6 Kỹ NăngThuyếtTrìnhCủaSteve Job
6 Kỹ NăngThuyếtTrìnhCủaSteve Job
Bất cứ ai có thể học và thực hiện một cách thành thục, tự nhiên những kỹ năng
thuyết trìnhcủaSteve Jobs đều có thể trở thành một người bán hàng siêu đẳng.
Bài viết sau đề cập đến 6 tuyệt chiêu thuyếttrình mà Steve Jobs luôn áp dụng trong
những lần giới thiệu sản phẩm của Apple.
1. Tương tác tốt với khán giả
Khi bước ra sân khấu, trước tiên ông mỉm cười với khán giả chứ không phải là bất
kỳ lời giới thiệu trang trọng nào. Tiếp theo, ông hoan nghênh tất cả mọi người đã
đến tham dự và sau đó nhanh chóng chuyển sang điểm lại năm trước đó –tất nhiên
là một năm tuyệt vời của Apple mà không cần hình ảnh hoặc một kịch bản nào cả.
“Tôi muốn dành một chút thời gian để nói lời cảm ơn đến các bạn …” Các CEO
thường hay phát biểu như thế nhưng trong trường hợp này, lời cảm ơn dường như
rất tự nhiên, khiêm tốn và chân thành.
Ngay lập tức, ông đã nhận ra được tầm quan trọng của khán giả và họ mới là
những người quan trọng, họ là những người ông muốn truyền tải thông điệp của
mình. Chúng ta nên tương tác với khán giá ngay từ đầu trong bài thuyết trình. Hãy
hòa nhập với khán giả trước khi bạn bắt đầu, điều này khiến bạn trở nên gần gũi
hơn với họ.
2. Giúp khán giả hình dung ra nội dung bài thuyếttrình
Bạn không cần đưa ra những nội dung không phổ biến hoặc quá phổ biến, bạn chỉ
cần đưa ra một ý tưởng về nội dung mà bạn đang nói, một chút định hướng để khán
giả có thể hình dung sơ bộ về bài thuyếttrìnhcủa bạn. Trong trường hợp củaSteve
Jobs, đơn giản là ông chào đón khán giả, tạo tương tác với khán giả bẳng lời cảm
ơn khiêm nhường và sau đó bắt đầu bài thuyếttrình bằng cách: “Hôm nay, tôi
muốn chia sẻ với các bạn 4 vấn đề, chúng ta hãy bắt đầu”. Ông không nói thêm 4
vấn đề đó cụ thể là gì (tất nhiên ai cũng muốn biết) mà bạn chỉ biết là ông sẽ đề cập
đến 4 vấn đề.
3. Nhiệt huyết khi thuyếttrình
Đôi khi bạn phải kiềm chế sự nhiệt tình của bạn nhưng hầu hết các diễn giả đều thể
hiện niềm đam mê hoặc nhiệt huyết quá ít. Vâng, màn thuyếttrình về phương
pháp điều trị y khoa của một nhà nghiên cứu sẽ khác bài phát biểu của một giám
đốc điều hành, nhưng trong tất cả trường hợp, mức độ sự nhiệt tình có thể tạo sự
khác biệt. Chỉ trong vài phút đầu tiên trên sân khấu, Steve Jobs đã sử dụng các từ
như là:không thể tin được, thật đặc biệt, tuyệt vời, đáng ngạc nhiên, cách mạng
hóa. Bạn có thể không đồng ý với ông. Bạn có thể nói ông đang ở vị trí quá cao
hay gọi đó là cường điệu nếu bạn muốn. Thế nhưng ông tin vào những điều ông
nói. Ông thực sự chân thành và đáng tin cậy. Điểm nhấn mạnh ở đây không phải là
bạn làm giống như ông mà là hãy tìm kiếm mức độ đam mê của bạn và mang
chúng đến với khán giả một cách chân thành nhất.
4. Đừng đưa ra con số mà hãy nói về Ý nghĩa của chúng
Một bài thuyếttrình về lĩnh vực kinh doanh của một công ty công nghệ thì khác
với một bài thuyếttrình tại một hội nghị khoa học. Nhưng điểm chung là cả hai
đều có rất nhiều con số và mọi khán giả đều quan tâm đến ý nghĩa của chúng. Ví
dụ, lượng cholesterol trong cơ thể bạn là 199.
Đó là tốt hay xấu? Tăng hay giảm? Cơ thể khỏe mạnh hay không? Và so với những
cái khác là cái nào? Khi Steve Jobs nói đến những con số trong bài phát biểu của
mình, ông thường phân tích chúng rõ ra. Ví dụ, 4 triệu chiếc iPhone được bán ra thì
ông cho biết nó tương đương với doanh số 20.000 chiếc/ngày kể từ khi được bán
(mặc dù điều này không nói gì về xu hướng bán hàng hiện tại, …) và chiếm 20%
thị phần. Con số này vốn không có nhiều ý nghĩa, nhưng nó trở nên rõ ràng khi ông
so sánh nó với những doanh nghiệp khác trong lĩnh vực này.
5. Tuyệt chiêu minh họa
Một trong những kỹ thuật thuyếttrình cực kỳ hiệu quả củaSteve Jobs là cách
minh họa một cái gì đó lớn hơn, nhanh hơn, sạch hơn, bất cứ điều gì như thế nào;
chẳng hạn khi ông sử dụng bút chì để so sánh kích thước bo mạch của MacBook
Air. Ông cũng nỗ lực rất nhiều để giúp cho khán giả hình dung mức độ siêu mỏng
0,16 inch và 0,76 inch thực sự là như thế nào bằng cách so sánh với hình ảnh của
máy tính xách tay mỏng của một đối thủ cạnh tranh. 0,76 inch có thực sự mỏng và
mỏng so với những gì? Không phải mọi người đều cho rằng MacBook Air là chiếc
máy tính xách tay tuyệt vời, nhưng chắc chắn rằng tất cả mọi người sẽ nhớ đến nó
“thực sự mỏng” mà chẳng cần nhớ đến các con số 0,76 và 0,16 inch. Họ sẽ nhớ
rằng MacBook Air rất vừa vặn trong một phong bì.
6. Miếng ngon nên để cuối cùng
Mọi người thường đánh giá về kỹnăngtrình bày của bạn trong hai phút đầu tiên,
vì vậy bạn phải tự tin và vững vàng ngay từ đầu bài thuyết trình. Nhưng khi bạn
kết thúc bài thuyết trình, bạn cần phải vững vàng và tự tin hơn nữa. Khán giả nhớ
nhất là phần đầu và phần cuối cùng của bài thuyết trình. Đây là lý do tại sao bạn
cần phải diễn tập phần mở đầu và kết thúc khá nhiều và tạo phần cuối là phần hay
nhất. Trong trường hợp củaSteve Jobs, ông luôn để dành màn “bóc tem” sản phẩm
(MacBook Air, iPhone, iPad,…) cho phần cuối cùng.
.
6 Kỹ Năng Thuyết Trình Của Steve Job
6 Kỹ Năng Thuyết Trình Của Steve Job
Bất cứ ai có. những kỹ năng
thuyết trình của Steve Jobs đều có thể trở thành một người bán hàng siêu đẳng.
Bài viết sau đề cập đến 6 tuyệt chiêu thuyết trình mà Steve Jobs