1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài " Phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái " pptx

31 706 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 53,96 KB

Nội dung

Đề tài " Phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái " MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống là những vấn đề quan trọng nằm trong chiến lược phát triển bền vững của toàn nhân loại, cũng như của tất cả các quốc gia, dân tộc. Vấn đề này trở nên cấp thiết khi mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên toàn thế giới đang dần bị cạn kiệt, còn môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề. Nhiều nơi trên thế giới đã và đang xảy ra các cuộc khủng hoảng sinh thái cục bộ, dẫn đến nguy cơ của một cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu đe dọa sự sống của cả hành tinh. Thực trạng này đã ảnh hưởng rất tiêu cực và nguy hiểm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, phát triển kinh tế với khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường ở Việt Nam cũng không nằm ngoài thực trạng chung của thế giới, có chăng chỉ là tính cực kì phức tạp, đa dạng và nan giải . Bởi lẽ, trong lòng xã hội Việt Nam hiện nay đồng thời tồn tại đan xen các dạng thức phức tạp của các nền văn minh nhân loại đã và đang trải qua: xã hội hoang sơ tiền văn minh, văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và cả những yếu tố của văn minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ. Vì vậy, vấn đề tài nguyên và môi trường ở đây mang đầy đủ những tính chất, đặc trưng phức tạp của các nền văn minh đó. Từ thực tiễn nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sinh thái, sinh thái nhân văn của thế giới và trong điều kiện cụ thể của Việt Nam đã nảy sinh nhu cầu cấp thiết phải có một cơ sở lý luận – phương pháp luận chung làm nền tảng cho việc xem xét mối quan hệ giữa con người, xã hội với tự nhiên cũng như mối quan hệ giữa ba mục tiêu cơ bản: kinh tế, xã hội nhân văn và sinh thái môi trường. Điều đó có nghĩa là cần thiết phải nghiên cứu môi trường sống ở tầm nhìn triết học – xã hội. Bởi vì, chỉ có ở tầm nhìn này mới có thể cho chúng ta những hiểu biết cần thiết có tính chất tổng quát và có hệ thống về mối quan hệ giữa con người – xã hội – tự nhiên: từ nguồn gốc, bản chất, tiến trình và cơ chế vận hành của môi quan hệ đó đến nguyên nhân , hậu quả và những vấn đề bức xúc đang đặt ra, trên cơ sở đó có những giải pháp cụ thể và phù hợp. Vì những lý do trên nên em xin chọn vấn đề “Phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái” làm vấn đề nghiên cứu cho tiểu luận triết học của mình. LÝ LUẬN I. Mối quan hệ biện chứng giữa con người, xã hội và tự nhiên (tài nguyên và môi trường). 1. Cơ sở triết học - xã hội của mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên (tài nguyên và môi trường) - triết lý tổng quan. Vấn đề mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội là vấn đề của mọi thời đại. Sự nghiên cứu vấn đề này phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người và những điều kiện lịch sử cụ thể, trước hết là những điều kiện kinh tế-xã hội.Trong lĩnh vực môi trường sinh thái nhân văn đang nổi lên những vấn đề nóng bỏng, gay gắt và đang được coi là một trong những vấn đề toàn cầu của thời đại và cấp bách nhất, thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên ngày càng trở nên quan trọng hơn, cấp thiết hơn lúc nào hết. Trong rất nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này, chỉ có cách tiếp cận triết học - xã hội mới cho phép chúng ta có một cái nhìn tổng thể, bao quát, toàn diện và sâu sắc nhất đối với các mối quan hệ này. Cách tiếp cận triết học - xã hội không những làm rõ về mặt cấu trúc và chức năng mà còn cho thấy rõ cả cơ chế vận hành và diễn biến của mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên trong quá trình lịch sử tự nhiên. 1.1 Nguyên lý thứ nhất: Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của sự thống nhất biện chứng giữa con người, xã hội và tự nhiên và ý nghĩa phương pháp luận của nó. • Về nguyên lý. Thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Tuy nhiên thế giới không đơn giản mà cực kỳ phức tạp, được cấu thành từ vô vàn yếu tố, trong đó, suy đến cùng có ba yếu tố cơ bản: giới tự nhiên, con người và xã hội loài người. Ba yếu tố đó thống nhất với nhau trong một hệ thống “tự nhiên - con người - xã hội”. Sở dĩ chúng có thể thống nhất với nhau trong một hệ thống vì ba yếu tố đó đều là những dạng thức, những đặc tính và những quan hệ khác nhau của vật chất đang vận động. Thế giới vật chất luôn vận động biến đổi, nhưng đồng thời cũng luôn ổn định vì vận động của thế giới là sự vận động có quy luật và tuân theo quy luật. Sự hoạt động của các quy luật đó là tất yếu và khách quan, nhờ vậy đã nối liền các yếu tố của thế giới thành một chỉnh thể thống nhất, vĩnh viễn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong không gian và theo thời gian. • Về yếu tố tự nhiên Tự nhiên, theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Theo nghĩa này thì con người và xã hội loài người đều là những bộ phận, hơn nữa là những bộ phận không thể tách rời và đăc thù của tự nhiên. Giới tự nhiên mà chúng ta xem xét trong hệ thống “tự nhiên – con người – xã hội” là những gì có liên quan trực tiếp đến sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người – đó chính là sinh quyển. Sinh quyển là một hệ thống vật chất sống, có cấu trúc vô cùng phức tạp, được tạo nên từ ba bộ phận cơ bản: - Tập hợp toàn bộ các cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào, từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất, đến con người và xã hội loài người. - Các chất tạo nên sự sống và cần cho sự sống - Các sản phẩm hoạt động sống của tất cả các cơ thể, các chất thải qua quá trình trao đổi chất và xác chết của chúng. Như vậy, sinh quyển là sự thống nhất hữu cơ giữa sinh thể và các thành phần vô cơ, và hữu cơ tham gia vào quá trình sống. Sinh quyển đã trải qua một quá trình tiến hoá hữu cơ lâu dài và phức tạp để hình thành nên các bộ phận của nó và hoàn thiện chu trình trao đổi chất – chu trình sinh học đã có ngay từ khi mới xuất hiện nhưng cơ thể đơn bào đến khi xuất hiện con người. Với sự xuất hiện của xã hội loài người, sự tiến hoá của sinh quyển đã chuyển sang sự tiến hoá mới về chất: từ sinh quyên chuyển sang trí tuệ quyển. Trong giai đoạn này, sự tiến hoá của sinh quyển không chỉ chịu sự tác động của cuả yếu tố tự nhiên mà còn chịu sự tác động có ý thức của con người, trước tiên là hoạt động sản xuất xã hội. • Về yếu tố con người. Con người xuất hiện trong quá trình tiến hóa của sinh quyển,là con đẻ của tự nhiên,là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá của thế giới vật chất. Con người sống trong môi trường tư nhiên như một sinh vật. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự ra đời, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người. • Về yếu tố xã hội. Xã hội là bước tiến hoá tiếp theo của sinh quyển sau con người, là hình thái vận động cao nhất của vật chất. Hình thái vận động xã hội lấy mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa con người với con người làm nền tảng. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động có ý thức của mình,con người đã tạo nên xã hội,làm nên lịch sử. Do đó, xã hội không thể la cái gì khác, mà chính là một bộ phận đặc biệt, được tách ra một cách hợp quy luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất cao nhất trong quá trình tiến hoá liên tục, lâu dài và phức tạp của tự nhiên. • Mối quan hệ và cơ chế bảo đảm sự thống nhất của hệ thống con người, xã hội, tự nhiên Tự nhiên, con người, xã hội là ba dạng cấu trúc rất khác nhau, nhưng đã lần lượt xuất hiện theo một trật tự liên hoàn, chặt chẽ, trong quá trình tiến hoá của giới tự nhiên. Chúng hợp thành một hệ thống vật chất thống nhất, hệ thống”tự nhiên – con người – xã hội”. Chính sinh quyển là cơ sở đảm bảo sự thống nhất của các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống”tự nhiên – con người – xã hội”. Mọi sinh vật,kể cả con người đều sống trong mối quan hệ không thể tách rời với nhau và với thiên nhiên vô cơ bao quanh. 1.2. Nguyên lý thứ hai – nguyên lý về sự vận động,biến đổi và phụ thuộc của mối quan hệ con người (xã hội) và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội trong quá trình lịch sử tự nhiên - Sự thống nhất và quy định lẫn nhau giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên. Lịch sử xã hội là sự tiếp tục và phát triển song hành cùng với lịch sử của tự nhiên. Sự xuât hiện của con người và xã hội loài người là kết quả của sự tiến hoá của giới tự nhiên. Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, lịch sử phát triển của tự nhiên không chỉ phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên thuần tuý mà còn chịu sự chi phối ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc của các yếu tố xã hội. Ngược lại, sự phát triển của lịch sử xã hội không thể tách rời khỏi các yếu tố tự nhiên, bởi vì, chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên và với nhau, con người mới làm nên lịch sử của mình. - Sự diễn biến của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong tiến trình lịch sử. 1.3. Nguyên lý thứ ba: nguyên lý về vai trò chủ thể tích cực của con người trong việc điều khiển một cách tự giác mối quan hệ giữ con người và tự nhiên. Cơ sở phương pháp luận chung nhất cho vấn đề này là con người cần phải nhạn thức cho đúng vị trí, vai trò của mình trong hệ thống xã hội - tự nhiên và phải biết điều khiển một cách tự giác mối quan hệ đó. Để điều khiển được mối quan hệ đó, trước hết con người, với tư cách là chủ thể - nhân tố có ý thức duy nhất - cần phải nhận thức cho được những quy luật tồn tại và phát triển của giới tự nhiên, và tiép theo là phải biết vận dụng một cách đúng đắn, chính xác những quy luật đó vào qúa trình hoạt động thực tiễn cuax hội, mà qun trọng nhất là vào lĩnh vực sản xuất. 1.4. Nguyên lý thứ tư - Nguyên lý về sự phát triển bền vững. Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa vào việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện môi trường hiện có, để thoả mãn các nhu cầu sống của thế hệ con người hiện tại,nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ người tiếp theo trong việc thoả mãn các nhu cầu về tài nguyên và môi trường, để họ có thể sống tốt hơn. Sự phát triển bền vững của một xã hội được đánh giá bằng những chỉ tiêu nhất định trên cả ba mặt: - Bền vững về mặt kinh tế: phát triển kinh tế nhanh và an toàn. - Bền vững về mặt xã hội - nhân văn: công bằng xã hội và phát triển con người, lấy chỉ số HDI (Human Developing Index) làm thước đo cao nhất cho sự phát triển xã hội. - Bền vững về sinh thái môi trường: khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống theo hướng tích cực. II. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người với việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 1. Quan niệm về sự phát triển kinh tế xã hội, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phát triển con người và mối quan hệ giữa chúng. 1.1. Quan niệm về sự phát triển kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội là sự phát triển kinh tế làm biến đổi cơ cáu kinh tế, dẫn đến những thay đổi căn bản về chất lượng nền kinh tế,đồng thời kết hợp được vơi sự tiến bộ của xã hội, hay có thẻ nói đó là sự giải quyết các vấn đề xã hội ngay trong quá trình phát triển kinh tế. Trong cơ sở của sự phát triển - kinh tế xã hội, lực lượng sản xuất có vai trò to lớn và quyết định. Bởi vì, chỉ có sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới thúc đẩy và tạo tiền đề để chuyển đổi các quan hệ sản xuất cơ bản trong một xã hội, từ đó, dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế của xã hội. Theo Mac – Angghen: “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp. ” Nền tảng của phát trin kinh tế - xã hội là phương thức sản xuất. Đối với xã hội, phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất, được thực hiện trên cơ sở tác động lên giới tự nhiên bằng quá trình lao động sản xuất. Với quá trình lao động sản xuất, con người đã lấy từ môi trường tự nhiên nguồn vật chất, năng lượng, thông tin rồi biến đổi chúng thành những gía trị sử dụng,phục vụ nhu cầu của con người. Đối với tự nhiên, nền sản xuất xã hội là phương thức trao đổi chất đặc thù giữa xã hội với tự nhiên. Nhờ phương thức trao đổi chất này mà con người và xã hội loài người luôn được bảo tồn, vận động và phát triển cùng với giới tự nhiên. Như vậy, nhìn từ góc độ xã hội cũng như từ góc độ tự nhiên, phương thức sản xuất xã hội luôn gắn liền với môi trương tự nhiên. Vì rằng, từ công cụ sản xuất, đối tượng lao động đến con người, đều là của tự nhiên và lấy từ tự nhiên. Do đó, sự phát triển kinh tế - xã hội dù ở giai đoạn nào cũng không thể tách rời khỏi môi trường tự nhiên. 1.2. Sự khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Môi trường sống hiểu theo nghĩa khái quát nhất là tất cả những gì bao quanh con người và xã hội loài người. Nó không chỉ là giới tự nhiên thuần tuý, cũng không phải là xã hội với cái nghĩa là sản phẩm củấmự tác động lẫn nhau giữa người với người, mà là một tổng thể phức hợp của các yếu tố vật chất tự nhiên và vật chất nhân tạo cần thiết, có liên quan chặt chẽ đến sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. [...]... sách bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn, nhiều lúc còn mâu thuẫn với hệ thống pháp luật cũng như chính sã phát triển kinh tế Dựa trên những nhận thức đó,đã hình thành những biện pháp giải quyết cụ thể nhằm phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường III Những giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường 1 Nhóm giải pháp về quản lý Quản lý nhà nước về tài. .. vấn đề môi trường sinh thái ở Việt Nam có cả những vấn đề về sự khan hiếm và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên lẫn những vấn đề ô nhiễm môi trường sống Ngoài ra, sự ô nhiễm môi trường xã hội cũng được coi là một trong những vấn đề sinh thái xã hội cấp thiết Về mặt biểu hiện thì tình hình môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay về cơ bản không có gì khác biệt so với tình hình môi trường sinh thái. .. không sao bù dắp được của cả tự nhiên và xã hội, một môi trường sinh thái nghèo nàn, cạn kiệt và ô nhiễm, đó là hậu quả tất yếu của việc tách rời các mục tiêu kinh tế với mục tiêu sinh thái Nguyên nhân sâu xa của viêc tách rời mục tiêu khinh tế và bảo vệ môi trường là do không nhận thức được mối quan hệ cơ bản giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường Không có một cơ sở lý luận để nhận thức điều... tình trạng môi trường nhằm phục vụ cho việc xây dựng các dự án phát triển kinh tế xã hội hoặc đề xuất các chính sách, các biện pháp quản lý việc phát triển kinh tế xã hội ở tất cả các quy mô phù hợp với những điều kiện của môi trường tự nhiên cụ thể ở các nơi đó, đồng thời dự báo một cách chính xác tác động của các hoạt động phát triển, chủ yếu là hoạt động phát triển kinh tế - xã hội…đến môi trường đó... nhận thức điều đó, do vậy đã gây nhiều ảnh hưởng và sai lầm trong chính sách kinh tế và bảo vệ môi trường Mặt khác, khi hình thành chính sách phát triển kinh tế đi kèm với chính sách bảo vệ môi trường, nhưng trong quá trình thực hiện, do yêu cầu và lợi ích đem lại của phát triển kinh tế nên đã làm lu mờ đi chính sách về môi trường, do vậy đã dẫn đến tình trạng thực hiện không đồng bộ hai chính sách... janneiro, Braxin, ngày 3.6.1992, vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành đặc trưng cơ bản của thời đại, là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Nhận thức của các cộng đồng dân cư về ý nghĩa của tài nguyên môi trường, của công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường với sự tồn tại, phát triển của xã hội và bản thân mỗi... tăng tự do hóa thương mại và chi phí môi trường, cần thiết đối với Việt Nam là phải tăng cường giám sát môi trường và đảm bảo thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận quốc tế về thương mại và môi trường 2.2 Nguyên nhân Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực môi trường là sự tách rời mục tiêu kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển xã hội Hoạt động của con người... nhận thức về môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng đạo đức sinh thái trong cách ứng xử với môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình 2.Nhóm các giải pháp về sử dụng các công cụ xã hội – nhân văn Các bộ luật về khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vê môi trường quốc gia và quốc tế đều đã được ban hành Vấn đề cốt lõi... cộng đồng vào thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường 1.2 Những mặt tiêu cực • Chưa đảm bảo sự gắn kết yêu cầu quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế theo đúng quan điểm phát triển của Đảng đã được khẳng định trong văn kiện đại hội Đảng IX • Chúng ta đã thống nhất nhận thức, quan điểm rằng: bảo vệ môi trường là cơ sở để phát triển Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật... nếu bộ óc con người không phát triển một cách tương ứng cùng với bàn tay, song song với bàn tay và một phần nhờ có bàn tay” 1.4 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người với việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường Ba nhân tố Con người, Xã hội và Môi trường thiên nhiên luôn gắn bó với nhau, cùng vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong . Đề tài " Phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái " MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. và môi trường, phát triển con người và mối quan hệ giữa chúng. 1.1. Quan niệm về sự phát triển kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội là sự phát triển kinh tế làm biến đổi cơ cáu kinh tế, . mục tiêu bảo vệ môi trường. 1.2 Những mặt tiêu cực. • Chưa đảm bảo sự gắn kết yêu cầu quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế theo đúng quan điểm phát triển của Đảng

Ngày đăng: 28/07/2014, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình triết học Mac – Lenin Khác
2. Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội – nhân văn Khác
3. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội Khác
4. Những quan điểm chủ yếu về môi trường và phát triển tại hội nghị Rio – 92 Khác
5. Một số vấn đề sinh thái nhân văn ở Việt Nam Khác
7. Về cách tiếp cận triết học – xã hội đối với hiện trạng môi trường sinh thái – nhân văn ở Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w