thành công việc xóa đói giảm nghèo, tất cảmọi cán bộ đảng, chính quyền đều phải quan tâm cùng giải quyết, thực hiện cácgiải pháp một cách đồng bộ và phải có sự tham gia của toàn thể cộng đồng.

7 Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tổ chức tại Hà Nội từ 12-19/1/2011.

Ngày đăng: 10/12/2012, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w