Báo cáo thực tập: Quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa đấtnước với tốc độ cao.Trong những năm qua, tổng sản phẩm quốc nội(GDP) tăng bình quân hàng năm là trên 8%, công nghiệp tăng bìnhquân hàng năm là 13,3% Đó là mức tăng trưởng khá cao so với cácnước trên thế giới và trong khu vực Mục tiêu phấn đấu đã được Đảng
và nhà nước ta xác định là :”Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấuđưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.Theo địnhhướng mục tiêu đó, dự kiến kế hoạch trong những năm tới, tăngtrưởng kinh tế ở nước ta, mặc dù có những khó khăn do tác động củakhủng hoảng tài chính thế giới và khu vực,vẫn phải được duy trì ở mứccao, khoảng 6-8%/năm so với 8,2% của giai đoạn 1991-1995 Một tốc
độ tăng trưởng khá cao như vậy sẽ còn được dự kiến tiếp tục duy trìtrong một vài thập kỉ tới
Sự tăng trưởng cao như vậy là một điều cần thiết nhằm làmcho đất nước nhanh chóng phát triển, hòa nhập với nền kinh tế thế giới
và khu vực.nhưng đồng thời cũng chính sự phát triển với nhịp độ caonhư vậy cũng có nghĩa là một khối lượng tài nguyên thiên nhiên ngàycàng tăng được khai thác từ tự nhiên để chế biến, và một khối lượngchất thải từ sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng được thải vào tựnhiên Nhất là trong những năm gần đây, do nền kinh tế nước ta đang
đi trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã đẩy mạnh quátrình đô thị hóa, dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ônhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cácthành phố lớn Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đềquan trọng được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lượcchung về kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa -hiện đại hóađất nước Để có một sự phát triển bền vững, cần phải có một chươngtrình hành động thống nhất và có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau giữaphát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường Nếukhông có một chính sách đúng đắn, cụ thể về bảo vệ môi trường, nềnkinh tế sẽ bị thiệt hại nặng nề trước mắt cũng như về lâu dài, đồng thời
sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững và ổn định Chính vìthế, trên quan điểm triết học duy vật biện chứng ta có thể nhận thấygiữa kinh tế và môi trường có một mối quan hệ biện chứng , trong đógiữa các mặt có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâusắc
Trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này, em xin dựa vào mâuthuẫn biện chứng để phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế vớibảo vệ môi trường sinh thái
Trang 2Trong bài tiểu luận này, em xin nêu những vấn đề sau
I. Quan điểm biện chứng về mâu thuẫn.
1.Tính phổ biến của mâu thuẫn.
2.Mâu thuẫn là động lực của phát triển.
II. Quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh
tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam.
1 Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh
2 Tình trạng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta trong
thời gian qua
2.1 Tổng thể các hoạt động gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
2.2 Một số khía cạnh nổi cộm về vấn đề môi trường gần đây ở Việt Nam
III Một số giải pháp để kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái ở nước ta.
Trang 3NỘI DUNG
I Quan điểm biện chứng về mâu thuẫn
- Khái niệm: Mâu thuẫn biện chứng là mối liên hệ tác động qualại lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật hay giữa sựvật này với sự vật khác
1 Tính phổ biến của mâu thuẫn
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong tất cá các sự vật, hiệntượng Mâu thuẫn hết sức phong phú và đa dạng.Tính phong phú và
đa dạng đó được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của cácmặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại giữa chúng,bởi trình độ tổchức hệ thống (sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại
Mâu thuẫn tồn tại trong mọi mặt của đời sống xã hội dưới nhiềuhình thức khác nhau : mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài,mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu vàmâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đốikháng Không những tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới
mà mâu thuẫn còn tồn tại phổ biến trong suốt quá trình phát triển củachúng Không có sự vật, hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn vàkhông có giai đoạn trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lạikhông tồn tại mâu thuẫn, một khi mâu thuẫn này mất đi thì lại có mâuthuẫn khác được hình thành.Ngay cả trong lĩnh vực tư duy cũng vậy,chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn ;chẳng hạn như mâu thuẫngiữa năng khiếu nhận thức vô tận ở bên trong của mỗi con người với
sụ tồn tại thực tế của năng khiếu ấy trong những con người bị hạn chếbởi hoàn cảnh bên ngoài,và bị hạn chế trong những năng khiếu nhậnthứ, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệcon người, thế hệ nào cũng đều đạt được những tiến bộ nhất địnhtrong sự vân động đi lên vô tận của tư duy
2 Mâu thuẫn là động lực phát triển
Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự pháttriển nằm ngày trong bản thân sự vật Đó là quá trình giải quyết liên tụcnhững mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật.Nhờ đó mà sự vật luôn phát triển
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướngtác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn Như vậymâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả sự “thống nhất” lẫn “đấutranh” của các mặt đối lập Nó không thể tách rời nhau trong quá trìnhvận động, phát triển của sự vật Sự thống nhất gắn liền với sự đứng
im, với sự ổn định tạm thời của sự vật Song, đó chỉ là trạng thái vậnđộng của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự cân bằngcủa các mặt đối lập Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sựvận động và phát triển Điều đó có nghĩa là: Sự thống nhất của cácmặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là
Trang 4tuyệt đối.V.I.Lênin viết : “Sự thống nhất (…) của các mặt đối lập là cóđiều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối Sự đấu tranh của các mặtđối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vậnđộng là tuyệt đối.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của cácmặt đối quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt tác động vàlàm cho mâu thuẫn phát triển Lúc đầu mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là
sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau
Sự khác nhau đó ngày càng phát triển và đi đến đối lập Khi hai mặtđối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫnnhau, mâu thuẫn được giải quyết Nhờ đó mà thể thống nhất cũ đượcthay thế bằng thể thống nhất mới, sự vật cũ mất đi và sự vật mới rađời thay thế V.I.Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữacác mặt đối lập “Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lậpthì cũng không có đấu tranh giữa chúng Thống nhất và đấu tranh củacác mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biệnchứng Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữatính ổn định và tính thay đổi Sự thống nhất và đấu tranh của các mặtđối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật Do đó, mâuthuẫn chính là nguồn gốc, động lực của sự phát triển
II Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam.
1 Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
1.1 Khái niệm:
Phát triển kinh tế :
- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện
cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện cho được ba nội dung sau:+ Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốcdân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người
+ Sự biến đổi kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của cácngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên,còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống
+ Mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sựtăng lên của nhu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế… mà mỗingười được hưởng
Môi trường sinh thái – Kinh tế môi trường :
- Môi trường là một khái niệm tổng hợp, phức tạp, mang tính mở vàphát triển cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ nói riên,của nền kinh tế - xã hội và nhận thức của loài người nói chung Theonghĩa rộng, môi trường của con con người, của vật thể hay sự kiện làtổng thể các điều kiện bên ngoài bao gồm các vật thể hữu sinh và vôsinh, các tương tác giữa chúng, cùng các sản phẩm của nhữngtương tác ấy, có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến đời sống,động thái của con người, sự vật hay sự kiện đó
Trang 5- Môi trường, theo cách hiểu của kinh tế học môi trường, là toàn bộcác vùng địa – vật lí và sinh học, các điều kiện về vật chất vật chất –
tự nhiên, bao gồm sinh quyển (không khí, nước, đất, ánh sáng ) và
hệ sinh thái với tư cách là sản phẩm lâu dài của tạo hóa, có trướccon người, tương tác lẫn nhau, và cùng tác động đến sự hình thành,sinh tồn và phát triển của con người cùng các hoạt động xã hội của
họ Bản thân các hoạt động sinh tồn của con người cũng đang ngàycàng làm biến đổi mạnh mẽ môi trường Vời nghĩa đó, về bản chất,môi trường là hệ thống với nhiều phân hệ từ vi mô đến vĩ mô, có cấutrúc phức hợp từ nhiều thành tố có bản chất khác nhau, có tính động,tính mở và khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh, đồng thời giữa chúngthường xuyên tác động qua lại, quy định và phụ thuộc lẫn nhau thôngqua dòng trao đổi vật chất và năng lượng và thông tin liên tục
- Kinh tế môi trường là một ngành khoa học đa ngành và mới mẻ, lấycác vấn đề môi trường làm đối tượng nghiên cứu chính của mình vàtiếp cận chủ yếu chúng dưới góc độ kinh tế So với các khoa họcchuyên ngành kinh tế và các bộ môn khoa học khác, kinh tế môitrường có xu hướng thiên về nghiên cứu mối quan hệ biện chứng,nhiều chiều giữa môi trường với tư cách là hệ thống chỉnh thể vớicác hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm ngăn chặn và giảm thiểu nhữngsai lầm của thị trường, hoặc những mặt trái trong những quyết định
và cơ chế khai thác, phân phối và tiêu dùng tài nguyên cho các hoạtđộng kinh tế - xã hội, nghiên cứu, xây dựng các cơ chế khuyến khích
và các hình thức chi phí một cách hiệu quả và công bằng nhất trongquá trình khai thác, bảo vệ và cải thiện môi trường trên cả cấp độquốc gia lẫn quốc tế
Phát triển bền vững :
- Nguồn gốc chủ yếu của mọi biến đổi về môi trường sống của nhânloại đang xảy ra hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta là cáchoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người Các hoạt độngnày một mặt cải thiện chất lượng môi trường sống của con người,hơn nữa con người hiện đại có cuộc sống đầy đủ về vật chất, antoàn về sinh mệnh, phong phú về văn hóa và các chuẩn mực khác.Mặt khác các hoạt động này lại tạo ra hàng loạt các vấn đề khác nhưcạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, suy thoái chất lượng môitrường khắp mọi nơi trên toàn thế giới
- Phát triển là áp lực của cuộc sống, là quy luật tất yếu của tiến hóa đã
và đang diễn ra trên hành tinh của chúng ta từ khi nó được hìnhthành Vấn đề đang được tìm tòi là phát triển như thế nào để conngười của các thế hệ hiện nay cũng như trong tương lai có đượccuộc sống hạnh phúc về vật chất cũng như tinh thần Từ đó đã ra đờikhái niệm “phát triển bền vững” Theo Hội đồng Thế giới về môitrường và phát triển WCED thì “Phát triển bền vững là sự phát triểnđáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng củacác thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”
1.2 Sự đối lập và thống nhất giữa phát triển kinh tế
và môi trường sinh thái.
1.2.1.Sự đối lập.
Trang 6Trong cuộc sống ngày nay, do nhu cầu về điều kiện sống của conngười ngày càng cao nên tất yếu sẽ thúc đẩy chúng ta phải phát triểnkinh tế để thỏa mãn những nhu cầu đó Tuy nhiên việc phát triển kinh
tế đòi hỏi phải có nguồn cung cấp nhiều hơn về nguyên vật liệu đểđảm bảo quá trình mở rộng sản xuất, mà nguồn cung cấp đó lại đượclấy từ tự nhiên và điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng tới môitrường sinh thái: khai thác quá mức, tàn phá tài nguyên trên phạm virộng lớn không những làm suy thoái tài nguyên mà còn làm giảm chấtlượng của môi trường sinh thái Đây chính là mâu thuẫn: kinh tế càngphát triển thì lại ngày càng làm cho môi trường xấu đi
Hiện tại, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũngnhư của các ngành, các địa phương ở Việt Nam cho đến nay vẫn cònchưa tính đến một cách đầy đủ yêu cầu bảo vệ môi trường, coi bảo vệmôi trường không chỉ như một yêu cầu tất yếu, cần thiết mà còn phải
là một mục tiêu hướng tới Lẽ đương nhiên, không phải bất cứ sự tăngtrưởng kinh tế nào cũng kéo theo sự suy giảm về môi trường Sự suygiảm này chỉ xảy ra một khi năng lực tải của môi trường bị sự tăngtrưởng kinh tế vi phạm Dưới đây là một số khía cạnh mâu thuẫn trongchiến lược phát triển của các ngành kinh tế trong mối quan hệ với môitrường sinh thái ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới:
1.2.1.1 Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước
cũng như của các ngành, các địa phương đều nhắm vào mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài
Mục tiêu chiến lược mà các ngành, các địa phương đều địnhhướng vào tăng gấp đôi và hơn nữa GDP trong mỗi thập kỉ phát triển.Điều đó có nghĩa là phải duy trì tốc độ tăng trưởng trong một thời giandài hàng năm của GDP ở mức độ cao khoảng 8 – 10 % /năm Nếunhư trình độ công nghệ của sản xuất và cơ cấu sản xuất của nền kinh
tế không được cải thiện nhiều thì sự tăng trưởng GDP của đất nướccũng có nghĩa là tăng khối lượng tài nguyên khai thác cho sản xuất vàtăng lượng chất thải vào môi trường Kết quả là ô nhiễm môi trườngchắc chắn sẽ tăng lên, nhất là khi tốc độ tăng trưởng của sản xuấtcông nghiệp cao vẫn sẽ là chủ lực và duy trì ở mức độ cao (12 -15 % /năm) Hiện tại tốc độ đổi mới công nghệ trong nền kinh tế quốc dânmới vào khoảng 7 – 10 % /năm Định hướng chiến lược phát triểnkhoa học – công nghệ của Việt Nam xác định tốc độ đổi mới côngnghệ hàng năm khoảng 10 – 15 % /năm Điều đó có nghĩa là phải sau
7 – 10 năm nền kinh tế mới đổi mới được công nghệ của mình Trongkhoảng thời gian đó thì môi trường đã phải chịu những tác động hếtsức nặng nề
1.2.1.2 Cơ cấu các ngành sản xuất sẽ chuyển dịch theo hướng
tăng nhanh tỉ lệ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Các phương án phát triển được đề xuất ở tầm vĩ mô (cả nước),tầm trung mô (ngành, địa phương) và vi mô (công ty, doanh nghiệp)đều có nét chung nổi bật là tốc độ tăng trưởng cao của sản xuất côngnghiệp, xây dựng và dịch vụ thường được xác định khoảng 12 – 15
% /năm so với sản xuất nông nghiệp (thường được xác định khoảng 4
Trang 7– 6 % /năm) Kết quả là tỉ trọng của sản xuất công nghiệp, xây dựng vàdịch vụ trong GDP có xu hướng tăng lên nhanh chóng Sự tăng trưởngcao của các ngành công nghiệp, xây dựng nhất định sẽ dẫn đến cácvấn đề môi trường cần quan tâm đặc biệt, bởi lẽ đằng sau mức tăngtrưởng của sản xuất công nghiệp tàng ẩn những nguy cơ gây ô nhiễmmôi trường Kinh nghiệm quốc tế đã khái quát mối quan hệ giữa tăngtrưởng công nghiệp, đô thị hóa và chất lượng môi trường ở các nướcđang phát triển như sau:
Chúng ta có thể thấy rằng, nếu như không có các chính sách,chiến lược phù hợp thì khi định hướng phát triển công nghiệp của ViệtNam nhằm vào các ngành mà đất nước hiện đang có lợi thế so sánhnhư: công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí, điện năng,chế biến nông, lâm, hải, sản, dệt may, thì sẽ càng thấy rõ những nguy
cơ tiềm ẩn lớn dần về ô nhiễm môi trường Bởi lẽ các ngành côngnghiệp nói trên đều thuộc loại danh mục các nguồn lớn nhất gây ônhiễm môi trường
Nếu đi sâu vào cơ cấu sản xuất công nghiệp thì có thể dự báo
sự tăng nhanh hơn cả về nguồn gây ô nhiễm môi trường ở tốc độ khaithác tài nguyên (than, dầu mỏ…) cao Chiến lược phát triển dầu khíxác định khai thác giai đoạn 2005 – 2010 đạt sản lượng gấp đôi sảnlượng năm 2000, lên tới 25 – 30 triệu tấn /năm Các chỉ tiêu khai thácthan đến năm 2010 được Bộ công nghiệp soạn thảo cũng cho thấymột kế hoạch duy trì tốc độ tăng đáng kể của ngành này
Bảng dự báo sản xuất than 1996 – 2010 (1000 tấn)
Tăng trưởng công nghiệp
Tăng công ăn việc làm
Tăng số dân di cư vào thành thị
Tăng sự hòa trộn công nghiệp –
đô thị
Tăng khối lượng chất thải vàcác chất gây ô nhiễm môi
trường
Trang 8Một khía cạnh khác cũng cần phải tính đến trong hoạch địnhchính sách bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế là cùng vớinhịp độ tăng của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụtiêu dùng chất đốt cho năng lượng sẽ tăng lên đáng kể Sự tăng lên vềtiêu dùng năng lượng than, điện…chắc chắn sẽ thải các chất thải ngàymột nhiều hơn và ảnh hưởng tới chất lượng môi trường Dự báo vềnhu cầu than tới năm 2010 của Bộ công nghiệp cho thấy nhu cầu tiêudùng than mà nên kinh tế năm 2010 cần sẽ tăng gấp đôi so với nhucầu tiêu dùng của năm 1995, cụ thể là từ 6,89 triệu tấn (1995) lên 12,8
triệu tấn (2010)
Dựa trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch (than,dầu) của các năm, có thể dự báo các dạng khí độc (CO2, SO2…) ảnhhưởng tới chất lượng không khí Tài liệu dự báo của bộ công nghiệpcho thấy tổng lượng phát thải khí CO2 vào năm 2010 từ sự tiêu dùngnăng lượng sẽ tăng gấp 3 lần năm 1999
Vì vậy, ta có thể thấy từ thực tế Việt Nam những năm qua,chúng ta càng tập trung vào các ngành công nghiệp, xây dựng, nềnkinh tế tăng trưởng càng cao thì môi trường sinh thái ngày càng bị ảnhhưởng một cách nghiêm trọng Đây chính là một trong những khíacạnh chính của sự đối lập giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trườngsinh thái
1.2.1.3 Không chỉ trong công nghiệp và xây dựng, việc phát triển
nông nghiệp ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở ngay Việt Nam nói riêng cũng đã và đang gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái
Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp ngày càng sâu rộng sẽtiếp tục sử dụng ngày càng nhiều chất hóa học vô cơ độc hại và khóphân giải
Trong cơ cấu GDP của nước ta, giá trị của nông, lâm ngưnghiệp vẫn còn chiếm giữ một tỉ trọng tương đối lớn (khoảng gần ¼)
Ở phần lớn các tỉnh và địa phương, tỉ lệ này còn có nơi chiếm tới 50 –
60 % Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng củasản xuất nông nghiệp sẽ gắn liền với việc thâm canh ngày càng tăngtrong sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi Quá trìnhthâm canh hóa sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục gắnliền với việc tăng cường sử dụng các loại phân vô cơ, thuốc trừ sâu,diệt cỏ Vào năm 1996, mức sử dụng phân bón hóa học cho một héctasản xuất nông nghiệp ở nước ta trung bình vào khoảng 120 -150 kg
1996 – 2000 2001 - 2005 2006 - 2010Than nguyên khối 55.879 72.977 78.271
Than hầm lò 17.816 29.929 34.894
Than lộ thiên 38.063 43.049 43.377
Trang 9Đến năm 2000, để đạt sản lượng 30 triệu tấn thóc thì phải tăng mứcphân bón hóa học nói trên 3 lần, tức là vào khoảng 200 – 450 kg chomột hécta.
Rõ ràng là nếu không có những chính sách và biện pháp bảo vệthích hợp và lâu dài thì với sự tăng cường sử dụng các loại phân bónhóa học, các chất vô cơ lâu phân hủy và độc hại thì nguy cơ ô nhiễmmôi trường ở tất cả các thành phần môi trường (đất, nước, không khí,
đa dạng sinh học…) sẽ ngày càng tăng lên, đe dọa chính sự phát triểnbền vững của sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người Đây chính
là một khía cạnh đối lập rất rõ ràng trong mối quan hệ mâu thuẫn biệnchứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nhiềunước trên thế giới và ngay ở Việt Nam
1.2.1.4 Một số nền kinh tế ở trình độ thấp lại chủ trương tăng trưởng quá nóng, thường thiếu các điều kiện vật chất, tài chính và
dễ bỏ qua các nguyên tắc, yêu cầu bảo vệ môi trường Thậm chí có nước đã chủ trương “hy sinh” môi trường dể đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng nhờ tiết kiệm các khoản chi phí ngân sách cho bảo vệ môi trường
Ta có thể thấy, lợi ích về kinh tế đã mâu thuẫn với yêu cầu bảo
vệ môi trường Có thể trước mắt, việc cắt giảm ngân sách dành chobảo vệ môi trường sẽ đem lại những lợi ích kinh tế nhất định, song vềlâu dài chính sự suy thoái của môi trường lại là nguyên nhân quantrọng làm giảm tính hấp dẫn của thị trường nước đó và thúc đẩy sự ra
đi của các nhà đầu tư nước ngoài, thiệt hại lúc này sẽ vô cùng lớn vàtrầm trọng đối với nền kinh tế
1.2.1.5 Phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế là một yêu cầu tất
yếu của cuộc sống con người, thế nhưng dù ở trình độ nào thì sự phát triển của con người dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới môi trường sinh thái thông qua việc khai thác tự nhiên.
Các cộng đồng người có thu nhập thấp do không đủ vốn liếng,thiếu phương tiện, thiết bị phải tự kiếm sống bằng sự khai thác khônghợp lí, bóc lột cùng kiệt các tài nguyên thiên nhiên, khai thác bằng cácphương pháp thủ công, hiệu quả khai thác thấp là suy thoái môitrường do nghèo nàn và lạc hậu Việt Nam và nhiều nước đang pháttriển và kém phát triển đang phải đối mặt với vấn đề này
Trái lại, những cộng đồng có kinh tế phát triển, với tư bản lớn,khoa học và công nghệ cao, phá hoại môi trường bằng nền sản xuấtlớn, theo chiều sâu, tiêu dùng lãng phí Đó là nguyên nhân gây suythoái môi trường do thừa thãi phát triển quá mức cần thiết
Trang 10của chúng Sự phát triển, cụ thể là sự phát triển kinh tế của con người
đã gây ra nhiều tác động đối với môi trường sinh thái.Tuy nhiên, trongmối quan hệ mâu thuẫn biện chứng với phát triển kinh tế, đến lượtmình, môi trường lại tác động trở lại nền kinh tế của con người theohai hướng trái ngược nhau
1.2.2.1 Chiều tiêu cực:
Môi trường là xuất phát điểm quan trọng cho việc hình thànhcác chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, cũng như cho việc triểnkhai các hoạt động kinh tế trên thực tế, đồng thời bất cứ nền kinh tếnào vận hành trên các nguyên tắc và thể chế không được thiết kếnhằm khuyến khích và định hướng hành vi, thái độ ứng xử của cánhân và tập thể người sản xuất cũng như người tiêu dùng, ở cả cấp vĩ
mô và vi mô, cũng gây tác động xấu đến môi trường Hơn nữa, khi đónhững lợi ích kinh tế ban đầu thu được từ việc khai thác và sử dụngbừa bãi thiên nhiên sẽ không bù lại được những chi phí đắt đỏ và tổnthất to lớn mà mà con người phải hứng chịu về sau trong quá trìnhkhôi phục môi trường, hay để thích hợp hơn trong một môi trường mới
đã bị biến dạng, bị xuống cấp bởi chính bàn tay con người
Với những hoạt động mang tính tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu,nghiêm trọng tới môi trường sinh thái, con người hay chính sự pháttriển bền vững của nền kinh tế của con người đang bị môi trường tácđộng trở lại ngày càng rõ rệt hơn Bảng thống kê dưới đây cho thấymột số ví dụ về về sự thiệt hại kinh tế do hủy hoại môi trường tại một
số nước đang phát triển Qua đó có thể thấy rằng vấn đề môi trường ởcác nước đang phát triển là nghiêm trọng Những con số đưa ra ở đây
là không đầy đủ, bởi nó không đưa ra những con số tương tự ở cácnước công nghiệp phát triển để có thể so sánh được, nhưng cũng cóthể thấy rằng các nước đang phát triển chắc chắn bị thiệt hại lớn vềkinh tế do suy giảm môi trường
Phí tổn kinh tế do suy giảm môi trường ở một số
nước đang phát triển
Burkina
Faso
Thất thu trong chăn nuôi, trồng trọt sảnxuất nhiên liệu (củi) do bị giảm diện tíchđất trồng
1988 8,8
Costa Rica Hủy diệt nguồn cá ven biển, nạn phá
rừng và xói mòn đất
1989 7,7
Etiopia Tác động của nạn phá rừng lên việc cung
cấp củi và sản lượng mùa màng
1983 6-9Indonesia Xói mòn đất và nạn phá rừng 1984 4,0
Madagascar Cháy rừng và xói mòn đất 1988 5 -15
Malavi Phá rừng và xói mòn đất 1988
2,8-15,2
Trang 11Mali Tác động của xói mòn đất lên sản lượng
Nigeria Suy giảm chất lượng đất, phá rừng ô
nhiễm nguồn nước và những xói mònkhác
- Suy giảm về trữ lượng và chất lượng của tài nguyên thiên nhiên có nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người như: đất, nước, rừng,thủy sản, khoáng sản và các dạng tài nguyên năng lượng Sự suy thoáinày có trong các thập kỉ đầu của thế kỉ XXI có khả năng dẫn tới tìnhtrạng thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực cho nhân loại Đặc biệttrong khi chủ trương của đa số các nước hiện nay, trong đó có Việt Nam
là thay đổi cơ cấu của nền kinh tế theo xu hướng tăng tỉ trọng của côngnghiệp và dịch vụ, giảm thiểu tỉ trọng của nông nghiệp thì nguy cơ trêncàng rõ ràng hơn Dân số thế giới đang tiếp tục tăng lên với tốc độkhoảng 1,7 % /năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của lương thực chỉkhoảng 1% /năm
- Ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ nhanh và phạm vilớn hơn trước Không khí, nước, đất tại các đô thị, khu công nghiệp, khuchế xuất và ngay cả ở vùng nông thôn, vùng sản xuất nông nghiệp, vùngven biển, đại dương ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sứckhỏe đời sống của con người cũng như sự sinh tồn và phát triển của cácsinh vật khác trên trái đất
- Hiện tượng khí hậu nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính làm băngtan và mực nước biển sẽ dâng lên, khí CFC đang làm thủng tầng ozonebảo vệ con người khỏi tác động nguy hiểm của bức xạ vũ trụ Hậu quả làhiện nay tỉ lệ người bị các bệnh ung thư đang tăng lên thấy rõ ở nhiềunước
- Các vấn đề xã hội cấp bách là nạn nghèo đói đang lan tràn tại cácnước chậm phát triển, nạn thất nghiệp đang đe dọa nhiều nước trên thếgiới kể cả những nước phát triển nhất, sự cách biệt về thu nhập và mứcsống giữa các quốc gia, cũng như giữa các nhóm người khác nhautrong cùng một nước
1.2.2.2 Chiều tích cực:
Nguy cơ hủy hoại môi trường và sự tác động tiêu cực trở lại củamôi trường là một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong chính sách pháttriển bền vững Nhưng tác động và ảnh hưởng của môi trường trở laiphát triển kinh tế không chỉ dừng lại ở đó Còn có một mặt khác củavấn đề mà hiện nay ít được đề cập Sự quan tâm về môi trường vànhận thức bảo vệ môi trường đã tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởngkinh tế và tạo thêm nhiêu công ăn việc làm thông qua quá trình chuyểnđổi cơ cấu công nghệ và kĩ thuật có xem xét dưới góc độ môi trường,thông qua hình các ngành công nghiệp mới – công nghiệp bảo vệ môitrường cũng như ngành dịch vụ môi trường