1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan

108 713 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

Luận văn : Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH – HẢI QUAN KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

    

BÁO CÁO THỰC TẬP TÔT NGHIỆP

NGÀNH: TIN HỌCCHUYÊN NGÀNH: TIN HỌC KẾ TOÁN

BẬC: TCCN - CHÍNH QUY

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CƯỠNG CHẾ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN.

Trang 2

- Ngành: TIN HỌC – KẾ TỐN

2 Giáo viên hướng dẫn:

- Họ và tên: VŨ THỊ THANH HƯƠNG

- Đơn vị: KHOA HỆ THỐNG THƠNG TIN KINH TẾ

3 Đơn vị thực tập:

- Tên đơn vị: Chi cục Hải Quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn –

Khu vực 3 Địa chỉ : Đường số A5, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM

- Điện thoại: ………Fax:………

- Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN HÙNG

4 Nội dung thực tập:

- Chuyên đề chính: Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan

Trang 3

- Chuyên đề phụ: Nghiên cứu phần mềm KT 559.

LỜI CẢM ƠN

-o0o -Lời thứ nhất, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến với thầy cơ trongtrường Cao Đẳng Tài – Hải quan đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng nhưkinh nhiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt

là dưới sự hướng dẫn tận tình của cơ Vũ Thị Thanh Hương, trong đợt thựctập vừa qua đã giúp em nắm rõ kiến thức hơn để cĩ thể áp dụng vào thực tếmột cách thành thục

Lời thứ hai, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với Chi cụcTrưởng, Phĩ Chi cục Trưởng, các anh chị, cơ chú cán bộ cơng chức trongChi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng sài gịn khu vực 3 đã hết mình giúp đỡ cho

em trong suốt quá trình thực tập

Sự giúp đỡ này đã đem lại cho em rất nhiều kinh nghiệm thực tế, đốichiếu giữa lý thuyết với thực tế bên ngồi, giúp em cũng cố kiến thức bảnthân, cĩ cái nhìn sâu rộng hơn về chuyên ngành mà em đang học, cùng nhiềuđiều bổ ích về cơng việc thực tế trong tương lai sau này

Cuối cùng em xin chúc các Thầy cơ trường Cao Đẳng Tài Chính –Hải Quan và các Anh chị, Cơ chú ở Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sàigịn khu vực 3 được nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều thành cơng trongcơng tác

Trang 4

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2008

Sinh viên thực hiện

ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1 Thái độ tác phong thực tập nghề nghiệp:

2 Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp: ………

…….………

………

….………

………

3 Đánh giá khác:

4 Điểm số:

Cán bộ hướng dẫn Xác nhận của đơn vị sinh viên thực tập

Trang 5

( Ký tên, đóng dấu )

ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

1 Thái độ tác phong thực tập nghề nghiệp:

2 Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp: ………

………

………

………

3 Nhận thức thực tế: ………

… …….………

………

………

… ….………

4 Cách thức trình bày báo cáo: ………

… …….………

………

………

… ….………

5 Đánh giá khác:

Trang 6

Thời gian thực hiện: 16/6/2008 đến 31/8/2008

Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Văn Hùng

Bộ phận: Đội Kế toán thuế (Tổ đốc thu)

I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC :

1 Giới thiệu chung:

Chi cục Hải quan CK CSG KV3 là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan TpHCM Đơn vị đóng trên địa bàn phía đông nam Tp HCM cách Tp 4 km,được thành lập từ năm 1998, được phân công nhiệm vụ quản lý các khu vựctàu neo đậu để xếp hàng và làm thủ tục Hải quan, trải dài từ cảng TânThuận, cảng Tân Thuận Đông, cảng Bến Nghé, cảng Vict, cảng Dầu ThựcVật, cảng Lotus, cảng Xăng dầu; giám sát hàng hóa giao thông ngoài phao

và giám sát tàu neo đậu từ phao 19 đến hết phao còn lại thuộc tổng luồng Sàigòn Khu vực dơn vị được quản lý có chiều dài khoảng chừng 20 km, gồm :

 Cảng Bến Nghé: Hàng hóa được làm thủ tục bao gồm: hàngrời, sắt thép, xe ô tô, phân bón,…

 Cảng Vict : Các loại hàng, đa phần là nguyên liệu, hàng tiêudùng được chứa trong container

 Cảng Tân Thuận: Hàng hóa được làm thủ tục bao gồm: hàngrời, sắt thép, xe ô tô, phân bón,…

 Cảng Lotus: Hàng hóa được làm thủ tục bao gồm: hàng rời, sắtthép, xe ô tô, phân bón,…

 Các cảng khác : Tương tự như hàng tại cảng Vict, cảng BếnNghé nhưng lưu lượng rất ít…

Trang 7

 Riêng cảng Xăng Dầu Nhà Bè chỉ chuyên dụng giám sát vàlàm thủ tục nhập khẩu cho xăng dầu.

2 Quá trình hình thành và phát triển:

Chi cục Hải quan CK CSG KV3 ra đời vào năm 1998 (tiền thân là Hảiquan Của khẩu Cảng sài gòn được tách ra thành lập Chi cục riêng theo quyếtđịnh số 90/QĐ ngày 17 tháng 02 năm 1998 của tổng Cục Hải quan)

Chi cục Hải quan CK CSG KV3 là một đơn vị hoạt động nghiệp vụ thủtục và giám sát quản lý về Hải quan, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về mọi mặtcủa cục Hải quan Tp HCM

3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức:

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan

CK CSG KV3 thực hiện theo quyết định của Tổng cục truởng Tổng cục Hảiquan tại quyết định số 415/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 06 tháng 3 năm 2003

Và quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan Tp HCM số1287/HQTP/_TCCB ngày 24 tháng 5 năm 2005 về quyết định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Chi cụcHải quan CK CSG KV3 thuộc Hải quan Tp HCM

Chi cục Hải quan CK CSG KV3 có 1 Chi cục trưởng chỉ đạo chung vàphụ trách Đội Tổng hợp, có 3 Phó Chi cục trưởng giúp việc: 01 Phó Chi cụctrưởng phụ trách Đội Thủ tục HHXNK 1 và Đội Kế toán thuế & phúc tập hồ

sơ, 01 Phó Chi cục trưởng phụ trách đội Thủ tục HHXNK 2, 01 Phó Chi cụctrưởng phụ trách đội Giám sát Hải quan, Tổ Kiểm soát và Giám sát XăngDầu

Trang 8

CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ

CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG SÀI GÒN KHU VỰC 3

CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ

CHI CỤC

TRƯỞNG

TỔ KIỂM SOÁT HẢI QUAN

ĐỘI GIÁM SÁT HẢI QUAN

ĐỘI TỔNG HỢP

ĐỘI THỦ TỤC VÀ GIÁM SÁT

ĐỘI KẾ TOÁN THUẾ VÀ PHÚC

ĐỘI THỦ TỤC HÀNG HÓA XUẤT

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

Trang 9

Cán bộ cấp Đội hiện gồm 07 Đội trưởng và 12 Phó đội trưởng, trong đó

05 Đồng chí là cán bộ nữ ( 01 Đội trưởng và 04 Phó Đội trưởng)

Chi cục Hải quan CK CSG KV3 gồm có 07 Đội công tác, quân số và

nhiệm vụ như sau:

STT Đội công tác Đội trưởng Phó đội

Trang 10

Trong 178 cán bộ công chức: có 88 cán bộ có bằng đại học, 36 cán bộ có

trình độ Cao đẳng và THCN và 54 cán bộ có trình độ cấp 3 trong đó có gần

20 công chức đang theo học đại học

Trong đó 178 cán bộ công chức có 89 đảng viên, 23 đoàn viên thanh

niên

II LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG:

Chi cục Hải quan CK CSG KV3 là một đơn vị hoạt động nghiệp vụ thủ

tục và giám sát quản lý về Hải quan, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt

của Cục hải quan Tp HCM

PHẦN II: NỘI DUNG KĨ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

I. Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan:

Hiện nay các Chi cục hải quan áp dụng quy trình thủ tục hải quan ban

hành kèm theo quyết định số 874/QĐ-TCHQ ngày 15/05/2006 Quy trình

này như sau:

Yêu cầu

bổ sung, Hồ sơ hải quan

BP thu lệ phí,hòan thành thủ tục

Trang 11

Có điều Luồngchỉnh đỏ

Hồ sơ hải quan

(Bản lưu hải quan) Đúng khai báo

Diễn giải:

Bước 1:

Doanh nghiệp gởi bộ hồ sơ Hải quan cho Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ để

làm thủ tục tiếp nhận Hồ sơ và tiến hành phân luồng Tại đây xảy ra 2

trường hợp:

Truờng hợp 1: Nếu bộ hồ sơ Hải quan đầy đủ thủ tục, Bộ phận tiếp nhận Hồ

sơ sẻ tiến hành nhận Hồ sơ và phân luồng Sau đó trình lãnh đạo duyệt

Trừơng hợp 2: Nếu bộ hồ sơ Hải quan không đầy đủ thủ tục, Bộ phận tiếp

nhận Hồ sơ sẻ gởi lại Doanh nghiệp và yêu cầu bổ sung, sửa đổi Sau đó mới

tiến hành nhận hồ sơ, tiến hành phân luồng và trình lãnh đạo duyệt

Bước 2:

Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ sau khi làm thủ tục tiếp nhận Hồ sơ và tiến

hành phân luồng thì trình lãnh đạo Chi cục duyệt

Luồng xanh: Bộ hồ sơ Hải quan được tiếp nhận sẻ chuyển thẳng qua Bộ

phận thu lệ phí hoàn thành thủ tục

Luồng vàng: Bộ hồ sơ Hải quan được chuyển qua Bộ phận kiểm tra chi tiết

thuế, giá Sau khi báo cáo với lãnh đạo Chi cục để duyệt sẻ được chuyển qua

Bộ phận thu lệ phí, hoàn thành thủ tục

Luồng đỏ: Bộ hồ sơ Hải quan sẻ được chuyển qua Bộ phận kiểm tra chi tiết

thuế, giá Sau đó sẻ chuyển xuống Bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa Tại

đây nếu có điều chỉnh, cán bộ Hải quan sẻ báo cáo lên lảnh đạo Chi cục

duyệt Sau đó mới chuyển qua Bộ phận thu lệ phí, hoàn thành thủ tục Còn

BP kiểm tra thực tế hàng hóa

BP phúc tập

BP lưu trữ

Trang 12

nếu đúng với khai báo thì sẻ được chuyển thẳng qua Bộ phận thu lệ phí,hoàn thành thu tục.

Bước 3:

Bộ phận thu lệ phí, hoàn thành thủ tục sau khi đóng dấu hoàn thành tờkhai sẻ tách bộ Hồ sơ Hải quan thành 2 (hai) bản Bản lưu người khai Hảiquan sẻ gởi trả Doanh nghiệp và chuyển bản còn lại cho Bộ phận Phúc tập tờkhai, nhập máy lưu trữ tờ khai

II Giới Thiệu Chương Trình Quản Lý Và Theo Dõi Nợ Thuế (Chương Trình KT 559):

Chương trình KT559 là một phân hệ con trong Hệ thống đa chứcnăng Đây là một hệ thống liên hoàn mỗi một khâu trong qui trình sẽ đónggóp một phần thông tin liên quan vào hệ thống chung Số liệu chung của hệthống sẽ được nhập một lần tại một khâu nào đó và được khai thác, sử dụnglại nhiều lần ở khâu sau Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét cơ cấu tổ chức củangành Hải quan

Ngành hải quan được phân làm 3 cấp: cấp Tổng cục Hải quan, cấpCục Hải quan Tỉnh thành phố, cấp Chi cục Hải quan Do tính chất đặc thùcủa ngành nên vị trí địa lý của các đơn vị được đặt rải rác trên toàn bộ lãnhthổ Việt Nam, đồng thời khoảng cách giữa các đơn vị rất lớn Đây chính là

lý do tạo ra tính đặc thù của ngành Hải quan trong công tác quản lý theo dõitình hình thu nộp thuế và các khoảng thu khác liên quan tới hoạt động xuấtnhập khẩu

Việc quản lý tình hình thu nộp thuế của ngành Hải quan có thể được

mô tả như sau:

Danh sách nợ thuế (Hàng ngày, hàng tháng, hàng quý)

toàn quốc Tổng hợp chi tiết về TK nộp thuế của

chi cục trực thuộc, danh sách tờ khai

nợ thuế trong phạm vi toàn cục

TỔNG CỤC HẢI QUAN

CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ

Trang 13

Danh sánh nợ thuế (Hàng ngày)

toàn quốc Báo cáo về số thuế phải thu và số

thuế đã thu trong ngày, danh sách đơn

vị nợ thuế quá hạn

- Tại cấp Chi cục hải quan: Khi có một lô hàng muốn xuất hoặcnhập khẩu cán bộ Hải quan sẽ tiến hành làm các thủ tục và tính thuế cho lôhàng nếu có Phụ thuộc loại thuế áp dụng cho từng loại hành hóa mà chủhàng phải nộp thuế trước khi giải phóng hàng hay được nợ tiền thuế trongmột khoảng thời gian nào đó tùy thuộc vào loại hình, loại hình SXXK đc ânhạn 275 ngày, Gia công 356, Kinh doanh phải nộp thuế ngay, … (hay cònđược gọi là ân hạn thuế)

- Để hổ trợ cao nhất cho công tác quản lý nợ thuế, hạn chế tối đatác nghiệp thủ công, hiện nay Chương trình Kế toán KT 559, Chương trìnhQuản lý rủi ro đang được Cục công nghệ thông tin và Thống kê Hải quannâng cấp để có thể đưa ra

+ Danh sách tờ khai nợ thuế trên cả nước theo đúng trình tự nộp tiềnthuế quy định tại điều 45 Luật quản lý thuế nêu rõ số tài khoản của các đơn

vị Hải quan tại các kho bạc nhà nước

+ Các biện pháp đôn đốc, phân loại nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyếtđịnh hành chính đã và đang thực hiện với từng khoản nợ, từng người nộpthuế…

+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về phân tích nợ quá hạn, phân loạicác khoản nợ thuộc diện cưỡng chế quy định tại Điều 42 Nghị định số97/2007/NĐ-CP, cập nhật vào chương trình KT 559 để phục vụ hiệu quả chocông tác thông báo, đôn đốc nợ, theo dõi nợ, cưỡng chế nợ

+ Thống kê, kiểm tra các biện pháp đôn đốc thu đòi nợ, theo dõi nợ,cưỡng chế nợ

CHI CỤC HẢI QUAN

Trang 14

+ Thống kê, kiểm tra các biện pháp đôn đốc thu đòi nợ thuế đã thựchiện với từng khoản nợ quá hạn, từng đối tượng nợ thuế quá hạn Từ đó ápdụng các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định tại thông tư số62/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫnthi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP.

+ Chi cục Hải quan thực hiện việc cập nhật chứng từ kế toán và truyềnnhận dữ liệu KT 559 kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đúng quy định đểtránh, giảm chênh lệch, độ trễ về thời gian số liệu kế toán của đơn vị Hảiquan nơi phát sinh nợ và đơn vị Hải quan nơi đang làm thủ tục Hải quan

III Giới thiệu các chức năng chính của Chương trình KT 559:

Các chức năng chính: hệ thống, nhập liệu, khai thác, danh mục, tra cứu

- Quản lý dữ liệu về tờ khai, thân nhân Doanh nghiệp

- Ghi nhận lại số tiền doanh nghiệp phải nộp, số tiền doanh nghiệp đãnộp và còn nợ

- Cung cấp số liệu nợ thuế của các doanh nghiệp, số liệu nộp NSNN, sốliệu tiền gởi….phục vụ yêu cầu quản lý

- Quản lý một số loại chứng từ: TBT, QĐĐC, QĐ truy thu, QĐ phạtchậm nộp, giấy nộp tiền, giấy bảo lãnh, biên lai…

- Cung cấp các File dữ liệu kế toán phục vụ các báo cáo khi có yêu cầu

Trang 15

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH CƯỠNG CHẾ

NỢ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

A QUẢN LÝ THUẾ:

I ĐỊNH NGHĨA:

Thuế là khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các cá thể và pháp nhâncho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, nhằm sửdụng cho mục đích công cộng

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Nộp thuế theo quyđịnh của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người, cá nhân Cơquan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế

II TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ:

1 Tạo thông tin khai điện tử trên máy tính theo đúng các tiêu chí quy định

của pháp luật về quản lý thuế và khuôn dạng chuẩn của cơ quan Hải quan

2 Gửi thông tin khai điện tử đến cơ quan Hải quan.

3 Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan Hải quan.

3.1 Thông báo hướng dẫn nộp hồ sơ đến cấp có thẩm quyền

3.2 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin khai điện tử

3.3 Thông báo hướng dẫn làm thủ tục Hải quan điện tử và thực hiện theohướng dẫn tại thông báo

Trang 16

3.4 Nhận thông báo kết quả xét miễn thuế, giảm thuế; hoàn thuế; xóa nợtiền thuế, tiền phạt.

III TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN:

1 Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan tự động kiểm tra tiếp nhận,

phân loại thông tin khai điẹn tử theo các hình thức:

1.1 Thông báo các trường hợp xét miễn thuế, giảm thuế; hoàn thuế; xóa nợtiền thuế, tiền phạt vượt thẩm quyền của Chi cục hải quan CK CSG KV3;hướng dẫn người khai thuế nộp hồ sơ đến các cấp có thẩm quyền

1.2 Thông báo các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục hảiquan CK CSG KV3 và xác định rõ :

a Yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin khai điện tử

b chấp nhận theo thông tin khai điện tử của người khai thuế

c Yêu cầu xuất trình hồ sơ thuế để kiểm tra

2 Chi cục trưởng Chi cục hải quan CK CSG KV3 quyết định hình thức,

mức độ kiểm tra đối với hồ sơ thuế

3 Đối với các trường hợp Chi cục hải quan CK CSG KV3 có trách nhiệm

xem xét theo quy định để trình cấp có thẩm quyền quyết định, Chi cụctrưởng chi cục hải quan CK CSG KV3 yêu cầu người khai thuế phải xuấttrình hồ sơ giấy để kiểm tra

4 Các quyết định hành chính về thuế thuộc thẩm quyền quyết định của Chi

cục hải quan CK CSG KV3 được gửi đến người nộp thuế dưới dạng chứng

từ điện tử và bản giấy

5 Chi cục hải quan CK CSG KV3 cập nhật kết quả xét miễn thuế, giảm

thuế, hoàn thuế, xóa nợ tiền thuế tiền phạt vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tửHải quan; xác nhận kết quả đã xử lý về thuế trên tờ khai Hải quan điện tử inđối với những hồ sơ thuế do Chi cục hải quan CK CSG KV3 thụ lý theo quyđịnh

IV ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ

Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu, trừ hàng hóa quy định tại Mục II Phần A thông tư Số:59/2007/TT-BTC

1 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu,biên giới Việt Nam, bao

gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông,

Trang 17

cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế vàđịa diểm làm thủ tục Hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơquan Nhà nước có thẩm quyền.

2 Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và

từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước

3 Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu

V ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ

Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuếxuất, nhập khẩu:

1 Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên

giới Việt Nam theo quy định của pháp luật về Hải quan

2 Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các

Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các

tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ (NGO) nước ngoài, các tổ chứckinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằmphát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiệnthông qua các văn kiện chính thức giữa hai bên, được cấp có thẩm quyếnphê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phụchậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh

3 Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập

khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuếquan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác

4 Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất

khẩu

Thủ tục, hồ sơ để thực hiện đối với các trường hợp nêu trên theo quy địnhcủa Luật hải quan; các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luậthải quan; và các văn bản khác có liên quan

VI ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ; ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ỦY QUYỀN, BẢO LẢNH VÀ NỘP THAY THUẾ

1 Đối tượng nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:

1.1 Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1.2 Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu

Trang 18

1.3 Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh;gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

2 Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:

2.1 Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế

ủy quyền nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

2.2 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanhquốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế

2.3 Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luậtcác tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượngnộp thuế theo quy định tại Mục IV Phần C thông tư số 59/2007/TT-BTC

B NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI QUẢN LÝ THUẾ VÀ THỜI HẠN NỘP THUẾ

I NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI QUẢN LÝ THUẾ

Hàng ngày, sau khi nhận “báo có” từ Kho bạc hoặc “biên lai thuế” từ

bộ phận viết biên lai thì phải nhập dữ liệu ngay vào chương trình kế toánthuế để kịp thời thanh khoản cho Doanh nghiệp Chậm nhất đến ngày hômsau phải nhập xong số liệu Trường hợp chứng từ báo cáo chưa rỏ ràng hoặcchưa đầy đủ nội dung theo quy định trong vòng 3 (ba) ngày làm việc phải

có công văn thông báo với Kho bạc nhà nước hoặc Doanh nghiệp để làm rõ,

bổ sung đầy đủ hoặc điều chỉnh Trên cơ sở đó để kịp thời thanh khoản nợthuế cho Doanh nghiệp

Thường xuyên kiểm tra các khoản nợ thuế trước khi ân hạn 5 (năm)ngày, phải có văn bản hoặc điện thoại thông báo về thời hạn nộp thuế đểdoanh nghiệp thuế đúng hạn (Áp dụng với khoản nợ từ 50 triệu đồng trởlên)

Đối với khoản nợ quá hạn trong thời gín 90 (chín mươi) ngày: Theodõi, quản lý chặt chẻ không cho các đối tượng này hưởng thời gian ân hạnthuế cho các lô hàng nhập khẩu tiếp theo (chương trình quản lý thuế đãphân loại Doanh nghiệp nợ quá hạn), có văn bản gởi Doanh nghiệp để yêucầu nộp thuế và thông báo Doanh nghiệp sắp bị cưỡng chế theo luật định(quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế sẻ bị cưỡng chế) Việc này đượcthực hiện sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế và tối thiểu là 5(năm) ngày trước khi thực hiện cưỡng chế

Trang 19

Đối với khoản nợ quá hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết hạn:Theo dõi, quản lý chặt chẻ không cho các đối tượng này làm thủ tục các lôhàng nhập khẩu tiếp theo Phân loại Doanh nghiệp vào đối tượng “chây ì” để

áp dụng các biện pháp xữ lý mạnh hơn:

Lập hồ sơ nợ thuế “chây ì”

Có văn bản thông báo cho Doanh nghiệp hoặc trực tiếp đến địa chỉđăng kí kinh doanh của Doanh nghiệp để yêu cầu Doanh nghiêp nộp thuếhoặc có cam kết kế hoạch trả nợ thì xử lý như sau:

Tập hợp hồ sơ nợ thuế, lập lệnh thu thuế, thu tiền phạt gởi cục thuếđịa phương để thực hiện khấu trừ từ tiền hoàn thuế giá trị gia tăng khi nhậnđược thông tin từ phòng nghiệp vụ hải quan thành phố

Lập lệnh thu thuế, thu tiền phạt gởi Kho bạc nhà nước, Ngân hàngthương mại, tổ chức tín dụng khác nơi doang nghiệp mở tài khoản để yêucầu thực hiện trích tiền từ tài khoản của Doanh nghiệp nộp Ngân sách nhànước theo luật định

Tập hợp doanh nghiệp “chây ì” để đưa lên thông tin đại chúng theohướng dẫn của Tổng cục hải quan

Tiến hành thủ tục áp dụng biện pháp tịch thu hàng hóa hoặc kê biêntài sản của Doanh nghiệp

Trường hợp văn bản yêu cầu Doanh nghiệp nộp thuế bưu điện trả về

do Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ hoặc mất tích, bổ trốn cần nhanh chóngtiến hành, xác minh, truy tìm qua việc phối hợp với Chi cục thuế, Cục thuế,

Sở kế hoạch đầu tư, Công an phường xã

Qua xác minh, trường hợp thay đổi địa chỉ: tiếp tục áp dụng biện pháp(đối với khoản nợ quá hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn: theo dõi, quản lý chặtchẻ không cho các đối tượng này làm thủ tục các lô hàng nhập khẩu tiếptheo Phân loại Doanh nghiệp vào đối tượng “chây ì” để áp dụng các biệnpháp xũ lý mạnh hơn)

Qua xác minh, trường hợp đủ cơ sở xác định Doanh nghiệp mất tích,

bỏ trốn: Lập hồ sơ chuyển về phòng nghiệp vụ Cục hải quan thành phố đểchuyển hồ sơ sang cơ quan công an đề nghị xữ lý theo quy định của phápluật

II THỜI HẠN NỘP THUẾ

1 Thời hạn nộp thuế xuất khẩu:

Trang 20

Thời hạn nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu là 30 (bamươi) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan.

2 Thời hạn nộp thuế nhập khẩu:

2.1 Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là hàng tiêu dùng trong Danh mục

hàng hóa do Bộ Thương mại công bố thì nộp xong thuế trước khi nhận hàng.Trừ các trường hợp sau:

2.1.1 Người nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp

thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 (ba mươi ) kể từ ngày đăng

ký tờ khai Hải quan

Việc bảo lãnh thực hiện theo hướng dẫn tai Mục IV Phần C thông tư59/2007/TT-BTC

2.1.2 Hàng hóa tiêu dùng trong Danh mục hàng hóa do Bộ Thương mại

công bố nhưng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiêncứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng xét miễn thuế nhập khẩuthì thời hạn nộp thuế là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày đăng kí tờ khai Hảiquan

Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xétmiễn thuế, người nộp thuế phải kê khai, tính lại thuế, tiền phạt chậm nộpthuế (nếu có) theo thời hạn nộp thuế của hàng tiêu dùng nêu tại điểm 2.1mục này

2.2 Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với trường hợp người nộp thuế chấp

hành tốt pháp luật thuế

2.2.1 Hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng

hóa xuất khẩu (bao gồm cả hàng hóa đồng thời là hàng tiêu dung trong Danhmục hàng hóa do Bộ Thương mại công bố) thì thời hạn nộp thuế là 275 (haitrăm bảy mươi lăm) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan

2.2.1.1 Điều kiện để áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, ngoài hồ sơ khai

thuế theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục I Phần này, người nộp thuế phải nộpthêm cho cơ quan Hải quan bản đăng kí vật tư, nguyên liệu nhập khẩu đểtrực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Đối với một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư,nguyên liệu kéo dài hơn 275 ngày thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn 275ngày Thời gian kéo dài tối đa không quá thời hạn phải giao hàng ghi trênhợp đồng xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu,vật tư nhập khẩu đềnghị kéo dài thời gian nộp thuế hoặc không quá chu kỳ sản xuất sản phẩm

Trang 21

Để được áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày, ngoài hồ sơkhai thuế theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục I Phần này, người nộp thuế phảinộp cho Cục hải quan địa phương nơi đăng ký tờ khai Hải quan hàng hóanhập khẩu nguyên liệu, vật tư các giấy tờ sau đây:

+ Công văn đề nghị áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày đối

với từng trường hợp cụ thể phù hợp với thực tế của việc dự trữ nguyên liệu,vật tư trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế đề nghị được kéo dài, mô tả quytrình, thời gian sản xuất, câm kết về nội dung khai báo: 01 Bản chính

+ Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiêp sản xuất

hàng hóa xuất khẩu: 01 Bản chính

Cục hải quan địa phương nơi đang ký tờ khai Hải quan hàng hóa nhậpkhẩu nguyên liệu, vật tư tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ và xử lý như sau:

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng đối tượng thì có ý kiến đề xuất giảiquyết chuyển Tổng cục hải quan xem xét quyết định thời hạn gia hạn nộpthuế

Trường hợp cần kiểm tra xác định trực tế chu kỳ sản xuất, dự trữ vật

tư, nguyên liệu, Tổng cục hải quan giao Cục hải quan địa phương phối hợpvới cơ quan thuế, cơ quan có liên quan kiểm tra báo cáo Tổng cục hải quantrước khi có văn bản trả lời chính thức Việc kiểm tra phải lập thành biênbản trong đó nêu rõ chu kỳ sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu, vật tư kéo dàithời hạn nộp thuế

2.2.1.2 Nếu quá thời hạn nộp thuế mới xuất khẩu hoặc không xuất khẩu sản

phẩm thì xử lý như sau:

- Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã vào sảnxuất sản phẩm, nhưng sản phẩm không xuất khẩu thì tính lại thời hạn nộpthuế là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan và phạt chậm nộp thuế

kể từ ngày nộp thuế, đồng thời bị xử phạt hành chính theo quy định;

- Đối với phần nguyên liệu,vật tư nhập khẩu đã vào sảnxuất sản phẩm và đã thực xuất khẩu ngoài thời gian nộp thuế thì tính phạtchậm nộp thuế kể từ ngày quá hạn nộp thuế đến ngày thực xuất hoặc ngàynộp thuế

- Đối với trường hợp người nộp thuế áp dụng thời hạn nộpthuế 275 ngày hoặc dài hơn 275 ngày nhưng không xuất khẩu sản phẩmhoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế, thì người nộp thuế phải nộp thuế và

bị xử phạt như trên

Trang 22

2.2.2 Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất hoặc

tạm xuất tái nhập, thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạntạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập ( áp dụng cho cả trường hợp đượcphép gia hạn)

Trường hợp người nộp thuế đã được áp dụng thời hạn nộp thuế củahàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất, nhưng không xuấtkhẩu hoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì bị xử lý như sau:

- Hàng háo không xuất khẩu thì tính lại thời hạn nộp thuếnhư đối với hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hóa do Bộ Thương mạicông bố hoặc là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan như đối vớihàng hóa khác và bị xử phạt chậm nộp, xử phạt vi phạm hành chính theo quyđịnh

- Hàng hóa đã thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thìtính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày quá thời hạn nộp thuế đến ngày thựcxuất khẩu hoặc ngày nộp thuế ( nếu nộp thuế trước ngày xuất khẩu)

2.2.3 Đối với các trường hợp hàng hóa nhập khẩu khác ngoài 2 trường hợp nêu tại điểm 2.2.1 và 2.2.2 trên đây thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ

ngày đăng ký tờ khai Hải quan

2.3 Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với người nộp thuế chưa chấp hành tốt

pháp luật thuế

2.3.1 Nếu được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định

của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạnnộp thuế thực hiện theo thời hạn bảo lảnh, nhưng không quá thời hạn đối với

từng trường hợp hướng dẫn tại điểm 2.2 Mục này.

Việc bảo lãnh thực hiện theo hướng dẫn tại Mục IV Phần này

2.3.2 Nếu không được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo

quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp,người nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng

2.3.3 Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng,

nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễnthuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày người nộp thuếđăng ký tờ khai Hải quan

Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xétmiễn thuế người nộp thuế phải kê khai, tính lại thời hạn nộp thuế như đối

Trang 23

với hàng tiêu dùng và bị phạt châm nộp thuế tính từ ngày nhận hàng đếnngày nộp thuế.

C CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÃI QUAN.

I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1 Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan được

áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có trách nhiệm chấp hành các quyết địnhhành chính trong lĩnh vực Hải quan đã quá thời hạn tự nguyện chấp hành cácquyết định này mà không tự nguyện chấp hành hoặc có hành vi phát tán tàisản, bỏ trốn và phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hànhquyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan theo quy định tại Nghị định

số 97/2007/NĐ-CP

2 Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính

trong lĩnh vực Hải quan phải tuân thủ trình tự, thủ tục và thẩm hành chính,Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quyđịnh thủ tuc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xữ phạt viphạm hành chính, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007của Chính phủ quy định về xữ lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế và Nghị định số 97/2007/NĐ-CP

3 Đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

a Người khai Hải quan, người nộp thuế có nghĩa vụ chấp hành các

quyết định hành chính nêu ở khoản 2 Điều 41 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP

mà không chấp hành

b Kho bạc nhà nước, Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; tổ chức, cá

nhân đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thihành quyết định hành chính không chấp hành quyết định xữ phạt vi phạmhành chính về hành vi không trích nộp, khấu trừ tiền của đối tượng bị cưỡngchế vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơquan Hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước

c Người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thay

cho người nộp thuế theo thông báo của cơ quan Hải quan trong trường hợpngừơi nộp thuế không nộp tiền thuế, tiền phạt

d Tổ chức, cá nhân nắm giữ tiền, tài sản của người nộp thuế không chấp

hành quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản của ngừơi nộp thuế do họ nắmgiữ

Trang 24

e Tổ chức cá nhân có liên quan không chấp hành các quyêt định xữ phạt

vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

4 Trường hợp ra quyết định cưỡng chế:

a Đối với các quyết định hành chính về thuế (bao gồm các quyết định

nêu tại điểm a, b,c và e khoản 2 Điều 41 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP vàcác quyết định xữ phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14 Nghị định

số 97/2007/NĐ-CP):

- Quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định hành

chính trong lĩnh vực Hải quan mà cá nhân, tổ chức hoặc người bảo lảnh

- Cá nhân, tổ chức chưa chấp hành quyết định hành chính trong lỉnh hải

quan mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn

b Đối với các quyết định sử phạt vi phạm hành chính khác trong lỉnh

vực hải quan: quá 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyếtđịnh sử phạt mà cá nhân, tổ chức hoặc người bảo lảnh của họ không tựnguyện chấp hành

c Người nộp thuế không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong thời

gian được gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt theo quy định Điều 24 Nghị định

số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế

5 Theo dõi, thu nợ tiền thuế, tiền phạt.

a Cơ quan Hải quan các cấp có trách nhiệm theo dõi, quản lý các đối

tượng nợ tiền thuế, tiền phạt; thường xuyên phân loại đối tượng nợ, cáckhoản nợ để đôn đốc, thu nợ đến trước thời điểm áp dụng các biện phápcưỡng chế

Hình thức đôn đốc, thu nợ tiền thuế, tiền phạt:

- Gửi thông báo yêu cầu người nộp thuế, ngừơi bảo lãnh nộp thuế nộp

đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt

- Trực tiếp đến trụ sở người nộp thuế để đòi nợ tiền thuế, tiền phạt.

- Thông tin trên hệ thống mạng về danh sách các đối tượng nợ tiền

thuế, tiền phạt quá hạn

- Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về đối tượng nợ

tiền thuế, tiền phạt; số tiền thuế nợ, tiền phạt

Trang 25

b Người nộp thuế, người bảo lãnh còn nợ tiền thuế, tiền phạt khi nhận

được thông báo của cơ quan Hải quan về việc nợ tiền thuế, tiền phạt phảinhanh chóng thực hiện việc nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt theo quy định củapháp luật Quá thời hạn quy định tại khoản 4 nêu trên mà vẩn chưa thực hiệnthì sẻ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu tai Điều 43 Nghị định số97/2007/NĐ-CP

6 Thẩm quyền quyết định cưỡng chế.

a Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu,

Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan ra quyết định cưỡng chế và tổ chứcviệc cưỡng chế thi hành đối với quyết định hành chính do mình hoặc cấpdưới của minh ban hành

Trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản; thu tiền, tài sản

do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ mà Doanh nghiệp hoặc người nắmgiữ tài sản có trụ sở đóng ở địa bàn khác thì Cục Hải quan, Cục Điều trachống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan ra quyết định cưỡng chế vàchuyển quyết định đến cục Hải quan nơi quản lý địa bàn đó để tổ chức thihành quyết định cưỡng chế

Trường hợp cần áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi mã số thuế,đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề quy định tại khoản 8,khoản 9 Điều 43 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP mà tổ chức bị cưỡng chế nợtiền thuế, tiền phạt tại nhiều Cục Hải quan thì Tổng cục Hải quan thông báocho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi sử dụng mã số thuế, đìnhchỉ sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấyphép thành lập và hoạt động

b Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền ra quyết định cưỡng chế thi

hành quyết định xữ phạt hành chính trong lĩnh vực Hải quan do minh banhành

7 Xác minh điều kiện thi hành cưỡng chế

a Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm kiểm

tra cơ sở dũ liệu thông tin hiện có về người khai hải quan, người nộp thuế và

có quyền tiến hành xác minh những thông tin về tài khoản, tái sản, điều kiệnthi hành quyết định cưỡng chế của đối tượng bị cưỡng chế trước thời điểm raquyết định cưỡng chế Chính quyền địa phương, cơ quan quan đăng kýquyền sở hữu, sử dụng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức,

cá nhân liên quan phải tạo điều kiện, cung cấp các thông tin cần thiết theo

Trang 26

quy định của pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết địnhcưỡng chế.

b Việc xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền

sở hữu, sử dụng cần đăng ký vào hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyểnnhượng hoặc tặng cho; thông qua chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơquan chức năng hoặc người làm chứng như xác nhận của người bán, củachính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán, đồng thời cóthể thông báo rộng rãi để người có quyền, nghĩa vụ liên quan bảo vệ lợi ích.Đối với đối tượng bị cưỡng chế là các cơ quan hoặc tổ chức, người cóthẩm quyền ra quyết định cưỡng chế cần xác minh số tiền cưỡng chế có khảnăng thu được bằng việc trực tiếp xem xét tài sản, kiểm tra hệ thống sổ sáchquản lý thông qua các cơ quan khác như: cơ quan quản lý vốn, tài sản hoặc

cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký tài sản, ngân hàng, tổ chức tín dụng,người vận chuyển, cá nhân, tổ chức liên quan khác để xác minh điều kiện vềtiền, tài sản của các cơ quan, tổ chức này

8 Thủ tục gửi văn bản yêu cầu thông báo, quyết định về cưỡng chế tổ

chức, cá nhân có liên quan

a Công chức hải quan có nhiệm vụ thi hành qquyết định cưỡng chế giao

trực tiếp văn bản cho người có thẩm quyền của tổ chức hoặc người nhận cótên trên văn bản Trong trường hợp có khó khăn trong việc giao tiếp thì việcchuyển văn bản được thực hiện bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.Nếu người nhận vắng mặt thì các văn bản về thi hành quyết định cưỡngchế được giao cho Thủ trưởng cơ quan nơi ngừơi đó công tác hhoặc ngườithân thích có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cùng sống trong một gia đìnhnhân thay; yêu cầu người đó cam kết chuyển kịp thời, đúng thời gian quyđịnh đến tận tay người được thông báo Việc giao, nhận, thông báo phảiđược ký xác nhận; thời điểm giao văn bản là thời điểm người nhận thay camkết chuyển văn bản cho người nhận Trường hợp vì lý do khách quan màngười đã cam kết nhận thay không chuyển văn bản cho người được nhận thìphải thông báo cho cơ quan hải quan biết

b Trường hợp không thực hiện được việc gửi văn bản theo điểm a nêu

trên thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thông báo nội dung văn bảnbằng hình thức niêm yết công khai bản chính văn bản trong thời gian ít nhất

là 05 (năm) ngày làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấnnơi đặt trụ sở chính của tổ chức hoặc nơi cư trú của người được thông báo và

Trang 27

tại nơi ở của người được thông báo nếu xác định được nơi ở cụ thể củangười đó.

Việc niêm yết công khai phải được lập biên bản, ghi rõ ngày, tháng, nămniêm yết, thời gian niêm yết, nội dung thông báo và người thực hiện niêmyết có xác định của chính quyền địa phương

c Trong trừơng hợp không thể thực hiện được thông báo theo các hình

thức nêu trên thì thông báo liên tiếp 2 lần trên báo, đài phát thanh hoặc đàitruyền hình của trung ương hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngnếu xác định đối tượng bị cưỡng chế đang ở địa phương đó

Khi hoàn thành việc thông báo trên các phương tiện thông tin đạichúng, cơ quan báo, đài phải có văn bản xác nhận đã thực hiện xong việcthông báo và gửi cơ quan hải quan để lưu hồ sơ

9 Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành

chính trong lĩnh vực hải quan

a Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành

chính trong lĩnh vực hải quan đối với trương hợp quy định tại điều 42 Nghịđịnh số 97/2007/NĐ-CP

b Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào nội dung,

tính chất, mức độ của nghĩa vụ thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyếtđịnh hành chính, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế của đối tượng bịcưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương để áp dụng lần lượt các biệnpháp cưỡng chế quy định tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP Trường hợp đãquyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện đểthực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó theo thứ tự tại điều 43 Nghị định số97/2007/NĐ-CP thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có quyền

ra quyết định biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiềnphạt

c Không được tổ cưỡng chế trong các ngày nghĩ theo quy định của pháp

luật lao động và ngoài giờ hành chính, 15 (mười lăm) ngày trước và sau tếtnguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách – nếu

họ là đối tượng bị cưỡng chế, trừ trường hợp cần ngăn chặn đối tượng bịcưỡng chế có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn trách việc thi hànhquyết định cưỡng chế

10 Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.

Trang 28

a Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết

định cưỡng chế Cơ quan chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế có tráchnhiệm bảo đảm trật tự trong quá trình cưỡng chế

b Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ

phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quanchủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyếtđịnh cưỡng chế

c Trường hợp nếu thấy cần thiết phải có lực lượng Công an nhân dân

trong quá trình thi hành cưỡng chế thì phải có văn bản yêu cầu gửi đến cơquan Công an liên quan 05 (năm) ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡngchế để bố trí lực lượng Khi có yêu cầu tham gia bảo đảm trật tự, an toàntrong quá trình cưỡng chế, lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm bố trílực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công

vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế

II BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRÍCH TIỀN TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI.

1 Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi để thi hành

các quyết định hành chính về thuế

a Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tổ chức xác minh trực

tiếp hoặc bằng văn bản các thông tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tàikhoản của đối tượng bị cưỡng chế Việc gửi và nhận văn bản được thực hiệntheo chế độ đối với văn bản mật, nếu gửi qua đường bưu điện thì phải thựchiện bằng hình thức bảo đảm Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệmbảo mật những thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế khi đượccung cấp

b Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu

của người có thẩm quyền, đối tượng bị cưỡng chế; Kho bạc nhà nước, Ngânhàng phải cung cấp bằng văn bản về tên của Kho bạc nhà nước, Ngân hàngthương mại, các tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản, số và kí hiệu tài khoản,

số liệu về tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế Quá thời hạn quyđịnh mà các tổ chức nêu trên không cung cấp thì sẻ bị xữ phạt vi phạm hànhchính

c Người có thẩm quyền căn cứ vào thông tin có được để ra quyết định

cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng bịcưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàngThương mại, các tổ chức tíndụng khác Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gủi phải rõ

Trang 29

ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vịcông tác của người ra quyết định; số tiền bị khấu trừ (theo số ghi trên quyếtđịnh hành chính và chi phí cưỡng chế tính đến hết thời hạn 05 (năm) ngàytrước tiến hành cưỡng chế); lý do khấu trừ; họ tên, mã số thuế, số tài khoảncủa đối tượng bị khấu trừ; tên, địa chỉ, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàngThương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính nơi người bị áp dụngbiện pháp cưỡng chế khấu trừ mở tài khoản; tên, địa chỉ, số tài khoản thuNgân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan Hải quan mở tạiKho bạc Nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ vào tài khoảnthu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ nêu trên; thời hạn thi hành

và phải được người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế kí tên và đóngdấu

d Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi đựơc gửi cho đối

tượng bị cưỡng chế, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tíndụng khác nơi tổ chức, cá nhân bị áp dụng cưỡng chế có tiền gửi tại ngânhàng và các cơ quan có liên quan 05 (năm) ngày trước khi tiến hành cưỡngchế

e Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng tiến hành phong tỏa các tài khỏa của

đối tựơng bị cưỡng chế ngay khi nhận được quyết định cưỡng chế; chuyển

số tiền của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế vào tài khoản thu Ngân sách Nhànước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan Hải quan mở tại Kho bạc Nhànước ghi trong quyết định cưỡng chế trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từngày nhận được quyết định cưỡng chế; đồng thời thông báo cho cơ quan đã

ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết

f Quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế mà tài

khoản của đối tượng bị cưỡng chế không còn để trích nộp vào tài khoản thuNgân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan Hải quan mở tạiKho bạc Nhà nước Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, các tổ chứctín dụng khác phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡngchế biết

g Trong thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế nếu trong tài khoản của

đối tượng bị cưỡng chế còn số dư mà các tổ chức nêu trên không thựcc hiệntrích nộp vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của

cơ quan Hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước theo quyết định cưỡng chế thì

bị xữ phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19Nghị định số 97/2007/NĐ-CP

Trang 30

h Trường hợp đã thu đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan Hải quan phải

thông báo ngay cho Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tíndụng khác dừng việc phong tỏa tài khoản và dừng việc thực hiện cưỡng chế

2 Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi để thi hành

các quyết định xữ phạt vi phạm hành chính khác về Hải quan

a Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tổ chức xác minh trực

tiếp hoặc bằng văn bản các thông tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tàikhoản của đối tượng bị cưỡng chế Thủ tục xác minh thực hiện như hướngdẫn tại điểm a, b khoản 1 nêu trên

b Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào thông tin đã

nhận đựơc để ra quyết định cưỡng chế bằng biệ pháp trích tiền từ tài khoảntiền gữi của đối tượng bị cưỡng chế tại Ngân hàng thương mại, các tổ chứctín dụng khác Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được quyếtđịnh cưỡng chế, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm yêu cầu Ngân hàngnơi mở tài khoản chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản thu Ngânsách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan Hải quan mở tại Kho bạcNhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế Quá thời hạn quy định mà đốitượng bị cưỡng chế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thì sẻ bị

áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản quy định tại Mục IV Phần II

c Trong thời hạn 05 (năm) ngày, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín

dụng khác có trách nhiệm phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết địnhcưỡng chế thông báo cho chủ tài khoản biết Khi nhận được yêu cầu chuyểntiền của chủ tài khoản, Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khácphải chuyển số tiền từ tài khoản của tổ chức cá nhân bị cưỡng chế cào tàikhoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giũ của cơ quan Hảiquan mở tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế; đồng thờithông báo cho cơ quan đã ra quyết định cươngc chế và đối tượng bị cươngchế biết

d Trường hợp trong tài khoản không còn số dư hoặc còn nhưng không

đủ để thi hành thì Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác sau khi trích

số tiền hiện có phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết địnhcưỡng chế biết

e Nếu trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế còn số dư mà Ngân

hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác không thực hiện trích nộp vàotài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan Hảiquan mở tại Kho bạc Nhà nước theo quyết định cưỡng chế thì sẻ bị xữ phạt

Trang 31

vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định số97/2007/NĐ-CP.

f Trường hợp đã thu đủ tiền thuế, tiền phạt, cơ quan Hải quan phải

thông báo ngay cho Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tíndụng khác để dừng việc thực hiện cưỡng chế

III BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KHẤU TRỪ MỘT PHẦN TIỀN LƯƠNG HOẶC MỘT PHẦN THU NHẬP.

1 Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc

một phần thu nhập đối với cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định xữ phạt

vi phạm hành chính là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc đượchưởng tiền lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo hợp đồng cóthời hạn từ 06 (sáu) tháng trở lên, hợp đồng không xác định thời hạn hoặchưởng trợ cấp hưu trí hoặc mất sức hàng tháng

2 Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phải tổ chức xác minh về

các khoản thu nhập hợp pháp của người bị cưỡng chế, bao gồm: lương,lương hưu, trợ cấp mất sức, tiền thưởng và các khoản thu nhập hợp phápkhác

3 Căn cứ kết quả xác minh, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế

bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập của cánhân bị cưỡng chế

4 Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu

nhập đối với cá nhân phải ghi rõ ngày, tháng , năm ra quyết định; căn cứ raquyết định ;họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định ;họ tên,địa chỉ của cá nhân bị cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc mộtphần thu nhập;tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức quản lương hoặc thu nhập của cánhân bị cưỡng chế; số tiền bị khấu trừ ( theo số ghi trên quyết định hànhchính và chi phí cưỡng chế tính đến hết thời hạn 05 (năm) ngày trước khitiến hành cưỡng chế ), lý do khấu trừ; tên, địa chỉ của Kho bạc Nhà nướcnhận tiền, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ đến Kho bạc; thời gian thihành; chữ ký của người ra qưyết định, dấu của cơ quan ra quyết định

5 Ngay khi đến kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất, cơ quan, tổ

chức, người sử dụng lao động đang quản lý một phần thu nhập của cá nhân

bị cưỡng chế theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế và chuyển sốtiền đã khấu trừ vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạmgiữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định

Trang 32

cưỡng chế, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết địnhcưỡng chế biết.

6 Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, tiền lương hưu hoặc trợ cấp mất sức đối với

cá nhân không thấp hơn 10% (mười phần trăm) và không quá 30% (ba mươiphần trăm) tổng tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối vớinhững khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập khác thìttỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% (nămmươi phần trăm) tổng số thu nhập

7 Trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế, số tiền phạt theo quyết định

cưỡng chế mà hợp đồng lao động của đối tượng bị cưỡng chế chấm dứt, cơquang, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết địnhcưỡng chế biết trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợpđồng lao động

8 Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lương hoặc thu

nhập của cá nhân bị cưỡng chế không thực hiện quyết định cưỡng chế thì bị

xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số97/2007/NĐ-CP

IV BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN, BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN KÊ BIÊN.

1 Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế này khi cơ quan Hải quan không áp

dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1, 2 Điều 43 Nghịđịnh số 97/2007/NĐ-CP do cơ quan Hải quan không có thông tin về tàikhoản tiền gửi, thu nhập của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế hoặc đã áp dụngcác biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1, 2 Điều 43 Nghị định số97/2007/NĐ-CP nhưng chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt

2 Các trường hợp không áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp kê

Trang 33

3 Những tài sản không được kê biên.

a Đối với đối tượng bị cưỡng chế là tổ chức:

- Thuốc men chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y

tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinhdoanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ ăn giữa ca chongười lao động

- Nhà trẻ, trường học và các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các

cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông kinh doanh của doanhnghiệp

- Trang thiết bị phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động;phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiểm môi trường

- Cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốcphòng

- Nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là các hóa chất độchại nguy hiểm hoặc tài sản không được phép lưu hành

- Nguyên vật liệu, bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sảnxuất khép kín

- Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

b Đối với đối tượng bị chưỡng chế là cá nhân:

- Nhà ở duy nhất của cá nhân bị cưỡng chế và gia đình Trường hợp

cá nhân có nhà ở giá trị lớn thì vẫn thực hiện kê biên, bán đấu giá để thihành quyết định cưỡng chế và trích lại một khoản tiền để đối tượng bị cưỡngchế có thể mua một ngôi nhà khác có giá trị thấp hơn, nhưng vẫn bảo đảmtiêu chuẩn về nơi ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở Trườnghợp cá nhân bị cưỡng chế có nhiều nhà ở thì vẫn bị kê biên

- Thuốc chữa bệnh cần dùng cho nhu cầu phòng, chữa bệnh, lươngthực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đối tượng bbị cưỡng chế vàgia đình họ

- Công cụ lao động thông thường cần thiết được dùng làm phươngtiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của cá nhân bị cưỡng chế và gia đình.Các công cụ lao động có giá trị như xe máy, ô tô, tàu, thuyền, máy cày,máy xay xát và các công cụ có giá trị khác của đối tượng bị cưỡng chế vẫn

Trang 34

một khoản tiền để đối tượng bị cưỡng chế có thể thay thế bằng một công cụlao động khác có giá trị thấp hơn.

- Quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết của cá nhân bịcưỡng chế và gia đình theo mức tối thiểu ở từng địa phương như nồi, xoong,bát đĩa, giường, tủ, bàn ghế và các vật dụng thông thường khác có giá trịkhông lớn Những đồ dùng sinh hoạt hay tư trang như ti vi, tủ lạnh, máy điềuhòa, máy giặt, máy vi tính, nhẫn vàng, giường, tủ và những đồ dùng có giátrị, thì vẫn kê biên để bảo đảm thi hành quyết định hành chính

- Đồ dùng thờ cúng, di vật, huân chương, huy chương, bằng khen…

4 Việc kê biên tài sản được thực hiện theo thứ tự như sau:

a Kê biên tài sản là hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển về

Việt Nam, để về tới cửa khẩu hoặc đang vận chuyển về kho, bãi của đốitượng bị cưỡng chế (trừ hàng hóa là nguyên vật liệu sản xuất hàng xuấtkhẩu, hàng viện trợ nhân đạo, hàng hóa nhập khẩu để góp vốn đầu tư, hàngnông sản, thực phẩm mau hỏng)

b Kê biên các tài sản sau đây khi có đủ thông tin và điều kiện:

- Kê biên tài sản là hàng hóa lưu thông trên đường hoặc bày bán tạicửa hàng của đối tượng bị cưỡng chế

- Kê biên các tài sản khác theo đề nghị của nghười bị cưỡng chế

- Kê biên các tài sản khác

5 Xác minh thông tin về tài sản.

a Khi có thông tin về hàng hóa của đối tượng bị cưỡng chế đang trên

đường vận chuyển hoặc đã về tới cửa khẩu nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩunhập có trách nhiệm thông báo ngay cho người có thẩm quyền ra quyết địnhcưỡng chế biết

b Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tổ chức xác minh trực

tiếp hoặc yêu cầu đối tượng bị cưỡng chế cung cấp bằng văn bản các thôngtin về tài sản, giá trị của tài sản mà họ đang sở hữu

6 Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản.

a Kê biên tài sản phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra

quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú,trụ sở của đối tượng bị kê biên tài sản; số tiền bị cưỡng chế; địa điểm kêbiên; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định

Trang 35

b Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho đối tượng bị kê biên tài

sản, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóngtrên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡngchế kê biên là 05 (năm) ngày làm việc, trừ trường hợp việc thông báo sẻ gâytrở ngại cho việc tiến hành kê biên

7 Thủ tục kê biên.

a Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày và trong giờ làm việc

hành chính áp dụng tại địa phương kê biên tài sản Người ra quyết địnhcưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủtrì thực hiện việc kê biên

b Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc

người đã thành niên trong gia đình, đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản,đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến Nếu cá nhân phải thihành quyết định cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình cố tìnhvắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện của chínhquyền địa phương và người chứng kiến

c Đối tượng bị cưỡng chế có quyền đè nghị kê biên tài sản nào trước,

người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đókhông ảnh hưởng đến việc cưỡng chế Nếu đối tượng bị cưỡng chế không đềnghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được

kê biên trước

d Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng

chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tàisản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế Trường hợp tài sản cótranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sởhữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự

Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo công khai thời gianđịa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết Hết thời hạn 03 (ba)tháng kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biênđược đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản

e Chỉ kê biên quyền sử dụng đất, nhà ở, trụ sở của đối tượng bị cưỡng

chế nếu sau khi kê biên hết các tài sản khác mà vẫn không đủ để thi hànhquyết định cưỡng chế

f Chỉ được kê biên tài sản của đối tượng bị cưỡng chế đủ để đảm bảo

thi hành quyết định cưỡng chế và thanh toán các chi phí thi hành cưỡng chế

Trang 36

nghĩa vụ thi hành quyết định cưỡng chế mà không thể phân chia được hoặcviệc phân chia sẻ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thi cơ quan tiến hành

kê biên vẫn có quyền kê biên tài sản đó để đảm bảo thi hành quyết địnhcưỡng chế

g Trong trường hợp kê biên tài sản là nhà ở hoặc đồ vật đang bị khóa

hay đóng gói thì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế yêu cầu đối tượng bịcưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản đó mở khóa, mở gói; nếu đốitượng bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản không mở hoặc cốtình vắng mặt thì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế lập biên bản (có đạidiện của chính quyền địa phương và người chứng kiến) mở khóa hay mở gói

để kiểm tra, liệt kê cụ thể các tài sản và kê biên theo quy định của pháp luật.Trường hợp cá nhân bị cưỡng chế, người có quyền và nghĩa vụ liên quanđang chấp hành hình phạt tù thì người chủ trì thực hiện quyết

h Đối với trường hợp là tài sản kê biên thuộc diện đăng ký quyền sở

hữu, quyền sử dụng thì khi ra quyết định cưỡng chế bằng bbiện pháp kê biêntài sản, người chủ trì thực hiện quyết

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền vềđăng ký tài sản gắn liền với đất trong trường hợp kê biên quyền sử dụng đất,tài sản gắn liền với đất

- Cục hàng không Việt Nam, trong trường hợp tài sản kê biên là tàubay

- Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực, trong trường hợptài sản kê biên là tàu biển

- Cục cảnh sát giao thông đường bộ, phòng cảnh sát giao thông làphương tiện giao thông cơ giới đường bộ

- Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu

i Kể từ thời điểm nhận được thông báo về việc kê biên tài sản, cơ quan

đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản không thực hiện việc đăng kýchuyển dịch tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày giải tỏa kêbiên tài sản hay hoàn tất việc bán hoặc giao tài sản kê biên để cưỡng chế thihành quyết định cưỡng chế, tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phảithông báo cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sảnbiết

Trang 37

j Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kê biên tài sản, của đối

tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính không nộp đủ tiền thuế

nợ, tiền phạt thì cơ quan Hải quan được quyền bán đấu giá tài sản kê biên đểthu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt

8 Biên bản kê biên tài sản.

a Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản Trong biên bản phải ghi

thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; họ tên, chức vụ người chủ trìthực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tàisản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ;người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cánhân bị cưỡng chế), đại diện tổ chức, cơ quan có liên quan; mô tả tên gọi,đặc điểm từng tài sản bị kê biên

b Người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị

cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diệnhợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc

cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế), đại diện tổ chức, cơ quan có liên quan

ký tên vào biên bản trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từchối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do

c Biên bản kê biên được lập thành 02 bản, cơ quan ra quyết định cưỡng

chế giữ 01 bản, 01 bản được giao cho cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổchức bị cưỡng chế kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản kê biêntài sản

9 Giao bảo quản tài sản kê biên.

a Người chủ trì thực hiện kê biên lựa chọn một trong các hình thức sau

đây để bảo quản tài sản kê biên:

- Giao cho người bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chếhoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản

- Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản

đó thuộc sở hữu chung

- Nếu người bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản, ngườithân thích của người bị cưỡng chế không nhận bảo quản hoặc xét thấy códấu hiệu tẩu tán, hủy hoại tài sản, cản trở việc thi hành quyết định cưỡng chếthì tùy từng trường hợp cụ thể, tài sản kê biên được giao cho tổ chức, cánhân có điều kiện bảo quản

Trang 38

b Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tạm giao

cho Kho bạc Nhà nước quản lý; đối với các tài sản như vũ khí, chất nổ, chấtphóng xạ, trang thiết bị hiếm thì tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nướcchuyên ngành để quản lý

c Khi giao tài sản kê biên, người chủ trì thực hiện kê biên phải lập biên

bản ghi rỏ: ngày, tháng, năm bàn giao bảo quản;họ và tên người chủ trì thựchiện quyết định cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, ngườiđược giao bảo quản tài san, người chứng kiến việc bàn giao; số lương,tìnhtrạng (số lượng) tài sản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tàisản

Người chủ trì thực hiện kê biên, người được giao bảo quản tài sản, cánhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chức kiến ký tên vào biên bản.trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thìviệc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do Biên bản được giao cho ngườiđược giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, ngườichứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi người giữ một bản

d Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp

lý để bảo quản tài sản, trừ những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 54Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007

e Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất

hay hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và thùy theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xữ lý vị phạm hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự

10 Định giá tài sản kê biên.

a Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại nhà của cá nhân

hoặc trụ sở của tổ chức bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên (trừtrường hợp phải thành lập Hội đồng định giá)

b Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thỏa thuận giữa người chủ trì

thực hiện quyết 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên.Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới 500.000 đồng hoặc tài sản thuộcloại mau hỏng, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về giá thì người

có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm định giá

c Trường hợp tài sản kê biên có giá trị từ 500.000 đồng trở lên thuộc

loại khó định giá hoặc các bên không thỏa thuận được về giá thì trong thờihạn không quá 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra

Trang 39

quyết định cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồngđịnh giá, trong đó người đã ra quyết định cưỡng chế là Chủ tich Hội đồng,đại điện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.Ngừơi chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế có quyền thuê hoặc trưng cầugiám định về giá trị của tài sản Khi có yêu cầu của người chủ trì thưch hiệnquyết định cưỡng chế, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm cử người cóchuyên môn tham gia việc định giá Đại diện cơ quan chuyên môn trong Hộiđồng định giá là người có chuyên môn, kĩ thuật thuộc cơ quan có thẩmquyền quản lý về mặt chuyên môn – nghiệp vụ đối với tài sản định giá Nếutài sản định giá là nhà ở thì phải có đại diện của cơ quan quản lý nhà ý xâydựng tham gia Hội đồng định giá.

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hộiđồng định giá phải tiến hành viêc định giá Cá nhân bị kê biên hoặc tổ chức

có tài sản bị kê biên được tham gia vào việc định giá, nhưng quyền quyếtđịnh thuộc vào Hội đồng định giá

Hội đồng định giá tài sản căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm định giá

và ý kiến chuyên môn của các ý kiến ngang nhau về giá tài sản thì bên nào

có ý kiến ngang nhau về giá tài sản thì bên nào có ý kiến của Chủ tịch Hộiđồng là căn cứ xác định giá khởi điểm để bán tài sản Các thành viên Hộiđồng định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình, kiến nghị người có thẩmquyền ra quyết định cưỡng chế xem xét lại việc định giá Đối với tài sản mànhà nước thống nhất quản lí giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản

do nhà nước quyết định

d Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản , trong đó ghi rõ

thời gian,địa điểm tiến hành định giá , thành phần những người tham giađịnh giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ kí định giá và của chủtài sản

11 Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá tài sản, nhiệm vụ của Hội

đồng định giá thực hiện theo quy định tại Điều 26, 27 Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 và Điều 56, 57 Nghị định số98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007

12 Chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá.

a Đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá, căn cứ vào giá trị tài sản

được xác định theo hướng dẫn tại khoản 10 nêu trên, trong thời hạn 30 (bamươi) ngày, kể từ ngày ra quyết định kê biên, người chủ trì cưỡng chế ký

Trang 40

hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với các tổ chức có chức năng bán đấu giásau đây để tổ chức bán đấu giá tài sản.

- Đối với tài sản đã kê biên có giá trị đã xác định thì người chủ trì kýhợp đồng ủy quyền bán đấu giá với các tổ chức

- Đối với tài sản đã kê biên có giá trị đã xác định từ 10.000.000 đồngtrở lên thì người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá vớiTrung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi có tài sản để tổ chức bán đấu giá

b Việc xác định giá khởi điểm để bán đấu giá các tài sản được hướng

dẫn tại Thông tư số 13/2007/TT-BTC ngày 06 tháng 3 năm 2007 và Thông

tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tài Chính hướngdẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản Nhà nước để bán đấugiá

c Việc chuyển giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu

giá phải được lập thành biên bản Trong biên bản phải ghi rõ: ngày, tháng,năm bàn giao; người bàn giao, người nhận; chữ ký của người giao, ngườinhận; số lượng, tình trạng tài sản Hồ sơ bàn giao tài sản kê biên cho cơ quan

có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: quyết định cưỡng chế kê biên; các giấy

tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có);văn bản định giá tài sản và biên bản bàn giao tài sản đó

d Trong trường hợp tài sản kê biên là hàng hóa công kềnh hoặc có số

lượng lớn mà Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc cơ quan tài chínhcấp huyện không có nơi cất giữ tài sản thì sau khi thực hiện xong thủ tụcchuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tài sản đó.Chi phí cho việc thực hiện hợp bảo quản được thanh toán từ số tiền bán đấugiá tài sản thu được sau khi bán đấu giá

Đối với tài sản đã được chuyển giao cho cơ quan có trách nhiệm bán đấugiá thì thủ tục bán đấu giá tài sản đó được thực hiện theo quy định của phápluật hiện hành về bán đấu giá tài sản

e Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, khi bán đấu thì ưu tiên bán trước

cho người đồng sở hữu

f Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong

quyết định hành chính và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn 10(mười) ngày, kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế

kê biên bán đấu giá tài sản làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho đối tượng

bị cưỡng chế

Ngày đăng: 07/12/2012, 17:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Xâm nhập hệ thống. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 1 Xâm nhập hệ thống (Trang 47)
Hình 2: Giao diện Phần mềm KT559. Màn hình chính cĩ cấu trúc gồm 5 phần như sau: - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 2 Giao diện Phần mềm KT559. Màn hình chính cĩ cấu trúc gồm 5 phần như sau: (Trang 48)
Hình 3: Cửa sổ kiểm tra người sử dụng chương trình.. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 3 Cửa sổ kiểm tra người sử dụng chương trình (Trang 50)
Hình 4: Cửa sổ quản lý người sử dụng. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 4 Cửa sổ quản lý người sử dụng (Trang 51)
Hình 6: Cửa sổ xử lý dữ liệu. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 6 Cửa sổ xử lý dữ liệu (Trang 52)
Hình 7: Cửa sổ xác lập máy in. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 7 Cửa sổ xác lập máy in (Trang 53)
Hình 8: Cửa sổ truyền và nhận dữ liệu. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 8 Cửa sổ truyền và nhận dữ liệu (Trang 54)
Hình 8: Cửa sổ truyền và nhận dữ liệu. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 8 Cửa sổ truyền và nhận dữ liệu (Trang 54)
Hình 9: Cửa sổ xem nhật ký hệ thống. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 9 Cửa sổ xem nhật ký hệ thống (Trang 55)
Hình 12: Cửa sổ thiết lập cấu hình truyền và nhận dữ liệu. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 12 Cửa sổ thiết lập cấu hình truyền và nhận dữ liệu (Trang 56)
Hình 14 Thao tác vào mục “Nhập tờ khai mậu dịch”. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 14 Thao tác vào mục “Nhập tờ khai mậu dịch” (Trang 57)
Hình 15: Thao tác vào cửa sổ chứng từ ghi số thuế phải thu. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 15 Thao tác vào cửa sổ chứng từ ghi số thuế phải thu (Trang 59)
Hình 15:  Thao tác vào cửa sổ chứng từ ghi số thuế phải thu. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 15 Thao tác vào cửa sổ chứng từ ghi số thuế phải thu (Trang 59)
Hình 16: Cửa sổ sửa chứng từ ghi số thuế phải thu. Ta thực hiện theo các bước lần lượt sau: - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 16 Cửa sổ sửa chứng từ ghi số thuế phải thu. Ta thực hiện theo các bước lần lượt sau: (Trang 62)
Hình 17: Cửa sổ xĩa chứng từ ghi số thuế phải thu. Để xĩa thơng báo thuế được thực hiện theo các bước sau: - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 17 Cửa sổ xĩa chứng từ ghi số thuế phải thu. Để xĩa thơng báo thuế được thực hiện theo các bước sau: (Trang 64)
Hình 18: Thao tác vào cửa sổ quyết định điều chỉnh thuế. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 18 Thao tác vào cửa sổ quyết định điều chỉnh thuế (Trang 66)
Hình 20: Cửa sổ sửa quyết định điều chỉnh thuế - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 20 Cửa sổ sửa quyết định điều chỉnh thuế (Trang 68)
Hình 20: Cửa sổ sửa quyết định điều chỉnh thuế - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 20 Cửa sổ sửa quyết định điều chỉnh thuế (Trang 68)
Hình 21: Cửa sổ vào mục nhập quyết định phạt. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 21 Cửa sổ vào mục nhập quyết định phạt (Trang 69)
Hình 22: Cửa sổ nhập quyết định phạt chậm nộp thuế. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 22 Cửa sổ nhập quyết định phạt chậm nộp thuế (Trang 70)
Hình 23: Cửa sổ sửa quyết định phạt. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 23 Cửa sổ sửa quyết định phạt (Trang 71)
Hình 23: Cửa sổ sửa quyết định phạt. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 23 Cửa sổ sửa quyết định phạt (Trang 71)
Hình 24: Cửa sổ thao tác vào mục nhập biên lai thu thuế hàng mậu dịch. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 24 Cửa sổ thao tác vào mục nhập biên lai thu thuế hàng mậu dịch (Trang 73)
Hình 25: Cửa sổ nhập biên lai thu thuế hàng mậu dịch. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 25 Cửa sổ nhập biên lai thu thuế hàng mậu dịch (Trang 73)
Hình 26: Cửa sổ sửa biên lai thu thuế hàng mậu dịch. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 26 Cửa sổ sửa biên lai thu thuế hàng mậu dịch (Trang 75)
Hình 26: Cửa sổ sửa biên lai thu thuế hàng mậu dịch. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 26 Cửa sổ sửa biên lai thu thuế hàng mậu dịch (Trang 75)
Hình 29: Cửa sổ tìm biên lai LPHQ, TTN, PVPHC - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 29 Cửa sổ tìm biên lai LPHQ, TTN, PVPHC (Trang 78)
Hình 28:  Cửa sổ tìm đơn vị XNK trên biên lai thu lệ phí hải quan (thay) - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 28 Cửa sổ tìm đơn vị XNK trên biên lai thu lệ phí hải quan (thay) (Trang 78)
Hình 30: Cửa sổ nhập GNT liên quan đến tờ khai. Tại đây người sử dụng cần thực hiện các thao tác sau: - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 30 Cửa sổ nhập GNT liên quan đến tờ khai. Tại đây người sử dụng cần thực hiện các thao tác sau: (Trang 80)
Hình 31: Cửa sổ sửa GNT khơng liên quan đến tờ khai. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 31 Cửa sổ sửa GNT khơng liên quan đến tờ khai (Trang 82)
Hình 32:Cửa sổ sửa GNT LPHQ khi chưa cĩ thơng tin của Ctừ đã nhập. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 32 Cửa sổ sửa GNT LPHQ khi chưa cĩ thơng tin của Ctừ đã nhập (Trang 83)
Hình 32:Cửa sổ sửa GNT LPHQ khi chưa có thông tin của Ctừ đã nhập. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 32 Cửa sổ sửa GNT LPHQ khi chưa có thông tin của Ctừ đã nhập (Trang 83)
Hình 34: Cửa sổ nhập chứng từ liên quan đến tờ khai. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 34 Cửa sổ nhập chứng từ liên quan đến tờ khai (Trang 84)
Hình 35: Cửa sổ sửa chứng từ liên quan đến tờ khai. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 35 Cửa sổ sửa chứng từ liên quan đến tờ khai (Trang 86)
Hình 36: Cửa sổ xĩa chứng từ ghi số thuế phải thu liên quan đến tờ khai. ………………………………………………………………………………... - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 36 Cửa sổ xĩa chứng từ ghi số thuế phải thu liên quan đến tờ khai. ……………………………………………………………………………… (Trang 86)
Hình 36:  Cửa sổ xóa chứng từ ghi số thuế phải thu liên quan đến tờ khai. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 36 Cửa sổ xóa chứng từ ghi số thuế phải thu liên quan đến tờ khai (Trang 86)
Hình 37: Cửa sổ sửa chứng từ khơng liên quan tờ khai. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 37 Cửa sổ sửa chứng từ khơng liên quan tờ khai (Trang 88)
Hình 38:   Cửa sổ nhập chứng từ ghi sổ hạch toán đơn. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 38 Cửa sổ nhập chứng từ ghi sổ hạch toán đơn (Trang 89)
Hình 40: Cửa sổ nhập chứng từ điều chỉnh phi kế tốn. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 40 Cửa sổ nhập chứng từ điều chỉnh phi kế tốn (Trang 90)
Hình 41:  Cửa sổ nhập quyết định truy thu. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 41 Cửa sổ nhập quyết định truy thu (Trang 91)
Hình 42: Cửa sổ thao tác vào chức năng danh mục. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 42 Cửa sổ thao tác vào chức năng danh mục (Trang 92)
Hình 43:  Cửa sổ tìm đơn vị trước khi hiệu chỉnh thông tin về đơn vị XNK. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 43 Cửa sổ tìm đơn vị trước khi hiệu chỉnh thông tin về đơn vị XNK (Trang 92)
Hình 46: Cửa sổ cập nhật xóa, sửa thông tin về tài khoản kho bạc. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 46 Cửa sổ cập nhật xóa, sửa thông tin về tài khoản kho bạc (Trang 94)
Hình 48: Cửa sổ để hiện bảng kê thơng báo thuế - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 48 Cửa sổ để hiện bảng kê thơng báo thuế (Trang 96)
Tóan”“4. Bảng kê thông báo phạt chậm nộp” sau khi chọn, tại cửa sở mới - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
an ”“4. Bảng kê thông báo phạt chậm nộp” sau khi chọn, tại cửa sở mới (Trang 96)
d. Bảng kê GNT liên quan tờ khai: - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
d. Bảng kê GNT liên quan tờ khai: (Trang 97)
Hình 51: Cửa sổ để hiện bảng cân đối tài khỏan kế tĩan - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 51 Cửa sổ để hiện bảng cân đối tài khỏan kế tĩan (Trang 98)
Hình 51: Cửa sổ để hiện bảng cân đối tài khỏan kế tóan - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 51 Cửa sổ để hiện bảng cân đối tài khỏan kế tóan (Trang 98)
Hình 53: Cửa sổ thao tác vào chức năng “Khai thác” báo cáo theo dõi nợ thuế. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 53 Cửa sổ thao tác vào chức năng “Khai thác” báo cáo theo dõi nợ thuế (Trang 99)
Hình 53: Cửa sổ thao tác vào chức năng “Khai thác” báo cáo theo dõi nợ - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 53 Cửa sổ thao tác vào chức năng “Khai thác” báo cáo theo dõi nợ (Trang 99)
Hình 54: Cửa sổ báo cáo danh sách các đơn vị nợ thuế quá hạn - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 54 Cửa sổ báo cáo danh sách các đơn vị nợ thuế quá hạn (Trang 101)
- In bảng đối chiếu số nộp danh sách: hiện chỉ in đối chiếu số nộp NSNN ( tài khỏan 741) và chưa thuần theo quy định của hệ thống kho  bạc. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
n bảng đối chiếu số nộp danh sách: hiện chỉ in đối chiếu số nộp NSNN ( tài khỏan 741) và chưa thuần theo quy định của hệ thống kho bạc (Trang 102)
Hình 58: Cửa sổ in sổ thanh tĩan với đối tượng nộp thuế. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 58 Cửa sổ in sổ thanh tĩan với đối tượng nộp thuế (Trang 104)
Hình 58: Cửa sổ in sổ thanh tóan với đối tượng nộp thuế. - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan
Hình 58 Cửa sổ in sổ thanh tóan với đối tượng nộp thuế (Trang 104)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w