1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở chi nhánh nhnn & ptnn huyện cái bè

75 423 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 17,96 MB

Nội dung

Trang 1

CHUƠNG I GIOI THIEU

1.1SỰ CÂN THIET NGHIÊN CỨU:

Trong những năm qua nhờ những nỗ lực tích cực Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới- WTO Cơ hội để Việt Nam phát

triển các lĩnh vực của nền kinh tế đựa vào chất xám của người Việt Nam và dựa vào

tri thức cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới ngày càng trở nên mạnh mẽ Tuy nhiên, việc hoà nhập vào nền kinh tế thế giới đó cũng tạo ra không ít khó khăn cũng như các nguy cơ thách thức Điều này đòi hỏi chúng ta muốn đứng vững và phát triển bền vững thì phải không ngừng đổi mới, hiện đại cơ cấu kinh tế, công

nghệ kỹ thuật, loại hình dịch vụ Muốn thực hiện các mục tiêu trên đòi hỏi phải có một nguồn tài chính nhất định Vì vậy, vai trò của các ngân hàng thương mại là vô

cùng quan trọng trong việc bố sung nguồn vốn để kích thích nên kinh tế phát triển Bởi vì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay có nguồn vốn huy

động chủ yếu là từ các tổ chức tín dụng Đặc biệt, các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ muốn hoạt động và sản xuất kinh doanh hiệu quả trong quá trình cạnh tranh

gay gắt như hiện nay đòi hỏi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, từ phía các ngân hàng nhằm giúp cho loại hình doanh nghiệp này phát huy được thế mạnh và ngày càng phát triển cùng với xu thế của thời đại

Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên nên em chọn đề tài:“Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Chỉ nhánh NHNNo& PTNT huyện Cái Bè? nhằm phát triên loại hình tín dụng này để một mặt gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và một mặt giúp cho loại hình doanh nghiệp này ngày càng phát triển

1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung:

Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với DNVVN qua 3

năm (2004-2007) từ đó rút ra những thành tựu cũng như những hạn chế để tìm

hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đề đề xuất những biện pháp nhăm nâng cao hiệu quả cho ngân hàng

Trang 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

Vì hoạt động tín dụng của ngân hàng rất phong phú và đa dạng phát sinh nhiều

van dé Nhưng do thời gian thực hiện đề tài cũng như giới hạn về kiến thức nên em

chỉ phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với DNVVN Cu thé 1a:

- _ Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- _ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Đưa ra l số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian

Đề tài được thực hiện tại phòng tín dụng chỉ nhánh NHNNo& PTNT huyện Cái Be

1.3.2 Thời gian

- Thời gian thực hiện đề tài từ 11/2/2008 - 25/4/2008

- Các số liệu thu thập chủ yếu qua các năm 2004 — 2007 Vì qua tìm hiểu cũng như phỏng vấn các cán bộ tín dụng ở ngân hàng mà cụ thể là các cán bộ của phòng tín dụng thì tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với DNVVN qua các năm không có biến động lớn nên có thể phân tích số liệu trong 3 năm tài chính gần nhất là có thể đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với các DNVVN

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là:

- _ Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2004-2007)

- _ Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

- Thái Văn Đại (2006) “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại” Tủ sách trường ĐHCT

Nôi dung: Trong đó chủ yếu tham khảo chương 3 nói về những vấn đề liên quan đến tín dụng như: Khái niệm tín dụng, nguyên tắc cho vay, điều kiện cho vay, hợp đồng

Trang 3

tín dụng Ngoài ra còn tham khảo chương 8 nói về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- Nguyễn Minh Kiều (2004) “Tiền tệ ngân hàng” NXB trường Đại Học Kinh Tế

TPHCM

Nội dung: Phân loại tín dụng (dựa vào mục đích tín dụng, thời hạn tín dụng, vào đối

tượng tín dụng, vào chủ thé tin dung ) - Tạp chí ngân hàng

Nôi dung: Sử dụng một số nguyên nhân trong tạp chí

- Tài liệu “Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng năm 2004”

Nôi dung: Tham khảo về qui trình thầm định món vay cho các cán bộ tín dụng - “Số tay tín dụng sử dụng cho toàn hệ thống NHNNo& PTNT Việt Nam”, 7/2004 NXB Tài chính

Nội dung: Chủ yếu tham khảo chương 4 nói về giới hạn cho vay, cho vay có đảm bảo bằng tài sản, qui trình nghiệp vụ cho vay

Trang 4

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số vẫn đề về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng [14, tr.61]

Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật,

trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định Quan hệ này được thể hiện qua nội dung sau:

+ Người cho vay chuyên giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thê dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật

+ Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyên giao trong một thời gian nhất định Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ phải

hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, khoản đôi ra gọi là lợi tức tín dụng

+ Quan hệ tín đụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho vay vốn tại các Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc “đi vay để cho vay”

2.1.1.2 Phân loại tín dụng [14, tr.80] a Căn cứ vào thời hạn tín dụng

* Tín dụng ngắn hạn

Tín dụng ngắn hạn là tín dụng có thời hạn một năm trở xuống (<12 tháng)

thường được sử dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống * Tín dụng trung hạn

Là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, qui trình công nghệ, sửa chữa nhỏ,

Trang 5

* Tín dụng dài hạn

Tín dụng dài hạn là tín dụng có thời hạn cho vay trên 60 tháng, dùng dé đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đôi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn cho những dự án đầu tư có qui mô lớn,

b Căn cứ vào đối tượng tín dụng * Tín dụng vốn lưu động

Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn

lưu động của doanh nghiệp như cho vay để dự trữ hàng hóa, cho vay chỉ phí sản xuất, cho vay thanh toán các khoản nợ dưới dạng chiết khẫu các giấy tờ có giá,

* Tin dung vốn cô định

Tín dụng vốn cô định là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành tài sản có định của doanh nghiệp như mua mới máy móc thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ, mở rộng sản xuất,

c Căn cứ vào mục đích tín dụng * Tín dụng sản xuất

Là hình thức tín dụng nhằm cung cấp vốn cho các doanh nghiệp để tiến hành

sản xuất kinh doanh, và tiêu thụ hàng hóa

* Tín dụng lưu thông hàng hóa

Là hình thức tín dụng dùng để cung cấp vốn cho doanh nghiệp để tiễn hành buôn bán hàng hóa

* Tín dụng tiêu dùng

Là hình thức tín dụng nhằm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Như là: mua sim xe cộ, các vật dụng tiện nghi trong gia đình,

d Căn cứ vào chủ thể tín dụng * Tín thương mại

Trang 6

* Tín dụng nhà nước

Là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân và các tô chức khác theo đó nhà nước chủ động vay tiền để tăng nguồn thu ngân sách

* Tín dụng quốc tế

Là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa nước ta với các quốc gia hay tô chức tín dụng tiền tệ quốc tế

2.1.1.3 Phương thức tín dụng [6, tr 61]

Theo qui chế cho vay của Ngân hàng nhà nước, các tô chức tín dụng được phép thoả thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay sau:

- Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách

hàng và tô chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín

dụng

Cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay vay theo thời vụ

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức mà ngân hàng và

khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín đụng nhưng ngân hàng sẽ cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn đề từ chối cho vay Vì ngân hàng phải bớt các món vay của khách hàng khác để giữ cam kết về hạn mức tín đụng nên khách hàng phải trả một mức phí cho việc duy trì hạn mức dự phòng Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụng với số thực vay

- Cho vay theo dự án: Đây là phương thức cho vay trung và đài hạn, ngân hàng phải thâm định dự án trước khi cho vay Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận dụng bố sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra dé tra theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay

Trang 7

- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: TỔ chức tín

dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng đề thanh toán số tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiên

tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của tô chức tín dụng Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các qui định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

- Cho vay theo hạn mức thấu chỉ: Là việc cho vay mà tô chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các qui định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tô chức cung ứng dịch vụ thanh toán

- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tô chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng Trong đó, có một tô chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tô chức tín dụng khác Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo qui định của qui chế cho vay và qui chế đồng tài trợ của các tô chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành

2.1.1.4 Nguyên tắc tín dụng [6, tr.50]

Hợp đồng tín dụng của ngân hàng phải thoả mãn 2 nguyên tắc sau:

v Tiên vay phải sử dụng đúng mục đích theo thoả thuận trên hợp đông tín đụng: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay và tạo

điều kiện thực hiện tốt việc hoàn trả nợ vay của khách hàng Đề thực hiện tốt điều

này, mỗi lần vay vốn khách hàng làm giấy đề nghị vay vốn, trong giấy này khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình và kèm theo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết, nếu ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyên yêu cầu thu hồi nợ trước hạn

v Tiên vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lân lãi và trả đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đông tín dụng: Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung câu vé von, tín dụng chỉ là giao dịch quyên sử dụng vôn trong một

Trang 8

thời gian nhất định Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng ngân hàng sẽ chuyên giao quyền sử

dụng một lượng giá tri nhất định cho bên vay Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải

hoàn trả quyền này cho ngân hàng (trả nợ gốc) và một khoản chi phí cho việc sử dụng vốn vay Nguyên tắc này bảo đảm cho tiền vay được thu hồi đầy đủ và có sinh lời

2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 2.1.2.1 Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi lại

2.1.2.2 Doanh số thu nợ

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về được khi đáo hạn không phân biệt thời điểm cho vay

2.1.2.3 Dư nợ

Là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà ngân hàng chưa thu hồi được tại một thời điểm nhất định

Để xác định được dư nợ ngân hàng sẽ so sánh giữa 2 chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ

2.1.2.4 Nợ quá hạn

Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lý do chính đáng Khi đó ngân hàng sẽ

chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn

(Theo Điều 2 — Chương I Quy định chung và phân loại nợ, trích lập và sử

Trang 9

Chỉ số này phản ánh hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng Nó sẽ phản ánh trong một thời kì nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt

2.1.2.6 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ Nợ quá hạn

Nợ quá hạn trên dư nợ =

Dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đề đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại 2.1.2.7 Chỉ tiêu vòng vay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Dư nợ đầu kì + Dư nợ cuối kì Dư nợ bình quần = 2

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín đụng hay chỉ tiêu doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân — đo lường tốc độ luân chuyền vốn tín dụng của ngân hàng, phán ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyên liên tục đạt hiệu quả cao

2.1.3 Các hình thức huy động vốn [6, tr.8]

2.1.3.1 Các loại tiền gửi a Tiền gửi không kì hạn

Là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng, và Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng Loại tiền gửi này tuy biến động thường xuyên nhưng

nó vẫn có được số dư ồn định do việc gửi tiền vào và rút tiễn ra có sự chênh lệch

về thời gian, số lượng nên Ngân hàng có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tin dung dé cho vay

Trang 10

b Tiền gửi có kì hạn

Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thỏa thuận vẻ thời hạn rút

ra giữa Ngân hàng và khách hàng Như vậy, theo nguyên tắc khách hàng gửi tiền chỉ

được rút tiền ra theo thời hạn đã thỏa thuận Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tổ cạnh

tranh, dé thu hút tiền gửi các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn

Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn mang tính ôn định Ngân hàng có thể sử dụng tiền này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh, vì vậy Ngân hàng thường chú trọng các biện pháp khuyến khích khách hàng gửi tiền Các Ngân hàng thương mại thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhắm đáp ứng yêu cầu gửi tiền của khách hàng, thông thường có các loại kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, Với mỗi kỳ hạn Ngân hàng áp dụng một mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao

c Tiền gửi tiết kiệm

Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân hàng Trong hình thức huy động này, người gửi tiền được cấp một số tiết kiệm, số này được coi như giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ tiết kiệm của Ngân hàng

- Tiền eu tiết kiệm của dân cư được chia làm hai loại:

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 2.1.3.2 Phát hành giấy tờ có giá

Gồm kỳ phiếu Ngân hàng và trái phiếu Ngân hàng

v Kỳ phiêu Ngân hàng: Lầ công cụ huy động vốn tiết kiệm vào Ngân hàng, do Ngân hàng phát hành nhằm vào những mục đích kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định

v Trái phiếu Ngân hàng: Là công cụ huy động vốn trung và dài hạn vào Ngân hàng Trái phiếu Ngân hàng cũng được coi là sản phẩm của thị trường chứng khoán, được giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán

Trang 11

Lãi suất của hai loại này thường cao hơn các loại tiền gửi khác 2.1.3.3 Vốn đi vay

a Vay tô chức tín dụng khác

Trong quá trình kinh doanh của các ngân hàng cũng có lúc huy động được vốn nhưng lại không cho vay hết, trong lúc đó ngân hàng vẫn phải trả lãi cho số tiền huy động đó Tương tự, cũng có thời điểm ngân hàng cần vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay của khách hàng nhưng nguồn vốn hiện có của ngân hàng không đáp ứng đủ Trong những trường hợp đó ngân hàng thường đem nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng để gởi vào ngân hàng khác để lẫy lãi nhằm giảm bớt chi phí Cũng như đi vay ở tô chức tín dụng khác trong trường hợp cần vốn để khôi phục khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong trường hợp thiếu

vốn

b Vay từ ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương với chức năng là ngân hàng của các ngân hàng, là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng thương mại Việc cho vay của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại thông qua hình thức tái cấp vốn Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của ngân hàng Trung ương nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mại

2.1.4 Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ a Khái niệm DNVVN tại Việt Nam

Theo nghị định số 90/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 23 tháng 1 năm 2001 về việc trợ giúp phát triển DNVVN, tại điều 3 của Nghị định này định nghĩa như sau:

“ DNVVN là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hàng năm không vượt quá 300 người”

Theo khái niệm này DNVVN bao gồm những doanh nghiệp sau:

- Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp

Trang 12

- Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước

- Các Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo luật Hợp tác xã

- Các hộ kinh doanh, cá thể đăng ký theo nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh

b Đặc điểm của DNVVN tại Việt Nam

Có thể ước lượng tiêu thức phân loại DNVVN tại Việt Nam như sau:

Bảng 1: Tiêu thức phân loại DNVVN tại Việt Nam Công nghiệp Thương mai- dịch vụ Tiêu thức DN nhỏ DN vừa DN nhỏ | DN vừa Vôn kinh doanh (đông) <3 tỷ < 10 tỷ <2 tỷ <5 tỷ Lao động thường xuyên (người) <100 <300 < 50 < 200

( Nguon: B6 ké hoach va dau tu)

DNVVN tai Việt Nam có một số đặc điểm chung như sau:

- Hầu hết các cơ sở sản xuất manh múng, phân tán, trình độ khoa học công nghệ, thiết bị lạc hậu, lao động thủ công nên sản phẩm làm ra khó cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp lớn

- Trình độ quản lý của các cán bộ quản lý cũng như của lao động còn hạn chế, khả năng quản trị điều hành còn thấp

- Hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ, chưa có chiến lược phát triển nên khả năng đứng vững và phát triển còn kém

c Vai trò của DNVVN

- DNVVN gop phan tạo công ăn việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội

- DNVVN đóng góp đáng kế trong quá trình tăng trưởng kinh tế - DNVVN góp phân làm năng động nên kinh tế

- DNVVN góp phân trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế băng cách khai thác những tiềm năng phong phú của xã hội

- DNVVN là nơi ươm mâm những tài năng kinh tế

Trang 13

2.1.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN

- Tín dụng ngân hàng là một công cụ tích tụ và tập hợp vốn để hỗ trợ các

DNVVN nở rộng sản xuất theo chiều rộng lẫn chiều sâu

- Tín dụng ngân hàng là một công cụ điều tiết vĩ mô nhằm ốn định thị trường

tiền tệ, giá cả tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp

- Tín dụng ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc di chuyên giữa các ngành

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

> Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng tín dụng về doanh số cho vay,

doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn

> Sử dụng số liệu thứ cấp trong các báo cáo tài chính trong 3 năm (2005-2007)

> Số liệu thu thập từ phòng thống kê huyện Cái Bè 2.1.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.1.2.1 Phương pháp số tuyệt đối, tương đối qua các năm > _ Phương pháp số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tê Ay = y,-— Vo Trong đó:

y,: là chỉ tiêu năm sau yạ: là chỉ tiêu năm trước

Ay : là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này được sử dụng nhằm thay được mức độ biến động của năm tính so

với năm trước đó để thấy rõ độ biến động về giá trị Từ đó tìm hiểu những nguyên và có biện pháp khắc phục cho những biến động đó

Trang 14

> Phương pháp số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế oọ

Ay : tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế y, : chỉ tiêu năm sau

yạ : chỉ tiêu năm trước

2.1.2.2 Phương pháp mô tả thông qua biểu bảng thống kê, kết hợp phân tích so sánh để đưa ra nhận xét đánh giá làm nỗi bật vẫn đề cần nghiên cứu

Ngoài ra việc phỏng vẫn, tham khảo ý kiến cũng như tham gia vào những chuyến đi công tác thực tế cùng với các anh, chị cán bộ phòng tín dụng cũng đóng góp đáng kề để nghiên cứu tốt đề tài này

Trang 15

CHUONG 3

KHAI QUAT VE CHI NHANH NHNNo& PTNT

HUYEN CAI BE

3.1 KHAI QUAT VE CHI NHANH NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON HUYEN CAI BE

3.1.1 Khái quát về chỉ nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè

3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHHNo& PTNN huyện Cái Bè

Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ra đời theo pháp lệnh Ngân hàng và Công ty tài chính Trong thời kỳ mà đất nước chuyển sang nên kinh tế thị trường Từ khi ra đời cho tới nay, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã qua nhiều lần đổi tên (hông qua quyết định của chính phủ) như:

Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam (1978)

Ngân hàng phát tiên nông thôn Việt Nam (1988)

Năm 1990, chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, đến 15/10/1996 Ngân hàng nông nghiệp đã đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tên viết tắc sử dụng trong nước là: NHNo&PTNT VN, tên tiếng anh là: Viet Nam bank for Argiculture and Rural Development và tên giao dịch quốc tế là: AVB&RD

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Tiền Giang Mọi hoạt động đều thông qua Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Tiền thân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè là ngân hàng nông thôn Việt Nam, sau khi tiếp quản

nó là trụ sở của ban tài chính huyện Đến 7/1975 được Quyết định của Chính phủ

thành lập Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh huyện Cái Bè, tọa lạc tại khu LA Trưng Nữ Vương, thị trấn Cái Bè, là đơn vị kinh doanh tiền tệ trong huyện với hai ngân hàng khu vực trực thuộc là An Hữu (quan ly cho vay 10 xã), Hậu Thành (quản lý cho vay 7 xa)

Trang 16

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè ra đời, khi đất nước mới vừa được giải phóng, giữa lúc nền kinh tế tràn ngập trong khó khăn, thiếu

thôn do hậu quả của của cuộc chiến tranh để lại Thế nhưng hơn 30 năm hoạt động,

bên cạnh sự nỗ lực hết mình từ phía ngân hàng, còn có sự đồng tình giúp đỡ của các cấp chính quyền đến nay ngân hàng đã đạt những thành tựu hết sức to lớn, cơ ngơi khang trang, đầy đủ, cơ câu tổ chức ngày càng chặt chẽ, địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè đã khẳng định mình trong lĩnh vực ngân hàng, luôn lúc nào cũng lẫy phương châm xem

khách hàng là thượng đề cần được phục vụ tốt, nhanh, gon, kip thời

3.1.1.2 Chức năng hoạt động của NHNNo& PTNT huyện Cái Bè

* Thực hiện huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước bằng nhiều hình thức như sau:

- Tiền gửi thanh toán của khách hàng

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, huy động vốn ngắn, trung và dài hạn

- Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích

- Ngoài ra Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè còn thực hiện vay vốn của các tô chức tín dụng khác, các hình thức chiết khẫu chứng từ có giá, tái chiết khấu, thế chấp, chiết khấu thương phiếu, nhăm mở rộng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn của quần chúng trên địa bàn

* Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn, trung và dài hạn đỗi với cá nhân, tô chức kinh tễ có nhu câu vẫn nhằm đáp ứng nhu câu sản xuất kinh doanh,

- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho trồng trọt và chăn nuôi

theo mùa vụ, cho kinh doanh, tiêu dùng,

- Cho vay trung, dài hạn nhằm đáp ứng vốn mua máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, xây dựng công trình nông thôn, sửa chữa và xây dựng mới nhà ở,

- Thực hiện các dịch vụ nhằm đem lại nguồn thu cho ngân hàng như: cung cấp các dịch vụ chuyên tiền trong nước và quốc tế, thu đôi ngoại tệ,

- Chiêt khâu, câm cô thương phiêu và các loại giây tờ có giá ngăn hạn

Trang 17

3.1.2 Cơ cầu tô chức và bộ máy quản lý 3.1.2.1 Cơ cầu tổ chức Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức tại hội sở Giám độc \ ` Y P.Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc Vv Ƒ Ƒ y y Ngân Phòng Phòng Ngân Phịng tơ Hàng nghiệp kế tốn Hàng chức

khu vực vụ kinh ngân khu vực hành

An Hữu doanh quỹ Hậu chính

Cơ cầu tô chức bộ máy của NHNo & PTNT huyện Cái Bè bao gồm: - Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc

- Các phòng ban: gồm 3 phòng tại hội sở và 2 ngân hàng khu vục trực thuộc 3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

- Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, hướng dẫn

giám sát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, nội dung hoạt động được cấp trén giao

Thực hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng Có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, bố

nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật, nâng lương cho cán bộ trong đơn vị

- Phó giám đốc: có nhiệm vụ giám sát tình hình hoạt động trong cơ quan do Giám đốc phân công và ủy quyền Thường xuyên phân tích tình hình tài chính, tình hình huy động vốn và tình hình về đầu tư tín dụng Qua đó làm tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành các phòng nghiệp vụ

- Phòng nghiệp vụ Kinh doanh: Chuyên thực hiện các khoản cho vay ngắn

Trang 18

hạn, trung hạn và dài hạn, huy động vốn Bên cạnh đó có trách nhiệm kiểm soát,

theo dõi quá trình sử dụng các món vay của khách hàng, báo cáo thống kê, xây dựng

kế hoạch vốn cho toàn chi nhánh và đưa ra kế hoạch hoạt động tín dụng

- Phòng Kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ như: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,

tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các tài khoản thu chỉ trong ngày để

xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng Phân tích tình hình tài chính của

Ngân hàng, giúp Ban lãnh đạo có cơ sở điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch cũng như điều hành hoạt động tín dụng toàn chi nhánh

- Phòng Ngân quỹ: Thực hiện các khoản thu chi tiền mặt với sự xác nhận của

phòng Kế toán, bảo quản các tài sản có giá trị trong kho cũng như các giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng Khách hàng sẽ đến nộp và lãnh tiền ở phòng Ngân quỹ và ngược lại phòng Ngân quỹ cũng có trách nhiệm kiểm tra số tiền

- Phòng Tổ chức- Hành chánh: Thực hiện việc tuyên dụng, đào tạo cán bộ

công nhân viên, bố trí công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản của cơ quan, quản lý toàn bộ văn thư theo quy định, giải quyết

các vẫn đề về lương, khen thưởng, hưu trí, thôi việc,

- Ngân hàng khu vực: Là hai Ngân hàng chi nhánh cấp IV trực thuộc ngân hàng nông nghiệp huyện Cái Bè, hai chi nhánh ngân hàng này quản lý cho vay ở khu

vực An Hữu và Hậu Thành, chịu sự chỉ đạo của Giám đốc ngân hàng huyện

3.2 KHÁI QUAT VE HOAT DONG TIN DUNG CUA NGAN HANG

3.2.1 Nguyén tac va diéu kién vay von [6, tr.50]

a Nguyén tac

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tin dung đã ký kết giữa ngân hàng và người đi vay

- Phải hoàn trả gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng Nguyên tắc trên giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro b Điều kiện vay vốn

Trang 19

- Có năng lực tài chính dé đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi hiệu quả

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định 3.2.2 Hồ sơ vay vốn

Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng gởi giấy xin vay vốn, và các thông tin, tài liệu cần thiết cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè, bộ hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin vay vốn

- Số vay vốn (đùng cho hộ gia đình sản xuất nông — lâm — ngư — nghiệp vay vốn không phải bảo đảm tiên vay)

- Đơn yêu câu đăng ký thế chấp quyên sử dung dat;

- Phuong 4n san xuất kinh doanh (nếu có)

- Hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng tín dụng có chứng nhận tại các cấp có thâm quyên như xã, huyện, thi tran

- Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản thé chấp khác (bản chính)

3.2.3 Quy trình cho vay

Qui trình cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

huyện Cái Bè, như sau:

Trang 20

Sơ đồ 2: Quy trình cho vay trực tiếp Đơn xin vay vốn (8) Thủ quỹ ` (1) (2) (10) (7) Ỷ (9) Cán bô tíndung |* Kế toán (6) (3) | (Sc) (5a) Truong phong Giám đốc Kinh doanh 7 (4) Vv Phó giám đốc (5b) (Nguồn: Phòng tín dụng) Giải thích sơ đồ:

(1) Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nhận hồ sơ xin vay của khách hàng, kiểm tra sự hợp lý, đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định

(2) Nếu không đủ điều kiện cho vay thì trả lại hồ sơ cho khách hàng

(3) Cán bộ tín dụng gởi quyết định của mình cùng với bộ hỗ sơ vay vốn cho trưởng phòng kinh doanh xét duyệt Trưởng phòng kinh doanh duyệt trên căn cứ các yếu tố pháp lý của hồ sơ vay vốn và quyết định của cán bộ phụ trách

(4) Nếu đồng ý cho vay trưởng phòng kinh doanh chuyển hỗ sơ cho Phó giám đốc phụ trách kinh doanh ký duyệt

(5a) Sau khi kiểm tra hồ sơ cho vay và đồng ý cho vay, Phó giám đốc phụ

trách trả lại hồ sơ cho cán bộ tín dụng

(5b) Hồ sơ vượt quyền phán quyết Phó giám đốc thì trình lên Giám đốc

(5c) Giám đốc quyết định cho vay hay không cho vay, dựa trên hồ sơ cho vay vốn, ý kiến của Phó giám đốc, phòng tín dụng và khả năng nguồn vốn của ngân

hàng, sau đó hồ sơ được trả lại cho cán bộ tín dụng

(6) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ được duyệt qua phòng kế toán

Trang 21

(7) Phòng kế toán thu nhận hồ sơ và có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, mở số lưu

cho vay, làm thủ tục phát vay Sau đó hồ sơ chuyên qua cho thủ quỹ

(8) Thủ quỹ khi nhận lệnh chỉ tiền sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng (9) Hàng tháng, kế toán sao kê nợ đến hạn, nợ quá hạn gởi phòng tín dụng (10) Cán bộ tín dụng gởi giấy báo nợ đến hạn cho khách hàng vay vốn 3.2.4 Kết qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2005-2007) Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hang qua 3 năm (2005-2007) Đvt : Triệu đồng Năm 2005 2006 | 2007 ca 2006/2005 ca 2007/2006 Chỉ tiêu Sô tiên % SÔ tiên % I Tổng thu nhập 58.438 | 69.524 | 77.480 | 11.086 | 18,97% 7.956 11,44% 1 Thu lai 57.754 | 68.372 | 69.208 | 10.618 | 18,38% 836 1,22% 2 Thu dich vu 404 576 586 172 | 42,57% 10 1,74% 3 Thu bất thường 142 184 240 42| 29,58% 56 30,43% 4 Thu khác 138 392 | 7.446 254 | 184,06% 7.054 | 1.799,49% Il Tong chi phi 43.016 | 52.951 | 64.574 9.935 | 23,10% | 11.623 21,95 % 1 Chi tra lãi 32.931 | 42.051 | 45.806 9.120 | 27,69% 3.755 8,93% 2 Chi dich vu 212 263 277 51 | 24,06% 14 5,32% 3 Chỉ lương 3.066 | 2.207| 3.396 -859 | -28,02% 1.189 53,87% 4 Chi hoạt động 1485| 1.141| 1.335 -344 | -23,16% 194 17,00% 5 Chi tai san 4.156 | 6.043 | 12.261 80 | 6,86% 253 20,30% 6 Chi khác 1.166 | 1.246| 1.499 1.887 | 45,40% 6.218 | 102,90% III Lợi nhuận 15.422 | 16.573 | 12.906 1151| 7,46% -3.667 | -22,13%

(Nguồn : Phòng kê toán NHNNG huyện Cái Bè )

Trang 22

Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2005- 2007) KET QUAHOAT DONG KINH DOANH | ol'Thunhap | | Chi phi 40,000 + 1 ! ! 30,000 + | 20,000 + 1 10,000 + + 0+~ oi Lợi nhuận 2005 2006 2007

Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng là phân tích tình hình thu, chị cũng như lợi nhuận mà ngân hàng đạt được Từ đó, ngân hàng có những biện pháp nhằm hạn chế những khoản chi bất hợp lý cũng như đề ra những chiến lược nhằm gia tang thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng thu nhập của ngân hàng qua 3 năm đều tăng Cụ thể, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 11.086 triệu đồng tương đương 18,97%, đến năm 2007 thi tong thu nhập cũng tiếp tục tăng lên so với năm 2006 là 7.596 triệu đồng tương đương 11,44% Nguồn thu của ngân hàng bao gồm nguôn thu từ lãi, thu dịch vụ, thu bất thường và các khoản thu khác trong đó khoản thu từ lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn cho thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay Tổng thu nhập của ngân hàng tăng lên liên tục là do các khoản thu từ lãi và các thu ngoài lãi đều tăng lên qua các năm Điều này chứng tỏ chỉ nhánh ngày càng thu hút được

nhiều khách hàng đến giao dịch từ hoạt động cho vay đến sử dụng các dịch vụ của

ngân hàng

Song song với việc tăng tổng thu nhập qua các năm thì tông chỉ phí của ngân hàng cũng tăng lên Cụ thể, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 9.935 triệu đồng tương đương tăng 23.10% sang đến năm 2007 thì tổng chi phí cũng tăng lên 11.623 triệu đồng tương đương tăng 21,95% Nguyên nhân là do các khoản chi lãi, chi hoạt động, chỉ tài sản đều tăng lên qua các năm Trong đó chỉ phí trả lãi luôn chiếm tỷ

Trang 23

trọng lớn vì nguồn vốn mà ngân hàng huy động đề đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng lên

Trong bất kì hoạt động kinh doanh nào thì lợi nhuận luôn là vẫn đề quan

trọng Vì nó phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh Hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng khơng năm ngồi qui luật đó

Xét về mức độ tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm thì ta thay lợi nhuận của ngân hàng tăng trưởng không ôn định Cụ thể, năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 1.151 triệu đồng tương đương 7,46% Nhưng đến năm 2007 thì lợi nhuận lại giảm xuống còn 12.906 triệu đồng, giảm so với năm 2006 là 3.667 triệu đồng tương đương giảm 22,13% Lợi nhuận năm 2007 giảm so với năm 2006 không phải do ngân hàng hoạt động không hiệu quả mà do trong năm 2007 ngân hàng phải đầu tư mua trang thiết bị, máy móc hiện đại nhắm đáp ứng khá năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng ngày càng nhanh chóng, tiện lợi Thêm vào đó chi nhánh cũng phải bỏ ra một lượng chi phí để đầu tư cho phòng giao dịch ở Hoà Khánh chuẩn bị khai trương trong năm 2008

3.3 PHƯƠNG HƯỚNG, KÉ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2008

3.3.1 Địa bàn hoạt động kinh doanh

- Tiếp tục duy trì địa bàn hoạt động truyền thống, tìm kiếm thêm địa bàn mới - Chọn lọc những khách hàng mới, phân loại và giữ khách hàng tiêm năng - Tăng dư nợ cho những khách hàng quen có uy tín, các doanh nghiệp tư nhân,

các hộ sản xuất vừa và nhỏ,

3.3.2 Tình hình huy động vốn

- Ngân hàng đây mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, thực hiện các chương trình: khuyến mãi, quà tặng, ưu đãi đối với khách hàng gửi tiền,

- Cần đưa chỉ tiêu huy động vốn cho mỗi cán bộ ngân hàng, và có thưởng nếu

cán bộ nào vượt chỉ tiêu đề ra, đồng thời mỗi cán bộ là một nhân viên tiếp thị đến

từng địa phương, từng nhà, từng khách hàng,

- Cung cấp thông tin về các hình thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn đến khách hàng bằng các phương tiện: Báo chí, đài phát thanh, tờ bướm, băng rol,

Trang 24

3.3.3 Hoạt động cho vay

- Tiếp tục mở rộng cho vay với những khách hàng mới và cho vay tập trung

khách hàng truyền thống đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo hợp đồng - Day mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý nợ khó đòi bằng các

biện pháp cưỡng chế,

- Thường xuyên kiểm tra giám sát việc sử đụng vốn của khách hàng nếu thấy

việc sử dụng không đúng mục đích thì tiễn hành thu hồi nợ trước hạn

- Tạo điều kiện và phương tiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng đi thu hổi nợ và

công tác thâm định

- Có kế hoạch khen thưởng đối với những cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn có doanh số cho vay cao, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhăm khích lệ tinh thần làm việc

của cán bộ

Trang 25

CHUONG 4

PHAN TICH TINH HINH HOAT DONG TIN DUNG DOI VOI DOANH NGHIEP VUA VA NHO TAI NHNNo& PTNT

HUYEN CAI BE

4.1 PHAN TICH TINH HINH HOAT DONG TIN DUNG TAI CHI NHANH NHNNo& PTNT HUYEN CAI BE

4.1.1 Tình hình hình nguồn vốn qua 3 năm (2005-2007)

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Bởi vì, nguồn vốn ổn định ngoài việc đảm bảo khá năng thanh toán cho ngân hàng mà còn đảm bảo việc cung cấp tín dụng cho khách hàng Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng đều tăng qua 3 năm (2005-2007) Cụ thể, năm 2006 tăng 52.341 triệu đồng tương đương tăng 11,05%; năm 2007 tăng 93.772 triệu đồng tức là tăng 18,13% Điều này chứng tỏ uy tín của Chi nhánh ngày càng được nâng lên, chỉ nhánh đáp ứng ngày càng nhiều nhu câu tín dụng cho khách hàng

Trong cơ câu nguồn vốn của ngân hàng gồm có 2 bộ phận: Vốn huy động va vốn điều chuyền

Cũng như các ngân hàng khác thì chỉ nhánh NHNNo& PTNT Cái Bè cũng thực hiện phương châm “đi vay để cho vay” nên việc huy động vốn được xem là công tác quan trọng Vì vậy, trong thời gian qua chỉ nhánh luôn cải tiến và nâng cao các biện pháp nhằm huy động ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tô chức

kinh tế

Dựa vào bảng số liệu thu thập được ta thấy nguôn vốn mà ngân hàng huy động

được liên tục tăng qua các năm Cụ thể, năm 2006 tăng 10.129 triệu đồng SO VỚI

năm 2005 tăng tương đương 5,22% Sang năm 2007 thì tống vốn huy động lại tăng lên 72.868 triệu đồng tức là tăng 26,30% so với năm 2006 Đề đạt được kết quả như vậy là nhờ chi nhánh đã có những biện pháp kịp thời trong công tác huy động vốn như: điều chỉnh lãi suất phù với từng loại tiền gửi khác nhau, tặng quà khuyến mãi đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thủ tục nhanh gọn Đôồng thời khuyến

Trang 26

khích băng vật chất cho các cán bộ tín dụng trong công tác huy động vốn Mà quan trọng hơn cả là phong cách phục vụ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên khi khách hàng đến giao dịch Biêu đồ 2 : Tình hình ngn vơn TÌNH HÌNH NGN VĨN thu HA 600.000 + oe 500.000 + -2a2 -4 ¬ — 400.000 L - —I ! VÔn huy động | | 300.000 T 494.0877 200.000 + - + | | | | '_ m Vốn điều hoà | | | | | | | | |

Trong tông nguôn vốn huy động thì tiên gửi có kì hạn luôn chiêm tỷ trọng lớn Điều đó cho thấy chiến lược huy động vốn của ngân hàng là tập trung vào những

khoản vốn ồn định, có thời gian sử dụng lâu đài Tiên sử có kì hạn chủ yêu là tiên

gửi từ dân cư Loại tiền gửi này liên tục tăng qua các năm Cụ thể, năm 2006 tăng 19.267 triệu đông tương đương tăng 12,12% so với năm 2005; đến năm 2007 loại

tiên gửi này tiếp tục tăng lên 20.732 triệu đông tức là tăng 11,63% so với năm 2006

Điều này cho thấy uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng lên, tạo được sự tín nhiệm đối với khách hàng Tiên gửi có kì hạn tăng lên là do ngân hàng đã áp dụng đúng các biện pháp mà ngân hàng Tỉnh đã giao và có sự nhạy bén trong công tác huy động vôn Thé nhưng tốc độ tăng của loại tiền gửi này lại có xu hướng giảm Cụ

thể, năm 2006 tốc độ tăng so với năm 2005 là 12,12% nhưng đến năm 2007 tốc độ

này giảm xuống còn 11,63% Nguyên nhân là do trong năm 2006 có sự xuất hiện của một số ngân hàng mới trên địa bàn và vùng lân cận như: ngân hàng Sacombank, ngân hàng phát triển nhà Đông Băng Sông Cửu Long nên việc cạnh tranh trong việc huy động von ngày càng trở nên gay gắt

Đôi với việc huy động băng hình thức tiền gửi tiết kiệm không kì hạn thì trong năm 2006 loại tiền gửi này đã giảm 9.138 triệu đông tức là giảm 26,05% so với năm 2005 Nguyên nhân trong năm 2006 đa số người dân phải chịu ảnh hưởng

Trang 27

bởi dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở heo, các dịch bệnh ở lúa đã làm cho thu

nhập của người dân giảm xuống Thêm vào đó là do sự cạnh tranh về lãi suất trong việc huy động vốn của các ngân hàng mới xuất hiện nên đã làm cho loại tiền gửi này

bị giảm xuống Đến năm 2007 nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc ngăn chặn các

dịch bệnh ở gia cầm, công tác khuyến nông ngày càng phố biến nên đa số người dân đều trúng mùa, thu nhập của người dân ngày càng cao nên loại tiền gửi này lại tăng

lên Cụ thê là trong năm 2007 loại tiên gửi không kì hạn tăng lên 52.136 triệu đồng

tức là tăng 201,01% Việc huy động vốn bằng hình thức tiết kiệm không kì hạn tăng lên là nhờ ngân hàng đã có những chính sách huy động hợp lý để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng mới

Cũng như các ngân hàng nhà nước khác thì chi nhánh NHNNo& PTNT huyện Cái Bè ngoài việc sử dụng vốn huy động thì chi nhánh cũng phải huy động một lượng vốn từ cấp trên chuyển xuống gọi là vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng cao của người dân Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì chỉ nhánh phải phụ thuộc vào nguồn vốn của cấp trên Nhìn chung, nguồn vốn điều hoà trong 3 năm đều tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn von Cu thé, năm 2006 vốn điều chuyên tăng 42.212 triệu đồng so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng là 61,18% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Đến năm 2007 thì vốn điều chuyển tăng lên 20.904 triệu đồng và chiếm 55,30% trong tổng nguồn vốn Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất của vốn huy động làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Do đó, chỉ nhánh luôn phẫn đấu tăng nguồn vốn huy động tại chỗ để làm giảm nguồn von điều chuyên

Tóm lại, trong 3 năm qua tình hình nguồn vốn của ngân hàng có những chuyển biến tích cực, vốn huy động ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng Tuy nhiên, chỉ nhánh còn sử dụng vốn điều hoà với tỷ trọng khá lớn trong tông nguồn vốn Do đó, cần có những chiến lược cụ thể nhăm đây mạnh công tác huy động vốn tại địa phương bằng nhiều phương thức và phương pháp phù hợp để giảm dần việc sử dụng vốn điều hoà và chủ động về nguồn vốn của ngân hàng

hơn

Trang 29

4.1.2 Tình hình sử dụng vốn của chỉ nhánh NHNNo& PTNT huyện Cái Bè qua

3 năm (2005-2007)

Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và luôn bám sát vào định hướng kinh doanh của NHNNo& PTNT Việt Nam thực hiện theo hướng đề

ra là tiếp tục đối mới, hoà nhập nhanh với cơ chế thị trường Từ đó, ngân hàng đã

không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên các lĩnh vực, ngành nghề và

thành phần kinh tế Trong đó chú trọng đến việc mở rộng tín dụng đối với nông

nghiệp, nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn qua 3 năm (2005-2007) Đvt: Triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chi tiéu 2005 2006 2007 ca ro

Sô tiên % Sô tiên % 1 Doanh số cho vay | 507.969 | 589.772 | 816.829 | §1.803 16,10% | 227.057 | 38,50% 2 Doanh số thu nợ 454.697 | 542.473 | 717.719 | 87.776 19,30% | 175.246 | 32,31% 3 Dư nợ 470.025 | 517.324 | 616.434 | 47.299 10,06% | 99.110 | 19,16% 4 Nợ quá han 2.252 1.720 2.284 -332 | -23,62% 564 | 32,79%

(Nguồn: Báo cáo nội tệ nấm 2005, 2006, 2007)

Cũng như các tổ chức tín dụng khác thì nguồn vốn mà chi nhánh huy động được là sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho khách hàng Do đó, để đánh giá tình hình sử dụng vốn của ngân hàng thì thường sử dụng 4 chỉ tiêu để đánh giá: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn

- — Doanh sô cho vay: Trong những năm gân đây nhu câu về vôn của người dân ngày càng tăng cùng với việc mở rộng cho vay thu hút ngày càng nhiều khách hàng nên doanh số cho vay của ngân hàng ngày càng tăng Năm 2006

tăng 81.803 triệu đồng so với năm 2005 tăng tương đương 16,10% Đến

năm 2007 doanh số cho vay tăng thêm 227.057 triệu đồng so với năm 2006

tức là tăng thêm 38,50%

Trang 30

nguồn tái đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn hiện có và đây nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông Số thu nợ phụ thuộc vào kì hạn thoả thuận giữa người đi vay và ngân hàng Doanh số thu nợ càng lớn, càng tiến gần về doanh số cho vay thì cho thấy việc sử dụng vốn có hiệu quả Nhìn chung trong 3 năm qua doanh số thu nợ cũng đạt kết quả khả quan, thu nợ liên tục tăng qua các năm Cụ thể, năm 2006 tăng 87.776 triệu đồng tức là tăng 19,30% so với năm 2005 Đến năm 2007 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 175.246 triệu đồng tăng tương đương 32,21% so với năm 2006 Mức thu nợ của ngân hàng tăng qua từng năm là do ngân hàng đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn đối với hoạt động thu hồi nợ, đưa ra nhiều hình thức, phương pháp giúp đỡ khách hàng đang gặp khó khăn tìm ra cách giải quyết để thu hồi nợ đạt hiệu quả tốt nhất Bên cạnh đó, cho ta thấy đội ngũ cán bộ tín dụng rất tích cực từ khâu thâm định, phát tiền vay đến thu nợ Doanh số thu nợ đạt kết quả khả quan cũng phải tính đến việc sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả hơn nên khả năng trả nợ của họ cũng cao hơn

Tuy nhiên nếu đem so sánh tốc độ tăng trưởng giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì ta thấy trong năm 2006 tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn so với doanh số cho vay Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ là 19,30% còn tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay là 16,10% Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh làm việc hiệu quả trong công tác phân kỳ trả nợ, theo dõi khách hàng thực hiện phương án cũng như nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn Đến năm 2007 thì tốc độ tăng của doanh số thu nợ lại chậm hơn so với doanh số cho vay Cụ thê tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ là 32,31% còn tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay là 38,50% Nguyên nhân là do trong năm 2006 khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc, bà con nông dân trồng cây ăn trái được mùa nhưng mat giá nên việc trả nợ cho ngân hàng bị trì trệ làm cho tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ chậm hơn so với doanh số cho vay

Trang 31

31/12 các năm, bao gồm nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ khó đòi Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả, qui mô hoạt động của ngân hàng Nó cho

biết tình hình cho vay, thu nợ như thế nào đến thời điểm báo cáo và nó cũng cho

biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng Tình hình dư nợ qua các năm luôn tăng trưởng trên 10%, đều vượt mức chỉ tiêu của ngân hàng Tỉnh đề ra

Cụ thể, tăng 10,06% trong năm 2006; tăng 19,16% trong năm 2007 Dư nợ tăng

qua các năm là do chi nhánh mở rộng qui mô kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế - - Nợ quá hạn: Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là không thể

tránh khỏi Nợ quá hạn phát sinh do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan Nhưng nhìn chung đây là mối quan tâm thường xuyên của các ngân hàng thương mại Bởi vì, nếu nợ quá hạn phát sinh vượt mức cho phép sẽ làm tăng rủi ro, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng

Trong 3 năm qua tình hình nợ quá hạn của chỉ nhánh có những chuyển biến như sau: Trong năm 2005 nợ quá hạn là 2.252 triệu đồng Sang năm 2006 nợ quá hạn giảm 532 triệu đồng, tức là giảm 23,62% so với năm 2005 Điều này cho thấy tình hình nợ quá hạn đã có những chuyền biến tích cực Nguyên nhân là đo trong năm 2006 đội ngũ cán bộ tín dụng đã làm việc có hiệu quả trong công

tác thu hồi, xử lý nợ quá hạn, đã tạo điều kiện thuận lợi để những khách hàng

quá hạn trả được nợ Nhưng đến năm 2007 nợ qua han lai tang lên Cụ thé tang 564 triệu đồng tăng tương đương 32,79% so với năm 2006 Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng lên trong năm 2007 là do một số hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, làm ăn thua lỗ; một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả dẫn đến phá sản và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng Nợ quá hạn tăng lên là do một số cán bộ tín dụng làm việc chưa hiệu quả trong công tác thầm định món vay, cho vay vượt định mức cho phép cũng như chưa sâu sát theo dõi việc thực hiện phương án của khách hàng nên dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích nên mắt khả năng trả nợ cho ngân hàng

Trang 32

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHNNo& PTNT HUYỆN CÁI BÈ

Trong giai đoạn trước năm 2000, khách hàng chủ yếu của chỉ nhánh NHNNo& PTNT huyện Cái Bè là nông dân, cá nhân và một số ít doanh nghiệp Nhà nước có quan hệ tín dụng nhiều năm Nhưng giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây thực hiện chủ trương đa dạng hoá khách hàng, chú trọng đến đầu tư một số ngành nghề kinh tế trọng điểm, đồng thời mở rộng cho vay đối với DNVVN, các loại hình công ty, hộ

sản xuất kinh doanh, cá thể trên cơ sở có hiệu quả kinh tế và an toàn cao

Hiện nay, chỉ nhánh đã tích cực tìm kiếm khách hàng, mở rộng cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện và đã được một số kết quả nhất định

Bảng 5 : Tình hình hoạt động tín dụng đối với DNVVN Đvt : Triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % 1 Doanh số chovay | 75.470 | 156.511 | 273.044 | 81.041 | 107,38% | 116.533 | 74,46% 2 Doanh số thu nợ 75.597 | 130.301 | 227.670 | 54.704 | 72,36% | 97.369 | 74,73% 3 Du ng 28.754 | 54.968 | 100.342 | 26.210] 91,15% | 45.374 | 82,55% 4 Ng qua han ` 0 0 360 - - 360 - (Nguon: Phong tin dung NHNNo& PTNT huyén Cai Bè) Chi tiéu 2005 2006 2007

- Doanh số cho vay: Trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với DNVVN liên

tục tăng lên Cụ thể, năm 2006 tăng 81.041 triệu đồng tương đương tăng 107,38% so

với năm 2005 Sang năm 2007 thì doanh số cho vay lại tiếp tục tăng 116.533 triệu

đồng tức là tăng 74,46% so với năm 2006 Doanh số cho vay đối với DNVVN tăng

lên liên tục là do trên địa bàn huyện Cái Bè trong những năm qua số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng lên cũng như các doanh nghiệp đã thành lập trước day đang mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh tăng lên Nên nhu cầu về vốn ngày càng tăng mà nguồn vốn huy động từ phía ngân hàng là một trong số nguồn vốn chủ yếu

- Doanh số thu nợ: Đi đôi với doanh số cho vay ngày càng tăng thì doanh số thu nợ đối với DNVVN nhỏ cũng liên tục tăng lên Năm 2006 tăng 54.704 triệu đồng so với năm 2005 tức là tăng 72,36% Năm 2007 tăng 97.369 triệu đồng, tăng

Trang 33

các doanh nghiệp đến vay vốn đều làm ăn có hiệu quả cùng với hiệu quá làm việc của đội ngũ cán bộ từ công tác thâm định cho vay, quan sát theo dõi việc cho vay,

nhắc nhở khách hàng đến kì trả nợ

- Nợ quá hạn: Là số tiền mà khách hàng vay ngân hàng khi đáo hạn mà khách hàng chưa trả hết cho ngân hàng và không làm thủ tục gia hạn hay điều chỉnh kì hạn trả nợ

Nợ quá hạn là hiện tượng khó tránh khỏi và có ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhìn chung, trong năm 2005, 2006 tình hình nợ quá hạn khi cho vay đối với DNVN đạt kết quả khả quan vì nợ quá hạn ở mức 0 Nhưng sang năm 2007 nợ quá hạn tăng lên 360 triệu đồng tức là nợ quá hạn 360 triệu đồng Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả dẫn đến thua lỗ và phá sản nên mắt khả năng trả nợ cho ngân hàng

Mặt khác nợ quá hạn tăng lên là do cán bộ tín dụng chưa thực hiện tốt trong công tác thâm định món vay, cho vay vượt định mức cho phép Khi phát tiền vay cho khách hàng thì cán bộ tín dụng không theo dõi việc sử dụng vốn vay so với phương án đã đề nghị trong hợp đồng tín dụng dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nên quá trình kinh doanh không mang lại hiệu quả, mất khả năng trả nợ cho ngân hàng và làm cho nợ quá hạn tăng lên

- Tình hình quan hệ khách hàng:

Nhìn chung tình hình hoạt động kính doanh của chí nhánh NHNNo& PTNT

Cái Bè đối với DNVVN có sự cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng khác đang

hoạt động trên cùng địa bàn và vùng lân cận Mặc dù dư nợ, doanh số cho vay qua các năm đều tăng nhưng thị phần của chỉ nhánh đã bị chia nhỏ do sự xuất hiện của

nhiều ngân hàng mới như ngân hàng SACOMBANK, ngân hàng phát triển nhà

ĐBSCL chi nhánh huyện Cái Bè

Trang 34

ĐVT: Triệu đồng, doanh nghiệp Khoản mục 2005 2006 2007

Tổng sô doanh nghiệp trên địa bàn 288 298 353

Số doanh nghiệp đã tiếp cận 82 89 105

Số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng 68 84 74

Doanh số cho vay DNVVN 75.470 | 156.511 | 273.044

Dư nợ DNVVN 28.754 | 54.968 | 100.342

(Nguon: Báo cáo chỉ đạo kinh doanh 2005, 2006, 2007)

Qua bảng số liệu cho thấy cán bộ phụ trách cho vay DNVVN đã hoạt động tích cực và năng nỗ trong nghiệp vụ của mình Cụ thê là số doanh nghiệp tiếp cận tăng liên tục qua các năm Trong năm 2005 số doanh nghiệp tiếp cận là 82 doanh nghiệp, năm 2006 là 89 doanh nghiệp và năm 2007 là 105 doanh nghiệp

Bên cạnh đó dư nợ khi cho vay đối với DNVVN cũng tăng lên liên tục Năm 2005 dư nợ DNVVN là 28.754 triệu đồng, năm 2006 là 54.968 triệu đồng và năm 2007 là 100.342 triệu đồng Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng

với ngân hàng có những chuyển biến không ổn định Cụ thể, năm 2005 số doanh

nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng là 68 doanh nghiệp Sang năm 2006 thì số lượng này tăng lên đạt 84 doanh nghiệp Nhưng đến năm 2007 số lượng này giảm xuống còn 74 doanh nghiệp Bởi vì xuất hiện của một số ngân hàng mới với những chính sách ưu đãi hấp dẫn đã lôi kéo các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân

hàng về với họ

Tuy nhiên, chất lượng tín dụng được nâng lên thể hiện trong việc tăng trưởng liên tục của doanh số cho vay Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay đối với DNVVN

là 75.470 triệu đồng, năm 2006 là 156.511 triệu đồng và năm 2007 là 273.044 triệu

đồng

Trang 35

năm (2005-2007)

4.2.1.1 Tình hình cho vay đối với DNVVN theo thời gian của chỉ nhánh

NHNNo Cái Bè qua 3 năm (2005-2007)

Phân tích tình hình cho vay đối với DNVVN theo thời gian đề thây được xu thế biến đổi của tình hình cho vay theo thời gian, từ đó biết được tình hình cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Biểu đô 3: Tình hình cho vay DNVVN theo thời gian TÌNH HÌNH CHO VAY DNVVN THEO THỜI GIAN 300.000 A- ———————— 264:399- - - -¡ I 250.000 | - POT ~ ! | | l Po S7 S7 S7 CÔ 200.000 + 1g po || SINgénhan | 150.000 + -~- —~rS~~~~~” on TT nh ai hạn 100.000 +-L180 TS ! L "¬ ! ! a ¡ *Ð 'íUng dai hạn, —Ể—— I I 50.000 ro 4320-1 7.220 - 1 BAS Oe mt 2005 2006 2007

Nhìn vào biểu đồ 3 ta có thê dễ dàng nhận biết trong tổng doanh số cho vay theo thời gian thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm Cụ thể trong năm 2006, doanh số cho vay ngắn hạn tăng hơn so với năm 2005 là 78.141 triệu đồng tức là tăng 109,83% và chiếm tỷ trọng là 95,39% trong tổng doanh số cho vay Sang năm 2007 thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lên đến 96,83% có nghĩa là tăng 115.108 triệu đồng và tăng 77,10% so với năm 2006 Doanh số cho vay đối với DNVVN liên tục tăng lên qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tông doanh số cho vay là do trên địa bàn trong những năm gần đây có nhiều doanh nghiệp mới xuất hiện Nhưng đa số các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành

nghé cho chu ki kinh doanh ngan nhu: kinh doanh luong thuc, trai cay, mua ban vat

liệu xây dựng nên nhu câu về vốn đa số là vỗn ngăn hạn

Bên cạnh nhu câu vay vôn ngăn hạn thì các doanh nghiệp cũng có nhu cầu vay

Trang 36

năm 2005 doanh số cho vay trung-dài hạn chiếm 5,72% trong tổng nguồn vốn, nhưng đến năm 2006 tỷ trọng này giảm xuống còn 4,61% và sang năm 2007 tỷ trọng này ở mức 3,17% Mặc dù, doanh số cho vay trung-dài hạn tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ trọng của nó vẫn giảm là do tốc độ tăng của doanh số cho vay trung- dài hạn vẫn còn chậm hơn so với doanh số cho vay ngắn hạn Nhu cầu vay vốn trung-dài hạn thường được sử dụng để cải tạo, mua sắm trang thiết bị, máy móc ở các nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo, đầu tư vào các công trình thuỷ lợi ở nông thôn

Tóm lại, có sự thay đổi qua từng năm nhưng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay Sự mất cân đối giữa doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung-dài hạn có nguyên nhân từ 2 phía khách hàng và doanh nghiệp:

- Về phía ngân hàng:

+ Ngân hàng sử dụng vốn huy động được từ dân cư, tổ chức kinh tế để cho vay Thế nhưng, hiện nay rất ít cá nhân đồng ý gửi tiền với kỳ hạn trên 12 tháng Vì vậy, đa số ngân hàng phải sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung- dài hạn Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho ngân hàng

+ Thời hạn cho vay luôn tỷ lệ thuận với rủi ro, do đó các khoản vay trung- dài hạn đều có công tác thâm định rất kỹ lưỡng trước khi cho vay Điều này cũng làm hạn chế việc tăng trưởng của doanh số cho vay trung- dài hạn

- Về phía các doanh nghiệp:

+ Đa số các doanh nghiệp vay vốn là để đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn chỉ một số ít doanh nghiệp cần vốn để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Nên đa số các khoản vay là vay ngắn hạn

+ Đối với các doanh nghiệp cần vay vốn trung- dài hạn để mở rộng sản xuất

kinh doanh thì có rất ít doanh nghiệp xây dựng được phương án, dự án khả thi để

vay vốn, điều này làm giảm mức tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp gây khó khăn cho doanh nghiệp khi cần vốn trung- dài hạn

Trang 37

Bảng 7: Tình hình cho vay đối với DNVVN theo thời gian ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu — 2005 — 2006 — 2007 - 2006/2005 2007/, Sôiên | Tỷ trọng | Sôtiên | Tỷtrọng | Sôtiên | Tỷtrọng | Sô tiên % Sô tiên Ngắn hạn 71.150| 94,28% | 149.291 | 95,39% | 264.399 | 96,83% | 78.141 | 109,83| 115.108 Trung-dai han 4.320 5,72% 7.220 4,61% 8.645 3,17% 2.900 67,13 1.425 TONG 75.470 | 100,00% | 156.511 | 100,00% | 273.044 | 100,00% | 81.041 | 107,38 | 116.533

(Nguon: Phong tin dung NHNNo& PTNT huyén Cdi Be)

Trang 38

Cái Bè qua 3 năm (2005-2007)

Phân tích tình hình cho vay đối với DNVVN theo ngành kinh tế giúp cho ngân hàng xác định rõ hiệu quả tín dụng của ngân hàng cho từng đối tượng sử dụng vốn Từ đó xác định được thế mạnh trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN ở ngành nghề nào để phát huy và yếu kém ở đâu để tìm biện pháp khắc phục

Qua điều tra và thu thập số liệu thì phòng thống kê huyện Cái Bè tổng kết được tình hình doanh nghiệp phân theo ngành nghê kinh doanh trong 3 năm (2005-2007) như SaU: Bảng 8: Tình hình doanh nghiệp phân theo ngành trong 3 năm (2005-2007) Đvt: Doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh Nam 2005 2006 2007 Cong nghiép 120 120 144 Nông nghiệp 14 13 1] xây dung 10 12 11 GTVT 2 3 1 Thuong mai-dich vu 142 150 186 TONG 288 298 353

(Nguồn: Phòng thông kê huyện Cái Bè)

Trang 39

nghiệp, công nghiệp, thương mại-dịch vụ Trong đó, doanh số cho vay ngành công nghiệp luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tông doanh số cho vay DNVVN Cụ thể,

doanh số cho vay năm 2005 đối với ngành công nghiệp là 60.851 triệu đồng, chiếm

tỷ trọng 80,63% trong tổng doanh số cho vay Đến năm 2006 doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp tiếp tục tăng lên cả về doanh số lẫn tỷ trọng Cụ thể, năm

2006 đã tăng 78.554 triệu đồng, tức là tăng 129,09% và chiếm tỷ trọng là 89,07%

Trong năm 2007 doanh số này cũng tiếp tục tăng lên và đạt mức 231.616 triệu đồng tức là tăng 66,15% và chiếm tỷ trọng là 84,83% Sở dĩ, doanh số cho vay ngành công nghiệp tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay là do đa số các doanh nghiệp trên địa bàn huyện kinh doanh chủ yếu ở ngành xay xát lau bóng lúa gạo, sơ chế trái cây, Còn doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tông doanh số cho vay

Mặc dù là một huyện thuần nông nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn huyện kinh doanh trong ngành nông nghiệp là rất ít Chủ yếu là một số ít doanh nghiệp tham gia đấu thầu để xây dựng các công trình nông thôn như: làm đường bê tông, nâng cấp công trình thuỷ lợi, xây dựng cầu đường Tuy nhiên, doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp trong 3 năm qua vẫn liên tục tăng lên Cụ thể, năm 2006

tăng so với năm 2005 là 886 triệu đồng, tăng tương đương 14,97% Đến năm 2007

thì doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp tiếp tục tăng 5.671 triệu đồng, tức

là tăng 83,34% so với năm 2006 Doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp tăng

lên trong những năm qua là do Nhà nước thực hiện chủ trương bê tơng hố các con đường ở nông thôn, xoá cầu khi Do đó, các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn tăng lên để tham gia đấu thầu xây dựng các công trình

Cũng như ngành nông nghiệp thì việc vay vốn để đầu tư vào các ngành thương mại-dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng nhỏ Thế nhưng, trong những năm gần đây kinh tế nông thôn phát triển, quá trình đơ thị hố nơng thôn được đây mạnh, những khách du lịch đến tham quan cầu Mỹ Thuận đã đến viếng thăm vùng trái cây nỗi

Trang 40

thì doanh số cho vay đối với ngành thương mại- dịch vụ lại tiếp tục tăng thêm 18.651 triệu đồng tức là tăng 181,06% Doanh số cho vay đối với ngành thương mại dịch- vụ tăng lên liên tục là do các chính sách của nhà nước nhằm khuyến khích tất cả các ngành kinh tế phát triển Để đáp ứng nhu cầu đó, NHNNo& PTNT huyện Cái Bè đã đầu tư một lượng vốn tăng dần qua các năm nhằm hỗ trợ các ngành kinh tế phát triển Với những chính sách khuyến khích và hỗ trợ như thế cũng khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào các ngành mà từ trước đến nay không phải là thế mạnh của vùng

Mặc dù doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp, thương mại-dịch vụ vẫn liên tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng trong doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp, thương mại-dịch vụ vẫn còn chậm hơn so với doanh số cho đối với ngành công nghiệp Vì vậy, doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay

Ngày đăng: 20/03/2014, 04:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w