1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài tại Việt Nam 1.c

21 2,4K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 446,5 KB

Nội dung

Luận văn : Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài tại Việt Nam 1.c

Trang 1

Mục lục

Phần mở đầu: 2

I/ Tổng quan về việc quản lý nợ nước ngoài tại Việt Nam 3

1.1/Tổng quan nợ nước ngoài 3

1.1.1/Định nghĩa “nợ nước ngoài” 3

1.1.2/Phân loại nợ nước ngoài 4

1.1.4/Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài 5

1.1.5/Vai trò của nợ nước ngoài 6

1.2/Vấn đề quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 7

1.2.1.Khái niệm về quản lý nợ nước ngoài 7

1.2.2/Nội dung quản lý nợ nước ngoài 8

II/Thực trạng về việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 8

2.1/Tình hình vay nợ nước ngoài của VN 8

2.1.1/Các phương thức vay nợ chủ yếu 8

2.2/Tình hình quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 11

2.2.1/Cơ chế quản lý 11

2.2.2.Đánh giá về tình hình nợ nước ngoài tại Việt Nam 12

2.2.3.Hiệu quả sử dụng nợ vay 13

2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 14

2.3.1.Các mặt đạt được 14

2.3.2/Một số tồn tại và nguyên nhân trong quản lý nợ nước ngoài 14

2.3.3/Nguyên nhân dẫn đến những mặt còn tồn tại 16

III/Các giải pháp tăng cường giám sát và quản lý nợ nước ngoài tại VN 16

3.1/Giải pháp đảm bảo khả năng tiếp nhận nợ vay nước ngoài 16

3.2/Các giải pháp giảm chi phí vay nợ 16

3.3.CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG VỐN VAY HIỆU QUẢ 17

3.4.CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NỢ VAY NƯỚC NGOÀI 18

3.5.CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ 19

Trang 2

Phần mở đầu:

1/Lý do chọn đề tài:

Sự tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây của đất nước ta không chỉ dựavào những yếu tố nội sinh mà còn có sự tác động của các yếu tố bên ngoài Đặc biệt trongđiều kiện tiết kiệm trong nước còn hạn chế, các nước đang phát triển nói chung và nước tanói riêng thường có nhiều biện pháp tăng cường thu hút nguồn vốn từ nước ngoài trong đóvay nợ là một phương thức phổ biến Vay nợ nước ngoài bao gồm vay nợ dưới hình thứcvay vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) có tính chất ưu đãi và vay thương mại theo cácđiều kiện thị trường Nguồn vốn vay từ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển của mỗi quốc gia đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Việc quản lý và sử dụng nợ nước ngoài một cách có hiệu quả đáp ứng các yêu cầuphát triển kinh tế-xã hội đảm bảo cho sự phát triển bền vững được đặt ra như một nhu cầucấp thiết trong chính sách tài chính tài chính của mỗi quốc gia.

Vấn đề quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1993 khinước ta chính thức thiết lập lại quan hệ hợp tác đa phương với các tổ chức tín dụng lớn trênthế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Pháttriển Châu Á (ADB) Song cũng từ đó các nguồn cam kết vốn ODA từ các nước phát triển,các tổ chức tín dụng quốc tế cho Việt Nam ngày càng gia tăng và đa dạng hơn về các hìnhthức cho vay,trả nợ Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tếWTO, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu tạo điều kiệntăng cường khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng quốc tế Xuất phát từ những đặc điểm trênđã ngày càng nhấn mạnh tính cấp thiết của vấn đề quản lý và sử dụng nợ nước ngoài.

Đề tài “Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài tại Việt Nam” giúp chúngta tìm hiểu về thực trạng vấn đề nợ nước ngoài tại Việt Nam, từ đó đưa ra những giải phápphù hợp cho các vấn đề cụ thể.

2/Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc nghiên cứu hệ thống quản lý nợ hiện

hành và phân tích thực trạng quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam thông qua các chỉ số kinhtế và chỉ số nợ nước ngoài trên giác độ vĩ mô.

Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào công tác quản lý nợ nước ngoài, các biến số và các

chính sách có ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ nước ngoài giai đoạn 1995-2010.

3/Mục đích nghiên cứu đề tài:

-Phân tích thực trạng vấn đề nợ nước ngoài tại Việt Nam sau hội nhập

-Trên cơ sở phân tích đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp cho vấn đề nợ nước ngoàicủa đất nước ta

Trang 3

4 Phương pháp nghiên cứu:

Bài viết sử dụng biện pháp duy vật biện chứng, so sánh tổng hợp và phân tích, kết hợpnhững kết quả thống kê và vận dụng lý thuyết để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

I/ Tổng quan về việc quản lý nợ nước ngoài tại ViệtNam

1.1/Tổng quan nợ nước ngoài1.1.1/Định nghĩa “nợ nước ngoài”

Theo khoản 8 điều 2 quy chế vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị

định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ) thì: “Nợ nước

ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dựphòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam.Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nướcngoài của khu vực tư nhân” Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các

khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không baogồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình)

Trong cuốn Thống kê nợ nước ngoài: Hướng dẫn tập hợp và sử dụng do nhóm

công tác liên ngành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì khái niệm nợ nước ngoài được hiểu

như sau: “Tổng nợ nước ngoài tại bất kỳ thời điểm nào là số dư nợ của các công nợ

thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường, đòi hỏi bên nợ phải thanh toángốc và/hoặc lãi tại một (số) thời điểm trong tương lai, do đối tương cư trú tại một nền kinhtế nợ đối tượng không cư trú”.

Hai khái niệm về nợ nước ngoài của quốc gia và quốc tế không có sự khác biệt vềbản chất,tuy nhiên khái niệm về nợ nước ngoài của quốc tế rõ ràng hơn Khái niệm nợ nướcngoài của quốc tế về cơ bản mang ý nghĩa thống kê và nhất quán với Hệ thống thống kêtài khoản quốc gia (SNA).Do vậy để đảm bảo tính nhất quán,đề tài sử dụng phần địnhnghĩa quốc tế về nợ nước ngoài

1.1.2/Phân loại nợ nước ngoài

Việc phân loại nợ nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc theo dõi và quản lý nợ cóhiệu quả.Phân loại nợ nước ngoài được chia theo các hình thức chủ yếu sau

 Phân loại theo chủ thể đi vay, bao gồm có:

Nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh

Trang 4

với nợ của khu vực tư nhân được khu vực công bảo lãnh.

Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác định là các côngnợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo lãnh theo hợp đồng bởimột đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền kinh tế với bên nợ đó.

Nợ tư nhân

Loại nợ này bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vực công củanền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng Về bản chất đây là các khoản nợ do khu vực tưnhân tự vay, tự trả.

 Phân loại theo thời hạn vay: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

_Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống Vì thời gian đáo hạnngắn, khối lượng thường không đáng kể, nợ ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quảnlý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn Tuy nhiên nếu nợ ngắn hạn không trả được sẽ gâymất ổn định cho hệ thống ngân hàng Đặc biệt khi tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ cóxu hướng tăng phải hết sức thận trọng vì luồng vốn rút ra đột ngột có thể gây bất ổn chonền tài chính quốc gia.

_Nợ dài hạn

Nợ dài hạn là những công nợ có thời gian đáo hạn gốc theo hợp đồng hoặc đã gia hạnkéo dài trên một năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đến hạn khoản thanh toáncuối cùng Nợ dài hạn là loại nợ được quan tâm quản lý nhiều hơn do khả năng tác độnglớn đến nền tài chính quốc gia.

 Phân loại theo loại hình vay: vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay

thương mại

_Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):

Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), hỗ trợ phát triểnchính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chính phủ) hoặc đaphương (từ các tổ chức quốc tế cho Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyểnkhoản là cho không.

Tính ưu đãi của vay hỗ trợ phát triển chính thức: Vay hỗ trợ phát triển chính thức là

loại nợ có nhiều điều kiện ưu đãi, ưu đãi về lãi suất, về thời gian trả nợ và thời gian ânhạn Lãi suất của vay hỗ trợ phát triển chính thức thấp hơn nhiều so với vay thươngmại Thời gian cho vay hỗ trợ phát triển chính thức dài (có thể từ 10, 15 hay 20 năm) vàthời gian ân hạn dài, do vậy các nước đang phát triển thường hướng tới và tận dụng tối đanguồn vốn này cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Tuy nhiên, vay hỗ trợ phát triển chính thức cũng có những mặt trái của nó Tính ưu đãi của

vay hỗ trợ phát triển chính thức rất rõ rệt, bên cạnh đó, việc vay nợ hỗ trợ phát triển chínhthức đôi khi kèm theo các điều kiện ràng buộc khiến cái giá phải trả tăng đáng kể.

_Vay thương mại:

Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả về lãi suấtvà thời gian ân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và

Trang 5

thường thay đổi theo lãi suất thị trường Chính vì vậy, vay thương mại thường có giákhá cao và chứa đựng nhiều rủi ro Việc vay thương mại của Chính phủ phải được cânnhắc hết sức thận trọng và chi quyết định vay khi không còn cách nào khác.

 Phân loại nợ theo chủ thể cho vay: nợ đa phương và nợ song phương

Nợ đa phương đến chủ yếu từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới(WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực, các cơ quanđa phương như OPEC và liên chính phủ.

Trong khi đó, nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc tổ chứcOECD và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duynhất dưới dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật

1.1.4/Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài

Dựa trên tầm quan trọng của vấn đề quản lý nợ nước ngoài trong việc xây dựng chínhsách phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia,hệ thống các chỉ số đánh giá nợ nước ngoàiđã được đưa ra nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoài đối với an ninh tàichính quốc gia.

1.1.4.1/Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài

Các chỉ tiêu thường được các tổ chức quốc tế dùng là trong việc đánh giá nợ nước ngoài củamột quốc gia:

 Khả năng hoàn trả nợ vay nước ngoài

Chỉ tiêu này được xác định bằng tỉ lệ Tổng nợ/Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa,dịch vụ.Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hoá và dịchvụ là phương tiện mà một quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài.Tuy nhiên việcsử dụng chỉ tiêu gặp một số khó khăn:nguồn thu xuất khẩu là một nhân tố biến động quacác năm và một quốc gia có thể sử dụng nhiều biện pháp khác ngoài nguồn thu từ xuấtkhẩu để trả nợ nước ngoài

 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia (Nợ/GNI)

Chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua tổng thu nhập quốc dân của một quốc gia.Nóicách khác,nó phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài.Tuy nhiên,các nước đang phấttriển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỉ giá làm giảm tìnhtrạng trầm trọng nợ khiến cho việc sử dụng chỉ tiêu trên không đánh giá đúng mức tìnhtrạng nợ.

 Tỷ lệ trả nợ (Tổng nợ phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu)

Tiêu chí phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ nợ phải trả so với năng lực xuất khẩu hàng hóa vàdịch vụ của quốc gia đi vay

Trang 6

 Tỷ lệ trả lãi(Tổng lãi phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu)

Một quốc gia mắc nợ trong quá khứ thì họ sẽ phải trích nguồn thu từ xuất khẩu để trả lãicàng nhiều gây hạn chế đối với lượng ngoại tệ dành cho nhập khẩu

Đây là chỉ tiêu hay được dùng nhất để đánh giá nợ vì không đề cập đến gánh nặng nợ màcòn chỉ ra chi phí vay nợ, điều này ngầm hiểu như hiệu quả sử dụng vốn vay có cao hơnchi phí lãi vay hay không.

1.1.4.2.Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài

Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ.Thôngthường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thương mại và tỷ lệ nợ songphương cao Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu gồm:

 Nợ ngắn hạn/Tổng nợ: Phản ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toán trong

thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ cànglớn.

 Nợ ưu đãi/Tổng nợ: Tỷ lệ này càng cao,gánh nặng nợ nước ngoài càng nhẹ.

 Nợ đa phương/Tổng nợ: Các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ,

ít mưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng cường nợ đa phuơng trong tổng nợ phảnánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiều hướng tốt.

1.1.5/Vai trò của nợ nước ngoài

Nguồn vốn vay từ nước ngoài chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hộicủa mỗi quốc gia.Vai trò của nó được thể hiện qua các đặc điểm sau:

1.1.5.1/Đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư

Vốn vay nước ngoài đóng vai trò là một nguồn bổ sung cho nguồn vốn phát triển KT-XHcủa mỗi quốc gia đặc biệt đối với các nước đang phát triển luôn trong tình trạng “thiếuthốn” về vốn.Với việc đi vay nước ngoài,một quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển ở mứccao hơn.Tuy nhiên việc vay nợ chỉ có thể có hiệu lực nếu như bản thân nó đảm bảo khôngảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu dùng của thế hệ tương lai

1.1.5.2/Góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý

Thông qua việc vay vốn nước ngoài góp phần bổ sung thêm nguồn vốn nhập khẩu máymóc,công nghệ hiện đại cùng kỹ năng quản lý tiên tiến từ nước ngoài.

1.1.5.3/Ổn định tiêu dùng trong nước

Khi xảy ra những “cú sốc” đột ngột đối với nền kinh tế như ảnh hưởng từ cuộckhủng hoảng tài chính hay những thiên tai bất ngờ ảnh hưởng đến nền sản xuất của mỗiquốc gia,bên cạnh các khoản viện trợ quốc tế thì vay nợ nước ngoài đóng vai trò là biệnpháp giúp góp phần ổn định tiêu dùng trong nước trong ngắn hạn,trong khi nền kinh tế

Trang 7

được phục hồi

1.1.5.4/Bù đắp cán cân thanh toán

Cán cân thanh toán của một nước có thể tạm thời bị thâm hụt do nhiều nguyên nhânbất lợi trong thương mại quốc tế Khi đó, quốc gia đó có thể sử dụng biện pháp vay nợnước ngoài để bù đắp phần thâm hụt này Tuy nhiên, đây là giải pháp có tính rủi ro cao dokhông có gì chắc chắn rằng việc các nước đi vay sẽ có thu nhập khá hơn khi đến kì trả nợ.Hơn nữa, các khoản vay nợ bù đắp cán cân thương mại thường là các khoản vay nợ ngắnhạn có lãi suất cao mà các nước đi vay phải gánh chịu.

1.2/Vấn đề quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam

Việc quản lý nợ nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biếnđộng như hiện nay là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm Việc quản lý không chỉ dừng lại ởviệc sử dùng, giám sát yếu tố nợ nước ngoài sao cho hợp lý, mà còn phải dựa trên khiácạnh đảm bảo tính ổn định của yếu tố nợ nước ngoài.

1.2.1 Khái niệm về quản lý nợ nước ngoài

Việc quản lý nợ nước ngoài theo cách hiểu chung nhất của Việt Nam là “việc

quản lý nợ nước ngoài hàm chứa trong nó hệ thống điều hành vĩ mô sao cho vốn nướcngoài được sử dụng có hiệu quả và không gia tăng đến mức vượt quá khả năng thanhtoán để không làm tích luỹ nợ Hay nói cách khác, quản lý nợ nước ngoài là bảo đảm mộtcơ cấu vốn vay thích hợp với các yêu cầu phát triển của nền kinh tế, thực hiện phân bổvốn một cách hợp lý và kiểm soát nợ và sự vận hành vốn vay”.

Theo cách hiểu chung của cộng đồng tài chính quốc tế “quản lý nợ nước ngoài là

một phần của công tác quản lý nền kinh tế vĩ mô Nó bao gồm việc hoạch định, triển khai,duy trì và từ bỏ các khoản nợ nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởngkinh tế, giám sát tình trạng đói nghèo và tiếp tục duy trì sự phát triển mà không tạo ranhững khó khăn trong thanh toán”.

Như vậy theo cả hai cách hiểu trên thì quản lý nợ nước ngoài luôn gắn liền với quảnlý chính sách vĩ mô.Quản lý nợ nước ngoài hiệu quả đòi hỏi phải có sự kết hợp của cảchính sách tốt và thể chế lành mạnh nhằm thực hiện,điều hành các hoạt động.

1.2.2/Nội dung quản lý nợ nước ngoài

Việc quản lý nợ nước ngoài không đơn thuần là việc vay và trả nợ mà là vay và trảsao cho đảm bảo nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế,duy trì sự ổn định trong phát triển kinhtế.Việc quản lý phải được tiến hành một cách đồng bộ trên cơ sở phối hợp các nhóm chiếnlược vay và trả nợ nước ngoài trong ngắn,trung và dài hạn.Nội dung quản lý cần đượcnghiên cứu,xây dựng cẩn thận,trên cơ sở xem xét các khung giải pháp chuẩn đã đượcChính phủ ban hành trong các năm qua.

 Xây dựng chiến lược và kế hoạch vay trả nợ nước ngoài

Chiến lược vay trả nợ nước ngoài là văn kiện đưa ra mục tiêu, định hướng, các giảipháp, chính sách đối với quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, được xây dựng trong

Trang 8

chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, phù hợp với chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội 5 năm và 10 năm của đất nước.

 Ban hành khung chể thế, xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý nợ nướcngoài

Một trong những nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý nợ nước ngoài là xây dựng đượcmột khuôn khổ pháp lý và thể chế cho quản lý nợ nước ngoài, trong đó có sự phân địnhrõ ràng giữa trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan chức năng được ủy quyền thaymặt Chính phủ trong việc vay, trả nợ, phát hành bảo lãnh và thực hiện các giao dịch tàichính như cho vay lại.Sự phân định được luật hóa thông qua các văn bản pháp luật như LuậtNgân sách Nhà nước,Luật Quản lý nợ nước ngoài…và các quy chế cụ thể.

 Đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài

Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế (thuộc Ngân hàng Thế giới) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế

(IMF): “Tính bền vững của việc vay nợ nước ngoài là khái niệm dùng để chỉ trạng thái

nợ của một quốc gia tại đó nước vay nợ có đủ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ - cảvốn gốc lẫn lãi - một cách đầy đủ, không phải nhờ đến biện pháp miễn giảm hoặc cơ cấulại nợ nào, cũng như không bị tích tụ tình trạng các khoản nợ chậm trả, đồng thời vẫn chophép nền kinh tế đạt được một tỷ lệ tăng trưởng chấp nhận được”.

II/Thực trạng về việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam2.1/Tình hình vay nợ nước ngoài của VN

2.1.1/Các phương thức vay nợ chủ yếu

Hiện nay nợ nước ngoài của VN xuất phát từ ba nguồn chủ yếu sau:_Nợ ODA

_Vay thương mại qua các hợp đồng song phương và đa phương_Phát hành trái phiếu quốc tế

 NỢ ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một trong những "kênh" vốn đầu tưphát triển quan trọng đối với các nước đang phát triển, trong đó có VN Thực tế trong nhiềunăm gần đây, nguồn vốn ODA đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển, tăng trưởng của nềnkinh tế - xã hội nước ta

Với những nước có xuất phát điểm kinh tế thấp như VN hiện nay, nguồn vốn ODA có ýnghĩa hết sức quan trọng Quan hệ hợp tác phát triển giữa Chính phủ Việt Nam với các tổchức tài chính thế giới và Chính phủ các nước được xây dựng và phát triển từ rất sớm.Việt Nam nhận được nhiều khoản hỗ trợ phục vụ cho quá trình ổn định và phát triểnkinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu mà Quốc hội đã đặt ra trong các giai đoạn khácnhau Trong giai đoạn từ 1993-2010, tổng số vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết dànhcho VN đạt tới hơn 64 tỉ USD Riêng vốn cam kết của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư

Trang 9

vấn các nhà tài trợ cho VN (CG) năm 2010 vào đầu tháng 12.2010 là 7,88 tỉ USD

Trong số 51 nhà tài trợ thường xuyên cho Việt Nam, có 28 nhà tài trợ songphương và 23 nhà tài trợ đa phương, có 3 nhà tài trợ cung cấp chủ yếu là NhậtBản,Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), chiếm khoảng80% tổng giá trị ODA đã ký kết Hiện nay, đối tác lớn tài trợ vốn ODA cho VN bao gồm:Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệquốc tế (IMF), các tổ chức của Liên Hợp Quốc (UN), các tổ chức phi chính phủ (NGO) vànhiều nhà tài trợ song phương khác Nhật Bản đang là nhà tài trợ vốn ODA song phươnglớn nhất cho VN trong hơn 17 năm qua (trong 7,88 tỉ USD vốn cam kết đầu tháng 12.2010,Nhật Bản có mức cam kết là 1,76 tỉ USD) WB giữ vị trí là nhà cung cấp ODA đa phươnglớn nhất Mức cam kết trong hội nghị tháng 12.2010 đạt tới 2,6 tỉ USD ADB là 1,5 tỉ USD.Tuy nhiên, sự phụ thuộc của Việt Nam vào ODA nhằm duy trì tăng trưởng dựa vàođầu tư sẽ ngày càng khó khăn hơi bởi sự giảm viện trợ ODA trên toàn thế giới cũng như tácđộng của khủng hoảng kinh tế thế giới.

 VAY THƯƠNG MẠI

 Bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của các doanhnghiệp và tổ chức tín dụng

Bảo lãnh Chính phủ đối với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khi vay nướcngoài được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp phát triển hoạtđộng sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp vay nợ có bảo lãnh gồm các doanh nghiệpđầu tư trực tiếp từ nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) vàcác doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn trong các ngành bưu chính viễn thông, dầukhí, điện lực, xi măng, hàng không và dệt.

DƯ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ VÀ ĐƯỢCCHÍNH PHỦ BẢO LÃNH 2005-2010

(Nguồn:Bộ Kế hoạch-Đầu tư)

Ngày đăng: 08/12/2012, 10:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam từ 2003-2010 (ĐVT:Triệu USD) - Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài tại Việt Nam 1.c
nh hình nợ nước ngoài của Việt Nam từ 2003-2010 (ĐVT:Triệu USD) (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w