1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Phát triển bền vững và Quản lý toàn cầu " doc

23 444 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 376,12 KB

Nội dung

The Journal of Environment & Development Phát triển bền vững và Quản lý toàn cầu Sustainable Development and Global Governance Clive George University of Manchester Những khó khăn để

Trang 1

The Journal of Environment & Development

Phát triển bền vững và Quản lý toàn cầu

(Sustainable Development and Global Governance)

Clive George

University of Manchester

Những khó khăn để đạt tới sự phát triển bền vững đã được phản ánh trong một số căng thẳng ngay trong quá trình phát triển, thể hiện theo 3 hướng tiếp cận: Chấp nhận phát triển kinh tế tách rời các thách thức của phát triển xã hội, theo quan điểm này mục đích phát triển kinh tế có thể đáp ứng phát cho sự triển xã hội; giá trị kinh tế của môi trường sẽ loại trừ sự khác biệt giữa môi trường và các mục tiêu kinh tế; không phân biệt

sự khác nhau giữa phát triển của các nước đang phát triển và phát triển của các nước đã phát triển Những sự căng thẳng này trên thực tế là khó tránh khỏi Một nghiên cứu thực tiễn đã làm sống lại sự nghi ngờ về tính đồng nhất giữa công tác bảo tồn chung cho toàn cầu và sự phát triển của các nước đang phát triển Sự đồng nhất này là khó có thể đạt được nếu không có sự đổi mới mạnh mẽ về cấu trúc kinh tế và hệ thống quản lý trong phạm vi từng quốc gia cũng như toàn cầu Một điều rõ ràng là muốn phát triển nhiều hệ thống thích hợp hơn đòi hỏi phải có những nghiên cứu và trí tuệở mức cao hơn của khoa học xã hội, trong đó vai trò hợp tác giữa các tổ chức của Mỹ và Trung Quốc có vai trò sống còn

Từ khoá: Phát triển bền vững, quản lý toàn cầu, kinh tế học cổ điển, cộng đồng toàn cầu

Ngày nay, phát triển bền vững đã trở thành một nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vấn đề lớn trong quá trình thực hiện Các chiến lược

về bảo tồn thiên nhiên trên thế giới năm 1980, báo cáo Brundtland năm 1987, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio năm 1992 và hội nghị Johannesburg năm 2002 cũng đã nhấn mạnh những gì đã được khẳng định tại Stockholm năm 1972 Rằng "con người trong thời

kỳ công nghệ đang làm thay đổi một cách nguy hiểm và có lẽ là tất yếu các hệ thống tự nhiên của hành tinh mà chính sự sống của con người phụ thuộc" Mặc dù hầu hết mọi người trên thế giới đều có thể hiểu rằng "rất khó có thể nâng cao sự đòi hỏi của con người

ở trên hành tinh nhiều hơn những cái mà họ đã có từ ở thời kỳ đồ đá mới" (Ward & Dubos, 1972, pp 46-47)

Tuy đói nghèo đã được giảm đi ở một số nước nhưng vẫn không giảm ở nhiều nước khác Xu hướng con người gây ra biến đổi khí hậu và làm mất đa dạng sinh học vẫn tiếp tục xảy ra không hề suy giảm, mặc dù đã có sự quan tâm cao của quốc tế Trong hơn

ba thập kỷ vừa qua kể từ hội nghị Stockholm, khái niệm về phát triển bền vững đã được

Trang 2

phát triển đáng kể trong khi các vấn đề mục tiêu đặt ra hầu như vẫn tồn tại không được giải quyết

Những khó khăn của việc thực hiện cùng với sự đơn giản của khái niệm phát triển bền vững được Brundtland đưa ra đã "làm lu mờ tính chất phức tạp và những mâu thuẫn của vấn đề này" (Redclift, 2005) Nhiều vấn đề trong đó thực ra không mới hoặc dường như đã được giải quyết hoàn toàn Phát triển là một quá trình động lực, vì vậy có lý do để nói rằng quá trình phát triển sẽ tiếp tục vô hạn và sẽ tiếp tục tạo ra các áp lực đối với tự nhiên Nhiều nhà bình luận cho rằng “quan điểm theo đuổi sự phát triển bền vững là một quá trình lâu dài, một qúa trình mở (Farrell, Kemp, Hinterberger, Rammel, & Ziegler, 2005) Điều này dẫn đến sự nhầm lẫn giữa phát triển bền vững với quá trình theo đuổi phát triển bền vững Nếu theo đuổi một qúa trình phát triển bền vững không có điểm kết thúc, phát triển có thể sẽ không bao giờ đạt tới bền vững và những nguy cơ được đưa ra tại Stockholm sẽ có khả năng tăng thêm Mặc dù những căng thẳng xảy ra đã là vốn có ngay trong quá trình phát triển, nhưng dường như nó vẫn tiếp tục gia tăng, thông điệp từ Stockholm thường được nhắc đến đã trở nên gay gắt đặc biệt tại thời điểm đặc biệt này trong lịch sử loài người Chúng ta đã nhận thức được những hậu quả tiềm ẩn trong môi trường do các mẫu hình phát triển hiện nay là sự thất bại trong việc khuyến kích các hoạt động có hiệu quả Tuy nhiên những giải thích về hậu quả như vậy về mặt kinh tế là không cong phù hợp Do đó bài viết này đề cập đến các áp lực về môi trường và kinh tế trong quá trình phát triển bền vững dưới góc độ các vấn đề về xã hội và chính trị Từ đó tìm ra những cơ sở hữu ích cho sự định hướng lại cuộc tranh luận hướng tới những lựa chọn khó khăn về những gì lẽ ra không được làm hoặc có nhiều nguy hiểm mà vẫn đang được mặc định thực hiện

Phát triển kinh tế và phát triển xã hội

Ba trụ cột cần tiếp cận trong phát triển bền vững được xác định là kinh tế, xã hội

và môi trường Chính sự xác định này là ít có ý nghĩa làm giảm sự phức tạp của khái niệm mà ngược lại đã tự gây nên những mâu thuẫn Với ý nghĩa ban đầu, ba trụ cột của phát triển bền vững được giới thiệu với mục đích để xác định các lĩnh vực kinh tế, xã hội

và môi trường tương tác với nhau sao cho các vấn đề môi trường có thể được tích hợp đầy đủ trong các quyết định phát triển (Holmberg & Sandbrook, 1992) Tuy nhiên suy rộng ra, sự đối nghịch đã nảy sinh không chỉ giữa mục tiêu kinh tế và xã hội, mà còn trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội

Hội nghị Rio diễn giải phát triển bền vững là một quá trình đơn nhất với ba chiều Trong kế hoạch Johannesburg đã bổ sung khái niệm phát triển bền vững với 3 trụ cột riêng biệt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, chúng vừa phụ thuộc lại vừa củng cố lẫn nhau (United Nations, 2002, p 8) Dù cố ý hay không, thì sự thách thức được thể hiện ngay ở chỗ mọi mục đích của phát triển kinh tế đều là để đạt đến sự phát triển xã hội với chất lượng cuộc sống cao hơn Hội nghị Johannesburg giải thích vè phát triển kinh tế trong khái niệm phát triển bền vững cũng không rõ ràng, tuy nhiên cũng không xác định phát triển kinh tế như một hợp phần thiết yếu Một điều được thừa nhận rộng rãi là chất lượng chứ không phải số lượng của sự phát triển là vấn đề có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng sống của con người (World Bank, 2000) Tất nhiên, tăng trưởng cũng là vấn đề cần thiết cho sự phát triển Đã có nhiều học giả tham luận nhằm làm rõ về vấn đề này John Stuart Mill (1848/1909) đã tiên đoán trước rằng khi kinh tế

Trang 3

phát triển sẽ làm cho môi trường trở nên không bền vững với nhiều thuật ngữ sử dụng cũng tương tự như được sử dụng tại Hội nghị Stockholm và Rio để mô điều gì sẽ xảy ra Trong quá trình xây dựng các nguyên tắc thay thế của một nền kinh tế chính trị mà nó không phụ thuộc vào tăng trưởng, Mill cho rằng "điều kiện ổn định về tài chính và dân số không có nghĩa là trạng thái ổn định của sự cải thiện đời sống con người” (p IV.6.9) Tác giả cũng đưa ra nhiều mục tiêu cho sự tiến bộ về văn hoá, đạo đức và xã hội, "thậm chí nghệ thuật công nghiệp có thể là những thành công nhất" (p IV.6.9) Khi có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến sẽ nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng tài nguyên, cho phép sức mua tiếp tục được gia tăng vô hạn trong khi GDP vẫn không đổi hoặc thậm chí giảm Cũng với những lý luận tương tự, Daly và một số tác giả khác cho rằng một nền kinh tế quốc gia vững chắc sẽ có khả năng đáp ứng hiệu quả các nhu cầu không giảm đi so với bối cảnh hiện tại (Daly, 1992; Georgescu-Roegen, 1971; Mishan, 1969; Offer, 2000)

Trong thực tế, kinh tế tăng trưởng nhiều khi không nhất thiết có những đóng góp vào phát triển xã hội Ngược lại, nó có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống cũng như nhiều lợi ích khác đối với từng mặt hoặc tổng thể toàn xã hội Từ đó dẫn đến lập luận cho rằng hợp phần kinh tế của phát triển bền vững có thể là một mặt phát triển riêng biệt cho các mục đích mà được hiểu rộng rãi nhưng lại không được nhắc đến Dù rằng nó có thể có ảnh hưởng đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống, sự tăng trưởng kinh tế luôn là điều cần thiết để duy trì một nền kinh tế ổn định (Daly & Townsend, 1993) Mặc dù mối quan hệ giữa tăng trưởng và ổn định là ít khi được thảo luận trong mối liên quan với phát triển bền vững, nhưng nó lại là một hợp phần trung tâm của lý thuyết kinh tế

Adam Smith (1776/1904) cho rằng để gia tăng nguồn vốn bằng cách đẩy mạnh cạnh tranh cần thiết phải giảm lợi nhuận Smith cũng ghi nhận hệ quả xảy ra tương tự như vậy với tiền lương, và rằng một sự cân bằng về tiền lương là chưa bao giờ đạt được, cả tiền lương của lao động và lợi nhuận của đồng vốn có lẽ sẽ là rất thấp" (p 1.10.81) Ông cũng tập trung vào phân tích làm thế nào để cả lợi nhuận và mức lương lao động có thể được duy trì ổn định thông qua sự tăng trưởng thương mại quốc tế David Ricardo bình luận thêm rằng xu hướng này có sức hấp dẫn như các lợi nhuận, nó cần được kiểm tra lặp

đi lặp theo các khoảng thời gian như sự cải tiến các thiết bị máy móc (Ricardo, 1821/2001, pp 78-79) Do vậy, tăng trưởng kinh tế thông qua sự đổi mới công nghệ và phát triển thương mại quốc tế được hiểu như là một yêu cầu thiết yếu của một nền kinh tế thị trường, nó không nhằm tăng tỷ lệ lợi nhuận hoặc mức lương thực, mà chỉ nhằm giữ chúng không bị giảm đi Theo Mishan (1969), một hiệu quả cũng xuất hiện tương tự như

ở thị trường thời trang, nó không phải để thỏa mãn sự cần thiết hoặc sự mong muốn mà là

để tạo ra sự kích thích nhu cầu, một sự cần thiết cho tăng trưởng Cả lợi nhuận và mức lương thực tế đều biến động theo tỷ lệ của sự tăng trưởng, vì vậy nó thường được xem xét

là các thông số thích đáng duy nhất (Spangenberg, 2005) Theo lý thuyết kinh tế cổ điển,

sự tăng trưởng kinh tế liên tục là vấn đề chủ yếu, nếu không thì cả lợi nhuận và mức lương sẽ sụp đổ và nền kinh tế sẽ sụp đổ theo

Lý thuyết tân cổ điển khác với lý thuyết cổ điển ở chỗ chuyển sự nhấn mạnh chi phí sản xuất sang nhấn mạnh về nhu cầu của người tiêu dùng và phúc lợi Điều này cho phép sự hiểu biết tốt hơn về việc phân bổ các nguồn tài nguyên khan hiếm và tối đa hóa các nguồn phúc lợi trong một nền kinh tế ổn định Việc sử dụng các thuật toán cho phép phân tích chi tiết cân bằng kinh tế để có thể phân phối nguồn tài nguyên tối ưu xét theo khía cạnh tối đa tổng phúc lợi xã hội, và sở hữu của một người nào đó sẽ không thể được

Trang 4

tăng nên nếu không có sự giảm đi của người khác Một mặt khác của xu thế kinh tế hiện tại là chú ý đến các khía cạnh không cân bằng của hoạt động kinh tế, bao gồm các phương pháp tối đa hóa tốc độ tăng trưởng và khuyến khích sự tăng trưởng ổn định thay

vì quá trình tăng trưởng không ổn định, nghĩa là có lúc tăng vọt và sau đó lại sụt giảm nhanh Điều này không mâu thuẫn gì với lý thuyết cổ điển rằng tăng trưởng là điều cần thiết cho sự ổn định của một nền kinh tế thị trường cho dù nó đạt được thông qua sự đổi mới công nghệ, phát triển thương mại quốc tế, hoặc các hình thức khác

Xét ở nhiều góc độ khác nhau, nền kinh tế thị trường đã hoạt động rất tốt Mặc dù

xu hướng đó tạo ra những thay đổi xã hội chủ yếu vêf mặt kinh tế chứ không phải là các

lý do xã hội Người ta có lý do để nói rằng nền kinh tế thị trường đã vận hành tốt hơn bất

kỳ một hệ thống kinh tế nào khác mà chúng ta đã trải qua ở bất kỳ một khía cạnh nào, ngoại trừ khía cạnh bảo về môi trường Mặc dù Marx (1887) dựa trên phân tích của Smith 1776/1904 và Ricardo 1821/2001 khi đưa ra dự đoán nổi tiếng của ông là sản xuất tư bản chủ nghĩa tất yếu sẽ sinh ra một quy luật tự nhiên là tự phủ định chính nó (trang XXXII.3), nhưng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của hệ thống Xô Viết đã chứng tỏ là kém bền vững, với sự vận hành yếu kém về xã hội và môi trường Tuy nhiên, trụ cột kinh

tế của sự phát triển bền vững cần phải được thử nghiệm một cách cẩn thận Đây là một trụ cột riêng biệt tách rời sự phát triển xã hội Nó có một mục đích riêng nhằm duy trì nền kinh tế thị trường Nếu nền kinh tế thị trường chứng minh là không bền vững vì các lý do khác nhau nó phải được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn, hoặc một hệ thống kinh tế khác khả thi hơn sẽ nổi lên để thay thế nó

Các giá trị môi trường

Các nguyên lý thị trường tự do nhìn chung bảo vệ tài nguyên môi trường tuy có hiệu quả hơn so với kế hoạch hóa tập trung nhưng vẫn nó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế Adam Smith mô tả môi trường sống tự nhiên như là những vùng hoang vu chưa được cải tạo Ngoài giá trị chuyển đổi thành nơi sản xuất nông nghiệp, với các kỹ thuật hiện tại môi trường còn có nhiều giá trị khác có khả năng khai thác và nâng cao các giá trị của nó (Winpenny, 1995) Tuy nhiên, điều này sẽ là một thách thức khác trong khuôn khổ của sự phát triển bền vững Khi mà bất kỳ một chất lượng môi trường cụ thể nào được sử dụng cho mục đích kinh tế, nó sẽ chuyển từ phạm vi môi trường sang phạm vi kinh tế Đối với chất lượng môi trường, chẳng hạn như để duy trì khả năng độ phì cho sản xuất nông nghiệp cần thiết phải có các quyết định hợp lý Tuy nhiên, khi các chất lượng môi trường được chuyển thành giá trị kinh tế, trụ cột môi trường của phát triển bền vững sẽ trở nên không cần thiết

Giá trị kinh tế của môi trường đã tạo ra một cuộc tranh luận kéo dài xung quanh nguyên tắc đạo đức được ghi nhận trong nguyên tắc lấy con người làm trung tâm trong Tuyên bố Rio, mở rộng ra giá trị nhân văn cũng là giá trị kinh tế và khả năng thay thế các tài sản tự nhiên bằng các tài sản do con người tạo ra (Hopwood, Mellor & O'Brien, 2005; Spangenberg, 2005) Có rất nhiều vấn đề liên quan đến lượng giá trị kinh tế, bao gồm cả

sự lựa chọn một tỷ lệ suy thoái nào đó mà qua có tính đến các giá trị được hoặc mất trong hiện tại và trong tương lai (Pearce, 1993), đồng thời với việc đánh giá kết quả các mức độ rủi ro trong một phạm vi rộng có thể với các chi phí khác nhau (Vogel, 2001) Những vấn

đề như vậy xuất hiện trong nhiều khía cạnh của chất lượng môi trường, đặc biệt là đối với

đa dạng sinh học, nó cũng bao gồm cả vấn đề chính trị và đạo đức mà không thể được

Trang 5

đưa vào trong phân tích chi phí lợi ích riêng (Clémençon, 2005; Pearce & Moran, 1994) Định giá và phân tích chi phí lợi ích cũng yêu cầu một sự so sánh giữa chi phí và lợi ích

có khả năng xác định rõ ràng cho một lợi ích cụ thể (tài sản cá nhân) và các chi phí lợi ích lâu dài cho xã hội nói chung (tài sản công cộng) Trong nhiều trường hợp, công chúng sẽ không có đủ kiến thức và sự hiểu biết về các ảnh hưởng để có thể đánh giá chi phí và lợi ích so với những gì mà đã trải qua bằng kinh nghiệm thực tiễn về các tác động Để có sự hiểu biết như vậy cần chi phí lớn trong một hệ thống chính trị nhất định Ngay cả khi hệ thống chính trị có khả năng tạo ra một mức độ hợp lý nhằm tăng sự hiểu biết của công chúng và phản ánh đầy đủ lợi ích của tất cả các nhóm xã hội, quá trình phát triển cân bằng tương đối hoặc sự thỏa hiệp giữa những người có kinh tế và các giá trị khác nhau, nhất là về mặt chính trị hơn là kinh tế

Trong thực tế, các cuộc tranh luận về việc liệu tất cả các đăc trưng môi trường đều được đánh giá về mặt kinh tế hoặc một số khía cạnh cần được loại trừ và lượng giá riêng bằng những cách khác, những câu hỏi liệu việc phát triển bền vững có nên hay không sự

sự tách biệt giữa trụ cột môi trường với trụ cột kinh tế Đã có những luận cứ mạnh mẽ ủng hộ cho rằng một số chất lượng môi trường nên được đánh giá tách biệt với kinh tế, nhưng cũng có những ý kiến khác không đồng ý Trong khi đó, việc bảo vệ và khai thác môi trường vẫn tiếp tục được xác định bởi sự kết hợp của các quá trình chính trị và các hành vi của một thị trường không thích hợp

Bất kỳ một đặc trưng môi trường nào được giao dịch trên thị trường đều có giá trị nhân văn và mặc nhiên xem xét như có giá trị kinh tế, được xác định bởi một thị trường phản ánh giá trị trung bình mà từng cá nhân có thể chấp nhận dựa trên sức mua của họ Điều này không áp dụng đối với một số tài nguyên chung nhất định, chẳng hạn như không khí trong sạch, nó không thể được giao dịch trên thị trường Chính vì vậy mà quyết định bảo tồn hoặc sử dụng được quyết định bởi người đại diện cho cộng đồng hoặc chính sách dựa trên giá trị không được thể hiện về mặt kinh tế, nhưng nó có thể đóng góp một phần đến tính hợp lý của quyết định đó Điều này cũng không được áp dụng đối với các tài nguyên có giá trị cộng đồng khác, chẳng hạn như đa dạng sinh học Đây là một tài sản công cộng, sử dụng chúng không phải là riêng của một người nào nhưng nó vẫn có thị trường của nó Rừng mưa nhiệt đới có thể được mua và bán Nhưng đa dạng sinh học của

nó đang giảm đi do quá ít người có thể đánh giá được đầy đủ giá trị đa dạng sinh học của

nó để mua ngoài giá trị gỗ và đất nông nghiệp

Những áp lực tiềm ẩn của phát triển bền vững có thể ẩn chứa dưới các câu hỏi liệu các đặc trưng môi trường có nên được đánh giá về mặt kinh tế hay không và nếu như vậy cần phải làm thế nào Đa dạng sinh học của rừng mưa nhiệt đới đang chịu sự áp lực của thị trường yếu kém và các cách quản lý không thích hợp (Bulte & Engel, 2005), nhưng nó có thể được bảo đảm ngay lập tức bằng một trong hai cách sau: Các cá nhân có thể liên kết để trả giá cao hơn các công ty khai thác gỗ trong thương lượng mua một phần rừng và sắp xếp việc quản lý chung những cái thu nhận được của họ Hoặc một sự lựa chọn khác là các chính quyền có thể mua nó với danh nghĩa và cơ chế cần thiết để bảo đảm sinh kế của người dân địa phương và ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp Điều thứ nhất thường không được thực hiện với bất kỳ mức độ đáng kể nào, chủ yếu là do thị trường yếu kém và các chính sách quản lý không hợp lý các tài nguyên chung Điều thứ hai có thể được thực hiện hiệu quả hơn nhờ các cơ chế và tổ chức quốc tế thông qua việc tài trợ cho các nước đang phát triển để làm lợi môi trường toàn cầu, tuy nhiên nó cũng còn rất hạn chế do có rất ít nguồn lực so với những vấn đề yêu cầu cụ thể (Clémençon,

Trang 6

2004, 2006 ) Một sự gia tăng đáng kể nguồn tài trợ do các cơ chế quốc tế về thiên nhiên cho những quyết định quản lý được sự ủng hộ của những người đánh giá cao giá trị đa dạng sinh học Hiện nay, mức hỗ trợ cộng đồng không đủ cao để điều hòa những lợi ích đối lập và nhìn chung họ không hài lòng khi phải trả tiền cao hơn cho các chi tiêu cần thiết Đến lúc thời gian đó, gần như toàn thể công chúng đều bị thuyết phục về giá trị cao của đa dạng sinh học xét cả về góc độ kinh tế, con người, đạo đức hoặc bất kỳ một tiêu chí nào khác, một quá trình dân chủ đang tồn tại sẽ có thể thắng thế nếu sự bảo toàn được thực hiện ở bất cứ một sự nghiêm khắc hơn nó vốn có Điều tương tựu cũng được áp dụng cho vấn đề biến đổi khí hậu và mọi vấn đề môi trường chủ yếu được quan tâm khi

có các vấn đề quan tâm khác được chú ý hơn

Kinh tế có một vai trò thiết yếu trong các cuộc tranh luận công khai về tính toàn vẹn của môi trường toàn cầu, nhưng nó ít có vai trò trong khoa học vật lý và sinh học Con người nói chung có nhiều quan ngại về số phận của New Orleans và các công dân của nó hơn là về chi phí kinh tế, tuy nhiên cái giá đó có thể được tính toán Trên góc độ khoa học vật lý, người ta có thể đánh giá về mức độ mà sự gia tăng biến đổi khí hậu đóng góp đối với thảm họa New Orleans, và mức độ rủi ro của các sự kiện xảy ra sau đó sẽ là tương tự và thậm chí sẽ tồi tệ hơn Về mặt khoa học sinh học, bên cạnh niềm tin tinh thần, người ta cho rằng khi các sinh vật biến đổi gen được tạo ra bởi con người có khả năng tạo ra kết quả vượt xa các mối liên hệ phức tạp trong 4 tỷ năm tiến hóa của sinh vật giới Một số người cho rằng sự hội tụ của tất cả những điều không chắc chắn, sự phức tạp

và những rủi ro khác có thể dẫn đến những điều tồi tệ hơn cho con người Tuy nhiên một phần đông công chúng không tin là như vậy Kinh tế có thể là sự trợ giúp đáng kể khi nó đặt hệ tư tưởng của mình về một phía và thông báo cho công chúng về khả năng có thể cung cấp được nhiều hơn Spangenberg (2005) cho rằng điều cần thiết là phải phát triển các phương pháp tiếp cận đa tiêu chuẩn để phản ánh đầy đủ sự không chắc chắn về khoa học, những rủi ro có thể gây ra cho con người và điều đó được thừa nhận hoàn toàn về các mức độ thay đổi trong giá trị nhân văn giữa các nền văn hóa riêng biệt theo thời gian Các cuộc tranh luận về phát triển bền vững đã nâng cao nhận thức cộng đồng và góp phần làm tăng mối quan tâm của cộng đồng về vấn đề này Các chính phủ đã thừa nhận một sự chuyển đổi về nhận thức là cần thiết đặc biệt là tìm ra các mẫu hình tiêu thụ và sản xuất mới (United Nations, 1992) Điều này cũng dẫn đến quan điểm có xu hướng tách rời tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng hoặc làm hủy hoại tài nguyên môi trường Nó cũng được thể hiện trong chiến lược của EU về phát triển bền vững như là mục tiêu tổng thể của quản lý môi trường và chiến lược nòng cốt để điều hoà bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế liên tục (Giljum, Hak, Hinterberger, & Kovanda, 2005, p 32) Về nguyên tắc, sự tách rời này cũng có thể dấn đến làm hài hòa giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, quan điểm này không giải quyết được các căng thẳng giữa hai vấn đề về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Những khó khăn thực tế của việc thực hiện nó cũng giống như thực hiện phát triển bền vững Để đạt được hiệu quả, việc tách riêng lĩnh vực phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường phải là tuyệt đối, như vậy việc tăng trưởng kinh tế liên tục sẽ không dẫn đến làm gia tăng ô nhiễm môi trường hoặc không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên hữu hạn Tuy nhiên, trong cách tách biệt tương đối, việc gia tăng GDP có thể sẽ không đủ để bù đắp lại những những tác động của nó làm suy giảm mạnh mẽ môi trường Đối với những tác động toàn cầu sẽ không có việc tách riêng tuyệt đối mà ngược lại, do sự yếu kém trong sử dụng tài nguyên và môi trường

để phát triển đang xảy ra phổ biến ở các nước đang phát triển Tại châu Âu, một số đặc

Trang 7

trưng môi trường thể hiện sự tách biệt tương đối rõ rệt, trong khi đó sự tách biệt tuyệt đối với nhiều tác động chính vẫn đang gia tăng (Giljum et al., 2005) Những điều tương tự cũng được ghi nhận trong các dữ liệu được công bố tại Mỹ và các nước khác (Yale Center for Environmental Law & Policy, 2006) Như vậy, mục tiêu tách riêng ở EU được xác định không chặt chẽ và không thiết lập các mục tiêu một cách rõ ràng cho các tác động cụ thể (Giljum et al., 2005) Những mục tiêu tách riêng rẽ không tham vọng này là hoàn toàn tương thích với tốc độ tăng trưởng kinh tế Việc sử dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả môi trường thường làm giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và làm tăng tốc độ tăng trưởng trong khi tiếp tục góp phần vào sự tách riêng tương đối Các hiệu quả đạt được có thể không ảnh hưởng đến mức độ tuyệt đối của tác động, bởi vì ảnh hưởng trở lại được gây ra do giá thấp hơn thường kích thích tăng nhu cầu, giảm bớt các lợi ích (Cleveland, 2003) Sự đóng góp thứ hai để tách riêng tương đối có thể đạt được thông qua thương mại quốc tế Điều này có thể làm gia tăng mức tiêu thụ trong nước trong khi các hậu quả tiêu cực về môi trường lại xuất hiện ở phần khác trên thế giới (Giljum & Eisenmenger, 2004)

Tính khả thi của việc tách riêng như một phương tiện để phát triển bền vững dựa trên những giả định cho rằng toàn bộ thế giới có thể đi theo con đường phát triển đã được thực hiện ở các nước có thu nhập cao, từ nông nghiệp sang sản xuất đến các dịch vụ Theo đó mọi nền kinh tế đều có thể trở thành một nền kinh tế dịch vụ, sự tăng trưởng kinh tế của họ sẽ đến từ việc mở rộng các hoạt động mà sự tiêu thụ không vượt quá sự cải thiện môi trường và ô nhiễm không nhiều hơn khả năng hấp thụ của môi trường Bản chất của nền kinh tế này có thể là khả thi, nhưng sẽ có sự khác nhau cơ bản với bất kỳ một nền kinh tế nào đó đã được biết từ trước Những nền kinh tế dịch vụ thu nhập cao hiện nay không tồn tại một cách độc lập Chúng là một phần của kinh tế toàn cầu, trong đó có trao đổi thương mại rộng rãi với các nền kinh tế phi dịch vụ có thu nhập và tiêu thụ bình quân trên đầu người là thấp hơn nhiều

Sự phát triển của ai?

Ngay từ đầu thời kỳ đình trệ vào những thập niên 1930, John Maynard Keynes (1930/1963) đã viết về một giải pháp cho sự ảm đạm này bằng việc đề cao các ưu điểm của sự tích lũy tư bản, đồng thời cũng cảnh báo những tồn tại của nó Trong đó, ông đã nghiên cứu về sự tích lũy tái sản quốc tế của Anh Quốc đến những kho báu mà Drake đã lấy trộm từ Tây Ban Nha năm 1580 Ông thực hiện một phép tính đơn giản để chỉ ra bằng cách nào mà Anh Quốc có thể chiếm hữu tài sản nước ngoài để sau đó được tích lũy thông qua sự đầu tư hào phóng của Drake trong Công ty Levant, tiếp theo là việc sử dụng lợi nhuận để thành lập Công ty Đông Ấn (East India Company), những nguồn thu nhập này sau đó đã được đầu tư vào các phần khác trên thế giới đã làm tăng vốn tích lũy gấp hàng trăm nghìn lần trong giai đoạn 1580 - 1930 Toàn bộ thời kỳ này là một giai đoạn đầu tư trực tiếp và gián tiếp mạnh mẽ ra nước ngoài tại Trung Đông và Bắc Phi, trong tiểu lục địa Ấn Độ, tại châu Mỹ Latin, vùng cận Sahara Châu Phi Việc đầu tư đã giúp nước Anh phát triển, nhưng lúc này nước Anh vẫn không phải là một nước được nhận (Donaldson, 1986)

Lý thuyết phát triển đương đại tranh luận rằng một trong những nhu cầu chính cho sự phát triển của ở nước đang phát triển là cần nhận được sự đầu tư nhiều hơn từ các nước có thu nhập cao (World Bank, 2004) Nguyên tắc của các phương pháp được đưa ra

Trang 8

để đạt được điều đó bao gồm quyền thành lập ở các nước đang phát triển những công ty công nghiệp và các công ty quốc tế khác, tư nhân hoá và tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính, dịch vụ cung cấp năng lượng, dịch vụ cung cấp nước và các dịch vụ thiết yếu khác

có thể được sở hữu hoặc quản lý bởi các ngân hàng và các tổng công ty quốc tế Về lý thuyết, những lợi ích cho các nước đang phát triển không phải luôn luôn được nhận diện trong thực tế Theo Stiglitz (2002) các mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài và phát triển

là rất phức tạp, với các ảnh hưởng có thể có lợi và cũng có thể có hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố Tầm quan trọng của các yếu tố này được nhận thức rộng rãi nhưng, ngoại trừ lợi ích sẽ được đổ dồn về các quốc gia đầu tư Dù các tác động có thể là ở ngay trong các nước đang phát triển, đầu tư sẽ đưa thêm mô hình tích lũy sở hữu tư nhân của nền kinh tế dịch vụ hiện đại từ nước ngoài về tài sản và thu nhập nhận được từ họ Các đặc trưng khác của một nền kinh tế dịch vụ thu nhập cao cũng tiềm ẩn một sự căng thẳng có nguồn gốc từ lịch sử phát triển riêng của các nước đã phát triển Một lịch sử đã hoàn toàn được

bỏ lại ở phía sau, nhưng một khi những hiệu ứng còn tồn tại có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn

Sự đầu tư của Anh Quốc trong Công ty Đông Ấn không phải là một giao dịch thương mại đơn giản Nó đã diễn ra song song với cuộc cách mạng công nghiệp, trong đó có sự cung cấp mạnh mẽ các loại vũ khí chiến tranh bới các công ty tư nhân, tạo điều kiện cho sự vận chuyển nô lệ từ Châu Phi đến Mỹ để trồng bông, đã giúp đưa bông về nước Anh, kích hoạt sản phẩm dệt may được thực hiện trong nước Anh để bán tại Ấn Độ, và đưa về các đồ trang sức bằng đá quý gắn trên vương miện của Đế chế Anh Các nước Châu Âu khác và tiếp theo sau đó là Mỹ cũng hình thành đế chế kinh doanh riêng của họ bằng các giải pháp tương tự

Quá khứ là lịch sử, nhưng di sản của nó có thể xác định các điều kiện để tương lai bắt đầu Ngày nay, nhiều quốc gia đang phát triển đã nhanh chóng có được khả năng sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm khác nhờ tiếp nhận trực tiếp công nghệ tương tự từ châu Âu và Mỹ nhưng với lao động rẻ hơn Các nước phương Tây do đó không còn có khả năng xuất khẩu sản phẩm tương tự của họ sang các thị trường cũ hoặc không thể tách

họ ra như những thị trường riêng ngoài hệ thống thương mại toàn cầu mà tài sản của họ dựa vào đó Một giải pháp mới được thực hiện là họ sẽ không tiếp tục sản xuất và đưa vào thị trường các hàng hoá có số lượng lớn (Held, McGrew, Goldblatt, & Perraton, 1999) Họ chuyển sang đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ quảng cáo và dịch vụ phân phối, tạo ra các thương hiệu toàn cầu (Klein, 2001) Như vậy sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm nguồn gốc ở các nước có mức lương thấp có thể được bán ra trên toàn cầu ở một mức giá cao đủ để trả cho chi phí tiếp thị Song song với điều đó, các công nghệ mới được phát triển, được hứa hẹn và được bảo vệ về sở hữu trí tuệ, tiền bản quyền của tác giả sẽ đóng góp thêm vào thu nhập của nền kinh tế dịch vụ thương mại quốc tế

Với nguồn đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng của các hoạt động nêu trên đến sự phát triển ở các nước đang phát triển là phức tạp, nó có thể có lợi hoặc có hại (George & Kirkpatrick, 2004; Katrak & Strange, 2004) Nhưng lợi ích cho các nước phát triển là rõ ràng và dần hình thành các chính sách trọng tâm của các chính phủ Chiến lược Lisbon hứa hẹn đưa EU trở thành nền kinh tế tri thức năng động và cạnh tranh nhất trên thế giới (Commission of the European Communities, 2005, p 3) Việc cân nhắc chính thức dưới

sự chủ trì của cựu thủ tướng Hà Lan Wim Kok đã tuyên bố “Lisbon là sự hoàn tất tầm nhìn của châu Âu về những gì họ muốn có và những gì họ muốn giữ … đối thủ cạnh tranh gồm cả các nước và vùng lãnh thổ sẽ cùng chuyển động theo, sẽ đe dọa vị trí của châu Âu trong các liên minh kinh tế toàn cầu" Trong đó đặc biệt quan tâm là Trung

Trang 9

Quốc, họ đã bắt đầu cạnh tranh không chỉ ở hàng hóa có giá trị gia tăng thấp mà ngay cả các hàng hóa có giá trị gia tăng cao”, trong khi “Ấn Độ cũng là một thách thức đáng kể - đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ" (European Communities, 2004, p 12)

Nếu lý thuyết phát triển đương đại là đúng, những quan ngại này là không có cơ

sở Thu nhập của châu Âu sẽ không giảm đi do kết quả của sự phát triển ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ Khả năng cạnh tranh của những nước này trong hàng hóa có giá trị gia tăng thấp, sau đó là hàng hoá có giá trị gia tăng cao và tiếp đến thậm chí là dịch vụ có giá trị gia tăng cao không nên xem như một mối đe dọa mà đây là một dấu hiệu tốt đáng mừng

về sự phát triển của các nước đang phát triển trên con đường gia nhập vào hàng các nước phát triển Châu Âu kêu gọi duy trì vị thế có được của họ trong các liên minh kinh tế toàn cầu do đã trải qua lịch sử công nghiệp hóa và các đế chế đầy quyền uy Nếu chiến lược Lisbon thực sự là cần thiết cho việc duy trì các khoản thu nhập của châu Âu thì lý thuyết

tự do mới sẽ là đáng nghi ngờ Một lần nữa, các lý thuyết kinh tế cổ điển của Adam Smith và David Ricardo dường như là phù hợp hơn Điều này lại cho thấy một sự căng thẳng khác trong phát triển bền vững là đặc biệt khó giải quyết

David Ricardo đã nổi tiếng với quy luật về về lợi thế so sánh, nó xuất hiện để hỗ trợ các chính sách thương mại tự do mới, đồng thời giải thích tại sao nhiều nước đang phát triển thuộc loại nghèo nhất vẫn lựa chọn việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên của

họ hơn là cố gắng thử nghiệm những giải pháp khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội (Auty, 2000; Sachs & Warner, 1995) Khía cạnh này trong lý thuyết của Ricardo không đặt ra mối đe dọa đối với châu Âu, nhưng những lại đưa đến những khía cạnh khó giải quyết khác Đặc biệt, lý thuyết về giá trị lao động đã gợi ra rằng tăng năng suất không đồng nghĩa với việc tăng tiền lương Lý thuyết này được dựa trên học thuyết của Marx trong nguyên tắc đối lập của ông về mức độ mứa độ nghèo đói ở nước Anh công nghiệp

Lý thuyết này đã được khởi đầu bởi Smith và sau đó được Ricardo phát triển thêm Smith (1776/1904) đã viết "Nhu cầu cho lao động xác định số lượng cần thiết và tiện nghi của cuộc sống phải được trao cho những người lao động; và giá tiền của lao động phải được xác định bởi những gì là cần thiết để mua được số lượng này" (p 1.8.51) Ricardo (1821/2001) đã làm rõ thêm bởi lập luận cho rằng nền kinh tế thị trường khép kín trong điều kiện cân bằng, cạnh tranh cho công việc sẽ tạo áp lực làm giảm giá lao động xuống thấp tới cái giá cần thiết để cho phép người lao động tồn tại và để kéo dài sự cạnh tranh của họ (p 58)

Mức lương tối thiểu ở châu Âu đã tăng lên đáng kể từ thời Ricardo đã đặt ra một câu hỏi về tính đúng đắn của lý thuyết giá trị lao động cổ điển Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng nền kinh tế châu Âu không phải là nền kinh tế khép kín Lý thuyết Ricardo không gây ảnh hưởng đến bất kỳ nền kinh tế phụ nào nằm trên đáy của tỷ lệ thu nhập toàn cầu, chỉ áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc tế trong đó nó là một bộ phận Toàn cầu hóa đang thay đổi nền kinh tế hướng tới sự không phân biệt giữa các nền kinh tế có thu nhập cao và những nền kinh tế có thu nhập thấp Nếu điều đó xảy ra và nếu lý thuyết kinh tế cổ điển được áp dụng, mức lương tối thiểu toàn cầu sẽ giữ nguyên không thay đổi

và trở nên tương tự ở mọi nơi Ỏ đây sẽ không có sự san bằng tăng lên, thậm chí cũng không san bằng đến mức trung bình Chỉ có thể là sự san bằng xuống thấp Chiến lược Lisbon cố gắng để duy trì vị trí của châu Âu ở hàng đầu các liên minh kinh tế toàn cầu sẽ

là một câu trả lời rất có lý

Trang 10

Một tương lai chung

Phát triển bền vững đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Để đạt được sự phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về sinh học, vật lý, kinh

tế, xã hội và các quá trình chính trị liên quan Các lý thuyết kinh tế cổ điển và các lý thuyết kinh tế khác đều nhằm giải thích cho hành vi kinh tế xã hội được quan sát tuy nhiên đây không phải là điều bắt buộc Những quy luật mà các lý thuyết này xác định không nhất thiết phải được tuân theo, ngoài quy luật phụ thuộc lẫn nhau cần phải tuân thủ Họ chỉ đơn thuần giải thích những gì sẽ xảy ra trong khi không có hành động nào nhằm ngăn chặn nó

Một trong những khó khăn của việc thực hiện phát triển bền vững là không có một khái niệm rõ ràng và đầy đủ về phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững được đưa ra trong báo cáo Brundtland là quá rộng, lại không có các tài liệu tham khảo để

mở rộng về hai khái niệm quan trọng được đưa ra (World Commission on Environment and Development, 1987):

+ Khái niệm về nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu thiết yếu của người nghèo trên thế giới, theo đó ưu tiên quan trọng nhất cấn phải được đưa ra; và

+ Ý tưởng các giới hạn được đặt ra bởi tình trạng công nghệ và tổ chức xã hội, về khả năng của môi trường đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai (p 43)

Một vấn đề khá rõ ràng rằng tất cả quá trình phát triển kinh tế được xem là một yếu tố nội tại trong cả hai khái niệm này cần phải có sự thay đổi Phát triển kinh tế cần phải được xem như một trụ cột riêng biệt để tăng sức mạnh của nó như nó vốn có Khi vấn đề của sự phát triển không bền vững đã được xác định, phát triển có nghĩa là sự phát triển của các nước đang phát triển và không bền vững có nghĩa là một con đường phát triển đã được thiết lập bởi các nước phát triển Như vậy phát triển bền vững phải là một con đường khác mà cả hai nhóm nước này đều phải thực hiện nhằm tập trung vào các cách thức phát triển thân thiện môi trường hướng tới các nhu cầu của người nghèo trên thế giới

Báo cáo Brundtland đã trải qua một chặng đường dài hướng tới xác định làm thế nào để quan điểm phát triển bền vững có thể được vận hành, theo sau là các thỏa thuận quốc tế toàn diện trong tuyên bố Rio tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992, Chương trình nghị sự 21, Công ước về đa dạng sinh học, Công ước khung về biến đổi khí hậu Sự tiến xa hơn nữa được đưa ra trong các yêu cầu hành động rõ ràng cho 2 vấn đề môi trường lớn trên toàn cầu hiện nay, đặc biệt là thông qua công tác của Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu, Hội nghị về bảo tồn đa dạng sinh học và đánh giá sinh thái thiên niên kỷ (2005) Đồng thời, các nhóm công tác quốc tế về hàng hóa cho công chúng toàn cầu (2006) đã bắt đầu xác định những khó khăn cơ bản phải đối mặt trong việc quản

lý hàng hóa công cộng khi nền kinh tế thị trường được vận hành trong khung cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học toàn cầu Khó khăn này vẫn là trở ngại chính để triển khai thực hiện các yêu cầu phát triển được nêu ra tại Rio và tiếp theo đó Hardin (1968/1969) gọi nó là bi kịch của cộng đồng

Aguilera-Klink (1994) đã phê phán những phân tích của Hardin về sự yếu kém của thị trường trong việc quản lý hàng hóa công cộng trên hai điếm chính: Thứ nhất, các

xã hội truyền thống ít khi hành xử theo cách mà Hardin (1968/1969) mô tả trong sự minh họa của mình, ngoại trừ hợp tác phát triển có nghĩa là quản lý tài nguyên chung của họ Các xã hội hiện đại đều làm tương tự như nhau thông qua việc soạn thảo và ban hành các

Trang 11

khung pháp luật Tuy nhiên, xã hội toàn cầu không phải là một xã hội truyền thống, cũng không có luật pháp tương đương với những gì trong một xã hội hiện đại thực thi trong khuôn khổ quốc gia và các cấp dưới quốc gia Điều bị phê phán thứ hai liên quan đến Hardin là sự chiếm hữu tư nhân chỉ như một phương thuốc Nó không phải là sự công bằng như các phân tích ban đầu của tác giả, trong đó tư nhân hoá là sự lựa chọn thích hợp nhưng không phải luôn luôn là một điều có thể làm được và nó không phải là duy nhất

"Nghĩ về sự trộm cướp ngân hàng" ông đã viết: người ta có hành vi lấy tiền từ ngân hàng

vì ngân hàng là của chung Làm thế nào để chúng ta ngăn chặn hành động tương tự như vậy? Chắc chắn không phải là cố gắng để kiểm soát hành vi của anh ta chỉ bằng lời nói yêu cầu ý thức trách nhiệm của anh ta (p 378) Thay vào đó, luật pháp để ngăn cấm các hành động không mong muốn cần phải được ban hành và thực thi mạnh mẽ Tài sản công cộng có thể được chuyển đổi thành hàng hoá công cộng nếu nó được quản lý và sở hữu công, hoặc trong một số trường hợp tài sản tư nhân đang thuộc sở hữu và quản lý cá nhân, nhưng theo một cách khác khi luật pháp được thiết lập và tăng cường để thay mặt công chúng thì trong tương lai sẽ không còn tự do cho tất cả

Khí hậu toàn cầu và đa dạng sinh học toàn cầu vẫn là những gì có thể được coi là một tài nguyên tự do cho mọi người, trừ khi có một sự đồng thuận ràng buộc đạt được về bảo vệ chúng Mỗi quốc gia riêng có rất ít sự lựa chọn trong cuộc đua tối đa hóa hiệu quả kinh tế của riêng mình nên họ có thể bất chấp các tác động đến sự bền vững của môi trường toàn cầu Hãy xem tình trạng này được quản lý như thế nào trong hai trường hợp (Vogler, 2000) Một mặt yêu cầu ý thức trách nhiệm và sự hợp tác giữa các quốc gia có chủ quyền, trong khi đó lại không có câu trả lời ngắn gọn về sức mạnh của luật pháp toàn cầu có thể được thi hành

Bản thân thị trường không có khả năng giải quyết được vấn đề Tốt nhất là thực thi các giải pháp cộng đồng, ví dụ thông qua các vấn đề về cấp chứng chỉ cho lượng phát thải khí nhà kính Thương mại hóa cacbon là ví dụ về một công cụ có thể được sử dụng bởi các nhà hoạch định chính sách nhằm điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp tư nhân, để sức mạnh thị trường có thể được đưa vào dịch vụ cung cấp hàng hoá công cộng Cuối cùng, cũng giống như có một khung pháp lý trong đó sức mạnh thị trường có thể cho phép hoạt động vì lợi ích chung Bằng cách cấp chứng chỉ cacbon, các chính phủ tạo

ra một thị trường nhân tạo và ưu đãi để giảm lượng khí thải với cách có hiệu quả kinh tế nhất Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng và tác động của nó đến các cộng đồng khác nhau ở các quốc gia khác nhau hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của chính phủ về mức tín chỉ được cấp và các giải pháp mà thị trường được quy định (Ott & Sachs, 2000)

Sự phát triển nhận thức công chúng là một yếu tố sống còn trong việc ngăn chặn một thảm kịch chung toàn cầu, nhưng nó cần có sự hợp tác chặt chẽ để hình thành một mặt bằng nhận thức mới Các kỹ thuật tổng hợp được minh họa trong Hardin đã kiềm chế các lực lượng liên kết quản lý suy thoái đất đai bởi vì tất cả họ đều nhận ra rằng nếu bất

cứ một ai trong số họ không tham gia sẽ có tổng đàn gia súc lớn nhất khi cuộc khủng hoảng đến và một cơ hội lớn nhất trở thành ưu thế khi vượt qua được Không có vấn đề mức độ nhận thức rằng đất đó chăn thả quá mức là cao như thế nào và cũng không có vấn

đề mức độ quan tâm cao như thế nào, thậm chí mối quan tâm còn cao hơn về các hậu quả khi bị thất bại trong cạnh tranh với một đối thủ không có đạo đức

Nhận thức cộng đồng về sự cần thiết cho sự phát triển bền vững đã trở thành vấn

đề xuyên suốt trong phần đầu báo cáo Brundtland (World Commission on Environment and Development, 1987) Với chủ đề “Tương lai chung của chúng ta”, báo cáo khuyến

Ngày đăng: 19/03/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w