1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Đền Trúc và Lễ hội Hát Giậm ppt

5 388 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 189,45 KB

Nội dung

Đền Trúc Lễ hội Hát Giậm Tỉnh Hà Nam Đền Trúc, cách Phủ Lý khoảng 8 cây số, thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng. Ngôi đền nằm lặng lẽ bên bờ sông Đáy, ngay dưới chân núi Thi Sơn, với phong cảnh Ngũ động kỳ thú. Sở dĩ có tên là đền Trúc bởi vì chung quanh đền là một khu rừng trúc rậm rạp. Đền Trúc nổi tiếng về cảnh đẹp, lại còn nổi tiếng hơn vì có lễ hội hát Giậm rất hoành tráng giàu ý nghĩa, tôn vinh anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Chuyện kể rằng, năm đó, Lý Thường Kiệt đem quân đi bình định phương nam. Vào một buổi chiều thuỷ quân của ngài đến địa phận trại Canh Dịch thì gặp một trận cuồng phong. Gió dữ bẻ gẫy cột cờ cuốn cả lá cờ đại lên đỉnh núi. Thấy điềm lạ, Lý Thường Kiệt cho neo hạm đội dưới sông rồi lên bờ, gọi núi ấy là núi Cuốn Sơn, đổi tên trại Canh Dịch là thôn Cuốn Sơn, sửa lễ tế trời đất. Ngài đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên báo mộng, xin cùng đi theo phù ngài đánh giặc. Khi chiến thắng trở về, Lý Thường Kiệt dừng quân lễ tạ; xin vua phong bà hàng nước là Mẫu Hậu, cô con gái là công chúa sửa sang lại đền thờ. Lý Thường Kiệt đến lễ tạ âm thần, cho mời dân làng mở hội mừng chiến thắng. Ngài tuyển chọn các chàng trai khoẻ mạnh mở hội đua thuyền, các cô gái trẻ đẹp, hat hay mở hội múa hát. Sau này, nhân dân địa phương lập đền thờ Lý Thường Kiệt ngay tại rừng trúc. Đền thờ Lý Thường Kiệt phía trước nhìn ra bờ sông, phía sau thờ Mẫu hậu Công chúa, rất linh. Hội hát Giậm cũng được mở hàng năm, suốt từ mồng 10 tháng Giêng qua chính lễ là mùng 6 tháng Hai, kéo dài đến mùng 10 tháng 2 mới dứt. Nhưng nổi bật nhất của lễ hộihát Giậm. Theo nhà nghên cứu Nguyến Hữu Thu thì phường múa hát có từ 30 con giậm trở lên. Đây là những cô gái tuổi từ 13-15, thanh tân, xinh đẹp, có tài múa hát. Ai có chồng hoặc có tang không được hát. Đứng đầu phường hát là cụ trùm, vừa cao tuổi, vừa có tài hát đặc biệt là tài nhớ bài. Cụ trùm thuộc lòng tất cả các làn điệu hát múa, trực tiếp điều khiển con giậm thực hiện chương trình tiết mục. Khi diễn xướng, cụ trùm mặc áo thụng vàng, vấn khăn vàng, đi dép cong, các con giậm mặc áo mớ ba nhiễu đỏ trong cùng rồi the xanh, the đen bên ngoài, yếm đỏ, váy lĩnh, khăn đỏ, mũ tiên đính ngọc Cụ trùm được coi là một “quan chức” trong làng, được ưu tiên ưu đãi. Các con giậm thì chẳng được gì, lại còn phải đóng góp thêm. Nhưng được làm con giậm đã là một vinh dự chẳng phải ai cũng có. Bài bản hát Giậm được ghi lại bằng chữ Nôm, có tên là: “Lý Đại vương bình Chiêm sự tích diễn ca”. Hát Giậm có 30 tiết mục với hơn một nghìn câu thơ. Múa Giậm kết hợp với hát, mô phỏng động tác giậm chân chèo thuyền (vì thế mới gọi là hát Giậm). Ngoài hát Giậm, Hội đền Trúc còn có hát bỏ bộ, hát đúm. Trai gái đến tuổi trưởng thành, còn son đều đến hát với nhau trước cửa đền. Tối tối, họ đến đền lễ tạ rồi tản ra chung quanh, vào rừng, lên núi, dưới bóng cây, bãi đất hát đối đáp tỏ tình Lễ hội hát Giậm đền Trúc là một hoạt động đầy sức sống của dân gian, ca ngợi chiến công của Lý Thường Kiệt, ca ngợi quê hương đầy ắp không khí lịch sử, truyền thống văn hoá. Đền Trúc nằm ở cửa ngõ đồng bằng Bắc Bộ, theo đường núi hoặc đường sông đều có thể đi vào vùng núi non trùng điệp Hoà Bình Tây Bắc Gần đền còn có chùa Bà Đanh, được tiếng linh thiêng Ngũ Động (5 hang lớn kỳ thú) trên núi Cuốn Sơn. Trên núi này có một loài cỏ tên là “cỏ thi”, ai tìm được vào giờ chính ngọ tức là tìm được huyệt quý, không thành đế vương thì ít ra cũng đỗ đạt hiển vinh. . Ngoài hát Giậm, Hội đền Trúc còn có hát bỏ bộ, hát đúm. Trai gái đến tuổi trưởng thành, còn son đều đến hát với nhau trước cửa đền. Tối tối, họ đến đền lễ. có tên là đền Trúc bởi vì chung quanh đền là một khu rừng trúc rậm rạp. Đền Trúc nổi tiếng về cảnh đẹp, lại còn nổi tiếng hơn vì có lễ hội hát Giậm rất

Ngày đăng: 19/03/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN