Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực môi trường là sự tách rời mục tiêu kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển xã hội. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mục đích đầu tiên và cũng là cuối cùng của con người là mục đích về kinh tế, là không ngừng cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội, nâng cao mức sống của mỗi thành viên trong xã hội cũng như của toàn xã hội. Bởi vậy, những chỉ tiêu kinh tế như tổng số tìa nguyên thiên nhiê được đưa vao khai thác và sử dụng, GDP, GDP/người…được coi là những tiêu chí quan trọng nhất đánh giá sự giàu, nghèo, phát triển của một quốc gia, dân tộc. Cách đây khoảng hai ba chục năm, con người vẫn rất tự hào về sự chinh phục tự nhiên của mình. Không ai ngờ rằng, đằng sau những con số đó là sự mất mát không sao bù dắp được của cả tự nhiên và xã hội, một môi trường sinh thái nghèo nàn, cạn kiệt và ô nhiễm, đó là hậu quả tất yếu của việc tách rời các mục tiêu kinh tế với mục tiêu sinh thái. Nguyên nhân sâu xa của viêc tách rời mục tiêu khinh tế và bảo vệ môi trường là do không nhận thức được mối quan hệ cơ bản giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Không có một cơ sở lý luận để nhận thức điều đó, do vậy đã gây nhiều ảnh hưởng và sai lầm trong chính sách kinh tế và bảo vệ môi trường. Mặt khác, khi hình thành chính sách phát triển kinh tế đi kèm với chính sách bảo vệ môi trường, nhưng trong quá trình thực hiện, do yêu cầu và lợi ích đem lại của phát triển kinh tế nên đã làm lu mờ đi chính sách về môi trường, do vậy đã dẫn đến tình trạng thực hiện không đồng bộ hai chính sách này. Bên cạnh đó thì hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước còn nhiều sai sót, kẽ hở làm cho chính sách bảo vệ môi trường gặp nhiều khó
khăn, nhiều lúc còn mâu thuẫn với hệ thống pháp luật cũng như chính sã phát triển kinh tế.
Dựa trên những nhận thức đó,đã hình thành những biện pháp giải quyết