3. Tình hình thu nộp BHXH
THỊ CHÊNH LỆCH THU – CHI QUỸ BHXH
(từ quý IV/1995 đến năm 2000)
Qua đồ thị chênh lệch thu - chi quỹ BHXH ở trên ta thấy, khoản chênh lệch này tăng lên qua các năm từ 2.186,5 tỷ đồng năm 1996 lên 3.974,7 tỷ đồng năm 2000, tăng bình quân hàng năm là 447,1 tỷ đồng. Đây là kết quả rất đáng mừng trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý BHXH Việt Nam, nó đã tạo cho quỹ BHXH một khoản tiền tạm thời nhàn rỗi ngày càng lớn, một phần trong đó sẽ được đem vào đầu tư sinh lời và lại tạo ra một nguồn thu mới cho quỹ BHXH.
Đạt được những kết quả trên trước hết là nhờ sự cố gắng nỗ lực của công nhân viên chức toàn ngành, mà trước hết là những người trực tiếp làm công tác thu nộp, ngoài ra còn do các nguyên nhân chính sau đây:
- Chỉ thị 15/CP ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH đã có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác BHXH, đặc biệt là công tác thu. Ở hầu hết các địa phương, việc thực hiện nghiêm túc trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động được quy định là một trong các tiêu chuẩn cơ bản để xét danh hiệu Chi bộ, Đảng bộ trong sạch vững mạnh và các hình thức khen thưởng khác.
- BHXH các tỉnh, thành phố đã kết hợp công tác giải quyết chế độ, chính sách BHXH với công tác thu nộp theo nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng quyền lợi BHXH, vì vậy đã làm tăng thêm ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH.
- Việc triển khai công tác cấp sổ BHXH nhằm ghi nhận quá trình làm việc và đóng BHXH của người lao động đã tạo được niềm tin cho người lao động, cũng thông qua công tác này BHXH các tỉnh, thành phố đã phát hiện kịp thời các trường hợp khai giảm số lao động và quỹ tiền lương của đơn vị sử dụng lao động, tạo điều kiện truy thu một số lượng lớn tiền đóng BHXH còn nợ đọng hoặc bỏ sót.
- Công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra và thông tin tuyên truyền đã được chú ý đẩy mạnh góp phần nâng cao hiệu quả thu nộp
Số tiền (Tỷ đồng)
và ý thức thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt được của công tác thu nộp BHXH như đã nêu ở trên, trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, cụ thể:
- Chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý toàn bộ số lao động phải tham gia BHXH và nguồn thu theo quy định của pháp luật. Trong thời gian qua, tuy số người đóng BHXH có tăng hàng năm nhưng so với tổng số lao động trong diện phải tham gia BHXH theo quy định mới đạt 86%, riêng số lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tham gia BHXH mới đạt 40%, còn một lực lượng lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kể cả người lao động đang làm việc trong khu vực sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa được tham gia BHXH. Kết quả thu BHXH mới chỉ đạt khoảng 90% so với tổng số phải thu, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn có hiện tượng khai giảm quỹ tiền lương, số lao động tham gia BHXH và chốn nộp BHXH dưới nhiều hình thức như: chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động... Điều đó cho thấy, mạng lưới BHXH chưa vươn tới được toàn bộ số lao động trong toàn xã hội. Vì vậy trong những năm tới, nước ta cần có nhưng giải pháp để tăng nhanh số người tham gia đóng BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi người lao động.
- Mức thu BHXH ở nước ta còn thấp so với nhiều nước, cộng với tình trạng nợ đọng tiền BHXH vẫn còn lớn, tính đến nay số nợ đọng lên tới gần 490 tỷ đồng chiếm khoảng 10 - 11% so với tổng số phải thu. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ làm nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn, trước hết là thiếu nguồn chi trả cho người hưởng BHXH, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động.
- Nhận thức về BHXH của mọi người dân nói chung và người lao động nói riêng còn bị hạn chế, chưa thấy rõ bản chất ưu việt của BHXH, còn có nhiều người nhầm lẫn giữa BHXH với BHTM.
- Trình độ của cán bộ, công nhân viên chức trong hệ thống BHXH Việt Nam nói chung, cán bộ làm công tác thu nói riêng còn bất cập; còn hạn chế cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn năng lực công tác; chưa năng động, sáng tạo; còn làm việc theo lối hành chính, chưa quen với
cách làm việc như hoạt động của một ngành dịch vụ; còn thiếu cán bộ nghiên cứu, đề xuất chính sách và hoạch định chiến lược phát triển lâu dài, nên chưa đáp ứng kịp với tiến trình đổi mới sự nghiệp BHXH.
- Chính sách BHXH trong thời gian qua còn thiếu đồng bộ, thay đổi nhiều lần và vẫn còn một số nội dung chưa hợp lý cho nên cần được tiếp tục nghiên cứu và xây dựng thành luật BHXH để tập trung thống nhất quản lý nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành còn nghèo nàn và thiếu thốn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý trong lĩnh vực này hiện nay chưa có, các công việc thuộc nghiệp vụ chủ yếu vẫn làm thủ công là chính, máy vi tính được trang bị còn ít, các công nghệ phần mềm đang còn trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm chưa được áp dụng rộng rãi.
- Hệ thống BHXH Việt Nam chưa có mối quan hế chặt chẽ với các nước khác. Điều này làm hạn chế khả năng phát triển, thiếu thông tin, khó khăn trong việc hiện đại hoá ngành.