Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa trong cộng đồng dân cư vùng đô thị hóa (Trang 28 - 36)

1.2.1.1. Văn hóa

Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa, do vậy tùy thuộc vào cách tiếp cận hay mục đích khác nhau mà người ta có thể đưa ra những quan niệm khác nhau về văn hóa. Chính vì tính đa nghĩa của nó mà A.L. Kroeber và A.C. Kluckhohn ngay từ năm 1952 đã thống kê có 164 định nghĩa về văn hóa. Theo tiến trình thời gian, quan điểm về văn hóa không ngừng phát triển. Cho đến nay trên thế giới người ta cũng khó có thể đưa ra một con số chính xác về số lượng khái niệm văn hóa.

Edward B.Tylor - nhà nhân học Anh là một trong những người đưa ra khái niệm khoa học về văn hóa sớm nhất. Trong công trình Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture - 1871), Edward B.Tylor cho rằng “văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [102, tr.13].

Theo định nghĩa này của Edward B.Tylor, văn hóa bao gồm mọi mặt hành động của con người từ những gì thuộc về đời sống thường nhật đến những gì thuộc về chính

sách cho cuộc sống và từ những hình thức giải trí dân dã đến nghệ thuật. Quan niệm về văn hóa của Edward B.Tylor cho đến nay vẫn còn có giá trị và được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình.

Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về văn hóa. Trong đó phải kể đến định nghĩa về văn hóa của Đào Duy Anh và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đào Duy Anh cho rằng “Văn hóa là cách sinh hoạt của con người” [2, tr.10-11]. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi nghiên cứu và tìm hiểu những giá trị văn hóa của nhiều dân tộc đã nhận xét “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [63, tr.431].

Tiếp cận văn hóa từ góc độ giá trị, Trần Ngọc Thêm và Ngô Đức Thịnh có những điểm tương đồng trong quan niệm về văn hóa. Theo Trần Ngọc Thêm, “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [93, tr.10]. Còn Ngô Đức Thịnh cho rằng “Văn hóa là những sáng tạo của con người, mang lại giá trị cho con người, trong đó bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, nó rút ra từ đời sống thực tiễn của con người tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội mà họ đang sống” [97, tr.19].

Theo UNESCO, “Văn hóa nên được xem là một tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội và ngoài văn học, nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng” [114].

Từ những quan điểm trên cho thấy, khái niệm văn hóa có nội hàm khá rộng. Tuy nhiên, dù sử dụng khái niệm văn hóa ở cấp độ khái quát nào thì cũng phải quan tâm đến hai khía cạnh: 1/ Văn hóa đã tự tái hiện như thế nào trong thời gian? 2/ Ta có thể giải thích sự thay đổi văn hóa như thế nào? [28, tr.41].

Trong nghiên cứu này, khái niệm văn hóa được sử dụng bao gồm phương thức hoạt động và sinh hoạt của con người, hệ thống các giá trị, truyền thống, phong tục tập quán và tín ngưỡng.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về biến đổi xã hội. Theo G. Endruweit và Trommsdorff đã (2001), “Biến đổi xã hội là một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu của một hệ thống xã hội” [24, tr.26]. Còn theo Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (1997), “Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian” [18, tr.275].

Như vậy, có thể hiểu biến đổi xã hội là quá trình vận động của xã hội, trong đó diễn ra những thay đổi về cơ cấu xã hội, các thiết chế xã hội và các quan hệ xã hội...

1.2.1.3. Biến đổi văn hóa

Có nhiều cách hiểu khác nhau về biến đổi văn hóa. Hiểu một cách rộng nhất, biến đổi văn hóa có thể hiểu là: một sự thay đổi so với một tình trạng văn hóa hoặc một nền văn hóa có trước dưới những tác động của những nhân tố chính trị - kinh tế - xã hội. Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta cho rằng sự biến đổi văn hóa được đề cập đến là sự biến đổi về cấu trúc của văn hóa, về các thành tố của văn hóa và các giá trị văn hóa. Và sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội [8, tr.36].

Biến đổi văn hoá bao hàm những sự chia sẻ, những sự biến đổi tương đối lâu dài của những mô hình ứng xử và niềm tin văn hoá. Nhìn ở khía cạnh lịch sử, xã hội nào cũng biểu lộ những sự biến đổi, cũng trộn lẫn những sự tiếp nối và biến đổi” [134, tr.65-66].

Trong luận án này, biến đổi văn hóa được hiểu là sự vận động văn hóa theo thời gian và dưới tác động của yếu tố chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. Biến đổi văn hóa tại các vùng đô thị hóa được hiểu là quá trình mà trong đó diễn ra sự thay đổi phương thức hoạt động sống, thay đổi lối sống, các phong tục tập quán, chuẩn mực và giá trị... của người dân vùng đô thị hóa.

Để biến đổi văn hóa cần phải có cơ sở và điều kiện để thúc đẩy. Về cơ sở để biến đổi văn hóa bao gồm một số nhân tố cơ bản như: các nhân tố biến đổi kinh tế; các nhân tố biến đổi khoa học và kỹ thuật - công nghệ; nhân tố tư tưởng; phát triển dân số về quy mô cơ cấu, chất lượng; biến đổi thiết chế xã hội - văn hóa theo hướng phát

triển nhiều dạng thiết chế của Nhà nước và của xã hội; giao lưu văn hóa. Còn điều kiện biến đổi gồm: thời gian, không gian và nhu cầu văn hóa [108, tr.45].

1.2.1.4. Đô thị

Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về đô thị giữa các nước trên thế giới. Phần lớn các quốc gia dựa vào tiêu chí quy mô dân số để xác định đô thị, nhưng quy mô dân số là bao nhiêu thì lại tuỳ thuộc vào từng quốc gia. Ngoài ra, cũng có những quốc gia dựa vào tiêu chí chính trị để xác định các khu đô thị, chẳng hạn như ở Brazil, người ta không dựa vào quy mô dân số mà dựa vào chức năng chính trị.

Ở Việt Nam, đô thị có thể hiểu là nơi đông dân, tập trung buôn bán như thành phố, thị xã[125, tr.651].

Theo nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ Việt Nam về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị thì đô thị là khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau:

 Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

 Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:

- Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. - Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn, tỷ lệ lao động phi nông

nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân số ít nhất là 4.000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000 người/km2.

Một số đặc trưng cơ bản phân loại xã hội đô thị và nông thôn

Đặc trưng Khu vực đô thị Khu vực nông thôn Nghề

nghiệp

Cư dân chủ yếu gắn với thương mại - dịch vụ, quản trị, công chức, nghề tự do và các nghề phi nông nghiệp khác.

Cư dân chủ yếu gắn với trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và các nghề nông nghiệp khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trường Sự tách biệt với thiên nhiên lớn hơn. Môi trường nhân tạo lấn át môi trường

Môi trường tự nhiên ưu trội hơn môi trường xã hội - nhân văn. Con người

tự nhiên. quan hệ trực tiếp với tự nhiên. Kích cỡ

cộng đồng

Kích cỡ cộng đồng lớn hơn nhiều, gắn với văn minh công nghiệp.

Các cộng đồng nhỏ gồm nông trại và làng gắn với văn minh nông nghiệp. Mật độ dân

số

Lớn hơn cộng đồng nông thôn. Tính nông thôn và mật độ dân cư là tương ứng nhau.

Thấp hơn cộng đồng đô thị, hình thành hai khái niệm tương phản: tính nông thôn và mật độ dân cư.

Tính hỗn tạp và thuần nhất về dân cư

Tính không đồng nhất lớn hơn so với các cộng đồng nông thôn. Tính không thuần nhất và tính đô thị là hai khái niệm tương ứng nhau.

Thuần nhất hơn về đặc điểm chủng tộc và tâm lý.

Sự khác biệt và phân tầng xã hội

Sự khác biệt và phân tầng xã hội là những khái niệm tương ứng với tính đô thị.

Khoảng cách khác biệt và phân tầng xã hội ít hơn so với đô thị.

Hướng di động

Gia tăng mạnh hơn. Tính đô thị và tính di động là hai khái niệm tương ứng nhau. Chỉ trong giai đoạn đặc biệt mới có sự di động từ đô thị về nông thôn.

Những kiểu di động theo kiểu lãnh thổ, nghề và những kiểu khác thường có cường độ không lớn, thường là di động cá nhân từ nông thôn ra đô thị. Hệ thống

tương tác

Quan hệ xã hội ẩn danh, được tiêu chuẩn hóa và hình thức hóa.

Quan hệ xã hội thường là các quan hệ sơ cấp, dựa trên tình thân láng giềng và huyết thống, ít phức tạp hơn.

Nguồn: Tô Duy Hợp (1997), Xã hội học nông thôn (tài liệu tham khảo nước ngoài), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.26-27.

1.2.1.5. Đô thị hóa

Theo từ điển xã hội học, G. Endruweit và Trommsdorff, khái niệm đô thị hóa được dùng theo ba nghĩa khác nhau:

(1) Sự tăng trưởng vượt quá mức trung bình số những người dân sống ở đô thị so với toàn bộ dân cư ở một nước hay ở một lục địa;

(2) Sự tăng trưởng về dân cư hoặc diện tích của từng thành phố riêng; (3) Sự mở rộng văn hóa và lối sống thành thị[24, tr.151].

Theo Hà Huy Thành “đô thị hóa là một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh quá trình chuyển hóa và chuyển dịch dân cư nông thôn với phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt nông nghiệp là chủ yếu sang phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt - phương thức đô thị” [89, tr.84].

Còn từ hướng tiếp cận nhân học đô thị, “đô thị hóa được hiểu là một quá trình kinh tế và xã hội để biến một vùng dân cư không có cuộc sống đô thị thành một vùng

dân cư thuộc tính của xã hội đô thị; là một quá trình biến đổi văn hóa và ứng xử. Văn hóa và cách ứng xử đô thị dần dần bao trùm lên và làm tan biến dần văn hóa và ứng xử truyền thống nông thôn” [22, tr.115].

Mặc dù có những cách hiểu khác nhau song có thể thấy đô thị hóa trước hết là một quá trình gắn liền với sự thay đổi về không gian và gia tăng mật độ dân cư trong một khu vực theo thời gian. Đó là sự tổ chức lại môi trường sống của con người và biến đổi cấu trúc xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đô thị hóa không chỉ làm cho thay đổi, phân bố dân cư và những yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống xã hội, phổ biến lối sống đô thị tới các vùng nông thôn và toàn xã hội. Điều này có nghĩa là, quá trình đô thị hóa không chỉ diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng dân số, mở rộng lãnh thổ, tăng trưởng về sản xuất, mà còn thể hiện cả về chất lượng, nâng cao tiêu chuẩn sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu văn hóa và nhu cầu [65, tr.15].

Cùng đề cập đến đô thị hóa, người ta còn đưa ra khái niệm về đô thị hóa ngoại vi. Đô thị hóa ngoại vi là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp hóa và kết cấu hạ tầng,... tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị,... góp phần đẩy nhanh đô thị hóa nông thôn [75, tr.15].

1.2.1.6. Cộng đồng

Cộng đồng là một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ, và do vậy họ thường có một ý thức/tình cảm về sự thống nhất trong một địa phương và một khả năng tham gia những hoạt động mang tính tập thể vì quyền lợi của địa phương đó [58, tr.101].

Như vậy có thể nói, cộng đồng là khái niệm dùng để chỉ những dân cư sống trong một vùng lãnh thổ nhất định. Cộng đồng dân cư được sử dụng trong luận án là nhằm chỉ những dân cư sống ở cùng một phường/xã.

Cộng đồng dân cư vùng đô thị hóa: Là một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một vùng lãnh thổ đang có những thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội cũng như văn hóa và cách ứng xử do tác động của quá trình đô thị hóa.

Cộng đồng dân cư vùng đô thị hóa trong nghiên cứu này được xác định là: - Những người sống trên cùng một lãnh thổ về mặt địa lý hành chính (xã,

- Địa bàn cư trú nằm giữa khu vực nông thôn và thành thị; là nơi có sự chuyển đổi diện tích đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp với mục đích phát triển đô thị.

1.2.1.7. Giao lưu và tiếp biến văn hóa

Là khái niệm chỉ quá trình tiếp nhận và biến đổi của văn hóa. Đó là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người, cộng đồng dân cư có văn hóa khác nhau, tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi của văn hóa của một hoặc nhiều nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố “nội sinh” với yếu tố “ngoại sinh”, tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa còn là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài của mỗi chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi tộc người, mỗi quốc gia phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố “nội sinh” và yếu tố “ngoại sinh” [124, tr.26].

1.2.1.8. Lối sống

Theo Trịnh Duy Luân “Lối sống dùng để chỉ các khuôn mẫu hành vi, ứng xử của các cá nhân, các nhóm xã hội trong hoàn cảnh, điều kiện sống, tình huống cụ thể

[58, tr.129].

Nguyễn Văn Huyên cho rằng: “Lối sống là tổ hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phong thái sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa con người với con người, giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống” [50, tr.29].

1.2.1.9. Lối sống đô thị

Ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, Luis Wirth, nhà xã hội học người Mỹ đã đưa ra định nghĩa về lối sống đô thị (urbanism) như là “các khuôn mẫu (patterns) của văn hóa và cấu trúc xã hội, đặc trưng ở các đô thị và khác căn bản với văn hóa của các

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa trong cộng đồng dân cư vùng đô thị hóa (Trang 28 - 36)