Định Công và Minh Khai trong quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa trong cộng đồng dân cư vùng đô thị hóa (Trang 50 - 61)

2.2.1.1. Phường Định Công

Về địa giới, Định Công hiện nay nằm ở phía nam của quận Hoàng Mai, phía đông giáp phường Phương Liệt, phía tây giáp phường Kim Giang (quận Thanh Xuân),

phía nam giáp phường Đại Kim, phía bắc giáp phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân). Định Công được chuyển thành phường ngày 01 tháng 01 năm 2004. Diện tích của phường hiện nay là 275,5 ha, trong đó đất thổ cư là 168,8 ha, còn lại là diện tích đất canh tác, mặt nước và đất khác.

Tên Định Công được gắn liền với truyền thuyết thời vua Hùng thứ 17 (vua Hùng Nghị Vương). Theo truyền thuyết thì bà Xuyên Nương (vợ vua Hùng Nghị Vương) khi đang mang thai trong một lần du ngoạn ở vùng Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì), thuyền của bà dừng lại ở bến sông bên trang Định Công thì bà đã sinh được một người con trai khôi ngô tuấn tú. Vua vui mừng và ra lệnh đặt tên nơi đây là Định Công có nghĩa là lộc nước định cho người có công. Tên Định Công được giữ từ đó đến nay [4, tr.10].

Trong lịch sử, Định Công đã có nhiều lần thay đổi các đơn vị quản lý hành chính. Vào thời tiền sử, Định Công thuộc quận Giao Chỉ nước Văn Lang. Đến thế kỷ VIII, Định Công thuộc huyện Long Đàm (Đầm Rồng). Đến đời Trần huyện Long Đàm đổi tên thành huyện Phượng Long Thành, sau đó đến đời Lê lại đổi tên thành huyện Thanh Đàm. Tuy nhiên, sau đó vì kiêng tên húy của vua Lê Duy Đàm nên huyện Thanh Đàm được đổi lại tên thành Thanh Trì. Giai đoạn này Định Công được chia làm ba khu: Khu Thượng, Khu Hạ và Hoàng Anh.

Đất Định Công là một trong những vùng đất cao và có vị trí đẹp, nằm cạnh dòng sông Tô Lịch chảy qua rất thuận lợi cho việc làm ăn và đi lại nên đã có nhiều người từ nơi khác đến đây để sinh sống. Chính vì vậy, ở Định Công có nhiều dòng họ lớn như: Mai, Trần, Lý, Lê, Quách, Hoàng (sống nhiều ở thôn Thượng), Nguyễn, Trịnh, Phan, Đặng, Vương; Vũ (sống nhiều ở thôn Hạ), Ngô (sống nhiều ở thôn Hoàng Anh). Riêng dòng họ Bùi đến đời Lê đã chuyển sang cư trú ở Giáp Nhị (nay là Thịnh Liệt) [4, tr.15]. Các dòng họ ở Định Công đều giàu lòng yêu nước, nhiều người có đức, có tài và có công đóng góp xây dựng đất nước. Trong đó, dòng họ Bùi có nhiều người học cao và làm quan triều đình. Điển hình là Bùi Xương Trạch, đỗ tiến sỹ khoa thi mậu tuất (1477) đời vua Lê Thánh Tông; Bùi Xương Tự, thi đậu năm 1691, ông là người giỏi văn thư; Bùi Huy Bích thi đậu Hoàng giáp khoa thi Kỷ Sửu (1769) thăng đến bộ Tả Thị Lang, hàm Tham Tụng, tước Kế Liệt Hầu, đến đời Lê Chiêu Thống thì ông cáo quan. Ngoài ra, dòng họ Trịnh cũng có nhiều người học cao và giỏi trong

nghề y như: Trịnh Đình Thái đỗ cử nhân khoa Bính Ngọ (1846); Trịnh Đình Ngoạn là thầy thuốc giỏi từng giữ chức Thái y trưởng trong phủ chúa Trịnh [4, tr.16].

Định Công cũng có nhiều nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống như: đan gối mây, làm giày da (thôn Hạ, thôn Hoàng Anh), đặc biệt là nghề kim hoàn (thôn Thượng) đã được nhiều người biết đến và được truyền miệng trong nhân dân với câu nói “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”.

Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta, Định Công thuộc tổng Khương Đình, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Thời kỳ này Định Công được chia thành nhiều giáp: Làng Thượng có 6 giáp: Tam Đa, Thiên Phúc, Thọ Trường, Yên Bình, Yên Thành, Yên Mỹ; Làng Hạ có 12 giáp: 6 giáp thuộc về giáp Tả và 6 giáp thuộc về giáp Hữu [4, tr.26].

Cuối năm 1940, khi phát xít Nhật tiến vào Đông Dương, hương lý và cường hòa các giáp vừa làm tay sai cho Pháp vừa làm tâng công cho quan Nhật đã bắt dân đóng thuế nặng. Giai đoạn từ 1940 - 1945, người dân Định Công chịu nhiều sự áp bức, nhiều người đã phải bỏ làng ra đi.

Ngày 21/11/1945, theo sắc luật quy định thì Hà Nội có 5 khu phố nội thành và 120 xã ngoại thành (Định Công thuộc xã ngoại thành). Thời điểm này sau sự thành công của cách mạng tháng Tám, người dân Định Công đã ra sức cải tạo đất hoang hóa ven đầm lớn và ven sông Tô Lịch để trồng cây lương thực đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân trong xã. Một số sản phẩm nông nghiệp của Định Công đã được nhiều người biết đến như ổi (dọc bờ sông Tô Lịch), ớt (được trồng ở cánh đồng các thôn trong xã)...

Thời kỳ bị Pháp tạm chiếm (1946-1954), Định Công thuộc quận Quỳnh Lôi. Tháng 10 năm 1954, sau khi thủ đô Hà Nội được tiếp quản, Định Công thuộc quận Ngã Tư Sở và đến năm 1955 lại được chuyển về quận VII. Trong giai đoạn trước năm 1955, Định Công đã có những lần thay đổi về mặt quản lý hành chính và có sự biến động về dân số.

Đến Quốc hội khóa II tại kỳ họp thứ 2 đã phê chuẩn Nghị quyết mở rộng Hà Nội, Định Công được sáp nhập lại với huyện Thanh Trì. Địa giới Định Công lúc này phía đông giáp với quốc lộ 1A, phía tây là sông Tô Lịch giáp với thôn Tam Kim, phía nam giáp với

thôn Đại Từ, còn phía bắc giáp với sân bay Bạch Mai và xã Khương Đình. Định Công có 3 thôn là thôn Thượng, thôn Hạ và thôn Trại (Hoàng Anh).

Cơ sở hạ tầng của Định Công thời kỳ này cũng dần được đầu tư nhằm phục vụ cho đời sống và công việc sản xuất của người dân như: nhà trẻ, đường điện công suất 100KVA. Khi có điện, người dân Định Công cũng bắt đầu chú ý đến điện khí hóa nhằm giảm sức lao động và tăng năng suất. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng cũng được Định Công quan tâm. Giai đoạn này Định Công đã xác định nhiệm vụ của xã là vành đai thực phẩm (chủ yếu là rau) của Thành phố.

Năm 1959, cùng với việc xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, Định Công chú ý đến việc phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp. Các hợp tác xã thủ công, tín dụng và hợp tác xã mua bán được thành lập. Tiểu thủ công nghiệp phát triển đã thu hút một lượng lao động địa phương tham gia vào công việc này, do đó, số lao động làm nông nghiệp trong giai đoạn này bắt đầu có xu hướng giảm xuống. Đời sống của người dân Định Công bắt đầu có những bước chuyển biến tích cực.

Diện tích đất nông nghiệp của Định Công thời kỳ này bắt đầu có xu hướng giảm do một số mảnh đất được sử dụng vào đào ao, hồ chăn nuôi cá. Nhiều đầm hồ nuôi cá mới cũng được xã đầu tư, nâng diện tích đầm hồ nuôi cá từ 48 ha lên 52 ha.

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) được coi là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nước ta mở ra một thời kỳ phát triển mới. Nền kinh tế phát triển với nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra hướng phát triển mạnh mẽ cho đất nước nói chung và các địa phương nói riêng. Bên cạnh đó là chính sách khoán 10 đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho người dân làm nông nghiệp.

Là một xã nông nghiệp ven đô, Định Công đã nhanh chóng triển khai chính sách khoán 10 của Bộ chính trị. Chính quyền xã đã kiểm kê, đánh giá hiện trạng sử dụng quỹ đất trên toàn xã, từ đó có triển khai giao đất cho người dân. Nhờ chính sách giao đất, người dân Định Công cũng tích cực hơn trong việc canh tác. Một số diện tích đất trước đây trồng lúa hay bị ngập úng, không mang lại hiệu quả đã được xã chuyển đổi sang đào ao, hồ nuôi cá. Do có sự thay đổi mục đích sử dụng đất nên diện tích đất canh tác giai đoạn này ở Định Công có những thay đổi. Diện tích trồng lúa giảm đi, đổi lại diện tích trồng màu, trồng hoa và diện tích ao hồ tiếp tục tăng lên.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng VII về “tiếp tục mở cửa và hội nhập”, cùng với việc nắm bắt được nhu cầu lương thực của người dân nội thành, Đại hội Đảng bộ xã Định Công khóa 17 đã có Nghị quyết “Chuyển hướng mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang sản xuất hàng hóa phù hợp với cơ chế thị trường và nhu cầu tiêu thụ của Hà Nội. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng cây có giá trị hàng hóa cao. Phát triển mạnh mẽ chăn nuôi, tăng nhanh diện tích chăn nuôi cá, nuôi lợn đàn, lợn hướng nạc, nuôi gà công nghiệp, vịt đàn cung cấp cho thành phố” [4, tr.72]. Nghị quyết này đã có tác động nhanh chóng đến các hoạt động sản xuất của người dân. Người dân Định Công từng bước chuyển dịch cây trồng từ trồng lúa sang các cây hoa màu. Công tác chăn nuôi gia súc, gia cầm và cá cũng được chính quyền đầu tư. Chính quyền xã đã đầu tư xây dựng trại chăn nuôi kết hợp với vận động người dân tham gia chăn nuôi tại gia đình. Với chính sách này, hàng năm Định Công đã cung cấp cho thị trường hàng ngàn tấn rau, hàng trăm tấn thịt gia súc, gia cầm và cá. Đời sống của người dân ngày một khá lên.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã dự tính trước tình hình đất canh tác sẽ dần bị thu hẹp nên tại Đại hội Đảng bộ xã khóa 18 (1994-1995) đã xác định sớm đưa các ngành nghề dịch vụ thương mại phát triển nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ như vật liệu xây dựng, bách hóa, thực phẩm, cơ khí, sửa chữa điện tử, các nghề mộc, nề, cửa sắt, chế biến thực phẩm... [4, tr.73] vào địa phương.

Ngành thủ công nghiệp của Định Công trong giai đoạn này đã có sự chuyển biến tích cực hơn. Nhiều hợp tác xã tiểu thủ công đã mở rộng quy mô, xây dựng nhà xưởng và tuyển dụng lao động. Số lao động của nhiều hợp tác xã đã tăng lên gần 10 lần. Lao động của các hợp tác xã vẫn chủ yếu là người dân địa phương.

Cũng giống như nhiều vùng chịu tác động của quá trình đô thị hóa, những dấu hiệu tác động rõ nét đầu tiên trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Định Công là việc thu hồi đất của Nhà nước để chuyển mục đích sử dụng. Tháng 8 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thu hồi khu đất 35 ha của Định Công để xây dựng khu đô thị mới Định Công (Quyết định 543/TTg ngày 12 tháng 8 năm 1996) và sau đó, UBND thành phố Hà Nội cũng ra quyết định thu hồi 0,82 ha đất để làm đường vào khu đô thị mới Định Công. Tiếp theo đó, năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thu hồi 6,34 ha để xây dựng khu đô thị mới Đại Kim - Định Công.

Những tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa đến Định Công có lẽ cũng chính từ sau khi có những quyết định thu hồi đất của Nhà nước. Việc thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất ở, một mặt mang lại bộ mặt mới cho Định Công với những dấu ấn của đô thị, mặt khác nó cũng có những tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân nơi đây. Trong đó, có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hành chính. Khi còn là xã, Định Công có 3 làng, sau khi chuyển thành phường các đơn vị hành chính được tổ chức thành 25 khu dân cư gồm 84 tổ dân phố.

2.2.1.2. Xã Minh Khai

Xã Minh Khai hiện nay thuộc huyện Từ Liêm, nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội. Về mặt địa giới, phía tây và tây bắc giáp xã Tây Tựu, phía bắc giáp xã Liên Mạc, phía nam và tây nam giáp xã Xuân Phương và phía đông giáp xã Phú Diễn. Xã gồm có bốn làng: Nguyên Xá, Kiều Trì (Văn Trì), Ngọa Long và Phúc Đam (Phúc Lý). Cả bốn làng đều nằm sát bên nhau ở phía tây sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 13 km. Trên địa bàn xã có các đường giao thông: quốc lộ 32 (Hà Nội - Sơn Tây), đường 70 (Thượng Cát - quận Hà Đông), đường 72 (Phú Diễn - Liên Mạc).

Theo những tài liệu của các nhà khảo cổ học, nguồn gốc Minh Khai được hình thành cách đây khoảng 3000 - 4000 năm. Theo thư tịch cổ, bản thần tích ở làng Phúc Lý cho thấy vào thời vua Hùng Vương thứ 18, võ tướng Đào Trường đã ở đây chiêu binh, nghĩa sỹ để đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc [5, tr.11].

Trong lịch sử, tính đến thời điểm trước 1954, bốn làng Nguyên Xá, Văn Trì, Ngọa Long và Phúc Lý thuộc xã Minh Khai ngày nay đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính khác nhau. Trước năm 43 sau công nguyên, bốn làng này thuộc quận Giao Chỉ, sau năm 43 đến đầu thế kỷ VIII, Nguyên Xá, Văn Trì, Ngọa Long (hay còn gọi là Diễn), còn Phúc Lý là Đam thuộc huyện Từ Liêm. Thời kỳ Lý, Trần và hậu Lê ba làng (Nguyên Xá, Văn Trì, Ngọa Long) thuộc xã Phù Diễn, còn và Phúc Lý thuộc xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, Sơn Tây Đạo (thế kỷ XVII đổi là trấn Sơn Tây). Năm 1897, xã Phù Diễn đổi tên thành xã Phúc Diễn, làng Vân Trì được tách thành một xã riêng. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, bốn làng được lập thành bốn xã: Nguyên Xá, Văn Trì, Ngọa Long và Phúc Lý. Sau đó 2 năm (1947) bốn xã này lại được hợp thành xã Trung Kiên. Đầu năm 1948, xã Trung Kiên thuộc huyện Liên Bắc (nay là huyện Hoài Đức và Đan Phượng), tỉnh Hà Đông. Đến cuối năm 1952 huyện

Liên Bắc được chia thành 2 miền là Bắc Liên Bắc (Đan Phượng) và Nam Liên Bắc (Hoài Đức), xã Trung Kiên thuộc Bắc Liên Bắc [5, tr.9].

Về nguồn gốc các làng:

Làng Nguyên Xá trước đây còn có tên gọi là Lách Diễn, Nguyễn Xá, đến thời Minh Mệnh được gọi là Nguyên Xá và được giữ cho đến ngày nay. Làng Nguyên Xá được phân chia thành 6 xóm: xóm Đình, xóm Trên, xóm Cả, xóm Cờ, xóm Gỗ và xóm Lò Rào. Trong làng có nhiều dòng họ như: Vương, Vũ, Hoàng và Nguyễn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làng Văn Trì trước đây còn có tên gọi là Kiều Trì. Theo truyền thuyết tên Kiều Trì xuất phát từ việc trước đình làng có con kênh dài chảy qua nên dân làng phải bắc cầu để đi lại vì thế được gọi là Kiều Trì (hay Cầu Kênh). Đến năm 1897, thôn Kiều Trì tách khỏi xã Phù Diễn vì vậy làng Kiều Trì được đổi tên thành Văn Trì. Làng có nhiều dòng họ sinh sống nhưng có hai dòng họ biết rõ nguồn gốc đến đây lập nghiệp như: họ Vương (Thạch Thất, Hà Tây) và họ Nguyễn Phan (Bùi Xá). Làng được chia thành 2 giáp là giáp Đoài và giáp Đông.

Làng Ngọa Long là tên được gắn liền với hình thế đất của làng giống như con rồng nằm. Theo bia ký trùng tu đình làng Ngọa Long năm 1708, tên làng được xác định có từ trước năm 1604. Vào thời Lê Thánh Tông, với chính sách khuyến khích khai khẩn nhiều người ở nơi khác đã đến đây lập ấp sinh sống và phát triển cho đến ngày nay. Các dòng họ đến làng khai ấp sinh sống là họ Nguyễn Huy, họ Phạm và họ Nguyễn Công.

Làng Phúc Lý lúc đầu có tên gọi là Đông Đàm, đến thời vua Lê Thế Tông vì sợ phám húy nên đổi tên làng là Phúc Đam và đến thời Minh Mệnh được đổi tên thành Phúc Lý. Lúc đầu ở làng có ba dòng họ chính là Nguyễn, Trần và Vương. Sau này đã có thêm nhiều dòng họ đến đây sinh sống như họ Đào, họ Đỗ, họ Vũ, họ Gia, họ Đặng. Làng Phúc Lý trước đây được chia thành 5 xóm: xóm Chùa, xóm Làng, xóm Thượng, xóm Đồng và xóm Ú [5, tr.15].

Người dân bốn làng Nguyên Xá, Văn Trì, Ngọa Long và Phúc Lý sống chủ yếu bằng làm nông nghiệp. Đất các làng đều là đất bồi đắp của sông Hồng nên hơi thấp, do đó người dân nơi đây thường chịu những tác động của thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán. Trải qua nhiều thế kỷ người dân Minh Khai đã đắp bờ trị thủy, chống hạn và cải tạo ruộng vườn. Nhờ đó sản xuất nông nghiệp của người dân ngày càng mang lại hiệu quả

cao. Bên cạnh nghề trồng lúa, người dân Minh Khai cũng đã phát triển nghề trồng rau màu và trồng cây ăn quả. Nhiều loại cây ăn quả đã mang lại thu nhập cao cho người

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa trong cộng đồng dân cư vùng đô thị hóa (Trang 50 - 61)