1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Kiến thức trọng tâm Ngữ Văn lớp 9

52 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Kiến thức trọng tâm Ngữ Văn lớp 9Tài Liệu Ôn Thi Group https TaiLieuOnThi Net T A IL IE U O N T H I N E T https tlot cctailieuonthigroup https TaiLieuOnThi Net Tuyensinh247 com 1 MỤC LỤC I Phần văn bản 2 1 Văn bản nhật dụng 2.

Trang 2

MỤC LỤC

I Phần văn bản 2

1 Văn bản nhật dụng 2

2 Văn bản nước ngoài 4

3 Văn bản Việt Nam 6

4 Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm 15

5 Tình huống truyện 19

II Phần tiếng Việt 22

1 Từ và cấu tạo từ tiếng Việt 22

Trang 3

I Phần văn bản

1 Văn bản nhật dụng

Văn bản Tác giả

Thể

loại Nội dung Nghệ thuật

Phong cách Hồ Chí Minh Lê Anh Trà Văn bản nhật dụng Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị

Đan xen giữa kể và bình luận một cách tự nhiên Dẫn chứng tiêu biểu, giàu sức thuyết phục Nghệ thuật đối lập Đấu tranh cho một thế giới hịa bình Ga-bi-en Gác-xi-a Mac-két Văn bản nhật dụng

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới rất nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho con người Đấu tranh cho thế giới hịa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ

Lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể

Trang 4

chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thế giới

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Trích từ hội nghị cấp cao về trẻ em tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu-ooc ngày 30-9-1990 Văn bản nhật dụng

Bảo vệ quyền lợi chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa tồn cầu Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính tồn diện vì sự sống cịn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của tồn nhân loại

Trang 5

2 Văn bản nước ngoài

Văn bản Tác giả Nội dung Nghệ thuật

Cố hương Lỗ Tấn Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi

người suy ngẫm

- Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật : hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối

tương ứng

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm - Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận Rô-bin-xơn ngồi đảo hoang

Đe ni ơn Đi- phơ

Đoạn trích khắc họa thành cơng hình tượng Rô- bin- xơn Tuy cuộc sống gian nan nhưng Rô- bin- xơn không thốt ra lời than phiền đau khổ nào khi khắc họa chân dung mình Trái lại, qua lời kể của chàng,

Trang 6

hiện lên như bức chân dung một vị chúa đảo trị vì đảo quốc của

mình Bố của

Xi-mơng

G đơ Mô-pa-xăng

Qua diễn biến tâm trạng của ba nhân vật: Xi- mông, Blăng- sốt và Phi- líp, nhà văn gợi cho ta về lòng yêu bạn bè, mở rộng ra là yêu thương con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người

khác

Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả sâu sắc, tinh tế; hình thức giản dị trong sáng, thể hiện nội dung cơ đọng,

sâu sắc

Con chó Bấc

Jack London Đoạn trích cho thấy tình u thương đối

với lồi vật

Trí tưởng tượng phong phú đi sâu vào tâm hồn con chó Bấc, nhân xét tinh tế, giàu cảm

xúc

Trang 7

3 Văn bản Việt Nam

Văn bản Tác giả Thể loại

Nội dung Nghệ thuật

Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ Truyền Niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ Tùy bút Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan

lại thời Lê – Trịnh

Ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động Hoàng Lê nhất thống chí Ngơ gia văn phái

Chí Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê

Trang 8

Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du Truyện thơ Nôm Khắc họa rõ nét chân dung, vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du Bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người Cảnh ngày xuân Nguyễn Du Truyện thơ Nôm Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng Từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình Kiều ở lầu Ngưng Bích Nguyễn Du Truyện thơ Nơm Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy

Kiều

Trang 9

cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền

hậu, nết na, ân tình

chuốt, dễ đi vào

Trang 10

chống Mỹ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam Đồn thuyền đánh cá Huy Cận Thơ 7 chữ Khắc họa những hình ảnh tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và

cuộc sống

Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh, tưởng tượng phong phú độc đáo; có âm hưởng hào hùng, khỏe khoắn lạc quan Bếp lửa Bằng Việt Thơ tự do

Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lịng kính u, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà cũng như đối với quê hương đất

Trang 11

suy tư về tình bà cháu Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm Thơ tự do

Trong gian nan vất vả của cuộc sống ở chiến khu người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khỏe mạnh trở thành công dân của một đất nước tự do Tác giả đã thể hiện tình yêu thương con gắn với tình yêu nước, với tinh thần chiến đấu quật

cường Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến Thủ pháp điệp Ánh trăng Nguyễn Duy 5 chữ Tác phẩm là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu Bài thơ có ý nghĩa gợi

Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm,

biểu tượng

Trang 12

nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung

cùng quá khứ Làng Kim Lân Truyện ngắn Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ơng Hai Xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long Truyện ngắn Tác phẩm đã khắc họa thành công những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm cơng tác khí tượng một mình ở trên đỉnh núi cao Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động

Trang 13

và ý nghĩa của những công việc thầm lặng Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng Truyện ngắn Tác phẩm đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến

tranh Tình huống truyện bất ngờ, tự nhiên, hợp lý; miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật Viếng lăng Bác Viễn Phương

Thơ Bài thơ thể hiện lịng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác

Trang 14

Thể hiện những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải Thơ 5 chữ

Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc

Thể thơ 5 tiếng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo Nói với con Y Phương Thơ tự do

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm

Trang 15

hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽvới quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm Con cò Chế Lan Viên Thơ tự do Khai thác hình tượng con cị trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người

Bài thơ thành công trong với thể thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ nên cảm xúc được thể hiện linh hoạt, giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí, vận dụng sáng tạo ca dao Những ngơi sao xa xôi Lê Minh Khuê Truyện ngắn Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian

Trang 16

khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và đặc biệt thành cơng về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

4 Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm 4 1 Đồng chí

- Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt, xuất hiện từ đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến

- Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng

- Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình đồng chí của những người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

4.2 Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính

Nhan đề bài thơ vơ cùng lạ:

Trang 17

- Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “ bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh

- Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng thời thể hiện cảm hứng khai thác chất thơ từ trong hiện thực chiến tranh khốc liệt của nhà thơ Phạm Tiến Duật

4.3 Ánh trăng

“Ánh trăng”:

Vừa là một phần của hình tượng thiên nhiên lại vừa là biểu tượng của thiên nhiên Biểu tượng:

+ Sự trong sáng, đẹp đẽ, quá khứ nghĩa tình, thủy chung, nguyên vẹn

+ Con người giản dị, trog sáng, thủy chung: là nhân dân, là đồng đội của người lính

4.4 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

- Bài thơ là một khúc hát ru Người mẹ dân tộc Tà-ôi, rông hơn là cả dân tộc Việt Nam (trong đó có tác giả) hát ru những em bé dân tộc thiểu số lớn lên trên lưng mẹ trong kháng chiến chống Mỹ

- Nhan đề làm nổi bật vẻ đẹp của người mẹ Tà-ơi có tình u con gắn liền với tình u đất nước, có những mong ước vừa bình dị vừa lớn lao

4.5 Bếp lửa

- Bếp lửa là hình ảnh thân thuộc trong mỗi ngơi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người phụ nữ, người bà; gợi tình cảm gia đình ấm áp, tình bà cháu yêu thương

Trang 18

- Bếp lửa trong bài thơ còn là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi, thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người có sức tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời

- Bếp lửa vừa là hình ảnh thực vừa là một hình tượng nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm

4.6 Làng

- Kim Lân đặt tên truyện là “Làng” (chứ không phải là "Làng Chợ Dầu") cho thấy truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong tâm hồn người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp: tình yêu, gắn bó sâu nặng với quê hương, với đất nước

- Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình u làng gắn bó, hịa hợp với tình u nước của người nơng dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến

- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nơng dân và nơng thơn, đây là mảng sáng tác

thành công nhất của Kim Lân

4.7 Lặng lẽ Sa Pa

- Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngồi của một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nơi mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, nhưng thực ra đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm cơng tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao

- Gợi ra sự đối lập, nhan đề tác phẩm làm nổi bật chủ đề: ca ngợi những con người ngày đêm lao động hăng say, đầy nhiệt huyết, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước

Trang 19

4.8 Chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà trong tác phẩm là kỷ vật cuối cùng người cha gửi tặng cho con trước lúc hy sinh trong kháng chiến.

- Chiếc lược ngà đã chứng minh tình cha con bất diệt trong hồn cảnh éo le của cuộc chiến tranh Nó cịn là cầu nối cho những tình cảm mới mẻ, cao đẹp ở con người Đây là một hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cha con, tình cảm gia đình trong chiến tranh

4.9 Bến quê

- "Bến" là chỗ đỗ, chỗ đậu; "Quê" là quê hương, gia đình, là những gì thân thương, gắn bó sâu nặng với tâm hồn mỗi người "Bến quê" là một nhan đề gợi nhiều suy nghĩ: Gia đình, q hương chính là bến đỗ của cuộc đời, nơi neo đậu của tâm hồn con người

4.10 Mùa xuân nho nhỏ

- Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ

- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời con người

- Nhan đề thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời

- Nhan đề gợi suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng

4.11 Sang thu

Trang 20

- "Sang thu" còn mang nghĩa ẩn dụ: bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời con người: giai đoạn tuổi trung niên Điều đó góp phần lý giải những lưu luyến, bịn rịn của tâm hồn con người với mùa hạ (sự sôi nổi, những khao khát của tuổi trẻ) đang đi qua

4.12 Những ngôi sao xa xơi

Nhan đề gắn liền với những hình dung, tưởng tượng của Phương Định về những ngọn đèn trên những ngọn đèn trên quảng trường thành phố “lung linh như những ngơi sao trong truyện cổ tích” Chọn một nhan đề như vậy, Lê Minh Khuê đã nói được rất nhiều ý nghĩa biểu tượng:

+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội trẻ trung, mơ mộng + Đó cịn là vẻ đẹp tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn Họ giống như những ngôi sao lấp lánh với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh tế trên nền của hiện thực chiến tranh gian khổ, mất mát

+ Những ngôi sao ấy ở “xa xơi” nên ánh sáng của nó khơng chói lịa, rực rỡ, nó địi hỏi ta phải kiếm tìm mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì ấy

+ Góp phần thể hiện chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam trong chiến tranh giữ nước Nó khơi gợi cảm xúc lãng mạn cách mạng và phần nào giảm bớt những đau thương, mất mát của chiến tranh

5 Tình huống truyện

- Khái niệm tình huống truyện: Tình huống truyện là những sự kiện, hồn cảnh

đặc biệt xuất hiện trong tác phẩm Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, nhân vật sẽ bộc lộ con người thực, những phẩm chất, đặc điểm điển hình Qua đó, người đọc có thể giải mã những điều mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc

- Tình huống truyện một số tác phẩm

Trang 21

- Xoay quanh 2 tình huống truyện rất éo le:

+ Ông Sáu sau 8 năm xa nhà đi kháng chiến được nghỉ 3 ngày phép về thăm nhà, thăm con Trước nỗi xúc động và tình cảm yêu mến của ông, bé Thu – đứa con gái ông yêu quý, mong nhớ suốt 8 năm trời đã không nhân ra ông là cha Ngày ông phải trả phép về đơn vị cũng chính là ngày con bé nhận ra ông là cha đẻ

+ Ở đơn vị, ông Sáu dồn cả tình yêu, nỗi nhớ, nỗi ân hận, day dứt vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con Nhưng chưa kịp trao cây lược cho con thì ông đã hi sinh trong 1 trận càn lớn của giặc

=> Từ tình huống truyện, Nguyễn Quang Sáng: + Ngợi ca tình cha con sâu nặng

+ Tố cáo tội ác của chiến tranh đã gây ra bao bi kịch cho gia đình Việt Nam

5.2 Làng

Ở nơi tản cư, Ơng Hai, một lão nơng dân u làng, yêu nước nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc

=> Ý nghĩa: Đặt nhân vật vào một tình huống gay cấn, để ơng Hai đau xót, tủi nhục và bế tắc khi làng và nước ở hai chiều đối nghịch Nhân vật đã bộc lộ sâu sắc tình u làng, u nước của mình và ơng quyết định “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” Kim Lân đã khẳng định: trong lòng mỗi người dân Việt Nam, đất nước đã rộng lớn, bao trùm và chi phối mọi tình cảm khác, trong đó có tình u làng

5.3 Lặng lẽ Sa Pa

- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện đơn giản Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm cơng tác khí tượng trên đỉnh n Sơn

Trang 22

- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước

5.4 Bến quê

- Truyện ngắn xoay quanh tình huống: Nhĩ là người từng đi nhiều nơi trên thế giới nhưng vào lúc cuối đời, căn bệnh nặng khiến anh phải nằm một chỗ Song, cũng chính lúc đó, anh bất chợt nhận ra những vẻ đẹp vốn rất gần gũi nhưng bây giờ bỗng hóa thành xa lắc

- Là tình huống truyện nhận thức độc đáo và đầy nghịch lí đã giúp thể hiện: + Đặt nhân vật vào một chuỗi tình huống có tính chất nghịch lí, truyện muốn phát hiện một điều có tính quy luật Trong cuộc đời của con người thường khó tránh khỏi những vịng vèo , chùng chình

+ Đồng thời thức tỉnh mọi người hãy biết trân trọng những vẽ đẹp bình dị, gần gũi, bền vững gia đình, q hương

5.5 Những ngơi sao xa xôi

- Nhà văn Lê Minh Khuê đã tái hiện lại một tình huống quen thuộc trong chiến trường những năm tháng chống Mĩ cứu nước gian khổ ác liệt – tình huống phá bom Đây là tình huống đầy thử thách nhưng lại là công việc thường nhật của các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn

Trang 23

sự lạc quan, dũng cảm, tinh thần trách nhiệm với cơng việc, tình đồng chí đồng đội sâu sắc Đó là phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước

- Tình huống truyện góp phần làm sáng tỏ chủ đề: ca ngợi thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng

II Phần tiếng Việt

1 Từ và cấu tạo từ tiếng Việt 1.1 Từ

Phân loại từ theo cấu tạo

- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu

- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng

VD: Bàn, ghế, tủ, sách…

- Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên, từ phức gồm có:

+ Từ ghép: ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa + Từ láy: có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau

Trang 24

VD: cô giáo, ông bà, nhà cửa,…

Phân loại từ theo nguồn gốc

- Từ mượn: (vay mượn hay từ ngoại lai) Là những từ của ngôn ngữ nước ngồi được nhập vào ngơn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,…mà tiếng ta chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc

Hán và từ Hán Việt)

Trang 25

1.2 Từ loại

Từ loại Nội dung Ví dụ

Danh từ

Danh từ: là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm… Danh từ chia làm 2 loại:

+ Danh từ chỉ sự vật: (DT chung, DT riêng)

Trang 26

Tính từ Tính từ: từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiên tượng…

VD; đẹp, thơng minh,

Phó từ Phó từ: từ chun đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho nó

VD: đã-đang-sẽ, rất-lắm-quá, cũng-từng, không-chưa-chẳng, được…

Đại từ Đại từ: từ dùng để trỏ người, sự vật,… hoặc dùng để hỏi

Ví dụ

- Đại từ để trỏ: tơi, ta, nó, họ, hắn…;…

- Đại từ để hỏi: bao nhiêu, gì, ai, sao, thế nào

Số từ Số từ: từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật, sự việc…

- Sồ từ chỉ số lượng: đứng trước danh từ

- Số từ chỉ thứ tự: đứng sau danh từ

VD: một canh, hai canh VD: canh bốn, canh năm

Lượng từ

Lượng từ là từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật…

VD: Tất cả, mọi, những, mấy, vài, dăm, từng, các, mỗi

Trợ từ Trợ từ: từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó

VD: “những”, “có”,

“chỉ”, “ngay”, “chính” trong câu: ăn những hai bát cơm, ăn có hai bát cơm, chỉ ba đứa, đi ngay, chính nó,

Trang 27

Thán từ Thán từ: từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc(a, ái, ôi, ô hay, than ôi, ) hoặc để gọi đáp (này, ơi, vâng, dạ…)

VD: Thán từ dùng để bộc

lộ tình cảm, cảm xúc(a, ái, ôi, ô hay, than ôi, ) hoặc để gọi đáp (này, ơi, vâng, dạ…)

Tình thái từ

Tình thái từ: từ dùng để thêm vào câu để tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc biểu thị sắc thái tình cảm của người nói

VD:

+ à, ư, hử, nhỉ, chăng, chứ

(nghi vấn)

+ đi, nào, với (cầu khiến) + thay, sao (cảm thán) + ạ, nhé, cơ mà (sắc thái tình cảm) Quan hệ từ Quan hệ từ: từ dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ như so sánh, sở hữu, nhân quả giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu trong một đoạn văn

VD:

+ và, nhưng, bởi vì, nếu, như, của + Cặp quan hệ từ: tuy nhưng, không những mà cịn, vì nên, Chỉ từ Chỉ từ: từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian

VD: này, kia, ấy, nọ,…

Trang 28

Cụm từ

- Cụm danh từ:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

Tất cả những Em học sinh Yêu quý kia

Tất cả những em học sinh yêu quý kia - Cụm động từ:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

đã đi nhiều nơi

- Cụm tính từ:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

sáng vằng vặc trên sông

2.3 Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm

Tên Nội dung Khái niệm

Từ đồng nghĩa

- Định nghĩa: là những từ có nghĩa giống

nhau hoặc gần giống nhau

- Các loại:

+ Đồng nghĩa hoàn toàn: quả - trái

+ Đồng nghĩa khơng hồn tồn: hi sinh – bỏ

mạng

VD: cha-ba; mẹ-má; đậu phộng-lạc,…

Trang 29

- Sử dụng:

- Không phải từ đồng nghĩa nào cũng thay

thế được cho nhau

- Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu

cảm Từ trái

nghĩa

- Khái niệm: là những từ có nghĩa trái ngược

nhau

- Sử dụng: trong thể đối, tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời

nói thêm sinh động

VD:

to- nhỏ;

xa- gần…

Từ đồng âm

- Khái niệm: là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, khơng liên

quan gì với nhau

- Sử dụng: phải chú ý vào ngữ cảnh để tránh tình trạng hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ

với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm

VD:

Mùa thu đi mua cá thu

2 Câu

2.1 Các phần của câu

- Thành phần chính: là những thành phần bắt buộc phải có trong câu Thành phần

chính bao gồm chủ ngữ và vị ngữ

Trang 30

+ Vị ngữ là bộ phận thứ hai nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm … của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ; có thể dùng trả lời câu hỏi : Làm gì ? Như thế nào ? Là gì ?

VD: Nhà tơi // rất to và đẹp CN VN

- Thành phần phụ: là thành phần khơng bắt buộc phải có trong câu Thành phần

phụ bao gồm: Trạng ngữ và khởi ngữ

+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …

VD: Hơm qua, tôi // đã đi xem phim cùng bạn TN CN VN

+ Khởi ngữ được định nghĩa là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu

VD: Giàu, tôi // cũng giàu rồi KN CN VN

- Thành phần biệt lập: Thành phần biệt lập là bộ phận không tham gia vào việc diễn

đạt nghĩa của sự việc trong câu Các thành phần biệt lập là các thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu Nó được phân loại làm 4 thành phần chính gồm: Thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú

+ Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc

Trang 31

được nói đến, như: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, (chỉ độ in cậy cao); hình như, dường như, hầu như, có vẻ như, (chỉ độ tin cậy thấp)

VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi

khơng khóc được, nên anh phải cười vậy thơi

+ Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận, )

VD: Trời ơi, chỉ cịn có năm phút!

+ Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp VD:

- Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu? - Vâng, mời bác và cô lên chơi

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) + Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm

VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh,

chưa đầy một tuổi

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

2.2 Câu phân loại theo cấu tạo

- Mơ hình:

Câu

Trang 32

- Câu đơn là câu được tạo thành từ một cụm chủ-vị

VD: Những bông hoa // nở rực rỡ CN VN

- Câu ghép là câu được cấu tạo từ hai hay nhiều cụm chủ-vị

VD: (Tuy) Nam // bị đau chân (nhưng) bạn ấy // vẫn đi học đều đặn CN VN CN VN

2.3 Câu phân loại theo mục đích nói

Kiểu câu Dấu hiệu hình thức Chức năng Ví dụ

Câu nghi vấn

- Chứa các từ để hỏi: Ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, hay, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ (có)…khơng (đã)…chưa

- Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm

Dùng để hỏi Em ăn cơm chưa?

Trang 33

Câu cầu khiến

- Chứa từ ngữ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào

- Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm Dùng để: + Ra lệnh + Yêu cầu, đề nghị + Khuyên bảo Đừng mở cửa sổ! Câu cảm thán - Chứa từ ngữ cảm thán: Ơi, than ơi, hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, Thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào - Kết thúc bằng dấu chấm than Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc - Ơi, trời hơm nay thật đẹp! Câu trần thuật

Khơng có đặc điểm của các kiểu câu: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán Dùng để: Kể, thông báo, nhận định, miêu tả Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc Hôm nay, tôi đi học Câu phủ định Chứa các từ ngữ phủ định: – không, không phải, không phải là,…

– chưa, chẳng, chả, chẳng phải, chả phải,

– đâu phải, đâu có phải,…

Trang 34

2.4 Trật tự từ trong câu

- Cách lựa chọn trật rự từ trong câu mang lại hiệu quả diễn đạt riêng, người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp

VD: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh

thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến

- Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ:

+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm + Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng

+ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản + Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói

2.5 Một số kiểu câu khác

Tên bài Nội dung

Rút gọn câu

- Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn

VD: Học ăn, học nói, học gói, học mở

- Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích sau:

+ Làm cho câu gọn hơn vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước

+ Ngụ ý hoạt động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN)

Trang 35

- Cách dùng câu rút gọn Khi rút gọn câu cần chú ý:

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói

+ Khơng biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã

Câu đặc biệt - Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mơ hình chủ ngữ - vị ngữ

VD: Đêm Thành phố lên đèn như sao

- Tác dụng:

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu;

+ Liệt kê, thơng báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; + Bộc lộ cảm xúc;

+ Gọi đáp

Câu chủ động

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)

VD: Mọi người yêu mến em

Câu bị động

Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của con người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)

VD: Em được mọi người yêu mến

Trang 36

Thêm trạng ngữ cho câu

- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu

VD:

Hơm qua, tơi bị ốm

Để có kết quả học tốt, tôi cần phải cố gắng hơn

- Về hình thức:

+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết

- Công dụng của trạng ngữ:

+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác + Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn, bài văn mạch lạc

- Tách trạng ngữ thành câu riêng: Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng ở cuối câu, thành những câu riêng

Dùng cụm chủ vị để

mở rộng câu

- Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu

Trang 37

- Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V

3 Biện pháp tu từ

So sánh

- So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt - Cấu tạo phép so sánh: + Vật so sánh + Từ so sánh + Phương diện so sánh + Vật được đem ra để so sánh - Có hai kiểu so sánh: + So sánh ngang bằng + So sánh không ngang bằng

VD Trăng trịn như quả bóng Trẻ em như búp trên cành

Nhân hóa

- Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn, thể hiện tình cảm của người nói, người viết

Trang 38

- Các kiểu nhân hóa thường gặp:

+ Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

+ Trò chuyện với vật như với người

VD Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Ẩn dụ - Ẩn dụ là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

- Các kiểu ẩn dụ thường gặp: + Ẩn dụ hình thức

+ Ẩn dụ cách thức + Ẩn dụ phẩm chất

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

VD Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Hoán dụ

- Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt - Các kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

Trang 39

+ Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng + Lấy cái cụ thể gọi cái trìu tượng

+ Lấy dấu hiệu của sự vật gọi tên sự vật

VD Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay

Nói q

Nói q là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mơ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

VD “Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đơng hải khơng rửa sạch mùi”

Nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự

VD “Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

(Bác ơi – Tố Hữu)

Điệp ngữ - Là biện pháp tư từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản

- Các kiểu điệp ngữ + Điệp ngữ cách quãng

Trang 40

+ Điệp ngữ nối tiếp

VD Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Chơi chữ - Chơi chữ là biện pháp nghệ thuật lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị

- Các lối chơi chữ thường gặp: + Dùng từ ngữ đồng âm

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm) + Dùng cách điệp âm + Dùng lối nói lái

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

VD Con cá đối bỏ trong cối đá Con mèo cái nằm trên mái kèo Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mải miết miên man mãi mịt mờ

Liệt kê

- Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm

- Các kiểu liệt kê:

Ngày đăng: 20/11/2022, 19:13

w