1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái

28 744 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 49,21 KB

Nội dung

Luận Văn: Phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyênthiên nhiên và bảo vệ môi trường sống là những vấn đề quan trọng nằm trongchiến lược phát triển bền vững của toàn nhân loại, cũng như của tất cả các quốcgia, dân tộc Vấn đề này trở nên cấp thiết khi mà các nguồn tài nguyên thiênnhiên trên toàn thế giới đang dần bị cạn kiệt, còn môi trường sống bị ô nhiễmnặng nề Nhiều nơi trên thế giới đã và đang xảy ra các cuộc khủng hoảng sinhthái cục bộ, dẫn đến nguy cơ của một cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu đedọa sự sống của cả hành tinh Thực trạng này đã ảnh hưởng rất tiêu cực vànguy hiểm đến mọi mặt của đời sống xã hội Do đó, phát triển kinh tế với khaithác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã trởthành mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế.

Việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường ở Việt Nam cũngkhông nằm ngoài thực trạng chung của thế giới, có chăng chỉ là tính cực kìphức tạp, đa dạng và nan giải Bởi lẽ, trong lòng xã hội Việt Nam hiện nayđồng thời tồn tại đan xen các dạng thức phức tạp của các nền văn minh nhânloại đã và đang trải qua: xã hội hoang sơ tiền văn minh, văn minh nông nghiệp,văn minh công nghiệp và cả những yếu tố của văn minh hậu công nghiệp hayvăn minh trí tuệ Vì vậy, vấn đề tài nguyên và môi trường ở đây mang đầy đủnhững tính chất, đặc trưng phức tạp của các nền văn minh đó.

Từ thực tiễn nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sinh thái, sinh thái nhânvăn của thế giới và trong điều kiện cụ thể của Việt Nam đã nảy sinh nhu cầucấp thiết phải có một cơ sở lý luận – phương pháp luận chung làm nền tảng choviệc xem xét mối quan hệ giữa con người, xã hội với tự nhiên cũng như mốiquan hệ giữa ba mục tiêu cơ bản: kinh tế, xã hội nhân văn và sinh thái môitrường Điều đó có nghĩa là cần thiết phải nghiên cứu môi trường sống ở tầmnhìn triết học – xã hội Bởi vì, chỉ có ở tầm nhìn này mới có thể cho chúng tanhững hiểu biết cần thiết có tính chất tổng quát và có hệ thống về mối quan hệgiữa con người – xã hội – tự nhiên: từ nguồn gốc, bản chất, tiến trình và cơ chế

Trang 2

vận hành của môi quan hệ đó đến nguyên nhân , hậu quả và những vấn đề bứcxúc đang đặt ra, trên cơ sở đó có những giải pháp cụ thể và phù hợp

Vì những lý do trên nên em xin chọn vấn đề “Phát triển kinh tế với bảo vệmôi trường sinh thái” làm vấn đề nghiên cứu cho tiểu luận triết học của mình.

Trang 3

Trong rất nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này, chỉ có cáchtiếp cận triết học - xã hội mới cho phép chúng ta có một cái nhìn tổng thể, baoquát, toàn diện và sâu sắc nhất đối với các mối quan hệ này Cách tiếp cậntriết học - xã hội không những làm rõ về mặt cấu trúc và chức năng mà còncho thấy rõ cả cơ chế vận hành và diễn biến của mối quan hệ giữa con người,xã hội và tự nhiên trong quá trình lịch sử tự nhiên

1.1 Nguyên lý thứ nhất: Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thếgiới là cơ sở của sự thống nhất biện chứng giữa con người, xã hội và tựnhiên và ý nghĩa phương pháp luận của nó.

Về nguyên lý.

Thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất Tuy nhiên thếgiới không đơn giản mà cực kỳ phức tạp, được cấu thành từ vô vàn yếu tố,trong đó, suy đến cùng có ba yếu tố cơ bản: giới tự nhiên, con người và xã hộiloài người Ba yếu tố đó thống nhất với nhau trong một hệ thống “tự nhiên -con người - xã hội” Sở dĩ chúng có thể thống nhất với nhau trong một hệ

Trang 4

thống vì ba yếu tố đó đều là những dạng thức, những đặc tính và những quanhệ khác nhau của vật chất đang vận động Thế giới vật chất luôn vận độngbiến đổi, nhưng đồng thời cũng luôn ổn định vì vận động của thế giới là sựvận động có quy luật và tuân theo quy luật Sự hoạt động của các quy luật đólà tất yếu và khách quan, nhờ vậy đã nối liền các yếu tố của thế giới thànhmột chỉnh thể thống nhất, vĩnh viễn vận động, biến đổi và phát triển khôngngừng trong không gian và theo thời gian

 Về yếu tố tự nhiên

Tự nhiên, theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan.Theo nghĩa này thì con người và xã hội loài người đều là những bộ phận, hơnnữa là những bộ phận không thể tách rời và đăc thù của tự nhiên.

Giới tự nhiên mà chúng ta xem xét trong hệ thống “tự nhiên – conngười – xã hội” là những gì có liên quan trực tiếp đến sự sống của con người,sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người – đó chính là sinh quyển.

Sinh quyển là một hệ thống vật chất sống, có cấu trúc vô cùng phức tạp, đượctạo nên từ ba bộ phận cơ bản:

- Tập hợp toàn bộ các cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào, từ đơn giảnnhất đến phức tạp nhất, đến con người và xã hội loài người.

- Các chất tạo nên sự sống và cần cho sự sống

- Các sản phẩm hoạt động sống của tất cả các cơ thể, các chất thải quaquá trình trao đổi chất và xác chết của chúng.

Như vậy, sinh quyển là sự thống nhất hữu cơ giữa sinh thể và các thànhphần vô cơ, và hữu cơ tham gia vào quá trình sống Sinh quyển đã trải quamột quá trình tiến hoá hữu cơ lâu dài và phức tạp để hình thành nên các bộphận của nó và hoàn thiện chu trình trao đổi chất – chu trình sinh học đã cóngay từ khi mới xuất hiện nhưng cơ thể đơn bào đến khi xuất hiện con người.

Với sự xuất hiện của xã hội loài người, sự tiến hoá của sinh quyển đãchuyển sang sự tiến hoá mới về chất: từ sinh quyên chuyển sang trí tuệ quyển.Trong giai đoạn này, sự tiến hoá của sinh quyển không chỉ chịu sự tác động

Trang 5

của cuả yếu tố tự nhiên mà còn chịu sự tác động có ý thức của con người,trước tiên là hoạt động sản xuất xã hội.

 Về yếu tố con người.

Con người xuất hiện trong quá trình tiến hóa của sinh quyển,là con đẻcủa tự nhiên,là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá của thế giới vật chất.Con người sống trong môi trường tư nhiên như một sinh vật Chính tự nhiênlà tiền đề cho sự ra đời, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người.

 Về yếu tố xã hội.

Xã hội là bước tiến hoá tiếp theo của sinh quyển sau con người, là hìnhthái vận động cao nhất của vật chất Hình thái vận động xã hội lấy mối quanhệ và sự tác động qua lại giữa con người với con người làm nền tảng Conngười là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động có ý thức củamình,con người đã tạo nên xã hội,làm nên lịch sử Do đó, xã hội không thể lacái gì khác, mà chính là một bộ phận đặc biệt, được tách ra một cách hợp quyluật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất cao nhất trong quá trình tiếnhoá liên tục, lâu dài và phức tạp của tự nhiên.

 Mối quan hệ và cơ chế bảo đảm sự thống nhất của hệ thống con người,xã hội, tự nhiên

Tự nhiên, con người, xã hội là ba dạng cấu trúc rất khác nhau, nhưng đã lầnlượt xuất hiện theo một trật tự liên hoàn, chặt chẽ, trong quá trình tiến hoá củagiới tự nhiên Chúng hợp thành một hệ thống vật chất thống nhất, hệ thống”tựnhiên – con người – xã hội”

Chính sinh quyển là cơ sở đảm bảo sự thống nhất của các mối quan hệgiữa các yếu tố trong hệ thống”tự nhiên – con người – xã hội” Mọi sinhvật,kể cả con người đều sống trong mối quan hệ không thể tách rời với nhauvà với thiên nhiên vô cơ bao quanh.

1.2 Nguyên lý thứ hai – nguyên lý về sự vận động,biến đổi và phụ thuộc củamối quan hệ con người (xã hội) và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hộitrong quá trình lịch sử tự nhiên

Trang 6

- Sự thống nhất và quy định lẫn nhau giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên Lịch sử xã hội là sự tiếp tục và phát triển song hành cùng với lịch sử của tựnhiên Sự xuât hiện của con người và xã hội loài người là kết quả của sự tiếnhoá của giới tự nhiên Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, lịch sửphát triển của tự nhiên không chỉ phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau giữa cácyếu tố tự nhiên thuần tuý mà còn chịu sự chi phối ngày càng mạnh mẽ và sâusắc của các yếu tố xã hội Ngược lại, sự phát triển của lịch sử xã hội khôngthể tách rời khỏi các yếu tố tự nhiên, bởi vì, chỉ có mối quan hệ chặt chẽ vớitự nhiên và với nhau, con người mới làm nên lịch sử của mình.

- Sự diễn biến của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong tiếntrình lịch sử.

1.3 Nguyên lý thứ ba: nguyên lý về vai trò chủ thể tích cực của con ngườitrong việc điều khiển một cách tự giác mối quan hệ giữ con người và tựnhiên.

Cơ sở phương pháp luận chung nhất cho vấn đề này là con người cầnphải nhạn thức cho đúng vị trí, vai trò của mình trong hệ thống xã hội - tựnhiên và phải biết điều khiển một cách tự giác mối quan hệ đó Để điều khiểnđược mối quan hệ đó, trước hết con người, với tư cách là chủ thể - nhân tố cóý thức duy nhất - cần phải nhận thức cho được những quy luật tồn tại và pháttriển của giới tự nhiên, và tiép theo là phải biết vận dụng một cách đúng đắn,chính xác những quy luật đó vào qúa trình hoạt động thực tiễn cuax hội, màqun trọng nhất là vào lĩnh vực sản xuất.

1.4 Nguyên lý thứ tư - Nguyên lý về sự phát triển bền vững.

Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa vàoviệc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các điềukiện môi trường hiện có, để thoả mãn các nhu cầu sống của thế hệ con ngườihiện tại,nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ người tiếp theotrong việc thoả mãn các nhu cầu về tài nguyên và môi trường, để họ có thểsống tốt hơn.

Trang 7

Sự phát triển bền vững của một xã hội được đánh giá bằng những chỉtiêu nhất định trên cả ba mặt:

- Bền vững về mặt kinh tế: phát triển kinh tế nhanh và an toàn.

- Bền vững về mặt xã hội - nhân văn: công bằng xã hội và phát triểncon người, lấy chỉ số HDI (Human Developing Index) làm thước đo cao nhấtcho sự phát triển xã hội.

- Bền vững về sinh thái môi trường: khai thác và sử dụng hợp lý cácnguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượngmôi trường sống theo hướng tích cực.

II Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người vớiviệc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môitrường.

1 Quan niệm về sự phát triển kinh tế xã hội, khai thác, sử dụng tàinguyên thiên nhiên và môi trường, phát triển con người và mối quanhệ giữa chúng.

1.1 Quan niệm về sự phát triển kinh tế xã hội.

Phát triển kinh tế - xã hội là sự phát triển kinh tế làm biến đổi cơ cáukinh tế, dẫn đến những thay đổi căn bản về chất lượng nền kinh tế,đồng thờikết hợp được vơi sự tiến bộ của xã hội, hay có thẻ nói đó là sự giải quyết cácvấn đề xã hội ngay trong quá trình phát triển kinh tế.

Trong cơ sở của sự phát triển - kinh tế xã hội, lực lượng sản xuất có vai tròto lớn và quyết định Bởi vì, chỉ có sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuấtmới thúc đẩy và tạo tiền đề để chuyển đổi các quan hệ sản xuất cơ bản trong mộtxã hội, từ đó, dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế của xã hội Theo Mac – Angghen:“Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất Do cóđược những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất củamình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài ngườithay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình Cái cối xay bằng tay đưa lại xã hội

Trang 8

có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản côngnghiệp ”

Nền tảng của phát trin kinh tế - xã hội là phương thức sản xuất Đối vớixã hội, phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành sản xuất và táisản xuất ra của cải vật chất, được thực hiện trên cơ sở tác động lên giới tựnhiên bằng quá trình lao động sản xuất Với quá trình lao động sản xuất, conngười đã lấy từ môi trường tự nhiên nguồn vật chất, năng lượng, thông tin rồibiến đổi chúng thành những gía trị sử dụng,phục vụ nhu cầu của con người.Đối với tự nhiên, nền sản xuất xã hội là phương thức trao đổi chất đặc thùgiữa xã hội với tự nhiên Nhờ phương thức trao đổi chất này mà con người vàxã hội loài người luôn được bảo tồn, vận động và phát triển cùng với giới tựnhiên Như vậy, nhìn từ góc độ xã hội cũng như từ góc độ tự nhiên, phươngthức sản xuất xã hội luôn gắn liền với môi trương tự nhiên Vì rằng, từ côngcụ sản xuất, đối tượng lao động đến con người, đều là của tự nhiên và lấy từtự nhiên Do đó, sự phát triển kinh tế - xã hội dù ở giai đoạn nào cũng khôngthể tách rời khỏi môi trường tự nhiên

1.2 Sự khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trườngsống

Môi trường sống hiểu theo nghĩa khái quát nhất là tất cả những gì baoquanh con người và xã hội loài người Nó không chỉ là giới tự nhiên thuầntuý, cũng không phải là xã hội với cái nghĩa là sản phẩm củấmự tác động lẫnnhau giữa người với người, mà là một tổng thể phức hợp của các yếu tố vậtchất tự nhiên và vật chất nhân tạo cần thiết, có liên quan chặt chẽ đến sự tồntại và phát triển của con người và xã hội loài người.

Nếu xem xét môi trường tự nhiên trong mối quan hệ mật thiết vớihoạt động sống của con người và sự tồn tại, phát triển của xã hội loài ngườithì nó có các chức năng cơ bản sau:

- Môi trường tự nhiên là không gian sinh sống và là không gian tổ chứccác hoạt động của cộng đồng dân cư Môi trường cung cấp những điều kiện

Trang 9

sống cơ bản như nước, ánh sáng, không khí, động thực vật…để thoả mãnnhững nhu cầu sinh lý, sinh thái cần thiết cho con người với tư cách là mộtthực thể sinh vật (thực thể tự nhiên).

- Môi trường tự nhiên cung cấp nguồn vật chất (các loại tài nguyênthiên nhiên khác nhau, các loại nguyên, nhiên vật liệu) năng lượng, thông tincần thiết cho sự tồn tại và hoạt động sống của con người, trước hết và quantrọng hơn cả là hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất.

- Môi trường tự nhiên là nơi chứa đựng tất cả các chất phế thải của quátrình trao đổi chất tự nhiên của con người - bằng quá trình đồng hoá và dị hoávà trao đổi chất đặc thù của xã hội với tự nhiên thông qua quá trình sản xuấtxã hội.

Như vậy, môi trường tự nhiên với tư cách là môi trường sống, là nhữngđiều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của qúa trình hoạt động sống củacon người, đặc biệt là quá trình sản xuất ra của cải vật chất; là một trongnhững yếu tố cư bản của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Tựnhiên vừa là nhà ở, vừa là công xưởng và phòng thí nghiệm, vừa là cái thùngchứ chất thải khổng lồ của xã hội Tuy nhiên, vai trò và chức năng đó của tựnhiên không phải bất biến, mà có tính lịch sử cụ thể, theo nghĩa là vai trò vàchức năng đố thay đổi cùng với quá trình lịch sử - tự nhiên

1.3 Sự phát triển của con người.

Trong quá trình lịch sử - tự nhiên không chỉ diễn ra sự vận động, biếnđổi và phát triển của xã hội (sự phát triển kinh tế - xã hội) của môi trường tựnhiên (tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện của môi trường) mà cả củabản thân con người Con người trong quá trình tác động quan hệ và lên tựnhiên (trong lực lượng sản xuất) và tác động lên xã hội (trong quan hệ sảnxuất, nói riêng, trong quan hệ xã hội, nói chung) đã không ngừng biến đổi vàhoàn thiện bản thân từ cấu trúc vật chất, đến ý thức tinh thần Đặc biệt là sựphát triển ưu trội của bộ óc, và với đôi tay lao động, con người đã chế tạo racông cụ sản xuất Thông qua quá trình lao động sản xuất, bằng cách tác động

Trang 10

lên tự nhiên và tác động lẫn nhau, ở con người đã xuất hiện ngôn ngữ và ýthức Từ đó sự tiến hoá cuả con người đã nghiêng hẳn về mặt trí tuệ, tinhthần Cùng với việc phát hiện ra lửa, sự khai phá nhiên nhiên của con ngườibắt đầu có hiệu quả và do đó cũng có thể coi là bước chinh phục thiên nhiênđâù tiên của con người, mở đầu cho một giai đoạn tiến hoá của con ngườihiện đại - tiến hoá văn hoá – xã hội, chỉ đặc trưng cho xã hội loài người Bằngcác cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất va cách mạng xã hội, con ngườingày càng làm chủ được thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản than mìnhhơn và nhờ vậy, con người ngày càng tự do hơn, theo cái nghĩa là nhận thứcvà vận dụng đúng đắn quy luật của tự nhiên và xã hội vào cuộc sống của mìnhcũng như trong sự phát triển của xã hội Về điều này, Angghen đã viết trong “Lời nói đầu” của “Phép biện chứng của tự nhiên”: “Sự chuyên môn hoá củabàn tay có nghĩa là công cụ đã xuất hiện và công cụ có nghĩa sự hoạt độngriêng của con người đối với giới tự nhiên, tức là sản xuất…cả các động vậtcũng sản xuất, nhưng tác động sản xuất của chúng vào giới tự nhiên chungquanh hầu như là con số không đối với giới tự nhiên Chỉ có con người là mớiđạt được đến chỗ in dấu ấn của mình lên giới tự nhiên, không chỉ bằng cách dichuyển các loài thực vật và động vật từ chỗ này sang chỗ khác, mà còn làmbiến đổi cả diện mạo, khí hậu của nơi họ ở, thậm chí còn làm biến đổi cả câycỏ và các thực vật tới một mức độ mà kết quả hoạt động của họ chỉ có thểbiến mẩt, khi nào toàn bộ trái đất tiêu vong Và con người đã đạt được kết quảđó trước hết và chủ yếu là nhờ ở bàn tay Ngay cả máy hơi nước, cho tới ngàynay vẫn là cái công cụ mạnh mẽ nhất của con người dùng để cải tạo tự nhiên,xét cho cùng cũng dựa vào bàn tay, bởi vì, nó là một công cụ Nhưng cùngvới sự phát triển của bàn tay thì từng bước một, đầu óc cũng phát triển, ý thứcxuất hiện, trước hết là về những điều kiện của các kết quả có ích thực tiễn vàvề sau, trên cơ sở đó, ở những dân tộc có những điều kiện thuận lợi hơn, là vềnhững qui luật tự nhiên chi phối các kết quả có ích dó Và, cùng với sự hiểubiết ngày càng tăng một cách nhanh chóng về các qui luật tự nhiên , thì những

Trang 11

phương tiện dung để tác động trở lai vào giới tự nhiên cũng ngày càng tăng;chỉ có bàn tay không thôi thì người ta chắc không bao giờ chế ra được máyhơi nước, nếu bộ óc con người không phát triển một cách tương ứng cùng vớibàn tay, song song với bàn tay và một phần nhờ có bàn tay”

1.4 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, phát triển conngười với việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vàmôi trường.

Ba nhân tố Con người, Xã hội và Môi trường thiên nhiên luôn gắn bóvới nhau, cùng vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong qúa trìnhlịch sử - tự nhiên Chính các mâu thuẫn và việc giải quyết các mâu thuẫnthường xuyên nảy sinh do sự tác động lẫn nhau giữa ba nhân tố: lực lượng sảnxuất đang phát triển, ý thức của con người và môi trường thiên nhiên chính lànguồn gốc và động lực của sự phát triển đó.

Trong quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất, để thoả mãn cácnhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã không ngừng tác động lênmôi trường tự nhiên Sự tác động đó dù ít hay nhiều đều phụ thuộc vào trìnhđộ phát triển của công cụ sản xuất, mà công cụ sản xuất là thước đo trình độchinh phục thiên nhiên của con người và do đó đã làm biến đổi môi trường tựnhiên ở các mức độ khác nhau Do sự chưa hoàn thiện của các tri thức củacon người về tự nhiên, vì sự nhận thức của con người về tự nhiên là một quátrình vô cùng phức tạp và lâu daì, nên hoạt động sản xuất đã mâu thuẫn vớimôi trường tự nhiên đã bị biến đổi Mâu thuẫn đó đã kìm hãm sựphát triểncủa xã hội loài người Sự cần thiết phải giải quyết các mâu thuẫn đó để mởđường cho sự phát triển kinh tế xã hội chắc chắn sẽ dẫn đến việc tìm tòi,khám phá ra các quy luật mới chưa được biết của tự nhiên, đồng thời kháiquát hoá, hệ thống hóa khối tri thức đã có và những khả năng mới của conngười trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên Angghen đã viết: “…trí tụê của con người phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tựnhiên”

Trang 12

Trên cơ sở toàn bộ khối tri thức cũ và mới về tự nhiên cho đến thờiđiểm đó, đã cho phép con người đưa vào lĩnh vực sản xuất những nguồn tàinguyên mới và sử dụng tốt hơn, có hiệu quả hơn với những tài nguyên đangđược sử dụng Hoạt động này một lần nữa lại làm biến đổi môi trường, và mộtlần nữa lại làm nảy sinh mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đang phát triển -biểu hiện ở sự phát triển kinh tế - xã hội với môi trường tự nhiên đang bị conngười khai thác và sử dụng và với tri thức vẫn còn có hạn của con người về tựnhiên Mâu thuẫn giữa ba nhân tố: sự phát triển của kinh tế - xã hội, trí tuệcủa con người và môi trường tự nhiên lần này đã đạt ở mức độ cao hơn,mớihơn hẳn về chất so với các giai đoạn trước đó Mâu thuãn này đã được conngười giải quyết trong qúa trình làm nên lịch sử của mình – quá trình lịch sửtự nhiên.

Thực chất của quá trình nảy sinh mâu thuẫn, làm căng thẳng và giảiquyết mâu thuẫn giữa lực luợng sản xuất đang phát triển với sự khai thác, sửdụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường và với trí tụê của conngười là cơ sở cần thiết đối với sự phát triển của nhân loại Nhân loại đã luônđụng chạm với những mâu thuẫn như vậy và đều đã giải quyết thành công cácmâu thuẫn đó để vươn lên một trình độ mới, cao hơn Tuy nhiên, việc giảiquyết các mâu thuẫn đó càng ngày càng khó khăn, phức tạp hơn Và ngàynay, khi công nghệ sản xuất đang ở đỉnh cao của sự phát triển – đó là côngnghệ trí tụê, nhưng đồng thời với nó, môi trường tự nhiên đã bị suy kiệt mộtcách nghiêm trọng Tất cả những điều kiện đó đang đặt nhân loại trước nhữngthách thức vô cùng to lớn, và những nhiệm vụ cực kì nan giải trong quan hệgiữa con người với tự nhiên.

2 Việc giải quyết các mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế - xã hội,phát triển con người và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên vàmôi trường sống trong quá trình lịch sử tự nhiên.

Sự vận động và biến đổi của các mối quan hệ này được thể hiện cụ thểdưới dạng các mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đang phát triển, sự khai thác

Trang 13

tài nguyên thiên nhiên và môi trường với sự phát triển trí tuệ của con ngườikhông ngừng xuất hiện và không ngừng được giải quyết trong suốt tiến trìnhlịch sử.

- Trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ và trước đó, khicon người vừa mới tách mình ra khỏi thế giới động vật, với sự phát triển ưutrội của bộ óc và đôi tay, con ngươi đã tìm cách thoả mãn nhu cầu sống củamình, khác với tất cả mọi sinh vật khác, bằng một phương thức trao đổi chấtđặc thù với tự nhiên - bằng lao động sản xuất Bằng việc chế tạo và sử dụngnhững công cụ sản xuất đầu tiên tuy còn đơn giản, con người đã tác động lêntự nhiên mạnh mẽ hơn các động vật cao cấp khác Chính trong quá trình tácđộng lên tự nhiên, khai thác và biến đổi tự nhiên bằng hoạt động lao động sảnxuất, con người còn trao đổi, giao tiếp với nhau, điều này đã làm cho tư duycủa con người không ngừng phát triển, từ đó đã xuất hiện ngôn ngữ và tiếptheo là ý thức

Trong điều kiện của phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy, vớicông cụ sản xuất còn quá thô sơ, đơn giản, sức khai phá của con người cònyếu ớt, chỉ mới biết tận dụng những gì vốn có sẵn trong tự nhiên Phươngthức trao đổi chất của xã hội đối với tự nhiên bằng sản xuất vẫn còn phù hợpvới cơ chế hoạt động của chu trình trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin củasinh quyển, do vậy chưa có những ảnh hưởng tiêu cực đến tự nhiên Điều nàythể hiện ở chỗ, trong xã hội cộng sản nguyên thủy con người vẫn sống hài hòavới tự nhiên, thậm chí còn phụ thuộc vào những lực lượng tự nhiên Một xãhội kém phát triển, không giai cấp đối kháng đã hòa hợp với một tự nhiênhoang sơ Tuy nhiên, mâu thẫn giữa ba yếu tố lực lượng sản xuất, môi trườngtự nhiên và ý thức con người đã manh nha và tiềm tàng.

2.1 Trong các hình thái kinh tế xã hội có giai cấp đối kháng ở trình độthấp hay trong nền văn minh nông nghiệp.

Nền văn minh nông nghiệp đã được khởi thủy cách đây vài chục nghìnnăm nhưng sức sống của nó vẫn còn cho đến tận ngày nay, tuy xung lượng

Trang 14

của nó đã giảm đi nhiều Với nền văn minh nông nghiệp, không gian sinhsống và hoạt động của con người đã được mở rộng ra rất nhiều nhờ viêc khaihoang thêm những vùng đất mới và biến chúng thành những diện tích canhtác, trồng trọt, chăn nuôi Sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở khai thác đấtđai và các điều kiện tự nhiên không chỉ giúp con người chủ động tạo ra cácnguồn lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội của conngười mà còn có thể dư thừa dùng để tích lũy và trao đổi Một nền kinh tế tựcấp, tự túc và một thị trường tự do sơ khai đã được hình thành Điều đó càngkích thích con người tăng cường hơn việc khai thác các nguồn tài nguyênthiên nhiên và môi trường, một mặt, để thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăngcủa mình, và mặt khác, để buôn bán, trao đổi, mở rộng thị trường Do đó,dưới nền văn minh nông nghiệp hay trong hình thái kinh tế - xã hội chiếmhữu nô lệ và phong kiến, trong mối quan hệ giữa những hoạt động của conngười để đạt mục tiêu sinh thái đã bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn đáng kể.Con người từ chỗ sống hòa mình vào với tự nhiên, phụ thuộc mù quángvào giới tự nhiên trong xã hội cộng sản nguyên thủy, đã chuyển sang đối lậpvới tự nhiên, bắt đầu coi tự nhiên là đối tượng để khai thác và bóc lột nhằmđáp ứng các nhu cầu kinh tế - xã hội ngày càng cao của mình Và, một khi củacải vật chất làm ra đã tăng lên, không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sống của conngười mà còn dùng để tích trữ và trao đổi thì trong quan hệ giữa con ngườivới con người cũng có những thay đổi, từ sở hữu cộng đồng về tư liệu sảnxuất, đồng thời cũng xuất hiện sự đối kháng giai cấp Mâu thuẫn giữa conngười với con người và giữa con người với tự nhiên cùng với sự phát triểncủa xã hội, càng ngày càng trở nên gay gắt.

2.2 Việc tìm kiếm các cách thức để thỏa mãn các nhu cầu kinhtế - xã hội ngày càng cao và càng đa dạng của xã hội đã là động lực mạnh mẽthúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đang phát triển vàý thức của con người Khoa học, kỹ thuật, công nghệ lại phát triển Sự ra đờicủa động cơ máy hơi nước do Jame Watts phát minh đã đánh dấu bước ngoặt

Ngày đăng: 10/12/2012, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w